Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kiến thức về bệnh nang gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.4 KB, 12 trang )

Bệnh nang gan là gì?
29.03.2007 09:51
Hỏi: Ba của em bị bệnh nang gan, nhưng không biết rõ về bệnh này. Em muốn biết
thông tin cụ thể về bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh, cách điều trị, cách phòng ngừa
(Hoa - Hai Bà Trưng, P.8, Q.3, TP.HCM)
Đáp: Xuất phát từ cấu trúc của gan bao gồm các tế bào gan, mạch máu nuôi gan, đường mật , trên cơ sở đó
các nang cũng có ngưồn gốc xuất phát từ các thành phần trên. Thường thấy nang đường mật, nang mạch… tại
gan. Ngoài ra, một số nang do các bệnh từ xa mang đến gan như nang sán, nang lao.
Tùy theo tính chất, kích thước, khả năng biến chứng và nguyên nhân gây ra nang gan mà có các phương pháp
điều trị khác nhau. Đa số các nang gan là lành tính, kích thước nhỏ, không ảnh hưởng tới chức năng cũng như
chưa có biến chứng gì thì ít khi phải can thiệp, nhưng phải theo dõi định kỳ để xác định tốc độ phát triển của
nang.
Khi có những nguy cơ đe dọa như nang quá to có thể gây vỡ hay biến chứng chèn ép làm tắc đường mật thì
tùy theo trường hợp các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể từ điều trị nội khoa dùng thuốc, đến các thủ thuật nội soi,
tiêm xơ hay phẫu thuật.
Bạn nên đưa ba đi khám siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của nang, khi cần các bác sĩ sẽ cho làm thêm
một số xét nghiệm khác chuyên sâu như máu, chụp CT scan v.v
Chỉ định mổ nang nhưng lại cắt túi mật
(Dân trí) - Bệnh nhân bị nang ống mật chủ, trong nang có sỏi và được bệnh viện Xanh Pôn chỉ định mổ.
Nhưng chỉ đến khi nhận giấy chứng nhận phẫu thuật, bệnh nhân mới phát hoảng khi bác sĩ thông báo rằng đã bị
cắt mất túi mật.
Mất mật mà vẫn… đau
Anh Phạm Hùng Thắng - bệnh nhân bị bệnh viện Xanh Pôn cắt túi mật tỏ ra bức xúc khi nói với chúng tôi về trách
nhiệm và cách xử lý của Ban giám đốc bệnh viện này:
Ngày 26/11/2007, anh Phạm Hùng Thắng nhập viện đa khoa Xanh Pôn do bị đau ở vùng thượng vị. Bác sĩ cho
nằm điều trị tại khoa B Ngoại tổng hợp. Qua quá trình khám, siêu âm (lần 1 tại bệnh viện Xanh Pôn, lần 2 tại dịch
vụ 72 Nguyễn Thái Học) chụp cắt lớp vi tính, thử máu, chụp phổi bác sĩ trưởng khoa Ngoại tổng hợp cho biết anh
bị: nang ống mật chủ (OMC), trong nang có sỏi và cần phẫu thuật cắt nang OMC. Ngày 6/12/2007 anh Thắng lên
bàn mổ, bác sỹ Đông, trưởng khoa Ngoại là người trực tiếp mổ, cách phẫu thuật là mổ phanh và cắt bỏ nang
phải.
5 ngày sau khi mổ, anh Hoàng Phúc Thắng được đưa đi siêu âm, kết quả cho thấy: trong nang còn rất nhiều sỏi


nhưng mật thì đã bị cắt. Vì tin vào tay nghề của các bác sĩ tại đây, bệnh nhân này vẫn yên tâm điều trị tiếp và ra
viện vào ngày 17/12/2007.

“Sau khi về nhà tôi vẫn bị đau như lúc trước khi mổ. Thời gian đầu nghi là triệu chứng sau mổ nhưng cho đến tận
bây giờ tôi vẫn bị những cơn đau hành hạ. Ngày 21/3/2008 tôi vào viện Xanh Pôn khám lại và kết quả vẫn là: túi
mật có nhiều sỏi. Và trong cuộc trao đổi với tôi, bác sỹ Đông cho rằng: bác sĩ siêu âm đã nhầm giữa nang sỏi và
túi mật…”, anh Thắng cho biết.
Chối bỏ trách nhiệm ?
Trong lá thư gửi bệnh viện Xanh Pôn ngày 26/3/2008, anh Hoàng Phúc Thắng nêu ra một số câu hỏi về trách
nhiệm của bệnh viện này. Ngày 2/4/2008, anh Thắng nhận được lá thư trả lời của bệnh viện do TS Nguyễn Thái
Sơn - PGĐ bệnh viện ký trong đó vẫn khẳng định “chỉ định cắt túi mật là hoàn toàn hợp lý, kết quả giải phẫu bệnh
lý là túi mật viêm mãn tính, nhiễm trùng”.
Đa số các nang gan là
lành tính (ảnh: msn.com)
1
Với câu hỏi tại sao bác sỹ lại có thể nhầm giữa túi mật và nang sỏi, bệnh viện Xanh Pôn liệt kê ra 4 lý do: do vị trí
nang ở sau tá tràng và tuỵ. Do vị trí dị dạng bẩm sinh của cổ và túi mật nằm đè lên cuống gan và ống mật chủ.
Đặc biệt, theo giải thích của bệnh viện này là: “do máy và trình độ siêu âm của bác sĩ khác nhau và “Do thời điểm
bệnh nhân đi siêu âm khác nhau” (?).
Trước câu hỏi của bệnh nhân về việc tại sao khi trước khi mổ chẩn đoán là nang sỏi nhưng khi mổ lại cắt túi mật,
bệnh viện Xanh Pôn cho biết: ngoài việc cắt bỏ túi mật là hợp lý với những lý do nêu trên, việc “xử lý” đối với
Nang OMC có 2 cách giải quyết: một là phẫu tích nâng toàn bộ tá tràng và đầu tuỵ để cắt nang và nối ruột tại đây.
Do xác định phương án trên sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, phẫu thuật viên quyết định phương án 2 là để lại
nang trên và sẽ phẫu thuật nội soi qua đường dạ dày.
Tuy nhiên do “hiện nay bệnh viện Xanh Pôn chưa có thiết bị để mổ theo phương án trên” nên cách giải quyết của
bệnh viện Xanh Pôn là… làm giấy chuyển viện cho anh Thắng sang bệnh viện Việt Đức.
Về điều này, anh Thắng khẳng định: “việc phẫu thuật viên quyết định cắt túi mật mà không hề có một lời thông
báo tới tôi và gia đình là điều không thể chấp nhận. Và nếu phẫu thuật viên thực hiện theo phương án hai như
nêu ở trên thì tại sao trong giấy ra viện của tôi lại ghi rằng “bệnh nhân ổn định ra viện””.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Cường, chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết: vụ việc đang được

thanh tra Sở tiến hành kiểm tra, làm rõ. Dự kiến, ngày 12/5 tới đây sẽ có cuộc hội chẩn giữa một số chuyên gia y
tế do thanh tra Sở tiến hành để làm rõ những bức xúc của bệnh nhân Phạm Hùng Thắng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này và cung cấp thông tin tới bạn đọc.
Ngày 1/7, bệnh nhi T.T, 15 tuổi, ngụ tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã được các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp
Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TP.HCM phẫu thuật thành công lấy khối u gan nặng 1 kg có nguy cơ ác tính.
Theo bác sĩ Trần Vĩnh Hậu, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp BV Nhi Đồng 2, bệnh nhân T.T nhập viện cách đây 20
ngày trong tình trạng khá tỉnh táo nhưng khối u ở bụng thì khá to.
Sau khi xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện khối u ở gan với kích cỡ đường kính gần 20 cm, chiếm một nửa phần
gan bên trái và còn lấn sang phần gan bên phải, có nguy cơ là u ác tính nên phải mổ.
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, bệnh nhi đã hồi phục tốt. Các bác sĩ cho biết, nếu sức khỏe bệnh nhi tiến triển tốt sẽ
được xuất viện sau một tuần nữa.
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP U TUYẾN BỌC ỐNG MẬT TRONG GAN
Huỳnh Văn Hiếu*

đặt vấn đề
U tuyến bọc trong gan là bướu hiếm gặp,
(1)
nang có nhiều ngăn ở trong gan. Biểu hiện lâm sàng thường ở giai
đoạn trễ khi bướu lớn tạo nên triệu chứng chèn ép. Sau đây là một trường hợp u tuyến bọc trong gan gặp tại
bệnh viện Ðồng Tháp.
2
Bệnh án
Bệnh nhân nữ Văn T S, 29 tuổi, làm ruộng, cư ngụ tại thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp,
nhập viện lần 1 tại bệnh viện Ða Khoa Ðồng Tháp 10h 15 ngày 24/04/2001 do có u trong ổ bụng.
Bệnh sử: Cách nhập viện 1 tuần, bệnh nhân đau âm ỉ, kèm căng tức ở vùng? thượng vị và hạ sườn phải, lan ra
sau lưng, không sốt, không vàng da vàng mắt. Tiêu tiểu bình thường. Cơn đau tăng dần kèm buồn nôn nên xin
nhập viện.
Tiền căn: Gần 1 năm nay, sau khi sinh, bệnh nhân cảm giác có một khối u ở hạ sườn phải nhưng không gây đau
đớn gì cả.
Khám lâm sàng:

Dấu hiệu sinh tồn: Mạch= 60 l/phút, thân nhiệt 37
o
5, HA= 110/80 mmHg, cân nặng 52 kg
Khám thấy có một khối u to chiếm hơn ? bụng trên và bên (P). Sờ mềm, chắc, không di động. Gõ: đục. Gan lách
không sờ đụng
Cận lâm sàng?
Siêu âm: Vùng trước tụy có một khối với echo kém có vách ngăn nhiều cặn lắng, vách mỏng (Hình 1). Chẩn
đoán: Nang giả tụy.
UIV: đài bể thận hiện hình tốt??????????
Xét nghiệm: Máu: Hct = 36%, BC = 8000 mm
3
,Trung tính 68%, Amylase/máu = 106 v/l
Ngày 11/5, làm CT scan cho thấy tổn thương dạng nang nằm ở bụng bên phải có khả năng là nang gan (Kích
thước 17 cm x 25cm). Chuyển phim lên MEDIC, được chẩn đoán là u nang của gan xuất phát từ đường mật.
Ngày 16/5, bệnh nhân xin về nhưng đến ngày 23/05/2001 nhập viện lần 2 vì đi điều trị thuốc Nam không giảm).
Ngày 25/05: Chọc hút dịch nang dưới siêu âm ở hai vị trí (ngăn dịch loãng và ngăn dịch nhiều cặn lắng màu vàng
rơm). Sau đó bơm thuốc cản quang vào nang và chụp X quang thấy hình ảnh khối u ngấm thuốc đẩy đại tràng
sang bên và xuống dưới (Hình 4)
Kết quả xét nghiệm tế bào:
Ổ 1 (dịch loãng ): GR: 1240/mm
3
????????? N = 38%
??????????????????????????? GB: 120/mm
3
??????????????? L = 62%
Hình 1: CT scan: nang trong gan có nhiều vách ngăn
Hình 2: CT scan: Nang phát triển ngoài gan
3
Hình 3: X quang sau khi bơm thuốc vào nang. Nang lớn đến bờ xương thiêng, đẩy các quai ruột xuống dưới và
sang bên

Ổ 2 (dịch nhiều cặn lắng): GR = 1130/mm
3
N = 39%
???????????????????????????????????????? GB = 110/mm3 L = 61%
Kết quả sinh hóa:
Ổ dịch 1: Ðạm 10g/l, Ðường 0,5mmol/l, Muối 748 mg%, Bilirubin toàn phần 2,4 mmol/l, trực tiếp = 0,2 mmol/l,
gián tiếp = 2,2 mmol/l.
Ổ dịch 2: Ðạm 36g/l, Ðường 0,9mmol/l, Muối 614mg%, Bilirubin toàn phần = 3,6 mmol/l, trực tiếp = 0,6 mmol/l,
gián tiếp = 2? mmol/l
Phẫu thuật ngày 28/5: Cho thấy nang gan dính mặt dưới hạ phân thùy IV. Kích thước # 22cm x 25cm. Có nhiều
vách ngăn, một ngăn ở cực dưới chứa dịch lợn cợn nhiều, các ngăn khác chứa dịch vàng chanh có ít cặn lắng.
Có khoảng 7 lít dịch. Cắt bỏ nang. Chẩn đoán sau phẫu thuật là nang gan.
Ngày 06/06: siêu âm kiểm tra: Bình thường, bệnh nhân khoẻ, vết mổ lành tốt, xuất viện.
Giải phẫu bệnh: U tuyến bọc ống mật trong gan (Cystadenoma of the intrahepatic bile duct).
Bàn luận:
Nang gan thường phát hiện ở mổ tử thi có từ 0,15% - 0,5% được báo cáo.
(3)
Do bẩm sinh hay mắc phải nang
thường được lót bằng một lớp mỏng tế bào thượng bì ống mật.
Tuổi từ 40 - 60 (ở đây bệnh nhân 29 tuổi). Bệnh nang đơn độc nhiều vách ngăn xảy ra ở nữ gấp 4 lần ở nam
(Bệnh nhân đây là nữ). Những ống mật lạc chỗ có từ lúc bào thai phát triển lớn lên và tăng sinh do viêm nhiễm
đã tạo thành nang hoặc do tắt nghẽn ống làm ứ động dịch
Nang thường ở mặt dưới thùy (P) gan kích thước thay đổi từ 1cm - 5cm ( Nang của bệnh nhân này kích thước #
22cm x 25 cm ). Thành mỏng, hơi đục, có mạch máu giãn. Trong có dịch trong hoặc vàng rơm có khi có màu
mật, thường chứa 100ml -200ml dịch (ở đây chứa đến 7000 ml). Khoảng ? trường hợp nang thông với đường
mật. Chẩn đoán phân biệt với Hydatid cyst: dựa vào eosinophile, Casonitest (+) và có tích tụ calci ở thành nang.
Vấn đề điều trị thường hút qua catheter rồi bơm chất làm xơ cứng thành nang. Nếu quá lớn nên phẫu thuật.
Ðây là một trường hợp hiếm thấy trong y văn, nang đơn độc có nhiều ngăn (Non parasitic cyst) được chẩn đoán.
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG LIÊN QUAN ĐẾN GAN


Thói quen của người Việt Nam ta hay ăn rau cải sống , gỏi cá sống , hải sản , thịt tái…… thịt chó ,….những món
ăn thật ngon ….nhưng đâu biết rằng đó là nguồn mang ký sinh trùng :giun , sán ….sán chó , sán lá gan …gây
nên những bệnh gan nguy hiểm mà việc điều trị đôi khi không phải dễ dàng….
4
• Nhiểm trùng do vi khuẩn tiên phát ở gan thường hiếm. Tuy nhiên một số nhiễm trùng toàn thân có thể
gây thay đổi kết quả chức năng gan từ mức độ nhẹ đến vàng da thực sự, hiếm khi có suy gan
• Nhiều loại xoắn khuẩn, ký sinh trùng đơn bào, giun sán, nấm có thể gây bệnh liên quan đến gan.
• Nhiễm xoắn khuẩn capillariasis, giun chó , giun lươn làm tăng đáp ứng viêm và xơ hóa góp phần vào
các biểu hiện ở gan.
• Nhiễm ký sinh trùng sốt rét và Leishmaniasis dẫn đến bệnh trước hết bằng cách phá hủy hệ thống
võng nội mô.
• Nhiễm sán lá gan và giun đũa gây viêm đường mật và phì đại túi mật, sán lá gan thường kèm với ung
thư đường mật.
• Echinococcosis (một giống sán dây ký sinh nhỏ) gây bệnh đường mật rất quan trọng, cần chẩn đóan
phân biệt với bệnh nang gan.
I.BỆNH GAN DO VI TRÙNG
Những bệnh này có thể ảnh hưởng gan trực tiếp, thường biểu hiện trên lâm sàng bởi tình trạng viêm gan cấp
1.LEGIONELLA PNEUMOPHILA
• Viêm phổi là triệu chứng lâm sàng nổi bật, các xét ghiệm về chức năng gan thường xuyên
thay đối, thường không kèm vàng da
• Xét nghiệm Tế bào gan không đặc hiệu
• Điều trị bằng fluoroquinolone hoặc azithromycin
2.STAPHYLOCOCCUS AUREUS ( HỘI CHỨNG SHOCK NHIỄM ĐỘC)
• Bệnh đa cơ quan gây bởi độc tố gây shock nhiểm độc staphylococcal ( TSST-1) với tỉ lệ tử
vong 8%.
• Các dấu hiệu điển hình bao gồm sốt, nổi ban, nôn ói, tiêu chảy, hạ huyết áp và tiến triển
nhanh suy đa cơ quan. Luôn luôn có biểu hiện ở gan với các triệu chứng vàng da, men
gan tăng cao.
5
• Biểu hiện mô học có: nhiễm mở, hoại tử, ứ mật…

• Chẩn đoán xác định bởi cấy + S.aureus từ dịch máu
• Điều trị với nafcillin hoặc vancomycin
3.CLOSTRIDIUM PERFRINGENS
• đi kèm với hoại tử cơ hay hoại thư khi, thường đi kèm nhiễm trùng yếm khí hổn hợp. Bệnh
tiến triển nhanh với đau vết thương tại chỗ, đau bụng, tiêu chảy.
• Vàng da xảy ra ở 20% bệnh nhân, tăng bilirubin gián tiếp
• Điều trị thường là phẩu thuật phối hợp Penicillin và clindamycin hoặc doxycycline
4.LISTERIA MONOCYTOGENES
• Bệnh đặc trưng bởi hội chứng viêm não-màng não và viêm phổi, hiếm liên quan gan hay
nhiễm trùng.
• Trẻ sơ sinh hoặc bệnh nhân với bệnh gan mãn tính tiềm ẩn thường bị nhiễm
• Men gan đặc biệt cao, kèm các biến đổi tế bào gan.
• Điều trị với ampicillin hoặc vài trường hợp với trimethoprim-sulfamethoxazole
5.NEISSEIRIA GONORRHEA
• Phân nửa bệnh nhân với nhiễm trùng gonococcal lan tỏa có các xét nghiệm gan bất
thường, chủ yếu phosphatase alkaline và men AST tăng cao. Vàng da ít gặp.
• Perihepatitis ( hội chứng Fitz-Hugh-Curtis) là biến chứng thường gặp của nhiễm trùng
gonococcal, đặc biệt ở phụ nữ
• Chẩn đoán bằng cấy + N. Gonorrhea ở âm đạo
• Điều trị bằng Cephalosporin thế hệ 3
6.BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI (MELIOIDSIS)
• bệnh do B. pseudomallei là một loại vi khuẩn gram -, gặp nhiều ở vùng Đông Nam Á và An
độ . Lâm sàng thay đổi từ nhiễm trùng không triệu chứng đến nhiễm trùng huyết cấp tính.
• Thể bệnh nặng liên quan đến phổi, dạ dày ruột, gan to, biến đổi mô học gao gồm thấm
nhiễm, đa áp – xe lớn, nhỏ, hoại tử.
• Điều trị bằng kháng sinh beta-lactam 10-14 ngày, sau đó duy trì bằng đưòng uống theo liệu
trình 20 tuần.
7.SHIGELLA VÀ SAMONELLA
* Viêm gan ứ mật có thể góp phần vào nhiễm trùng đường ruột do các chủng Shigella.
Các biến đổi mô học ở gan bao gồm: thấm nhiễm tế bào đa nhân ở cửa gan và xung

quanh, hoại tử và ứ mật.
*Salmonella Typhi gây sốt kiểu thương hàn, thường liên quan đến gan với: viêm gan cấp tính, sốt,
gan to nhẹ vừa, viêm đường mật, viêm túi mật , abces gan có thể xảy ra làm bệnh gan thêm trầm
trọng.
* Bilirubin tăng nhẹ đến trung bình ( 16% các trường hợp), men gan tăng trong 60% các trường
hợp
* các bất thường ở gan dường như không ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh và thường thoái lui sau
2-3tuần điều trị với quinolone, cephalosporin thế hệ 3 hoặc ampi
8.YERSINIA ENTEROCOLITICA
• Thường biểu hiện bởi viêm hồi đại tràng ở trẻ em, viêm hồi tràng đoạn cuối hay viêm hạch
mạc treo ở người lớn.
6
• Bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến gan thường có kèm các bệnh toàn thân khác
như: xơ gan, xơ gan, nhiễm sắc ở các mô
• Thể nhiễm trùng huyết bán cấp thường giống như thương hàn hay sốt rét. Đa ổ abces lan
tỏa có ở gan, lách. Tỉ lệ tử vong khoảng 50%
• Điều trị với fluoroquinolone
9.COXIELLA BURNETII ( Q FEVER)
* Bệnh đặc trưng bởi sốt hồi quy, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, viêm phổi, viêm nội tâm mạc , gan
thường bị tổn thương. Bất thường đáng lưu ý nhất là phosphatase kiềm huyết
thanh tăng cao.
10.RICKETTSIA RICKETTSII ( ROCKY MOUNTAIN SPOTTED FEVER )
Actinomyces israelii ( actinomycosis)
Bartonella bacilliformis (bartoneliosis)
• Có thể lây nhiễm từ heo nhiễm bệnh, súc vật nuôi, dê, cưù….
• Bệnh biểu hiện bằng sốt cao cấp tính, đau khớp, đau đầu, mệt mỏi….
• gan to, bất thường các xét nghiệm chức năng gan….
• Điều trị với doxycycline hoặc kết hợp với gentamycin, streptomycin hoặc rifampin

II. BỆNH GAN DO NHIỄM XOẮN KHUẨN

1.LEPTOSPIROSIS: BỆNH Ở NGƯỜI, BIỂU HIỆN BẰNG HAI HỘI CHỨNG: ANICTERIC LEPTOSPIROSIS HOẶC
ICTEROHEMORRHAGIC (WEIL’S) DISEASE
• Anicteric leptospirosis chiếm hơn 90% các trường hợp. Một số ít các bệnh nhân có gan to,
men gan và bilirubin tăng cao. Bệnh diễn tiến theo hai phase:
• Phase khởi phát: bắt đầu đột ngột, triệu chứng giống nhiễm virus, sốt, máu nhiễm
leptospirose. Phase này kéo dài 4-7 ngày, trong giai đoạn này leptospirae hiện diện ở máu
hoặc dịch não tuỷ.
• Phase tiếp theo: theo sau 1-3 ngày cải thiện và kéo dài từ 4-30 ngày, đặc trưng bởi đau
cơ, ói mửa, chướng bụng , viêm màng não vô trùng có đến 80% bệnh nhân.
• Weil’s disease là một dạng cấp tính nhiễm leptospiro chiếm từ 5-10% các trường hợp.
Bệnh cũng biểu hiện bằng hai phase nhưng kém rõ nét :
• Phase khởi phát : vàng da kéo dài vài tuần
• Phase tiếp theo: sốt có thể cao, với các biểu hiện ở gan, thận. Có thể dẫn đến suy thận,
loạn nhịp tim, viêm phổi xuất huyết Tỉ lệ tử vong từ 5-40%
• Chẩn đoán dựa vào cấy máu và dịch não tủy + trong phase đầu, nước tiểu + trong phase
sau.
• ĐIỀU TRỊ bằng doxycycline 200mg/day. Đa số bệnh nhân hồi phục không để lại di chứng
suy các cơ quan.

2.TREPONEMA PALLIDUM (SYPHILIS)
• Syphilis bẩm sinh
• liên quan đến gan có thể do cơ chế miễn dịch học, bệnh nặng hơn do điều trị với
Penicilline.
7
• Trẻ em sơ sinh có các biểu hiện da niêm rất đặc trưng và viêm xương khớp, hội chứng
gan lách to và vàng da.
• Syphilis thứ phát
• Những biểu hiện không đặc hiệu liên quan tới gan xảy ra 50% trường hợp. Hầu hết các
bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý của hạch bạch huyết tóan thân
• Syphilis muộn

• Tổn thương gan thường gặp nhưng biểu hiện trên lâm sành lặng lẽ.
III.BỆNH GAN DO NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
A/NHIỄM SINH VẬT ĐƠN BÀO
1. Abces gan do Amib
2. Sốt rét: do thoi trùng Plasmodium. Falciparum, P. malaria, P.Vivax, P. Ovale. Thể có tổn thương gan nặng
nhất do P. Falciparum, thường do có kèm viêm gan do virus.
3. Babesiosis: do Babesia species, lây truyền bởi con ve Ixodes dammini. Có biểu hiện giống sốt rét, thường
có thành dịch ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc nước Mỹ.
4. Leismaniasis: do Leismania species, hầu hết do L.donovanii, thường thành dịch bệnh ở các nước Địa
Trung Hải, Trung đông , Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh
5. Toxoplasmosis:
* Do Toxoplasma gondii, được tìm thấy khắp thế giới. Mèo là ký chủ chính, người và các động vật khác là
ký chủ tình cờ do ăn phải kén trứng thụ tinh. Những kén trứng này trưởng thành trong đường ruột người và
trở thành sporozoites – xâm nhập niêm mạc ruột và trở thành tachyzoites. Anh hưởng đến gan chỉ thấy ở
những nhiễm trùn lan tỏa, nghiêm trọng.
* Biểu hiện lâm sàng:
- Có biểu hiện bệnh giống như bệnh mononucleosis với: sốt, ớn lạnh, đau đầu, bệnh hạch bạch huyết
* Chẩn đoán: tốt nhất là phát hiện bằng kháng thể đặc hiệu IgM or IgG bằng phương pháp EIA hoặc cô lập
T.Gondii từ máu, dịch tiết cơ thể hoặc mô.
* Điều trị: Liệu pháp kháng sinh: Pyrimethamine và Sulfadiazine X 3-4 tuần

B/NHIỄM GIUN SÁN:
a. Nematodes
• Ascariasis
• Toxocariasis
• Hepatic Capillariasis
• Strongyloidasis
• Trichinosis
b. Trematodes
• 1. Schistosomiasis

2. Fascioliasis
3. Clonochiasis and opisthorchiasis
c. Cestodes
. Echinococcosis
IV.BỆNH GAN NHIỄM NẤM
Nhiểm Nấm Candidia:
8
• Các chủng Candida được tìm thấy khắp thế giới. Chúng có thể gây nhiểm trùng toàn thân ở những
người suy giảm miễn dịch, gan cũng bị nhiễm nấm khi bệnh lan toả toàn thân và đa cơ quan
• Một số bệnh cảnh có thể thúc đẩy tình trạng nhiễm nấm lan tỏa: có thai, suy giảm miễn
dịch, HIV, tiểu đường, thiếu Fe và Zn trầm trọng
• ĐIỀU TRỊ với Amphotericin B IV hoặc kết hợp với Itraconazole, Fluconazole
Nhiễm HistoPlasma:
Nhiễm với Histoplasma capsulatum thường xảy ra trong vùng dịch và đa số bệnh nhân không có
triệu chứng. Các bệnh có TC thì chủ yếu lá các TC ở phổi
Đ iều trị với Amphotericin B, sau đó là Itraconazole
NGHIÊN CỨU BƯỚC ÐẦU TÁC DỤNG PHỤ CỦA ALFA INTERFERON TRONG QUÁ TRÌNH ÐIỀU TRỊ VIÊM
GAN SIÊU VI MÃN TÍNH
TÓM TẮT:Mục đích của cuộc nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng phụ của alfa interferon(IFN) trong quá
trình điều trị viêm gan siêu vi mãn tính. Từ tháng 9 năm 1995 chúng tôi đã tiến hành điều trị cho 50 bệnh nhân
viêm gan siêu vi mãn tính ,theo dõi kỹ lưởng tác dụng phụ xảy ra , mối tương quan giữa các tác dụng phụ đó
với tổng liều điều trị ,thời gian điều trị ,triệu chứng bệnh gan ,tuổi,phái Các tác dụng phụ như nhức đầu,đau
cơ,đau khớp xảy ra hầu hết bệnh nhân thường vào lúc mới bắt đầu điều trị .Tùy triệu chứng tỉ lệ xảy ra có
thể từ 2 % đến 80% .Các tác dụng phụ này thường không cần phải chỉnh liều.Interferon có thể gây ra những
bệnh lýngoài gan tự phát tỉ lệ 26%,các tác dụng phụ này thường đòi hỏi phải giảm liều hay ngưng điều trị,tỉ lệ
phải giảm liều 4%, ngưng điều trị 6%.Tác dụng phụ đe dọa tính mạng xảy ra 4%,tử vong chưa thấy.Phần lớn
tác dụng phụ này thường mất đi sau khi ngưng điều trịvà liều điều trị càng cao thời gian điều trị càng dài thì
tác dụng xảy ra càng nhiều.
MỞ ÐẦU
Interferon (IFN) là một kháng virus ,kháng lại sự xơ hóa , có đặc tính liên quan miễn dịch được sử dụng rộng

rãi trên thế giới từ những năm cuối của thập niên tám mươi cho việc điều ntrị viêm gan siêu vi B và C mãn
tính .Nhưng ở VN chỉ mới được sử dụng vài năm nay có thể là do giá thành cao chưa thích hợp cho điều kiện
kinh tế nhưng một mặt cũng là do phía bệnh nhân và thầy thuốc còn e ngại khi sử dụng IFN vì tác dụng phụ
của nó.
Tác dụng phụ của IFN có thể chia thành 4 nhóm:1/Tác dụng phụ phổ biến nhẹ,không nguy hiểm ,không cần
thiết phải giảm liều, 2/Sự xuất hiện những bệnh lý ngoài gan quan trọng cần thiết giảm liều hay ngưng điều trị,
3/Tác dụng phụ đe dọa tính mạng4/Tác dụng phụ gây tử vong. Trong nhiều nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế
giới các tác dụng phụ nặng của IFN thường có tỷ lệ thấp .Một sốphụ thuộc vào tổng liều điều trị và thời gian
điều trị .Vấn đề tuôỉ tác, giới tính ,thời gian mắc bệnh cũng có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tác dụng phụ
trong thời gian điều trị IFN.
Ở khoa gan Medic cũng tiến hành điều trị VGSV B,C mãn tính bằng IFN ,chúng tôi đã theo dõi kỹ lưỡng tác
dụng phụ của IFN ,đánh giá mối liên quan của tác dụng phụ với các yếu tố khác hằng mong có được phương
hướng và sự chuẩn bị tốt cho việc điều trị IFN đối với bệnh nhân VN.
I.ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
_Chúng tôi đã tiến hành điều trị 50 bệnh nhân viêm gan siêu vi mãn tính ,đặc điểm của bệnh nhân được cho ở
bảng 1.Ða số tập trung ở lứa tuổi từ ba mươi đến năm mươi tuổi,nam (88%) nhiều hơn nữ (12%), phần lớn là
viêm gan siêu vi C mãn tính(40%).
_Các bệnh nhân được lập bệnh án theo dõi kỹ lưỡng tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị
_Mối liên quan giửa tác dụng phụ với lứa tuổi, phái tính, loại viêm gan siêu vi.Mối liên quan giữa ?ổng liều
điều trị cũng như thời gian điều trị đều được xem xét kỹ lưỡng.
Tổng liều điều trị được cho là cao nếu lớn hơn 200 MU, thấp nếu nhỏ hơn 200 MU.Thời gian điều trị dài nếu
lớn hơn 16 tuần ,ngắn nếu nhỏ hơn 16 tuần
_Phép kiểm X2 được dùng để so sánh sự khác nhau giửa các tỷ lệ
Bảng 1 ÐẶC ÐIỂM LÂM SÀNG CỦA 50 BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI MÃN TÍNH ÐIỀU
TRỊ INTERFERON ALFA
9
ÐẶC ÐIỂM SỐ BỆNH NHÂN (%)

TUỔI
0-10


0(0%)
11-20 1 (2%)
21-30 9 (18%)
31-40 14 (28%)
41-50 15 (30%)
51-60 11 (22%)
61-70 0 (0%)
>70 0 (0%)

PHÁI


NAM 44 (88%)
NỮ 6 (12%)

LOẠI VIÊM GAN
B
C
B+C
18 (36%)
20 (40%)
12 (24%)

LOẠI IFN SỬ
DỤNG
RECOMBINANT
Nang gan chữa thế nào?
Tại gan có thể có nhiều nang gặp trong bệnh gan thận đa nang, khi đó trong gan có nhiều nang và thường kèm
theo có nhiều nang tại thận. Đối với trường hợp có một nang trong gan thì có thể là nang đơn độc do ký sinh

trùng hoặc không do ký sinh trùng, ở Việt Nam thì chủ yếu là không do ký sinh trùng, nang này chứa dịch trong
suốt, nếu không biến chứng nhiễm khuẩn hoặc không gây đau thì không cần điều trị. Do vậy nếu nang gan của
bạn tình cờ siêu âm phát hiện ra mà không có triệu chứng thường không phải do ký sinh trùng. Với nang gan
kích thước 3 x 2,5 cm mà không gây biến chứng thì không cần điều trị. Bạn có thể sinh hoạt bình thường.
Khoảng 6 tháng - 1 năm đi kiểm tra siêu âm một lần, nếu nang to nhanh gây đau hoặc không to nhưng nang nằm
vị trí gần vỏ gan có thể gây đau, khi đó cần đến chuyên khoa tiêu hóa để chọc hút dịch nang.
• Bạn đến BS chuyên khoa thăm khám định kỳ nếu thấy có dấu hiệu bất thường vùng Hạ sườn phải.
Còn nếu như cơ thể bình thường thì an tâm chẳng vấn đề gì cả!
Chúc vui khỏe!
Xuất phát từ cấu trúc của gan bao gồm các tế bào gan, mạch máu nuôi gan, đường mật , trên cơ sở đó các
nang cũng có ngưồn gốc xuất phát từ các thành phần trên. Thường thấy nang đường mật, nang mạch… tại gan.
Ngoài ra, một số nang do các bệnh từ xa mang đến gan như nang sán, nang lao.
Tùy theo tính chất, kích thước, khả năng biến chứng và nguyên nhân gây ra nang gan mà có các phương pháp
điều trị khác nhau. Đa số các nang gan là lành tính, kích thước nhỏ, không ảnh hưởng tới chức năng cũng như
chưa có biến chứng gì thì ít khi phải can thiệp, nhưng phải theo dõi định kỳ để xác định tốc độ phát triển của
nang.
10
Khi có những nguy cơ đe dọa như nang quá to có thể gây vỡ hay biến chứng chèn ép làm tắc đường mật thì
tùy theo trường hợp các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể từ điều trị nội khoa dùng thuốc, đến các thủ thuật nội soi,
tiêm xơ hay phẫu thuật.
Nên khám siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của nang, khi cần các bác sĩ sẽ cho làm thêm một số xét
nghiệm khác chuyên sâu như máu, chụp CT scan v.v
PHẪU THUẬT NỘI SOI TIÊU HÓA
Nguyễn Ðình Hối*
* Bộ môn Ngoại Tổng quát - Ðại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Phẫu thuật đã ra đời từ nhiều thế kỷ nhưng mới thực sự phát triển từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay, phẫu thuật đã với
tới hầu hết các cơ quan, các bộ phận của cơ thể con người, từ bộ óc, trái tim, lá phổi, buồng gan, quả thận, thực
quản, dạ dày, ruột non, ruột già, tử cung, bàng quang, chân tay, đầu mặt cổ, mắt, tai mũi họng đến mạch máu,
thần kinh. Trong thời chiến cũng như trong thời bình, phẫu thuật đã mang lại nhiều kết quả rất tốt đẹp, đã cứu
tính mạng không biết bao nhiêu người, đã chữa được nhiều bệnh tật hiểm nghèo, giúp nhiều người tránh khỏi tàn

tật, tàn phế. Phẫu thuật đã đem lại sức khỏe và sự thoải mái dễ chịu cho hàng triệu triệu người, góp phần nâng
cao năng suất lao động cho xã hội.
Ích lợi to lớn như vậy, nhưng mọi phẫu thuật dù nhỏ đến đâu cũng đều có khả năng gây những tai biến, những
biến chứng, trong đó có những tai biến, những biến chứng chết người. Nhiều phẫu thuật đã để lại những di
chứng gây nhiều phiền phức trong cuộc sống hàng ngày. Ðiều chắc chắn nhất là phẫu thuật dù nhỏ đến đâu
cũng để lại trên cơ thể người bệnh một hay nhiều vết sẹo. Bản thân vết sẹo có những rắc rối của nó. Trong phần
lớn các trường hợp, đường mổ phải khá dài vì đường mổ càng dài, đi vào thương tổn càng dễ dàng và thao tác
càng thuận lợi. Quan điểm "Phẫu thuật viên lớn, đường rạch dài" (Grand chirurgien, Grandes incisions - Big
surgeons make Big incisions) đã một thời gian dài ngự trị trong phẫu thuật.
Trong vài chục năm qua, những phát minh kỹ thuật và những cải tiến dụng cụ đã được áp dụng trong mọi lãnh
vực của ngành Y Dược. Chúng đã làm thay đổi nhiều những hiểu biết về sinh bệnh học, về công tác chẩn đoán
và công việc điều trị. Trong bài này, chúng tôi đề cập đến một vấn đề đang được mọi người, đặc biệt là các phẫu
thuật viên quan tâm, đó là Phẫu thuật nội soi. Với tính chất chuyên khoa nghề nghiệp, chúng tôi chỉ nó tới một
lãnh vực, đó là Phẫu thuật nội soi ở Gan Mật Lách Tụy và ở Ðường tiêu hóa.
PHẪU THUẬT NỘI SOI
Phẫu thuật nội soi (Endoscopic Surgery) vào ổ bụng không bằng đường rạch dài ở thành bụng như trong Phẫu
thuật mở mà chỉ cần rạch thành bụng một đường khoảng 1cm để đưa camera vào và dùi 2 hay 3 lỗ để đưa các
dụng cụ vào khoang phúc mạc. Với đường rạch ngắn, thành bụng bị xâm phạm ít nên còn được gọi là Phẫu
thuật xâm phạm tối thiểu (Minimally Invasive Surgery). Phẫu thuật nội soi thực hiện được là nhờ có Video nên
còn có tên Phẫu thuật có Video trợ giúp (Video-assisted Surgery).
Từ Endoscopic Surgery dùng chung cho phẫu thuật nội soi. Khi mổ ở bụng, dùng từ Laparoscopic Surgery hay
Coelioscopic Surgery. Khi mổ ở lồng ngực, gọi là Thoracoscopic Surgery Các dụng cụ mổ mỗi ngày một cải
tiến, dụng cụ càng nhỏ đường rạch càng ngắn. Ðường rạch càng ngắn, tổn hại thành bụng càng ít. Cắt túi mật
với đường rạch rất ngắn và dụng cụ nhỏ được gọi là Needle Cholecystectomy hay Mini-site Cholecystectomy.
PHẪU THUẬT NỘI SOI GAN MẬT
Cắt túi mật
Phẫu thuật Cắt túi mật nội soi được Phillip Mouret thực hiện lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987 tại thành phố
Lyon nước Pháp. Cắt túi mật nội soi được coi là phẫu thuật nội soi đầu tiên. Do có nhiều ưu điểm nên nó lan rất
nhanh sang các cơ sở phẫu thuật khác trong nước Pháp (Dubois ở Paris, Périssat ở Bordeaux ) và các nước
khác (Nathanson và Cuschieri ở Scotland, Mac Kernan và Saye ở Mỹ). Ở Mỹ, năm 1992, phẫu thuật Cắt túi mật

nội soi chiếm 80% các trường hợp cắt túi mật. Năm 1995 ở Pháp, tỉ lệ đó cũng là 80%. Ở Việt nam, phẫu thuật
Cắt túi mật nội soi đầu tiên được thực hiện ngày 23 tháng 9 năm 1992 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Những năm kế
tiếp, một số bệnh viện của TPHCM, Hà Nội rồi bệnh viện của một số tỉnh đã thực hiện phẫu thuật này. Cho tới
ngày hôm nay con số Cắt túi mật nội soi trong toàn quốc khoảng 6000 trường hợp. Tỉ lệ Cắt túi mật nội soi so với
mổ hở cũng mỗi ngày một tăng. Tại BVÐHYDTPHCM, tỉ lệ Cắt túi mật nội soi năm 1996 là 72%, năm 1997 là
76%, năm 1998 là 87%, năm 1999 là 96%.
11
Cắt túi mật nội soi lúc đầu được sử dụng trong bệnh Sỏi túi mật, Viêm túi mật mãn tính, rồi Viêm túi mật cấp tính.
Gần đây có công trình thực hiện cho Túi mật rối loạn vận động. Kỹ thuật cắt túi mật nội soi đơn giản nên nó được
coi là phẫu thuật nội soi đầu tay của các phẫu thuật viên tiêu hoá.
Ðưa camera vào ổ bụng bằng đường rạch 1cm ngay dưới rốn, cũng là đường để lấy túi mật ra. Ðưa kềm, kéo,
ống hút, clip, chỉ, gạc vào bằng hai lỗ nhỏ, một ở dưới mũi ức và một ở dưới bờ sườn phải. Trong mổ Cắt túi
mật nội soi, có thể đặt catête vào ống mật chủ, bơm thuốc cản quang chụp đường mật. Phẫu thuật Cắt túi mật
nội soi có thể kết hợp với phẫu thuật Mở ống mật chủ lấy sỏi.
Tai biến gặp nhiều nhất và nặng nề nhất của Cắt túi mật nội soi là thương tổn ống mật chủ (cột, thủng, đứt đôi,
mất đoạn, hẹp). Các tai biến khác có thể gặp nhưng không đáng ngại.
Lấy sỏi đường mật chính
Bệnh sỏi đường mật rất nhiều. Phẫu thuật kinh điển là mở ống mật chủ lấy sỏi và dẫn lưu đường mật bằng ống
hình chữ T. Hiện nay người ta đang muốn thực hiện kỹ thuật mở ống mật chủ không dẫn lưu đường mật.
Với sỏi trong ống mật chủ không nhiều, người ta có thể lấy bằng phẫu thuật nội soi. Lợi điểm của phẫu thuật nội
soi lấy sỏi ống mật chủ là sau mổ ít dính. Ít dính đỡ gây khó khăn cho những lần mổ sau vì bệnh sỏi đường mật
có thể phải mổ nhiều lần do sỏi tái phát. Nhược điểm của phẫu thuật là rất khó khăn khi bệnh nhân đã có tiền sử
mổ mật vì sau mổ mật thường rất dính. Với loại thương tổn này, có thể sử dụng phương pháp Nội soi mật tụy
ngược dòng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nên rất được ưa chuộng, sử dụng mỗi khi có chỉ định và có
điều kiện.
Với những trường hợp sỏi nhiều lấp đầy trong đường mật thì lấy sỏi qua phẫu thuật nội soi rất khó khăn, nên
thường phải dùng phẫu thuật mở. Với những trường hợp sỏi nằm ở các đường mật trong gan nhất là khi có hẹp
dưới chỗ sỏi nằm thì không thể lấy qua phẫu thuật nội soi mà phải mổ hở lấy qua đường mở ống mật chủ hay
Cắt gan. Gần đây người ta sử dụng phương pháp Lấy sỏi qua da.
Ở Việt nam đã có nhiều bệnh viện thực hiện phẫu thuật Lấy sỏi ống mật chủ nội soi, nhưng đang trong thời kỳ

tập sự, cải tiến kỹ thuật, tìm kiếm chỉ định nên chưa có số liệu lớn được công bố chính thức. Hy vọng trong tương
lai có đầy đủ dụng cụ, phẫu thuật Lấy sỏi đường mật nội soi được sử dụng nhiều hơn.
Cắt chỏm nang gan
Trước khi có siêu âm dùng trong Y học, Nang gan được coi là bệnh hiếm. Từ khi siêu âm được dùng để rà tìm
bệnh ở gan mật, Nang gan không hiếm. Nang gan có khi đơn độc, có khi vài ba cái hoặc nhiều. Nang gan có thể
không có triệu chứng, nhưng cũng có thể đau tức khó chịu. Chỉ nên mổ khi bệnh nhân cảm thấy đau tức khó chịu
hoặc đau thực sự hay nang nhiễm trùng. Có một số nang gan hóa ác.
Phương pháp mổ là cắt chỏm nang. Sau cắt chỏm, nang thông thương với ổ bụng tự do. Ðường cắt là một
đường vòng, càng sát chủ mô lành càng tốt để lấy đi tối đa mô gan bệnh. Chỏm nang là một màng mỏng hay
dầy.
Kỹ thuật mổ đơn giản, chỉ cần cắt và cầm máu, không có đường khâu, không có miệng nối, phẫu thuật nội soi rất
thích hợp. Trước khi mổ cần xác định vị trí nang gan, nằm ở phân thùy nào hay hạ phân thùy nào, thành chỏm
nang gan dầy hay mỏng. Phẫu thuật tiến hành đơn giản nếu chỏm nang nằm ở mặt dưới hay mặt trước của gan,
sẽ khó khăn khi chỏm nang nằm ở đỉnh gan nơi hạ phân thùy VIII.
Ðã nhiều bệnh viện của chúng ta thực hiện phẫu thuật cắt chỏm nang gan, không có tai biến phẫu thuật, kết quả
tốt.
Cắt gan
Các chỉ định của Cắt gan là Ung thư tế bào gan nguyên phát, Sỏi đường mật trong gan, U máu của gan. Các
thương tổn này có thể ở bên phải, có thể ở bên trái, có thể ở cả hai bên gan. Phẫu thuật Cắt gan là một phẫu
thuật lớn. Tuy có các phương pháp cắt gan khô của Lortat-Jacob, của Tôn Thất Tùng nhưng lo ngại nhất vẫn là
chảy máu, nhất là khi thương tổn nằm ở gan phải.
Trong mổ mở, khống chế chảy máu dễ dàng hơn và kịp thời hơn. Vì vậy phẫu thuật Cắt gan nội soi chưa phải là
phẫu thuật ưa dụng. Nếu có cũng chỉ là ở thùy trái, khi thương tổn còn nhỏ, khu trú và ở xa tĩnh mạch cửa, tĩnh
mạch chủ dưới. Ở nước ta chưa thấy thông báo về Phẫu thuật Cắt gan nội soi.
12

×