Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.9 KB, 5 trang )

CHƯƠNG 3. HẠCH TOÁN TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN
I. Lý thuyết
1. So sánh GDP và GNP trong nền kinh tế giản đơn, đóng và mở?
2. Tìm số liệu về GDP Việt Nam trong 10 – 15 năm gần đây (ghi rõ nguồn trích dẫn)
II. Bài tập
Bài 1. Cho các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ năm 1995 trong bảng:
Chỉ tiêu Giá
trị
Chỉ tiêu Giá trị
Tổng thu nhập quốc dân theo
giá thị trường
5200 Tiêu dùng của hộ gia đình 3800
Cán cân thương mại -100
Thu nhập khả dụng 4100 Tiết kiệm gộp của doanh nghiệp 400
Tình trạng ngân sách Chính phủ -200 Thu nhập ròng từ tài sản nước
ngoài
0
Hãy tính:
a. Tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân
b. Chi tiêu của Chính phủ cho hàng hóa, dịch vụ
Bài 2. Trên lãnh thổ của một quốc gia có các khoản mục hạch toán được cho trong bảng sau:
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
Khấu hao 200 Nhập khẩu 150
Đầu tư ròng 50 Tiêu dùng của hộ gia đình 500
Xuất khẩu 100 Chi mua hàng hóa và dịch vụ của
Chính phủ
300
a. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường
b. Bạn đã dùng phương pháp nào để tính GDP? Theo phương pháp này GDP có chứa thuế gián
thu hay không?
Bài 3. Cho một số chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc dân


Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
GNPmp 5000 Tiêu dùng của hộ gia đình 3000
Tổng đầu tư 1000 Chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa, dịch vụ 800
Đầu tư ròng 500 Chi chuyển nhượng (trợ cấp) 550
Tiền lãi vay 250 Thu nhập từ cho thuê 300
Lợi tức cổ phần 100 Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài 0
Tiền lương 2900 Thâm hụt ngân sách -20
Thu nhập quốc dân 4000
Hãy tính:
a. Sản phẩm (thu nhập) quốc dân ròng theo giá thị trường, tình trạng cán cân thương mại, thuế
gián thu, lợi nhuận trước thuế của công ty.
b. Tổng thuế, thuế ròng và thu nhập khả dụng.
Bài 4. GNP danh nghĩa của năm 1983 là 3305 tỷ và của năm 1982 là 3073 tỷ đồng. Chỉ số lạm phát
tính theo GDP của năm 1983 là 215,3% và của năm 1982 là 206% (theo giá năm 1972). Hãy xác định:
a. GNP thực tế năm 1982, 1983 theo giá năm 1972
b. Tốc độ tăng trưởng GNP thực tế của năm 1983
c. Tỷ lệ lạm phát năm 1983
d. Nếu khấu hao TSCĐ của năm 1982 là 1000 tỷ đồng, năm 1983 là 1050 tỷ thì sản phẩm quốc
dân ròng danh nghĩa năm 1983 tăng bao nhiêu %?
Bài 5. Giả sử trong nền kinh tế đóng không có chính phủ, mức tiêu dùng là 400, đầu tư theo kế hoạch
là 100, tổng sản lượng là 520.
a. Tổng chi tiêu theo kế hoạch là bao nhiêu?
b. Tính lượng tồn kho, dự trữ ngoài kế hoạch
c. Đầu tư thực tế là bao nhiêu?
d. Các nhà sản xuất phản ứng như thế nào trong thời kỳ tiếp theo?
e.
Bài 6. Giả sử GDP = 3000, C = 2300, G = 350, NX = -50
a. Mức đầu tư của nền kinh tế là bao nhiêu?
b. Khi xuất khẩu bằng 400, nhập khẩu bằng bao nhiêu?
c. Khi mức khấu hao bằng 300, thu nhập quốc dân bằng bao nhiêu? Mức đầu tư ròng là bao

nhiêu?
Bài 7. Bảng sau trình bày một số chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc dân
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
Thuế gián thu 700 Tiêu dùng cá nhân 4600
Thu nhập khả dụng 5100 Đầu tư 400
Thuế trực thu 500 Chi tiêu của Chính phủ cho hàng
hóa dịch vụ
1000
Thanh toán chuyển nhượng 300
Tính tổng sản phẩm quốc nội theo giá thị trường bằng phương pháp tổng chi tiêu và phương pháp tổng
thu nhập
Bài 8. Bảng sau trình bày số liệu nền kinh tế giản đơn
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
Khấu hao tài sản cố định 350 Lợi nhuận 450
Tiền lương 5000 Tổng đầu tư tư nhân 750
Lãi vay 500 Chi tiêu cá nhân 5600
Tiền thuê tài sản cố định 50
Hãy tính NNPmp theo phương pháp tổng chi tiêu và phương pháp tổng thu nhập
Bài 9. Trên lãnh thổ quốc gia X có bốn doanh nghiệp A, B, C và D với các khoản mục cho trong bảng
dưới đây. Giả sử A, B, C thuộc quyền sở hữu của các công dân nước X, còn D là công ty liên doanh
với nước ngoài trong đó vốn liên doanh của nước X chiếm 60%. (đơn vị tính 1000 USD)
Khoản mục A B C D
Khấu hao 100 80 330 220
Tiền lương 320 120 240 45
Bán thành phẩm mua ngoài 70 50 60 0
Điện năng mua ngoài 45 7 10 0
Nước mua ngoài 19 3 6 0
Nhiên liệu mua ngoài 0 20 50 322
Chi phí vận tải mua ngoài 6 5 4 0
Chi phí mua ngoài khác 5 5 10 3

Tiền thuê mướn đất đai 15 0 20 10
Trả lãi vay 20 10 30 0
Thuế nộp chính phủ 74 37 87 94
Trong đó:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế lợi tức
- Thuế gián thu khác
48
14
12
24
7
6
60
17
10
48
14
32
Doanh thu 800 400 1000 800
a. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường?
b. Tính lợi nhuận của A, B, C, D và tính giá trị gia tăng trực tiếp theo các thành phần của nó
c. Các doanh nghiệp này đóng góp vào GNP của quốc gia X bằng bao nhiêu?
Bài 10. Một nền kinh tế có GNP = 5000, thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài là 200,
a. Tính GDP của nền kinh tế
b. Nếu nhập khẩu của quốc gia này tăng 300, các điều kiện khác giữ nguyên thì GDP của
quốc gia này tăng giảm bao nhiêu?
Bài 11. Nếu GDP thực tế của nền kinh tế tăng từ 2000 tỷ đồng lên 2200 tỷ đồng thì tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế của Quốc gia trong năm đó bằng bao nhiêu?
Bài 12. Xét giỏ hàng hóa bao gồm hàng hóa A chiếm 30% và hàng hóa B chiếm 70%. Ở

thời kỳ gốc giá mặt hàng A và B lần lượt là 20 và 15, ở thời kỳ t giá mặt hàng A và B
đều bằng 30 thì CPI là bao nhiêu?
Bài 13. Chỉ số giá năm 2001và 2002 lần lượt là 110 và 125, tỷ lệ lạm phát năm 2002 là
bao nhiêu?
Bài 14. Giả sử một quốc gia có GDP thực tế bằng 800 tỷ đồng và tỷ lệ tăng trưởng
hàng năm là 5%. Sau 2 năm GDP thực tế đã tăng thêm là bao nhiêu?
Bài 15. GDP danh nghĩa của năm gốc là 2000 tỷ đồng, giả sử năm thứ 6 mức giá
chung tăng gấp 2 lần và GDP thực tế tăng 30% chúng ta có thể dự đoán rằng GDP
danh nghĩa của năm thứ 6 sẽ là bao nhiêu?
Bài 16. Giả sử rằng GDP là 5000, tiêu dùng là 3400, xuất khẩu ròng là 120, tiết kiệm
là 400 và chi tiêu của Chính phủ là 1200 thì Thu nhập khả dụng, đầu tư, thâm hụt ngân
sách là bao nhiêu (lưu ý phương án trả lời phải đầy đủ các chỉ tiêu và tính chính xác là
phương án đúng nhất)
Bài 17. Trong năm 2000 ông T đã bán chiếc xe máy với giá 20 triệu đồng. Hai năm
trước ông đã mua chiếc xe đó với giá 30 triệu đồng. Để bán được chiếc xe này ông T
đã phải trả cho môi giới 500 ngàn đồng. Việc bán chiếc xe này ông T đã làm GDP của
năm 2000 tăng bao nhiêu?
Bài 18. Nếu GDP danh nghĩa là 4410 tỷ đồng và chỉ số điều chỉnh GDP là 1,05, khi đó
GDP thực tế là bao nhiêu?
CHƯƠNG 4. TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Bài 1. Trong nền kinh tế đóng,
sản lượng cân bằng là 1000, tiêu dùng là 800 và đầu tư là 80
a. Tính mức chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ
b. Cho khuynh hướng tiêu dùng biên từ thu nhập quốc dân là 0.8 tính lượng cân
bằng mới khi đầu tư tăng 50?
c. Giả sử sản lượng tiềm năng là 1200, thì chính phủ cần điều chỉnh chi tiêu cho
hàng hóa và dịch vụ như thế nào để đạt mức sản lượng này?
d.
Bài 2. Trong nền kinh tế giản đơn, cho hàm tiêu dùng C = 60+0.75Y, đầu tư là 140
a. Tính sản lượng cân bằng? Mức tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm tại điểm cân

bằng?
b. Tính mức tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm tại mức sản lượng 1000? Chỉ ra quá
trình điều chỉnh?
c. Tính mức tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm tại mức sản lượng 600? Chỉ ra quá trình
điều chỉnh?
Bài 3. Trong nền kinh tế mở cho xu hướng tiêu dùng biên từ thu nhập khả dụng là 0.8,
xu hướng nhập khẩu biên là 0.2, thuế suất ròng là 0.2
a. Nếu đầu tư tăng thêm 100 thì mức sản lượng cân bằng và xuất khẩu ròng thay
đổi như thế nào?
b. Nếu chi tiêu của chính phủ tăng thêm 80 thì sản lượng và ngân sách chính phủ
thay đổi như thế nào?
c. Nếu xuất khẩu tăng thêm 150 thì sản lượng cân bằng và cán cân thương mại
thay đổi như thế nào?
Bài 4. Giả sử nền kinh tế giản đơn có đầu tư theo kế hoạch là 300, tỷ lệ tiết kiệm biên
là 20%, tiêu dùng tự định là 150.
a. Tính sản lượng cân bằng, chi tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm?
b. Khi dân chúng tăng tiết kiệm và tỷ lệ tiết kiệm biên mới bằng 30% thì sản
lượng cân bằng, chi tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm thay đổi như thế nào?
c. Khi có sự tham gia của chính phủ với chi tiêu là 200, tỷ lệ thuế là 0,2 thì sản
lượng cân bằng là bao nhiêu? Tình trạng ngân sách như thế nào?
d. Để cân bằng ngân sách thì tỷ lệ thuế là bao nhiêu?
e. Khi có quan hệ kinh tế với nước ngoài: xuất khẩu là 100 và xu hướng nhập
khẩu biên là 0.1 thì sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Xác định tình trạng cán
cân thương mại?
Bài 5. Hãy xem xét nền kinh tế sau:
C=200+0.85(1-0.15)Y, I=400, G=500
a. Tính sản lượng cân bằng
b. Để tăng sản lượng 400, tỷ lệ thuế phải thay đổi bao nhiêu?
Bài 6. Một nền kinh tế có hàm tiêu dùng C = 0.7Yd + 10, I = 60, Yd = 0.8Y, G = 40,
X = 20 và khuynh hướng nhập khẩu biên là 0.1

a. Thực trạng ngân sách của chính phủ tại mức sản lượng cân bằng ra sao?
b. Để cân bằng ngân sách thì thuế bằng bao nhiêu?
c. Thực trạng của cán cân thương mại như thế nào? Cân bằng thương mại xảy ra
khi sản lượng bằng bao nhiêu?
Bài 7. Xét nền kinh tế có chi tiêu tiêu dùng tự định là 100, tỷ lệ thuế là 0.2, chi đầu tư
là 300, xuất khẩu là 200, khuynh hướng nhập khẩu biên là 0.1, khuynh hướng tiêu
dùng biên từ thu nhập khả dụng là 80%.
a. Xác định thu nhập quốc dân trong điều kiện ngân sách cân bằng?
b. Tính các thành phần của tổng cầu và kiểm tra điều kiện cân bằng?
c. Xác định thu nhập quốc dân trong điều kiện ngân sách thâm hụt 100.
Bài 8. Hãy xem xét nền kinh tế sau:
C = 200 + 0.9(1-0.1)Y, I = 400, G = 400, X = 250, M = 0.05Y + 50
a. Tính sản lượng cân bằng?
b. Để tăng sản lượng 200, tỷ lệ thuế cần thay đổi bao nhiêu?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×