ĐỀ THAM KHẢO 1 - VẬT LÝ 10 – NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1. (1 điểm) Viết công thức liên hệ giữa tốc độ góc với chu kỳ của một chất điểm chuyển tròn đều.
So sánh gia tốc hướng tâm của điểm A nằm trên đường xích đạo của trái đất và điểm B nằm ở vĩ độ 30
0
trong chuyển động tự quay của trái đất quanh trục của nó. Xem trái đất có dạng hình cầu bán kính R.
Câu 2. (1 điểm) Một vật rơi tự do ở độ cao h = 20m tại nơi có gia tốc g=10m/s
2
. Tính quãng đường vật
rơi trong 1 giây cuối cùng?
Câu 3. (1 điểm) Một thuyền máy chạy trên sông có vận tốc dòng chảy là v
NB
. Động cơ của thuyền chạy
với vận tốc không đổi và tính theo mặt nước xuồng có vận tốc 4m/s. Gọi v
x
là vận tốc của xuồng khi
xuôi dòng từ A đến B và v
ng
là vận tốc của xuồng khi ngược dòng từ B về A. Biết v
x
= 1,5v
ng
. Tính vận
tốc dòng nước?
Câu 4. (1 điểm) Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng: x = 5 - 2t +
0,25t
2
(với x tính bằng mét và t tính bằng giây). Hãy viết phương trình vận tốc và phương trình đường đi của chuyển
động này.
Câu 5. (1 điểm) Viết biểu thức lực hấp dẫn và giải thích các đại lượng trong biểu thức. Xác định độ cao
h mà ở đó người ta thấy trọng lực tác dụng lên vật chỉ bằng nửa so với trên mặt đất. Xem trái đất là quả cầu
đồng chất có bán kính trái đất là 6400km.
Câu 6. (1 điểm) Phát biểu định luật III Newton? Viết biểu thức? Tại sao khi nhảy từ trên cao xuống một
đống cát hay một đống rơm thì không nguy hiểm bằng nhảy xuống sân gạch ?
Câu 7. (1 điểm) Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v
0
= 20m/s.
Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất và khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp.
Câu 8. (1 điểm) Có hai lò xo: một lò xo giãn 4cm khi treo vật khối lượng m
1
= 2kg; lò xo kia dãn 1cm khi treo
vật khối lượng m
2
= 1kg. So sánh độ cứng hai lò xo.
A
B
C
x
h
Câu 9. (2 điểm) Một vật có khối lượng m = 1kg bắt đầu trượt từ A ở độ cao h = 1,8m trên mặt phẳng
nghiêng nhẵn không ma sát AB. Lấy g = 10m/s
2
.
a. Tính vận tốc của vật tại B?
b. Trên mặt phẳng ngang Bx có hệ số ma sát µ = 0,2. Tính quãng đường mà vật đi được trên
đoạn BC. Biết vận tốc của vật ở C bằng 1/2 vận tốc của vật tại B, góc nghiêng α = 30
0
? Tính thời gian
vật chuyển động trên mặt phẳng ngang?
ĐỀ THAM KHẢO 2 - VẬT LÝ 10 – NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1. (1 điểm) Phát biểu định luật 1 Newton? Thế nào là quán tính? Dủ bụi ở áo quần là áp dụng
thuộc tính quán tính của vật, hãy giải thích?
Câu 2. (1 điểm) Một chất điểm ngang qua A trên mặt phẳng nghiêng Ox với vận tốc 6m/s, đi lên trên
mặt phẳng nghiêng. Trong suốt thời gian chuyển động trên mặt phẳng nghiêng, chất điểm luôn có gia
tốc a = 1m/s
2
hướng xuống dốc. Chọn gốc tọa độ tại O, chiều dương hướng lên dốc, gốc thời gian là lúc
chất điểm qua A. Biết OA = 20m. Viết phương trình chuyển động và xác định tọa độ cực đại của vật
trên mặt phẳng nghiêng?
Câu 3. (1 điểm) Thế nào là sự rơi tự do? Nêu đặc điểm của sự rơi tự do? Một vật rơi tự do trong thời
gian 3s. Tìm đoạn đường vật rơi trong trong 1s cuối cùng? Lấy g = 10m/s
2
.
Câu 4. (1 điểm) Một lò xo có độ cứng k, chiều dài tự nhiên l
0
. Khi treo vật có khối lượng m
1
= 200g thì
lò xo có chiều dài 52cm. Nếu thay m
1
bằng vật m
2
= 300g thì lò xo có chiều dài 53cm. Tính l
0
và độ
cứng k của lò xo? Lấy g = 10m/s
2
.
Câu 5. (1 điểm) Tìm lực hấp dẫn lớn nhất giữa hai quả cầu bằng chì giống nhau bán kính R = 10cm,
khối lượng bằng nhau m = 1kg. Biết hằng số hấp dẫn G = 6,67.10
-11
Nm
2
/kg
2
.
1
α
1
Câu 6. (1 điểm) So sánh vận tốc góc, vận tốc dài và gia tốc hướng tâm của điểm nằm ở vành ngoài và
điểm nằm ở chính giữa bán kính một bánh xe.
Câu 7. (1 điểm) Một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng trệt lên lầu (khách đứng yên trên thang) mất
thời gian 1 phút. Nếu thang chạy mà khách bước lên đều thì mất thời gian 40s. Hỏi nếu thang ngừng thì
khách phải đi lên trong thời gian bao lâu ? Biết vận tốc của khách so với thang không đổi.
t(s)
20
40
x(m)
20
O
B
C
A
10
Câu 8. (1 điểm) Đồ thị tọa độ – thời gian của một vật chuyển động thẳng có dạng như hình vẽ. Nêu
tính chất của vật trong mỗi giai đoạn chuyển động và viết phương trình tọa độ vật trong giai đoạn BC.
Câu 9. (2 điểm) Một vật khối lượng 0,2kg bắt đầu trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F
có phương nằm ngang, có độ lớn là 1N. Lấy g = 10m/s
2
.
a. Bỏ qua ma sát: tính gia tốc chuyển động của vật.
b. Giả sử có ma sát và vật đạt được tốc độ 4m/s sau khi đi được đoạn đường 2m (kể từ lúc bắt
đầu chuyển động). Xác định hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang.
2
2