Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Giải pháp phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.59 KB, 71 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thái Bình là tỉnh duyên hải khu vực đồng bằng Sông Hồng, là tỉnh có
địa hình khá đặc biệt khi diện tích hoàn toàn là đồng bằng, đường bờ biển dài
hơn 50km cùng với nhiều con sông chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển ngành nông nghiêp, thuỷ, hải sản nước ngot, nước mặn và nước lợ.
Là một tỉnh thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nông
nghiệp là chính, trong những năm gần đây, với sự phát triển của ngành thuỷ
sản cả nước thì nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Bình thực sự tạo được những bước
đột phá và ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình khi đóng góp không
nhỏ vào GDP của toàn tỉnh, đồng thời nâng cao nguồn thu nhập ổn định cho
người sản xuất, tạo một diện mạo mới cho nông thôn Thái Bình. Tuy nhiên,
NTTS đã và đang phải đối chọi với nhiều khó khăn thách thức trước ảnh
hưởng bởi những biến động không ngừng của kinh tế thế giới, sự biến đổi khí
hậu, các rào cản kỹ thuật của nhiều nước nhập khẩu (nhất là cá tra). Nhiều
vấn đề phục vụ phát triển NTTS, bất cập như: Đầu tư cơ sở hạ tầng; Cảnh báo
môi trường và quản lý dịch bệnh; Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm; Hợp
tác, chia sẻ giữa người nuôi và cơ sở chế biến xuất khẩu; Quản lý Nhà nước
về con giống, thức ăn, thú y thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm…
Chính vì vậy mà phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản thực sự
là một bài toán đặt ra đòi hỏi phải có giải pháp thích đáng khi mà việc phát
triển ngành một cách bền vững luôn là động lực, là tiền đề cho ph át tri ển
kinh tế tỉnh nhà. Đó chính là lí do mà t ôi quyết định chọn đề tài “ giải pháp
phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thái Bình”
1
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản
1. Thế nào là hoạt động nuôi trồng thủy sản
Theo khái niệm của FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản là nuôi trồng các


loài sinh vật trong môi trường nước ngọt và nước mặn, lợ, bao gồm áp dụng
các kĩ thuật vào quy trình chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu cá
nhân hay sở hữu tập thể. Là chuyên môn hóa hẹp của ngành thủy sản
Nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu cho hoạt động
chế biến thủy sản sản xuất. Nuôi trồng thủy sản ngày càng được quan tâm khi
mà nhu cầu thực phẩm về các loại thủy sản đang tăng lên cả về số lượng và
chất lượng khi mà ngành khai thác không thể đáp ứng được.
Có thể hiểu, Nuôi trồng thủy sản là tập hợp các biện pháp kỹ thuật áp dụng
trên một diện tích thủy vực nhằm mục đích kinh tế xã hội môi trường đề ra
Nuôi trồng thủy sản 1 mặt phải áp dụng các quy trình kĩ thuật đối với vật
nuôi, mặt khác cũng cần có các biện pháp kinh tế thích hợp về quy hoạch
vùng sản xuất. thị trường đầu ra cho sản phẩm
Theo giáo trình Kinh tế nông nghiệp của trường đại học Kinh tế quốc
dân Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của ngành nuôi trồng thủy sản. Nó ra
đời bắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống khi mà sản lượng khai thác thủy sản ngày
càng có nguy cơ cạn kiệt. Nước ta có một tiềm năng to lớn để phát triển
ngành thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy
trì, bổ sung tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm mục đích cung cấp sản
phẩm tiêu dùng của dân cư cung cấp nguyên liệu cho hoạt động xuất nhập khẩu
2
2.Vai trò của nuôi trồng thủy sản
2.1. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cấu xã hội
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếu
cho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản phẩm
có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không có sản
phẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được. Nuôi trồng thuỷ
sản cũng là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con người như
cá, tôm, cua, ghẹ…những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con
người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội. Xã hội ngày

càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu của
con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những loại thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thuỷ sản là một trong những sản phẩm
như thế.
Ở tầm kinh tế vĩ mô,dưới góc độ nền kinh tế quốc dân, ngành nuôi trồng
thủy sản đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm đáp ứng đuược nhu cầu cụ
thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn
2.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng trong tăng tưởng
chung của ngành thuỷ sản và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của
nuôi trồng thuỷ sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo
thành những sản phẩm có giá trị dinh dưõng và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu
thụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp
cho nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng
của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành thuỷ sản phát triển mở ra một cơ hội
mới cho nền kinh tế của đất nước.
3
2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, tỉ trọng đóng góp của khu vực nông lâm thủy sản
vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm, đây là xu hướng phù hợp với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong khi tỉ trọng đóng góp của
ngành nông lâm thủy sản giảm thì tỉ trọng của ngành thủy sản lại có xu hướng
tăng. Đây là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu trong khu vực nông lâm
thủy sản theo hướng tiến bộ để khai thác có hiệu qủa thế mạnh của mặt nước
và các nguồn lợi thủy sản mà nguyên nhân là: Việt Nam có đầy đủ điều kiện
để phát triển một cách toàn diện nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn
ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng canh tác đất đai là
định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì ngày nay việc tiến
ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế
công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình, hồ chứa thủy điện đã được
xây dựng khiến cho nước mặn ngoài biển thâm nhập vào vùng cửa sông, ven
biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn có thể coi như
một thảm họa, nhưng đối với nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ thì nước mặn
có thể coi như một nhận thức tiềm năng mới vì hoạt động nuôi trồng thủy sản
có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được
chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá
thủy sản trên thế giới trong những năm gần đây tăng đột biến, cấp bách.
Chính phủ đã đưa ra nghị quyết số 09NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi
diện tích nuôi trồng thủy sant ngày càng diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp.
Qúa trình chuyển đổi diễn ra với tốc độ mạnh, nhanh va thu được hiệu quả
kinh tế xã hội đáng kể từng bước góp phần thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu
cho nông thôn
4
2.4. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập
Cùng với khai thác thủy sản thì nuôi trồng thủy sản hàng năm thu hút
một lực lượng lao động đông đảo tham gia. Nuôi trồng thủy sản là nghề phát
triển ở hầu hết các địa phương cả nước với hình thức chủ yếu là hộ gia đình
nên trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động tạo nên nguồn thu nhập quan
trọng góp phần xóa đói giảm nghèo .
Bên cạnh đó thì hiệu quả của nuôi trồng thủy sản cao hơn so với các lĩnh
vực khác trong nông nghiệp nên cùng với việc chuyển đổi diện tích trồng luá,
trồng muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã tạo ra nguồn thu nhập
lớn hơn góp phần nâng cao mức sống của người dân
. Ngoài ra ngành thủy sản cũng lập ra nhiều chương trình xóa đói giảm
nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản đến vùng sâu
vùng xa,không những góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần
xóa đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, hình thức nuôi trồng thủy sản đã

chuyển mạnh từ hình thức nuôi quảng canh sang hình thức nuôi quảng canh
cấp tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi còn áp dụng nuôi
thâm canh theo mô hình nuôi công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi
tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất lớn đã hình thành, một bộ
phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng và nhiều hộ gia đình
đã thoát nghèo đói nhờ nuôi trồng thủy sản
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc
làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản
xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các
vùng ở nông thôn và ven biểnNuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng góp phần
giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị.
Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống của
của người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn. Và các sản phẩm thuỷ sản
5
cũng đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của nhân dân từ những sản phẩm
bình dân như cá, tôm đến những mặt hàng sa sỉ như ghẹ, cua biển, tôm hùm…
Nó sẽ làm thoả mãn nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư.
2.5 Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số
ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác. Các sản phẩm thuỷ sản ngoài phục vụ
nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư, thì một phần lớn được cung cấp cho các
nhà máy chế biến làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Có một đặc
điểm dễ dàng nhận thấy là thông qua hoạt động chế biến thì giá trị của các sản
phẩm thuỷ sản được nâng tầm giá trị. Việc chế biến các sản phẩm thuỷ sản
dùng công nghệ bao gói chủ yếu nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế
giới. Để các sản phẩm này thực sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc
thì chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặt ra là
phải đảm bảo chất lượng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra
khi có sản phẩm sạch.
3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản

3.1. Thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế đươc
Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật gắn với môi trường
nước, nếu tách chúng ra khỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tại được.
Từ đặc điểm này cho ta thấy được nuôi trồng thuỷ sản là một ngành tương đối
phức tạp so với các ngành khác. Cứ ở đâu có nước thì ở đó có khả năng nuôi
trồng thuỷ sản. Do vậy nuôi trồng thuỷ sản có khả năng phát triển ở mọi nơi, mọi
vùng địa lý. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại thuỷ vực mà có đối tượng
nuôi trồng phù hợp như nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ. Thuỷ vực còn là tư
liệu sản xuất đặc biệt bởi vì nó khác với các tư liệu sản xuất khác, nếu biết sử
dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thuỷ vực không những không bị hao mòn,
chất lượng không giảm đi qua quá trình sử dụng mà còn tốt lên.
6
3.2 Đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các sinh vật thủy sinh
Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản
là các cơ thể sống. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh
trưởng, phát triển, diệt vong). Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với những
điều kiện ngoại cảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ
gây ảnh hưởng đến bản thân các vật nuôi này. Các ảnh hưởng của điều kiện
bên ngoài như: gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán… đều ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của chúng.
Vì vậy, khi nắm băt được các quy luật sinh học của các đối tượng
nuôi( các sinh vật thủy sinh), hạn chế tối đa những tác động không tốt từ môi
trường bên ngoài thì chất lượng sản phẩm NTTS được nâng lên rất nhiều và
giảm thiểu được những chi phí phát sinh nếu như người nuôi trồng không hạn
chế được những tác động không tốt của ngoại cảnh đến các đối tượng nuôi
3.3. Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ
Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển và phát triển của động vật
thuỷ sinh mà con người tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng,
chăm sóc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc sống. Tuy nhiên, nuôi
trồng thuỷ sản cũng phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên do đó mà

thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khít nhau đến tính thời
vụ trong nuôi trồng thuỷ sản.
Tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản đã dẫn đến tình trạng người lao
động có lúc rất bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi.
Đặc điểm này đòi hỏi trong nuôi trồng thuỷ sản một mặt phải tôn trọng
tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng cách: Đối với nuôi
trồng thuỷ sản phải cần tập trung nghiên cứu các giống loài thuỷ sản có thời
gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm, có như thế mới
thu được hiệu quả cao trong NTTS.
7
3.4. Nuôi trồng thủy sản mang tính vùng rõ rệt
Nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho thấy ở đâu
có thuỷ vực và lao động thì ở đó khả năng nuôi trồng thuỷ sản.
Tuy nhiên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện về nguồn
nước và thời tiết
Từ đặc điểm này đòi hỏi các vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều
kiện nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn để phát triển nuôi trồng hợp lý đem lại
hiệu quả cao.
II. Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản
1. Thế nào là phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới năm 1992, phát triển
nông nghiệp là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tính chất và kĩ thuật nhằm
đảm bảo và thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cho cả hiện tại
và tương lai. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp sẽ đảm bảo không
làm tổn hại đến môi trường, không làm giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về
công nghệ và kĩ thuật, có hiệu quả kinh tế và được chấp nhận về mặt xã hội
trong đó có phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.
Vậy phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản là sự phát triển toàn
diện lâu dài trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường

2. Phát triển bền vững
2.1 Bền vững về mặt kinh tế:
Bền vững về mặt kinh tế thể hiện ở sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế
ngành trên cơ sở cân đối ngành với việc sử dụng cá điều kiện nguồn lực hợp
lý, đặc biệt trong sử dụng công nghệ sạch, cơ cấu GDP lành mạnh, nhằm đảm
bảo cho tăng truởng GDP lâu dài ổn định, tỉ lệ đóng góp của ngành cao hơn,
ổn định hơn
8
Cùng với đó cần có sự ổn định trong cơ cấu ngành thủy sản như chuyển
biển về cơ cấu nuôi trồng thủy sản cần tích cực hơn, chuyển dần từ nuôi trồng
những loại mặt hàng sơ chế có gía trị thấp sang những mặt hàng có giá trị cao
hơn. Tỷ trọng nuôi trồng thủy sản của ngành cần đạt tốc độ cao hơn, ổn định
hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn ngành. Mặt khác, bền
vững về mặt kinh tế của nuôi trồng thủy sản còn thể hiện ở sự ổn định và phát
triển thị trường đầu ra, một mặt giữ vững và khai thác thị trường, một mặt áp
dụng công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, nâng cao
sự cạnh tranh của hàng Việt Nam
2.2 Về mặt xã hội:
Sự phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản cần đặt mục tiêu phát triển vì
con người lên hàng đầu như hạn chế khoảng cách giàu nghèo, tạo công ăn
việc làm đảm bỏa nguồn dinh dưỡng cho dân cư… Trong công cuộc xóa đói
giảm nghèo, một mục tiêu hàng đầu của phát triển bền vững về mặt xã hội,
ngành thủy sản vừa qua đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản được đảng và nhà
nước khẳng định là một biện pháp hữu hiệu. Tác động của ngành nuôi trồng
thủy sản đến xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua không thể phủ nhận,
nhiều hộ gia đình chuyển từ sản xuất trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang
phát triển ao hồ nuôi trồng thủy sản, không chỉ tăng thu nhập cho các hộ gia
tham gia nuôi trồng mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho các hộ làm trong
lĩnh vực hỗ trợ nuôi trồng thủy sản
2.3 Về mặt môi trường:

Ngày nay, giữ gìn môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng
trong phát triển kinh tế, nhất là sản phẩm xuất khẩu, một yếu tố quan trọng
của hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường đảm bảo cho cuộc sống của
con người được sống trong môi trường lành mạnh, an toàn, an ninh sinh thái
là một bộ phận của an ninh quốc gia, bỏa vệ môi trường đảm bảo an ninh sinh
9
thái là góp phần giữ vững an ninh quốc gia, vì vậy bảo vệ môi trừơng là
nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, khó khăn, mang tính toàn cầu, là yếu tố đảm
bảo tính ổn định và an ninh quốc gia. Sự phát triển bền vững về mặt môi
truờng thể hiện ở chỗ Sử dụng công nghệ sạch, công nghệ nuôi trồng thân
thiện với môi trường, xử lý các môi trường nước thải một cách hoàn chỉnh,
hạn chế đầu vào hóa học nhằm kích thích tăng trưởng vật nuôi, tổ chức và duy
trì phát triển nguồn tài nguyên, sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước, đất…
3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững NTTS
Khái niệm về phát triển bền vững về nuôi trồng thủy sản được khái quát
qua 4 chỉ tiêu sau:
- Tốc độ tắng trưởng về giá trị sản xuất, doanh thu lợi nhuận ổn định qua
các năm
- Quy trình sản xuất ngày càng hiện đại, áp dụng các kĩ thuật tiên tiến
vào nuôi trồng thủy sản, năng suất ngày càng cao, hình thức sản xuất chuyển
từ nuôi trồng nhỏ lẻ, tự phát sang tập trung quy mô lớn
- Gỉai quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân lao động
Bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo tồn và phát huy các nguồn vốn
thủy sản
* Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản
- Về mặt kinh tế
+Về mặt lượng
. Tăng trưởng về diện tích nuôi trồng
. Tăng trưởng về sản lượng nuôi trồng
. Tăng trưởng về giá trị sản xuất, doanh thu và lợi nhuận => kết quả hoạt

động kinh doanh nuôi trồng thủy sản
. Đóng góp của ngành vào tăng trưởng kinh tế
+ Về mặt chất:
10
-Hình thức nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình: ảnh hưởng quan
trọng đến số lượng, chất lượng và môi trường
- Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản so với các ngành nghề khác
- Về mặt xã hội:
. Số lao động tham gia nuôi trồng thủy sản
. Chất lượng lao động
- Về mặt môi trường
. Tỷ lệ rừng ngập mặn bị chặt phá
4. Những nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành
nuôi trồng thủy sản
4.1. Nhân tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố thuỷ sản.
Mỗi loại thuỷ sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện
tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước,
khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loài thuỷ sản trên từng
lãnh thổ, khả năng áp dung các quy trình sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng
lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
4.2.Khí hậu, nguồn nước:
- Khí hậu
nuôi trồng thuỷ sản, nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát sinh và lan
tràn dịch Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
bệnh cho vật nuôi.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới pha trộn tính ôn đới, vì
vậy mà điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồng
thuỷ sản. Những tác động có lợi của điều kiện thời tiết tác động đến nuôi
trồng thuỷ sản như: Khả năng nuôi trồng thuỷ sản có thể được tiến hành

quanh năm; các giống loài động thực vật thuỷ sinh rất phong phú, đa dạng và
có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
11
Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão…gây thiệt hại
nghiêm trọng cho nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ
sản có tính bấp bênh, không ổn định.
Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng
thuỷ sản, làm tăng những điều kiện bất lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, làm
tăng bất lợi cho việc nuôi tôm, cua, cá nước lợ do bờ đê, đập bị phá vỡ.
Đối với nuôi trồng thuỷ sản, có nhiều nhân tố như: gió, nhiệt độ, không
khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn…đã ảnh hưởng đến điều kiện
sống, khả năng sinh sản và di trú của đàn cá.
- Nhiệt độ
Đóng một vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vật nói
chung và các loài nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ
thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn
nhất định. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thuỷ sản trong các
ao hồ. Thay đổi nhiệt độ còng là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh
xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khoẻ của các loài
nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật
gây hại.
Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi.
Nếu thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ yếm khí các chất
hữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt ở đáy ao, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy, gây
ô nhiễm cho môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát
triển của thuỷ sản.
Đối với nghề nuôi thuỷ sản mặn, lợ, độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn
đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong
các ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá
bị sốc, chết hoặc chậm lớn.

12
Có thể nói, nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự
thành công cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Tính chất mặt nước còn quyết định tới yếu tố giống loài thuỷ sản được
nuôi trồng. Bởi vì mỗi một giống loài thuỷ sản đều có những đặc điểm sinh
lý, sinh thái riêng, có một môi trường sống riêng mà không phải môi trường
nước nào nó cũng tồn tại được. Môi trường nước được phân thành ba loại là:
nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Đối với mỗi loại mặt nước có một đối tượng
nuôi trồng phù hợp.
- Nguồn nước
Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản yêu cầu về chất lượng khá
nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng ôxi tan trong
nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc
trong nước thấp hoặc không có ( Thuốc bảo vệ thực vật, H2S…). Để sử dụng
nguồn nước mặt cho nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền
vững phải chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp công cộng…
làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất
lượng môi trường nước.
4.3. Nhân tố kinh tế xã hội
4.3.1. Hình thức nuôi
Nuôi trồng thuỷ sản trong có những hình thức nuôi là: nuôi thâm canh,
bán thâm canh, nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Nuôi quảng canh và
quảng canh cải tiến là hình thức nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít có tác
động của con người đến quá trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi.
Hình thức nuôi này chưa theo một quy trình nhất định nào. Nuôi bán thâm
canh và thâm canh là hình thức nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo quy
tắc chặt chẽ, có tác động mạnh của con người vào quá trình sinh trưởng và
phát triển của đối tượng nuôi. Việc chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật: kích
cỡ, sạch bệnh, chất lượng
13

Chi phí nhiên liệu của hệ thống thâm canh cao hơn một nhiều so với hệ
thống bán thâm canh và quảng canh.
Các hình thức NTTS có ảnh hưởng lớn đến sản lượng, năng suất và ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường. Trong các hình thức tình hình thức nuôi
quảng canh caỉ tiến là hình thức ít tác động xấu đến môi trường nhất, nhưng
cho lượng năng suất thấp hơn. Hình thức bán thâm canh và thâm canh góp
phần tác động xấu đến môi trường và cho lượng năng suất cao hơn.
4.3.2. Nhân tố khoa học công nghệ:
- Công nghệ giống: Công nghệ giống có ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất và chất lượng của sản phẩm nuôi trồng thủy sản, công nghệ giống thủy
sản của ngành tốt, kịp thời ứng dụng những thành tựu khoa học như lai giống,
nhân giống mới, tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, giúp cho sản phẩm thủy sản ngày
càng được ưa chuộng và tiêu thụ thì ngành nuôi trồng thủy sản theo đó cũng
được phát triển hơn. Ngược lại, giống thủy sản không tốt bị thoái hóa bệnh tật
thì năng suất tháp, gây thiệt hại, chi phí cao cho người nuôi trồng mà việc đáp
ứng nhu cầu thị trươngd cũng không đáp thực hiện được cho những sản phẩm
không đáp ứng chất lượng
- Công nghệ sau thu họach: Chất lượng của sản phẩm không những phụ
thuộc và công nghệ giống mà còn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sau thu
hoạch, công nghệ sau thu hoạch còn là công nghệ bảo quản, chế biến và vận
chuyển sản phẩm. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng có ảnh hưởng quyết
định đến chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Trình độ và quy
mô công nghệ sau thu hoạch lớn, tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nuôi
trồng thủy sản. Ngược lại, khi trình độ và quy mô của công nghiệp sau thu
hoạch kém hoặc lạc hậu thì sản lượng thủy sản thu được sẽ ít hơn, gây lãng
phí, đồng thời chất lượng sẽ không tốt vì sản phẩm nuôi trồng thủy sản là sản
14
phẩm tươi sống, nhanh ươn thối, công nghệ lạc hậu rất dễ làm giảm chất
lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Do đó, bên cạnh việc đầu tư vốn vào

giống, quy trình chăm sóc cần có kế hoạch đầu tư hợp lý và công nghệ sau thu
hoạch để nhu cầu chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường
4.3.3 Nhân tố giống loài:
Trong nông nghiệp, nhân tố giống luôn là một trong những nhân tố được
quan tâm và được xem xét nhiều nhất, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả NTTS.
Ngày nay, số lượng giống loài phục vụ cho NTTS không chỉ bó hẹp ở
các giống nuôi truyền thống mà còn được nghiên cứu, lai tạo và phát triển ra
nhiều loại thủy sản phục vụ NTTS thu được những kết quả khả khả quan và
tận dung được nguồn thức ăn từ thủy vực
Với sự phát triển của NTTS như ngày nay, bên cạnh vấn đề về số lượng
con giống thì người ta quan tâm nhiều hơn đến chất lương con giống. Số
lượng và chất lượng con giống tốt, đạt chuẩn kĩ thuật phục vụ cho NTTS sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vì vậy, nhân tố giống loài đảm bảo các yêu cầu về số lượng, chất lượng,
chủng loại sẽ là nhân tố nòng cốt của phát triển NTTS
4.3.4. Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã
hội. Nó là tiền đề là nền tảng cho sự phát triển đặc biệt là đối với ngành thủy
sản và đặc biệt là ngành NTTS. Khác với các ngành khác, ngành NTTS hoạt
động lấy thủy vực làm môi trường sản xuất và đối tượng của ngành là các
thủy sinh vật vì vậy nên yêu cầu cơ sở hạ tầng như hệ thống ao nuôi, hệ thống
kênh mương dẫn nước tưới tiêu, hệ thống đường điện, trang trại phục vụ cho
NTTS là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho các đối tượng nuôi được sinh
trưởng một cách bình thường và tránh được các tác nhân xấu từ môi trường
15
đồng thời giảm thiểu được những tác động xấu của NTTS ra môi trường xung
quanh. Nó là một yếu tố có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả NTTS xét
trên cả chất lượng, sản lượng sản phẩm cũng như vấn đề bảo vệ môi trường
4.3.5 Công tác quản lý và chỉ đạo của nhà nước:

Do đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản là phân tán, manh mún và
nhỏ lẻ nên ngoài việc tăng cường vốn đầu tư để phát triển nguồn giống, xác
định trang trại nuôi trồng quy mô, đầu tư kĩ thuật và đào tao nguồn nhân
lực… thì vai trò của nhà nước trong việc thực hiện quản lý, chỉ đạo là vô cùng
cần thiết để nguồn đầu tư đó chỉ nam trong công tác quy hoạch để khắc phục
những vấn đề mang tính còn tồn tại và yếu kém trong quá trình hoạt động và
phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản như: Nạn ô nhiễm môi trường, bệnh
dịch đang có nguy cơ bùng nổ, cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực, khả
năng ứng dụng khoa học công nghệ còn thấp, nhà nước cần có nhữung chính
sách và thiết chế tổ chức có hiệu quả để khắc phục tình trạng còn tồn tại trên
III. Kinh nghiệm NTTS của một số địa phương trong nước và bài
học rút ra cho NTTS tại Thái Bình
1. Kinh nghiêm NTTS của Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, có cấu trúc địa hình dọc
theo chiều dài 125 km bờ biển với nhiều cửa sông lớn được được phân bố khá
dài và hàng trăm đảo lớn như đã được Bộ thuỷ sản xác định là một trong bốn
ngư trường lớn của toàn quốc, là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thuỷ sản
của Việt Nam. Nhiều ngư trường tập trung ở hai huyện đảo Cát Bà và Bạch
Long Vĩ. Hải Phòng có nhiều tài nguyên biển vô cùng phong phú mà hiếm
ngư trường nào có được, đặc biệt là tầng cá đáy và cá nổi là nơi lý tưởng cho
việc xây dựng các trọng điểm hậu cần chế biến - dịch vụ thương mại nghề cá;
nuôi cá lồng bè và các hải sản quý hiếm như tu hài, bào ngư… Hải Phòng còn
là nơi có diện tích nuôi trồng thuỷ sản khá lớn, trên 40.000 ha gồm mặt nước:
16
mặn, lợ, ngọt với những đối tượng nuôi trồng phong phú có giá trị kinh tế
cao như tôm, cua, rau câu… Nghề cá Hải Phòng có từ lâu đời, có giai đoạn
nhiều năm liền đứng đầu miền Bắc về sản lượng đánh bắt thuỷ sản, nhất là
nghề cá khơi. Thực hiện phương châm của toàn ngành thuỷ sản “lấy khai thác
thuỷ sản làm chiến lược lâu dài, lấy nuôi trồng thuỷ sản làm trọng tâm và lấy
chế biến thuỷ sản làm mũi nhọn”.

Bên cạnh nghề đánh bắt vốn là nghề truyền thống của nhân dân miền
biển , nuôi trồng thuỷ sản được xác định là có tiềm năng thế mạnh và được
coi là hướng phát triển trọng yếu của dịa phương, vì thế trong thời gian qua
Sở thuỷ sản Hải Phòng đã không ngừng nỗ lực chỉ đạo, vận động các hộ nuôi
trồng tập trung vào một số loại giống mang lại hiệu quả kinh tế cao như tôm
sú, tôm rảo, tôm he chân trắng, tôm càng xanh. Cá rô phi đỏ, cá chim trắng, cá
song, cá giò… Tiềm năng vùng biển Hải Phòng bắt đầu được khai thác khi
một số hộ nông dân hưởng ứng nuôi cá lồng bè trên biển Cát Bà do Sở thuỷ
sản khởi xướng từ cuối những năm 90. Nguồn nuôi thả chủ yếu là các lọai cá
song, cá hồng kết hợp thả một số loại giáp xác, nhuyễn thể như bề bề, tu hài,
vẹm xanh, sò… Sản lượng hàng năm tăng khoảng 50 - 60%. Nuôi cá lồng bè
trên biển đã tạo ra bước đột phá trong nghề nuôi thuỷ sản Hải Phòng, trở
thành nghề mới của cuả dân ven biển, góp phần thúc đẩy loại hình dịch vụ du
lịch phát triển, tạo nguồn hàng thuỷ sản xuất khẩu tại chỗ thông qua các loại
hình dịch vụ du lịch.
2. Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ngãi.
Nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ngãi chiếm một vị trí không nhỏ trong
kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi (30% GDP ngành nông nghiệp). Với 130 km bờ
biển, 6 cửa lạch, 5 huyện có biển và một huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
có đủ tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế thuỷ sản. Nghị quyết 04/NQ -
TU ngày 14/01/2002 của Tỉnh xác định, đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Dọc
17
theo ven biển có khoảng 4000 ha đất đai, mặt nước, là điều kiện lý tưởng để
phát triển nghề nuôi tôm. Trong nội địa có gần 2000 ao hồ, thuận lợi cho nuôi
nước ngọt.
Theo thống kê Sở thuỷ sản Ngãi toàn Tỉnh có khoảng 725 ha nuôi tôm
trong đó có nuôi tôm vùng triều 549 ha, nuôi tôm trên cát 176 ha. Sản lượng
thu hoạch ngày càng tăng, nếu như năm 2001 là 902 tấn, năm 2005 là 3000
tấn thì đến năm 2007 đạt 4.500 tấn. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển góp phần
giải quyết việc làm cho 5000 lao động. Nuôi cá nước ngọt tiếp tục được duy

trì và phát triển với nhiều hình thức đa dạng cả đồng bằng và miền núi. Đến
nay diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 690 ha, năm 2007 sản lượng đạt 1.000 tấn
(104% kế hoạch). Xuất hiện nhiều mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt như nuôi
cá trong ruộng lúa, cá rô phi trong lồng, cá lóc, cá chình, ếch góp phần cải
thiện đời sống, tăng thu nhập cho nhiều gia đình. Đây cũng là thành công
trong công tác chỉ đạo về hoạt động nuôi trồng của toàn Tỉnh.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được phải thẳng thắn nhìn
nhận rằng ngành thuỷ sản Quảng Ngãi phát triển chưa bền vững. Đây là một
hạn chế không phải chỉ riêng của ngành thuỷ sản Quảng Ngãi mà còn là hạn
chế chung của toàn ngành thuỷ sản Việt Nam. Đó là việc nuôi trồng thuỷ sản
thiếu đồng bộ, gây nên tình trạng phá rừng phòng hộ ven biển tác động xấu
đến cân bằng sinh thái, môi trường bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh thường
xuyên xảy ra. Nuôi trồng thuỷ sản mới phát triển ở quy mô nhỏ chưa phát
triển thành sản xuất hàng hoá. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế,
đặc biệt là vấn đề con giống. Các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản tốc độ xây
dựng chậm, kết quả không như mong muốn.
Vì vậy, để phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản, một bài học kinh
nghiệm rút ra cho ngành thuỷ sản là phải làm tốt công tác qự uy hoạch, đầu tư
đồng bộ cơ sở hạ tầng - kỹ thuật vùng nuôi, tăng cường công tác quản lý, đảm
18
bảo an toàn vệ sinh thuỷ sản từ khâu nuôi trồng, khai thác đến bảo quản, chế
biến, giảm dần yếu tố tự phát, làm tốt công tác xúc tiến thương mại.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NTTS Thái Bình
NTTS Thái Bình đã đạt được những thành công nhất định qua những kết
quả đã đạt được. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của hình thức nuôi
trồng, cách lựa chọn đối tượng nuôi và kinh nghiệm cảu người dân. Song để
phát triển hơn nữa NTTS, để nó phát triển cả về mặt lượng và mặt chất thì
NTTS Thái Bình cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm từ các địa phương NTTS
có hiệu quả, và đồng thời rút kinh nghiệm cho những hạn chế trong NTTS
của các địa phương đó để có hướng đi đúng đắn cho bước phát triển NTTS

trong thời gian tiếp theo.
Hình thức NTTS của tỉnh Thái Bình phần lớn là hình thức nuôi quảng
canh cải tiến và nuôi độc lập các đối tượng nuôi trồng các đối tượng NTTS
của Thái Bình thường chỉ tập trung vào một số đối tượng NTTS chính như
tôm, ngao, cá chim, cá nước ngọt,sản phẩm thủy sản tạo ra có chất lượng và
năng suất không cao, chủng loại cũng chưa thực sự đa dạng nên chưa đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dung, mà nó vẫn tác động phần nào đến môi
trường, áp dụng phương thức nuôi trồng của NTTS Hải Phòng, áp dụng nuôi
thủy sản theo phương thức nuôi lồng bè, kết hợp các loại đối tượng NTTS
chính với các loại nhuyễn thể, giáp xác, tua hài… vừa tận dụng triệt để được
diện tích nuôi trồng, vừa tận dụng được nguồn thức ăn phong phú trong nước
mà lại đêm lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập cao cho người dân. Khi
thực hiện phương thức nuôi trồng này NTTS Hải Phòng đã tạo ra bước đột
phá trong NTTS và nó phát triển cùng với sự phát triển của các lọa hình dịch
vụ du lịch. Cũng có những lợi thế nhất đinh như Hải Phòng như đường bờ
biển tương đối dài, hệ thống sông ngòi, dày, các loại thủy sản phong phú,
cùng với những kinh nghiệm vốn có trong NTTS của người dân, hình thức
19
NTTS bằng phương thức lồng bè trên của Hải Phòng thực sự có thể áp dụng
tại Thái Bình để nâng cao hiệu quả sản xuất trong NTTS, cùng với sự mở
rộng, các khu du lich biển như Cồn Vành, Đồng Châu, ngày càng thu hút
lượng khách du lịch, đây cũng sẽ là một động lực giúp NTTS theo phương
thức lồng bè ở Thái BÌNH Phát triển và thành công.
NTTS Quảng Ngãi cũng khá phát triển so với NTTS của cả nước, nhiều
chủng loại thủy sản được đưa vào nuôi trồng và thu được những kết quả nhất
định. Thế nhưng, cái mà người ta biết đến nhiều hơn về NTTS Quảng Ngãi là
một sự phát triển không bền vững, cái thiếu bền vững ở đây chủ yếu là ở mặt
môi trường, năng suất ổn định, sản lượng cao, thu nhập người dân cao, nhưng
đánh đổi với những thứ đó là một sự sụt giảm về chất lượng môi trường, việc
NTTS thiếu tính đồng bộ đã gây nên tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, làm

mất cân bằng sinh thái, môi trường ô nhiễm, dịc bênh lây lan… Tất cả đã tạo
nên sự mất cân đối giữa cái nhận được và cái mất đi, cái trước mắt và cái lâu
dài, cái bền vững cho NTTS trong tương lai, đây có thể cũng là một vấn đê
chung cần lời giải cho bài toán môi trường trong NTTS ở tất cả các tỉnh, và
nổi cộm là ở Quảng Ngãi. Đó cũng là bài học cho NTTS Thái Bình,
Có thể khẳng định rằng NTTS ở mỗi tỉnh đều có những lợi thế, những ưu
việt nhất định và bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế nhất định, cái quan
trọng là người ta nên học hỏi và phát huy điểm gì và rút kinh nghiệm điểm gì
khi quan sát hoạt động NTTS ở các tỉnh khác, NTTS Thái Bình cũng thế, việc
học hỏi được những kinh nghiệm và những hình thức nuôi trồng cải tiến mà
hiệu quả từ Hải Phòng, việc rút kinh nghiệm từ hoạt động nuôi trồng ảnh
hưởng đến môi trường của Thái Bình sẽ giúp cho Thái Bình có thêm những
bài học để tiếp tục giải bài toán về phát triển bền vững NTTS.
20
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH
GIAI ĐOẠN 2006-2010
I. Thực trạng về phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Bình
1. Về mặt kinh tế:
1.1 Về quy mô sản lượng, diện tích và tốc độ tăng trưởng của ngành NTTS
Trong thời gian vừa qua ngành nuôi trồng thủy sản phát triển một cách
mạnh mẽ và đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hộiđồng
thời cũng đã thể hiện được tầm quan trọng của mình là ngành mũi nhọn thúc
đẩy kinh tế tỉnh nhà. Minh chứng cho điều đó là ngành luôn tăng về sản lượng
, diện tích nuôi trồng cũng như giá trị xuất khẩu. Đồng thời giải quyết được
số lượng lớn lao động nghèo tại hai huyện ven biển là Tiền Hải và Thái Thụy
và các huyện như Kiến Xương, Quỳnh Phụ…
+ Diện tích nuôi trồng
Hiện nay diện tích nuôi trồng của tỉnh có xu hướng tăng lên qua các

năm, bên cạnh đó diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh luôn đạt các chỉ tiêu
kế hoạch đề ra
Ta có thể xem xét cụ thể diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước mặn,
lợ qua bảng số liêu sau
Bảng 1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh
Diện tích nuôi 2006 2007 2008 2009
So sánh
2007/2006 2009/2008
Tăng (+,
-)
Đạt (%)
Tăng
(+,-)
Đạt (%)
Tổng 10.507 11.183 11.689 13057 676 106,43 1368 111,7
1. NT nước ngọt
5673 6.149
6.80
2
7011 476 109,85 1109 116,3
2. Nuôi nước mặn, lợ. 4834 5034 4.887 6046 200 104,13 1159 123,7
+ Nuôi tôm 3.265 3391 3021 3416 126 103,86 395 113,07
+Ngao 1.467 1521 1.813 2530 54 103,68 717 139,79
+DT ương nuôi thủy sản
102 122 53 100 20 119 -23 43,34
Nguồn số liệu: ( Phòng Nông Nghiêp- Sở Kế Hoạch và đâu tư Tháibình)
21
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2006- 2010, mức tăng cao nhất về diện
tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh là 11,7%,diện tích nuôi trồng tăng không
ngừng qua các năm từ 10507 ha năm 2006 lên đến 13341ha năm 2010.

Trong tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản thì diện tích nuôi thuỷ sản
nước ngọt chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ so với tổng diện tích nuôi trồng, và
tỷ lệ này đều tăng qua các năm. Năm 2006 diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt
chiếm 54%; năm 2008 chiếm 62 % đến năm 2010 con số này đã là 65%.
Trong cả giai đoạn thì diện tích nuôi trồng này tăng 12,76% (tương ứng với
948 ha)Như vậy diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trong Tỉnh chiếm
một vị trí khá quan trọng trong nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh với diện tích tăng
trưởng khá, có sự gia tăng tương đối đều đăn qua các năm. Đối tượng thuỷ
sản nuôi trên loại hình nước ngọt là các loại cá như: Cá rô phi, cá trắm, cá
chép, cá mè hoa, cá tra…
Với diện tích nuôi trồng nước mặn, trong cả giai đoạn 2006-2010, diện
tích nuôi trồng nước mặn tăng lên một cách đáng kể với 32,8%( từ 4136 ha
năm 2006 lên đến 5492 năm 2010), diện tích nuôi trồng nước mặn có một sự
tăng trưởng khá trong giai đoạn trong toàn bộ giai đoạn 2006-2010, . Diện
tích nuôi trồng ổn định và không có sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn
2006-2008 với lượng tăng là 53ha( từ 4834ha năm 2006 lên 4887 ha năm
2008), sau đó thì diện tích nuôi trồng tăng lên đáng kể với 23,7%( từ 4887 ha
năm 2008 lến -6046ha năm 2009) và có sự tăng nhẹ 12,8% ( từ 6046ha lên
đến 6771 ha năm 2010)
Diện tích nuôi mặn lợ tập trung ởi huyện ven biển Thái Thụy và Tiền
Hải. Tuy nhiên, diện tích nuôi nước lợ (chủ yếu là nuôi tôm) ở Thái Thụy
không có sự biến đổi trong giai đoạn 2006-2008. Trong giai đoạn sau( 2008-
2010), DTNT đã đi vào ổn định và có sự tăng trưởng đáng kể là do các hoạt
động nuôi trồng ngao trở nên sôi nổi và hào hứng với người nuôi trồng hơn,
22
đến năm 2010, diện tích nuôi trồng có tăng nhưng tốc độ chậm hơn là do một
phần diện tích nuôi trồng được chuyển cho các công trình thủy lợi và các
công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Thái Bình đều tăng lên qua các
năm nhưng cái xu hướng tăng của diện tích nuôi trồng thủy sản không ổn

định. Điều này có thể thấy được:
- H oạt động nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh diễn ra chưa thực sự sôi động
D iện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên có thể do nhiều nguyên nhân
như: việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng
thuỷ sản nước ngọt, việc khai phá diện tích rừng ngập mặn phục vụ dưới hình
thức nuôi bằng các ô lồng, Và một điều quan trọng là người dân đã nhận
thức được rằng nuôi trồng thuỷ sản đã đem lại thu nhập cho họ cao hơn
nhiều so với việc trồng lúa
+ Sản lượng
Sản lượng nuôi trồng là một chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được từ hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng nuôi trồng luôn luôn gắn kết và có thể
nói là tỷ lệ thuận với diện tích nuôi trồng. Khi diện tích nuôi trồng thuỷ sản
tăng qua các năm, điều đó làm cho sản lượng nuôi trồng cũng tăng lên qua các
năm.Việc đặt ra mục tiêu về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản qua các năm là
một trong những định hướng để toàn ngành nhìn vào đó mà hoàn thành chỉ
tiêu đặt ra.
Bảng 2: Biến động diện tích NTTS của tỉnh
Đơn vi: ha
Năm Kế hoạch Thực hiện % thực hiện % tăng
2006 33000 34320 104,06 4,06
2007 45000 46260 102,48 2,48
2008 50000 45289 90,05 -9,5
2009 54000 55733 103,21 3,21
2010 64000 69456 108,52 8,52
Nguồn: ( Phòng Nông nghiệp sở kế hoạch và đầu tư)
23
Từ bảng số liêu trên ta có thể thấy được so với chỉ tiêu đặt ra thì DTNT
thủy sản luôn vượt kế hoạch so với mục tiêu đăt ra( ngoại trừ năm 2008 là
DTNT giảm so với năm 2007), đặc biệt là năm 2010 DTNT tăng đáng kể với
con số ấn tượng là 8,52% cao nhất so với các năm cùng giai đoạn, điều đó thể

hiện răng NTTS đã từng bước được quan tâm hơn và NTTS đang ngày càng
hiệu quả hơn.
Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh qua các năm, điều
đó kéo theo sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng qua các năm.
Bảng 3: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chung của toàn tỉnh
giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tấn.
Sản lượng nuôi trồng 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng 37418 46260 46181 55733
69456
1. Nước ngọt 19364 24109 27624 29034 33683
2. Nước mặn, lợ 18054 22151 19557 26699 35773
- Tôm 4474 5178 4013 5000 5643
-ngao 13570 16953 15544 21699 30130
(Phòng nông nghiệp- sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình)
Sản lượng NTTS toàn tỉnh tăng liên tục trong giai đoạn 2006-2010 với tốc
độ tăng trung bình22,5% %/năm, giữa các năm có sự tăng sản lượng không đều,
thậm chí có năm sản lượng giảm( năm 2008 giảm 81 tấn so với năm 2007), có
những năm tăng khá cao(năm 2010 tăng 13723 tấn so với năm 2009)
Xu hướng tăng sản lượng NTTS của toàn tỉnh ở nước ngọt và có sự tăng
giảm ở NTTS nước lợ, mặn.
Sản lượng nước mặn (chủ yếu là đối tượng ngao) tăng lên từ13570tấn
năm 2006 lên 19.557 tấn năm 2008 và đến năm 2010 là 35773 tấn. Trong khi
đó, sản lượng các đối tượng nuôi nước lợ có sự tăng giảm không ổn định
trong giai đoạn 2006-20010. Sản lượng, tăng năm 2006 và 2007, từ đến năm
2008 lại giảm xuống. Sự giảm này chủ yếu do sản lượng tôm sú, tôm chân
24

×