Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 1993 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.14 KB, 12 trang )

Đề tài: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 1993-2001
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh lạnh kết thúc, với sự sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu và
Liên Xô, tình hình thế giới có nhiều biến động và thay đổi lớn. Trước tình hình
đó, các quốc gia trên thế giới đều phải có những sự thay đổi và điều chỉnh chiến
lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực. Để phù hợp với sự thay đổi
nói trên, Mỹ cũng đã có sự điều chỉnh trong các chính sách đối ngoại.
Là một siêu cường trên thế giới, Mỹ có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối
với các nước, khu vực và tổ chức quốc tế. Trong giai đoạn này, khi trật tự thế
giới hai cực không còn nữa, lợi thế nghiêng về phía có lợi cho Mỹ. Trong giai
đoạn 1993 – 2001, Bill Clinton trở thành Tổng thống Mỹ và ông cũng đã có
những chính sách đối ngoại ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế, cũng như
an ninh chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Về đối nội, Mỹ tập trung giải quyết các vấn đề mà nước này đang phải đối
mặt như: sức mạnh quân sự bị giảm sút do cuộc chạy đua vũ trang, chi phí quốc
phòng tăng khiến nền kinh tế của Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng. Các cuộc xung
đột sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng… Điều này đã dẫn đến
những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ.
Về đối ngoại, Mỹ luôn thực hiện mụ tiêu duy trì “Vị trí siêu cường số 1”
của thế giới. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền Clinton đã đưa ra các biện
pháp tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt, thực dụng đối với các vấn đề quan hệ quốc tế,
kết hợp sức mạnh quân sự với sức mạnh mềm, chuyển từ ngoại giao đơn phương
sang đa phương, thúc đẩy quan hệ đồng minh với các đối tác chiến lược như
Nhật Bản, NATO, tăng cường hợp tác với các nước trong lục địa Á – Âu. Bên
cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng sử dụng các chiêu bài dân chủ và nhân quyền,
dân tộc, tôn giáo để gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
khác.
Trong bối cảnh chính quyền Mỹ, cụ thể là chính quyền Clinton đã thực
hiện nhiều chính sách đối ngoại đối với các nước và khu vực. Do đó, việc nghiên


cứu sự điều chỉnh và hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước
và khu vực mang tính chiến lược và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
Vì vậy chọn đề tài chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993 – 2001 để tìm
hiểu là vô cùng cần thiết.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm phân tích và tìm hiểu sâu nội dung cũng như sự triển khai chính
sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn 1993 – 2001 (cũng đồng thời là trong 2
nhiệm kỳ mà Tổng thống Bill Clinton đang nắm chính quyền).
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, phản ánh trung thực chính sách đối ngoại của Mỹ trong bối cảnh lịch sử cụ
thể. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế cũng được vận dụng trong bài tiểu luận này.
3. Bố cục
Ngoài phần Lời mở đầu và phần Kết luận, tiểu luận gồm 3 phần lớn:
- I. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993 – 2001
Trong phần này, các nhân tố tác động đến việc hình thành chính sách đối
ngoại của Mỹ giai đoạn 1993 – 2001 sẽ được nêu ra. Đây chính là nền tảng cho
việc triển khai nội dung chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton trong
phần tiếp theo.
- II. Nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993- 2001
Phần này tập trung vào phân tích mục tiêu nội dung cụ thể của chính sách
đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993 – 2001.
- III. Phương thức thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993 – 2001.
Sự triển khai và phương thức thực hiện các chính sách đối ngoại của chính
quyền Clinton sẽ được nêu ra cụ thể ở phần này.
NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993 – 2001
1. Tình hình quốc tế:

Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, những biến động của môi trường
chính trị, an ninh và kinh tế quốc tế luôn là nhân tố chi phối mạnh mẽ đến chính
sách cũng như hoạt động đối ngoại Mỹ. Đầu tiên phải kể đến là sự kết thúc của
trật tự thế giới hai cực Yalta, cùng với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan rã, phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế khủng hoảng, chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào
khiến so sánh lực lượng thế giới nghiêng về phía có lợi cho Mỹ và chủ nghĩa tư
bản.
Trong bối cảnh đó, trên thế giới đã diễn ra những thay đổi có tính chất xu
thế đan xen nhau phức tạp. Hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành một xu thế
lớn trong quan hệ quốc tế. Với nhiều cấp độ khác nhau, tiến trình cải thiện quan
hệ giữa các nước được thúc đẩy, hình thành nhiều phương thức hợp tác, liên kết
mới trên các lĩnh vực theo xu hướng chú trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu phát
triển. Các quốc gia độc lập, có chủ quyền nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế; ý
thức độc lập tự chủ, tự cường của các nước vừa và nhỏ, các nước đang phát triển
trỗi dậy mạnh mẽ.
Tuy nhiên, hàng loạt các cuộc xung đột mới lại bùng lên dữ dội. Môi
trường an ninh toàn cầu trở nên không chắc chắn. Xung đột vũ trang, chiến tranh
cục bộ, bất ổn do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang…xảy ra ở nhiều
nơi, nhất là khu vực các nước đang phát triển.
Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu hóa, quá
trình tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường diễn ra phổ biến. Các nền kinh tế
dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính tùy thuộc lẫn
nhau giữa các nước ngày càng tăng. Toàn cầu hóa thúc đẩy phân công lao động
quốc tế sâu rộng và phát triển kinh tế, tạo điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa.
Sự thay đổi đáng kể về so sánh thực lực giữa các nước lớn sau chiến tranh
lạnh khiến Mỹ trong khi theo đuổi mục tiêu duy trì vị trí siêu cường và chi phối
tình hình quốc tế cũng đã phải thỏa hiệp nhiều hơn với các nước lớn khác.
Những biến động của tình hình quốc tế vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi,
vừa đưa lại nhiều khó khăn, thách thức đối với chính quyền Tổng thống Clinton

trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, cũng như việc hoạch định, thực thi
và điều chỉnh chính sách đối ngoại thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
1.2 Tình hình nước Mỹ
Trong giai đoạn 1993 -2001, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, những
nhân tố hàng đầu chi phối quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ là
những ưu thế vượt trội của Mỹ trên lĩnh vực kinh tế, quân sự và khoa học – công
nghệ.
Về kinh tế, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và là một trong ba
trung tâm kinh tế tư bản quốc tế lớn nhất hiện nay. Thập niên 90 của thế kỷ XX
là thời kỳ kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục và khá ổn định, GDP của Mỹ từ chỗ
chiếm 21,5% tổng GDP của toàn thế giới năm 1993 tăng lên 31% vào năm 2000,
bằng bốn nền kinh tế lớn tiếp sau Mỹ (Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức) cộng lại. Bên
cạnh đó, Mỹ cũng là nước đóng vai trò chủ đạo trong các tổ chức quốc tế, các
thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt của thế giới.
Về quân sự, Mỹ là siêu cường về tiềm lực và sức mạnh với đội quân
thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1100 căn cứ quân sự trong nước,
270 nghìn quân ở 209 căn cứ quân sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bên cạnh đó, Mỹ còn sở hữu kho vũ khí hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới.
Mỹ luôn đi đầu trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính, nhân lực lớn
đủ để có thể biến nhiều ý tưởng quân sự thành hiện thực. Ngân sách quốc phòng
của Mỹ liên tục tăng, chiếm 41% ngân sách quốc phòng của thế giới (năm 1999
Mỹ chi 2762 tỉ USD, năm 2001 là 318 tỉ USD).
Về khoa học – công nghệ, có 30 nước trong tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) chiếm 85% thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới, thì
riêng Mỹ chiếm 65% số bản quyền của thế giới; 2/3 số người đạt giải Nobel về
kinh tế và khoa học trên thế giới là công dân Mỹ…
Về chính trị - xã hội, Mỹ có vai trò chi phối đáng kể nền chính trị thế giới.
Tình hình chính trị - xã hội trong nước nhìn chung ổn định với sự thay nhau cầm
quyền, điều hành đất nước của cả hai đảng tư sản lớn là Đảnh Dân chủ và Đảng
Cộng hòa. Sự tồn tại và phát triển của các thể chế quốc tế tạo nên những ràng

buộc, luật chơi được quốc tế công nhận, có thể góp phần giải quyết xung đột một
cách hòa bình và thúc đẩy hợp tác.
Với những tình hình nêu trên, trên phương diện chính sách đối ngoại,
chính quyền B.Clinton cũng hướng tới việc duy trì và củng cổ vị thế siêu cường
duy nhất của Mỹ trên thế giới.
II. Nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993- 2001
2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993 -2001
2.1.1 Khái quát
Chiến lược toàn cầu của Mỹ được triển khai ngay sau khi chiến tranh thế
giới thứ II kết thíc đã xác định rõ mục tiêu vươn lên làm bá chủ thế giới. Trong
suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, nước Mỹ đã nhiều lần điều chỉnh chiến lược toàn
cầu, mà nội dung trọng tâm là làm thế nào để ngăn chặn ảnh hưởng và đi đến thủ
tiêu chủ nghĩa cộng sản. Bởi vậy, đối với giới hoạch định chính sách ở Mỹ, sự
tan rã của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa là thời cơ thuận lợi để nước Mỹ
hoàn tất mục tiêu chiến lược toàn cầu đã được vạch ra.
Tất cả các đời Tổng thống Mỹ đều khẳng định mục tiêu chiến lược vao
trùm trong chính sách đối ngoại là duy trì và củng cố vị trí siêu cường duy nhất,
xác lập vai trò “lãnh đạo thế giới” của nước Mỹ, phục vụ cho mục tiêu chiến
lược toàn cầu xuyên suốt, mang tính nhất quán, lâu dài là trở thành bá chủ thế
giới trong tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế - thương mại, quân sự -
an ninh…
Trong bài diễn văn nhậm chức của mình, Tổng thống, B.Clinton đã tuyên
bố: “…ngày hôm nay chúng ta cầu cho kỷ nguyên bế tắc, trôi dạt sẽ ra đi và cho
một mùa đổi mới trên đất nước Hoa Kỳ bắt đầu. Để thay đổi nước Hoa Kỳ,
chúng ta cần phải cả gan và dám làm những gì mà các thế hệ trước chưa làm…”.
Ông cũng nhấn mạnh: “được sự hỗ trợ bởi một nền quốc phòng có hiệu quả và
một nền kinh tế mạnh mẽ hơn, dân tộc chúng ta sẽ sẵn sàng lãnh đạo một thế
giới đang bị thách thức ở khắp mọi nơi”. Đến tháng 7/1994, chính quyền Clinton
đã đưa ra chiến lược “Cam kết và mở rộng”, nhấn mạnh phải tích cực tham gia
vào công việc quốc tế để mở rộng lợi ích và quan niệm giá trị Hoa Kỳ, từ đó đảm

bảo hơn nữa vị trí lãnh đạo của Mỹ trong công việc quốc tế.
2.1.2 Mục tiêu
Để thực hiện mục tiêu chiến lược trên, chính sách đối ngoại của Mỹ trong
giai đoạn 1993 – 2001 đã tập trung vào các mục tiêu cụ thể, được xác định trên
cơ sở ba mục tiêu có ý nghĩa trụ cột trong tổng thể chiến lược đối nội và đối
ngoại của Mỹ sau thời kỳ chiến tranh lạnh.
Một là, củng cố và tăng cường an nính cho Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Mục tiêu này bao gồm ba bộ phận là hình thành môi trường an ninh quốc tế có
lợi cho Mỹ, đối phó với những thách thức, khủng hoảng và chuẩn bị cho một
tương lai bất trắc, Để hình thành môi trường an ninh quốc tế, chính quyền Mỹ
chủ trương thông qua các hoạt động khác nhau như ngoại giao, hợp tác kinh tế,
giúp đỡ quốc tế, kiểm soát phổ biến vũ khí, các sáng kiến trong lĩnh vực nhân
đạo…
Hai là, thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ thông qua những nỗ lực trong và
ngoài nước. Chính quyền B.Clinton khẳng định trong việc hoạch định và triển
khai chính sách đối ngoại, những lợi ích kinh tế và an ninh gắn chặt với nhau,
không thể tách rời. Sự thịnh vượng ở trong nước phụ thuộc vào sự ổn định ở
những khi cực chủ choots mà Mỹ buôn bán với, hoặc nhập khẩu các hàng hóa
quan trọng như dầu lửa và khí đốt. Mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng đòi hỏi Mỹ
phải có vai trò lãnh đạo trong các thể chế tài chính và buôn bán quốc tế. Các nhà
hoạch định chính sách Mỹ chủ trương tăng cường tính cạnh tranh của nền knh tế
Mỹ trên cơ sở duy trì những lợi thế về công nghệ, kiểm soát và hỗ trợ xuất khẩu,
bảo đảm an ninh năng lượng…
Ba là, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Chính quyền Tổng thống
B.Clinton cố tìm cách khuếch trương vấn đề dân chủ và nhân quyền, coi đó như
là một quốc sách, một trụ cột trong chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vị thế
của Mỹ trên trường quốc tế. Chính quyền Mỹ cho mình phải có trách nhiệm bảo
vệ “tự do và công lý” trên thế giới, đó là những vấn đề như nhân phẩm, pháp
quyền, giới hạn đối với quyền lực tuyệt đối của nhà nước, tự do ngôn luận, tôn
trọng phụ nữ…

2.2 Nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993 – 2001
Sau chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến động và
tương quan so sánh lực lượng nghiêng về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản.
Trong bối cảnh đó, nước Mỹ có sự thay đổi về bộ máy chính quyền, Washington
đã tìm cho mình một người lãnh đạo mới để đứng lên giải quyết các vấn đề trong
nước và thế giới. Tháng 9/1993, Bill Clinton lên làm Tổng thống của Mỹ, đưa ra
chính sách đối ngoại mới cho Mỹ, đó là “chiến lược mở rộng”. Sau hơn một năm
điều chỉnh, tháng 2.1995, Nhà Trắng chính thức ra công bố chiến lược “Cam kết
và Mở rộng”. Đây được coi là chiến lược cuối cùng của Mỹ trong những năm
còn lại của thế kỷ XX.
Về tư tưởng, Mỹ luôn cho rằng chỉ có tăng cường “Cam kết và mở rộng”
mới có thể giảm bớt mỗi đe dọa cho Mỹ và đảm bảo chắc chắn an ninh quốc gia
lợi ích cho Mỹ.
Về nhiệm vụ của chính sách đối ngoại, Mỹ đề ra 5 nhiệm vụ chính như
sau:
- Phải xây dựng một châu Âu thống nhất, dân chủ và hòa bình;
- Hình thành một đại gia đình Châu Á – Thái Bình Dương hùng mạnh và ổn
định;
- Mỹ là một lưc lượng hòa bình quan trọng nhất thế giới, tiếp tục đảm nhận vai
trò lãnh đạo thế giới;
- Thông qua thể chế mậu dịch mở cửa hơn và có tính cạnh tranh hơn, sẽ tạo ra
cho nhân dân Mỹ nhiều cơ hội về việc làm;
- Mỹ tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đối phó với các mối đe dọa an ninh
xuyên quốc gia.
Đặc điểm nội dung chính sách đối ngoại phát triển từ chỗ có thể dự đoán
được sang khó nắm bắt, mối đe dọa đối với Mỹ phát triển từ đơn nhất đến đa
nguyên. Vị trí của Mỹ từ chỗ siêu cường còn lại duy nhất chiếm vị trí chi phối
trong đồng minh phương Tây, chuyển sang vị trí siêu cường không tuyệt đối,
nước mạnh nhất về quân sự nhưng mất vị trí chi phối về kinh tế. Quan hệ giữa
Mỹ và đồng minh chuyển từ liên minh cố định thành đồng minh phù hợp với tình

hình quốc tế thay đổi. Chiến lược “Cam kết và Mở rộng” được đề ra với 4 yếu
tố:
Thứ nhất, tăng cường củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường lớn –
các nước tư bản phát triển nhất nhằm tạo ra nòng cốt cho sự phát triển mở rộng.
Thứ hai, giúp đỡ duy trì, củng cố các nền dân chủ mới và kinh tế thị
trường ở những nơi có thể, nhất là trong những nước có tầm quan trọng và cơ
hội, đặc biệt là các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập và Đông Âu.
Thứ ba, phải đối phó với sự xâm lược và ủng hộ sự tự do hóa ở các nước
thì địch với nền dân chủ và thị trường.
Thứ tư, theo đuổi chương trình nhân đạo bằng cách cung cấp viện trợ và
cả bằng hành động giúp đỡ nên dân chủ và kinh tế thị trường ở những khu vực
thuộc mối quan tâm nhân đạo lớn.
Nội dung chiến lược “Cam kết và mở rộng” bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường lớn mà trong đó
Mỹ là hạt nhân.
Thứ hai, khuyến khích và củng cố các nền dân chủ mới và các nền kinh tế
thị trường ở nơi có thể, đặc biệt là ở các nước có tầm quan trọng đặc biệt và cơ
hội đặc biệt.
Thứ ba, chống lại sự xâm lược và ủng hộ sự giải phóng ở các nước thì
địch với dân chủ và thị trường.
Bản chất của chiến lược này là phát huy vai trò siêu cường duy nhất của
Mỹ, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển, duy trì lợi ích an ninh và
kinh tế ở các khu vực. Từng bước thiết lập trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạp,
bành trướng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hóa Mỹ và thể chế dân chủ tư sản
theo mô hình của Mỹ và phương Tây.
III. Phương thức thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993 –
2001.
3.1 Phương hướng triển khai
Để triển khai chiến lược này, Mỹ xoay quanh 3 trụ cột chính: An ninh
kinh tế, an ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Trong đó đảm bảo lợi

ích kinh tế được coi là ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất.
Nếu như trong nhiệm kì đầu, chính quyền Clinton đã đưa ra chiến lược
“Cam kết và mở rộng” (1995), thì đến nhiệm kỳ sau chính sách đối ngoại của
chính quyền Mỹ lại được bổ sung bằng chiến lược “An ninh quốc gia cho thế kỷ
mới” (12/1999). Có thể thấy, một trong những cơ sở quan trọng để Mỹ thay đổi
chiến lược an ninh mới sau chiến tranh Lạnh là do Mỹ đã xác định rõ được
những lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực cốt yếu trong bối cảnh quốc tế mới. Như
vậy, trong “chiến lược an ninh quốc gia mới”, có thể thấy lợi ích quốc gia Mỹ
được xác định ngày càng toàn diện hơn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an
ninh.
3.2 Biện pháp thực hiện
* Về chính trị - tư tưởng:
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, chính quyền Clinton phủ nhận tính
cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lenin và những tư tưởng cách mạng
tiến bộ của nhân loại. Đề cao giá trị và đẩy mạnh học thuyết của giai cấp tư sản,
tuyên truyền “tự do dân chủ và nhân quyền tư sản”, phủ nhận giá trị, đạo đức của
chủ nghĩa xã hội; Mỹ chủ trương chống lại chính sách của Đảng cộng sản, dùng
các thủ đoạn chống phá các đường lối chính sách đó. Lợi dụng việc mở rộng và
hợp tác giao lưu để khai thác những thiếu sót của chủ nghĩa xã hội trong quá
trình thực hiện đổi mới, cải cách; chống phá các tổ chức Đảng cộng sản, làm tha
hóa đội ngũ Đảng viên…
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, tăng cường các biện pháp
chống phá, vô hiệu hóa hoàn toàn khả năng phục hồi lại Đảng cộng sản; giúp đỡ
chính quyền mới của giai cấp tư sản mới nắm quyền; thiết lập các cơ sở kinh tế -
chính trị - xã hội mới cho chế độ tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản; đẩy nhanh
việc hội nhập của các nước này vào các tổ chức và thiết chế của phương Tây,
nhằm khống chế và kiểm soát các nước này trong phạm vi của Mỹ.
Đối với các nước Tư bản chủ nghĩa, tăng cường các liên minh về chính trị,
kinh tế, quân sự với các nước này, nhằm tạo ra một lực lượng đồng minh thân
cận với Mỹ; củng cố bộ máy chính quyền, quân đội để đảm bảo cho Mỹ có thể

đứng vững và phát triển theo mục tiêu Mỹ đề ra và luôn phải tuân theo sự lãnh
đạo của Mỹ.
* Về kinh tế:
Chính quyền Clinton tham gia điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy, phục hồi và
tăng cường kinh tế thông qua các biện pháp là gia tăng đầu tư, ổn định lãi suất
thấp, đào tạo công nhân có tay nghề; thúc đẩy ứng dụng các thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại; tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài
ra, chính quyền Mỹ còn cắt giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu
và tăng thuế, đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế đối ngoại; thúc đẩy chính sách
tự do hóa thương mại nhằm giữ vững vị trí siêu cường trong nền kinh tế thế giới;
thực hiện chiến lược “xuất khẩu quốc gia”, mở cửa thị trường nước ngoài như
Nhật Bản, EU cho hàng hóa Hoa Kỳ; thúc đẩy nhất thể hóa xu thế toàn cầu hóa
kinh tế và thương mại hóa thông qua xúc tiến các vòng đàm phán thương mại
như vòng đàm phán Urugoay, khu vực mậu dịch tư do Bắc Mỹ (NAFTA) nhằm
mở rộng buôn bán với thế giới, mang lại lợi ích kinh tế cao cho Mỹ. Không chỉ
vậy, Mỹ còn chi phối và kiểm soát các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ thế giới
và sử dụng chính sách của Mỹ để buộc các nước mở cửa thị trường cho hàng hóa
Mỹ thâm nhập vào thị trường. Dùng đầu tư, viện trợ kinh tế để chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, hệ thống kinh tế, tiền tệ cho các nước, qua đó khống chế các nước,
buộc các nước này phải thay đổi chính sách kinh tế có lợi cho Mỹ. Mỹ cũng
khống chế các nguồn năng lượng thế giới, đặc biệt là dầu mỏ ở khu vực Trung
Đông, Caspi và Nam Mỹ.
* Về quân sự:
Mỹ xác định rõ tình hình kinh tế mới có 4 mối đe dọa đến lợi ích của Mỹ
trên thế giới, đó là:
Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành lãnh thổ ở các vùng thuộc
Liên Xô (cũ), Ban Căng, Bắc Phi; mối đe dọa từ các nước Ả Rập như Iran, Iraq,
Bắc Triều Tiên; sự xuất hiện của các cường quốc mới nổi trên thế giới như
Trung Quốc, Canada, Brazil.
Việc phổ biến vũ khí hàng loạt như tên lửa, vũ khí hóa học, sinh học.

Các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, buôn bán ma túy, mại dâm, tội phạm
xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố.
Nguy cơ đối đầu với dân chủ và cải cách.
Nói tóm lại, có thể nói chiến lược “cam kết và mở rộng” của chính quyền
B.Clinton đưa ra và được triển khai một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
chính trị - an ninh, kinh tế, quân sự. Nhằm mục tiêu lâu dài và duy nhất là duy trì
vị trí siêu cuonwgf số một trên thế giới do Mỹ lãnh đạo. Đồng thời kiềm chế
không cho bất cứ quốc gia nào đe dọa đến lợi ích và vị thế của Mỹ trên thế giới.
3.3 Lợi ích chiến lược của Mỹ giai đoạn 1993 – 2001
Chính quyền Clinton đã xác định rõ có ba nhóm lợi ích quốc gia với ba
cấp độ quan trọng khác nhau:
Thứ nhất, các lợi ích quốc gia mang tính sống còn. Đây là những lợi ích có
tầm quan trọng lớn, bao trùm đối với sự tồn tại, sự an toàn và sức sống quốc gia
Mỹ. Trong các lợi ích này, trước hết chính quyền Clinton xác định gồm có lợi
ích bảo đảm an ninh vật chất về lãnh thổ Mỹ và các nước đồng minh, sự an toàn
của công dân, sự lành mạnh kinh tế và việc bảo vệ các kết cấu hạ tầng quan trọng
như hệ thống năng lượng, ngân hàng và tài chính, thông tin liên lạc, vận tải…
khỏi các cuộc tấn công làm tê liệt hoạt động. Trong phạm trù lợi ích sống còn,
nổi lên hàng đầu là an ninh của lãnh thổ Mỹ và của các đồng minh, sự an toàn
của công dân ở trong cũng như ngoài nước, sự thịnh vượng về kinh tế của Mỹ.
Thứ hai, các lợi ích quốc gia quan trọng. Theo quan điểm chính quyền
Clinton, không ảnh hưởng trực tiếp ngay tới sự tồn tại của quốc gia, nhưng
chúng ảnh hường tới sự phát triển lành mạnh của quốc gia và đặc tính của thế
giới trong đó nước Mỹ đang tồn tại. Các lợi ích quốc gia quan trọng được xác
định bao gồm các khu vực mà Mỹ có quyền lợi kinh tế lớn hoặc cam kết đối với
đồng minh, việc bảo vệ môi trường thế giới khỏi tác hại nghiêm trọng và các
cuộc khủng hoảng có khả năng tạo nên dòng người tị nạn gây bất ổn định lớn.
Thứ ba, các lợi ích nhân đạo và các lợi ích khác. Nhóm lợi ích này liên
quan đến những rủi ro, những thảm họa thiên tai, những vấn đề mang tính nhân
đạo và những vi phạm về giá trị, lối sống theo quan điểm Mỹ diễn ra trên thế

giới. Đối với nhóm lợi ích thứ ba này, chính quyền Mỹ đặc biệt coi trọng điều
mà họ gọi là “thúc đẩy nhân quyền và tìm cách chấm dứt những vi phạm trắng
trợn đối với pháp luật giúp tạo ra một cộng đồng thế giới có thiện cảm hơn đối
với các giá trị và lợi ích của Mỹ”.
Trên cơ sở xác định rõ các lợi ích quốc gia và những mối đe dọa đối với
các lợi ích đó, Mỹ vạch ra chính sách can dự nhằm thúc đẩy các lợi ích chiến
lược của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh ở cả trong và ngoài
nước. Việc bảo vệ lợi ích này giúp Mỹ duy trì vị thế siêu cường duy nhất trong
một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực nổi lên cạnh tranh nhau gay gắt. Vì
thế, chính quyền Mỹ luôn khẳng định phải chuẩn bị và sẵn sàng sử dụng tất cả
những công cụ thích hợp của sức mạnh quốc gia nhằm ngăn chặn các hành động
đi ngược lại lợi ích chiến lược của mình, hồ trợ giải quyết xung đột, tăng cường
hợp tác khu vực, tăng cường các nền dân chủ theo quan điểm của Mỹ, mở cửa
các thị trường nước ngoại và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
KẾT LUẬN
Như vậy, trong giai đoạn 1993 – 2001, Tổng thống Bill Clinton lên nắm
chính quyền đã đề ra nhiều chính sách đối ngoại có tác động trực tiếp đến tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ.
Sau 8 năm thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”, chính quyền
Clinton đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Về kinh tế, ngân sách Liên bang
được cân bằng sau một thời kỳ thâm hụt kéo dài. Hội nhập kinh tế thông qua tự
do hóa thương mại được tăng cường. Về xã hội, kinh tế tăng trưởng mạnh giúp
Mỹ giải quyết được các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp và giảm tỉ lệ nghèo.
Về chính trị, Mỹ đạt được những bước đầu trong việc mở rộng NATO về hướng
Đông, tăng cường ảnh hưởng ở các tổ chức quốc tế và khu vực.
Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn 1993 – 2001
cũng gặp phải một số khí khăn, hạn chế trong việc thực thi chính sách đối ngoại.
Xã hội Mỹ vẫn còn tồn tại nhiều bất công, bất bình đẳng như nạn phân biệt
chủng tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Chính sách đối ngoại vẫn
còn nhiều vấn đề chưa thực hiện được. Mục tiêu quan trọng nhất là xây dựng

một hệ thống đơn cực do Mỹ đứng đầu chưa thực hiện được. Những thành công
và hạn chế trong chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton là những thách
thức đối với chính quyền mới kế tục.
Có thể nói, các chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn 1993 – 2001
cũng có tác động rất lớn đến quan hệ quốc tế, góp phần định hướng tình hình thế
giới có lợi cho Mỹ trong quan hệ quốc tế giai đoạn này. Ta cũng có thể nhận
thấy tính chất nhất quán, xuyên suốt trong hai nhiệm kỳ của Clinton là mục tiêu
chiến lược của Mỹ là duy trì lãnh đạo và vị trí bá chủ thế giới. Bản chất của
chính sách đối ngoại thời kỳ này là luôn theo đuổi mục tiêu chính sách thực
dụng, đặt lợi ích quốc gia lên vị trí hàng đầu. Đây chính là mục tiêu chiến lược
chi phối tư duy cũng như hành động đối ngoại của Mỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bruce W. Tentleson (2000), Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - động lực của sự
lựa chọn trong thế kỷ XXI.
2. Nguyễn Đình Bin (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2. Học viện Quan hệ quốc tế (2007), Lý luận quan hệ quốc tế, Hà Nội.
3. Bộ Ngoại giao, Thông cáo chung Mỹ - Trung (bản dịch), Tư liệu Vụ Châu Á –
Thái Bình Dương, tháng 2/1995.
4. Clinton W.J. (1997), Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng 1995 –
1996, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Clinton W.J. (1993), Diễn văn nhậm chức Tổng thống ngày 20/1/1993, Thông
tấn xã Việt Nam.
6. Cincotta, Haward (2000), Khái quát về lịch sử nước Mỹ, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
7. Đỗ Lộc Diệp (1999), Hoa Kỳ tiến trình văn hóa, chính trị, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Thái Yên Hương (2005), Liên bang Mỹ. Đặc điểm xã hội – văn hóa,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
9. Vũ Đăng Hinh (2000), Hệ thống chính trị Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Vũ Dương Huân (2002), Hệ thống chính trị Mỹ cơ cấu và tác động đối với
quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Học viện Quan hệ quốc tế (1997), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. />13. />

×