Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Paypal - Giao dịch trực tuyến - Kiếm tiền trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 48 trang )

GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOACÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI
GVHD: ThS. PHẠM ĐÌNH SẮC
SVTH: ĐẶNG QUỐC DŨNG – MSV: 1202699
TRẦN MINH HIẾU – MSV: 1202740
PHẠM THU HỒNG – MSV: 1202704
LỚP: 12DTH2BLT4



THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến sự phát triển của xã hội loài người, không thể không nói đến sự phát triển và sự cộng tác
của khoa học công nghệ. Vai trò của công nghệ trong bất cứ giai đoạn nào của xã hội loài người
cũng được lịch sử loài người thừa nhận và tiến bộ công nghệ là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy
sự phát triển của xã hội loài người. Trong thời đại ngày nay, công nghệ chính là công cụ chiến
lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững trong môi trường quốc tế
ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Đặc biệt, đối với một doanh nghiệp, nắm trong tay công nghệ
phù hợp là nắm chắc một phần của sự thuận lợi. Vậy làm thế nào để tiếp cận với công nghệ, đó
chính là nhờ thông tin. Thông tin chính là chìa khóa để tiếp cận những công nghệ tiên tiến và
hiện đại. Trong lĩnh vực quản lý công nghệ, thông tin được coi là “sức mạnh” của một công nghệ
thông qua những tri thức được tích lũy.
Đề tài: Paypal - Giao dịch trực tuyến - Kiếm tiền trực tuyến
Gồm 2 chương:
 Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
 Chương 2: Thanh toán bằng Paypal




GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I. Một số khái niệm về thương mại điện tử
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán
thông qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính sách phân phối của tiếp
thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và
khách hàng được tiến hành thông qua việc truyền tin. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện
tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng
các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ.
Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế
số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi
thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệđiện tử mà nói chung là không
cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là
"Thương mại không có giấy tờ").
 Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉđơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong
việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet
và các mạng liên thông khác.
Theo T ổ ch ứ c Th ươ ng M ạ i Th ế Gi ớ i (WTO) , "Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông
qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
 Hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại
bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động

như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động
của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại
quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải
theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại
dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm,
nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao
đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác
hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật
công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô
nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở
hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động
kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử
dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".

!
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động
mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện
tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài
nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ
sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng)
và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt
động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu
thịảo).
II. Phân loại thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí để phân loạithương mại điện tử, nhưng phương thức phổ biến là dựa vào chủ
thể tham gia thương mại điện tử. Dựa vào phương thức này, người ta chia ra:

 B2B: Business – Business (TMĐT giữa các công ty với nhau)
Trong loại này, các công ty sử dụng mạng đểđặt hàng từ phía người cung cấp, nhận các hoá
đơn và thanh toán. Loại hình này đã hoạt động rất tốt trong mấy năm gần đây, đặc biệt là
trong việc sử dụng EDI trong mạng cá nhân hoặc mạng giá trị gia tăng
WAN.
 B2C: Business – Consumer (TMĐT giữa các công ty và cá nhân)
Loại thương mại điện tử thứ hai này tương đương với hình thức bán hàng qua mạng. Cùng
với sự phát triển của mạng www, thương mại điện tử giữa các công ty và khách hàng cũng
đạt được nhiều bước tiến. Hiện nay trên mạng Interrnet có rất nhiều các trang bán hàng với
đủ mọi loại mặt hàng tiêu dùng từ bánh kẹo, rượu bia cho đến máy tính, xe hơi.

"
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
 B2A: Business – Adminitration (TMĐT giữa các công ty và chính phủ)
hương mại điện tử giữa công ty và chính phủ bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa các công
ty và các tố chức chính phủ. Hình thức này mới ra đời song có thể sẽ phát triển nhanh chóng
nếu như các chính phủ thúc đẩy sự nhận thức và phát triển của thương mại điện tử trong các
cơ quan của mình. Ngoài các giao dịch mua bán hàng hoá, đây cũng là phương thức mà các
doanh nghiệp nộp thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng cho Nhà nước.
 C2A: Consumer – Administration (TMĐT giữa cá nhân và chính phủ)
Thương mại điện tử giữa cá nhân và chính phủ tuy chưa xuất hiện song cùng với sự phát
triển của các loại hình thương mại điện tử kể trên, các chính phủ sẽ mở rộng quan hệ với các
cá nhân trong các lĩnh vực chẳng hạn như chi trả các khoản trợ cấp xã hội.
 C2C: Consumer – Consumer (TMĐT giữa các khách hàng với nhau)
Thương mại điện tử giữa các khách hàng với nhau là hình thức đã đang xuất hiện và ngày
càng phổ biến rộn grãi như các web site đấu giá, mua bán,rao vặt, hiệp hội các khách hàng
mua sỉđểđược hưởng các chính sách ưu đãi của nhà sản xuất.
III. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
1. Lợi ích của thương mại điện tử
a. Đối với doanh nghiệp

Thương Mại Điện Tử nên được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay. Thật vậy, ở Việt Nam hiện nay chưa có đơn vị kinh doanh nào hoàn
toàn “ảo”, có nghĩa là các hoạt động kinh doanh hoàn toàn dựa trên mạng Internet. Các lý do bên
dưới sẽ giúp bạn nhận ra những lợi ích mà Thương Mại Điện Tử sẽ mang lại cho doanh nghiệp
của bạn:
Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: chỉ với vài
chục đô-la Mỹ mỗi tháng, bạn đã có thểđưa thông tin quảng cáo của bạn đến với vài trăm triệu
người xem từ các nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có Thương Mại Điện Tử làm được cho
doanh nghiệp. Thử so sánh với một quảng cáo trên báo Tuổi Trẻ với vài triệu độc giả, mỗi lần
quảng cáo bạn phải trả ít nhất 50 đô-la Mỹ, còn nếu bạn có một website của mình, bạn có thể
quảng cáo thông tin 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, và lượng độc giả của bạn là hàng trăm
triệu người từ mọi nơi trên thế giới. Chi phí cho website của bạn mỗi tháng ước tính (kinh tế
nhất) là: 5 đô-la Mỹ chi phí lưu trữ trựctuyến (hosting), 10-20 đô-la Mỹ trả cho chi phí quảng
cáo (liệt kê địa chỉ web của bạn trên một dạng danh bạ doanh nghiệp điện tử. Dĩ nhiên, đây chỉ là
chi phí tối thiểu cho website của bạn. Nếu bạn có khả năng tài chính, bạn có thể thuê quảng cáo
với chi phí cao hơn để mong quảng cáo tốt hơn.
Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với Thương Mại Điện Tử, bạn có thể cung cấp catalogue,
brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, bạn
có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Nói tóm lại, Thương
Mại Điện Tử mang lại cho bạn các công cụđể làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày
nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có đủ kiên nhẫn phải chờđợi thông tin trong
vài ngày. Hơn nữa, ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan
trọng trong việc tìm và giữ khách hàng. Nếu bạn không xử lý yêu cầu thông tin của đối tượng
quan tâm một cách nhanh chóng, họ sẽ không kiên nhẫn mà chờ bạn, trong khi đó có biết bao đối
thủ cạnh tranh đang săn đón họ.

#
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Tăng doanh thu: với Thương Mại Điện Tử, đối tượng khách hàng của bạn giờđây đã không còn
bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc. Bạn không chỉ có thể bán hàng cho cư dân

trong thành phố của bạn, mà bạn còn có thể bán hàng trong toàn bộ Viêt Nam hoặc các nước
khác. Bạn không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với bạn mà bạn đang tích cực và chủđộng đi
tìm khách hàng cho mình. Vì thế, chắc chắn rằng số lượng khách hàng của bạn sẽ tăng lên đáng
kể dẫn đến doanh thu nhảy vọt. Đó là điều mà doanh nghiệp nào cũng mơước. Tuy nhiên, cũng
xin nhắc lại với bạn rằng chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của bạn phải tốt, nếu không,
Thương Mại Điện Tử cũng không giúp gì được cho bạn.
Giảm chi phí hoạt động: với Thương mại điện tử, bạn không phải tốn kém nhiều cho việc thuê
cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, bạn cũng không cần phải đầu tư nhiều cho kho
chứa Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí
vận hành website mỗi tháng không quá một triệu đồng. Nếu website của bạn chỉ là trưng bày
thông tin, hình ảnh sản phẩm, bạn tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí
gửi bưu điện những ấn phẩm này. Và đặc biệt nếu doanh nghiệp bạn làm hàng xuất khẩu, bạn có
thể ngồi ở nhà và tìm kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho những
chuyến đích thân “xuất ngoại”.
Lợi thế cạnh tranh: việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, bạn
tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Và
một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều áp dụng Thương Mại Điện Tử, thì phần thắng
sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của
mình để có thể thu hút và giữđược khách hàng.
b. Đối với người tiêu dùng
Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao.
Đáp ứng mọi nhu cầu.
Vượt giới hạn về không gian và thời gian.
Giá thấp hơn.
Giao hàng nhanh hơn với các sản phẩm số hóa.
Đấu giá.
Cộng đồng mạng.
c. Đối với xã hội
Hoạt Động trực tuyến: TMĐT là Động lực kích thích phát triển ngành công gnhệ thông tin
và các ngành công nghiệp liên quan. TMĐT còn tạo môi trường làm việc mua sắm, giao

dịch…từ xa nên góp phần làm giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn…
Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá, dẫn đến khả
năng mua sắm của khách hàng cao hơn, góp phần nâng cao mức sống cho mọi người.
Lợi ích cho các nước nghèo: các nước nghèo có thể tiếp cận tốt hơn các sản phẩm, dịch vụ…
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: khi TMĐT phát triển tất yếu các dịch vụ công
như y tế, giáo dục cũng phát triển theo.

$
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
2. Hạn chế của thương mại điện tử
Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 cản trở lớn nhất của TMĐT tại
Mỹtheo thứ tự là:
% An toàn.
% Sự tin tưởng và rủi ro.
!% Thiếu nhân lực về TMĐT.
"% Văn hóa.
#% Thiếu hạ tầng về chữ k. số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế).
$% Nhận thức của các tổ chức về TMĐT.
&% Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng ).
'% Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng.
(% Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống.
)% Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT.
Bất chấp các khó khăn, hạn chế này thương mại điện tử vẫn phát triển rất nhanh trong các
năm qua. Theo thống kê của Emarketer.com vào tháng 6.2002, tại Mỹ số lượng giao dịch
chứng khoán qua mạng tăng từ 300.000 năm 1996 lên 25 triệu năm 2002. Theo Korean
Times, tại Hàn Quốc số lượng giao dịch tăng từ 2% năm 1998 lên 51% năm 2002. Theo
IDC (2000) số lượng khách hàng tham gia giao dịch chứng khoán qua mạng năm 2004 đạt
122.3 triệu so với 76.7 triệu năm 2002.
HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Hạn chế về kỹ thuật Hạn chế về thương mại

1. Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất
lượng, an toàn và độ tin cậy
1. An ninh và riêng tư là hai cản trở về
tâm lý đối với người tham gia TMĐT
2. Tốc độđường truyền Internet vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của người dùng,
nhất là trong Thương mại điện tử.
2. Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán
hàng trong TMĐT do không được gặp
trực tiếp.
3. Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn
trong giai đoạn đang phát triển.
3. Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế
chưa được làm rõ.
4. Khó khăn khi kết hợp các phần mềm
TMĐT với các phần mềm ứng dụng và
các cơ sở dữ liệu truyền thống.
4. Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ
tạo điều kiện để TMĐT phát triển.
5. Cần có các máy chủ thương mại điện
tửđặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi
thêm chi phí đầu tư.
5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả
của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn
thiện.
6. Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao. 6. Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực
đến ảo cần thời gian.

&
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC

7. Thực hiện các đơn đặt hàng trong
thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ
thống kho hàng tựđộng lớn.
7. Sự tin cậy đối với môi trường kinh
doanh không giấy tờ, không tiếp xúc
trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời
gian.
8. Số lượng người tham gia chưa đủ lớn
đểđạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có
lãi).
9. Số lượng gian lận ngày càng tăng do
đặc thù của TMĐT.
10. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó
khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của
các công ty dot.com
IV. Pháp luật về thương mại điện tử
Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. Đến cuối năm
2007, bốn trong số năm nghịđịnh hướng dẫn Luật Giao dịch điện tửđã được ban hành, về cơ
bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh
vực lớn của đời sống xã hội.
Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghịđịnh về Thương mại điện tử với việc thừa nhận
chứng từđiện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động
thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp
đồng.
Ngày 15/2/2007, Nghịđịnh số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch vụ
chứng thực chữ ký sốđược ban hành. Nghịđịnh này quy định về chữ ký số và các nội dung
cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp
và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một
cơ chếđảm bảo an ninh an toàn cũng nhưđộ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện
tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong xã hội.

Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghịđịnh này ra đời nhằm đảm bảo các
điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn,
hiệu quả; giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài
chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi
lập hóa đơn chứng từ.
Ngày 8/3/2007, Nghịđịnh số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân
hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt

'
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng
cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quảđối với hệ thống ngân hàng.
I. Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi
Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh
vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn,
quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện
điện tử.
Điều 3. Áp dụng Luật giao dịch điện tử
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật giao dịch điện tử với quy định của luật
khác về cùng một vấn đề liên quan đến giao dịch điện tử thì áp dụng quy định của Luật giao
dịch điện tử.
II. Giao kết và thực hiện hợp đồng
Điều 33. Hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của

Luật này.
Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể
hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Điều 35. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực
hiện hợp đồng.
2. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và
pháp luật về hợp đồng.
3. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ
thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng
điện tử đó.
Điều 36. Giao kết hợp đồng điện tử
1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc
toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp
đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.
Điều 37. Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết
và thực hiện hợp đồng điện tử
Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện
hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này.

(
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Điều 38. Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá
trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.
III. An toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử
Điều 44. Bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù

hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành giao dịch điện tử có trách nhiệm thực hiện các
biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm sự hoạt động thông suốt của hệ thống thông tin thuộc
quyền kiểm soát của mình; trường hợp gây ra lỗi kỹ thuật của hệ thống thông tin làm thiệt
hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm cản trở hoặc
gây phương hại đến việc bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử.
Điều 45. Bảo vệ thông điệp dữ liệu
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào gây phương hại đến sự
toàn vẹn của thông điệp dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Điều 46. Bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định
của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật
đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát
được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
Điều 47. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan xây
dựng quy chế quản lý và các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn việc sử dụng
dịch vụ mạng nhằm phát tán các thông điệp dữ liệu có nội dung không phù hợp với truyền
thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không kịp thời
loại bỏ những thông điệp dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều này khi tổ chức cung cấp
dịch vụ mạng đó đã nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
1. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có các
trách nhiệm sau đây:

a) Lưu giữ một thông điệp dữ liệu nhất định, bao gồm cả việc di chuyển dữ liệu đến một hệ
thống máy tính khác hoặc nơi lưu giữ khác;
b) Duy trì tính toàn vẹn của một thông điệp dữ liệu nhất định;
c) Xuất trình hoặc cung cấp một thông điệp dữ liệu nhất định bao gồm cả mật mã và các
phương thức mã hóa khác mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó có hoặc đang kiểm soát;

)
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
d) Xuất trình hoặc cung cấp thông tin về người sử dụng dịch vụ trong trường hợp cơ quan,
tổ chức, cá nhân được yêu cầu là người cung cấp dịch vụ có quyền kiểm soát thông tin đó;
đ) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của
mình.
Điều 49. Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có các quyền sau đây:
a) Tìm kiếm hoặc thực hiện các hình thức truy cập đối với một phần hoặc toàn bộ hệ thống
máy tính và các thông điệp dữ liệu trong hệ thống đó;
b) Thu giữ toàn bộ hoặc một phần hệ thống máy tính;
c) Sao chép và lưu giữ bản sao của một thông điệp dữ liệu;
d) Ngăn cản việc truy cập vào một hệ thống máy tính;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
IV. Giải quyết tranh chấp và sử lý vi phạm
Điều 50. Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì

phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 51. Tranh chấp trong giao dịch điện tử
Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng
phương tiện điện tử.
Điều 52. Giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử
1. Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp trong giao dịch điện tử giải quyết thông
qua hòa giải.
2. Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết
tranh chấp về giao dịch điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật.
V. Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
Các "chợảo" đã xuất hiện và có xu hướng tăng nhanh về số lượng trong khoảng 3 năm trở
lại đây. Hiện nay, các trang web dịch vụ mua sắm trực tuyến có hướng đầu tư sâu hơn về
mặt chất lượng để phát triển.
Các "chợảo" đã xuất hiện và có xu hướng tăng nhanh về số lượng trong khoảng 3 năm trở
lại đây. Hiện nay, các trang web dịch vụ mua sắm trực tuyến có hướng đầu tư sâu hơn về
mặt chất lượng để phát triển. Các doanh nghiệp đã chú trọng đến đầu tư nâng cấp chất lượng


GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
giao diện website, cung cấp dịch vụ tốt hơn như truy cập nhanh, giao diện đẹp, dễ sử dụng,
cung cấp nhiều thông tin cho từng sản phẩm về giá cả, xuất xứ.
Tác động của thương mại điện tửđến con người hiện đại.
Các sàn giao dịch thương mại trực tuyến được hoạt động dưới hình thức những siêu thịđiện
tử kinh doanh nhiều mặt hàng và tùy theo lợi thế, mục đích của từng siêu thịđiện tử sẽ có
một vài nhóm hàng hóa chủ lực. Vì vậy, không khác gì những mô hình chợ trực tiếp, chợ
trên mạng cũng tập trung khá phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã.
Hiện cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch điện tử, trong đó không
ít trang web đã tạo được uy tín trên thị trường. Có đến hơn 10.000 mặt hàng thuộc các
ngành hàng gia dụng tiêu dùng như : kim khí điện máy, quà lưu niệm, hoa, sách, quần áo,
hàng thể thao, trò chơi, trang sức, mỹ phẩm

Đối với người mua: Nhờ thương mại điện tử người mua sẽ có nhiều cơ hội kiểm tra món
hàng và tham khảo thật chi tiết doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm trước khi quyết định lựa
chọn món hàng, có cơ hội tham khảo để chọn giá cả vừa ý nhất với mình, mà không phải
chịu bất cứ sự khó chịu nào từ phía người bán hàng. Hơn thế, người mua còn nhận được sự
tư vấn trực tuyến, dễ dàng đặt món hàng theo yêu cầu của mình với bất kỳ nhà cung cấp hay
sản xuất nào trên toàn thế giới; có cơ hội mua được hàng với giá rẻ cũng như mua được
những món hàng độc đáo, mới lạ mà không tốn nhiều thời gian, công sức cho việc tìm
kiếm Tuy nhiên, nếu không sáng suốt để lựa chọn thì như tất cả các dạng thương mại
khác, nguy cơ chọn phải hàng kém chất lượng, cũng như gặp một số dạng lừa đảo trực
tuyến, gian lận thương mại có thể xảy ra.
Đối với người bán: Nhờ có thương mại điện tử người bán có nhiều cơ hội để quảng bá và
bán được sản phẩm của mình đến tất cả mọi nơi vì thị trường không biên giới, tiết kiệm
được chi phí song người bán cũng có thể sẽ phải chịu nhiều sự cạnh tranh từ rất nhiều phía
đòi hỏi họ phải nỗ lực hết sức để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và lợi nhuận trên
mỗi món hàng sẽ ngày càng ít hơn.
Thương mại điện tử thật sự làm cho con người xích lại gần nhau hơn, tin tưởng hơn và mang lại
sự tiện lợi hơn.
 Tiềm năng và thực trạng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam
Việt Nam có nhiều mặt hàng cần xuất khẩu, thương mại điện tử có thể giúp các doanh
nghiệp dễ dàng tiếp cận với tất cả khách hàng. Các sản phẩm thông tin, tri thức, dịch vụ, du
lịch… cần chào bán đi khắp nơi trên thế giới, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin của
Việt Nam nổi tiếng là tiếp thu nhanh, nhạy. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực
này, thể hiện qua các chủ trương khuyến khích thương mại điện tử phát triển trong thời gian
qua. Với việc ban hành Luật công nghệ thông tin cũng như Luật giao dịch điện tử, cơ sở hạ
tầng về mạng internet nói riêng và công nghệ thông tin nói chung đang phát triển nhanh và
nhất là các lợi ích từ thương mại điện tửđã làm cho doanh nghiệp ngày một phát triển và,
đến lượt mình, lại đóng góp trở lại cho phát triển Thương mại điện tử.
Hiện nay, có rất nhiều các website về thương mại điện tử các dạng doanh nghiệp với doanh
nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng, khách hàng với khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã
bắt đầu lập các website bán hàng qua mạng cho riêng mình phục vụ rất tốt việc tiếp thị,

quảng bá bán hàng, hỗ trợ bán hàng cũng như tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường ra
khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cản trở lớn để thương mại điện tử Việt Nam phát triển


GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
chính là việc người dân và cả doanh nghiệp cũng chưa thật sự hiểu rõ lợi ích của thương mại
điện tửđem lại. Người dân thì chưa tin, doanh nghiệp thì thờơ, làm cho có. Ngoài ra, một
vấn đề lớn hơn là thanh toán trực tuyến. Theo điều tra của Vụ thương mại điện tử thuộc Bộ
Thương Mại thì có hơn 98,3% doanh nghiệp có website giới thiệu về doanh nghiệp mình,
trong đó có đến hơn 62,5% website chỉ dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ và chỉ có
khoảng 27,4% cho phép đặt hàng qua mạng trong đó số website có hỗ trợ thanh toán trực
tuyến chỉ hơn 3,2%. Có quá nhiều bất cập khi sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt
Nam bởi hệ thống ngân hàng vẫn chưa kết nối tốt với nhau. Bảo mật cũng là vấn đề rất lớn
và không chỉ có thế, tội phạm qua mạng ở Việt Nam cũng tác động đáng kểđến tâm lý mua
hàng của người dân và doanh nghiệp dẫn đến e ngại trong giao dịch trực tuyến. Một số
website bán hàng qua mạng nổi tiếng trên thế giới đã ngăn không cho các giao dịch thanh
toán trực tuyến từ các máy tính tại Việt Nam. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc
phát triển thương mại điện tử nói chung và tạo điều tiếng xấu trong giới công nghệ thông tin
Việt Nam. Tội phạm trực tuyến trong nước tuy không nhiều nhưng đã có và gây ảnh hưởng
rất lớn đối với niềm tin của khách hàng dành cho các doanh nghiệp có bán hàng trực tuyến
nói riêng và các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thương mại điện tử nói chung.
Theo đánh giá sau cuộc khảo sát được Vụ Thương mại điện tử thực hiện cuối năm 2006,
tình hình hoạt động của các sàn giao dịch thương mại điện tửđã có được những bước phát
triển hơn về hình thức lẫn chất lượng so với năm 2005. Các doanh nghiệp kinh doanh
"chợảo" có xu hướng phát triển website chất lượng hơn, thông tin bổ ích hơn, đảm bảo vấn
đề chất lượng hàng hóa nhằm tạo lập uy tín, lòng tin cậy của khách hàng để thực hiện mục
tiêu mở rộng thị trường.
 Xu hướng phát triển
Sau quá trình thử nghiệm dịch vụ hoặc hoạt động cầm chừng chờđón cơ hội, thì hầu hết
doanh nghiệp kinh doanh nói riêng và các doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử nói

chung đã đi vào hoạt động thực chất bắt đầu từ năm 2006, đầu năm 2007, ngay khi Luật
công nghệ thông tin và Luật giao dịch thương mại điện tửđược ban hành và có hiệu lực. Việt
Nam đang gia nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhiều
ngành khác nhau đều phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng từ các doanh nghiệp nước
ngoài, mà thương mại điện tử là một công cụ ít tốn kém nhất giúp cho doanh nghiệp hạ giá
thành, tăng sức cạnh tranh. Khi áp dụng phương tiện này doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa sản
phẩm ra thị trường rộng lớn toàn thế giới. Việc thành công của nhiều doanh nghiệp khi đưa
sản phẩm của mình lên mạng và kiếm được nhiều hợp đồng xuất khẩu, những website
chuyên về hoa, quà tặng được nhiều khách hàng quan tâm và đặt hàng, những sàn giao dịch
chứng khoán cả niêm yết và OTC luôn đông khách, những website bán hàng trực tuyến đơn
hàng tăng lên mỗi ngày, những website rao vặt trực tuyến luôn nhộn nhịp… trong những
tháng gần đây đã cho thấy lợi ích mà thương mại điện tửđem lại. Ngành ngân hàng đa có
nhiều tiến bộ trong giao dịch, thẻ và trong sự liên kết với nhau, ngành bưu chính viễn thông
đã có nhiều dịch vụ mới phục vụ tốt cho nhu cầu buôn bán trên mạng. Hơn nữa, một số tội
phạm mạng đã bị bắt và bịđưa ra toà cũng là một bước tiến mới góp sức cho thương mại
điện tử phát triển.
Để có sự phát triển thật nhanh và đồng bộ, tiến kịp với sự phát triển chung của thế giới, cùng với
sựđổi mới tư duy của tất cả mọi người trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, chính sách,

!
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
pháp luật góp phần động viên rất lớn đến quá trình phát triển của ngành thương mại điện tử, mỗi
doanh nghiệp cũng phải đổi mới mình, cập nhật thông tin, trang bị phương tiện và con người
hiện đại để tiếp thu và phát triển, mỗi người dân cũng cần tiếp cận những thông tin mới nhất
trong thời đại mình đang sống và nhất là cần ý thức rõ ràng thương mại điện tử là phương tiện
cực kỳ hiệu quả cho đời sống của mỗi con người.
CHƯƠNG 2: THANH TOÁN BẰNG Paypal
I. Giới thiệu về Paypal
Paypal là
một công ty

hoạt động
trong lĩnh
vực thương
mại điện tử,
chuyên cung
cấp các dịch
vụ thanh
toán và
chuyển tiền qua mạng Internet. Đây là dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử thay
thế cho các phương thức truyền thống sử dụng giấy tờ như séc và các lệnh chuyển tiền.
Paypal thu phí thông qua việc thực hiện việc xử lý thanh toán cho các hang hoạt động
trực tuyến, các trang đấu giá, và các khách hàng doanh nghiệp khác. Vào thàng 10 năm
2002, ebay đã mua lại toàn bộ Paypal. Trụ sở chính của Paypal hiện đặt tại các công ty
con của ebay trong tòa nhà North First Street, thung lũng Sillicon, San Jone, California.
Paypal cũng có các hoạt động quan trọng tại Omaha, Nebraska, Dublin, Ireland và Berlin
– Đức.
Mọi khách hàng muốn lập tài khoản Paypal đều phải trên 18 tuổi có thẻ tín dụng (credit
card) hoặc một tài khoản ngân hàng và một địa chỉ e-mail.
Paypal là cách nhanh nhất, an toàn nhất để trả tiền và thanh toán trực tuyến. Dịch vụ này
cho phép các thành viên có thể chuyển tiền mà không cần chia sẻ thông tin tài chính, với
sữ linh hoạt trong thanh toán sử dụng số dư tài khoản, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng,
đặc biệt hữu ích cho các giao dịch bán hàng xuyên biên giới.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực giống như của Paypal
như : Moneybookers, Neteller, Webbmoney …

"
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
II. Cơ chế hoạt động
III. Cổng thanh toán trực tuyến
Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi internet ra

đời, đã tạo thuận lợi cho rất nhiều người, doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể vươn ra mỗi trường
quốc tế để mua bán trao đổi hàng hóa qua mạng (thương mại điện tử) với mức chi phí
vừa phải hoặc có thể nói là khá thấp. Các loại tài khoản sử dụng để thanh toán trực tuyến
bắt đầu ra đời.
Có 2 loại thẻ phổ biến hiện nay:
 Thẻ vay nợ (Debit card ) : nạp tiền vào bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu
 Thẻ tín dụng (Credit card ) : có thể dung lố số tiền sẵn có trong tài khoản và thanh
toán lại cho ngân hàng sau (1 hình thức vay tín dụng)
Tuy nhiên môi trường nào cũng có những mặt thiếu sót khó có thể tránh khỏi, nhu cầu
quản lý và sử dụng của người dùng tăng cao, nhất là về khả năng bảo mật tài khoản, có vẻ
như các ngân hàng không thể đáp ứng được hết, đã có rất nhiều vụ hack cũng như lừa đảo
chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng của người dùng. Thế là từ đó các dịch vụ cổng thanh
toán trực tuyến ra đời.
Cổng thanh toán trực tuyến được ra đời nhằm đáp ứng như cầu an toàn và tiện lợi. Chúng
giữ chức năng của bên trung gian giữa người bán và người mua. Người bán không sợ
người mua dùng credit card chùa để mua, còn người mua không sợ mất tiền sau khi thanh
toán xong người bán chạy làng. Ngoài ra, khả năng bảo mật thông tin cho người dùng là
rất cao.
IV. Lợi ích khi tích hợp thanh toán bằng Paypal
Tăng doanh số bán hàng:Doanh số tăng trung bình 14% khi sử dụng Paypal

#
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
An toàn:Khách hàng không phải lo lắng về việc lưu trữ các thông tin tài chính.
Tự động + Thủ công  Tuân thủ PCI DSS (tiêu chuẩn bảo mật an ninh dành cho thẻ thanh toán)
+ Các chuyên gia làm việc 24/7 để phòng chống lại việc gian lận trong thanh toán trực tuyến.
Thu hút nhiều người mua hàng: Thu hút 94 triệu thành viên đang sử dụng tại 190 thị trường, với
24 đơn vị tiền tệ trên toàn thế giới.
Chi phí hiệu quả: Phí giao dịch thấp.
Thuận tiện: Không cần cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, đăng ký tài khoản PayPal chỉ trong vài phút.

V. Các khoản phí và quy trình sử dụng Paypal
1. Các khoản phí
Đăng ký tài khoản PayPal: miễn phí
Xác nhận (verify) tài khoản PayPal: $1.95 và sẽ trả về tài khoản PayPal sau khi tài khoản đã
được xác nhận thành công.
Nhận tiền vào PayPal: miễn phí
Lưu ý: Người gửi có thể chọn trừ phí vào số tiền họ gửi, nên bạn cần thương lượng với người
gửi trước khi thực hiện giao dịch.
Để nhận tiền với PayPal, bạn cần cung cấp tài khoản email khi đăng ký với PayPal cho người gửi
tiền là được.
Gửi tiền vào PayPal: có tính phí. Mức phí tùy thuộc vào: số tiền gửi, loại tiền gửi (cá nhân, kinh
doanh, mua/bán); tuy nhiên, tiền gửi dạng quà tặng (gift), quyên góp (donate) được miễn phí.
2. Quy trình sử dụng
Đăng ký tài khoản Paypal
Nạp tiền vào tài khoản Paypal bằng thẻ thanh toán quốc tế (VISA, Mastercard)
Tận hưởng các tính năng thanh toán của Paypal: mua sắm trực tuyến, chuyển tiền, rút tiền.
VI. Hướng dẫn đăng ký Paypal
Trước khi đăng ký Payal bạn phải đăng ký thẻ tín dụng tại ngân hàng nào đó  sau khi có thẻ
bạn mới có thể đăng ký và xác nhận Paypal
Bước 1: bắt đầu đăng ký :
Click vào liên kết *+, %++/%01-2-34-+/567!89(:;<#8<=>+?10/0@21
A+1B

$
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Bước 2: trang web sẽ yêu cầu khách hàng chọn quốc gia và loại tài khoản:
 Personal : cho mua sắm cá nhân
 Premier: cho người chuyên mua bán trên mạng
 Business: cho công ty hoặc nhóm


&
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Ở đây tôi chọn quốc gia là VIệt Nam và loại tài khoản là Personal để mua hàng (loại tài khoản
này bạn có thể thay đổi sau cũng được)  nhấn nút Get Started để bắt đầu.
Bước 3: bạn nhập các thông tin về tài khoản cần tạo  sau đó nhấn nút Agree and
Create Account. Nếu thông tin bạn nhập đúng và đầy đủ thì tài khoản của bạn sẽ
được tạo.

'
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Bước 4: tới trang này có nghĩa là bạn đã đăng ký thành công tài khoản Paypal.
Bước này Paypal hỏi bạn có muốn gắn thẻ thanh toán của bạn vào Paypal bây giờ

(
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
không, nếu bạn chưa có thẻ thì nhấn vào liên kết Go to My Account để vào trang
nhà của bạn
Bước 5: Lần đầu tiên bạn login thì Paypal sẽ tới trang thiết đặt câu hỏi bào mật để
sau này có thể phục hồi lại tài khoản nếu có trục trặc gì.Paypal sẽ cho bạn set 2 câu
hỏi. Hoàn tất và nhấn Submit để vào trang quản lí tài khoản.

)
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Bước 6: Đây là giao diện trang tài khoản của bạn. Chú ý mũi tên màu đỏ chỉ là nói
tài khoản của bạn chưa được xác nhận. Bạn để ý cái box bên phải có 2 cái link
Confirm email address và Confirm my debit or credit card. Mình sẽ hướng dẫn các
bạn lần lượt xác nhận lần lượt từng phần trong các bước tiếp theo.
Bước 7: Sau khi đăng ký tài khoản thì Paypal sẽ gởi 1 email với nội dung như trên.
Trong email sẽ có phần xác nhận (là 20 chữ số) trong phần CONFIRMATION
CODE.



GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Bước 8: Bạn đăng nhập vào Paypal, nhấn vào liên kết Confirm email address để
tiến hành xác nhận email.


GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Bước 9: Nhấn vào liên kết mà mũi tên màu đỏ chỉ, để tới trang nhập mã xác
nhậnmà bạn nhận được trong email.
Bước 10: Nhập mã xác nhận trong email vào đây rồi nhấn Confirm.

!
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
Bước 11: Nếu mã xác nhận bạn nhập là hợp lệ thì bạn sẽ thông báo là đã xác nhận
email thành công. Các bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành liên kết thẻ ngân hàng
vào tài khoản Paypal.

"
GVHD: PHẠM ĐÌNH SẮC
VII. Đăng ký thẻ VISA Debit để giao dịch
Trước tiên bạn cần đến các trung tâm giao dịch (vd: ttgd ACB) để làm thẻ VISA Debit (có tính
phí). Bạn nên nhớ 1 số vấn đề sau khi đi đăng ký thẻ:
 Bạn cần nạp vào thẻ khoảng 100k để sau này paypal tiến hành thanh toán thử để xác nhận
thẻ
 Kêu họ tạo cho bạn 1 tài khoản online để kiểm tra tình trạng thẻ thông qua chức năng
login trên trang acb.com.vn
 Hỏi các thông tin về SWIFT CODE, mã thẻ để sau này khai báo trong Paypal. Nếu
không sau này mỗi lần không biết mà hỏi thì cực lắm. Các ngân hàng khác thì mình chưa
thử, chỉ test mỗi ACB và đã thành công.


#

×