Tải bản đầy đủ (.pptx) (49 trang)

slide báo cáo tìm hiểu công nghệ in 3d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 49 trang )


Người thực hiện:
Những xu hướng công nghệ sẽ thay đổi cuộc
sống tương lai

Trí tuệ nhân tạo- Robot

Công nghệ nano và khoa học vật liệu

Sự nở rộ của các thiết bị đeo được

Công nghệ pin và sạc không dây

Màn hình cong

Smart home

Điện toán đám mây

Thương mại điện tử

Thực tế ảo

Công nghệ in 3D
Thế nào là 3D?

Công nghệ in 3D
3D chỉ những công nghệ tạo ảo giác hình khối lên thị giác và
thính giác của con người, nhằm mô phỏng lại những gì ta có
thể thấy và nghe được.
Nhưng 3D trong công nghệ in 3D là một định nghĩa hoàn


toàn khác với 3D mang tính mô phỏng mà ta đã nói ở trên.
3D ở đây là sản phẩm thật, vật thể thật mà ta có thể cầm trên
tay, sờ mó, quan sát một cách chính xác, 3D ở đây là mọi
thứ xung quanh ta, mà từ nguyên thủy đến hiện nay ta vẫn
tiếp xúc hằng ngày, quá quen thuộc và ta chẳng gọi nó là 3d
làm gì.
Thế nào là in 3D?

In 3D
In 3D: là in ra nội dung lên từng lớp, các lớp được in lần lượt
chồng liên tiếp lên nhau, từng lớp từng lớp.Ngày nay do độ
phổ biến và để dễ hình dung người ta gọi là in 3D, thực chất
trong công nghiệp người ta gọi in 3D là tạo mẫu nhanh. Gọi
là tạo mẫu nhanh vì so với các phương pháp gia công chế tạo
vật thể 3d ( mẫu ) khác như cắt, gọt, tiện, phay, bào, nặn ….
Thì phương pháp này cho phép tạo ra mẫu nhanh hơn.
Công nghệ in 3D là gì?

Công nghệ in 3D
Công nghệ in 3D hay công nghệ tạo mẫu nhanh là cách thức
để thực hiện việc in 3D, hay cách thức để máy in 3D hoạt
động. Ngày nay công nghệ in 3D phát triển rất đa dạng, với
mỗi sản phẩm 3D có thể được in ra với nhiều loại vật liệu
khác nhau, vật liệu dạng khối, dạng lỏng, dạng bột bụi. Với
mỗi loại vật liệu cũng có nhiều phương thức để in như sử
dụng tia laser, dụng cụ cắt, đùn ép nhựa … Cách thức in thì
có in từ dưới lên, in từ đỉnh xuống.

CÔNG NGHỆ IN 3D XU HƯỚNG
CỦA TƯƠNG LAI !

Ưu điểm đầu tiên : đúng như tên gọi của nó : công nghệ tạo mẫu nhanh,
công nghệ này có sự vượt trội về thời gian chế tạo một sản phẩm hoàn thiện.
“Nhanh” ở đây cũng chỉ là một giới hạn tương đối. Thông thường, để tạo ra
một sản phẩm mới mất khoảng từ 3 – 72 giờ, phụ thuộc vào kích thước và độ
phức tạp của sản phẩm. Có thể bạn cho rằng khoảng thời gian này có vẻ
chậm, nhưng so với thời gian mà các công nghệ chế tạo truyền thống thường
mất từ nhiều tuần đến nhiều tháng để tạo ra một sản phẩm thì nó nhanh hơn
rất nhiều. Chính vì cần ít thời gian hơn để tạo ra sản phẩm nên các công ty
sản xuất tiết kiệm được chi phí, nhanh chóng đưa ra thị trường những sản
phẩm mới.
Ưu điểm đặc biệt thứ hai : như trong ví dụ hình dung về in 3d bên trên, ta
có thể chế tạo được cái đầu người với đầy đủ các bộ phận cả bên trong lẫn
bên ngoài một cách chi tiết chỉ trong một lần thực hiện mà các phương pháp
truyền thống không thể chế tạo được.
Qúa trình phát triển

Công nghệ in 3d được hình thành
như thế nào?
Chiếc máy in 3D đầu tiên được phát minh vào năm 1986 bởi
Charles Hull, được chế tạo dựa trên một kỹ thuật gọi là
steriolithography (SLA).



Đầu tiên, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã đầu tư 30 triệu
USD để thành lập National Additive Manufacturing Innovation
Institute (NAMII) (VIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHỤ TRỢ MỚI
vào năm 2012 như là một cách để giúp đỡ nhằm khôi phục ngành
công nghiệp sản xuất tại Mỹ. NAMII hoạt động như một tổ chức bảo
trợ cho một mạng lưới các trường đại học và các công ty nhằm mục

đích cải tiến công nghệ in 3D để nhanh chóng triển khai sản phẩm mới
trong lĩnh vực sản xuất.

Thứ hai, trên thế giới bắt đầu hình thành một làn sóng mới phổ biến
công nghệ máy in 3d tập trung vào phong trào DIY (do it yourself )
đang phát triển mạnh mẽ hiện nay. Và hiện nay có rất nhiều công ty
cung cấp dịch vụ in 3D hoặc bán máy in 3D giá rẻ, với mức giá chỉ
vào khoảng vài trăm đến vài ngàn đô la.

1. Thời kỳ đầu: tạo mẫu bằng tay
Thời kỳ đầu tiên ra đời cách đây vài thế kỷ.
Trong thời kỳ này, các mẫu điển hình không
có độ phức tạp cao và chế tạo một mẫu trung
bình mất khoảng 4 tuần. Phương pháp tạo
mẫu phụ thuộc vào tay nghề và thực hiện
công việc một cách cực kỳ nặng nhọc. Cho
đến ngày nay phương pháp tạo mẫu thủ công
này vẫn còn sử dụng khá phổ biến, trong các
trường ĐH về mỹ thuật có ngành Tạo Dáng,
thì chính là nó đó. Hiện nay phương pháp tạo
mẫu này mang hơi hướm nghệ thuật, hàng
chế tác riêng nhiều hơn là tạo mẫu trong sản
xuất hàng loạt.

2. Thời kỳ thứ hai: phần mềm tạo mẫu
hay tạo mẫu ảo
Khoảng giữa thập niên 70. Thời kỳ này đã có phần mềm
tạo mẫu hay tạo mẫu ảo. Việc ứng dụng CAD/CAE/CAM
đã trở nên rất phổ biến. Phần mềm tạo mẫu sẽ phác họa
trên máy vi tính những suy tưởng, ý tưởng mới. Các mẫu

này như là một mô hình vật lý: được kiểm tra, phân tích
cũng như đo ứng suất và sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp
nếu chúng chưa đạt yêu cầu.Hơn nữa, các mẫu trong thời
kỳ này trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ đầu
(khoảng trên hai lần). Vì thế, thời gian yêu cầu cho việc
tạo mẫu có khuynh hướng tăng lên khoảng 16 tuần, tính
chất vật lý của mẫu vẫn còn phụ thuộc vào các phương
pháp tạo mẫu cơ bản trước. Tuy nhiên, việc vận dụng các
máy gia công chính xác đã cải thiện tốt hơn các tính chất
vật lý của mẫu.
3. Thời kỳ thứ ba: quá trình tạo mẫu
nhanh
Ở thời điểm này người tiêu dùng yêu
cầu các sản phẩm cả về chất lượng
lẫn mẫu mã, nên mức độ phức tạp của
chi tiết cũng tăng lên, gấp ba lần mức
độ phức tạp mà các chi tiết đã được
làm vào những năm của thập niên 70.
Nhưng nhờ vào công nghệ tạo mẫu
nhanh nên thời gian trung bình để tạo
thành một chi tiết chỉ còn lại 3 tuần
so với 16 tuần ở thời kỳ thứ hai. Năm
1988, hơn 20 công nghệ tạo mẫu
nhanh đã được nghiên cứu.

×