TAP CHấ KHOA HOĩC, aỷi hoỹc Huóỳ, Sọỳ 47, 2008
T CHNH SCH M CA TRUNG QUC
HIU THấM V TNH THC DNG TRONG CHNH SCH
I NGOI CA M NHNG NM CUI TH K XIX
Dng Quang Hip
Trng i hc Khoa hc, i hc Hu
TểM TT
Vo thỏng 9/1899, nc M ra chớnh sỏch m ca Trung Quc, bt u xõm nhp
vo th trng rng ln ny. Ch bng mt li tuyờn b, nc M ó nghim nhiờn tr nờn bỡnh
ng trong vic khai thỏc th trng Trung Quc bờn cnh cỏc nc quc khỏc. Nghiờn cu v
chớnh sỏch m ca Trung Quc, chỳng ta s thy c tớnh thc dng - mt c im xuyờn
sut trong chớnh sỏch i ngoi M t khi lp quc n nay.
Thc dng luụn l mt c im xuyờn sut trong chớnh sỏch i ngoi ca M t
khi lp quc n nay, c bit trong nhng nm cui th k XIX - thi im ỏnh du s
vn n quyn lc th gii ca nc M. Vic M xõm chim Cuba, Puerto Rico,
Philippines t tay Tõy Ban Nha thụng qua cuc chin tranh quc u tiờn gia M v
Tõy Ban Nha nm 1898 ó cho chỳng ta thy tớnh thc dng trong chớnh sỏch i ngoi
ca M thi k ny. Cuba, Puerto Rico v Philippines - i tng cho chớnh sỏch xõm
lc ca Hoa K - l nhng mt xớch yu nht trong h thng thuc a ca ch ngha
thc dõn c. Vo thi im cui th k XIX, Tõy Ban Nha ang tr nờn gi ci, m yu
v khụng th qun lý ni cỏc thuc a nm sỏt biờn gii ca Hoa K trong lỳc phong tro
ũi c lp dõn tc li liờn tip n ra. ú chớnh l c hi v l thi khc quyt nh cho
tham vng bnh trng xõm lc, m rng thuc a ca Hoa K. Bờn cnh ú, xột trờn
phng din li ớch kinh t v thng mi, vo cựng thi im, tớnh thc dng ca chớnh
sỏch i ngoi ca M trong ng x vi Trung Quc - mt vựng t rng ln, ni cú
nhiu s tranh chp gia cỏc nc quc, cng ó c th hin rừ nột.
Sau khi ng chõn Philippines v khng nh v trớ vng chc Hawaii vo
bui giao thi gia hai th k, Hoa K ó cú nhng hy vng v toan tớnh ln trong vic
buụn bỏn vi Trung Quc ni cha ng nhng trin vng tt p cho t nc, cng
nh li nhun v quyn lc trong cỏi quc t cho l trung tõm y [4,228]. Trung
Quc l mt th trng khng l, mt bn tic m bt c quc no cng thốm mun.
Song, i cho n khi M cú thc lc hng n Trung Quc thỡ qu l mun mng
so vi cỏc nc quc lóo lng khỏc. Trong khi ú, t khi Nht Bn ỏnh bi Trung
Quc trong cuc chin tranh Trung - Nht (1894 1895), cỏc nc quc phng Tõy
ó ginh c cỏc cn c hi quõn, thuờ lónh th v thit lp cỏc phm vi nh hng
cỏc tụ gii riờng. Nhng nc ny cng ó chim c cỏc c quyn buụn bỏn cng
như sự nhượng bộ của chính quyền Trung Quốc trong việc xây dựng đường sắt và phát
triển khai thác mỏ. Lo sợ những “phạm vi ảnh hưởng” ở Trung Quốc của các nước châu
Âu sẽ dần dần trở thành những thuộc địa thực sự, nơi mà vốn đầu tư và quyền lợi thương
mại của Hoa Kỳ sẽ bị loại ra ngoài, Hoa Kỳ đã thi hành một chính sách ngăn chặn nguy
cơ nói trên bằng việc ban bố một thủ đoạn ngoại giao mới, chính thức kêu gọi các nước
đế quốc cùng thực hiện “chính sách mở cửa” (The Open Door Policy) đối với Trung
Quốc.
Tháng 9 – 1899, Ngoại trưởng Mỹ Jonh hay dưới quyền của Tổng thống W.
McKinley đã gửi công hàm ngoại giao tới các nước có liên quan, thông báo về chính sách
mở cửa đối với Trung Quốc “nhằm duy trì nguyên trạng lãnh thổ Trung Quốc” [2,415],
theo đó:
- Các nước thừa nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
- Hàng hoá của các nước phải theo chế độ thuế quan của Trung Quốc và do
Chính phủ Trung Quốc thu thuế.
- Không can thiệp vào lợi ích của các nước theo những điều đã ký.
- Tàu thuyền các nước đi lại trong thương cảng thuộc phạm vi các nước khác
không được đánh thuế nhập khẩu cao hơn thuế suất quy định cho tàu thuyền
của nước mình. Luận điểm này cũng được áp dụng trên lĩnh vực (vận tải
bằng) xe lửa.
Như vậy, với việc ban bố chính sách mở cửa đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã
nhấn mạnh đến sự bình đẳng về những đặc quyền thương mại cho tất cả các quốc gia trên
lãnh thổ Trung Quốc - đó là sự bình đẳng của mọi cơ hội buôn bán (bao gồm các biểu
thuế quan, các khoản thuế bến cảng và cả các giá cước vận chuyển đường sắt) ở những
khu vực học kiểm soát. Gạt đi những yếu tố lý tưởng này, chính sách mở cửa Trung Quốc
của Hoa Kỳ về thực chất đã trở thành một thủ đoạn ngoại giao để đoạt lấy những lợi thế
ở thuộc địa mà không cần phải dùng vũ lực để chiếm lấy các lợi thế này từ tay người
Trung Quốc [1]. Thực ra, vào thời điểm những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, Hoa Kỳ
vẫn chưa đủ sức để có thể can thiệp một cách trực tiếp vào Trung Quốc. Vì lúc này,
Trung Quốc mặc dù đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu, song không phải là
Philippines, và lại càng không giống hơn khi trên lãnh thổ Trung Quốc đang hiện diện tất
cả các anh tài từ Âu sang Á (như Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật,…). Vì vậy, không có
phương sách nào khả dĩ hơn bằng chính việc tuyên bố thực hiện chính sách “mở cửa” đối
với Trung Quốc, duy trì nguyên trạng, đảm bảo “sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền độc
lập” của Trung Quốc. Qua đó, Hoa Kỳ đàng hoàng hiện diện để xâu xé những quyền lợi
trên đất Trung Quốc mà không bị ai phản đối, bao gồm cả Trung Quốc lẫn các nước đế
quốc khác. Đồng thời, với chính sách này Hoa Kỳ muốn “ngăn chặn các nước đế quốc
tiếp tục xâm chiếm Trung Quốc để hàng hoá Mỹ xâm nhập vào Trung Quốc và chờ thời
cơ cho Mỹ len chân vào thị trường này” [5,266]. Đó là một mưu đồ chiến lược thực sự
chứ không phải là việc “chịu ảnh hưởng quá mức của các quốc gia khác - những quốc gia
ở một mức độ nào đó đã thao túng các quan chức Washington ngây thơ” [3, 578] như lập
luận của Goerge Kennan trong cuốn Ngoại giao Hoa Kỳ 1900 – 1950 (American
Diplomacy 1900 – 1950). G. Kennan cho rằng, việc Hoa Kỳ trở thành một cường quốc
quan trọng đối với châu Á trong giai đoạn 1898 – 1900 không phải bởi vì Hoa Kỳ nhận
thức được những giá trị thực sự của họ trong các vấn đề châu Á, mà là vì họ bị các quan
chức Anh lôi kéo để ủng hộ một chính sách “mở cửa” ở Trung Quốc. Điều này hoàn toàn
trái ngược với những hành động mà Hoa Kỳ thực hiện ở Trung Quốc cũng như trái ngược
với những dư luận đánh giá về nó ngay tại chính bản thân nước Mỹ.
Việc thực hiện chính sách mở cửa đối với Trung Quốc của Jonh Hay đã được dư
luận Mỹ đánh giá rất cao. Chính sách này, theo người Mỹ, là một trong những chính sách
đáng được ghi nhớ nhất trong lịch sử đối ngoại Hoa Kỳ. Mark Sullivan trong cuốn sách
“Thời đại của chúng ta: sự chuyển đổi thế kỷ” (Our Times: The Turn of the Century) đã
viết:
Chính sách “mở cửa” ở Trung Quốc là một ý tưởng của người Mỹ. Nó được hình
thành nhằm tương phản với chính sách “phạm vi ảnh hưởng” được thực thi bởi các cường
quốc khác. Chính sách “mở cửa” là một trong những chương/đoạn đáng được khen ngợi
nhất trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ, là một minh chứng của năng lực và kỹ năng khôn
ngoan, sắc sảo đi kèm là sự thúc đẩy thiện chí trong quá trình đàm phán. Không một
chính khách và quốc gia nào không thể không đồng ý với những mong muốn mà chính
sách của John Hay đưa ra, John Hay đã nhìn nhận thông suốt vấn đề một cách hoàn hảo
[6,21-22].
“Thiện chí’ mà Hoa Kỳ muốn thúc đẩy ở đây chẳng qua là sự duy trì nguyên trạng
Trung Quốc, tạo điều kiện cho Mỹ thâm nhập sâu hơn vào thị trường rộng lớn này chứ
không phải Hoa Kỳ hào hiệp đứng ra “đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” cho
Trung Quốc. Với chính sách này, Mỹ thực sự trở thành một kẻ xâm lược khôn ngoan và
dấu mặt. Điều này lại càng rõ ràng hơn khi Mỹ cùng với các nước đế quốc khác tham gia
trấn áp phong trào Nghĩa hoà đoàn, làm áp lực buộc triều đình Mãn Thanh phải ký kết
thêm Hiệp ước Tân Sửu (1901) cho phép các nước có quân đội bảo vệ đường giao thông
và bồi thường 450 triệu lạng bạc. Riêng Mỹ được 25 triệu USD. Thực tế đó chứng tỏ rằng
chính sách “mở cửa” chỉ là một bước, một thủ đoạn của quá trình xâm lược của Mỹ vào
Trung Quốc mà thôi [5,226]. Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XX, nhìn chung,
chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn là sự tiếp tục cấu kết với các nước khác xâm
nhập sâu hơn để rồi xâu xé Trung Quốc. Tháng 2 – 1904, cuộc Chiến tranh Nga - Nhật
nhằm tranh giành ảnh hưởng ở vùng đông bắc Trung Quốc nổ ra. Nhận thấy có thể lợi
dụng cuộc chiến tranh này để tiến thêm một bước trong việc thâm nhập sâu hơn vào
Trung Quốc, Mỹ đã đứng về phía Nhật Bản. Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã cảnh cáo
Đức và Pháp không được can thiệp bằng cách đứng về phe Nga chống lại Nhật Bản. Với
sự trợ giúp về ngoại giao, nhất là vai trò trung gian hòa giải hòa bình giữa Nga và Nhật
thông qua việc ký kết Hiệp ước Portsmouth (do vậy, Tổng thống T. Roosevelt được tặng
giải thưởng Nobel hòa bình năm 1906)
*
[7,744-745], Hoa Kỳ đã được Nhật Bản nhân
nhượng cho một số quyền lợi như thực hành chính sách “mở cửa” đối với Mãn Châu,
thừa nhận Mỹ có quyền len chân vào vùng lãnh thổ đông bắc Trung Quốc.
Chính sách “mở cửa” Trung Quốc năm 1899 của Mỹ thực ra không phải là điểm
khởi đầu và là minh chứng duy nhất cho tính thực dụng trong ngoại giao của đất nước
nước này. Sự thực dụng vẫn luôn là một đặc điểm lớn trong chính sách ngoại giao của
Hoa Kỳ từ khi lập quốc cho đến nay. Chẳng hạn như vào năm 1803, khi nước Pháp đang
chuẩn bị một cuộc chiến mới với Anh, Napoleon đã quyết định bổ sung thêm ngân sách
và đặt vùng đất Louisiana (thuộc Pháp) ra ngoài tầm với của Anh bằng cách rao bán vùng
đất này cho Hoa Kỳ. Mặc dù Hiến pháp Mỹ không cho phép chính phủ có quyền mua bán
lãnh thổ, song oổng thống T.Jefferson đã quyết định mua vùng đất này với lập luận rằng
“lương tri của đất nước sẽ sửa đổi tội lỗi của một sự giải thích không chặt chẽ khi sự giải
thích ấy sẽ sản sinh ra những kết quả không hoàn hảo” [8,103]. Với giá chỉ 15 triệu USD,
Hoa Kỳ đã có vùng đất Louisiana với 2,6 triệu km
2
, bao gồm cả cảng New Orleans. Việc
mua bán này được đánh giá rất cao, và là “một thành công quan trọng nhất” [7, 125] của
chính quyền T.Jefferson. Với 15 triệu USD ( 3 cent = 1 mẫu đất), nước Mỹ đã có được
một vùng đất bao la gồm những đồng bằng màu mỡ, những dãy núi, những khu rừng và
những hệ thống sông ngòi (trong đó quan trọng nhất là hệ thống sông Missisippi) mà
“trong vòng 80 năm sẽ trở thành ‘miền đất trung tâm’ của nước Mỹ và là ‘một trong
những vựa thóc lớn của thế giới’’ [8]. Vùng đất Louisiana trở thành lãnh thổ không thể
tách rời của Mỹ như là một biểu tượng của sự nhạy bén, biết chớp lấy thời cơ, nắm bắt cơ
hội trong chính sách đối ngoại của đất nước này. Việc tận dụng thành công cơ hội mua
Louisiana từ Pháp khi Pháp đang còn vướng bận vào cuộc chiến tranh với Anh (mặc dù
chỉ đang sắp diễn ra) đã mở đầu co một truyền thống, đó là tính cơ hội, tính thực dụng
hay chủ nghĩa thực dụng trong trong đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ.
Đặc điểm này được tiếp tục phát triển và thể hiện rõ hơn trong những năm 20 của
thế kỷ XIX, khi các nước vùng Trung và Nam Mỹ đã giành được độc lập từ Tây Ban
Nha. Ngay sau khi các quốc gia Mỹ Latinh tuyên bố độc lập, Hoa Kỳ đã nhanh chóng
công nhận các nước này. Tuy nhiên, trước những lo ngại rằng Tây Ban Nha có thể sẽ
giành lại các thuộc địa cũ của họ ở châu Mỹ Latinh và Nga có thể sẽ mở rộng quyền khai
thác của mình tại Alaska sang cả vùng Oregon, người Mỹ bắt đầu lo lắng. Thêm vào đó,
nước Anh cũng tiến hành nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa Tây Ban Nha khôi phục lại đế
quốc của họ, bởi lẽ, lợi ích thương mại từ châu Mỹ Latinh là quan trọng đối với các
quyền lợi của Anh. Đứng trước tình hình đó, vào tháng 12.1823, Tổng thống Mỹ
J.Monroe trong thông điệp hàng năm gửi Quốc hội, đã công bố những điều sau này trở
*
Với vai trò hoà giải hoà bình giữa Nga và Nhật trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905), Tổng
thống T. Roosevelt được tặng giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1906. Ông là người Mỹ đầu tiên nhận vinh
quang này. T. Roosevelt đã giành toàn bộ tiền thưởng là 36.735 USD để lập ra một quỹ ủng hộ hoà bình,
hạn chế đình công công nghiệp. Nhưng khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất nổ ra và Mỹ tham chiến thì
Roosevelt lại quyết định chuyển toàn bộ quỹ này (lúc này đã là 45.000 USD) cho công việc cứu trợ các nạn
nhân chiến tranh.
thành học thuyết ngoại giao nổi tiếng - Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine) như một
lời cảnh cáo các cường quốc châu Âu một cách rõ ràng rằng: Chúng tôi (Mỹ) sẽ coi mọi
sự can thiệp của bất cứ cường quốc châu Âu nào nhằm áp bức và thống trị những chính
phủ vừa tuyên bố và duy trì nền độc lập của họ mà chúng tôi (Mỹ) vừa thừa nhận như một
biểu hiện thiếu thân thiện đối với Mỹ” [4, 161]. Như vậy, chỉ bằng một lời tuyên bố,
J.Monroe buộc các cường quốc châu Âu phải tôn trọng ưu thế và địa vị của Hoa Kỳ đối
với toàn bộ lục địa châu Mỹ. Từ chỗ châu Mỹ vốn là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
phương Tây, với học thuyết Monroe, châu Mỹ đã trở thành của riêng người châu Mỹ và
sau này là “châu Mỹ của người Mỹ”.
Tóm lại, có thể nói rằng chính sách “mở cửa” đối với Trung Quốc là một sự nối
tiếp của truyền thống thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Đây thực chất là một
đòi hỏi mang tính đế quốc chủ nghĩa khi Hoa Kỳ chưa chuẩn bị đầy đủ một sức mạnh cần
thiết, hay chưa tạo ra được những ưu thế tuyệt đối cho những hành động đơn phương của
mình trên đất Trung Quốc. Sẽ không dễ dàng gì trong việc “chia sẻ” Trung Quốc với các
nước đế quốc khác vốn đã có nhiều lợi ích ở đây nếu Mỹ không thực hiện một thủ đoạn
ngoại giao nhằm cân bằng quyền lực của tất cả các nước đế quốc đang tham gia vào quá
trình xâu xé Trung Quốc. Qua đó, tạo cho Hoa Kỳ một hướng đi đúng với thực lực và
phù hợp với hoàn cảnh khi tính đến việc thâm nhập vào thị trường rộng lớn này. Thủ
đoạn mà Hoa Kỳ thực hiện thông qua chính sách “mở cửa” Trung Quốc đáng được xem
là minh chứng cho tính thực dụng (pragmatic) trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Tôn
trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc thông qua chính sách “mở cửa”
thực chất chỉ là những mĩ từ nhằm biện minh cho tham vọng bành trướng của chủ nghĩa
đế quốc Mỹ để khắc phục sự chậm trễ của nó trong quá trình tìm kiếm những giá trị to
lớn ở thị trường khổng lồ này. Và trong một khoảng thời gian dài, chừng nào Hoa Kỳ còn
lạc hậu, hay chưa chuẩn bị đầy đủ sức mạnh thì chính sách “mở cửa” vẫn còn là nguyên
tắc chủ đạo trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. “Mở cửa” suy cho cùng cũng
chỉ là sự lợi dụng hoàn cảnh, lợi dụng mâu thuẫn trong việc xâu xé Trung Quốc giữa các
cường quốc và rêu rao những giá trị “độc lập” kiểu Mỹ, tất cả chỉ để dọn đường cho
những bước thâm nhập sâu hơn vào “bàn tiệc” Trung Quốc của Hoa Kỳ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Howard Cincotta, Khái quát về lịch sử nước Mỹ, bản dịch (lưu tại Đại sứ quán Hoa Kỳ).
2. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH & NV - Đại sứ quán Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ, Phòng Thông tin Văn hoá, Tiếp cận nghiên cứu Hoa Kỳ học và kinh nghiệm cho
Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội, 2003.
3. Eric Foner, Lịch sử mới của nước Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
4. Nguyễn Nghị, Lê Minh Đức, Lịch sử nước Mỹ, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội,
1994.
5. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng. Lịch sử thế giới cận đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
6. Goerge F. Kennan, American Diplomacy 1900 – 1950, The University of Chicago Press,
Chicago/Illinois. 1951.
7. William A. Degregorio, 42 đời tổng thống Hoa Kỳ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
A DEEPER UNDERSTANDING ABOUT
PRAGMATIC OF AMERICAN DIPLOMACY IN THE END
OF NINETEEN CENTURY FROM “CHINA OPEN-DOOR POLICY”
Duong Quang Hiep
College of Sciences, Hue University
SUMMARY
In September 1899, The United States of America proposed the “China Open Door
Policy”, starting the entry into this large market. Without any trouble, only by an address, United
States became equal to the other Empire countries in exploitating China market. Doing this
research about “China Open Door Policy”, we have found out the pragmatic – a main
characteristic in American Foreign Policy since the foundation of the state.