Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.45 KB, 64 trang )

trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
KHOA KINH Tế Và QUảN Lý NGUồN NHâN LựC
o0o
CHUYÊN Đề TốT NGHIệP
Đề tài:
Tạo động lực cho ngời lao động tại Công
ty
cổ phần dịch vụ du lịch đờng sắt hà nội
Giáo viên hớng dẫn : th.s. lơng văn
úc
Sin h viên thực hiện : nguyễn thế nghị
Mã sinh viên : lt100494
Lớp : qtnl k10
Hà Nội - 2011
Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
§Ò TΜI: 1
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 10
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 11
Bảng 1: Số lượng khách du lịch của công ty trong 3 năm trở lại đây 15
Bảng 2: Cơ cấu máy móc, trang thiết bị công ty tại văn phòng và bộ phận lữ hành
đầu năm 2009 16
Bảng 3: Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Cty Cổ phần dịch vụ Du lịch
Đường sắt Hà nội 17
Bảng 4: Báo cáo doanh thu của Công ty trong những năm gần đây 17
Bảng 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính 19
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và trình độ văn hoá chuyên môn 20
Bảng 7: Bảng xếp lương gián tiếp của công ty 22


Biểu 1: Mức thu nhập hiện nay có đảm bảo cộng sống 24
Bảng 8: Mức thu nhập bình quân năm của cán bộ công nhân viên chính thức của
Công ty 24
Biểu 2: Mức lương hiện nay có được sự hài lòng 25
Bảng 9: Kết quả khen thưởng 3 năm gần đây 27
Bảng 10: Tình hình tuyển dụng nội bộ từ 2007 – 2009 39
Bảng 11: So sánh trình độ đào tạo thực tế với yêu cầu công việc đang đảm nhận của
CBVNV 40
Bảng 12: Kết quả thi đua khen thưởng năm 2007 – 2009 44
Biểu 3: Sự hài lòng của mức thưởng 48
Biểu 4: Mức độ hài lòng của phụ cấp, phúc lợi và dịch vụ 49
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nhằm thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta đã nỗ lực phát triển sản xuất và đạt
được mức năng xuất lao động cao, phát huy sức mạnh của mình trên thị trường
trong và ngoài nước. Để đạt đựơc những thành tích đó thì yếu tố con người là không
thể thiếu được, chính yếu tố con người đã quyết định sự thành bại của mỗi công ty.
Vì vậy mỗi doanh nghiệp đã tìm mọi cách để có được nguồn nhân lực có chất lượng
cao và làm thế nào để có thể phát huy cao năng lực, sở trường của nguồn lao động
mình có nhằm đạt được những mục tiêu chung của tổ chức đặt ra. Việc có nguồn
nhân lực tốt trong tay đã khó nhưng việc sử dụng họ như thế nào cho có hiệu quả
nhất còn khó khăn hơn. Và công tác tạo động lực cho người lao động sẽ giúp cho
viêc sử dụng lao động đạt hiệu quả cao, đem lại sự thành công cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những thành tích đã đạt đựơc trong công tác tạo động lực cho người lao
động thì trên thực tế ở nước ta nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công
tác này đã làm giảm hiệu quả của viêc sử dụng lao động, ảnh hưởng xấu tới kết quả
sản xuất kinh doanh. Do đó việc tạo động lực cho người lao động nhằm tăng cường
sự nỗ lực, sư hứng thú của họ khi làm việc tao ra năng suất, hiệu quả cao trong công

việc là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức rõ sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động trong doanh
nghiệp và sau một thời gian thưc tập Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Du lịch Đường
Sắt Hà Nội em thấy công tác tạo động lực của công ty tuy có nhiều cố gắng nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy em đã chọn đề tài “ Tạo động lực cho người lao
động tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội” để làm chuyên
đề thực tập.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
1
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC DOANH
NGHIỆP
I. Khái niệm về động lực lao động
1. Khái niêm động lực
Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng
cường sự nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.
Động cơ: chúng ta có động cơ máy và động cơ của con người. Động cơ giúp máy
và con người hoạt động được và những hoạt động đó là hoạt động có mục đích. Sự
khác nhau giữa mục đích của con người và của máy là hoạt động của máy do con
người tạo ra và quyết định còn mục đích của con người là do tự bản thân tạo nên.
Để đạt được năng suất và hiệu quả cao trong lao động thì luôn đòi hỏi người
lao động làm việc nỗ lực và sáng tạo. Và điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cách thức
và phương pháp mà người quản lý sử dụng để tác động vào người lao động
2. Mục đích ,ý nghĩa và vai trò của việc tạo động lực.
2.1. Mục đích của tạo động lực.
Công tác tạo động lực cho người lao động nhằm mục đích chính là khai thác, sử
dụng, phát huy một cách hợp lý hiệu quả nguồn lao động của tổ chức để đạt được
những những mục tiêu chung của tổ chức. Việc tạo động lực cho người lao động sẽ

giúp cho họ yêu thích với công việc của mình hơn, gắn bó với nó, tích cực làm việc từ
đó đem lại hiệu quả cao trong công việc, đem lại những lợi ích to lớn cho tổ chức.
2.2. Vai trò.
* Đối với người lao động. Giúp người lao động có được khả năng làm việc
cao, phát huy tốt những lợi thế của mình, đem lại cuộc sống ngày càng cao hơn, ổn
định hơn, bản thân ngày càng được hoàn thiện phát triển cao hơn.
* Đối với doanh nghiệp. Khi công tác tạo động lực phát huy hiệu quả sẽ đem
lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, lợi nhuận
tăng cao, nguồn nhân lực ngày càng phát triển cao, tiế kiệm chi phí sản xuất…. Do
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
2
Chuyên đề tốt nghiệp
vậy giúp công ty ngày càng lớn mạnh, đứng vững trên thị trường.
* Đối với xã hội. Giúp xã hội không ngừng phát triển, tiến bộ vững mạnh. Khi
bản thân người lao động có động lực cao trong lao động sẽ không chỉ làm lợi cho
bản thân họ mà còn làm cho cả doanh nghiệp phát triển, khi các công ty phát triển
thì kéo theo nền kinh tế tăng trưởng, phát triển cao.
2.3. ý nghĩa.
Công tác tạo động lực có ý nghĩa vô cùng lớn đến công ty nói chung và phòng
tổ chức lao động nói riêng bởi đây là phòng chịu trách nhiệm chính về công tác
nhân sự. Khi phòng lao động thực hiện tốt công tác về nhân lực sẽ tạo điều kiện cho
việc tạo động lực đối với người lao động làm cho họ làm việc hiệu quả góp phần
vào sự thành công của cong ty.
3. Các lý thuyết về động lực lao động.
Có nhiều học thuyết nhằm tìm ra các phương cách tạo động lực cho người lao động:
3.1. Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow
Ông cho rằng con người có rất nhiều các nhu cầu và cần được thoả mãn các nhu
cầu đó. Ông chia nhu cầu của con người thành năm loại và theo thứ bậc
* Nhu cầu sinh lý: Đây là đòi hỏi cơ bản và cần thiết của con người tồn tại và
phát triển đó là về ăn, nước, nơi ở, ngủ và các nhu cầu cơ thể khác.

* Nhu cầu an toàn. Là nhu cầu được ởn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi các
điều bất trắc và rủi ro trong cuộc sống hằng ngày.
* Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện
mình và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và hiệp tác.
* Nhu cầu được tôn trọng: Là nhu cầu có địa vị, vị thế trong xã hội, được
người khác tôn trọng và tự tôn trong mình.
* Nhu cầu tự hoàn thiện
3.2. Học thuyết tăng cường sự tích cực của B.F. Skinner
Học thuyết hướng vào việc làm thay đổi hành vi của con người thông qua các tác
động tăng cường. Học thuyết cho rằng con người có xu hướng lặp lại những hành vi
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
3
Chuyên đề tốt nghiệp
được thưởng còn những hành vi bị phạt có xu hướng không bị lặp lại. Khoảng thời gian
gữa thời điểm xẩy ra hành vi và thời điểm thưởng, phạt càng ngắn bao nhiêu thì càng
có tác dụng thay đổi hành vi bấy nhiêu. Để tạo động lực lao động người quản lý cần
quan tâm đến các thành tích tốt và thưởng cho các thành tích tốt đó.
3.3 Học thuyết kỳ vọng của Victor Broom.
Ông nhấn mạnh mỗi quan hệ nhận thức: con người mong đợi cái gì? Theo học
thuyết thì động lực là chức năng kỳ vọng của cá nhân rằng sự nỗ lực nhất định sẽ
đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến một kết quả hoặc phần
thưởng như mong muốn. Vì vậy các nhà quản lý cần phải làm cho người lao động
hiểu được mỗi quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực và thành tích; thành tích với kết quả
cũng như cần tạo nen sự hấp dẫn của kết quả đối với người lao động.
3.4. Học thuyết công bằng của J. Stacy Adams
Đề cập tới sự nhận thức của người lao động về mức độ dược đối sử công bằng
và đúng đắn trong tổ chức. Với giả thuyết là mọi người đều muốn được đối xử công
bằng; cá nhân trong tổ chức có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ và quyền lợi
mà họ được nhận với sự đóng góp đó. Do đó để tạo động lực người quản lý cần tạo
và duy trì sự cân bằng giữa sự đóng góp của cá nhân với quyền lợi mà được hưởng.

3.5. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg
Ông đưa ra lý thuyết hai yếu tố về sự thoả mãn và không thoả mãn trong công
việc thành hai nhóm:
Nhóm một bao gồm các yếu tố then chốt để tạo ra động lực lam việc như:
* Sự thành đạt
* Sự thừa nhận thành tích
* Bản chất bên trong công việc
* Trách nhiệm công việc
* Sự thăng tiến
Nhóm hai thuộc về môi trường tổ chức gồm
* Các chính sách và chế độ quản lý của công ty
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
4
Chuyên đề tốt nghiệp
* Sự giám sát công việc
* Tiền lương
* Các quan hệ con người
* Các điều kiện làm việc
3.6. Học thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke
Ông chỉ ra rằng: các mục tiêu cụ thể và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công
việc tốt hơn. Để tạo ra động lực lao động cần phải có mục tiêu cụ thể mang tính thách
thức cũng như cần phải thu hút người lao động vào các mục tiêu của tổ chức.
II. Các biện pháp tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp
1. Tạo động lực cho người lao động qua tiền lương.
Tiền lương có ý nghĩa vô cùng lớn đối với cuộc sống hằng ngày người lao
động và là một yếu tố quan trọng nhất kích thích người lao động làm việc hiệu quả.
Tiền lương trả cho người lao động phải xứng đáng với công sức, sự đóng góp của
họ đối với công ty, tuy nhiên việc trả lương phải theo những nguyên tắc nhất định
và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Có thể nói tiền lương là
một công cụ hữu hiệu nhất để tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệu quả

cao. Doanh nghiệp không thể trả lương quá cao cho người lao động vì nó có thể ảnh
hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ngược lại cũng không
nên trả lương quá thấp cho người lao động , việc đó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc
sống của họ khiến họ không tích cực làm việc thậm trí còn có thể rời bỏ công ty.
2. Tạo động lực cho người lao động qua tiền thưởng.
Tiền thưởng ngày càng trở nên quan trọng trong việc khuyến khích người lao
động làm việc. Tiền thưởng chính là khoản tiền mà công ty trả cho người lao động
nếu họ đạt được thành tích cao trong làm việc. Vì vậy mức thưởng càng cao sẽ càng
tạo động lực cho họ làm việc hăng say hơn. Hiện nay tiền thưởng tiền thưởng đã
thực sự trở thành một công cụ đãi ngộ kích thích người lao động làm việc và có tác
dụng làm mối quan hệ giữa tổ chức và người lao động ngày càng tốt hơn, gắn bó người
lao động với công ty hơn. Tiền thưởng thường được trả cho người lao động theo năm,
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
5
Chuyên đề tốt nghiệp
theo quý hoặc thưởng đột xuất khi có thành tích đặc biệt nào đó. Tuy nhiên tiền thưởng
có thể không phát huy tác dụng tốt khi việc xét thưởng quá cao, quá lâu, phức tạp và
đặc biệt là không công bằng sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho công ty. Vì vậy khi
xây dựng quy chế xét thưởng và đánh giá xết thưởng phải rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp
với khả năng làm việc và đảm bảo sự công bằng cho mỗi người lao động.
3. Tạo động lực cho người lao động qua phúc lợi và dịch vụ
Là khoản tiền bù đắp cho người lao động ngoài lương và tiền thưởng. được trả
dưới dạng hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động. Nó có tác dụng động viên người
lao động yên tâm hơn với công việc của mình. Phúc lợi đóng vải trò đảm bảo cuộc
sống cho người lao dộng, làm tăng uy tín của công ty, góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần người lao động, giúp giảm bớt gánh nặng của xã hội. Có hai loại
phúc lợi chủ yéu là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện. Phúc lợi bắt buộc là
khoản phúc lợi tối thiểu mà tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật như các
loại bảo đảm, BHXH, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Phúc lợi tự nguyện là các
loại phúc lợi do tổ chức đưa ra, nó phụ thuộc vào khả năng của từng tổ chức, nó bao

gồm: Các phúc lợi bảo hiểm, các phúc lợi bảo đảm, tiền trả cho thời gian không làm
việc, phúc lợi do lịch làm việc không linh hoạt, các loại dịch vụ khác.
Để tạo được động lực cho người lao động thông qua các loại phúc lợi thì
doanh nghiệp phải thực hiện tốt các loại phúc lợi bắt buộc, cần đề ra, xây dựng và
quản lý tốt các chương trình phúc lợi của mình.
4. Tạo động lực cho người lao động qua định mức lao động
ĐÞnh mức lao động là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm
vụ của người lao động ( đối với các công việc có áp dụng mức ). Nó là tiêu chuẩn
thực hiện công việc mà người lao động có nghĩa vụ phải đạt được, để đạt được mức
người lao động phải lao động một cách có kỹ thuật tuân theo các quy định, quy
trình công nghệ, quy trình lao động.
Mặt khác thông qua quản lý mức có thể thấy được ai là người làm vượt mức,
có năng suất lao động cao, tiết kiệm được thời gian và nguyên vật liệu. Đây chính là
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
6
Chuyên đề tốt nghiệp
cơ sở tạo ra hăng say động lực cho người lao động.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
7
Chuyên đề tốt nghiệp
5. Tạo động lực cho người lao động qua TCLĐKH và phân công
hợp tác lao động.
Việc sắp xếp bố trí nơi làm việc có ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất và
người lao động. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc tốt sẽ đảm bảo quá trình sản xuất
diễn ra liên tục, nhịp nhàng đồng thời sẽ đảm bảo sức khoẻ và hứng thú của người
lao động. Việc tổ chức và phục vụ muốn tốt thì phải đáp ứng các yêu cầu về sinh lý,
vệ sinh lao động, về tâm lý và xã hội học lao động, về thẩm mỹ sản xuất và kinh tế.
Đối với người lao động khi nơi làm việc đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn,
việc lao động được đơn giản hoá thì sức khoẻ của họ sẽ được đảm bảo, lao động có
hiệu quả hơn do vậy sẽ tạo được động lực cho họ khi làm việc.

Việc sắp sếp người lao động phù hợp với khả năng và trình độ của họ có ý
nghĩa lớn trong tổ chức lao động cũng như trong sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
của tổ chức. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi người quản lý phải có trình độ, có
sự hiểu biết về trình độ của người lao động, biết về đặc điểm tính cách của người
lao động cũng như cần có sự hiểu biết rõ về các phòng ban, hoạt động của công ty.
Khi người lao động được bố trí đúng với khả năng và sở trường thì họ sẽ cảm thấy
hứng thú hơn với công việc, phát huy được khả năng của mình đem lại hiệu quả cao
trong công việc ,việc hợp tác giữa các phòng ban bộ phận sẽ tốt hơn và đạt hiệu suet
công việc cao. Ngược lại nếu sắp xếp không đúng với trình độ, khả năng thì họ cảm
thấy làm việc hết sức khó khăn, không hứng thú với công việc, không phát huy
được khả năng hay thế mạnh của mình từ đó hiệu quả công việc đem lại sẽ không
cao như vậy sẽ làm giảm tác dụng của công tác tạo động lực.
6. Tạo động lực cho người lao động qua thi đua khen thưởng.
Con người có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, hai loại nhu cầu luôn
cùng tồn tại với nhau. Khi thoả mãn nhu cầu vật chất thì người lao động luôn cần
thảo mãn các nhu cầu tinh thần tương ứng vì vậy nhu cầu tinh thần ngày càng trở
lên quan trọng và là yếu tố tạo động lực cho người lao động,vì vậy trong công việc
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
8
Chuyên đề tốt nghiệp
thì thi đua khen thương cũng là 1 động lực rất lớn để tạo động lực.
7. Tạo động lực cho người lao động qua bảo hộ an toàn lao động.
Điều kiện làm việc là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh
hưởng tới sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động. Các điều kiện lao
động như: điều kiện tâm lý lao động, điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường,
điều kiện thẩm mỹ lao động, tâm lý xã hội, điều kiện chế độ làm việc nghỉ nghơi.
Các điều kiện này có tác động trực tiếp hay gián tiếp, với mức độ khác nhau, có thể
tác động tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc không thuận lợi tới người lao động. Người
lao động làm việc với các loại máy móc thiết bị, tiếng ồn độ dung, môi trường ôi
nhiễm, sự căng thẳng vế lao động, chế độ làm việc nghỉ nghơi không hợp lý…. sẽ

dẫn đến những nguy cơ cao trong tai nạn lao động, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và
an toàn trong lao động. Vì vậy cần phải có các điều kiện làm việc và nghỉ nghơi hợp
lý, cần cải thiện điều kiện làm việc không ngừng để đảm bảo sức khoẻ, sự an toàn
cho người lao động, giúp người lao động yên tâm với sản xuất, thoải mãi khi làm
việc, tạo năng suất cao trong sản xuất.
Để khuyến khích để khuyến khích bằng tinh thần thì cũng cần có kế hoạch đảm
bảo việc làm cho người lao động. Khi có việc làm đầy đủ thì người lao động có được
thu nhập ổn định, tạo ra niềm vui, niềm phấn khởi cho cá nhân và tập thể lao động.
8. Tạo động lực cho người lao động qua tổ chức phục vụ nơi làm việc.
Việc sắp xếp bố trí nơi làm việc có ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất và
người lao động. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc tốt sẽ đảm bảo quá trình sản xuất
diễn ra liên tục, nhịp nhàng đồng thời sẽ đảm bảo sức khoẻ và hứng thú của người
lao động. Việc tổ chức và phục vụ muốn tốt thì phải đáp ứng các yêu cầu về sinh lý,
vệ sinh lao động, về tâm lý và xã hội học lao động, về thẩm mỹ sản xuất và kinh tế.
Đối với người lao động khi nơi làm việc đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn,
việc lao động được đơn giản hoá thì sức khoẻ của họ sẽ được đảm bảo, lao động có
hiệu quả hơn do vậy sẽ tạo được động lực cho họ khi làm việc.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
9
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN II
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI
I. Tình hình hoạt động chung của Công ty tác động đến công tác tạo
động lực trong lao động
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1.1.Giới thiệu chung về Công Ty.
*Tên Công Ty:
- Tên tiếng việt :CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DỊCH VỤ ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI

-Tên tiếng Anh:HANOI RAILWAY SERVICE JOINT STOCK COMPANY
-Tên viết tắt : HARATOUR
*Địa chỉ:
-Trụ sở Công Ty:Số 142-Đường Lê Duẩn-Quận Đống Đa –Hà Nội
-Điện thoại: 04.5182476, 04.8510576
-Fax: 04.5182095,04.5182933
*Loại hình doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DỊCH VỤ
ĐƯỜNG SẮT HÀ là loại hình doanh nghiệp cổ phần của nhà nước ,theo quyết định
số 3744/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 của bộ giao thông vận tải về việc chuyển
công ty dịch vụ du lịch đường sắt thành công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt
Hà Nội. Đây là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân
đầy đủ, có mở tài khoản tại các ngân hàng, có sử dụng con dấu riêng.
* Mục tiêu hoạt động Của Công ty:Không ngừng phát triển và mở rộng các
hoạt động kinh doanh dịch vụ, thực hiện tối đa hoá lợi nhuận để nâng cao lợi tức
cho cổ đông, đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động và cải thiện điều kiện
lao động,thực hiện đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
10
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
*Với tiền than là Công ty phục vụ đường sắt ,được hợp nhất bởi công ty ăn
uống đường sắt và trạm bán hàng trên tàu của đoạn công tác trên tàu tại quyết định
3271/QĐ-TC ngày 9 tháng 12 năm 1970 của Bộ trưởng bộ GTVT,đến ngày 13
tháng 11 năm 1989 theo quyết định số 836 ĐS/TC của Tổng cục trưởng Tổng cục
đường sắt thì Công ty phục vụ đường sắt được đổi tên thành Công ty dịch vụ du
lịch đường Hà nội.
*Với sự hội nhập cùng nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của các
loại hình dịch vụ khác ngoài Quốc doanh khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước gặp
khó khăn và hoạt động kém hiệu quả do đó theo Nghị Định số: 64/2002 NĐ-CP
ngày 19 tháng 6 năm 2002 của CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần, từ đó

với tầm nhìn chiến lược lâu dài và để hoạt động kinh doanh được duy trì và ngày
một hiệu quả hơn thì Công ty dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội đã chuyển sang mô
hình công ty cổ phần tại uyết định số 3744/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm
2004 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
*Từ khi được cổ phần hóa thì Công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội chính
thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 4 năm 2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
công ty cổ phần số 0103007241 do sở KHĐT- phòng đăng ký kinh doanh cấp
1.3. Cơ cấu tổ chức
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
*Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất đối với công ty cổ
phần, có nhiệm vụ thảo luận và thông qua các báo cáo sau Đại hội thường niên và
bất thường: báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát về tình hình
Công ty, báo cáo của HĐQT…
*Hội đồng quản trị: Là bộ phận được đại hội đồng cổ đông bầu ra đại diện ,
có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, chức năng nhiệm vụ và quyền
hạn của Hội đồng quản trị được qui định tại Điều lệ Công ty.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
12
Các đơn vị trực thuộc
Chi
nhánh
Lào
Cai
Chi
nhánh

Móng
Cái
Chi
nhánh
Vinh
Chi
nhánh
phía
Nam
Trung
tâm
thương
mại
phía
Nam
Trung
tâm
dịch
vụ
thể
thao
Trung
tâm
guyễn
Khuyến
Trung
tâm
điều
hành


hướng
dẫn
du
lịch
ng tâm
thương
mại và
kinh
doanh
dịch vụ
Khách
sạn Mùa
Xuân
Khách
sạn
Khâm
Thiên
P.TCHC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
T ỔNG GI ÁM ĐỐC
P. Du lịch P.TCKH
P. ĐTKD
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chuyên đề tốt nghiệp
*Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ và
quyền hạn qui định tại Điều lệ Công ty.
* Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người được Hội đồng quản trị bầu ra, thay
mặt Hội đồng quản trị giải quyết các công việc giữa hai kì họp thuộc thẩm quyền
của Hội đồng quản trị được qui định tại Điều lệ của Công ty. Sau đó báo cáo lại Hội
đồng quản trị và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

* Tổng giám đốc: Là người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm (hoặc thuê), có
trách nhiệm điều hành việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại
hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được
Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua, chức năng nhiệm vụ và
quyền hạn do Đại hội đồng cổ đông qui định.
* Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, được Tổng
giám đốc giới thiệu và Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc về các công việc được Tổng giám đốc giao.
* Các phòng ban chức năng:
-Phòng Tổ chức hành chính: Gồm có 9 lao động: 1 trưởng phòng, 2 phó
phòng, 2 chuyên viên, 1 cán sự, 1 nhân viên quản trị hành chính, 1 lái xe, 1 nhân
viên y tế ,với nhiệm vụ tham mưu về quản lý, tuyển dụng, đào tạo, bảo hộ lao động,
giải quyết các chế độ đối với người lao động. Tham mưu về công tác tổ chức bộ
máy, cán bộ, quản trị hành chính, an ninh trật tự, y tế vệ sinh của Công ty.
-Phòng đầu tư - kinh doanh: Gồm 4 lao động: 1 trưởng phòng, 2 nhân viên
kinh doanh, 1 nhân viên điện nước. với nhiệm vụ tham mưu công tác đầu tư xây
dựng các công trình phục vụ công tác phát triển sản xuất kinh doanh. Tham mưu
phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở các ngành nghề hiện có và phát triển các
ngành nghề mới.
-Phòng tài chính kế hoạch: Có 6 lao động: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1
nhân viên, 3 chuyên viên với nhiệm vụ tổ chức tham mưu, giúp Tổng giám đốc
quản lý về công tác tài chính, kế toán, theo quy định hiện hành của nhà nước, của
công ty. Tham mưu định hướng kế hoạch phát triển SXKD của công ty.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
13
Chuyên đề tốt nghiệp
- Phòng du lịch: Có 21 lao động: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 15 chuyên
viên, 1 nhân viên quỹ, 3 hướng dẫn viên (các ngoại ngữ: Anh, Trung, Nhật, Pháp),
với nhiệm vụ tham mưu định hướng chiến lược phát triển kinh doanh du lịch - lữ
hành; Phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch. Tham mưu điều hành kinh doanh du

lịch lữ hành và tổ chức dịch vụ toàn công ty.
-Các đơn vị trực thuộc (11 đơn vị): 4 đơn vị chuyên kinh doanh lữ hành du
lịch và dịch vụ du lịch; 5 đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ và kinh doanh lữ
hành du lịch (chủ yếu là du lịch nội địa), dịch vụ du lịch; 2 đơn vị kinh doanh
thương mại và du lịch bao gồm tổng cộng là 87 thành viên.
2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Công ty
2.1.Chức năng
Công ty CP dịch vụ du lịch đường sắt Hà nội có chức năng chung là quản lý và
điều hành doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đó là:
-Thứ nhất :Chức năng kỹ thuật là phải tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thật
hoàn hảo của doanh nghiệp để đưa ra thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu của
khách hang.
-Thứ hai:Chức năng thương mại là thực hiện thật tốt các hoạt động mua và
bán các hàng hoá và dịch vụ.
-Thứ ba: Chức năng tài chính là quản lí tốt việc huy động, sử dụng các nguồn
vốn trong hoạt động của công ty.
-Thứ tư:Chức năng quản trị là phải dự báo điều phối, kiểm soát, chỉ huy để tạo
điều kiện cho các hoạt động của công ty phối hợp nhịp nhàng, không để chệch mục
tiêu kế hoạch dự định.
2.2. Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là là kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch,
khách sạn, thương mại.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
14
Chuyên đề tốt nghiệp
*Trong đó bao gồm:
- Tổ chức tốt du lịch lữ hành và dịch vụ du lịch cho khách trong nước và quốc tế.
- Kinh doanh thương mại tổng hợp: Bán buôn, bán lẻ, các mặt hàng giải khát,
thực phẩm công nghệ, đồ thủ công mỹ nghệ, sản xuất bia, , nước ngọt đảm bảo an
toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.

Ngoài ra để cạnh tranh và hình thành uy tín cũng như thương hiệu của Công ty
trên thị trường thì nhiệm vụ của Công ty còn phải không ngừng đầu tư sửa chữa,
mua sắm trang thiết bị để phục vụ khách hàng, đây là những kết quả ban đầu đáng
khích lệ, xu hướng phát triển mới cho Công ty, đào tạo và tuyển mộ đội ngũ công
nhân viên có trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp trong quá trình
làm việc tại tổ chức.
3. Đặc điểm và kết quả hoạt động SXKD của Công ty
3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm kinh doanh của Công ty rất phong phú và đa dạng,bao gồm:
- tour du lịch xuyên Việt, tour du lịch hè, tour du lịch cuối tuần, tour du lịch
quốc tế; Dịch vụ lưu trú.
- Dịc h vụ vận chuyển.
- Các dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm du lịch.
- Các loại đồ ăn, thức uống cùng những dịch vụ đi kèm với nó.
- Các hàng hóa, đồ lưu niệm bày bán tại điểm du lịch.
- Một số dịch vụ bổ sung: Thông tin liên lạc, mua vé, giặt là…
3.2. Đặc điểm về thị trường
Nguồn khách nội địa đi du lịch nước ngoài chủ yếu các nước sau: Trung Quốc,
Nhật, Pháp, Mỹ, Thái Lan. Ngược lại lượng khách trên cũng đi du lịch vào Việt
Nam. Trong đó lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam luôn đạt ở mức cao hơn so
với các nước khác rất nhiều. Thị trường khách du lịch từ Trung Quốc vào Việt Nam
là thị trường tiềm năng nhất cho đến hiện nay, tuy có những biến động nhỏ do một
số yếu tố khách quan trước năm 2007 nhưng hiện nay lượng khách du lịch hợp tác
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
15
Chuyên đề tốt nghiệp
với Công ty luôn có chiều ra tăng do đội ngũ nhân viên có chuyên môn phục vụ
nhiệt tình, chính xác với lịch trình từng tour, giá cả lại phải chăng và nhiều chương
trình mới thường xuyên thay đổi.
Bảng 1. số lượng khách du lich của công ty trong 3 năm trở lại đây.

STT Quốc gia
Số lượng (nghìn người)
2007 2008 2009
1 Trung Quốc 2345 2587 3500
2 Nhật Bản 1500 1650 2130
3 Pháp 1230 1100 1450
4 Mỹ 1140 1245 1658
5 Thái lan 1750 1878 2054
(Nguồn:Phòng hành chính công ty cổ phần dịch vu du lịch đường sắt HN)
3.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Tính đến năm 2009 Công Ty Dịch Vụ Du Lịch Đường Sắt Hà Nội có tổng giá
trị tài sản dài hạn là 23,457,650,227 đồng ( hai mươi ba tỷ, bốn trăm năm mươi bảy
triệu, sáu trăm năm mươi nghìn, hai trăm hai mươi bảy đồng). Trong đó tài sản cố
định 23,051,282,886 đồng ( Hai mươi ba tỷ, không trăm năm mươi mốt triệu, hai
trăm tám lăm nghìn, tám trăm tám sáu đồng ) và chi phí xây dựng dở dang là:
3,674,334,871 đồng ( Ba tỷ, sáu trăm bảy tư triệu, ba trăm ba tư nghìn, tám trăm
bảy mốt đồng ). Thương hiệu của Công ty (Haratour) đã được khách hàng biết đến
và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Công ty đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật
khá đầy đủ với trang thiết bị máy móc hiện đại cho từng phòng, từng bộ phận như :
điện thoại, máy fax, máy vi tính, mạng internet, máy điều hoà…Công ty có diện
tích 1000 mét vuông là văn phòng cho thuê, có một đội ngũ CBCNV có trình độ
chuyên môn. Năm 2004 đến năm 2009 Công ty được bình chọn trong top 19 doanh
nghiệp có dịch vụ lữ hành được hài lòng do báo Sài Gòn tiếp thị thực hiện. Đó
chính là cơ sở nền tảng cho sự phát triển của Công ty.
Bảng 2: Cơ cấu máy móc ,trang thiết bị công ty
tại văn phòng và bộ phận lữ hành đầu năm 2009
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Số TT Tên thiết bị

Nước sản
xuất
Số lượng
(chiếc)
Giá trị
Còn lại
1 Máy tính bàn Mỹ 15 80%
2 Máy tính xách tay Nhật 10 80%
3 Máy hút bụi Nhật 4 70%
4 Máy in Nhật 10 50%
5 Máy fax Nhật 6 60%
6 Máy điều hòa Nhật 8 85%
7 Ô tô 54 chỗ Hàn quốc 5 90%
8 Ô tô 5-7 chỗ ngồi Mỹ 3 90%
9 Điện thoại Nhật 15 70%
Nguồn: công ty CPDVDLĐS-HN
3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2007 đến 2009 thì doanh thu
của Công ty tăng mạnh do công ty đã bước đầu đi vào ổn định, có chiến lược kinh
doanh phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và thương
mại. Về chi phí, chi phí quản lí và chi phí bán hàng của Công ty có xu hướng tăng
dần theo qui mô hoạt động của Công ty. máy móc hiện đại, nâng cấp cơ sỏ vật chất
cho các phòng ban, tuy nhiên tỷ lệ tăng chi phí vẫn nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu do
đó đảm bảo cho lợi nhuận của Công ty tăng. Qua bảng số liệu ta cũng thấy lợi
nhuận sau thuế của Công ty tăng dần qua 3 năm, đặc biệt là năm 2007 tăng mạnh
chứng tỏ công ty đã hoạt động hiệu quả, đây là một tín hiệu đáng mừng và là cơ sở
vững chắc để công ty tiếp tục hoạt động tốt hơn nữa trong tương lai.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
17
Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của
Cty Cổ phần dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội
TT CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
TÍNH
NĂM
2007
NĂM
2008
NĂM
2009
1 DOANH THU TỶ ĐỒNG 60,5 71,2 74,8
2 SỐ LAO ĐỘNG NGƯỜI 237 324 352
3 THU NHẬP BQ
NGƯỜI/TH
ÁNG
3,5 TR
3,2
TR
3,4
TR
4 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ TỶ ĐỒNG 10,24 11,02 10,75
5
TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRƯỚC
THUẾ (TRÊN VỐN CHỦ SỞ
HỮU)
% 32% 29% 25%
(Nguồn: Phòng hàng chính công ty cổ phần dịch vụ và du lịch đường sắt HN)
Bảng 4: Báo cáo doanh thu của Công ty trong những năm gần đây.
TT NĂM

DOANH THU (TRIỆU
ĐỒNG)
QUY ĐỔI RA USD (TRIỆU
USD)
1 2007 60.500 3,781
2 2008 71.200 4,450
3 2009 74.800 4,675
(Nguồn:Phòng hành chính công ty cổ phần dịch vu du lịch đường sắt HN)
Nhận xét:
Thông qua bảng về kết quả sản xuất kinh doanh và báo cáo về doanh thu của
Công ty ta thấy:
- Doanh thu của Công ty qua các năm đều tăng lên, từ năm 2007 đến 2009, doanh
thu của Công ty tăng gấp đôi. Tuy có những thời điểm, Công ty gặp một vài khó khăn
về cơ cấu tổ chức cũng như nhân sự đã làm cho doanh thu của Công ty giảm sút nhưng
nhìn chung, doanh thu của Công ty là tăng lên.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
18
Chuyên đề tốt nghiệp
- Đồng thời, vốn chủ sở hữu của Công ty cũng không ngừng tăng lên. Từ năm
2007, với số vốn ban đầu chỉ là 32 tỷ đồng, năm 2007, nguồn vốn chủ sở hữu đã
tăng gần 35% đến năm 2009 con số này là 43 tỷ đồng. Nguyên nhân là do, Công ty
ngày càng ký kết thêm được nhiều hợp đồng có giá trị cao, Công ty cần thêm rất
nhiều vốn để đầu tư vào các dự án của mình.
- Mặt khác lợi nhuận trước thuế của Công ty qua các năm cũng tăng lên. Tuy
lợi nhuận trước thuế của Công ty là tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng của
lợi nhuận trước thuế là thấp, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu,
điều này đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của Công ty
giảm đi đáng kể. Vì vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn Công ty cần có
kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty.
3.5 .Đặc điểm lao động của Công ty

3.5.1.Cơ cấu lao động phân theo lao động trực tiếp, gián tiếp.
Hiện tại Công ty có 127 nhân viên trong đó 15 nhân viên được xếp vào lao
động gián tiếp và 95 nhân viên được xếp vào lao động trực tiếp còn lại là tự lo
lương
1
và nhân viên khác. Như vậy cứ 6 nhân viên trực tiếp làm ra sản phẩm thì có
1 nhân viên quản lý. Cơ cấu này tương đối hợp lý. Trong cách chia lao động gián
tiếp hay lao động trực tiếp, do đặc thù của ngành dịch vụ lao động trực tiếp là lao
động trực tiếp tạo ra sản phẩm trong đó có tính cả nhân viên phòng Du Lịch. Những
người này trực tiếp tiếp cận thị trường và cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách
hàng. Lao động gián tiếp gồm có lao động quản lý kinh tế, lao động quản lý kỹ
thuật và lao động quản lý hành chính. Ngoài ra còn có nhân viên khác: y tế, lái xe,
bảo vệ…
3.5.2.Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi, giới tính.
Bảng 5. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính
1
Tự lo lương: là một bộ phận được Công ty giao khoán cho một công việc nhất định, tuy nằm trong cơ cấu của
Công ty nhưng độc lập về kinh doanh, hạch toán và chi trả lương cho nhân viên.

Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Độ tuổi
Giới tính Tổng
Nam Nữ SL %
<= 30 16 34 50 39.37
31 – 40 22 21 43 33.86
41 – 50 12 11 23 18.11
> 50 8 3 11 8.66
Tổng

SL 58 69
127 100
% 45.67 54.33
(Nguồn:Phòng hành chính công ty cổ phần dịch vu du lịch đường sắt HN)
Qua bảng trên ta thấy số lao động nam chiếm 45.67%, nữ chiếm 54.33%. Tỷ
lệ trên khá hợp lí cho thấy sự cân bằng về giới trong Công ty. Qua cơ cấu lao động
theo độ tuổi ta thấy đội ngũ lao động của Công ty tương đối trẻ. Tỷ lệ lao động dưới
hoặc bằng 40 tuổi chiếm 73% trong đó 40% là dưới hoặc bằng 30 tuổi. Đây là một
tỷ lệ rất lớn cho thấy tiềm năng lớn về nguồn nhân lực năng động, nhanh chóng
thích nghi với xu thế của thời đại, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh du lịch của
Công ty. Tỷ lệ lao động trên 40 tuổi chiếm 27% lao động toàn Công ty, đội ngũ lao
động này cũng đóng vai trò quan trọng trong Công ty, họ là nền tảng vững chắc với
nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Họ sẽ dìu dắt đội ngũ lao động trẻ tiếp tục giữ
vững vị thế của Công ty trên thị trường du lịch. Trong tương lai, Công ty cần có
hướng bồi dưỡng cho đội ngũ lao động trẻ để bổ sung, thay thế cho những lao động
sắp đến tuổi nghỉ hưu.
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
20
Chuyên đề tốt nghiệp
3.5.3.Cơ cấu lao động phân theo trình độ văn hoá chuyên môn.
Bảng 6. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và trình độ văn hoá chuyên môn
STT
TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ
CHUYÊN MÔN
TỔNG SỐ
ĐỘ TUỔI
<=30 31-40 41-50 >50 tuổi
1 Trên đại học 2 1 1
2 Đại học 60
3 Cao đẳng 3 2 1

4 Trung học chuyên nghiệp 17 7 5 1 4
5 Công nhân kỹ thuật 8 2 6
6 Lớp 12 26 4 11 11
7 Lớp 9 11 3 3 3 2
Cộng 127 50 43 23 11
Qua bảng trên ta thấy trình độ của đội ngũ lao động ngày càng được nâng cao.
Lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá lớn (48%) trong tổng lao động toàn
Công ty, từ đó cho thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với chất lượng đội ngũ
lao động. Phần lớn lao động có trình độ đại học là lao động trẻ. Trong số 60 lao
động có trình độ đại học có đến 31 lao động dưới 30 tuổi, 17 lao động từ 31 đến 40
tuổi, còn lại 13 lao động từ 41 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, có 37 lao động có trình độ
hết lớp 9, lớp 12 (chiếm 30%) đa số từ 31-50 tuổi, chủ yếu là lao động làm công tác
vệ sinh và quản lý toà nhà 142 Lê Duẩn, nên không cần đến chuyên môn. Sự phân
công lao động trên là phù hợp với trình độ người lao động và nhu cầu của Công ty,
không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.5.4.Cơ cấu công nhân phân theo bậc thợ
Hiện nay Công ty có đến 65 công nhân chiếm trên 50% tổng lao động toàn
Công ty trong đó có 12 người làm dịch vụ du lịch, 11 bảo vệ và 11 nhân viên phục
vụ, còn lại là lễ tân, buồng khách sạn, lái xe…Có 12 bậc thợ từ bậc 1 đến bậc 12
trong đó duy nhất nhân viên phục vụ là lên đến bậc 12 còn các loại công nhân khác
chỉ lên đến bậc 6. Như vậy để lên được đến bậc cuối cùng thì người lao động phải
phấn đấu rất lâu, do đó không khuyến khích tạo động lực lao động cho người lao
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
21
Chuyên đề tốt nghiệp
động, nhất là người mới vào nghề.
II. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ
Phần Dịch Vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội
1. Công tác tạo động lực cho người lao động qua tiền lương .
Hiện nay công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời

gian và lương sản phẩm.
1.1 Trả lương khối gián tiếp cơ quan.
Trả lương cho lao động hưởng theo thời gian áp dụng với khối lao động gián
tiếp ở cơ quan như sỹ quan, cán bộ viên chức, CNQP áp dụng thang bảng lương
của nhà nước quy định
Trước đây thang bảng lương được áp dụng theo NĐ/26CP. Hiện nay Công ty
quy định chế độ trả lương đối với viên chức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa
hành phục vụ và các đối tượng khác vừa theo thang bảng lương được xếp lại theo
Nghị định số 205/2004/NĐ-CP (Q1), vừa theo công việc được giao gắn với mức độ
phức tạp, tính trách nhiệm của công việc, mức độ hoàn thành công việc và số ngày
công làm việc thực tế trong kỳ (Q2) được xác định như sau:
Tổng quỹ lương cho lao động gián tiếp được xác định: Q = Q
1
+ Q
2
Trong đó với Q là quỹ lương trong kỳ được xác định bằng tỷ lệ % trên giá trị
doanh thu.
- Cách xác định Q
1
:
+ Đối với Sĩ quan, QNCN, hệ số lương được chuyển xếp sang lương doanh
nghiệp theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP để làm cơ sở xây dựng đơn giá tiền lương
và thực hiện quy chế trả lương doanh nghiệp.
+ Đối với cán bộ viên chức là CNQP, LĐHĐ hệ số lương xếp theo thang bảng
lương viên chức, chuyên môn nghiệp vụ, bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ
ở các Công ty nhà nước ban hành kền theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14
tháng 12 năm 2004.
+ Phụ cấp chức vụ cho các đối tượng theo quy định của nhà nước
Nguyễn Thế Nghị Lớp: QTNL K10
22

×