Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài giảng Môn: Nguyên lý kế toán 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.43 KB, 7 trang )

Môn: Nguyên lý kế toán 1 GV: Th/s Trần Thượng Bích La
I . KHÁI NIỆM VỀ HẠCH TOÁN :
1.Hạch toán là gì ?
Hạch toán là hoạt động quan sát - đo lường - tính toán và ghi chép các hoạt
động kinh tế nhằm thông báo thường xuyên, chính xác và kịp thời các thông tin về
tình hình kinh tế trên tầm vi mô và vĩ mô.
2.Ý nghĩa và vai trò :
Để có thể quản lý, điều hành hoạt động sản xuất thì con người cần phải có đầy
đủ thông tin một cách toàn diện, chính xác về tình hình, kết quả các hoạt động sản
xuất. Thông thường nắm giữ vai trò quyết định trong việc xác định mục tiêu, lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế. Muốn có
được thông tin đòi hỏi con người phải thực hiện việc quan sát - đo lường - tính toán -
ghi chép các hoạt động sản xuất.
Quan sát là giai đoạn đầu tiên của quá trình thu thập thông tin nhằm ghi nhận
sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng hay các sự kiện đã xảy ra.
Đo lường là sử dụng các thước đo phù hợp ( thước đo hiện vật, thước đo lao
động, thước đo giá trị) để xác định và biểu hiện mọi hao phí trong sản xuất và kết
quả của quá trình sản xuất.
Tính toán là quá trình sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp -
phân tích để xác định các chỉ tiêu cần thiết, thông qua đó có thể biết được tiến độ
thực hiện các mục tiêu, dự án và hiệu quả của các hoạt động kinh tế .
Ghi chép là quá trình thu thập, xử lý và ghi lại các thông tin đã được quan sát,
đo lường, tính toán trong từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất
định. Qua ghi chép giúp ta có thể thực hiện được việc phản ánh và kiểm tra toàn
diện, có hệ thống các hoạt động sản xuất.
3.Các thước đo sử dụng trong hạch toán :
a.Thước do hiện vật :
SVTH : Đặng Thị Thanh Nga 1 Lớp : B15KDN
Môn: Nguyên lý kế toán 1 GV: Th/s Trần Thượng Bích La
Sử dụng các phương thức cân, đong, đo, đếm để giám sát tình hình tài sản,
tình hình thực hiện các chỉ tiêu về mặt số lượng như số lượng vật tư dự trữ, số lượng


vật liệu tiêu hao, số lượng sản phẩm sản xuất được …
Đơn vị của thước đo tùy thuộc vào đặc tính tự nhiên của các đối tượng được
tính toán. Ví dụ : để đo trọng lượng ta sử dụng các đơn vi. Như tấn, tạ, kg…,đo độ
dài : m,dm,…
Mặt hạn chế của thước đo hiện vật là nó chỉ được sử dụng để xác định số
lượng của từng loại đối tượng tài sản khác nhau nên nó không thể cung cấp được chỉ
tiêu tổng hợp về số lượngđối với tất cả các loại tài sản của đơn vị.
b.Thước đo lao động :
Để xác định lượng thời gian lao động hao phí trong một quá trình kinh doanh
hay trong một công tác nào đó, người ta sử dụng thước đo lao động như ngày công,
giờ công…Thông qua thước đo lao động sẽ giúp ta xác định được năng suất lao
động của công nhân, là cơ sở để xác định tiền công và phân phối thu nhập cho người
lao động.
Mặt hạn chế của thước đo lao động là trong nhiều trường hợp không thể tổng
hợp toàn bộ thời gian lao động của tất cả những người trong đơn vị vì tính chất lao
động của mỗi người khác nhau.
c.Thước đo giá trị :
Thước đo giá trị là sử dụng tiền làm đơn vị tính thống nhất để phản ánh các
chỉ tiêu kinh tế, các loại vật tư, tài sản. Sử dụng thước đo giá trị cho phép tính được
các chỉ tiêu tổng hợp về các loại vật tư, tài sản khác nhau, tổng hợp được các loại chi
phí khác nhau trong một qua trình sản xuất như chỉ tiêu tổng giá trị tài sản, tổng chi
phí sản xuất, tổng giá thành sản phẩm.
Sử dụng thước đo giá trị giúp chúng ta có thể so sánh được các chỉ tiêu kinh tế
tương ứng để xác định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn. Qua đó có thể
thực hiện giám đốc bằng tiền đối với tất cả các hoạt động kinh tế của đơn vị.
SVTH : Đặng Thị Thanh Nga 2 Lớp : B15KDN
Môn: Nguyên lý kế toán 1 GV: Th/s Trần Thượng Bích La
II.CÁC LOẠI HẠCH TOÁN :
1.Hạch toán nghiệp vụ - kỹ thuật :
a.Khái niệm :

Hạch toán nghiệp vụ - kỹ thuật là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra từng loại
hoạt động mang tính kỹ thuật chuyên môn nhằm phục vụ cho việc chỉ đạo thường
xuyên, kịp thời quá trình thực hiện các nghiệp vụ đó .
b.Đối tượng của hạch toán nghiệp vụ kĩ thuật :
Là các nghiệp vụ kinh tế hoặc kỹ thuật sản xuất như tiến độ thực hiện các hoạt
động cung cấp, sản xuất, tiêu thụ, tình hình biến động và sử dụng các hoạt động
cung cấp, sản xuất, tiêu thụ tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình
tái sản xuất, các nghiệp vụ cụ thể và kết quả sản xuất kinh doanh.
c.Thước đo sử dụng :
Hạch toán nghiệp vụ kĩ thuật không chuyên dùng một laoij thước đo nào cả
mà tùy theo tính chất của từng đối tượng hạch toán.
d.Phương pháp được sử dụng :
Báo cáo trực tiếp bằng chứng từ, văn bản, báo cáo qua điện thoại …
2.Hạch toán thống kê :
a.Khái niệm :
Hạch toán thống kê là một khoa học nghiên cứu và cung cấp những thông tin
có quy luật số lớn về mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của các hiện tượng
kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm rút ra bản chất và
quy luật vận động của các sự vật hiện tượng .
b.Đối tượng của hạch toán thống kê :
Hạch toán thống kê có tính tổng hợp rất lớn nên có vị trí quan trọng trong hệ
thống quản lý kinh tế xã hội .Các thông tin của hạch toán thống kê thường gắn liền
với thời gian và địa điểm cụ thể nhằm rút ra xu thế vận động và phát triển của các sự
SVTH : Đặng Thị Thanh Nga 3 Lớp : B15KDN
Môn: Nguyên lý kế toán 1 GV: Th/s Trần Thượng Bích La
vật hiện tượng giúp cho việc đề ra các chủ trương, đường lối chính sách phù hợp
phát triển kinh tế - xã hội.
c.Thước đo sử dụng :
- Thước đo hiện vật .
- Thước đo lao động .

- Thước đo giá trị.
d.Phương pháp được sử dụng:
- Điều tra thống kê.
- Phân tổ thống kê.
- Số tuyệt đối.
- Số tương đối.
- Số bình quân.
……………..
c.Hạch toán kế toán :
a.Khái niệm:
Là môn khoa học thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tài sản, nguồn
hình thành tài sản và sự vân động của tài sản trong các tổ chức, đơn vị.
b.Đối tượng của hạch toán kế toán:
Lượng tài sản nhất định được biểu hiện dưới dạng vật tư, máy móc, nhà
xưởng, tiền của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp .v.v..Trong quá trình hoạt động
các tổ chức, đơn vị sử dụng các loại tài sản trên để thực hiện những mục tiêu, nhiệm
vụ cụ thể đã đề ra vì vậy đơn vị cần phải được tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát
tình hình hình thành, sử dụng và bảo vệ tài sản của đơn vị.
c.Thước đo sử dụng :
- Thước đo giá trị là chủ yếu và mang tính bắt buộc.
- Thước đo lao dộng.
- Thước đo hiện vật.
SVTH : Đặng Thị Thanh Nga 4 Lớp : B15KDN
Môn: Nguyên lý kế toán 1 GV: Th/s Trần Thượng Bích La
d.Phương pháp được sử dụng :
Để thực hiện đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra về các hoạt động kinh tế
tài chính của đơn vị , hạch toán kế toán xây dựng một hệ thống phương pháp khoa
học riêng bao gồm 4 yếu tố :
- Chứng từ kế toán .
- Tài khoản và ghi kép.

- Tính giá.
- Tổng hợp - cân đối kế toán.
Mỗi một yếu tố trong hệ thống phương pháp này ngoài chức năng thông tin
còn cho phép kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi sự vận động của tài sản giúp cho việc
bảo vệ tài sản và đảm bảo sử dụng tài sản đúng mục đích, đúng nguyên tắc và có
hiệu quả trong quá trình hoạt động của đơn vị.
III.SO SÁNH CÁC LOẠI HẠCH TOÁN :
Các loại hạch toán
Nghiệp vụ - kĩ thuật Thống kê Kế toán
Khái niệm là sự quan sát, phản
ánh và kiểm tra từng
loại hoạt động mang
tính kỹ thuật chuyên
môn nhằm phục vụ
cho việc chỉ đạo
thường xuyên, kịp
thời quá trình thực
hiện các nghiệp vụ đó
là một khoa học
nghiên cứu và cung
cấp những thông tin
có quy luật số lớn
về mặt lượng trong
mối quan hệ với
mặt chất của các
hiện tượng kinh tế
xã hội trong điều
kiện thời gian và địa
điểm cụ thể nhằm
rút ra bản chất và

quy luật vận động
Là môn khoa
học thu thập, xử lý
và cung cấp các
thông tin về tài sản,
nguồn hình thành tài
sản và sự vân động
của tài sản trong các
tổ chức, đơn vị.
SVTH : Đặng Thị Thanh Nga 5 Lớp : B15KDN

×