Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận môn thương mại điện tử Phương thức thanh toán PayPal ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.44 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
TIỂU LUẬN
Môn Thương Mại Điện Tử
Đề tài: Phương thức thanh toán PayPal ở Việt Nam
(Hệ Đại Học)

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Đình Sắc
Thành viên thực hiện : Lê Đức Anh
Đàm Xuân Vui
Lê Văn Quyền
Nhóm : 07
Lớp : 12DTH2LT4
Biên Hòa, tháng 05 năm 2013
T r a n g 1 | 19
MỤC LỤC
T r a n g 2 | 19
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay với việc hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ thì hoạt động mua bán ở
nhiều quốc gia cũng không ngừng phát triển ở các nước phát triển cũng như các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Trước đây, khi nền kinh tế của nước ta còn là nền kinh tế bao cấp, thì hoạt động mua
bán ở nước ta chủ yếu trao đổi hàng hóa trong thị trường nội địa và việc thanh toán tiền
qua lại giữa người bán và người mua còn gặp nhiều rủi ro. Người bán giao hàng và người
mua phải đến tận nơi để nhận tiền về, đôi khi người mua cũng trả không đúng hẹn và
thậm chí trả không đủ với số lượng hàng hóa mà người bán cung cấp. Khi nước ta gia
nhập vào nền kinh tế của thế giới thì hoạt động mua bán của ta không chỉ diễn ra trong
nước mà còn mở rộng ra các nước phát triển trên thế giới như: EU, Mỹ…để hạn chế được
rủi ro, thanh toán nhanh và an toàn thì đòi hỏi chúng ta có những phương thức uy tín và
bảo mật cao.
Hiện nay, chúng ta sử dụng nhiều hình thức để thanh toán như: chuyển khoản, thanh toán


bằng thẻ, Nhưng những hình thức đó trong sự phát triển công nghệ thông tin vượt bậc
như ngày nay thì tính bảo mật chưa thật sự an toàn vì có quá nhiều hacker “cao tay”
chiếm dụng tài khoản vì mục đích riêng. Chính vì công nghệ thông tin ngày càng phát
triển nên nhu cầu mua bán và thanh toán trên mạng cũng trở nên phổ biến. Để bảo đảm
tính an toàn đó nên đã hình thành phương thức thanh toán trực tuyến, điển hình như hình
thức thanh toán Paypal.
Trước đây, Paypal không cho Việt Nam đăng ký và cũng không chấp nhận các giao dịch
được thực hiện ở ViệtNam. Nhưng với xu thế Việt Nam gia nhập WTO và các nhà đầu tư
đổ xô vào Việt Nam nên nhu cầu mua bán trên mạng từ Việt Nam tăng lên nhanh chóng
nên Paypal cho phép người Việt Nam tham gia vào thanh toán trực tuyến hữu dụng này.
Hệ thống này được sử dụng để gửi và nhận tiền từ khách hàng trên toàn thế giới. Gửi tiền
trực tuyến và an toàn hơn, gửi tiền nhanh và dễ dàng hơn, đăng ký dễ hơn và tránh
được 100% các trường hợp thanh toán trái phép và không hoàn lại là tất cả những gì
khách hàng có thể nhận thấy từ Paypal.
I. Phương thức thanh toán PayPal:
T r a n g 3 | 19
1. Khái niệm:
PayPal là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên cung cấp
dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet. Đây là dịch vụ thanh toán và
chuyển khoản điện tử thay thế cho các phương thức truyền thống sử dụng giấy tờ séc
và các lệnh chuyển tiền. PayPal thu phí thông qua thực hiện việc xửa lý thanh toán cho
các hãng hoạt động trực tuyến, các trang đấu giá, và các doanh nghiệp khác.
Vào tháng 10 năm 2002, eBay đã mua lại toàn bộ Paypal. Trụ sở chính của Paypal
hiện đặt tại khu các công ty con của eBay trong toà nhà North First Street, thung lũng
Sillicon, San Jose, California. Paypal cũng có các hoạt động quan trọng tại Omaha,
Nebraska; Dublin, Ireland; và Berlin, Đức.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực giống như của
PayPal như: Moneybookers, Neteller, Webmoney, Alertpay, hay là Ngân Lượng,
Mobivi của Việt Nam…Nhưng qua nhiều năm hoạt động, thì PayPal đã trở thành 1
cổng thanh toán trực tuyến có uy tín và độ bảo mật cũng như phổ biến cao nhất thế

giới trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, điều này cũng dễ hiểu tại sao lại có nhiều
người lựa chọn sử dụng nó đến thế.
T r a n g 4 | 19
2. Cổng thanh toán trực tuyến là gì? Tại sao lại sử dụng chúng?
Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi internet
ra đời, đã tạo thuận lợi cho rất nhiều người, doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể vươn ra mỗi
trường quốc tế để mua bán trao đổi hàng hóa qua mạng (thương mại điện tử) với mức
chi phí vừa phải hoặc có thể nói là khá thấp. Các loại tài khoản sử dụng để thanh toán
trực tuyến bắt đầu ra đời.
Có 2 loại thẻ phổ biến hiện nay là thẻ vay nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card)
có thể làm tại các ngân hàng để sử dụng thanh toán trực tuyến. Điểm khác nhau của 2
loại thẻ này là:
 Debit card: Nạp tiền vào bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu.
 Credit card: Có thể xài lố tiền sẵn có trong tài khoản, và thanh toán lại cho ngân
hàng sau (1 hình thức vay tín dụng).
Tuy nhiên môi trường nào cũng có những mặt thiếu sót khó có thể tránh khỏi, nhu cầu
quản lý và sử dụng của người dùng tăng cao, nhất là về khả năng bảo mật tài khoản, có
vẻ như các ngân hàng không thể đáp ứng được hết, đã có rất nhiều vụ hack cũng như
lừa đảo chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng của người dùng. Thế là từ đó các dịch vụ
cổng thanh toán trực tuyến ra đời.
Cổng thanh toán trực tuyến được ra đời nhằm đáp ứng như cầu an toàn và tiện lợi.
Chúng giữ chức năng của bên trung gian giữa người bán và người mua. Người bán
không sợ người mua dùng credit card chùa để mua, còn người mua không sợ mất tiền
sau khi thanh toán xong người bán chạy làng. Ngoài ra, khả năng bảo mật thông tin
cho người dùng là rất cao.
T r a n g 5 | 19
3. Tại sao phải lựa chọn PayPal?
Yếu tố đầu tiên phải xét đến có lẽ là tính phổ biến của nó, ngày càng có rất nhiều
doanh nghiệp cũng như cá nhân hoạt động trong lĩnh vực mua bán trực tuyến chọn lựa
giải pháp thanh toán qua mạng bằng PayPal. Chúng ta cùng xét qua 1 vài ưu điểm của

PayPal dưới đây để hiểu thêm là tại sao lại có nhiều người lựa chọn nó như vậy.
• Cực kỳ bảo mật.
• Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán.
• Thanh toán qua PayPal rất nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.
• Một khi sử dụng PayPal để thanh toán, bạn sẽ không phải nhập số thẻ thanh
toán( Visa, Master…) của mình mỗi khi cần( do đã add sẵn vào tài khoản
PayPal).
• Một điểm khác biệt khá lớn của PayPal với các cổng thanh toán trực tuyến khác
là sự uyển chuyển trong việc quản lý tiền cho khách hàng. Đó là chức năng
chanrgebank, khách hàng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi tiền đến tài khoản
khác. Tuy nhiên thủ tục chargebank có rất nhiều rắc rồi mà bạn cần phải chứng
minh, nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi gửi tiền. Dù vậy, cũng chính vì tính năng
này mà người dùng PayPal hoàn toàn có thể không lo lắng bị lừa đảo.
II. Các điều kiện sử dụng PayPal ở Việt Nam
Để sử dụng dịch vụ của PayPal, chúng ta phải có tài khoản PayPal, quy trình của
nó sẽ như sau:
• Đăng ký tài khoản PayPal
• Sử dụng Debit Card hoặc Credit Card nạp tiền vào tài khoản
• Sử dụng tài khoản PayPal để thanh toán trên các trang shopping onine,
hoặc chuyển tiền, rút tiền, tùy vào nhu cầu mọi hoạt động, chi tiết của
PayPal đều nằm trên trang chủ của nó:
Mọi khách hàng muốn lập tài khoản PayPal đều phải trên 18 tuổi có thẻ tài khoản
ngân hàng/ thẻ tín dụng hoặc một tài khoản ngân hàng và một địa chỉ email.
Cách đăng ký tài khoản PayPal ở Việt Nam
T r a n g 6 | 19
Như đã nói ở trên, trước khi đăng ký PP bạn phải đăng ký thẻ tín dụng tại ngân
hàng nào đó. Sau khi có thẻ bạn mới có thể đăng ký và xác nhận PP.
Bước 1 :
• Đầu tiên, bạn truy cập vào liên kết rồi bấm vào nút
Sign Up .

• Tại trang đăng kí, bạn sẽ thấy PayPal cung cấp 3 loại tài khoản là Personal,
Premium và Business. Tuy nhiên có một loại tài khoản nữa gọi là Student nó
có thể được tạo ra bởi một trong 3 loại tài khoản trên. Sau đó bấm Get
Started.
Dưới đây là quyền hạn của mỗi loại tài khoản trên:
 Personal Account: Đối với tài khoản này, miễn phí thanh toán qua
eChecks, Instant Transfer, phí nhận tiền sẽ cao hơn khi giao dịch nhận tiền
từ credit hay debit cards, hỗ trợ có giới hạn từ nhân viên PayPal.
 Premier Account: Giao dịch thương mại điện tử số lượng lớn hoặc chấp
nhận hình thức thanh toán qua thẻ credit card. Tính phí khi nhận tiền thanh
toán, thanh toán không giới hạn thông qua credit card. Phí nhận hoặc
chuyển tiền ít hơn từ credit hay debit cards, hỗ trợ không giới hạn từ nhân
viên PayPal.
 Business Account: Tài khoản này phù hợp cho các chủ doanh nghiệp. Tính
phí khi nhận tiền thanh toán, thanh toán không giới hạn thông qua credit
card. Phí nhận hoặc chuyển tiền ít hơn từ credit hay debit cards. Hỗ trợ
không giới hạn từ nhân viên PayPal, hỗ trợ nhiều tài khoản truy cập.
 Student Account: Phía trên chúng ta đã xem qua 3 loại tài khoản là
Personal, Premier và Business. Paypal cũng cho phép người dùng mở một
loại tài khoản nữa là Student account. Tài khoản này được mở bởi những
bậc cha mẹ cho con em của mình. Hoặc có cũng có thể mở bởi những người
trẻ có độ tuổi từ 13 trở lên.
T r a n g 7 | 19
Bước 2: Nhập thông tin chi tiết
PayPal không sử dụng phần tên đệm khi định danh tên tài khoản, vì vậy nếu tên thẻ
(VISA, MASTER) của bạn có tên Le Duc Anh thì bạn phải điền chính xác như sau:
• First Name: Le
• Middle Name: bỏ trống
• Last Name: Duc Anh
Các bạn cần lưu ý điền chính xác thông tin này vì rất nhiều trường hợp tên tài khoản

PayPal không trùng với tên tài khoản thẻ không những bị Refund mất rất nhiều phí
(60k + 70k) mà mất cả thời gian nữa.
• Address 1: Địa chỉ của bạn
• Address 2: ( không cần nhập vì bạn chẳng có tới 2 cái )
• City: Thành phố/ tỉnh
• State/ Province/ Region: (Bang/ Tỉnh / Vùng lãnh thổ ) Bạn nhập tên Tỉnh vào
• Postal Code là mã số bưu điện bạn vào
để xem chi tiết mã bưu
điện các tỉnh ở Việt Nam .Ví dụ: HCM là 70000
• Phone number là số điện thoại nên nhập số điện thoại bàn nhớ thêm 084 phía
trước.
T r a n g 8 | 19
• Sau khi điền xong bạn bấm Agree and Create Account.
Bước 3: Kích hoạt tài khoản
Bước này bạn phải nhập 16 chữ số trên thẻ, ngày hết hạn và 3 chữ số CSC (Card
Security Code) trên thẻ để có thể sử dụng mua bán online. Hiện có 2 loại thẻ hay
được sử dụng là Visa Debit Card (ghi nợ, nạp bao nhiêu dùng bấy nhiêu) và Visa
Credit Card (có thể xài quá tài khoản rồi nạp trả nợ sau). Các ngân hàng hay được
sử dụng là Techcombank, ACB, Đông Á, Eximbank
LƯU Ý: trên thẻ phải có chữ Visa hoặc MasterCard mới dùng được, các loại thẻ
ATM nội địa không thể dùng được với PayPal.
T r a n g 9 | 19
Sau khi điền xong bạn bấm Continue để tiếp tục xác nhận thẻ.
Bạn cũng có thể không thưc hiện bước này mà bấm Go To My Account để tới
trang chủ quản lý tài khoản. Sau khi xác nhận qua email là đã có thể bắt đầu gửi và
nhận tiền.
Bước 4 : Xác nhận thẻ
Công đoạn cuối cùng là chúng ta trở lại đăng nhập vào tài khoản PayPal và thực
hiện việc xác nhận tài khoản.
T r a n g 10 | 19

Sau khi đã confirm, các bạn phải gọi điện đến ngân hàng mà bạn đã đăng ký thẻ để
lấy mã xác nhận gồm 4 chữ số. Nếu bạn có khả năng kiểm tra online thì hãy kiểm
tra mục sao kê/ giao dịch thì sẽ biết ngay.
Khi đã thành công, tức là tài khoản của bạn đã được chấp nhận cho việc thanh toán
trực tuyến trên mạng với PayPal, trạng thái của tài khoản là Verified.
T r a n g 11 | 19
Bước 5: Rút tiền ngược từ PayPal về thẻ để sử dụng
Nếu bạn muốn rút tiền từ PayPal balance thì đầu tiên bạn phải chuyển tiền từ
PayPal balance vào tài khoản VISA Debit của bạn, sau đó chỉ cần ra ATM của
ngân hàng mà bãn đăng ký thẻ để rút thôi, cũng không phức tạp lắm.Mình sẽ
hướng dẫn các bạn. Ví dụ như lấy một minh họa của chủ tài khoản là “Võ Duy
Tuấn” :
T r a n g 12 | 19
Hình 1:Bạn nhấn vào liên kết Withdraw trong trang My Account như trên.
Hình 2: Tới đây bạn nhấn vào liên kết Withdraw to your bank account (như mũi tên chỉ).
T r a n g 13 | 19
Hình 3: Nhập thông tin về ngân hàng
Lần đầu tiên bạn cần nhập các thông tin về ngân hàng thì mới chuyển tiền từ
PAYPAL qua được. Ở đây có một số thông tin mà các bạn cần phải nhập như Bank
name, SWIFT code thì bạn phải hỏi nơi phát hành thè mới biết. Do đó ở bước 3,
mình đã khuyên các bạn hỏi một lần luôn. Đối với ngân hàng ACB, Account
number chính là số thẻ luôn.
Sau khi thêm ngân hàng thành công, bạn sẽ được chuyển qua trang rút tiền.
T r a n g 14 | 19
Ở đây bạn có thể xem tỷ giá hiện tại “ Currency conventer” thời điểm mà bạn
đang muốn rút. Nếu đồng ý thì cứ nhập số tiền vào “Amount…USD” nhấn
Continue để sang bước xác nhận. Lưu ý, đối với USD thì tối thiểu $ 10 USD mới
chuyển được.
Lưu ý phí chuyển tiền là 60.000VND sẽ được trừ vào số tiền mà bạn chuyển. Nếu
xem hình thì bạn sẽ thấy nếu mình chuyển $10 USD thì thẻ VISA của mình chỉ

được có 116,891VND.
T r a n g 15 | 19
Đây là màn hình My Account sau khi bạn đã chuyển tiền, nhìn vào bảng các giao
dịch bạn sẽ thấy 1 giao dịch chuyển tiền. Chờ 2-4 ngày thì tiền sẻ được chuyển vào
thẻ VISA Debit của bạn.
III. Những lưu ý sử dụng phương thức PayPal.
1. Thường xuyên truy cập tài khoản:
Nằm trong một phần của yếu tố bảo mật dịch vụ mà hệ thống Paypal thường xuyên
kiểm tra ngẫu nhiên “tính năng động” của tài khoản người dùng (Paypal gọi là
screen activity). Paypal nhắc nhở bạn phải thường xuyên đăng nhập vào tài khoản
Paypal của mình bằng cách gửi email có tựa đề “Please Restore Your Account
Acces” từ địa chỉ email
Đồng thời, Paypal không quên nhắc nhở bạn chú ý nên gõ www.paypal.com vào
cửa sổ trình duyệt web mới mà không nên nhấn chuột vào đường link đính kèm
theo email nào cả. Điều này nhầm tránh những email giả mạo Paypal để đánh cấp
mật khẩu (phishing emails).
2. Thay đổi mật khẩu định kì:
Chúng ta nên thường xuyên thay đổi mật khẩu (password) cho tài khoản Paypal
theo định kỳ mong muốn nhằm tránh để lộ do máy tính vô tình bị nhiểm virút,…
IV. Nhận xét về phương thức thanh toán PayPal
T r a n g 16 | 19
Vì acc Paypal của chúng ta chủ yếu là US và Non US, riêng acc Paypal VN thì ít
có người dùng vì Paypal VN chưa cho nhận tiền từ acc Paypal khác. Đó là một hạn
chế rất lớn trong thanh toán trực tuyến khi mà có rất nhiều người biết đến Paypal là
một công cụ thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới. Vì vậy kinh nghiệm chủ yếu là
nói về cách sử dụng Paypal US và Non US hạn chế những rủi ro như Limit thậm
chí lock acc.
Vì Paypal US hay Account Non US fake name và fake IP nên việc sử dụng hơi
phức tạp chút vì phải fake IP tránh limit Account. Chính vì vậy IP là một nguyên
nhân dẫn đến Limit nhiều nhất. Vì vậy chúng ta làm thế nào khắc phục cách sử

dụng Paypal limit bởi sock?
Thứ nhất là các bạn sử dụng Paypal US nên dùng 1 sock cố định như VPN hay
SSH tránh thay đổi IP liên tục nhất là login 1 ngày nhiều IP. Điều đó làm Payppal
nghi ngờ các hoạt động của acc Paypal bạn.
Thứ hai là nếu các bạn dùng sock5 daily thì nên hạn chế việc login nhiều lần 1
ngày và login nhiều lần là một nguyên nhân nữa làm Paypal nghi ngờ. Vì vậy cần
hạn chế Login càng ít càng tốt. Nếu không có việc gì quan trọng thì không cần thiết
Login làm gì. Nếu kiểm tra số tiền mà người khác Paid cho bạn thì nên login mail
kiểm tra là đủ. Vì mọi thông tin giao dịch sẽ có trong mail. Trừ khi bạn phải send
tiền cho người khác hay rút tiền về Bank thì nên login. Nhưng quan trọng là hạn
chế login và sử dụng sock cố định.
Riêng acc Paypal China hay Thái Lan thì đa số các bạn login bằng IP VN, vì IP VN
gần giống với IP China hay Thái Lan nên cũng không có gì lo ngại. Nhưng bạn vẫn
cẩn thận vì IP VN chủ yếu là IP động. Nên hạn chế login và sử dụng 1 IP. Không
nên login IP US vì như thế làm Paypal nghi ngờ giao dịch của bạn.
Tiếp theo là vấn đề login nhiều acc Paypal 1 IP hay nhiều IP login 1 Paypal. Các
bạn nên biết Paypal check rất kỹ vấn đề IP, vì vậy các bạn không nên login nhiều
acc Paypal 1 IP vì rất dễ làm limit acc Paypal. Trừ khi acc Non US thì các bạn có
thể Login nhiều acc Paypal 1 máy tức 1 IP nhưng bạn phải Reset lại Model và xóa
Cookies đi để đảm bảo an toàn. Nhưng nếu mỗi ngày login 1 acc Paypal Non US 1
máy thì cũng ít có vấn đề gì xảy ra. Hạn chế login nhiều IP cho 1 acc Paypal vì rất
dễ làm Paypal nghi ngờ và Limit. Và phần quan trọng nữa là vấn đề Blacklist
Paypal. Đây là vấn đề muôn thủa khó khăn. Nếu bạn login 1acc Paypal bằng 1 IP
Blacklist của Paypal thì acc Paypal đó nguy cơ Limit rất cao.
T r a n g 17 | 19
Như đã nói ở trên nếu Login acc Paypal Non US thì Reset lại Model và xóa
Cookies nhưng PP US thì chỉ cần thay IP và xóa Cookies là được.
Bên cạnh đó việc giao dịch cũng ảnh hưởng nhiều đến Paypal đặc biệt khi các giao
dịch đen như rửa tiền, ăn cắp tiền… Đừng hy vọng nhiều vào việc đó vì sẽ không
lâu bền. Hạn chế việc nhận tiền từ các acc Paypal bẩn hack được vì sẽ bị

Chargback hay Refund lại tiền thậm chí Limit hay lock acc. Vì vậy nên giữ các
giao dịch được sạch nhằm đảm bảo an toàn. Nếu nhận tiền từ acc khác thì nhận với
số tiền ít, khoảng dưới 300$/1 acc/ngày và 1k/1acc/1 ngày thì an toàn hơn. Không
nên nhận nhiều tiền từ 1 acc trong 1 ngày nhiều lần làm Paypal nghi ngờ và limit
acc của bạn.Nhưng nên giao dịch ít một và đều đặn đừng đột ngột. Acc Paypal
càng lâu thì càng uy tín và đặc biệt là có nhiều giao dịch. Nhưng không nhất thiết
uy tín thì có thể nhận tiền bẩn đâu.
Ngược lại việc send tiền đi cũng phải hạn chế những giao dịch lớn và send nhiều
lần vào 1 acc hay nhiều acc. Tốt nhất là có lịch trình giao dịch thì an toàn. Không
nên send tiền vào các acc đang bị hold hay limit vì dễ khiến cho Paypal nghi ngờ
cả acc Paypal của bạn.
Vấn đề Info và Credit Card cũng có thể làm Paypal Limit. Nhất là các bạn dùng
Info US Reg bank nên trùng name và add và Phone. Paypal sẽ nghi ngờ bạn và tất
nhiên sẽ limit hay close 1 hay 2 acc Paypal đó, kể cả của bạn hay Paypal hợp pháp
của người trùng tên và địa chỉ kia.
Bạn nên Uploand lên Acc Business sử dụng cho thoải mái. Nhưng nên verify trước
rồi Up lên như thế hay hơn là Up rồi mới verify tránh cho Bank ko chấp nhận
verify. Phạm vi của loại acc này cũng lớn. Nhưng được 1 acc xịn thì acc đó đã trải
qua Limit mà bạn đã gỡ limit thành công thì sử dụng dễ hơn. Bạn làm sao cho limit
rồi gỡ và up lên Business sài.
Nguồn tham khảo:
/> /> />viet-nam.html
T r a n g 18 | 19
/> />T r a n g 19 | 19

×