Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

THỰC TRẠNG về sản XUẤT và ỨNG DỤNG các CHẾ PHẨM VI SINH vật để PHÒNG TRỪ DỊCH hại cây TRỒNG ở VIỆT NAM TRONG 20 năm QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.3 KB, 9 trang )

THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG CÁC CHẾ PHẨM VI SINH VẬT
ĐỂ PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM TRONG 20 NĂM QUA
GS. TS. Phạm ThịThùy
Trung tâm Khoa học và HTQT, VOAA

TÓM TẮT
Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm vi sinh vật trừ dịch hại cây trồng ở nước ta được tiến
hành theo quy trình lên men từ năm 1990 thế kỉ XX. Đến nay, việc sản xuất các chế phẩm vi sinh
vẫn tiến hành theo quy mô nhỏ phòng thí nghiệm bằng phương pháp bán thủ công, nên chất
lượng các mẻ sinh khối tạo chế phẩm chưa thật sự ổn định.
Các chế phẩm vi sinh sản xuất ra tuy ít, nhưng đã có khả năng ứng dụng phòng trừ dịch
sâu, bệnh hại cây trồng, cây rừng đạt kết quả cao, đáng ghi nhận như chế phẩm Bt, chế phẩm
virus NPV.Ha, NPV.Sl trừ các loại sâu hại rau, các chế phẩm nấm côn trùng như Metarhizium
anisopliae trừ châu chấu hại ngô mía, trừ bọ cánh cứng hại dừa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long, Hà Nội, Hải Phòng và trừ rầy nâu hại lúa…, chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ sâu
róm hại rừng thông ở Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và chế phẩm nấm Trichoderma
harianum đối kháng bệnh khô vằn ngô …
Có nhiều nguyên nhân hạn chế công nghệ sản xuất các chế phẩm vi sinh trừ dịch hại cây
trồng, tập trung chính là khâu tổ chức thực hiện chưa tốt, việc đấu thầu các đề tài, dự án mang
tính hình thức, dàn trải, không tập trung, nhiều đề tài lặp lại. Tổ chức liên kết 4 nhà: Nhà nước,
nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa thực hiện. Nhằm phát triển các chế phẩm
vi sinh trong thời gian tới, cần thiết phải lên men công nghiệp đểcó chế phẩm nấm ổn định chất
lượng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu hướng hội nhập với quốc tế, từ năm 1990 đến 2010, chương trình công nghệ sinh
học cấp nhà nước và một số tổ chức phi chính phủ như bánh mì nhà thờ thế giới Tây Đức
VN8910-030, CABI…đã đầu tư cho các viện nghiên cứu sản xuất các chế phẩm vi sinh vật
(VSV) để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng công nghệ vi sinh. Công nghệ vi sinh là ngành
mũi nhọn của công nghệ sinh học, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao nên công nghệ này đã
phát triển nhanh với tốc độcao. Công nghệ vi sinh đã khai thác hết khả năng kì diệu của các vi
sinh vật để tạo ra hàng loạt sản phẩm như rượu, bia, nước giải khát, axít hữu cơ, vitamin, kháng


sinh, vắcxin, đặc biệt là các chế phẩm vi sinh trừ sâu, bệnh hại cây trồng, tạo ra sản phẩm hữu cơ
cung cấp cho người dân.
Nội dung bài viết này, chúng tôi tổng hợp quy trình công nghệ và đưa ra thực trạng sản
xuất và ứng dụng các chế phẩm vi sinh phòng trừ dịch hại cây trồng những năm qua.Từ đó rút ra
những nguyên nhân hạn chế sản xuất và đề xuất phát triển các chế phẩm vi sinh thời gian tới làm
sao có nhiều chế phẩm để cung cấp cho nông dân cả nước phòng trừ dịch hại cây trồng, góp phần
tạo ra các sản phẩm hữu cơ thực sự cho người tiêu dùng và một phần xuất khẩu thu ngoại tệ cho
đất nước.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC CHẾ PHẨM VI SINH TRỪ SÂU,
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
Trên thế giới có nhiều loại thuốc vi sinh thương mại ứng dụng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
đạt hiệu quả cao như vi khuẩn Bacillus thuringiensis(Bt) do hãng Abbott và một số nước Đông
Âu sản xuất từ năm 1925 để phòng trừ các loại sâu ăn lá hại rau, quả…, thuốc nấm Boverin
(Beauveria bassiana)do Liên xô cũ, và một số nước Đông Âu sản xuất để phòng trừ các loại sâu
róm thông, sâu hại cây lâm nghiệp, thuốc nấm xanh Mostaquino (Metarhizium anisopliae) do
nước Anh, Canada, Mỹ… sản xuất để phòng trừ chấu chấu, mối, bọ cánh cứng và các loại thuốc
vi rút đa diện nhân sâu khoang NPV.Sl, vi rút đa diện nhân sâu xanh NPV.Ha… do các nước
Đông Âu sản xuất để phòng trừ các loại sâu hại rau và quả…
Ở Việt Nam, các chế phẩm được các viện nghiên cứu hiện sản xuất là bán thủ công ở dạng
thô, ứng dụng diện hẹp, chưa có chỉ số quốc tế IU, nên chưa gọi là thuốc mà là chế phẩm vi sinh.
Về trừ sâu có chế phẩm Bt, các chế phẩm nấm côn trùng Beauveria bassiana (Bb), Metarhizium
anisopliae (Ma) và Nomuraea rileyi (Nr).Về trừ bệnh hại cây trồng có chế phẩm nấm đối kháng
Trichoderma harianum.
1- Công nghệsản xuất các chếphẩm vi sinh bằng quy trình lên men được tiến hành
theo sơ đồsau:












1.1- Chủng giống vi sinh vật
Muốn lên men tạo ra chế phẩm đạt chất lượng cao thì chủng giống là khâu quan trọng nhất,
quyết định đến giá trị kinh tế của quy trình sản xuất, nhà sản xuất thường sử dụng một phổ rộng
gồm các chủng vi sinh vật như vi khuẩn Bacillus thuringiensis(Bt), nấm đối kháng Trichoderma
và nấm kí sinh côn trùng như Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae và Nomuraea rileyi.
Có chủng giống thuần, nhà sản xuất đã nhân giống vi sinh vật: Mục đích của nhân giống là làm
tăng số lượng tế bào (CFU), giúp tế bào quen dần với môi trường nuôi cấy, nuôi VSV thường
trong hộp Petri và nhân giống trong ống nghiệm. Quá trình nhân giống vi sinh vật để sản xuất
quy mô công nghiệp thường được tiến hành qua 2 giai đoạn sau:
- Phòng thí nghiệm: đây là giai đoạn cấy giống vi sinh vật từ ống giống thuần khiết vào
môi trường dinh dưỡng vô trùng và nuôi chúng trong điều kiện phòng thí nghiệm.
2. Chế tạo môi trường
1- Chủng giống VSV
Khử trùng môi trường

4. Kiểm tra sự tạo chế phẩm

3.Lên men

Nhân giống
(cấp 1,2,3…)

5.Thu hồi chế phẩm


- Giai đoạn sản xuất: Nuôi cấy giống ở giai đoạn này được thực hiện qua các lần cấy giống
từ lượng môi trường ít đến môi trường nhiều, nhằm tăng lượng giống thu được, gọi là nhân giống
cấp 1,2,3… Tỷ lệ giống cấy trong nhân giống và trong lên men dao động từ 1 – 10% thể tích môi
trường dinh dưỡng tùy thuộc từng chủng giống.
Hiện ở Việt Nam, riêng chủng Bt thuần là chưa có, còn chủng nấm Bb, Ma, Nr thuần đã
được nghiên cứu và công bố, theo chúng tôi thời gian tới có thể sản xuất được các chế phẩm nấm
Bb, Ma, Nr theo quy mô công nghiệp.
1.2- Chếtạo môi trường nuôi cấy
Thành phần môi trường nuôi cấy và lên men gần giống nhau, môi trường nuôi cấy bề mặt
thường là: tấm gạo, cám gạo, bột ngô, bột đậu và các chất dinh dưỡng, chất khoáng khác. Trong
sản xuất công nghiệp, môi trường rắn được khử trùng bằng hơi nóng trong các thiết bị chuyên
dùng với áp suất dư khoảng 0,05 Mpa để đạt được nhiệt độ104-115
0
C, pH của môi trường được
chỉnh bằng các dung dịch NaOH, HCl. Môi trường khi lên men phải hội tụ đủ những điều kiện
sau:
- Đủchất dinh dưỡng: N, P, K… nên dùng nguyên liệu rẻ tiền và các phụ phẩm của sản
xuất công nông nghiệp như rỉ đường, tinh bột và cellulose…
- Vitamin, các chất khoáng (khoáng vi lượng) và các kích tố sinh trưởng.
1.3- Lên men
Là giai đoạn nuôi vi sinh vật để chúng tạo ra chế phẩm hoặc sinh khối vi sinh vật, hoặc là
các sản phẩm trao đổi chất bậc 1,2… Đây là khâu quyết định kết quả của một quy trình lên men,
có hai phương pháp sau: lên men bề mặt và lên men chìm.
a- Lên men bề mặt là thực hiện nuôi cấy vi sinh vật trên bề mặt môi trường dịch thể hoặc
môi trường bán rắn: Với phương pháp lên men này, nguyên liệu làm môi trường:
- Các loại bột như bột cám, bột ngô, bột đậu tương, bột sắn…
- Các loại hạt như gạo, tấm gạo, thóc, đậu tương…
- Các loại phếliệu nhưtrấu, bã mía, vỏlạc, …
Ngoài các nguyên liệu trên, vì nấm hiếu khí nên khi làm môi trường để lên men người ta

còn trộn thêm các chất dinh dưỡng khác như hợp chất chứa N, chất khoáng hòa tan trong nước.
Nguyên liệu sau khi khử trùng, bảo đảm độ ẩm 60 – 75% sẽ được tải ra nia hoặc khay có độ dày
3 – 5 cm, có hệ thống quạt để thổi khí vô trùng, khi lên men bán rắn phải chú ý nguyên liệu môi
trường yêu cầu độ ẩm 60 -70% và độ ẩm không khí trong phòng lên men đảm bảo từ70 – 95%.
b- Lên men chìm
Để sản xuất chế phẩm Bt hoàn toàn bằng công nghiệp trong nồi lên men. Khi lên men
chìm, Bt được nuôi cấy trong môi trường dịch thể, chúng sẽ phát triển theo chiều đứng của cột
môi trường, theo dõi quá trình lên men, nếu như có một sai lệch nhỏ nào xuất hiện sẽ được phát
hiện và điều chỉnh ngay ở giai đoạn đầu. Vì vậy khi sản xuất công nghiệp lên men Bt ở nồi lớn
(5.000 lít) thì nhà sản xuất phải trang bị hệ điều khiển kiểm tra bằng vi tính, điều đó giúp cho chế
phẩm Bt đạt năng suất và chất lượng tốt hơn.
1.4- Kiểm tra chếphẩm lên men
- Kiểm tra số lượng tế bào (CFU) trong 1 đơn vị cơ chất
- Kiểm tra số lượng tế bào (CFU) sống, chết
- Kiểm tra sự tạp nhiễm
1.5- Thu hồi chế phẩm
Thu hồi chế phẩm để đạt hiệu suất cao có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế của quy
trình công nghệ, vì vậy việc thu hồi chế phẩm phải được tính ngay từ lúc chọn chủng giống vi
sinh vật khi lên men, chọn nguyên liệu làm môi trường dinh dưỡng. Quá trình lên men kết thúc,
người ta tiến hành thu hồi chế phẩm. Các chế phẩm chứa độc tố trừ sâu bệnh hại của quá trình
tổng hợp vi sinh vật (Bt hoặc nấm Bb, Ma) thường được tích lũy trong tế bào hoặc ở trong pha
lỏng của dich nuôi cấy, cũng có trường hợp chế phẩm chứa độc tố vừa nằm trong tế bào, vừa
nằm trong pha lỏng của dịch nuôi cấy. Thu hồi chế phẩm xong thì phải xử lí làm khô và phối
trộn để tạo ra các chế phẩm vi sinh trừ sâu, bệnh hại cây trồng, trên cơ sở đếm CFU/gr và tiến
hành thử hoạt tính sinh học của chế phẩm cả trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng, mục
đích rút ra nồng độ CFU/ml hoặc số CFU/ ha khuyến cáo để ứng dụng đạt kết quảcao.
Ngoài điều kiện có chủng Bt hay chủng nấm Bb, Ma thuần thì quy trình lên men vi sinh vật
còn đòi hỏi rất nghiêm ngặt về vô trùng, về trách nhiệm của người sản xuất để các mẻ chế phẩm
sản xuất ra đều đảm bảo chất lượng. Những năm qua do sản xuất thủ công và bán thủ công nên
chất lượng của các chế phẩm vi sinh chưa thật sự ổn định.

2- Kết quảsản xuất các chếphẩm vi sinh trừsâu, bệnh hại cây trồng ởViệt Nam những
năm qua
2.1- Chế phẩm Bacillus thuringiensis(Bt)
Được Viện Bảo vệ thực vật phối hợp với Viện Công nghiệp thực phẩm sản xuất từ năm
1990-2004, theo dự án cấp Nhà nước KC-08-12, KHCN-02-07 và dự án NGO, chế phẩm Bt đạt
các thông số sau: Số lượng bào tử đạt tiêu chuẩn Việt Nam từ3 -10 tỷ bào tử/1 gram chế phẩm,
hàm lượng khô đảm bảo từ7-10%, độ pH trung tính, hiệu lực diệt sâu đạt từ70- 90% và thời gian
bảo quản 6 -12 tháng.
2.2- Các chếphẩm nấm
a- Trừsâu:
Từ năm 1990 đến nay, chương trình công nghệ sinh học cấp Nhà nước KC08-14,
KHCN02-07, KHCN04-12 và chương trình bánh mì nhà thờ Tây Đức đã tài trợ cho Viện BVTV
(1990-2010) và Viện Lúa ĐBSCL (2002- 2005) sản xuất thành công:
- Chế phẩm nấm Beauveria bassiana (Bb) trừ sâu hại đạt 5-10 tỷ bào tử/1gram.
- Chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae (Ma) trừ châu chấu, bọ cánh cứng hại dừa, bọ
hung hại mía, sâu ăn lá, bọ xít hại rau và rầy nâu hại lúa… đạt 6-10 tỷ bào tử/1gram.
- Chế phẩm nấm Nomuraea rileyi (Nr) trừ sâu hại rau, đậu do Khoa Sinh, Đại học Sư phạm
Hà Nội sản xuất, đề tài cấp Bộ Giáo dục và đào tạo 2 năm 2012-2013, chất lượng chế phẩm ban
đầu đạt 5-10 tỷ bào tử/1gram.
b- Trừbệnh hại cây trồng:
Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma harianum do Viện BVTV, Viện khoa học kỹ
thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Đại học Nông nghiệp Hà Nội sản xuất từ năm 1990
đến nay đạt 3-5 tỷ bào tử/1 gram.
2.3- Các chếphẩm virus
Vì virus chuyên tính nghĩa là virus của sâu nào chỉ lây nhiễm cho sâu đó và virus lây
nhiễm trên cơ thể sống, nên sản xuất virus bằng phương pháp nhân tế bào, do vậy sản xuất virus
khó khăn hơn sản xuất Bt và nấm, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sâu chủ.
Tuy vậy những năm qua nhờ vào 1 số chương trình, dự án tài trợ, Viện Bảo vệthực vật,
Viện Bông Nha Hố, Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM đã sản xuất được 3 loại virus sau:
a- Chế phẩm virus đa diện nhân sâu xanh NPV.Ha, đạt 3-5x108 PIB/ml

b- Chế phẩm virus đa diện nhân sâu khoang NPV.Sl, đạt 3-5x108 PIB/ml
c- Chế phẩm virus đa diện nhân sâu xanh da láng NPV.Se, đạt 3-5x108 PIB/ml
Tóm lại những năm qua mặc dù sản xuất còn thủ công (virus) và bán thủ công (Bt và các
loại nấm côn trùng, nấm đối kháng), tuy các chế phẩm vi sinh trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở nước
ta mới chỉ đạt 1 số lượng nhất định ở mức khiêm tốn. Nhưng thực tế các chế phẩm vi sinh đã
mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cả về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, đặc biệt là môi trường, được xã
hội thừa nhận và nhiều nông dân ở các địa phương có dịch hại đón nhận và triển khai ứng dụng
một cách tự nguyện.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC CHẾ PHẨM VI SINH PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG, CÂY RỪNG (Đã công bố trên các tạp chí & hội thảo)
1- Kết quả trừ sâu hại
1.1- Cây trồng
a- Chế phẩm Bacillus thuringiensis (Bt) có hiệu quả trừ các loài sâu tơ, sâu xanh bướm
trắng, sâu khoang hại rau, đã được triển khai ứng dụng khoảng vài vạn ha ở Hà Nội, Hải
Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc… từ những năm 1993-1999, 2000-2005.
b- Chếphẩm virus sâu xanh (NPV.Ha) trừ sâu xanh đục quả bông ở Ninh Thuận, Sơn La và
sâu đục quả đậu, chế phẩm virus sâu khoang (NPV.Sl) trừ sâu khoang hại rau, chế phẩm virus
sâu keo da láng (NPV.Se) trừ sâu keo da láng hại hành, tỏi… có hiệu quả phòng trừ các loại sâu
hại trên diện tích vài trăm ha, tập trung ởNinh Thuận, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Thanh Hóa vào
năm 1992- 2004.
c- Chếphẩm nấm Boverit(Beauveria bassiana):
Trừ sâu đo xanh hại đay ở Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên và ở Phúc Thọ, Đan Phượng,
Hà Nội từ năm 1992-1994 trên diện tích 100 ha đạt kết quả tốt.
Trừ rầy nâu hại lúa ở các tỉnh Tiền Giang, Minh Hải năm 1992-1994, ở Duy Tiên, Hà Nam
năm 1994- 1995, ở Bà Rịa - Vũng Tàu năm 1994-1995 trên diện tích 50 ha.
Trừ châu chấu hại lúa ở NghệAn, Hà Tĩnh năm 2003-2004 trên diện tích 50 ha. Chế phẩm
nấm Bb được BộNN & CNTP công nhận tiến bộ kỹ thuật năm 1996 và được Bộ NN &PTNT cho
đăng kí đặc cách là thuốc sinh học Boverit trừ sâu đo xanh, rầy nâu, bọ xít xanh hại lúa và sâu
róm thông được sử dụng ởViệt Nam từ 2001 đến nay.
Trừ sâu hại rau, đậu ở Hải Phòng năm 2001-2002 và Hà Tĩnh (2003) trên diện tích vài

chục ha đạt kết quả tốt, được địa phương đánh giá cao.
d- Chếphẩm nấm Mat(Metarhizium anisopliae):
Trừ châu chấu hại ngô, mía, mỳ ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Tây Ninh từ
năm 1994-1998 trên diện tích vài trăm ha được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Bằng khen.
Chế phẩm nấm Mat trừ châu chấu đã đoạt giải Ba Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt
Nam VIFOTEC năm 1995 và được Bộ Nông nghiệp & CNTP công nhận tiến bộ kỹ thuật năm
1996 và được Bộ NN &PTNT cho đăng kí đặc cách là thuốc sinh học Mat trừ rầy nâu hại lúa, bọ
cánh cứng dừa, bọ hung hại mía, mối đất được sử dụng ở Việt Nam từ 2001 đến nay. Năm 2003
nấm Mat được cấp Bằng Độc quyền sáng chế.
Trừ bọ cánh cứng hại dừa cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Hà Nội và
Hải Phòng từ năm 2000-2008, trên diện tích hàng vạn ha, được UBND tỉnh Bến Tre cấp bằng
khen về thành tích trừ bọ cánh cứng năm 2000.
Trừ bọ hung hại mía ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An từ năm 2001-2003 trên diện tích hàng
trăm ha, không ô nhiễm môi trường và hiệu quả ổn định, kéo dài đến 2004.
Trừ sâu hại rau, đậu ở Hải Phòng năm 2001- 2002 và trừ sâu hại đậu tương, đậu xanh ở Hà
Tĩnh (2002-2004) trên diện tích vài chục ha đạt hiệu quả.
Chế phẩm nấm xanh trừ rầy nâu hại lúa ở các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ và Long An từ năm
2009-2012 (Viện Lúa ĐBSCL và đại học Cần Thơ thực hiện) đạt hiệu quả cao được nông dân
đón nhận.
e- Chế phẩm nấm NOMURI (Nomuraea rileyi)
Trừ sâu hại rau bắp cải vụ xuân ở Kim Chung, Đông Anh và đậu tương vụ Hè thu ở Thanh
Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội và năm 2013 đạt kết quả tốt trên diện tích 1 ha.
1.2- Cây rừng
a- Chế phẩm nấm Boverit (Beauveria bassiana) do Viện Bảo vệ thực vật sản xuất để phòng
trừ sâu róm hại rừng thông ở Sơn La, Thanh Hóa vào năm 1996-1999 trên diện tích hàng nghìn
ha, năm 2002-2006, Viện BVTV lại phối hợp với các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Lạng Sơn và Bắc
Giang ứng dụng chế phẩm nấm Boverit trừ sâu róm thông trên diện tích hàng vạn ha, đạt kết quả
tốt. Chế phẩm Bb đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và đã đoạt giải nhì giải thưởng Sáng tạo
khoa học công nghệ Việt Nam VIFOTEC và bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn LĐVN
năm 1999.

Trừ sâu xanh (Fentonia sp.) hại lá bồ đề ở Tân Hưng, Yên Bình, Yên Bái đạt kết quả
75,7% sau 3 tuần phun trên diện tích 100 ha vào năm 2003-2004.
Trừ sâu kèn hại cây keo tai tượng ở Đảo Độc lập, Suối Hai, Ba Vì trên diện tích 20 ha đạt
kết quả cao vào năm 2004-2005.
b- Chế phẩm nấm Mat(Metarhizium anisopliae)
Trừ mối đất hại cây rừng ở Bà Rịa Vũng Tàu năm 1997-1998 và ở Hà Giang, Tuyên
Quang và Tây Nguyên từ năm 2005-2010 đạt kết quả tốt trên diện tích vài trăm ha.
2- Trừ bệnh hại
Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma harianum trừ bệnh khô vằn ngô, lạc và cây hồ tiêu,
cây cà phê… trên diện tích vài trăm ha từ năm 2000 đến nay đạt hiệu quả tốt.

NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ SẢN XUẤT CÁC CHẾ PHẨM VI SINH Ở NƯỚC TA
THỜI GIAN QUA
Tuy đạt được 1 số kết quả ứng dụng trên, nhưng cũng mới ở diện hẹp, chưa đáp ứng nhu
cầu của sản xuất mỗi khi có dịch hại phát sinh, đến nay ở nước ta vẫn còn nhiều tỉnh nhất là các
tỉnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn chưa hề biết khái niệm về các chế phẩm vi sinh,
đây là bất cập lớn nhất của khoa học nông nghiệp Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân hạn chế
công nghệ sản xuất các chế phẩm vi sinh:
1- Về chủ trương đường lối của Đảng: Những năm đầu thế kỷ XXI, do nước ta hội nhập
với thế giới nên Nhà nước ta có chủ trương rõ rệt về ưu tiên phát triển công nghệ sinh học phục
vụ vào sản xuất và đời sống, nước ta đã xây dựng được hệ thống kiểm dịch động thực vật, quy
định về giống, cây trồng, vật nuôi và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2006 chỉ
thị 50 của Ban Bí thư TW Đảng một lần nữa khẳng định xu thế phát triển mạnh mẽ về nghiên
cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào các ngành. Quyết định số11 ngày 13/1/2006 Thủ
tướng chính phủ phê duyệt các mục tiêu chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công
nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp
đã được Bộ Khoa học & công nghệ phê duyệt cho tất cả các lĩnh vực, trong đó công nghệ sản
xuất thuốc trừ sâu vi sinh đã được ưu tiên và đầu tư mạnh để làm sao tạo ra được nông sản an
toàn. Như vậy chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn rõ ràng, tuy nhiên CNSH ở nước
ta vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập về nguồn nhân lực, về đầu tư công nghệ và tổ chức triển khai

quy trình sản xuất các sản phẩm. Phải chăng là khâu tổ chức thực hiện, việc đấu thầu đề tài, dự
án vẫn mang tính hình thức, chưa đúng người đúng việc. Một số chủ nhiệm đề tài là lãnh đạo nên
ít thời gian dành cho nghiên cứu và chỉ đạo, những thư kí giúp lãnh đạo thực hiện lại là người
yếu chuyên môn, mặt khác đề tài lại dàn trải quá nhiều, vì vậy việc triển khai thực hiện công
nghệ sản xuất ở các viện và các cơ sở vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, mặc dù nhiều đề
tài, dự án nghiệm thu đạt mức “Xuất sắc”.
2- Vài năm gần đây tuy việc đấu thầu có cải thiện, nhưng thực chất đề tài sản xuất các chế
phẩm vi sinh trừ sâu, bệnh hại cây trồng vẫn còn thiếu khách quan, các đề tài sản xuất vẫn bị dàn
trải, hiện tượng trùng lặp đề tài cũ. Các nhà khoa học chủ trì dự án sản xuất chưa tập trung đi sâu
để tạo ra chế phẩm tinh, chất lượng cao, hiện nay chế phẩm vẫn còn ít, chủ yếu ở dạng thô, chất
lượng không ổn định? Mặt khác, chưa phát triển chế phẩm quy mô công nghiệp nên chưa thúc
đẩy sản xuất vì chưa chứng minh được công nghệ đạt hiệu quả tốt trong sản xuất hẹp nên chưa
được doanh nghiệp nào tiếp cận.
3- Sự liên kết gữa 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông vẫn chưa
được thực hiện, vì vậy chưa phát triển tốt các chế phẩm trừ sâu vi sinh, cụ thể chưa đưa được các
chế phẩm vi sinh vào thực tiễn sản xuất các sản phẩm hữu cơ. Nguyên nhân rất cơ bản đó là
thiếu doanh nghiệp đứng ra sản xuất để cung cấp cho nông dân, trong điều kiện Việt Nam hiện
nay, nhà khoa học không thể tổ chức sản xuất ở quy mô lớn được vì không có vốn, không có cơ
sở sản xuất, không có mạng lưới phân phối; trong lúc đó doanh nghiệp lại đứng ngoài mà Nhà
nước thì không quan tâm chú ý. Vì thế cho dù kết quả nghiên cứu có đạt mức xuất sắc thì cũng
chỉ cho vào “ngăn kéo” mà thôi. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới, bất kỳ một tiến bộ kỹ
thuật nào muốn đưa ra được sản xuất phải do doanh nghiệp đảm nhiệm. Ví dụ Monsanto,
Syngenta, CP Group, nghĩa là cần có doanh nghiệp tiến hành sản xuất và phải có chính sách hổ
trợ của Nhà nước.
4- Nhận thức của người sử dụng (nông dân) chưa đúng mức bởi thuốc hóa học có quá
nhiều và chúng được quảng cáo mạnh hơn các chế phẩm sinh học ở trên tất cả các phương tiện
thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình Trung ương và địa phương.
5- Do tác dụng của các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh có hiệu quả chậm, trong lúc nông
dân muốn sâu bệnh được diệt ngay như thốc hóa học, thậm chí sau khi sử dụng phải thấy rõ sâu
hay bệnh đã bị tiêu diệt thì mới tin, do vậy đã hạn chế việc sử dụng.

6- Hoạt tính sinh học của các chế phẩm dễ bị mất hiệu lực sau khi sản xuất do nhiệt độ và
ẩm độ cao, một phần do chế độ lưu giữ, bảo quản chưa phù hợp. Giá cả còn cao hơn thuốc hóa
học từ 1,5- 2 lần nên chế phẩm sinh học chưa đến với nông dân…
ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC CHẾ PHẨM VI
SINH PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CÂY TRỒNG THỜI GIAN TỚI
Hiện nay nhu cầu đòi hỏi của sản xuất nông nghiệp hữu cơ là rất lớn, cần thiết phải sản
xuất ra các chế phẩm vi sinh trừ sâu, bệnh hại nhằm thay thế một phần hóa chất.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất chế phẩm vi sinh trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng
thời gian tới theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, chúng tôi đề nghị:
1- Thực sự cần thiết việc liên kết ngay 4 nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học
và nhà nông để tập trung đầu tư vào một hoặc hai chế phẩm có ý nghĩa quan trọng ứng dụng tốt
trong sản xuất bằng cách phát triển từ một đến hai nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu quy mô công
nghiệp, ví dụ như 1 nhà máy sản xuất thuốc Bt để phòng trừ các loại sâu hại rau và 1 nhà máy
sản xuất thuốc nấm Boverit (Beauveria bassiana) để phòng trừ sâu róm thông hại rừng thông ở
các tỉnh phía Bắc. Muốn vậy phải khẳng định rõ vai trò của Nhà nước và nhà doanh nghiệp, lúc
này đây theo chúng tôi Nhà nước không thể đứng ngoài, cụ thể là Bộ Nông nghiệp và PTNT phải
xắn tay vào hỗ trợ cho doanh nghiệp, là cầu nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp để phát triển
chế phẩm sinh học cung cấp cho nông dân ngay thời gian tới.
2- Nâng cao nhận thức cho tất cả cộng đồng hiểu biết về vai trò của các thuốc vi sinh thân
thiện với môi trường để quản lí dịch hại theo hướng tổng hợp IPM, kiểm soát mọi vật tư nông
nghiệp an toàn và hiệu quả trong sản xuất hữu cơ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3- Phải có cơ chế đúng trong việc tổ chức, xây dựng đấu thầu đề tài, dự án sản xuất thuốc
trừ sâu vi sinh một cách khách quan. Có thể giao trực tiếp cho người có chuyên môn hiểu biết về
công nghệ và về sâu bệnh hại cây trồng để họ chuyển giao công nghệ sản xuất và tổ chức thực
hiện tốt quy trình công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh theo quy mô công nghiệp nhằm đạt
năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định, đủ để cung cấp cho nông dân phòng trừ dịch hại trong
các mô hình nông nghiệp hữu cơ.
4- Tăng cường công tác khuyến nông về triển khai kỹ thuật ứng dụng các thuốc vi sinh trừ
dịch hại trong các mô hình sản xuất rau, quả, chè… hữu cơ, trên cơ sở đó mở rộng diện tích sản
xuất hữu cơ trên nhiều tỉnh thành trong thời gian tới.

5- Phối hợp tốt giữa các nhà khoa học với các địa phương có nông dân triển khai các mô
hình sản xuất rau, quả, chè… hữu cơ để đưa các chế phẩm vi sinh vào phòng trừ dịch hại, có như
vậy mới nhanh chóng đưa thuốc trừ sâu vi sinh vào sản xuất các sản phẩm hữu cơ một cách có
hiệu quả.
6- Hạn chế cho nhập khẩu hóa chất bảo vệ thực vật và sau thu hoạch vào Việt Nam. Chúng
tôi rất tin tưởng thời gian tới, CNSH sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh ở nước ta có bước đột phá cơ
bản đó là đề nghị Nhà nước cho xây dựng một nhà máy sản xuất các chế phẩm vi sinh cung cấp
cho phòng trừ dịch hại cây trồng, góp phần tạo ra các sản phẩm hữu cơ bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Nguyễn Lân Dũng, 1981, Sử dụng vi sinh vật trong phòng trừ dịch hại cây trồng. Nhà
xuất bản Khoa học kỹthuật.
2. Hoàng Đức Nhuận, 1978, Đấu tranh sinh học và ứng dụng,Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật.
3- Phạm Thị Thùy, 2004, Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, Nhà Xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội.
4- Phạm Thị Thùy, 2005, Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
(GAP), Nhà xuất bản Nông nghiệp.
5- Phạm Thị Thùy, 2008, Nghiên cứu công nghệ sản xuất và sử dụng thuốc sâu sinh học
(Bt, NPV, nấm Bb, Ma) thế hệ mới trừ sâu trong sản xuất rau an toàn.Tuyển tập công
trình Nghiên cứu chuyển giao khoa học và công nghệ, nhân 40 năm thành lập Viện
BVTV. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 201-211.
6- Phạm Thị Thùy và NNK, 2009, Cơ sở của công nghệ sinh học, tập 4: Công nghệ vi
sinh, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 334-408.
7- Phạm Thị Thùy, Nguyễn Xuân Niệm, 2010, Nấm Metarhizium anisopliae vũ khí sinh
học phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, Nhà xuất bản Khoa học và kỹthuật.

×