MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ 6
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 7
1.Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 7
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................. 9
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu......................................................... 9
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu......................................... 9
5.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 10
6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 12
Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...... 13
1.1.Tổng quan:............................................................................................ 13
1.1.1.Các nghiên cứu nước ngoài............................................................... 13
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước............................................................... 15
1.2. Cơ sở lí thuyết nghiên cứu .................................................................. 18
1.2.1. Bài giảng có ứng dụng CNTT – Loại hình dịch vụ giáo dục .......... 19
1.2.1.1. Khái niệm về bài giảng có ứng dụng CNTT................................. 19
1.2.1.2.Bài giảng có ứng dụng CNTT – một loại hình dịch vụ ................. 23
1.2.1.3. Chất lượng của dịch vụ bài giảng có ứng dụng CNTT ................ 28
1.2.2. Lí thuyết về sự hài lịng .................................................................... 33
1.2.3. Mơ hình nghiên cứu của đề tài......................................................... 34
Chương 2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................... 38
2.1. Địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 38
2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 40
2.3. Thiết kế công cụ đo lường ................................................................... 41
1
2.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu................................................................... 44
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 47
3.1 Phân tích và đánh giá thang đo ........................................................... 47
3.1.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................... 47
3.1.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha .................................................. 54
3.1.3. Mơ hình thang đo điều chỉnh ........................................................... 57
3.2 Thống kê mô tả kết quả khảo sát......................................................... 59
3.2.1. Nhân tố nội dung bài giảng có ứng dụng CNTT............................. 59
3.2.2. Nhân tố phương pháp dạy học bài giảng có ứng dụng CNTT ...... 60
3.2.3. Nhân tố kĩ thuật thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT ................. 61
3.2.4. Nhân tố hình thức thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT .............. 62
3.2.5. Nhân tố sự hài lòng của sinh viên .................................................... 63
3.3. Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.............................. 64
3.3.1. Phân tích hệ số tương quan Pearson ............................................... 64
3.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội...................................................... 65
3.3.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội .......... 65
3.3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................. 66
3.3.2.3. Dị tìm các vi phạm giả định của mơ hình .................................... 66
3.3.3 Kiểm định nhóm giả thuyết về quan hệ của các thành phần của bài
giảng có ứng dụng CNTT đến sự hài lòng của SV.................................... 72
3.3.4 Kiểm định sự phù hợp mơ hình nghiên cứu.................................... 73
3.3.5. Kiểm định nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất
lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân.................... 74
3.3.6. Kiểm định nhóm giả thuyết về sự khác biệt ở sự hài lòng của SV
theo đặc điểm cá nhân................................................................................ 80
KẾT LUẬN................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 88
2
PHỤ LỤC.................................................................................................... 96
Phụ lục 1. Gợi ý phỏng vấn sâu dành cho giảng viên ............................... 96
Phụ lục 2. Nội dung quan sát giờ giảng của GV ....................................... 97
Phụ lục 3. Thang đo dự thảo chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT.. 99
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi thu thập thông tin sinh viên ............................. 102
Phụ lục 5. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu............................................ 107
Phụ lục 6. Kết quả phân tích nhân tố Khám phá (EFA) lần 1............... 110
Phụ lục 7. Kết quả phân tích nhân tố Khám phá (EFA) lần 2............... 114
Phụ lục 8. Kết quả phân tích nhân tố ”Sự hài lòng của sinh viên”........ 117
Phụ lục 9. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ............................ 118
Phụ lục 10. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................ 122
Phụ lục 11. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đánh giá chất
lượng bài giảng theo giới tính .................................................................. 125
Phụ lục 12. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đánh giá chất
lượng bài giảng theo khóa học................................................................. 127
Phụ lục 13. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đánh giá chất
lượng bài giảng theo ngành học............................................................... 128
Phụ lục 14. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test về sự hài lịng
sinh viên theo giới tính ............................................................................. 129
Phụ lục 15. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test về sự hài lịng
sinh viên theo khóa học ............................................................................ 130
Phụ lục 16. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test về sự hài lòng
sinh viên theo ngành học.......................................................................... 131
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT
Bài giảng điện tử
BVTV
Bảo vệ thực vật
CNTT
Công nghệ thông tin
DVTY
Dịch vụ thú y
ĐH
Đại học
NXB
Nhà xuất bản
SV
Sinh viên
GV
Giảng viên
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UD
Ứng dụng
4
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Trang
Hình 1.1 Mơ hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al
25
Hình 1.2 Mơ hình nghiên cứu sự hài lịng của sinh viên đối với bài
35
giảng có ứng dụng CNTT
Hình 2.1 Qui trình nghiên cứu
40
Hình 3.1 Mơ hình hiệu chỉnh nghiên cứu sự hài lịng của sinh viên
57
đối với bài giảngcó ứng dụng CNTT
Hình 3.2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
68
Hình 3.3 Đồ thị phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mơ hình hồi
69
quy tuyến tính
Hình 3.4 Biểu đồ tần số Q-Q plot khảo sát phân phối phần dư
70
Hình 3.5 Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết
73
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1 Cấu trúc bảng hỏi và thang đo
44
Bảng 2.2 Số lượng mẫu khảo sát trên mơn học
45
Bảng 3.1 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát
49
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt nhân tố tương ứng với các biến quan sát sau khi
phân tích nhân tố
51
Bảng 3.3 Bảng phân tích nhân tố sự hài lịng sinh viên
53
Bảng 3.4 Bảng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
54
Bảng 3.5. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
59
Bảng 3.6 Thống kê mơ tả các biến quan sát nhân tố nội dung bài giảng
59
Bảng 3.7 Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố phương pháp dạy học
60
Bảng 3.8 Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố kĩ thuật thiết kế bài
giảng có ứng dụng CNTT
62
Bảng 3.9 Thống kê mơ tả các biến quan sát nhân tố hình thức thiết kế bài
giảng có ứng dụng CNTT
63
Bảng 3.10 Thống kê mơ tả các biến quan sát nhân tố sự hài lòng của SV
63
Bảng 3.11 Ma trận tương quan Pearson giữa các biến
65
Bảng 3.12 Mơ hình tóm tắt phân tích hồi quy bội
66
Bảng 3.13 Phân tích phương sai ANOVA
66
Bảng 3.14 Hệ số hồi quy đa biến
66
Bảng 3.15 Kết quả hồi quy đa biến
70
Bảng 3.16 Phương trình hồi quy bội
71
Bảng 3.17 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1, H2, H3, H4
72
Bảng 3.18 Bảng tổng kết kết quả kiểm định giả thuyết H5, H6, H7
79
Bảng 3.19 Bảng tổng kết kết quả kiểm định giả thuyết H8, H9, H10
81
6
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Thứ nhất, thế kỷ 21 có sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng
công nghệ, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin
(Communication technology). Rất nhiều lĩnh vực trong xã hội được “tin học
hóa”. Trong giáo dục, cơng nghệ thông tin đã được đưa vào ứng dụng trong
cả cơng tác quản lí, giảng dạy và học tập. Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả
của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn
giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, đã cho thấy việc ứng dụng
CNTT trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đã trở
thành chủ trương lớn của toàn ngành giáo dục. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào
tạo, cơng nghệ thơng tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp,
phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một
xã hội học tập”[2]; Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ban hành ngày 30/9/2008
nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương
pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục, góp phần nhằm
nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có nghĩa quyết
định sự phát triển CNTT của đất nước” [3]. Toàn ngành giáo dục đã từng
bước ứng dụng CNTT vào công tác điều hành quản lí giáo dục, cơng tác dạy
học ở từng cấp học. Trong đó, dạy học có ứng dụng CNTT được sử dụng rộng
rãi.
Khơng nằm ngồi xu thế đó, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tập huấn sử dụng CNTT cho tồn thể cán
bộ cơng chức, viên chức Nhà trường. Hầu hết giáo viên, giảng viên (sau đây
7
viết tắt là GV) đã ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Tuy nhiên, thực tế
đã có những giờ dạy học, GV cịn lạm dụng CNTT, sử dụng khơng đúng lúc,
đúng chỗ, không phối hợp với các phương tiện khác, làm cho giờ dạy học thụ
động, ít có kiến tạo tri thức, học sinh học "như xem phim", trong khi CNTT
chỉ là phương tiện dạy học. Ngược lại cũng có GV cịn coi nhẹ việc sử dụng
CNTT vào dạy học, hoặc sử dụng nó chỉ để "thay bảng đen" không phát huy
được khả năng của phương tiện dạy học này. Cho nên việc ứng dụng CNTT
vào giảng dạy là cần thiết nhưng việc ứng dụng này mang lại hiệu quả như thế
nào?; Mức độ hài lòng của sinh viên về việc ứng dụng đó ra sao đang là vấn
đề ?
Thứ hai, vấn đề lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng
dạy của giảng viên ở Việt Nam cịn khá mới mẻ cả về lí luận lẫn thực tiễn.
Kết luận tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 05 tháng
01 năm 2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn
Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Về giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và
đang tiếp tục ban hành quy chế giảng viên và chuẩn giảng viên cho từng vị trí
cơng tác. Tất cả giảng viên đại học đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên
cứu và phải được đánh giá qua sinh viên và đồng nghiệp về trình độ chun
mơn, kĩ năng sư phạm, năng lực quản lí giáo dục…[54]. Bắt đầu từ năm 2008,
thực hiện công văn số 1276/BGD-ĐT/NG ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng
Giáo dục Đào tạo về việc “Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh
viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên” [4] thì việc phản hồi của sinh
viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên mới thực hiện ở một số trường
đại học và cao đẳng trong cả nước. Mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng
việc lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của GV là một xu thế tất
yếu và là một việc làm bắt buộc đối với một cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo và
nâng cao chất lượng giáo dục.
8
Đứng trước thực tế đó, tác giả chọn và thực hiện đề tài “Khảo sát mức
độ hài lòng của sinh viên về bài giảng có ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ”.
Ý nghĩa lý luận của đề tài nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu này có thể minh họa thêm cho các lí thuyết
về sự hài lịng của khách hàng – người học vào các hoạt động thuộc lĩnh vực
giáo dục nói chung và giáo dục đại học cao đẳng nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài kiểm chứng và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của sinh viên đối với bài giảng có ứng dụng CNTT, góp phần nâng cao
hiệu quả công tác giảng dạy, một thành tố quan trọng nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các mục tiêu sau đây:
-Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với
bài giảng có ứng dụng CNTT.
-Xây dựng mơ hình thang đo về các nhân tố tác động đền sự hài lịng
đối với bài giảng có ứng dụng CNTT.
- Xác định tầm quan trọng của từng nhân tố đối với sự hài lòng của sinh
viên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố của bài giảng có ứng dụng CNTT
trong hoạt động dạy học đem đến sự hài lòng cho sinh viên.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học năm 2 và 3, bậc học cao
đẳng hai ngành Bảo vệ thực vật và dịch vụ thú y đang đào tạo tại nhà trường.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
9
- Những nhân tố nào của bài giảng có ứng dụng CNTT hoạt động dạy
học của giảng viên đem đến sự hài lòng cho sinh viên?
- Sinh viên hài lòng như thế nào đối với những nhân tố của bài giảng có
ứng dụng CNTT hoạt động dạy học của giảng viên?
Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết về quan hệ của các thành phần của bài giảng có ứng
dụng CNTT đến sự hài lòng của sinh viên
H1: Những thành phần của bài giảng có ứng dụng CNTT trong hoạt
động dạy học của giảng viên có mối tương quan thuận với sự hài lòng của
sinh viên.
- Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng bài giảng có
ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân của sinh viên:
H2: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng
CNTT theo Giới tính.
H3: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng
CNTT theo Khóa học.
H4: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng
CNTT theo Ngành học.
- Giả thuyết về sự khác biệt ở sự hài lòng của sinh viên theo đặc điểm
cá nhân của sinh viên:
H5: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Giới tính.
H6: Có sự khác biệt về sự hài lịng của SV theo Khóa học.
H7: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Ngành học.
5.Phương pháp nghiên cứu
Dạng thiết kế nghiên cứu
10
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nghiên cứu các văn bản, tài
liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên
quan đến đề tài, xây dựng mơ hình nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua việc phỏng vấn sâu GV, SV
kết hợp quan sát bằng hình thức dự giờ GV nhằm xây dựng các chỉ báo cho
thang đo ban đầu.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập thông tin
bằng bảng ghi (bảng hỏi khảo sát sinh viên), đánh giá thang đo, kiểm định mơ
hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu
Hiện tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đang đào tạo bậc học
cao đẳng bao gồm hai ngành là bảo vệ thực vật và dịch vụ thú y. Đề tài chọn
mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:
STT
Số lượng sinh viên
2
122
104
2
105
3
2
Năm học
3
1
Ngành đào tạo
94
Ngành Bảo vệ thực vật
Ngành Dịch vụ thú y
Tổng cộng
425
Số học phần khảo sát: 15 học phần chuyên ngành
STT
Nội dung
I
Ngành Bảo vệ thực vật
1
Bệnh cây đại cương
2
Côn trùng chuyên khoa A
3
Côn trùng đại cương
4
Năm học
Bệnh cây chuyên khoa
Số phiếu khảo sát ban đầu
600
2
2
122
2
83
3
11
83
104
5
Côn trùng chuyên khoa B
6
Rau màu
7
Thuốc Bảo vệ thực vật
II
Ngành Dịch vụ thú y
1
Chăn ni cơ bản
2
Dược lí
3
Giống
4
Vi sinh vật thú y
5
Bệnh truyền nhiễm
6
Giải phẫu bệnh
7
Ngoại khoa
8
Sản khoa
3
58
3
46
3
104
357
2
39
2
106
2
39
2
45
3
32
3
32
3
32
3
32
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành,
ngành Bảo vệ thực vật và Dịch vụ thú y tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ có áp dụng CNTT trong hoạt động soạn bài giảng.
Thời gian khảo sát từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013
12
Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan:
Phần này đề tài trình bài các nghiên cứu liên quan đến vấn đề lấy ý kiến
phản hồi của người học đối với hoạt động giảng dạy của GV.
1.1.1.Các nghiên cứu nước ngoài
Với quan điểm xem giáo dục như là một dịch vụ và người học là một
khách hàng, thì việc lấy ý kiến người học đối với hoạt động giảng dạy ngày
càng giữ vai trò quan trọng trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc lấy ý kiến phản hồi này cũng có thể được xem là một trong những kênh
thông tin giúp người dạy điều chỉnh hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng
đào tạo trong giáo dục.
Có thể điểm qua một số nghiên cứu ở nước ngoài như sau:
Scriven (1995) xác định một số yếu tố có giá trị mà sinh viên sử dụng
để phản hồi về hoạt động giảng dạy giảng viên gồm có:
1. Sự tăng lên về kiến thức và hiểu biết riêng của sinh viên;
2. Cảm nhận những thay đổi trong động lực hướng tới: (a) môn học đã
học, (b) mối liên hệ giữa nghề nghiệp và môn học, (c) tiếp tục học thêm về
lĩnh vực đó;
3. Quan sát thái độ của giáo viên trong hoạt động giảng dạy;
4. Xác định các chỉ số về phong cách giảng dạy;
5. Kiểm tra đánh giá;
6. Những vấn đề liên quan đến sinh viên như tài liệu tham khảo, quy
định về thời gian tham dự lớp học hoặc bài tập về nhà. [48]
Huitt (1995) và Stockham & Amann (1994) đã đưa ra các nguyên tắc
cho hoạt động đánh giá của sinh viên gồm có:
13
1. Học tập là một q trình tích cực, sự tham gia của sinh viên là một
phần tích hợp của quá trình;
2. Đặc điểm và thái độ của sinh viên ảnh hưởng đến năng lực giảng dạy
và sự tương tác của giảng viên với sinh viên;
3. Để thuận lợi cho việc thay đổi và xây dựng để phát triển, giảng viên
cần xem xét việc giảng dạy trên các lớp sinh viên cụ thể.
4. Giảng viên nhận thấy sinh viên có thể có đóng góp quan trọng vào
q trình dạy và học
5. Quá trình dạy và học là quá trình năng động cần biến đổi theo thời
gian và bối cảnh [38,49]
Juwah C., Macfarlane – Dick và các đồng nghiệp (2004) đã đưa ra bảy
nguyên tắc đưa ý kiến phản hồi trong việc dạy-học như sau:
- Hỗ trợ phát triển tự đánh giá trong học tập
- Khuyến khích giảng viên và đồng nghiệp đối thoại về học tập
- Giúp xác định định nghĩa về thực hiện tốt (mục đích, tiêu chí, các tiêu
chuẩn cần đạt được)
- Tạo cơ hội xoá bỏ khoảng cách giữa việc thực hiện hiện tại với dự
kiến
- Cung cấp thông tin chất lượng cao cho sinh viên về việc học tập của
họ
- Khuyến khích niềm tin có động cơ tích cực và lịng tự trọng
- Cung cấp cho giảng viên thông tin nhằm giúp họ điều chỉnh việc dạy
học[39]
Nghiên cứu của Ali Kara và Oscar W. DeShields (2004) về “Sự hài
lòng của sinh viên ngành kinh doanh, những mục đích và sự duy trì học tập –
một điều tra thực nghiệm” đã tập trung vào mối quan hệ giữa sự hài lòng của
sinh viên ngành kinh doanh và mục đích của sinh viên khi học tại một trường
14
đại học hay cao đẳng. Bằng một thực nghiệm trên 160 sinh viên ngành kinh
doanh tại một trường đại học ở phía nam bang Pennsylvania, tác giả đã chỉ ra
rằng quá trình học đại học của sinh viên liên quan đến sự hài lòng của và ý
định tiếp tục theo học tại trường đại học đó. Từ đó hai tác giả này đề xuất việc
áp dụng các nguyên tắc định hướng sinh viên như một khách hàng để làm
tăng lợi nhuận cũng như tăng chất lượng đào tạo của nhà trường.[40]
Một nghiên cứu khác của Lisa A. Ferguson và Gertrude P.Pannirselvam
(2000) về “Đo lường sự hài lòng của sinh viên M.B.A trong giờ học”. Nghiên
cứu đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên M.B.A về các hoạt
động giảng dạy trên lớp của giảng viên với các tiêu chí về “Đặc điểm của
giảng viên” (professor character traits), “Cách quản lý lớp học” (classroom
management), “Sự phản hồi” (feedback) và “Tài liệu học tập” (course
materials). Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần “Đặc điểm của giảng
viên” là thành phần đầu tiên quyết định đến sự hài lòng tổng thể của sinh
viên. Thành phần này bao gồm các yếu tố được đề cập đến như: sự dễ mến, sự
mềm dẻo, linh động, sự tận tụy và kiến thức của giảng viên. Sau thành phần
“Đặc điểm của giảng viên” là thành phần “Cách quản lý lớp học” cũng có ảnh
hưởng đến sự hài lòng tổng thể của sinh viên với các yếu tố về “sự chuẩn bị
khi lên lớp”và “việc sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học”. Hai thành
phần cuối cùng có ảnh hưởng đến sự hài lịng tổng thể của sinh viên được xếp
theo thứ tự ưu tiên là “Sự phản hồi” và “Tài liệu học tập” [43].
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động
giảng dạy của giảng viên còn khá mới mẻ.
Chủ trương lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy
của giảng viên được Bộ Giáo dục- Đào tạo khởi xướng từ năm học 20092010 trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm tại một số trường đại học từ năm
15
học 2008- 2009. Mục đích của hoạt động này được Bộ Giáo dục- Đào tạo xác
định là:
1. Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học;
2. Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc
thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, xây dựng đội ngũ
giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun
mơn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại; tăng cường tinh thần trách
nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân;
từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;
3. Tạo thêm một kênh thông tin để giúp giảng viên có thể tự điều chỉnh
hoạt động giảng dạy; Góp phần thực hiện công tác kiểm định chất lượng cơ sở
giáo dục đại học; Giúp cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học có
thêm cơ sở nhận xét, đánh giá giảng viên; Góp phần phịng ngừa những tiêu
cực trong hoạt động giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học; phát hiện và nhân
rộng những điển hình tốt trong đội ngũ giảng viên.[4]
Cho đến nay việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng
dạy GV đã thực hiện rộng khắp các trường đại học và cao đẳng trong cả nước
và trở thành một trong những tiêu chí tự đánh giá của các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Song song đó, các nghiên cứu khoa học về
vấn đề này cũng được thực hiện:
Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản (2005)
với đề tài “Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của Trường
ĐH Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh”[15]; Tác giả Nguyễn Thành Long
(2006), Trường ĐH An Giang với nghiên cứu “Sử dụng thang đo SERVPERF
để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại Trường ĐH An Giang” [17]; tác giả Vũ
Trí Tồn (2007) đề tài khoa học “Nghiên cứu về chất lượng đào tạo của khoa
Kinh tế và Quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL”[25]; tác
16
giả Nguyễn Ngọc Thảo (2008), Khoa Quản trị Bệnh viện với đề tài “Sự hài
lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên khoa Quản trị Bệnh viện (QTBV),
trường Đại học Hùng Vương” [23]; tác giả Trần Xuân Kiên (2009) với đề tài
“Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường ĐH Kinh
tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên”[14]; Nguyễn Thị Trang
(2010) về “Xây dựng mơ hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên với
chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng”[27];
Nguyễn Thị Thắm (2010) thực hiện nghiên cứu “Khảo sát sự hài lòng của
sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên”
[24].... Các nghiên cứu này chủ yếu đề cập ý kiến phản hồi của người học về
hoạt động đào tạo nhà trường như cơ sở vật chất – trang thiết bị, công tác
quản lí nhà trường, năng lực đội ngũ nhân viên phục vụ..., trong đó hoạt động
giảng dạy của giảng viên. Một số tác giả sử dụng mơ hình SERVQUAL của
Parasuraman hoặc mơ hình SERVPERF của Corin và Taylor đo lường trong
lĩnh vực kinh tế áp dụng đo lường ý kiến phản hồi của người học và đã thu
được một số kết quả nhất định.
Gần với đề tài hơn là nghiên cứu của Trần Thị Tú Anh (2008) “Nghiên
cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền”[1]. Đối với đánh giá chất lượng giảng dạy mơn học, nghiên cứu đưa
ra 5 tiêu chí đánh giá là: Mục tiêu môn học, Phương pháp giảng dạy, Nội
dung môn học, Tài liệu học tập và Hoạt động kiểm tra, đánh giá. Sau khi đưa
ra các tiêu chí và các chỉ số, tác giả đã thiết lập nên bảng hỏi đáng giá chất
lượng giảng dạy môn học gồm 10 câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ và
tiến hành lấy ý kiến được 1764 sinh viên từ 27 lớp thuộc 15 khoa của học viện
để đánh giá chất lượng giảng dạy 46 môn học. Kết quả cho thấy chất lượng
giảng dạy các môn học tại học viện là không đồng đều. Khoảng cách chất
lượng giữa những môn giảng dạy tốt nhất và kém nhất tương đối xa. Ngoài ra,
17
kết quả phân tích cịn cho thấy sự khác nhau về mức độ hài lòng của sinh viên
với chất lượng giảng dạy môn học giữa các khoa. Từ các kết quả phân tích đó
tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tại
học viện cho từng đối tượng như: Nhà trường, Giảng viên và sinh viên.
Nguyễn Kim Dung (2010) với nghiên cứu về “Khảo sát mức độ hài
lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH
Việt Nam” [7]. Nghiên cứu trình bày kết quả khảo sát mức độ hài lòng của
sinh viên về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam
trong giai đoạn từ 2000 đến 2005. Đề tài đã tiến hành khảo sát ở hơn 18 đại
học trong cả nước, với tổng số là 2529 SV tham gia. Kết quả có được từ khảo
sát cho thấy mức độ hài lòng của cả SV đang học và SV tốt nghiệp về chất
lượng quản lý là thấp hơn mức độ hài lịng về giảng dạy.
Tác giả Nguyễn Chí Hịa (2010) với bài viết “Thực tiễn đánh giá bài
giảng của giảng viên tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn” [11]
với phiếu khảo sát 2289/2893 sinh viên đánh giá bài giảng giảng viên các
khoa: Khoa báo chí – Truyền thông; Du lịch học; Lịch sử; Văn học; Thông
tin- Thư viện; Bộ mơn Khoa học chính trị ới 15 câu hỏi khảo sát. Tác giả đã
đem kết quả đánh giá học kì 1, năm học 2008-2009 so sánh với kết quả năm
học 2007-2008 và đưa ra kết luận đánh giá bài giảng đã đem lại sự tiến bộ
trong giảng dạy của giảng viên. Giảng viên có cải tiến nội dung, phương pháp
giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá…
Tóm lại, có nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước về vấn đề lấy ý kiến
phản hồi của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đây là
nguồn tư liệu để tác giả tham khảo để thực hiện đề tài.
1.2. Cơ sở lí thuyết nghiên cứu
Theo quan điểm xem giáo dục như là một loại hình dịch vụ (WHO),
loại hình dịch vụ đặc biệt, trong đó người học vừa là sản phẩm vừa là khách
18
hàng sử dụng dịch vụ đó. Hơn nữa theo xu thế giáo dục và đào tạo hiện nay
dựa trên quan điểm ”Lấy học viên làm trung tâm”, toàn bộ hoạt động của nhà
trường là để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu học tập của SV. Việc lấy ý kiến
phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV là tất yếu, nhằm mục
đích nâng cao chất lượng giảng dạy GV, góp phần nâng cao chất lượng, tạo
thương hiệu cho nhà trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của người
học – Khách hàng. Dựa theo quan điểm vừa nêu thì bài giảng ứng dụng
CNTT là một bộ phận trong hoạt động giảng dạy của GV cũng là loại hình
dịch vụ, cho nên đề tài trình bày lần lượt các khái niệm về Bài giảng có ứng
dụng CNTT – loại hình dịch vụ và sự hài lịng của khách hàng - sinh viên đối
với bài giảng có ứng dụng CNTT.Từ đó xác định mơ hình nghiên cứu về sự
hài lòng của sinh viên đối với bài giảng có ứng dụng CNTT
1.2.1. Bài giảng có ứng dụng CNTT – Loại hình dịch vụ giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm về bài giảng có ứng dụng CNTT
Phần này, đề tài trình bày lần lượt các khái niệm về CNTT, CNTT và
truyền thơng, giáo án, bài giảng và bài giảng có ứng dụng CNTT.
CNTT (Information Technology, viết tắt là IT) là ngành khoa học ứng
dụng công nghệ quản lý và xử lý thơng tin. Đó là ngành sử dụng máy tính và
phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền đưa, và thu
thập thông tin[50].
CNTT
và
truyền
thông
(Information
and
Communication
Technology, viết tắt ICT) được định nghĩa là một tập hợp các tài nguyên và
công cụ công nghệ được sử dụng để trao đổi, tạo ra, truyền đưa, lưu trữ và
quản lý thông tin. Những cơng nghệ này bao gồm sóng phát thanh, truyền
hình, video, DVD, điện thoại, hệ thống thơng tin vệ tinh, máy tính, mạng máy
tính, phần mềm và những dịch vụ kèm theo như hội thảo truyền hình, thư điện
tử…[51]
19
Giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của giáo viên được soạn trước
ra giấy để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Trong giáo án
thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung chi tiết sắp
xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy - học của giáo viên và
học sinh, công việc kiểm tra và đánh giá, ngồi ra cịn chỉ ra những dụng cụ,
thiết bị cần thiết phải dùng[8]. Giáo án được chuẩn bị tốt là đảm bảo cho giờ
dạy thành cơng, do đó cần cân nhắc, tính tốn kĩ từng điểm nội dung, từng thủ
thuật dạy - học, điều kiện thời gian và thiết bị sao cho phù hợp với đội tượng
học sinh trong lớp.
Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một mơn học
được giáo viên trình bày trước học sinh. Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng
là: định hướng rõ ràng về chủ đề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền
cảm nội dung, phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên
quan và tóm tắt có khái quát chúng, sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích
hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim,
mở máy ghi âm, ghi hình v.v. Bài giảng luôn được xem như một đơn vị nội
dung của chương trình có độ dài tương ứng với một hoặc hai tiết học [8].
Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên đối tượng
học sinh cụ thể trong một không gian và thời điểm nhất định thì được coi là ta
đang thực hiện một bài giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng lại động.
Một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi. Bài giảng là
tiến trình giáo viên triển khai giáo án của mình ở trên lớp.
Giáo án điện tử có thể hiểu là giáo án truyền thống của giáo viên
nhưng được đưa vào máy vi tính – giáo án truyền thống nhưng được lưu trữ,
thể hiện ở dạng điện tử. Khi giáo án truyền thống được đưa vào máy tính thì
20
những ưu điểm, thế mạnh của CNTT sẽ phát huy trong việc trình bày nội
dung cũng như hình thức của giáo án.
Như vậy, giáo án điện tử không bao hàm có ứng dụng hay khơng việc
ứng dụng CNTT trong tiết học mà giáo án đó thể hiện. Giáo án điện tử là bản
thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên
lớp, tồn bộ hoạt động dạy học đó đã được đa phương tiện (multimedia) hố
một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của
bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được
thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành và được lưu trữ
dưới dạng một tập tin (file) điện tử.
Trong nghiên cứu này, khái niệm bài giảng có ứng dụng CNTT được
trình bày như sau:
Bài giảng có ứng dụng CNTT là một hình thức tổ chức bài lên lớp
nhằm thực thi giáo án. Khi đó tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được
chương trình hố, do giáo viên điều khiển thông qua môi trường đa phương
tiện (Multimedia) với sự hỗ trợ của CNTT. Nếu như bài giảng truyền thống là
sự tương tác giữa thầy và trị thơng qua các phương pháp, phương tiện và
hình thức dạy - học truyền thống thì bài giảng có ứng dụng CNTT là sự tương
tác giữa thầy và trị thơng qua các phương pháp, phương tiện và hình thức
dạy - học có sự hỗ trợ của CNTT. Bài giảng có ứng dụng CNTT còn gọi tắt là
bài giảng điện tử [55].
Ưu điểm nổi bật của bài giảng có ứng dụng CNTT so với bài giảng
truyền thống là được thực hiện đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền
thông. Thông tin được truyền dưới các dạng: Văn bản(Text), đồ
hoạ(Graphics),ảnh động(animation), ảnh tĩnh(image), âm thanh(audio) và
phim video(video clip). Mục tiêu cuối cùng của bài giảng ứng dụng CNTT là
21
nâng cao một bước chất lượng học tập cho SV, tạo ra một mơi trường giáo
dục mang tính tương tác cao giữa thầy và trị.
u cầu của bài giảng có ứng dụng CNTT bao gồm:
(1) Các yêu cầu chung về giáo án:
- Mục tiêu bài dạy rõ ràng, đầy đủ
- Bảo đảm tính chính xác, khoa học của nội dung bài giảng.
- Chuyển tải đầy đủ nội dung tiết học, làm nổi bật trọng tâm bài dạy
- Thực hiện đầy đủ các bước của quá trình lên lớp (đặt vấn đề, hình
thành tri thức mới, luyện tập, hệ thống hố, củng cố, kiểm tra).
-Có
tác
dụng
tích
cực
hố
hoạt
động
học
tập
của
SV
- Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần
- Hệ thống câu hỏi thể hiện các mức độ yêu cầu phù hợp từng đối tượng
SV
- Qua nội dung bài giảng, khai thác được tính ứng dụng thực tế và tính
giáo dục cho SV
(2) Các yêu cầu về cơng nghệ của bài giảng có UD CNTT
- Bài giảng thể hiện được tính vượt trội so với bài giảng truyền thống
(nhờ sử dụng hợp lý các công cụ đa phương tiện mà kiến thức được trình bày
trực quan, mô phỏng được nội dung phức tạp, giúp học sinh dễ hiểu, đào sâu
kiến thức)
- Có sử dụng các phần mềm thích hợp với từng nội dung được như vào
các trang hoặc liên kết động với các đối tượng (hình ảnh, đoạn phim...) trên
các trang hoặc file khác.
- Giao diện nhất quán với hệ thống đề mục, thân thiện với người dùng,
hệ thống hiệu ứng phù hợp với từng loại nội dung, màu sắc, font chữ... phù
hợp và hài hoà với yêu cầu, đặc trưng bộ môn.
22
- Bảo đảm tính phổ dụng (Dễ sử dụng, phù hợp với hệ thống máy tính,
cấu hình phổ biến và các hệ điều hành khác nhau)
- Dễ dàng trở về trang trước, các phần đã học khi cần thiết, có thể liên
kết với các bài học cũ có liên quan hay với hệ thống bài tập, ví dụ minh hoạ...
(3) Các yêu cầu khác
- Kết hợp các phương pháp dạy truyền thống với ứng dụng cơng nghệ
thơng tin (Giải thích, diễn giảng, ghi chú đầy đủ các bảng biểu, hình ảnh,
đoạn phim, ...)
- Người học có thể trình bày kết quả làm việc trên trang trình chiếu
(như có các ứng dụng phù hợp cho học sinh trình bày, giải bài, minh hoạ, trắc
nghiệm...)
-Hình thức trình bày phù hợp, khơng có lỗi chính tả, sinh động, lơi
cuốn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của tiết học
1.2.1.2.Bài giảng có ứng dụng CNTT – một loại hình dịch vụ
Dịch vụ là khái niệm sử dụng phổ biến trong kinh doanh, theo
Zeithaml & Britner (2000) ”Dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức
thực hiện một cơng việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng
làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng” [10]
Dịch vụ là một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các loại
hàng hố khác như tính vơ hình, tính khơng đồng nhất, tính khơng thể tách
rời và tính khơng thể cất giữ. Chính những đặc điểm này làm cho dịch vụ
trở nên khó định lượng và khơng thể nhận dạng bằng mắt thường được[10].
Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu
và sự mong đợi của khách hàng (Lewis & Mitchell, 1990; Asubonteng & ctg,
1996; Wisniewski & Donnelly, 1996). Còn theo Parasuraman et al (1988),
chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận
thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ. Ông được xem là những người đầu
23
tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chi tiết trong lĩnh vực
tiếp thị với việc đưa ra mơ hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ. [45]
Khoảng cách (1) là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận
của nhà cung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó. Sự diễn dịch kỳ vọng của khách
hàng khi không hiểu thấu đáo các đặc trưng chất lượng dịch vụ, đặc trưng
khách hàng tạo ra sai biệt này.
Khoảng cách (2) được tạo ra khi nhà cung cấp gặp các khó khăn, trở ngại
khách quan lẫn chủ quan khi chuyển các kỳ vọng được cảm nhận sang các
tiêu chí chất lượng cụ thể và chuyển giao chúng đúng như kỳ vọng. Các tiêu
chí này trở thành các thông tin tiếp thị đến khách hàng.
Khoảng cách (3) hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho
khách hàng khơng đúng các tiêu chí dã định. Vai trị nhân viên giao dịch trực
tiếp rất quan trọng trong tạo ra chất lượng dịch vụ.
Khoảng cách (4) là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà
khách hàng nhận được.
Thơng tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể làm giảm chất
lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng khơng nhận đúng những gì đã cam
kết.
Khoảng cách (5) hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và
chất lượng kỳ vọng khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ. Chất lượng dịch vụ chính
là khoảng cách thứ năm. Khoảng cách này lại phụ thuộc vào 4 khoảng cách
trước.
24
Hình 1.1 Mơ hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al
Thực chất việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ là giảm và xóa
bỏ các khoảng cách theo mơ hình chất lượng dịch vụ ( Hình 2.1)[17]
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng xét một cách tổng thể, chất
lượng dịch vụ bao gồm những đặc điểm sau đây: Tính vượt trội
(Transcendent) ; Tính đặc trưng của sản phẩm (Product led) ;Tính cung ứng
(Process or supply led); Tính thỏa mãn nhu cầu (Customer led) ; Tính tạo ra
giá trị (Value led) [10].
Mơ hình đo lường chất lượng dịch vụ
Hiện nay có nhiều mơ hình đo lường chất lượng dịch vụ trong sản xuất
kinh doanh. Đề tài đề cập hai mơ hình đo lường chất lượng dịch vụ phổ biến
hiện nay là mơ hình SERVQUAL và mơ hình SERVPERF :
Mơ hình SERVQUAL
Parasuraman (1988) đã xây dựng một cơng cụ đo lường hỗn hợp, gọi là
SERVQUAL, dùng để đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận, bộ thang đo
SERVQUAL chứa 22 cặp của các khoản mục đo theo thang điểm Likert để đo
lường riêng biệt những kỳ vọng và cảm nhận thực tế của khách hàng về chất
25