CHƯƠNG I
BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.1. Bản chất của hạch toán kế toán
Trong các tài liệu viết về hạch toán kế toán có nhiều định nghĩa khác nhau về kế
toán như:
- Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh.
- Kế toán là hoạt động phục vụ với chức năng cung cấp các thông tin định lượng chủ
yếu về nội dung hoạt động tài chính của các tổ chức kinh tế mà các thông tin này được sử
dụng hữu ích trong việc đề ra các quyết định kinh tế.
- Kế toán là hoạt động phục vụ được thiết kế để cộng dồn, đo lường các thông tin tài
chính về các tổ chức để giúp các cá nhân ra các quyết định kinh tế tốt hơn.
Song để thấy rõ bản chất của kế toán, trong các giáo trình kế toán ở nước ta đã định
nghĩa kế toán như sau:
Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản
và sự vận động của tài sản ở các tổ chức và thông qua đó thực hiện kiểm tra toàn bộ
hoạt động kinh tế, tài chính ở các tổ chức đó.
Ta có thể tóm tắt bản chất và chức năng của kế toán qua 2 sơ đồ như sau:
BẢN CHẤT KẾ TOÁN
Ghi chép
Hệ thống tổ chức Phân loại, xử lý Thông tin KT
thông tin KT
Tổng hợp
CHỨC NĂNG KẾ TOÁN
Hệ thống kế toán
Các tổ chức, đơn vị muốn tiến hành các hoạt động kinh tế, tài chính phải có một
lượng tài sản nhất định và tài sản đó phải vận động. Sự vận động các tài sản biểu hiện cụ
thể là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các tổ chức, đơn vị.
Từ định nghĩa hạch toán kế toán trên rõ ràng kế toán là một môn khoa học và đã
hình thành hệ thống phương pháp khoa học riêng để nghiên cứu.
1
HĐKD
Người ra
QD
THÔNG TIN
Ghi chép
dữ liệu
XỬ LÝ
Phân loại
Sắp xếp
THÔNG TIN
Báo cáo
truyền tin
1.2. Nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán
Chức năng của kế toán là cung cấp thông tin và kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế
tài chính ở các tổ chức, đơn vị. Cụ thể hóa chức năng của kế toán là các nhiệm vụ của kế
toán, cụ thể những nhiệm vụ của kế toán là:
1. Ghi nhận, phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một tổ chức, một đơn vị
kinh tế.
Hành ngày, rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một tổ chức, một đơn vị kinh
tế như: bán hàng, mua hàng, trả lương, phát sinh các loại chi phí vv. Kế toán phải có
nhiệm vụ ghi nhận và phản ảnh tất cả các nghiệp vụ kinh tế đó bằng các chứng từ kế toán
theo đúng phương pháp kế toán.
2. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính, kỷ luật thu, nộp, thanh toán; Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật
tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm
các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế, tài chính.
3. Cung cấp, phân tích các số liệu, tài liệu kế toán , tham mưu đề xuất các giải pháp
phục vụ cho việc quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, kế toán phải bảo đảm thực hiện đúng các yêu cầu
sau:
1. Kế toán phải trung thực và chính xác, mà thể hiện cụ thể là:
- Các chứng từ kế toán cần phản ảnh trung thực nội dung các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh.
- Số liệu kế toán phải được ghi chép, tính toán chính xác tuyệt đối về các chỉ tiêu số
lượng và giá trị không được sai số.
- yêu cầu trung thực, chính xác trong kế toán cũng được thể hiện trong khi ghi sổ kế
toán cũng như khi lập báo cáo kế toán.
Việc bảo đảm yêu cầu này chính là đảm bảo tính khách quan của số liệu kế toán.
2. Kế toán Phải bảo đảm thực hiện tính thống nhất, phù hợp, mà thể hiện cụ thể là:
- Nội dung của các chỉ tiêu kinh tế, tài chính mà kế toán phản ảnh phải thống nhất
trong các ngành kinh tế quốc dân để có thể tổng hợp theo ngành, theo địa phương.
- Nội dung cấu thành thu nhập và chi phí của các hoạt động kinh doanh phải phù
hợp nhằm xác định đúng đắn kết quả kinh doanh.
- Các chỉ tiêu mà kế toán phản ảnh phải thống nhất với các chỉ tiêu kế hoạch về nội
dung và phương pháp tính toán để có thể so sánh được khi đánh giá thực hiện các chỉ tiêu
kế hoạch.
3. Kế toán phải phản ảnh toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị.
Kế toán phải phản ảnh toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản đó tại đơn vị,
không để bất kỳ tài sản ngoài sổ sách kế toán.
4. Kế toán phải kịp thời
Kế toán chính xác nhưng phải kịp thời, có kịp thời mới có tác dụng thiết thực đến
công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc cung cấp kịp thời chính
xác các thông tin phục vụ cho quản lý. Muốn kịp thời thì nghiệp vụ kinh tế phát sinh lúc
2
nào, ngày nào thì phải tính toán ghi chép phản ảnh vào sổ kế toán lúc đó. Các báo cáo tài
chính được qui định vào thời gian nào phải làm thì làm đúng không được chậm trễ.
5. Kế toán phải bảo đảm ghi chép rõ ràng, dễ hiểu.
Yều cầu này đòi hỏi việc ghi chép của kế toán phải bảo đảm rõ ràng về nội dung các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh cũng như các con số phải rõ ràng, tạo điều kiện
cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng cũng như để xem xét tình hình
hoạt động kinh tế, tài chính ở đơn vị từ phía cổ đông và cán bộ công nhân viên của đơn vị
khi cần thiết.
6. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ảnh liên tục từ khi phát sinh cho đến
lúc kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập cho đến lúc chấm dứt hoạt động
của đơn vị kế toán. Số liệu kế toán phản ảnh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu của kế toán kỳ
trước.
1.3. Các khái niệm và nguyên tắc kế toán căn bản được thừa nhận
1. Các khái niệm
- Khái niệm đơn vị kế toán: Đây là khái niệm căn bản nhất, nó đề ra cho công tác
công tác kế toán giới hạn về chủ thể mà với chủ thể đó tổ chức kế toán phải bảo đảm cung
cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện và hoàn toàn không được lẫn với bất kỳ một chủ
thể nào khác. Nói cách khác, khái niệm này chỉ ra rằng đơn vị có tổ chức kế toán phải được
hiểu là một tổ chức độc lập với các tổ chức cá nhân khác.
- Khái niệm thước đo tiền tệ: Thước đo tiền tệ là đặc trưng cơ bản của hạch toán kế
toán. Tất cả các đối tượng, các quá trình hoạt động cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đều được phản ảnh thông qua thước đo tiền tệ. Đơn vị tiền tệ được sử dụng là đồng
tiền quốc gia mà đơn vị đang hoạt động.
- Khái niệm kỳ kế toán: Kỳ kế toán là độ dài của một khoảng thời gian được qui
định (tháng, quí, năm) mà vào thời điểm cuối kỳ, kế toán phải lập các báo cáo tài chính
phản ảnh tình hình và kết quả hoạt động, tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
để phục vụ yêu cầu so sánh, tổng hợp, kiểm tra và đánh giá của các đối tượng khác nhau.
2. Các nguyên tắc kế toán
- Nguyên tắc hoạt động liên tục: Với giả thiết rằng doanh nghiệp sẽ hoạt động trong
thời gian vô hạn định nên các tài sản doanh nghiệp đang có không cần phải đánh giá theo
thị trường.
- Nguyên tắc giá gốc: Đây là nguyên tắc cơ bản trong hạch toán giá các loại tài sản
trong doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu khi xác định giá của các đối tượng phải căn
cứ vào chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để có được các đối tượng đó và dựa vào giá
gốc để phản ảnh, chứ không dựa vào giá thị trường.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: nguyên tắc này đòi hỏi việc xác định thời điểm
ghi nhận doanh thu phải rõ ràng, phải là thời điểm mà hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
đã chuyển quyền sở hữu cho người mua và ngược lại đơn vị được sở hữu về tiền hoặc sở
hữu một khoản phải thu.
- Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên
quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm các chi phí của
3
kỳ tạo ra doanh thu và các chi phí của kỳ trước và chi phí phải trả có liên quan đến doanh
thu của kỳ đó.
- Nguyên tắc khách quan: khi thực hiện những công việc kế toán phải dựa trên cơ
sở những số liệu và suy xét khách quan, đồng thời kế toán phải ghi chép và báo cáo những
số liệu kế toán sao cho có thể thẩm tra lại được một cách dễ dàng.
- Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán được sử dụng
trong doanh nghiệp phải được áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp
thay đổi chính sách phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của
sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc công khai: báo cáo tài chính phải phản ảnh đày đủ tất cả các thông tin
quan trọng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phải được
công khai theo qui định của pháp luật. Những thông tin trong báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu
và có những giải trình cần thiết để những người có trách nhiệm và có liên quan khi đọc và
phân tích một cách dễ dàng.
- Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán để lập
các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các nợ phải trả và chi phí.
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn và
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng khả
năng phát sinh chi phí.
- Nguyên tắc trọng yếu: Nguyên tắc cho phép có thể có những sai sót, thiếu sót
nhỏ trong quá trình hạch toán nếu như những sai sót hoặc thiếu sót đó không làm sai lệch
bản chất của sự kiện cũng như không ảnh hưởng đến tính chất trung thực và tính hợp lý
của các báo cáo tài chính được lập.
- Nguyên tắc rạch ròi giữa hai niên độ: Theo nguyên tắc này các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh liên quan đến kỳ hoạt động nào phải được ghi vào kỳ hoạt động đó, không được
lẫn lộn giữa các kỳ với nhau, nghiệp vụ kỳ này không được ghi cho kỳ sau hoặc ngược lại.
- Nguyên tắc kế toán kép: Theo nguyên tắc này thì mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đều ảnh hưởng đến hai tài khoản và các bảng kết quả kế toán phải được cân bằng với nhau
sau mỗi lần phản ảnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.4. Vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, tài chính
Kế toán là công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế, tài chinh ở các đơn vị
vì:
1. Kế toán thu nhận và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính ở
đơn vị giúp cho cán bộ quản lý kiểm tra, đánh giá, được các biện pháp quản lý kinh tế, tài
chính đang thực hiện và có cơ sở để đề xuất được những biện pháp quản lý hữu hiệu phục
vụ cho công tác quản lý kinh doanh, sử dụnh kinh phí ở các đơn vị, phục vụ cho công tác
phân cấp quản kinh tế trong đơn vị.
4
2. Kế toán phản ảnh đầy đủ toàn bộ tài sản và sự vận động tài sản ở đơn vị giúp cho
đơn vị quản lý và kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, ngăn ngừa kịp thời mọi hành
động làm tổn hại đến tài sản của đơn vị.
3. Kế toán là phương tiện giúp các doanh nghiệp thực hiện những nội dung của
phương thức quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường, cụ thể là:
- Chỉ có kế toán phản ảnh được thu nhập, chi phí của hoạt đông kinh doanh, xác định
được kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình.
- Chỉ có kế toán phản ảnh được tình hình sự biến động của từng loại vốn kinh doanh,
từng loại nguồn vốn kinh doanh, giúp doanh nghiệp tự chủ về tài chính và nghiệp vụ.
- Chỉ có kế toán mới phản ảnh được kết quả lao động của từng tập thể, cá nhân
người lao động cũng như các tổn thất do những hành vi phạm lỗi gây ra làm cơ sỏ cho việc
thực hiện chế độ lợi ích vật chất và chế độ trách nhiệm vật chất đối với người lao động.
- Chỉ có kế toán mới thực hiện được việc kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế, tài
chính ở đơn vị và cung cấp chứng từ, tài liệu kế toán phục vụ cho việc kiểm tra bằng đồng
tiền của nhà nước đối với hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị.
4. Trong nền kinh tế thị trường, kế toán với chức năng của mình trong việc cung cấp
thông tin quản lý cần thiết cho các đối tượng như: các nhà quản trị DN, chủ đầu tư, các nhà
đầu tư tương lai, ngân hàng hoặc người cung cấp tín dụng, các cơ quản lý nhà nước, các cổ
đông và cổ đông tương lai.
Chúng ta có thể tóm tắt các đối tượng sử dụng thông tin kế toán qua sơ đồ sau:
5
Hoạt đông
KD
Hoạt động kế toán
Nhà quản lý
- Chủ DN
- HĐ quản trị
- Ban kiểm tra
- Ban giám đốc
-
Người có LITT
- Nhà đầu tư
- Chủ nợ
- Các tổ chức
tài chính, TD
Người có LIGT
- Cơ quan thuế
- Cơ quan TK
- Cơ quanKH&ĐT
- Toà án
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
2.1. Đối tượng kế toán
Xác định đối tượng kế toán là xác định nội dung mà kế toán nghiên cứu, phản ảnh.
Có nhiều luận điểm khác nhau khi xác định đối tượng kế toán như: đối tượng kế toán
là toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị; đối tượng kế toán là vốn kinh doanh,
nguồn vốn kinh doanh, các quá trình và kết quả kinh doanh ở các đơn vị. Những quan điểm
này không có gì mâu thuẫn nhau mà chỉ khác nhau về cách diễn đạt nội dung mà kế toán
nghiên cứu phản ảnh.
Trong các giáo trình lý thuyết kế toán ở nước ta hiện nay, đối tượng kế toán được
xác định như sau:
Đối tượng mà kế toán nghiên cứu, phản ảnh là tài sản, nguồn vồn hình thành
nên tài sản và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
sử dụng kinh phí ở các đơn vị.
Để nghiên cứu phản ảnh tình hình và sự biến động của đối tượng kế toán, người ta
phân loại đối tượng chung của kế toán thành những đối tượng cụ thể.
Đối tượng của kế toán được phân loại thành các loại vốn kinh doanh và các nguồn
vốn kinh doanh, cụ thể là:
a. Các loại tài sản bao gồm: tài sản ngắn và tài sản dài hạn
- Tài sản ngắn hạn lại được chia thành các nhóm vốn cụ thể sau:
+ Vốn bằng tiền, gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
+ Vốn trong thanh toán là các khoản nợ thu ngắn hạn, gồm: nợ phải thu của
khách hàng, nợ phải thu nội bộ, tạm ứng, đầu tư ngắn hạn.
+ Vốn dự trữ sản xuất, kinh doanh, gồm: vốn dự trữ nguyên liệu, công cụ,
hàng hóa, thành phẩm, vốn sản xuất kinh doanh dở dang.
- Tài sản dài hạn bao gồm các nhóm:
+ Vốn trang bị tài sản, gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình,
tài sản cố định thuê tài chính.
+ Vốn đầu tư dài hạn, gồm: góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu và trái phiếu
dài hạn, ký quĩ dài hạn, cho vay dài hạn
Các loại tài sản của DN luôn vận động, thay đổi trong quá trình kinh doanh. Các
nguồn vốn của DN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: nguồn vốn chủ sở hữu
và nguồn vốn đi vay
b. Các loại nguồn vốn kinh doanh ở doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả và
nguồn vốn chủ sở hữu.
- Các khoản nợ phải trả lại được chia thành các nhóm:
+ Nợ ngắn hạn, bao gồm: vay ngắn hạn, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả
cho công nhân viên, nợ phải trả cho ngân sách, các khoản phải trả, phải nộp khác.
+ Nợ dài hạn bao gồm: vay dài hạn, nợ dài hạn chưa đến hạn trả vv.
6
- Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn hình thành ở các doanh nghiệp tùy thuộc chế
độ sở hữu của doanh nghiệp (thuộc các thành phần kinh tế) bao gồm: Nguồn vốn kinh
doanh, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ chuyên dùng vv
Sự vận động của tài sản và nguồn vốn ở các doanh nghiệp được biểu hiện cụ thể là
các quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp. Các quá trình này bao gồm: quá trình mua
nguyên vật liệu, hàng hóa; quá trình sản xuất; quá trình bán sản phẩm, hàng hóa.
Tài sản và nguồn vốn có quan hệ mật thiết với nhau, biểu hiện ở chỗ bất kỳ một loại
tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn nhất định hoặc ngược lại một
nguồn nào đó có thể được biểu hiện thành một dạng hay nhiều dạng tài sản khác nhau. Hơn
nữa nếu đứng trên góc độ phân loại đối tượng nghiên cứu, có thể thấy rằng tài sản và
nguồn vốn là hai cách phân loại khác nhau tình hình tài sản doanh nghiệp và nó chính là
biểu hiện tính hai mặt của tài sản: tài sản gồm những gì? Và tài sản do đâu mà có?
Xuất phát từ mối quan hệ nêu trên nên về mặt lượng luôn tồn tại mối quan hệ cân
đối sau:
Tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + nợ phải trả
Hoặc Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vồn
Việc phân loại đối tượng kế toán có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng hệ
thống các chỉ tiêu báo cáo kế toán và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để ghi chép,
phản ảnh được tình hình và sự vận động của đối tượng kế toán.
2.2. Các phương pháp kế toán
Kế toán trở thành môn khoa học độc lập có đối tượng nghiên cứu riêng và có hệ
thống phương pháp khoa học để thực hiện mục đích nghiên cứu. Hệ thống các phương
pháp kế toán có thể khái quát thành 6 phương pháp sau:
1. Phương pháp lập chứng từ
Là phương pháp được sử dụng để thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh và hoàn thành theo địa điểm và thời gian của chúng làm cơ sở cho việc
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh, cũng như
làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
2. Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép
Là phương pháp kế toán sử dụng để phân loại đối tượng kế toán theo các chỉ tiêu
kinh tế, tài chính để ghi chép, phản ảnh, tổng hợp thường xuyên liên tục toàn bộ các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh nhằm hệ thống hóa được thông tin theo các chỉ tiêu kinh tế,
tài chính phục vụ cho lãnh đạo điều hành hoạt động kinh tế, tài chính và lập các báo cáo kế
toán định kỳ.
3. Phương pháp tính giá
Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo giá trị để tính toán xác định được giá trị
vốn thực tế của tài sản, vật tư, hàng hóa hiện có ở các đơn vị.
4. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Là phương kế toán sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các quan hệ
cân đối vốn của đối tượng kế toán nhằm lập được các báo cáo kế toán định kỳ.
5. Phương pháp kiểm kê tài sản
7
Phương pháp kiểm kê tài sản là phương pháp nhằm kiểm tra thực tế thông qua cân
đong, đo đếm, kiểm nhận đối chiếu nhằm xác định số lượng và giá trị có thật của tài sản
của đơn vị.
6. Phương pháp tính giá thành
Giá thành được tính bằng cách tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo từng đối
tượng giá thành, cộng thêm (+) trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, trừ (-) đi trị giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ.
Hệ thống các phương pháp này bảo đảm cho kế toán thực hiện được việc thu nhận,
xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị phục vụ
cho công tác quản lý và kiểm tra kinh tế, tài chính ở đơn vị.
CHƯƠNG III
TỔNG HỢP - CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
3.1. ý nghĩa của tổng hợp - cân đối kế toán
Để phục vụ cho công tác quản lý tài chính thì đơn vị cần phải có các tài liệu tổng
hợp phản ảnh toàn diện hoạt động của mình. Các tài liệu tổng hợp này không chỉ cần cho
bản thân doanh nghiệp mà còn cần thiết cho Nhà nước, các chủ đầu tư, các khách hàng
mua và các nhà cung cấp. Các thông tin tổng hợp được gọi là thông tin tài chính mà công
tác kế toán phải cung cấp một cách kịp thời. chính xác, và trung thực cho các đối tượng
trên.
Cân đối là tính chất vốn có gắn liền với đối tượng mà kế toán phản ảnh, giám đốc
biểu hiện qua mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản,cụ thể Σtài sản =
Σnguồn vốn.
Tính cân đối còn được biểu hiện thành những quan hệ cụ thể bên trong bản thân tài
sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa chúng với nhau trong quá trình vận động. Có thể đưa
ra vài thí dụ: Giá trị còn lại của TSCĐ = nguyên giá - giá trị khấu hao, số dư đầu kỳ + số
phát sinh trong kỳ = số dư cuối kỳ + số phát sinh giảm trong kỳ.
8
Tính cân đối còn bắt nguồn từ phương pháp ghi sổ kép để phản ảnh mối quan hệ
giữa các đối tượng kế toán gắn liền với nghiệp vụ kế toán, cụ thể: ghi nợ phải đi đôi ghi có
với số tiền bằng nhau, tổng số phát sinh bên nợ các TK = tổng số phát sinh bên có các TK,
tổng dư nơ của các TK cuối kỳ = tổng dư có của các TK cuối kỳ.
Ngoài ra tính cân đối kế toán còn xuất hiện thông qua việc tổng hợp các quá trình
hoạt động của doanh nghiệp để cung cấp các thông tin tài chính nhằm phản ảnh tổng quát
tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. cụ thê:
+ = +
Doanh thu thuần = Giá vốn + lợi nhuận gộp
Tính cân đối tồn tại khách quan gắn liền với đối tượng kế toán và sự vận động của
đối tượng kế toán, nó cũng tồn tại khách quan trong quá trình tổng hợp thông tin. Tính tổng
hợp của thông tin kế toán không thể tách rời đối tượng kế toán và sự vận động của nó. Do
vậy tổng hợp và cân đối là hai mặt khác nhau của 1 phương pháp kế toán, chúng tồn tại
đồng thời và quan hệ mật thiết với nhau biểu hiện bức tranh toàn cảnh về kết quả hoạt động
của đơn vị.
Phương pháp tổng hợp - cân đối được biểu hiện thông qua hệ thống báo cáo kế toán.
Theo qui định hiện hành báo cáo kế toán tài chính định kỳ bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Sau đây sẽ giới thiệu hai báo cáo chính: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
3.2. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một hình thức thể hiện của phương pháp tổng hợp, cân đối
kế toán. Bảng này được xây dựng trên cơ sở quan hệ cân đối chung của đối tượng kế toán.
Tài sản = nguồn vốn chủ sở hữu + nợ phải trả
Bảng cân đối kế toán cũng là báo cáo kế toán chủ yếu được lập sau một chu kỳ kế
toán.
1. Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán
a. Khái niệm về bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán dùng để phản ảnh tổng quát tình hình tài sản của đơn vị dưới
hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định sau mỗi chu kỳ kế toán theo hai cách phân loại
tài sản: phân loại tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh và theo nguồn hình hành vốn kinh
doanh.
Sau mỗi chu kỳ kế toán, người ta giả thiết chu kỳ sản xuất kinh doanh, sử dụng kinh
phí đã kết thúc, tài sản ở đơn vị ngừng vận động và lập bảng cân đối tại thời điểm này. Chu
kỳ kế toán thường là tháng hoặc quí.
b. Nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán
9
Luồng tiền
hiện có
đầu kỳ
Luồng tiền
Tăng thêm
trong kỳ
Luồng tiền
giảm xuống
trong kỳ
Luồng tiền
hiện có
trong kỳ
Bảng cân đối được chia làm hai phần. Người ta có thể xây dựng bảng kiểu phần trên,
phần dưới hoặc kiểu phần bên trái, phần bên phải.
Một phần ghi các chỉ tiêu phản ảnh kết cấu tài sản kinh doanh, một phần ghi các chỉ
tiêu phản ảnh cấu thành nguồn vốn kinh doanh ở đơn vị.
Các chỉ tiêu ở hai phần bảng cân đối kế toán đều được chia thành hai loại, ký hiệu là
A,B:
- Loại A bên tài sản: ghi các chỉ tiêu phản ảnh tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động).
- Loại B bên tài sản: ghi các chỉ tiêu phản ảnh tài sản dài hạn (tài sản cố định).
- Loại A bên nguồn vốn: ghi các chỉ tiêu phản ảnh nợ phải trả.
- Loại B bên nguồn vốn: ghi các chỉ tiêu phản ảnh nguồn vốn chủ sở hữu (bảng 1).
Bảng 1: Mẫu cân đối kế toán (kiểu 2)
Ngày…… tháng… năm …
Tài sản Nguồn vốn
A.Tái sản ngắn hạn
- Tiền mặt
- Tiền gửi ngân hàng
- Nợ phải thu của khách hàng
- Nguyên liệu, vật liệu
- vv
B.Tài sản dài hạn
-TSCĐ hữu hình
-TSCĐ vô hình
- Hao mòn TSCĐ
-v.v…
A. Nợ phải trả
-Vay ngắn hạn
-Nợ phải trả người bán
-Nợ phải trả công nhân
viên…
- vv
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
-Nguồn vốn KD
-Quỹ phát triển KD
-Lãi chưa phân phối
v.v…
Cộng tài sản Cộng nguồn vốn
2. Tính cân đối của bảng cân đối kế toán
Tính cân đối của bảng cân đối kế toán thể hiện ở chỗ: số tổng cộng bên tài sản bao
giờ cũng cân bằng với số tổng cộng bên nguồn vốn. Tính cân đối này là tất yếu bởi vì tổng
số vốn kinh doanh và tổng nguồn kinh doanh chỉ là hai cách thể hiện cùng một khối lượng
tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
Trong mỗi chu kỳ kế toán ở đơn vị, tài sản đơn vị không ngừng hoạt động mà thể
hiện là toàn bộ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong suốt chu kỳ kế toán. Song cuối
chu kỳ kế toán, lập bảng cân đối kế toán thì tính cân đối vẫn đảm bảo.
Người ta đã khái quát toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong chu kỳ kế toán
tác động đến tài sản của đơn vị chỉ có rơi vào 4 trường hợp sau:
a. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm một loại TS tăng và làm một loại
TS khác giảm đi tương ứng.
b. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm một nguồn vốn tăng và làm một nguồn vốn khác
giảm đi tương ứng.
c. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm một loại TS tăng và làm một nguồn vốn tăng
tương ứng.
d. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm một loại TS giảm và làm một nguồn vốn giảm
tương ứng.
10
Cả bốn trường hợp trên đều không làm mất tính cân đối của bảng cân đối kế toán Σ
tài sản = Σ nguồn vốn. Điều đó được chứng minh cụ thể như sau:
Gọi A là tổng cộng bên tài sản.
Gọi B là tổng cộng bên Nguồn vốn.
Gọi a là đại lượng biến đổi do nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tác động đến tài
sản của đơn vị.
Đầu chu kỳ kế toán ta có:
A = B
Xem xét bốn trường hợp phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính trong chu kỳ
kế toán ta có:
- Trường hợp 1, ta có: A = B
A + a –a = B
- Trường hợp 2, ta có: A = B
A = B +a – a
Cả hai trường hợp trên tổng số bên tài sản và bên nguồn vốn không thay đổi.
- Trường hợp 3, ta có: A = B
A + a = B + a
Trường hợp này số tổng cộng bên tài sản và bên nguồn vốn đều tăng thêm cùng một
số tiền bằng nhau.
- Trường hợp 4, ta có: A = B
A - a = B - a
Trường hợp này số tổng cộng bên tài sản và bên nguồn vốn đều giảm đi cùng một số
tiền bằng nhau.
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán ( đơn vị X)
Ngày 30 tháng 9 năm 200
×
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
A. TSNH
- Tiền mặt
- Tiền gửi NH
- Phải thu KH
- Nguyên vật liìệu
- Dụng cụ, công cụ
- Hàng hóa
B. TSDH
- Tài sản cố định HH
- Tài sản cố định VH
240.000.000
20.000.000
80.000.000
30.000.000
40.000.000
10.000.000
60.000.000
150.000.000
100.000.000
50.000.000
A. Nợ phải trả
- Vay ngắn hạn
- Phải trả người bán
- Phải trả CNV
- Thuế phải nộp
- Vay dài hạn
B. Nguồn vốn CSH
- Nguồn vốn KD
- Quỹ KT và PL
- Lãi chưa phân phối
150.000.000
30.000.000
10.000.000
10.000.000
-
100.000.000
240.000.000
200.000.000
-
40.000.000
Tổng cộng tài sản 390.000.000 Tổng cộng nguồn vốn 390.000.000
Thí dụ: lấy bảng cân đối kế toán một đơn vị X (bảng 2) ngày 30 tháng 09 năm 200×
để nghiên cứu sự thay đổi của bảng cân đối kế toán theo 4 trường hợp trên
* Trường hợp 1: tài sản này tăng – tài sản khác giảm
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: được người mua trả nợ bằng tiền mặt 10.000.000 đ.
Nhận xét: Nghiệp vụ kinh tế này ảnh hưởng đến hai khoản mục ở phần tài sản của
bảng cân đối là: nó làm tiền mặt tăng lên 10.000.000 đ và khoản phải thu khách hàng giảm
11
xuống 10.000.000 đ. Như vậy, số tổng cộng tài sản vẫn giữ nguyên và vẫn bằng số tổng
cộng nguồn vồn là 390.000.000 đ.(Bảng 3)
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán ( đơn vị X)
Ngày 30 tháng 9 năm 200
×
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
A. TSNH
- Tiền mặt
- Tiền gửi NH
- Phải thu KH
- Nguyên vật liệu
- Dụng cụ, công cụ
- Hàng hóa
B. TSDH
- Tài sản cố định
HH
- Tài sản cố định
VH
240.000.000
30.000.000 *
80.000.000
20.000.000 *
40.000.000
10.000.000
60.000.000
150.000.000
100.000.000
50.000.000
A. Nợ phải trả
- Vay ngắn hạn
- Phải trả người bán
- Phải trả CNV
- Thuế phảI nộp
- Vay dài hạn
B. Nguồn vốn CSH
- Nguồn vốn KD
- Quỹ KT và PL
- Lãi chưa phân phối
150.000.000
30.000.000
10.000.000
10.000.000
-
100.000.000
240.000.000
200.000.000
-
40.000.000
Tổng cộng tài sản 390.000.000 Tổng cộng nguồn vốn 390.000.000
* Trường hợp 2: nguồn vốn này tăng – nguồn vốn khác giảm
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi từ kết quả sản
xuất kinh doanh 8.000.000 đ.
Nhận xét: Nghiệp vụ kinh tế này ảnh hưởng đến hai khoản mục ở phần nguồn vốn
của bảng cân đối là: nó làm quỹ khen thưởng và phúc lợi tăng lên 8.000.000 đ và lãi chưa
phân phối giảm xuống 8.000.000 đ. Như vậy, số tổng cộng nguồn vốn vẫn giữ nguyên và
vẫn bằng số tổng cộng của tài sản là 390.000.000 đ.(Bảng 4)
Bảng 4: Bảng cân đối kế toán ( đơn vị X)
Ngày 30 tháng 9 năm 200
×
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
A. TSNH
-Tiền mặt
- Tiền gửi NH
- Phải thu KH
- Nguyên vật liệu
- Dụng cụ, công cụ
- Hàng hóa
B. TSDH
- Tài sản cố định HH
- Tài sản cố định VH
240.000.000
30.000.000
80.000.000
20.000.000
40.000.000
10.000.000
60.000.000
150.000.000
100.000.000
50.000.000
A. Nợ phải trả
- Vay ngắn hạn
- Phải trả người bán
- Phải trả CNV
- Thuế phảI nộp
- Vay dài hạn
B. Nguồn vốn CSH
- Nguồn vốn KD
- Quỹ KT và PL
- Lãi chưa phân phối
150.000.000
30.000.000
10.000.000
10.000.000
-
100.000.000
240.000.000
200.000.000
8.000.000 *
32.000.000 *
Tổng cộng tài sản 390.000.000 Tổng cộng nguồn vốn 390.000.000
* Trường hợp 3: tài sản tăng – nguồn vốn tăng
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: nhận một số quà biếu là hàng hóa trị giá 500.000 đ.
Nhận xét: Nghiệp vụ kinh tế này ảnh hưởng đến hai khoản mục ở 2 bên của bảng
cân đối là: nó làm hàng hóa ở bên tài sản tăng lên 500.000 đ và khoản quỹ phúc lợi và khen
thưởng bên nguồn vốn tăng lên 500.000 đ. Như vậy, số tổng cộng tài sản và nguồn vốn
tăng lên nhưng 2 bên vẫn bằng nhau và bằng 390.500.000 đ (Bảng 5).
12
Bảng 5: Bảng cân đối kế toán ( đơn vị X)
Ngày 30 tháng 9 năm 200
×
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
A. TSNH
- Tiền mặt
- Tiền gửi NH
- Phải thu KH
- Nguyên vật liệu
- Dụng cụ, công cụ
- Hàng hóa
B. TSDH
- Tài sản cố định HH
- Tài sản cố định VH
240.500.000
30.000.000
80.000.000
20.000.000
40.000.000
10.000.000
60.500.000 *
150.000.000
100.000.000
50.000.000
A. Nợ phải trả
- Vay ngắn hạn
- Phải trả người bán
- Phải trả CNV
- Thuế phảI nộp
- Vay dài hạn
B. Nguồn vốn CSH
- Nguồn vốn KD
- Quỹ KT và PL
- Lãi chưa phân phối
150.000.000
30.000.000
10.000.000
10.000.000
-
100.000.000
240.500.000
200.000.000
8.500.000 *
32.000.000
Tổng cộng tài sản 390.500.000 Tổng cộng nguồn vốn 390.500.000
* Trường hợp 4: tài sản giảm – nguồn vốn giảm
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: chi tiền mặt ủng hộ vùng thiên tai lũ lụt bằng quỹ phúc
lợi 1.000.000 đ.
Nhận xét: Nghiệp vụ kinh tế này ảnh hưởng đến hai khoản mục ở 2 bên của bảng
cân đối là: nó làm quỹ tiền mặt bên tài sản giảm 1.000.000 đ đồng thời quỹ phúc lợi bên
nguồn vốn giảm xuống 1.000.000 đ. Như vậy, số tổng cộng tài sản và nguồn vốn giảm
xuống nhưng vẫn bằng nhau với số tổng cộng là 389.500.000 đ (Bảng 6)
Bảng 6: Bảng cân đối kế toán ( đơn vị X)
Ngày 30 tháng 9 năm 200
×
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
A. TSNH
- Tiền mặt
- Tiền gửi NH
- Phải thu KH
- Nguyên vật liệu
- Dụng cụ, công cụ
- Hàng hóa
B. TSDH
- Tài sản cố định HH
- Tài sản cố định VH
239.500.000
29.000.000 *
80.000.000
20.000.000
40.000.000
10.000.000
60.500.000
150.000.000
100.000.000
50.000.000
A. Nợ phải trả
- Vay ngắn hạn
- Phải trả người bán
- Phải trả CNV
- Thuế phảI nộp
- Vay dài hạn
B. Nguồn vốn CSH
- Nguồn vốn KD
- Quỹ KT và PL
- Lãi chưa phân phối
150.000.000
30.000.000
10.000.000
10.000.000
-
100.000.000
239.500.000
200.000.000
7.500.000 *
32.000.000
Tổng cộng tài sản 389.500.000 Tổng cộng nguồn vốn 389.500.000
3. Tác dụng của bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối kế toán có tác dụng lớn trong công tác quản lý kinh tế, tài chính ở các
đơn vị, cụ thể có 4 tác dụng cơ bản sau:
- Cung cấp thông tin toàn bộ tài sản của đơn vị, tình hình tài chính của đơn vị giúp cho
cán bộ quản lý đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính ở đơn vị để có biện pháp
nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng kinh phí ở đơn vị mình.
- Cung cấp tài liệu giúp cho cơ quan chủ quản tổng hợp được số liệu phản ảnh hoạt
động kinh tế, tại chính trong phạm vi ngành, địa phương và kiểm tra được hoạt động
kinh tế, tài chính của các đơn vị cấp dưới.
13
- Cung cấp tài liệu cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý kinh tế, tài
chính đối với hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị.
- Cung cấp tài liệu cho công tác thống kê và thông tin kinh tế.
Sau đây là mẫu của báo cáo bảng cân đối kế toán do nhà nước qui định.
Đơn vị: Mẫu số B01-DN
Mẫu BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày tháng năm
Đơn vị tính:
TÀI SẢN Mã số Thuyết
minh
Số cuối
năm
Số đầu
nămø
1 2 3 4
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110
1.Tiền 111 V.01
2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V02
1. Đầu tư ngắn hạn 121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 ( ) ( )
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130
1. Phải thu khách hàng 131
2. Trả trước cho người bán 132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng xây dựng 134
5. Các khoản phải thu khác 135 V.03
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 ( ) ( )
IV. Hàng tồn kho 140
1. hàng hóa tồn kho 141 v.04
2. dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 ( ) ( )
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05
4. Tài sản ngắn hạn khác 158
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
200
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
1. phải thu dài hạn khách hàng
211
2. vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
3. Phải thu dài hạn nội bộ
213
V.06
4. Phải thu dài hạn khác
218
V.07
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
219
( ) ( )
II. Tài sản cố định
220
1. Tài sản cố định hữu hình
221
V.08
- Nguyên giá 222
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 ( ) ( )
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09
14
- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 ( ) ( )
3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10
- Nguyên giá 228
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 ( ) ( )
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11
III. Bất động sản 240 V.12
- Nguyên giá 241
- Giá trị hao mòn luỹ kế 242 ( ) ( )
IV, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252
3. Đầu tư đài hạn khác 258 V.13
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 ( ) ( )
V. Tài sản dài hạn khác 260
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21
3. Tài sản dài hạn khác 268
Tổng cộng tài sản 270
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
300
I. Nợ ngắn hạn
310
1. Vay và nợ ngắn hạn
311 V.15
2. Phải trả người bán
312
3. Người mua trả tiền trước
313
4. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
314 V.16
5. Phải trả cho người lao động
315
6. chi phí trả trước
316 V.17
7. Phải trả nội bộ
317
8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 318
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 V.18
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320
II. Nợ dài hạn 330
1. Phải trả dài hạn người bán 331
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19
3. Phải trả dài hạn khác 333
4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21
6. Dự phòng trợ cấp việc làm 336
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
I. Vốn chủ sỏ hữu
410 V.22
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413
15
4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 ( ) ( )
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415
6. Chênh lệch tỉ giá hối đoái 416
7. Quỹ đầu tư phát triển 417
8. Quỹ dự phòng tài chính 418
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420
11. Nguồn vốn xây dựng cơ bản 421
II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 430
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 431
2. Nguồn kinh phí 432 V.23
3. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vốn đầu tư
xây dựng cơ bản
433
Tổng cộng nguồn vốn 440
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU THUYẾT
MINH
SỐ ĐẦU
NĂM
SỐ CUỐI NĂM
1. Tài sản thuê ngoài V.24
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại
6.Dự toán chi sự nghiệp, dự án
3.3. Báo cáo kết quả kinh doanh
16
Đây là bảng tổng hợp cân đối được sử dụng để phản ảnh doanh thu, chi phí, và kết
quả lỗ lãi của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Tính chất tổng hợp được
biểu hiện ở việc xác định các chỉ tiêu trong bảng - các chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh
kết quả và chi phí của các loại hoạt động khác nhau.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là thông tin tài chính cần thiết đối với doanh
nghiệp cũng như cơ quan chức năng và các đối tượng khác có liên quan đén hoạt
động doanh nghiệp, nó là căn cứ quan trọng để đánh giá và phân tích tình hình và
kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt khi xem xét khả năng sinh lời từ hoạt
động của doanh nghiệp.
Báo cáo gồm các chỉ tiêu tổng hợp sau:
1. Tổng doanh thu
2. Các khoản giãn trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
phải nộp).
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1-2)
4. Giá vốn hàng bán.
5. Lợi nhuận gộp (3-4).
6. Doanh thu hoạt động tài chính.
7. Chi phí hoạt động tài chính
8. Chi phí hoạt động bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [5+(6-7)-(7+8)]
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (11-12)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (10+13)
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhậpDN (14-15-16)
16. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Quý năm
Đơn vị tính :
17
CHỈ TIÊU Mã
số
Thuyết
minh
Năm
nay
Năm
Trước
1 2 3 4 5
1.Doanh bán hàng bán hàng và CC dịch vụ 01 VI.25
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 03
3. Doanh thu thuần về BH và CC dịch vụ
(10=01-02)
10
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ ( 20=10 - 11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26
7. Chi phí tài chính
Trong đó: lãi vay phải trả
22
23
VI.28
8. Chi phí bán hàng 24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30=20+(21-22)-(24+25)
30
11. Thu thập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30 + 40) 50
15. Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 VI.30
16. Thuế TNDN hỗn nộp 52 VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
Lập biểu ngày tháng năm
Người lập biểu Kế tốn trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
CHƯƠNG IV
TÀI KHOẢN KẾ TỐN VÀ GHI SỔ KÉP
4.1. Tài khoản kế tốn và kết cấu của tài khoản kế tốn
1. Khái niệm về tài khoản kế tốn
Theo qui trình cơng tác kế tốn, hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế cụ
thể, kế tốn phải ghi nhận, phân tích ảnh hưởng của từng nghiệp đó đến tình hình biến
động của từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sử hữu (gọi chung là đối tượng kế
tốn), sau đó phân loại từng đối tượng chụi ảnh hưởng nhằm ghi chép, theo dõi một cách
tồn diện, liên tục của từng đối tượng kế tốn trong q trình hoạt động doanh nghiệp để
đến cuối kỳ liệt kê giá trị của từng tài sản, từng món nợ và nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng
cân đối kế tốn, tính tốn kết quả lỗ lãi trong báo cáo kết quả kinh doanh.
18
Để thực hiện qui trình công tác kế toán trên, cách tốt nhất theo dõi sự tăng giảm các
chỉ tiêu trên là dành một trang riêng của sổ kế toán cho mỗi một đối tượng kế toán. Tức là
kế toán sẽ có một trang sổ riêng để ghi chép sự tăng giảm cho tiền mặt, cho nguyên liệu,
vật liệu chính, phải trả người cung cấp…Mỗi một trang sổ như vậy dành cho một đối tượng
riêng của kế toán như vậy gọi tài khoản. Nói cách khác “ tài khoản là phương pháp phân
loại các đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế để phản ảnh và kiểm tra thường xuyên
liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của đối tượng kế toán”.
Như vậy kế toán sẽ có cả một hệ thống các tài khoản được xây dựng trên cơ sở phù
hợp với các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho các nhà quản trị.
2. Kết cấu chung của tài khoản
Như đã trình bày ở phần trên, tài khoản là một trang sổ chia làm hai bên để phản ảnh
2 hướng vận động biến đổi khác nhau là tăng và giảm của các đối tượng kế toán trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp, trong đó:
Bên trái của tài khoản gọi là bên nợ
Bên phải của tài khoản gọi là bên có
Mặt khác, các căn cứ để ghi chép vào các sổ sách kế toán phải là các chứng từ hợp
lệ, hợp pháp được qui định theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho nên mỗi bên của tài
khoản có các cột để ghi chép những yếu tố cần thiết như: ngày lập chứng từ, số hiệu của
chứng từ, diễn giải nội dung kinh tế phát sinh và số tiền.
Cụ thể, kết cấu tài khoản như sau:
Tài khoản: XXX
Chứng Từ Diễn giải tài khoản Số Tiền
Số hiệu Ngày Đối ứng Nợ Có
1.Số dư đầu kỳ
2.Cộng số phát sinh
3. Số dư cuối kỳ
Để thuận tiện trong quá trình học kế toán hay làm nháp, tài khoản có thể trình bày
giản đơn dưới hình thức chữ “T” như sau:
Nợ TK: XXX Có
3. Các loại tài khoản và nguyên tắc phản ảnh chủ yếu
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các nội dung được theo dõi trên các tài khoản với
những chỉ tiêu được trình bày trong các báo cáo tài chính có thể chia hệ thống tài khoản
thành 2 loại sau đây:
1. Tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán (loại I - IV ).
2. Tài khoản thuộc báo cáo kết quả HĐKD (loại V - IXX).
a. Tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán (loại I đến loại II).
Những tài khoản này được chia làm hai loại theo hai phần của bảng cân đối kế toán
có thể được trình bày theo hình vẽ.
19
BCĐKT đầu kỳ
N TK “Tài sản” C N TK “Nguồn vốn” C
Số dư đầu kỳ: xxx Số dư đầu kỳ: xxx
TSPS giảm
Số dư cuối kỳ xxx Số dư cuối kỳ xxx
BCĐKT cuối kỳ
- Tài khoản “tài sản”
+ Số thực có về các loại tài sản lúc đầu kỳ được phản ảnh ở phần bên trái của bảng
cân đối kế toán sẽ được chuyển thành số dư đầu kỳ của các tài khoản “tài sản” cũng ở
bên trái, tức là ghi bên nợ.
+ Số tăng của tài sản do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm tăng số đầu kỳ
nên được ghi cùng bên với số dư đầu kỳ, tức là ghi bên nợ.
+ Số giảm xuống của tài sản do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm giảm số
đầu kỳ nên được ghi khác bên với số dư đầu kỳ, tức là ghi bên có.
+ Số dư cuối kỳ chính là số tài sản hiện có vào thời điểm cuối kỳ được phản ảnh ở
phần bên trái của bảng cân đối kế toán sẽ được chuyển thành số dư đầu kỳ của các tài
khoản “tài sản” kỳ sau, tức là ghi bên nợ.
- Tài khoản “nguồn vốn”
+ Số thực có về các loại nguồn vốn lúc đầu kỳ được phản ảnh ở phần bên phải
của bảng cân đố kế toán sẽ được chuyển thành số dư đầu kỳ của các tài khoản “nguồn
vốn” cũng ở bên phải, tức ở bên có.
+ Số tăng của nguồn vốn do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm tăng số đầu
kỳ nên được ghi cùng bên với số dư đầu kỳ, tức là ghi bên có.
+ Số giảm xuống của nguồn vốn do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm giảm
số đầu kỳ nên được ghi khác bên với số dư đầu kỳ, tức là ghi bên nợ.
+ Số dư cuối kỳ chính là số nguồn vốn hiện có vào thời điểm cuối kỳ được phản ảnh
ở phần bên phải của bảng cân đố kế toán sẽ được chuyển thành số dư đầu kỳ của các tài
khoản “tài sản” kỳ sau, tức là ghi bên có.
Các tài khoản “tài sản” đều có số dư ở bên nợ.
Các tài khoản “nguồn vốn” đều có số dư ở bên có.
Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn do đó “tổng số dư nợ của tất cả các tài
khoản” luôn luôn phải bằng “tổng số dư có của tất cả các tài khoản”
20
Tổng tài sản = Tổng nguồn
vuốn
TSPS tăng TSPS tăng
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Σ số dư nợ = Σ số dư có
Trong kế toán mỗi tháng coi như một kỳ. cuối tháng kế toán phải khóa sổ kế toán,
tính tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm trong tháng và tính ra số còn lại vào
thời điểm cuối tháng của từng đối tượng tài sản hay nguồn vốn gọi là số dư cuối kỳ. số
dư cuối kỳ này cũng chính là số dư đầu kỳ của kỳ sau. Công thức chung để tính số dư
cuối kỳ của các tài khoản kế toán như sau:
Thí dụ 1 về cách ghi tài khoản “tài sản”.
Đơn vị X có số dư đầu kỳ của tài khoản tiền mặt 10.000.000đ
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt: 50.000.000đ
2. Chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên: 30.000.000 đ
3. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ: 30.000.000đ
4. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt: 5.000.000đ
5. Chi tiền mặt mua hàng hóa về nhập kho: 40.000.000đ
Yêu cầu: Phản ảnh tình hình trên vào tài khoản “tiền mặt”(đơn vị tr)
Nợ TK “ TM “ Có
SDĐK: 10 30 (2)
(1) 50 40 (5)
(3) 30
(4) 5
85 70
SDCK: 25
Thí dụ 2 về cách ghi tài khoản “nguồn vốn”.
Đơn vị X có số dư đầu kỳ của tài khoản “phải trả người bán”(PTNB) 100.000.000đ
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Vay ngắn hạn trả cho người bán: 50.000.000đ
2. Mua chụi hàng hóa về nhập kho trị giá: 60.000.000 đ
3. Trả nợ cho người bán bằng tiền mặt: 20.000.000đ
4. Nhận hóa đơn tiền điện phải trả: 4.000.000đ.
5. Thanh toán tiền điện bằng chuyển khoản: 4.000.000đ
Yêu cầu: Phản ảnh tình hình trên vào tài khoản “PTNB” (đơn vị tr)
Nợ TK “PTNB “ Có
SDĐK: 100
(1) 50 (2) 60
21
Số dư Số dư Tổng số PS Tổng số PS
Cuối kỳ = đầu kỳ + tăng lên trong kỳ - giảm xuống trong kỳ
(3) 20
(5) 4 (4) 4
74 64
SDCK: 90
b. Tài khoản thuộc báo cáo kết quả HĐKD
Căn cứ vào nội dung các chỉ tiêu được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh ta có 3 loại tài khoản: tài khoản doanh thu; tài khoản chi phí và tài khoản xác định
kết quả. Đây là những tài khoản dùng để phản ảnh quá trình kinh doanh và kết quả lỗ (lãi)
của từng kỳ kế toán. Cách ghi chép vào các tài khoản này như sau:
- Đối với TK doanh thu và thu nhập khác
Vào thời điểm ghi chép doanh thu được hưởng, doanh thu đã nhận được một khoản
sẽ thu một tài sản như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…làm tăng tổng tài sản của doanh
nghiệp. Vì nợ phải trả không ảnh hưởng bởi nghiệp vụ này nên nguồn vốn chủ sở hữu tăng
một khoản tiền bằng doanh thu. Hay nói cách khác doanh thu làm tăng nguồn vốn chủ sở
hữu. Như vậy khi ghi nhận doanh thu được hưởng ta sẽ ghi vào bên có của tài khoản
“doanh thu” thay vì ghi bên có của nguồn vốn chủ sở hữu. Khi ghi nhận doanh thu giảm sẽ
ghi vào bên nợ.
Tài khoản doanh thu luôn có kết số ở bên có là yếu tố dương để tạo ra lợi nhuận.
Đến cuối kỳ toàn bộ doanh thu được hưởng trong kỳ sẽ chuyển sang tài khoản “xác định
kết quả” để tính “lỗ” lãi do đó tài khoản doanh thu sẽ kết toán, tức là không có số dư cuối
kỳ.
Kết cấu của tài khoản doanh thu như sau:
N TK “ Doanh thu” C
Phát sinh giảm Phát sinh tăng
Kết chuyển cuối kỳ
Dư = 0
- Đối với tài khoản chi phí
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình phát sinh các
chi phí cần thiết để tìm kiếm doanh thu được hưởng như: chi phí sản xuất sản phẩm, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi phát sinh những chi phí này thì tài sản
doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống. Nợ phải trả không bị ảnh hưởng của những nghiệp vụ này
cho nên nguồn vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống một khoản bằng với chi phí đã chi ra. Hay
nói cách khác chi phí hoạt động làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu, cho nên các chi phí phát
sinh sẽ được ghi bên nợ các tài khoản chi phí thay vì ghi vào bên nợ của các tài khoản
nguồn vốn chủ sở hữu.Khi ghi nhận chi phí giảm sẽ ghi vào bên có.
Tài khoản chi phí luôn có kết số ở bên nợ là yếu tố âm được trừ ra khỏi doanh thu
khi tính lãi (lỗ). Đến cuối kỳ toàn bộ chi phí được trừ ra khỏi doanh thu để xác định kết quả
22
kinh doanh phát sinh trong kỳ sẽ chuyển sang tài khoản “xác định kết quả” để tính “lỗ” lãi,
do đó tài khoản chi phí sẽ kết toán, tức là không có số dư cuối kỳ.
Đối với các chi phí SX sản phẩm phát sinh trong kỳ thì cuối kỳ sẽ được chuyển sang
TK “CPSXKD” để xác định kết quả sản xuất và tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn
thành trong kỳ, do đó những tài khoản này cũng kết toán lúc cuối kỳ.
Kết cấu của tài khoản “Chi phí” như sau:
N TK “Chi phí” C
Phát sinh tăng Phát sinh giảm
kết chuyển cuối kỳ
Số dư = 0
- Đối với tài khoản xác định kết quả
Doanh thu và chi phí có quan hệ mật thiết với nhau và thường được báo cáo theo kỳ
kế toán, số liệu của các tài khoản “doanh thu” và “chi phí” này sẽ được chuyển sang tài
khoản “xác định kết quả” vào lúc cuối kỳ để tính lãi, lỗ. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì
có kết quả lãi, ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi phí thì có kết quả lỗ. Kết quả lỗ hay lãi
được chuyển sang tài khoản lãi chưa phân phối để làm tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
Do dó tài khoản “xác định kết quả” cũng không có số dư cuối kỳ.
Khi chuyển doanh thu và chi phí sang tài khoản xác định kết quả cũng như chuyển
kết quả lãi lỗ sang tài khoản lãi chưa phân phối phải bảo đảm ghi cùng bên để không ảnh
hưởng đến sự cân bằng của tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản kế toán. Do
đó khi chuyển doanh thu sang tài khoản xác định kết quả thì ghi bên có tài khoản này,
chuyển chi phí sang tài khoản xác định kết quả sẽ ghi bên nợ tài khoản này và chuyển lỗ,
lãi sang tài khoản lãi chưa phân phối cũng thực hiện theo nguyên tắc này.
Kết cấu của tài khoản xác định kết quả như sau:
+ Trường hợp doanh thu lớn hơn chi phí
N TK “XĐKQ” C
CP DT
KC lãi
+ Trường hợp chi phí lớn hơn doanh thu
N TK “XĐKQ” C
CP DT
KC lỗ
23
Mối quan hệ giữa các tài khoản: doanh thu, chi phí, xác định kết quả và lãi chưa
phân phối:
N “TK chi phí A” C N “TK D thu X” C
XXX XXX
N “ TK chi phí B” C N “TK D thu Y” C
XXX XXX
N TK “chi phí C” C XXX
N TK Xác định kết quả C
Chi phí Doanh thu
N TK Lãi chưa phân phối C
Lỗ Lãi
4.2. Ghi sổ kép
1. Khái niệm
Khi nghiên cứu các phần trên chúng ta đều thấy rằng: cứ một nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đều có sự liên quan đến sự vận động biến đổi ít nhất 2 đối tượng kế toán. Đồng thời
khi nghiên cứu bảng cân đối kế toán chúng ta cũng đã xác định: sự thay đổi của bảng cân
đối do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ xảy ra 4 trường hợp tổng quát. Trong đó các
trường hợp cụ thể đều liên quan đến sự tăng giảm của ít nhất 2 đối tượng kế toán. Từ đó
nhằm phản ảnh một cách toàn diện, liên tục và chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của
đơn vị thì khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán phải phản ảnh ít nhất vào 2 tài
khoản có liên quan, nếu ghi nợ tài khoản này thì phải ghi có tài khoản kia với số tiền ghi
nợ và có bằng nhau vì tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản luôn bằng nhau.
Việc ghi chép phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản như trên gọi là
“ghi sổ kép”.
Như vậy ghi sổ kép là phương pháp phản ảnh sự biến động của các đối tượng
kế toán theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mối liên hệ khách quan giữa
chúng bằng cách ghi nợ và có những tài khoản liên quan với số tiền bằng nhau.
Thí dụ 1 về cách ghi sổ kép:
24
Chi 1.000.000 d TM mua một số công cụ, dụng cụ về đã nhập kho.
Nghiệp vụ này phát sinh làm cho dụng cụ, công cụ trong kho tăng lên 1.000.000 đ và
làm giảm quỹ tiền mặt 1.000.000 đ. Các tài khoản có liên quan đến nghiệp vụ này là tài
khoản công cụ, dụng cụ và tài khoản tiền mặt. Cả hai tài khoản này đều thuộc tài khoản tái
sản. Căn cứ vào kết cấu của tài khoản tài sản đã giới thiệu phần trên, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK công cụ, dụng cụ: 1.000.000 đ
Có TK tiền mặt : 1.000.000 đ
N TK “TM” C N TK “CCDC” C
1.000.000 1.000.000
Thí dụ 2 về cách ghi sổ kép:
Công ty X vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người cung cấp 50.000.000 đ.
Nghiệp vụ này phát sinh làm cho số tiền mà công ty nợ người cung cấp trước đây
giảm xuống 50.000.000.đ và làm tăng số tiền mà công ty nợ ngân hàng lên 50.000.000 đ.
Các tài khoản có liên quan đến nghiệp vụ này là: tài khoản phải trả người cung cấp và tài
khoản vay ngắn hạn. Cả hai tài khoản này đều thuộc tài khoản nguồn vốn. Căn cứ vào kết
cấu của tài khoản nguồn vốn đã giới thiệu phần trên, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK phải trả người bán: 50.000.000 đ
Có TK vay ngắn hạn : 50.000.000 đ
N TK “VNH” C N TK “PTNB” C
50.000.000 50.000.000
2. Định khoản kế toán
Trước khi phản ảnh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào đó vào tài khoản kế toán, ta
cần phải biết nghiệp vụ đó liên quan đến những tài khoản nào, từ xác định tài khoản nào
ghi nợ?, tài khoản nào ghi có?, số tiền ghi vào tài khoản là bao nhiêu? Công việc đó là định
khoản kế toán.
Như vậy, định khoản kế toán là việc xác định số tiền ghi nợ, ghi có vào các tài
khoản liên quan khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bút toán là việc ghi chép một định khoản vào tài khoản kế toán hay sổ kế toán.
Có 2 loại định khoản kế toán: định khoản giản đơn và định khoản phức tạp.
- Định khoản giản đơn: là những định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản. Trong đó
một tài khoản ghi nợ và một tài khoản ghi có với số tiền bằng nhau.
- Định khoản phức tạp: là những định khoản có liên quan ít nhất 3 tài khoản trở lên,
trong đó có một tài khoản ghi nợ và nhiều tài khoản ghi có hoặc ngược lại với số tiền ghi
nợ và ghi có bằng nhau.
Thí dụ 1: Công ty x góp vốn tham gia liên doanh dài hạn bằng một số tài sản như
sau: công cụ, dụng cụ với số tiền 5.000.000 đ, hàng hóa với số tiền 45.000.000 đ.
Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh làm cho giá trị khoản đầu tư dài hạn tăng lên
50.000.000 đ và làm cho công cụ, dụng cụ giảm xuống 5.000.000 đ, hàng hóa giảm xuống
45.000.000 đ. Các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ này là:
Tài khoản “góp vốn liên doanh”
25