Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

PHÂN DẠNG và PHƯƠNG PHÁP GIẢI bài tập NHẬN BIẾT CHẤT TRONG môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.66 KB, 21 trang )

1
UBND HUYỆN ĐAKRÔNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAKRÔNG
Đề tài SKKN
PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT CHẤT
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Ở THCS
Tác giả: Lê Văn Bình
Đơn vị: Trường TH & THCS A Ngo
Năm: 2014
2
MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 3
2.2. Thực trạng của vấn đề: 11
2.2.1. Thuận lợi: 11
2.2.2. Khó khăn: 11
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 11
2.3.1. Đối tượng: 11
2.4. Giải quyết vấn đề: 13
2.4.1. Mục đích yêu cầu: 13
2.4.2. Biện pháp thực hiện: 13
2.4.3. Áp dụng: 14
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 17
3. KẾT LUẬN : 18
3.1. Ý nghĩa của việc sử dụng đề tài: 18
3.2. Bài học kinh nghiệm: 19
3.2. Kiến nghị: 19


TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- SGK: Sách giáo khoa
- PT: Phương trình
- PTHH: Phương trình hóa học
3
- B1, B2, B3: Bước 1,…
- DD, dd: Dung dịch
“ PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT
CHẤT TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Ở THCS ”
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS, nhằm mục đích trang bị cho
học sinh hệ thống kiến thức hóa học cơ bản bao gồm các khái niệm, định luật, tính
4
chất vật lí, hóa học, phân loại, ứng dụng, điều chế…Bên cạnh đó còn hướng dẫn
cho các em thực hành nhận biết các hóa chất, không những nắm vững kiến thức cơ
bản mà còn biết ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Từ đó góp phần quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc THCS
Học hoá học không những học sinh học lý thuyết mà còn đòi hỏi học sinh vận
dụng lý thuyết được học vào giải quyết các bài tập lý thuyết, thực tiễn và thực hành
thí nghiệm. Hiện nay việc giải các dạng bài tập hoá học của học sinh ở trường
THCS gặp nhiều khó khăn. Đa số học sinh không tự giải quyết được các bài tập
này, một số học sinh chỉ biết làm bài tập một cách máy móc mà không hiểu được
bản chất.
Qua giảng dạy bộ môn hoá học ở hai khối lớp 8 và 9 tại Trường TH&THCS A
Ngo tôi nhận thấy đa số học sinh không tự giải quyết được các bài tập nhận biết
chất trong SGK. Thậm chí, có những bài tập đã hướng dẫn chi tiết, nhưng khi gặp
lại học sinh vẫn còn bỡ ngỡ, không làm được.
Vì vậy việc cung cấp cho HS kiến thức cơ bản, nền tảng về hóa học, tính chất,
đặc điểm nhận biết các chất từ đó mà có thể tìm ra được chất đó bằng các phương

pháp vật lí cũng như hóa học. Các dạng bài tập nhận biết chất sẽ làm cơ sở nền tảng
cho các dạng bài tập sâu và khó hơn trong môn hóa học (bài tập định lượng).
Sau quá trình tích lũy kinh nghiệm từ việc giảng dạy của bản thân và học hỏi
kinh nghiệm từ quý thầy cô đồng nghiệp, tôi đã rút ra được một số phương pháp
giải bài tập nhận biết chất hiệu quả hơn so với phương pháp tôi đã áp dụng trước đó.
Do đó mà tôi chọn đề tại SKKN: “ Phân dạng và phương pháp giải dạng bài tập
nhận biết chất trong chương trình hóa học ở THCS”
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1: Một số lý thuyết cơ bản trong bài tập nhận biết chất:
* Lý thuyết về thuốc thử: Thuốc thử là chất hóa học dùng để phát giác những chất
nhất định
- Bảng một số thuốc thử trong hóa học.
STT Thuốc thử Dùng để nhận Hiện tượng
1 Quỳ tím - Axit Quỳ tím hoá đỏ
5
- Bazơ tan Quỳ tím hoá xanh
2 Phenolphtalein
(không màu)
Bazơ tan Hoá màu hồng
3 Nước(H
2
O) - Các kim loại mạnh
(Na, Ca, K, Ba)
- Cácoxit của kim loại
mạnh (Na
2
O, CaO, K
2
O,

BaO)
- P
2
O
5
- Các muối Na, K, - NO
3
→ H
2
↑(có khí không màu, bọt
khí bay lên).Riêng Ca còn tạo
dd đục Ca(OH)
2
→ Tan tạo dd làm quỳ tím hoá
đỏ. Riêng CaO còn tạo dd đục
Ca(OH)
2
- Tan tạo dd làm đỏ quỳ
- Tan
4 Dung dịch
Kiềm
- Kim loại Al, Zn
- Muối Cu
Tan + H
2
bay lên
Có kết tủa xanh lam Cu(OH)
2
5 Dung dịch axit
- HCl, H

2
SO
4
- HNO
3
,
H
2
SO
4
đ, n
- HCl
- H
2
SO
4
- Muối = CO
3
, = SO
3
- Kim loại đứng trước H
trong dãy hoạt động của
KL
- Tan hầu hết KL kể cả
Cu, Ag, Au( riêng Cu
còn tạo muối đồng màu
xanh)
- MnO
2
( khi đun nóng)

AgNO
3
CuO
- Ba, BaO, Ba(OH)
2
,
muối Ba
Tan + có bọt khí CO
2
, SO
2
bay
lên
Tan + H
2
bay lên ( sủi bọt khí)
Tan và có khí NO
2
,SO
2
bay ra
→Cl
2
bay ra
→AgCl kết tủa màu trắng sữa
→ dd màu xanh
→BaSO
4
kết tủa trắng
6 Dung dịch

muối
BaCl
2
,
Ba(NO
3
)
2
,
Ba(CH
3
COO)
2
AgNO
3
Pb(NO
3
)
2
Hợp chất có gốc = SO
4
Hợp chất có gốc - Cl
Hợp chất có gốc =S
→BaSO
4
↓ trắng
→ AgCl ↓ trắng sữa
→PbS ↓ đen
* Bảng hóa chất và thuốc thử để nhận biết các chất vô cơ:
STT Chất cần nhận

biết
Thuốc thử Hiện tượng
1 Na, K( kim loại
kiềm hoá trị 1)
+H
2
O
Đốt cháy quan sát
màu ngọn lửa
→ tan + dd trong có khí H
2
bay
lên
→ màu vàng(Na)
→ màu tím (K)
6
Ba(hoá trị 2)
Ca(hoá trị 2)
+H
2
O
+H
2
O
Đốt cháy quan sát
màu ngọn lửa
→ tan + dd trong có khí H
2
bay
lên

→tan +dd đục + H
2

→ màu lục (Ba)
→màu đỏ(Ca)
Al, Zn
Phân biệt Al và Zn
+ dd NaOH
→ tan và có khí H
2

→Al không phản ứng còn Zn
có phản ứng và có khí bay lên
Các kim loại từ
Mg →Pb
Kim loại Cu
+HNO
3
đặc nguội
+ ddHCl
+ HNO
3
đặc
+ AgNO
3
→ tan và có H
2
↑( riêng Pb có ↓
PbCl
2

trắng)
→ tan + dd màu xanh có khí
bay lên
→ tan có Ag trắng bám vào
2
2
S ( màu vàng)
P( màu đỏ)
C (màu đen)
đốt cháy
đốt cháy
đốt cháy
→ tạo SO
2
mùi hắc
→ tạo P
2
O
5
tan trong H
2
O làm
làm quỳ tím hoá đỏ
→ CO
2
làm đục dd nước vôi
trong
3
3
Na

2
O, BaO, K
2
O
CaO
P
2
O
5
CuO
+H
2
O
+H
2
O
Na
2
CO
3
+H
2
O
+ dd HCl ( H
2
SO
4
loaừng
)
→ dd trong suốt làm quỳ tím

hoá xanh
→ tan + dd đục
Kết tủa CaCO
3
→ dd làm quỳ tím hoá đỏ
→ dd màu xanh
4
4
Các dung dịch
muối
a) Nhận gốc axit
- Cl
= SO
4
= SO
3
= CO
3
≡ PO
4
b) Kim loại trong
muối
Kim loại kiềm
Mg(II)
Fe(II)
+ AgNO
3
+dd BaCl
2
,

Ba(NO
3
)
2
,Ba(OH)
2
+ dd HCl, H
2
SO
4
,
HNO
3
+ dd HCl, H
2
SO
4
,
HNO
3
+ AgNO
3
đốt cháy và quan sát
màu ngọn lửa
+ dd NaOH
+ dd NaOH
→AgCl↓ trắng sữa
→BaSO
4
↓ trắng

→ SO
2
mùi hắc
→ CO
2
làm đục dd Ca(OH)
2
→ Ag
3
PO
4
↓ vàng
→ màu vàng muốiNa
→ màu tím muối K
→ Mg(OH)
2
↓ trắng
→ Fe(OH)
2
↓ trắng để lâu trong
không khí tạo Fe(OH)
3
↓ nâu
đỏ
7
Fe(III)
Al(III)
Cu(II)
Ca(II)
Pb(II)

Ba(II)
+ dd NaOH
+ dd NaOH (đến dư)
+ dd NaOH
+ dd Na
2
CO
3
+ H
2
SO
4
Hợp chất có gốc SO
4
→Fe(OH)
3
↓ nâu đỏ
→ Al(OH)
3
↓ trắng khi dư
NaOH sẽ tan dần
→ Cu(OH)
2
↓ xanh
→ CaCO
3
↓ trắng
→ PbSO
4
↓ trắng

→BaSO
4
↓ trắng
* Nhận biết các chất khí.
Chất
Đặc điểm Thuốc thử Hiện tượng và phương trình phản
ứng
H
2
Không màu,
không mùi
Bột CuO,
o
t
Đốt cháy
Bột đen

bột đỏ
OHCuHCuO
o
t
22
+→+
Giọt nước
Cl
2
Màu vàng
lục. Mùi hắc,
xốc
Dung dịch KI

pha hồ tinh bột
Dung dịch
AgNO
3
Xuất hiện màu xanh
22
I2KCl2KICl
+→+
I
2
+ tinh bột


hiện màu xanh
Kết tủa AgCl
HCl
(khí)
Không màu,
mùi hắc, xốc
NH
3

Dung dịch
AgNO
3
Khói trắng xuất hiện
lCNHHClNH
43
→+
Có kết tủa trắng

33
HNOAgClHClAgNO
+↓→+
H
2
S
(khí)
Không màu,
mùi trứng
thối
Dung dịch
Pb(NO
3
)
2
Dung dịch
Cd(NO
3
)
2
Có kết tủa đen
332
HNOPbS)Pb(NOSH
+↓→+
Kết tủa CdS màu vàng
SO
2
Không màu,
mùi hắc, xốc
Dung dịch Br

2
(màu nâu đỏ)
Nước vôi trong
Mất màu nâu đỏ
42222
SOH2HBrOHBrSO
+→++
SO
3
Dung dịch
BaCl
2
Kết tủa BaSO
4
CO
2
Không màu,
không mùi
Dung dịch
Ba(OH)
2
,
Ca(OH)
2
Que diêm đang
cháy
Xuất hiện kết tủa trắng
OHCaCOCa(OH)CO
2322
+↓→+

Que diêm tắt
NH
3
Không màu,
mùi khai
Quỳ tím
phenolphtalein
Màu xanh
Không màu

màu đỏ
NO
2
Màu nâu đỏ,
mùi hắc, xốc
Dung dịch kiềm
(NaOH)
Mất màu
OHNaNONaNO2NaOHNO
2232
++→+
NO
Không màu Cho tiếp xúc với
không khí
Hóa nâu
22
2NOO2NO
→+
8
O

2
Không màu,
không mùi
Que đóm tắt
Cu, nhiệt độ
Que đóm bùng cháy
Bột đỏ

bột đen
2CuOO2Cu
2
→+
O
3
Không màu,
mùi hắc, xốc
Dung dịch KI+
hồ tinh bột
Xuất hiện màu xanh
2223
O2KOHIOH2KIO ++→++
I
2
+ tinh bột

hiện màu xanh
H
2
O
(hơi)

Không màu,
không mùi
CuSO
4
khan,không màu
Hóa xanh
O.nHCuSOOnHCuSO
2424
→+

xanh
CO
Không màu,
không mùi
Bột CuO Bột đen

bột đỏ
2
t
COCuCOCuO
o
+→+
N
2
Không màu,
không mùi
Que diêm đang
cháy
Que diêm tắt
2.1.2: Bài tập nhận biết.

2.1.2.1. Phương pháp chung:
Với loại bài tập phân biệt và nhận biết các chất ta sử dụng phương pháp chung
là dùng các phản ứng đặc trưng của các chất để nhận ra chúng. Cụ thể là những
phản ứng gây ra các hiện tượng mà ta thấy được như kết tủa đặc trưng, màu đặc
trưng, khí sinh ra có màu và mùi đặc trưng
Sử dụng các bảng nhận biết mà tôi đã trình bày ở mục 2.1.1 để làm các các dạng
bài tập nhận biết thường gặp như:
+ Nhận biết riêng rẽ từng chất và nhận biết hỗn hợp
+ Nhận biết với số hóa chất làm thuốc thử hạn chế
+ Nhận biết các chất mà không được dùng thêm thuốc thử bên ngoài.
* Với dạng bài tập hạn chế thuốc thử phải tuân theo nguyên tắc:
- Dùng thuốc thử mà đề bài đã cho để nhận biết ít nhất một trong các chất cần thiết.
- Sau đó dùng hóa chất mới nhận biết được để nhận biết một trong số các hóa chất
còn lại.
Ví dụ: Chỉ được dùng thêm một chất thử là kim loại hãy nhận biết 4 lọ mất
nhãn chứa 4 dung dịch: Na
2
SO
4
, HCl, Na
2
CO
3
, Ba(NO
3
)
2.
Với bài tập trên học sinh có thể dùng Fe để nhận biết HCl (có khí thoát ra), sau
dó dùng HCl để nhận biết Na
2

CO
3
(có bọt khí thoát ra), rồi dùng Na
2
CO
3
để nhận
biết Ba(NO
3
)
2
(có kết tủa trắng), chất còn lại là Na
2
SO
4
* Với dạng bài tập không dùng bất kì thuốc thử nào ta phải lập bảng để nhận
biết:
Ví dụ: Không dùng hóa chất nào, hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa riêng
biệt 3 dung dịch: HCl, Na
2
CO
3
, BaCl
2
.
HCl Na
2
CO
3
BaCl

2
HCl -

-
Na
2
CO
3

-

BaCl
2
-

-
9
Dựa vào kết quả trên bảng ta có thể nhận biết HCl (một dấu hiệu sủi bọt khí),
Na
2
CO
3
(một dấu hiệu sủi bọt khí và một dấu hiệu kết tủa), BaCl
2
(một dấu hiệu kết
tủa).
2.1.2.2. Các hình thức thực hiện yêu cầu của bài tập định tính nhận biết các
chất:
2.1.2.2.1 Trình bày yêu cầu của bài tập bằng lí thuyết:
Có thể cho học sinh làm bằng cách:

- Trả lời miệng: Khi có ít thời gian trong quá trình kiểm tra hoặc trước khi
thực hành cần ôn lại kiến thưc cũ.
Ví dụ: Trước khi tiến hành thí nghiệm 3 của bài “ tính chất hóa học của oxit
và axit” lớp 9: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch Na
2
SO
4
, HCl
và H
2
SO
4
loãng. Hãy tiến hành những thí nghiệm nhận biết dung dịch các chất
trong lọ.
Với Ví dụ trên thì giáo viên có thể đặt câu hỏi trước cho học sinh trả lời
miệng: “ Em hãy nêu cách nhận biết 3 dung dịch Na
2
SO
4
, HCl và H
2
SO
4
loãng đựng
trong 3 lọ mất nhãn” để ôn lại kiến thức cho học sinh trước khi tiến hành thực hành.
- Làm bằng giấy: Cho học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập trên giấy khi
kiểm tra 15 phút, 45 phút hoặc thi học kì
2.1.2.2.2 Thực hiện yêu cầu của bài tập bằng phương pháp thực hành:
Đây là hình thức kiểm tra mà người giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ,
hóa chất và đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Bù lại với hình thức kiêm tra này sẽ tạo

cho học sinh niềm say mê hứng thú học tập, tạo điều kiện cho các em có niềm tin
vào khoa học.
Lưu ý: Đôi lúc trong thực tế giảng dạy lại xảy ra trường hợp thực hiện yêu
cầu của bài tập lí thuyết và kiểm chứng lại bằng phương pháp thực hành. Lúc đó,
người giáo viên phải định hướng cho học sinh các trường hợp lí thuyết đưa ra (trình
bày nhiều mà trong quá trình thực hiện lại làm rất ngắn gọn).
Ví dụ: Bằng phương pháp hóa học và chỉ dùng thêm thuốc thử là quỳ tím,
hãy nhận biết các dung dịch Na
2
SO
4
, K
2
CO
3
, BaCl
2
và HCl đựng trong các lọ mất
nhãn.
Khi cho quỳ tím vào có thể rơi vào trường hợp ngẫu nhiên đã nhận biết HCl
(làm quỳ tím hóa đỏ), K
2
CO
3
(làm quỳ tím hóa xanh) mà không cần cho quỳ vào tất
cả các lọ.
2.1.2.3 Hướng dẫn và trình bày bài tập:
10
Về mặt lí thuyết cần hướng dẫn cho học sinh phân loại các chất cần nhận biết,
xem thử những chất cần nhận biết đó thuộc loại chất nào? Bài tập đã cho thuộc dạng

bài tập nào? Từ đó nhớ những phản ứng đặc trưng của từng loại chất.
Từ những phản ứng đặc trưng đó nên vận dụng và nhận biết loại chất nào
trước. Người thấy giáo phải hướng dẫn cho học sinh con đường nhận biết ngắn nhất,
đúng đắn nhất để học sinh tự lập được sơ đồ nhận biết các chất.
Ví dụ: Nhận biết 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 4 dung dịch sau: NaOH,
Na
2
SO
4
, H
2
SO
4
loãng, HCl.
- Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi sau:
1. hãy đọc tên và phân loại các chất trên (thuộc chất vô cơ nào đã học)?
2. Những phản ứng đặc trưng nào để nhận biết dung dịch axit?
3. Những phản ứng đặc trưng nào để nhận biết dung dịch bazơ?
4. Dung dịch muối Na
2
SO
4
có làm đổi màu chất chỉ thị (quì tím) hay không?
- Sau đó gọi học sinh lên bảng trình bày sơ đồ nhận biết của mình. Giáo viên cho
nhận xét bổ sung.
- Học sinh trình bày bài của mình vào vở sao cho rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn mà
đầy đủ, làm cho người đọc hiểu được cách làm của học sinh là tốt nhất.
*Trình bày:
- Lấy mỗi lọ một ít cho vào 4 ống nghiệm khác nhau
- lần lượt cho từng quì tím vào ống nghiệm. Ống nghiệm nào làm quì tím hóa xanh

là dung dịch NaOH, ống nghiệm nào không làm quì tím đổi màu là dung dich
Na
2
SO
4,
2 ống nghiệm làm quì tím hóa đỏ là HCl và H
2
SO
4
.
- Nhỏ vài giọt BaCl
2
vào 2 ống nghiệm đựng 2 axit HCl và H
2
SO
4
. Ống nghiệm nào
có kết tủa trắng là H
2
SO
4,
chất còn lại là HCl.
NaOH, Na
2
SO
4
,
H
2
SO

4
, HCl
+ quì tím
NaOH, Na
2
SO
4
,
H
2
SO
4
, HCl
+ quì tím
Màu đỏ
H
2
SO
4
, HCl
+ dd BaCl2
Màu xanh
NaOH
Màu tím
Na
2
SO
4
H
2

SO
4
Có kết tủa trắng
HCl
Không có kết tủa
11
- Phương trình phản ứng: H
2
SO
4
+ BaCl
2
→ BaSO
4
+ 2HCl
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu trường.
- Được sự quan tâm đóng góp nhiệt tình của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn.
- Bản thân có tinh thần tự học, tự rèn luyện, thường xuyên dự giờ để rút kinh
nghiệm cho bản thân, luôn học hỏi trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, luôn đổi
mới phương pháp.
giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn.
- Được phân công dạy hóa học khối 8, khối 9 qua các năm, nên thuận lợi cho việc
hướng dẫn học sinh giải các bài tập nhận biết hóa chất.
- Đa số học sinh thích học và có hứng thú học tập với bộ môn mới mẻ này.
2.2.2. Khó khăn:
- Học sinh hơn 90% là dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu và học tập còn hạn chế.
+ Việc vận dụng tính chất của các chất vào các dạng bài tập nhận biết chất của
hoc còn yếu.

+ Học sinh chưa cách phân dạng bài tập từ đó đề ra phương pháp giải, cách làm
bài tập nhận biết chất.
- Một số đối tượng học sinh mất căn bản môn hóa học từ năm lớp 8.
- Bên cạnh đó có một số học sinh còn ham chơi, chưa xác định đúng mục đích học
tập.
- Sự vận dụng lí thuyết vào việc giải các bài tập cụ thể của học sinh chưa linh hoạt.
Khi gặp một bài toán đòi hỏi phải vận dụng và có sự tư duy thì học sinh không xác
định được phương hướng để giải.
- Chưa có phòng chức năng, nên việc thực hành mất nhiều thời gian.
- Hóa chất còn thiếu nên rất khó khăn cho việc làm thí nghiệm, thực hành.
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Đối tượng:
Đề tài nghiên cứu: “ Phân dạng và phương pháp giải dạng bài tập nhận biết chất
trong chương trình hóa học ở THCS”
12
Được thực hiện với đối tượng học sinh khối 9 trường TH&THCS A Ngo năm
học 2013-2014
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong khuôn khổ đề tài này đối tượng nghiên
cứu của tôi là học sinh ở cấp học THCS cụ thể là khối 9. Tôi đã áp dụng và sử
dụng một số phương pháp để thực hiện đề tài như sau:
- Quan sát học sinh thực hành giải bài tập nhận biết và làm thí nghiệm để phát hiện
những sai lầm mắc phải
- Điều tra toàn diện các học sinh trong toàn khối 9 (74 HS)
- Nghiên cứu sản phẩm của học sinh (bài kiêm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học
kì ) để phát hiện và phân luồng học sinh từ đó có biện pháp bồi dưỡng và phụ đạo
hợp lí.
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi
sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp.
- Thực nghiệm dạy ở lớp 9 trường TH&THCS A Ngo

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm
- Khảo sát việc học của học sinh trong 9 tuần học của các lớp 9 A, B, C năm học
2013 - 2014
* Một số phương pháp sử dụng trong các tiết dạy đó là:
- Phương pháp trực quan, Phương pháp quan sát: Cho học sinh xem những hóa
chất, video, các thí nghiệm cụ thể.
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp: Đặt ra những câu hỏi gợi mở cho học sinh
- Phương pháp thực hành: Học sinh được làm các thí nghiệm đối chứng.
- Phương pháp sử dụng bài tập: Sử dụng các bài tập nhận biết chất.
Ngoài nhưng phương pháp đã nêu trên còn kết hợp một số biện pháp từ khích lệ,
động viên giúp học sinh có hứng thú với môn học và làm được các dạng bài tập
nhận biết chất.
13
2.4. Giải quyết vấn đề:
2.4.1. Mục đích yêu cầu:
Giải bài tập hóa học là quá trình nghiên cứu đầu bài, xác định hướng giải và trình
bày lời giải theo hướng đã vạch ra. Cuối cùng là phải tìm được đáp án phù hợp với
yêu cầu của đề bài. Nên phải thực hiện các nguyên lí, lí luận sau đây:
- Cần phải đảm bảo tính tích cực và tự lực của học sinh.
- Đạt được các kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức.
- Thực hiện việc gắn liền dạy học hóa học với thực tiễn, đặc biệt là sản xuất
hóa học.
- Hoàn thành kĩ năng giải bài tập nhận biết là một trong những yêu cầu quan
trọng
của việc học tập, tạo điều kiện cho học sinh khắc sâu kiên thức rèn kĩ năng giải bài
tập.
* Như chúng ta đã biết bài tập nhận biết có nhiều dạng khác nhau, nhưng mỗi dạng
đều có cách giải riêng, thậm chí trong cùng một bài tập cũng có thể giải theo nhiều
cách khác nhau. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy không ít học sinh khi giải bài tập

này chưa chú ý phân tích nội dung hóa học dẫn đến lí luận dài dòng, dẫn đền kết
quả không đúng. Từ đó tôi đã đúc kết được các biện pháp thực hiện.
2.4.2. Biện pháp thực hiện:
Trước một bài tập nhằm vận dụng kiến thức, học sinh coi như được trao một nhiệm
vụ phải giải quyết vấn đề nêu ra trong đầu bài. Hoạt động của học sinh nhất thiết
phải trải qua các bước sau đây:
- Tìm hiểu đề bài: Xác định cái đã cho và cái cần tìm, hiểu ý nghĩa mở rộng
cái đã cho và cái cần tìm, hiểu các công thức hóa học đã cho.
- Xác định phương hướng giải bài tập: Nhớ lại các khái niệm, tính chất, bài
giải mẫu…có liên quan. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện và yêu cầu của bài
tập nhận biết, đề ra các bước thực hiện và huy động các kiến thức, kĩ năng nào để
thực hiện.
- Trình bày lời giải: Thực hiện các bước giải đã vạch ra, theo các thao tác đã
biết.
14
- Kiểm tra kết quả: Sau khi thực hiện xong lời giải, cần phải kiểm tra lại (trả
lời đúng yêu cầu của bài chưa? Đã sử dụng hết dữ liệu của bài cho? Viết phương
trình đúng không? )
Trên đây là các hoạt động giải bài tập nhận biết nói chung, nếu học sinh nắm được
kiến thức và kĩ năng cơ bản thì việc giải bài tập hóa học theo quy trình trên có rất
nhiều khả năng là đạt kết quả tốt.
2.4.3. Áp dụng:
2.4.3.1 Nhận biết bằng thuốc thử không hạn chế:
Ví dụ1: Cho các dung dịch sau đây: KOH, K
2
SO
4
, KCl, HCl. Hãy nêu phương pháp
hóa học nhận biết từng dung dịch.
- Nghiên cứu đầu bài: Nhận biết dùng thuốc thử không hạn chế (có thể dùng

một hoặc nhiều thuốc thử để nhận biết mỗi dung dịch).
- Xác định hướng giải: - Trình bày lời giải:
B1: Phân loại chất và tìm thuốc thử + KOH: Kiềm, có thể nhận biết
riêng cho từng dung dịch. bằng quỳ tím hoặc Phênoltalein.
+ K
2
SO
4
: Muối trung hòa, có thể dùng thuốc
thử BaCl
2
.
+ KCl: Muối trung hòa, có thể dùng thuốc
thử AgNO
3
.
+ HCl: Axit, có thể dùng thuốc thử là quỳ tím
hay AgNO
3
.
B2: Xác định phương pháp nhận biết:
Dung dịch
Thuốc thử
KOH K
2
SO
4
KCl HCl
Quỳ tím Xanh Qùy tím Qùy tím Đỏ
BaCl

2
-
BaSO
4
↓ Trắng
Còn lại -
B3: Nêu cách tiến hành:
- Cho một mẫu giấy quỳ tím vào 4 ống nghiệm đựng mỗi chất. Nếu quý tím
ngả sang màu xanh đó là KOH, quỳ tím ngả màu đỏ là HCl
- Nhỏ 2-3 giọt dung dịch BaCl
2
vào 2 ống đựng K
2
SO
4
và KCl. ống nào có
kết tủa trắng xuất hiện là K
2
SO
4
, ống còn lại là KCl.
15
- Viết PTHH (nếu có):
PT: BaCl
2
+ K
2
SO
4
→ BaSO

4
↓ + 2 KCl
2.4.3.2. Nhận biết các dung dịch bằng cách không dùng thuốc thử nào khác:
Ví dụ 2: Hãy nhận biết các dd sau:CuSO
4
, NaOH, BaCl
2
, mà không dùng thuốc thử
nào khác.
- Nghiên cứu đầu bài:
+ Dùng chính mỗi chất cần nhận biết làm thuốc thử.
+ Hoặc nhận biết một chất có màu sắc, mùi vị đặc biệt, dùng chất này để nhận biết
các chất còn lại.
- Xác định hướng giải: - Trình bày lời giải:
B1: Tìm dd có dấu hiệu đặc biệt. + DD CuSO
4
màu xanh
+ DD NaOH, BaCl
2
không màu.
B2: Xác định cách nhận biết: + DD màu xanh là CuSO
4
+ Dùng dd CuSO
4
để nhận biết dd NaOH và
BaCl
2
Dung dịch
Thuốc thử
CuSO

4
NaOH Cu(OH)
2
↓ Trắng
BaCl
2
BaSO
4
↓ Trắng
B3: Nêu cách tiến hành:
+ Quan sát màu sắc: Dung dịch màu xanh là CuSO
4
+ Nhỏ 2 - 3 giọt CuSO
4
vào mỗi ống nghiệm đựng dd NaOH, dd BaCl
2
, lọ
nào có kết tủa xanh là NaOH, lọ nào có kết tủa trắng là BaCl2.
- Viết PTHH.
PT: CuSO
4
+ 2NaOH → Cu(OH)
2
↓ + Na
2
SO
4
BaCl
2
+ CuSO

4
→ BaSO
4
↓ + CuCl
2
Chú ý: Ở bài tập này có thể nhận biết mỗi dd trên theo cách thứ hai là dùng mỗi dd
trong đó làm thuốc thử.
2.4.3.3. Nhận biết dung dịch với số thuốc thử có hạn chế .
Ví dụ 3: Cho các dd sau: CuCl
2
, H
2
SO
4
, Ba(NO
3
)
2
, NaOH. Hãy nhận biết mỗi dd
mà chỉ dùng giấy quỳ tím.
16
- Nghiên cứu đầu bài: Trường hợp này tương tự trường hợp (b) với cách giải
1
- Xác định hướng giải và trình bày lời giải:
B1: Xem xét phản ứng của các dd nhận biết thuốc thử đã cho.
Dung dịch
Thuốc thử
Qùy tím
CuCl2
Không

H
2
SO
4
Đỏ
Ba(NO
3
)
2
Không
NaOH Xanh
B2: Xác định phương pháp nhận biết :
Dung dịch
Thuốc thử
NaOH H
2
SO
4
CuCl
2
Cu(OH)
2
↓ Không
Ba(NO
3
)
2
Không BaSO
4


B3: Nêu cách làm:
- Cho một mẫu quỳ tím vào mỗi ống nghiệm. Nếu quỳ tím ngả màu đỏ đó là
dd H
2
SO
4
, nếu quỳ tím ngả màu xanh đó là NaOH.
- Nhỏ 2 - 3 giọt dd NaOH vào hai ống nghiệm còn lại, nếu có kết tủa xanh đó
là CuCl
2
, còn lại là Ba(NO
3
)
2
. Hoặc nhỏ 2 - 3 giọt H
2
SO
4
vào hai ống nghiệm còn
lại, nếu có kết tủa trắng đó là BaCl
2
, ống kia CuSO
4
.
17
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
* Sau khi áp dụng đề tài “phân dạng và phương pháp giải dạng bài tập nhận
biết chất trong chương trình hóa học ở THCS” vào bộ môn hóa học khối 9 trong
năm học 2013 - 2014 tôi đã thu được một số hiệu quả như sau:
- Học sinh đã nắm được các dạng bài tập nhận biết các chất và phương pháp

giải cho từng dạng bài tập đó.
- Học sinh biết đi từ trình tự các bước và lập luận có logic cho các bài tập.
- Biết vận dụng các kiến thức lí thuyết về tính chất của các chất để tìm ra
thuốc thử, chất dùng để nhận biết để giải quyết vấn đề của bài tập.
- Học sinh tiến hành thực hành thí nghiệm kiểm chứng ngày càng thành thạo,
làm thí nghiệm cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn và thu được kết quả rõ hơn.
- Trình bày bài làm rõ ràng, dễ hiểu, chính xác hơn.
- Các bài kiểm tra, thi học kì có các bài tập nhận biết học sinh làm bài rất tốt,
có sự tiến bộ hơn hẳn thời gian trước và các năm học trước đó.
- Phát hiện được một số em học giỏi bộ môn từ đó có kế hoạch bồi dưỡng
mũi nhọn, bên cạnh đó phân loại được học sinh yếu kém về bộ môn và tổ chức phụ
đạo.
* Bảng thống kê tỉ lệ học sinh làm được các dạng bài tập về nhận biết chất
trong môn hóa lớp 9 qua các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút và kiểm tra học kì trong
năm học 2013 – 2104 đến tháng 4 năm 2014 như sau:
Lớp
Học kì I Học Kì II
15 phút 15 phút 45 phút KT HKI 15 phút 15 phút 45 phút
9A
( 34 HS)
15
19 22 23 24 25 25
44.1 % 55.9 % 64.7 % 67.5 % 70.6 % 73.5 % 73.5 %
18
9B
( 23 HS)
11
13 15 16 16 17 19
47.8 %
56.5 % 65.2 % 69.6 % 69.6 % 73.9 % 82.6 %

9C
( 18 HS)
7
8 11 12 12 13 14
38.9 %
44.4 % 61.1 % 66.7 % 66.7 % 72.2 % 77.8 %
3. KẾT LUẬN :
Nhờ áp dụng đề tài này mà chất lượng môn hóa học của tôi đạt tỉ lệ khá cao,
bởi các em không còn lo sợ khi học môn hóa học và rất say mê khi làm bài tập, đặc
biệt là bài tập nhận biết. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng làm được tất cả,
cho nên tôi thường đưa ra bài tập dạng từ dễ đến khó, nhằm khích lệ các em học
yếu. Khi các em giải được bài tập này, thì giáo viên biết rằng học sinh nắm được
kiến thức, biết vận dụng vào các trường hợp cụ thể , như vậy kiến thức đã được
cũng cố.
Nếu học sinh không giải được bài tập hoặc giải không chính xác, giáo viên
cần phải giải thích, sửa chữa, bổ sung những điều thiếu sót của học sinh. Bằng lời
giải rõ ràng, phân tích chi tiết, cẩn thận những sai sót của học sinh về kiến thức thì
các em sẽ dần dần hiểu và giải được bài tập hóa học.
Chính vì tính quan trọng của bài tập hóa học và mục tiêu trang bị cho học
sinh những kiến thức căn bản và toàn diện nhất để các em làm hành trang bước sang
cấp ba và xa hơn nữa, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để đưa ra phương pháp giải bài
tập đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ nhất cho học sinh của mình.
3.1. Ý nghĩa của việc sử dụng đề tài:
Bài tập hóa học là một nội dung hết sức quan trọng giúp giáo viên có thể
kiểm tra, đánh giá kiến thức cũng như năng lực học tập của học sinh, từ đó có thể
kịp thời củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh yếu kém, đồng thời phát hiện, bồi
dưỡng học sinh giỏi của bộ môn. Hơn nữa, đó cũng là một công cụ hữu hiệu để giáo
viên có thể nhìn nhận lại phương pháp giảng dạy của mình mà điều chỉnh, sửa đổi
để có phương pháp mới tốt hơn, giúp học sinh dễ tiếp thu hơn.
Vì vậy việc áp dụng đề tài là một yêu cầu cần thiết và hợp lí để học sinh có

19
thể làm được các dạng bài tập hóa học, đặc biệt là bài tập nhận biết chất.
3.2. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung cho mỗi dạng bài tập cần giảng dạy cho
HS, xây dựng được phương pháp giải các dạng bài toán đó.
Việc hình thành các kỹ năng giải các dạng bài toán nêu trong đề tài phải được
thực hiện theo hướng đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Tôi thường bắt đầu từ một
bài tập mẫu, hướng dẫn phân tích đề bài để học sinh xác định hướng giải và tự giải,
từ đó các em có thể rút ra phương pháp chung để giải các bài toán cùng loại. Sau đó
tôi tổ chức cho HS giải bài tập tương tự mẫu; phát triển vượt mẫu và cuối cùng nêu
ra các bài tập tổng hợp. Cách làm này giúp cho giáo viên dễ dàng phát hiện sai lầm
trong nhận thức của học sinh, giúp học sinh hiểu lý thuyết sâu sắc
Mỗi dạng bài toán tôi đều xây dựng phương pháp giải, nhằm giúp các em dễ
dàng nhận dạng và vận dụng các kiến thức, kỹ năng một cách chính xác; hạn chế
được những nhầm lẫn có thể xảy ra trong cách nghĩ và cách làm của HS. Sau mỗi
dạng tôi luôn chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả, sửa chữa rút kinh
nghiệm và nhấn mạnh những sai sót mà HS thường mắc phải.
3.2. Kiến nghị:
Trong quá trình giảng dạy môn hóa và thực hiện đề tài tôi nhận thấy để việc
học tập và giảng dạy bộ môn hóa có hiệu quả hơn tôi có một số kiến nghị như sau:
- Đối với học sinh.
+ Chuyên cần đến lớp. Xem học tập là nhiệm vụ của bản thân. Có ý thức cầu tiến,
muốn thu nhận kiến thức.
+ Cố gắng vượt qua khó khăn cuộc sống để học tốt, rèn luyện tốt.
- Đối với gia đình học sinh: Quan tâm hơn đến việc học tập của các em, không nên
giao phó hết toàn bộ chuyện học tập và giáo dục các em cho giáo viên. Vì giáo viên
không thể bao quát hết học sinh đặc biệt là khi học sinh ở nhà.
- Đối với nhà trường: Cần thiết phải có một phòng thực hành hóa với đầy đủ dụng
cụ, hóa chất, các thiết bị an toàn khác cho việc thực hành, làm thí nghiệm.

20
- Đối với PGD&ĐT: Tổ chức các chuyên đề về các dạng bài tập và cách hướng dẫn
học sinh vận dụng lí thuyết vào giải bài tập, đặc biệt là bài tập nhận biết chất.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đúc rút ra được trong
quá trình giảng dạy tại trường TH&THCS A Ngo. Vậy tôi mong rằng các quý Thầy
Cô nhiệt tình đóng góp để giúp cho bộ môm hóa học ngày càng có chất lượng cao
hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
A Ngo, ngày 02 tháng 4 năm 2014
Người nghiên cứu


Lê Văn Bình
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách giáo khoa lớp 9 môn hóa học –
Nguyễn Văn Trang – Vũ Anh Tuấn – Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung
học
2. Sách giáo khoa hóa học 9 – Lê Xuân Trọng – NXB GD 2004
3. Sách giáo viên hóa học 9 – Lê Xuân Trọng – NXB GD 2004
4. Sách giáo khoa hóa học 8 – Lê Xuân Trọng - Nguyễn Cương – NXB GD 2004
5. Sách giáo viên hóa học 8 – Lê Xuân Trọng - Nguyễn Cương – NXB GD 2004
6. Hướng dẫn về thực hành hóa học - Lê Xuân Trọng – NXB GD 2004

×