phạm an miên - nguyễn lê huân
học tốt ngữ văn 9
(tập hai)
nhà xuất bản đại học quốc gia TP. hồ chí minh
lời nói đầu
Thực hiện chơng trình Trung học cơ sở (ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-BGD&ĐT ngày
24/1/2002 của Bộ trởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), môn Ngữ văn đợc triển khai dạy học theo nguyên tắc tích
hợp (văn học, tiếng Việt và làm văn), phát huy tính chủ động tích cực của học sinh.
Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để tăng cờng khả năng tự học, chúng tôi biên
soạn bộ sách Học tốt Ngữ văn Trung học cơ sở. Theo đó, cuốn Học tốt Ngữ văn 9 tập hai sẽ đợc trình bày
theo thứ tự tích hợp các phân môn:
- Văn
- Tiếng Việt
- Làm văn
Cách tổ chức mỗi bài trong cuốn sách sẽ gồm hai phần chính:
I. Kiến thức cơ bản
II. Rèn luyện kĩ năng
Nội dung phần Kiến thức cơ bản với nhiệm vụ củng cố và khắc sâu kiến thức sẽ giúp học sinh tiếp
cận với những vấn đề thể loại, giới thiệu những điều nổi bật về tác giả, tác phẩm (với phần văn); giới thiệu
một số khái niệm, yêu cầu cần thiết mà học sinh cần nắm để có thể vận dụng đợc khi thực hành.
Nội dung phần Rèn luyện kĩ năng đa ra một số hớng dẫn về thao tác thực hành kiến thức (chẳng
hạn: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, Luyện tập tóm tắt một văn
bản tự sự, Tập làm thơ tám chữ, Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận, Luyện nói: Tự sự
kết hợp với biểu cảm, nghị luận và chuyển đổi ngôi kể, ). Mỗi tình huống thực hành trong phần này đặt ra
một yêu cầu học sinh phải thông hiểu kiến thức cơ bản của bài học; ngợc lại, qua công việc thực hành, kiến
thức lí thuyết cũng có thêm một dịp đợc cũng cố. Vì thế, giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ vừa nhân
quả vừa tơng hỗ rất chặt chẽ.
Ngoài các nhiệm vụ trên, ở một mức độ nhất định, nội dung cuốn sách còn hớng tới việc mở rộng và
nâng cao kiến thức cho học sinh lớp 9. Điều này thể hiện qua cách tổ chức kiến thức trong từng bài, cách h-
ớng dẫn thực hành cũng nh giới thiệu các ví dụ, các bài viết tham khảo.
Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp để có thể
nâng cao chất lợng trong những lần in sau.
Xin chân thành cảm ơn.
nhóm biên soạn
bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm
i. kiến thức cơ bản
1. Chu Quang Tiềm (1897-1968) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Trong bài
viết này, ông bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phơng pháp đọc sách qua những luận điểm sâu sắc và
giàu sức thuyết phục. Đây là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, là những lời bàn tâm huyết của ngời
đi trớc muốn truyền lại cho thế hệ sau.
2. Bàn về việc đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phơng pháp đọc sách, tác giả đã
triển khai vấn đề qua các luận điểm nh sau:
Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc nh thế nào cho hiệu quả.
3. Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con ngời nói riêng và xã hội nói chung.
Muốn phát triển và trởng thành, con ngời phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành
tựu mà loài ngời đã tìm tòi, tích luỹ đợc trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm,
là di sản tinh thần quý báu của loài ngời.
Đối với mỗi con ngời, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc
sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trờng chinh vạn dặm trên con đờng học vấn, tích luỹ tri thức, khám
phá và chinh phục thế giới.
4. Sự phát triển nh vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lợng sách in ra ngày
càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con ngời dễ bối rối trớc kho tàng tri thức
khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ đợc. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thờng
gặp:
Sách nhiều khiến cho ngời ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tơi nuốt sống" chứ không kịp tiêu
hoá, không biết nghiền ngẫm.
Sách nhiều khiến ngời đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có
ích.
Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:
Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có
giá trị, có ích cho mình.
Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thờng những loại sách thờng thức, gần gũi với chuyên môn
của mình. Tác giả khẳng định: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận", vì thế
"không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trớc biết rộng rồi sau mới
nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào".
5. Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phơng pháp đọc sách. Lời bàn của
Chu Quang Tiềm về phơng pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung đợc thể hiện ở
mấy điểm sau:
Không nên đọc lớt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, "trầm ngâm tích luỹ tởng tợng", nhất là với các
cuốn sách có giá trị.
Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ
thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách,
chuyện học làm ngời.
6. Sức thuyết phục của bài văn đợc tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:
Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đa ra
thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.
Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý đợc dẫn dắt rất tự nhiên.
Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan
trọng làm nên sức thuyết phục của bài.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Đọc rành mạch.
2. Học cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục.
Khởi ngữ
I. Kiến thức cơ bản
Giúp HS nắm đợc đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dới đây:
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc
động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lợc ngà)
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
(Nguyễn Công Hoan, Bớc đờng cùng)
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp
[ ]
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Gợi ý:
Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
CN
Giàu, tôi cũng giàu rồi.
CN
Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta
CN
2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trớc nó.
Gợi ý:
- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trớc chủ ngữ.
- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành
phần vị ngữ nh là chủ ngữ.
3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Nh vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có
nhiệm vụ gì trong câu?
Gợi ý: Khởi ngữ đứng trớc vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài đợc nói đến trong câu.
4. Những từ nào thờng đứng kèm trớc khởi ngữ?
Gợi ý: Đứng kèm trớc khởi ngữ thờng là các quan hệ từ nh về, đối với.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dới đây:
a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ ngời khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
b) Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sớng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mơi hai mét kia mới một
mình hơn cháu.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
d) Làm khí tợng, ở đợc cao thế mới là lí tởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) Đối với cháu, thật là đột ngột [ ].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý:
- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trớc chủ ngữ.
- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) Một mình; (d) Làm khí tợng; (e) -
Đối với cháu.
2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dới đây đóng vai trò gì trong câu?
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b) Tôi hiểu rồi nhng tôi cha giải đợc.
Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểu, giải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.
3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ
từ thì).
Gợi ý:
- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhng giải thì tôi cha giải đợc.
Phép phân tích và tổng hợp
I. Kiến thức cơ bản
1. Văn bản sau đây có mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
Trang phục
Không kể trên đờng tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu, phải cởi giày ra đi chân đất, thông th ờng trong
doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất
đầy đủ nhng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trớc mặt mọi ngời.
Ngời ta nói: ăn cho mình, mặc cho ngời, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc
không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi
tát nớc hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mợt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp
Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã
hội. Đi đám cới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không đ ợc
mặc áo quần loè loẹt, nói cời oang oang.
Ngời xa đã dạy: Y phục xứng kì đức. Ăn mặc sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và
hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì
cũng chỉ làm trò cời cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị,
nhất là phù hợp với môi trờng. Ngời có văn hoá, biết ứng xử chính là ngời biết tự hoà mình vào cộng đồng nh
thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con ngời phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn
đã nói: Nếu có một cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi
chẳng có gì đáng hãnh diện. Chí lí thay!
Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trờng mới là trang phục đẹp.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thờng)
Gợi ý: Bài văn trên đợc bố cục thành 3 phần. ở phần đầu (Mở bài), tác giả nêu ra đòi hỏi của việc cân
nhắc trong ăn mặc ở cộng đồng xã hội. ở hai đoạn tiếp (Thân bài), tác giả bàn đến vấn đề phải ăn mặc sao
cho hợp văn hoá, đạo đức, hợp với môi trờng. Trong câu cuối bài (Kết bài), tác giả rút ra nhận định về trang
phục đẹp.
2. ở đoạn mở đầu, tác giả nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc nhằm nói lên điều gì?
Gợi ý: Tác giả nêu ra các dẫn chứng về ăn mặc nhằm gợi ra vấn đề về tính chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp
trong sử dụng trang phục.
3. Xác định 2 luận điểm chính của văn bản. Tác giả đã làm nh thế nào để diễn đạt hai luận điểm đó?
Gợi ý: Hai luận điểm chính của bài văn là:
(1) Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và thích hợp với từng công việc, từng hoàn cảnh cụ thể.
(2) Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị, hoà mình với cộng đồng.
Các luận điểm trên đợc diễn đạt bằng phép lập luận phân tích.
4. Tác giả đã phân tích những biểu hiện khác nhau của quy tắc ngầm trong sử dụng trang phục từ đó
kết luận vấn đề. Hãy cho biết tác giả đã triển khai kết luận bằng cách nào?
Gợi ý: Từ việc phân tích những biểu hiện cụ thể của những quy tắc ngầm trong ăn mặc, tác giả đã kết
lại vấn đề bằng phơng thức lập luận tổng hợp: Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi
trờng mới là trang phục đẹp. Phần lập luận tổng hợp thờng đợc đặt ở cuối đoạn hoặc cuối bài.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Đọc lại văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, chú ý việc sử dụng phép lập luận phân tích của
tác giả.
2. Tác giả đã phân tích nh thế nào để làm rõ luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhng
đọc sách vẫn là một con đờng quan trọng của học vấn?
Gợi ý: Nhận xét về việc trình bày các ý phân tích theo trình tự chặt chẽ. Để trả lời câu hỏi Tại sao đọc
sách là một con đờng quan trọng của học vấn?, tác giả đã lần lợt triển khai phân tích các ý:
- Học vấn là của nhân loại;
- Học vấn đợc tích luỹ, lu truyền trong sách;
- Muốn tiến lên thì phải nắm vững những học vấn đã đợc lu truyền;
- Nếu không tận dụng những thành quả đã đợc lu truyền thì sẽ lạc hậu, tụt hậu.
3. Nhận xét về việc phân tích lí do phải chọn sách mà đọc của tác giả.
Gợi ý: Tác giả đã phân tích lí do phải chọn sách mà đọc bằng các ý:
- Số lợng sách nhiều, chất lợng lại khác nhau;
- Sức ngời có hạn;
- Có sách chuyên môn, có sách thờng thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thờng thức lại có quan hệ
với nhau.
4. Tầm quan trọng của cách đọc sách đợc tác giả phân tích nh thế nào?
Gợi ý: Các ý trong lập luận phân tích của tác giả:
- Đọc sách thì mới có điểm xuất phát cao;
- Muốn tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất thì phải đọc sách.
- Đọc sách mà không chọn lọc thì đọc không xuể, kém hiệu quả.
- Đọc kĩ mới có hiệu quả.
5. Nhận xét về tác dụng của phép phân tích.
Gợi ý: Phép phân tích giúp chúng ta hiểu sâu sắc, cụ thể các đặc điểm của đối tợng mà chúng ta đang
quan tâm. Kết quả của việc phân tích sẽ là cơ sở để tiến tới kết luận một vấn đề nào đó. Không có sự phân
tích đúng đắn thì sẽ làm mất đi tính thuyết phục của kết luận.
Luyện tập phân tích và tổng hợp
1. Trong các đoạn văn dới đây, những phép lập luận nào đã đợc sử dụng?
a) Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài [ ] không thể tóm tắt thơ đ ợc, mà phải đọc lại. Cái thú vị
của bài Thu điếu ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu
vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đa
vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là
những tử vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do
một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3, 4:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
đối với:
Lá vàng trớc gió khẽ đa vèo.
thật tài tình; nhà thơ đã tìm đợc cái tốc độ bay của lá: vèo, để tơng xứng với cái mức độ gợn của sóng: tí.
(Toàn tập Xuân Diệu, tập 6)
b) Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có ngời nói thành đạt là do gặp thời, có ngời lại cho là do hoàn cảnh
bức bách, có ngời cho là do có điều kiện học tập, có ngời lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi
ý chỉ nói đến một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan
của con ngời.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua
đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhng gặp hoàn cảnh ấy có ngời bi
quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có ngời lại gồng mình vợt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có ngời đợc
cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thờng. Nói tới tài
năng thì ai cũng có chút tài, nhng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó
cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thạnh đạt là ở bản thân chủ quan mỗi ngời, ở tinh thần kiên trì phấn
đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm
đợc một cái gì có ích cho mọi ngời, cho xã hội, đợc xã hội thừa nhận.
(Nguyên Hơng, Trò chuyện với bạn trẻ)
Gợi ý:
- Trong đoạn văn (a), ngời viết sử dụng phép lập luận phân tích để làm rõ cái hay của bài thơ Thu điếu.
- Trong đoạn văn (b), ngời viết sử dụng chủ yếu phép lập luận phân tích, có kết hợp với tổng hợp.
2. Nhận xét về cách sử dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong hai đoạn văn trên.
Gợi ý:
- Cái hay của bài thơ Thu điếu đợc phân tích theo các ý: các điệu xanh những cử động vần
thơ.
- Các nguyên nhân khách quan của thành đạt đợc phân tích để từ đó đi đến bác bỏ nguyên nhân khách
quan, khẳng định nguyên nhân chủ quan. Câu Rút cuộc là biểu hiện của phép lập luận tổng hợp.
3. Học qua loa, đối phó, không học thật sự sẽ gây ra nhiều tác hại. Em hãy phân tích bản chất của lối học
đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Gợi ý:
- Học nh thế nào đợc xem là học đối phó? Có những biểu hiện nào của lối học đối phó mà em thờng gặp?
Hãy phân tích.
- Từ những biểu hiện cụ thể của lối học đối phó đã phân tích, hãy sử dụng phép tổng hợp để rút ra những
tác hại của lối học này.
4. Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi ngời
phải đọc sách.
Gợi ý:
- Vì những lí do nào mà mọi ngời phải đọc sách?
- Phân tích từng lí do, chú ý đến mối liên hệ giữa các lí do để phân tích cho chặt chẽ.
5. Viết một đoạn văn tổng hợp lại những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Gợi ý: Bài văn Bàn về đọc sách gồm những luận điểm chính nào? (Tầm quan trọng của việc đọc sách;
Phải chọn sách mà đọc; Phải biết kết hợp giữa đọc sách chuyên môn và sách thờng thức ). Đoạn văn phải
thâu tóm đợc những luận điểm chính đã phân tích để rút ra nhận định chung về việc đọc sách.
tiếng nói của văn nghệ
Nguyễn Đình Thi
i. kiến thức cơ bản
1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những
tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt
động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng: Đất nớc (thơ), Ngời Hà
Nội (nhạc)
2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ đợc Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn
học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, đợc thể hiện qua những rung cảm
chân thành của một trái tim nghệ sĩ.
3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, đợc thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận
điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:
Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là t tởng, tình cảm của
cá nhân nghệ sĩ.
Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con ngời, nhất là trong hoàn cảnh những năm
đầu kháng chiến.
Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động
tới con ngời qua những rung cảm sâu xa.
4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con
ngời qua cái nhìn và tình cảm của ngời nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học nh dân tộc học, xã hội học,
lịch sử học, triết học thờng khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy
luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá
tính cách, số phận con ngời. Nội dung của văn nghệ đợc thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:
Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp
ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó
cũng là t tởng, là tấm lòng của ngời nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến ngời đọc nhng đó không phải là những lời
thuyết lý khô khan mà ngợc lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những
say sa, vui buồn, yêu ghét của ngời nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trớc những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó
làm thay đổi t tởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.
Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng ngời tiếp nhận, đợc mở rộng, lan
truyền từ ngời này sang ngời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5. Qua các dẫn chứng đợc lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình
Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con ngời:
Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phơng diện tinh thần.
Trong những trờng hợp con ngời bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa ngời đó
với thế giới bên ngoài.
Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn
nghệ hay giúp con ngời cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ớc mơ trớc cái đẹp.
6. Văn nghệ tác động đến con ngời qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đờng mà nó đến với ngời đọc,
ngời nghe:
Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn
chan chứa những tình cảm sâu xa của ngời viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống,
một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản
thân ngời sáng tác.
Sự tác động của văn nghệ đối với con ngời chủ yếu cũng qua con đờng tình cảm. Những xúc cảm, tâm
sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của ngời đọc, ngời nghe. Bạn đọc đợc sống cuộc sống
mà nhà văn miêu tả, đợc yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan
niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những ngời xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta
cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng
đẹp hơn.
II. rèn luyện kĩ năng
1. Cách lập luận:
Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của
văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:
Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều đợc dẫn dắt tự nhiên.
Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chơng cũng nh trong đời
sống.
2. Cách đọc:
Thể hiện giọng văn chân thành, say sa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của ngời viết.
Các thành phần biệt lập
I. Kiến thức cơ bản
1. Thành phần tình thái
a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lợc ngà của Nguyễn Quang Sáng)
thể hiện điều gì?
(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ
anh.
(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cời. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc đợc, nên
anh phải cời vậy thôi.
Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của ngời nói đối với sự việc nêu ở
trong câu.
- (1) chắc: thể hiện độ tin cậy cao của ngời nói (ngời kể chuyện) đối với nội dung đợc nói đến trong
câu (ý nghĩ của nhân vật).
- (2) Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của ngời nói (ngời kể chuyện) đối với nội dung đợc nói đến
trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhng ở một mức độ không cao nh từ chắc.
b) Thử lợc bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản
của câu có thay đổi không. Vì sao?
Gợi ý: Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ
chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.
2. Thành phần cảm thán
a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
(1) ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý: Các từ ngữ ồ, trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành
phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của ngời nói.
b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu đợc tại sao ngời nói kêu ồ hoặc trời ơi?
Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu đợc ý nghĩa cảm thán của từng câu,
rằng tại sao ngời nói lại kêu lên ồ và trời ơi.
3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên
chúng đợc gọi là thành phần biệt lập.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:
a) Nhng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con ngời nh anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhng hoàn thành sáng
tác còn là một chặng đờng dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình nh chỉ có tình cha con là không
thể chết đợc, anh đa tay vào túi, móc cây lợc, đa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lợc ngà)
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ nh lời mình không đợc đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến
thế đợc.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:
- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình nh, chả nhẽ
- Các thành phần cảm thán: chao ôi
2. Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):
chắc là, dờng nh, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình nh, có vẻ nh.
Gợi ý: Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói
quen hay hoàn cảnh sử dụng.
- dờng nh / hình nh / có vẻ nh có lẽ chắc là chắc hẳn chắc chắn
3. Lần lợt thay các từ chắc / hình nh / chắc chắn vào chỗ trống trong câu sau đây và cho biết với từ nào
thì ngời nói phải chịu trách nhiệm cao nhất (và với từ nào thì trách nhiệm đó thấp nhất) về độ tin cậy của sự
việc do mình nói ra. Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ chắc?
Với lòng mong nhớ của anh, anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ
anh.
Gợi ý: Trong số 3 từ, với từ chắc chắn, ngời nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự
việc do mình nói ra; với từ hình nh, trách nhiệm về độ tin cậy mà ngời nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn
từ chắc là chính xác nhất. Đây là lời của ngời kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu
dùng từ với mức độ tin cậy cao (nh chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì ngời
kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của
chính mình. Nếu dùng từ hình nh thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó ngời kể
hoàn toàn tách rời với nhân vật.
4. Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của
em khi đợc thởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tợng, ).
Gợi ý:
- Những yếu tố tình thái thờng đợc sử dụng: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình nh, dờng nh, hầu nh, có
vẻ nh
- Những yếu tố cảm thán thờng đợc sử dụng: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi
Nghị luận về một sự việc, hiện tợng đời sống
I. Kiến thức cơ bản
Em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây để hiểu thế nào là một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tợng
đời sống.
1. Bài văn sau đây bàn đến sự việc, hiện tợng gì của đời sống? Vấn đề đợc bàn bạc có ý nghĩa đối với đời
sống xã hội không?
Bệnh lề mề
Trong đời sống hiện nay có một hiện tợng khá phổ biến, mọi ngời đều thấy, nhng thờng bỏ qua. Đó là
bệnh lề mề mà coi thờng giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có ngời
đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi ngời mới có mặt. Hiện tợng này xuất hiện trong
nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
Những ngời lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc không dám đến muộn, bởi đến muộn là
có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không
thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa đợc.
Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số ngời thiếu tự trọng và cha biết tôn trọng ngời khác tạo ra. Họ chỉ
quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của ngời khác. Họ không coi mình là ngời có trách
nhiệm đối với công việc chung của mọi ngời.
Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không đợc bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại
phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những ngời biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải
đợi ngời đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn ngời dự đến đúng giờ nh mong muốn,
giấy mời thờng phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!
Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi ngời phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc
họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhng những cuộc họp cần thiết thì mọi ngời cần tự giác tham
dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của ngời có văn hoá.
(Phơng Thảo)
Gợi ý: Nghị luận về một sự việc, hiện tợng trong đời sống xã hội là bàn bạc về một sự việc, hiện tợng có
có ý nghĩa đối với xã hội. Sự việc, hiện tợng đó có thể là đáng khen, đáng chê hay có vấn đề cần suy nghĩ.
Bệnh lề mề là một hiện tợng thờng thấy của xã hội, nhất là ở những nớc kém phát triển hoặc đang phát triển.
Bệnh lề mề rất có hại cho đời sống xã hội, bàn đến, chỉ ra những biểu hiện cũng nh cái hại của nó nhằm phê
phán là một việc làm rất có ý nghĩa, giúp xã hội tiến bộ hơn.
2. Tác giả đã làm thế nào để ngời đọc nhận ra bệnh lề mề? Hiện tợng này có những biểu hiện nh thế nào?
Tác giả có nêu rõ đợc vấn đề đáng quan tâm của hiện đó không?
Gợi ý: Để ngời đọc nhận ra bệnh lề mề, ngời viết đã chỉ ra những biểu hiện của hiện tợng này (coi thờng
giờ giấc, đến muộn so với giờ hẹn, ). Bài viết đã nêu đ ợc biểu hiện phổ biến, đáng quan tâm của một hiện t-
ợng tiêu cực của xã hội.
3. Bài văn có chỉ ra đợc nguyên nhân của bệnh lề mề không? Đó là những nguyên nhân nào?
Gợi ý: Các nguyên nhân của bệnh lề mề đợc chỉ ra trong bài văn: thiếu trách nhiệm, không coi trọng việc
chung; thiếu tự trọng, không tôn trọng ngời khác.
4. Ngời viết đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề nh thế nào?
Gợi ý: Ngời viết đã chỉ ra những tác hại của bệnh lề mề: gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian, làm mất
thời gian của ngời khác, làm cho công việc trì trệ, gây ra tập quán không tốt
5. Ngời viết đã bộc lộ thái độ đánh giá của mình trớc hiện tợng đợc bàn đến nh thế nào?
Gợi ý: Ngời viết tỏ rõ thái độ phê phán đối với hiện tợng lề mề coi thờng giờ giấc, xem đây nh một thứ
bệnh gây tác hại đối với sự tiến bộ của xã hội.
6. Bài viết đợc bố cục nh thế nào? Bố cục nh thế có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
Gợi ý: Bố cục của bài viết mạch lạc và chặt chẽ (có thể chia thành 3 phần tơng ứng với Mở bài, Thân bài,
Kết bài). Mở đầu, tác giả chỉ ra hiện tợng cần bàn bạc. Tiếp đến, tác giả phân tích những tác hại của hiện t-
ợng. Cuối cùng, tác giả đa ra giải pháp khắc phục.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Hãy nêu ra các sự việc, hiện tợng tốt, đáng biểu dơng mà em thấy ở trờng của mình hoặc ở ngoài xã
hội.
Gợi ý: Chú ý quan sát, hoặc nhớ lại những sự việc, hiện tợng tốt đáng biểu dơng của các bạn cùng lớp,
cùng trờng hay ngoài xã hội, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày (có thể là việc làm tốt, gơng học tập đáng
noi theo, ý thức vơn lên, ý thức giữ nền nếp tốt ).
2. Theo em, trong số các sự việc, hiện tợng tốt, đáng biểu dơng vừa nêu, sự việc, hiện tợng nào đáng để
viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tợng nào không cần viết? Vì sao?
Gợi ý: Sự việc, hiện tợng đợc đem ra nghị luận phải là những sự việc nổi bật, có ý nghĩa đối với mọi ngời
hoặc là những sự việc, hiện tợng có nhiều điều cần phải suy nghĩ.
3. Có một hiện tợng nh sau:
Theo một cuộc điều tra 2 000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi, 25% các
em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nớc châu Âu. Trong số các
em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng nh ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em
không hút chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy. (Theo Nguyễn Khắc Viện)
Hãy cho biết hiện tợng này có thể trở thành đối tợng để viết một bài văn nghị luận xã hội không? Vì sao?
Gợi ý: Muốn biết hiện tợng này có thể trở thành đối tợng để viết một bài văn nghị luận xã hội không, hãy
trả lời các câu hỏi sau:
- Đây có phải là hiện tợng có thực của đời sống xã hội không?
- Hiện tợng này có phổ biến, bức xúc không?
- Hiện tợng này có tác hại nhiều hay ít?
- Bàn đến hiện tợng này thì có tác dụng gì?
Cách làm bài nghị luận
về một sự việc, hiện tợng đời sống
I. Kiến thức cơ bản
1. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tợng đời sống
a) Đọc và so sánh các đề bài sau:
Đề 1: Đất nớc ta có nhiều tấm gơng học sinh nghèo vợt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gơng
đó và nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để
lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn ngời đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền
suốt đời. Cả nớc đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho
họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn
phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tợng đó.
Đề 4: Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con ngời và thái độ học tập
của nhân vật.
Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh.
Nhng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ
nào cha hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ.
Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim
là một bài.
Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo:
- Con đã học tập đợc bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ?
- Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu.
Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên
không bổ dụng.
Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nớc ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyền Hiền bảo:
- Đón trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức.
Vua đành cho các quan mang võng lọng rớc quan Trạng tí hon về kinh.
(Theo Cửu Thọ, Một trăm gơng tốt thiếu nhi Việt Nam,
NXB Trẻ, TPHCM, 1999)
b) Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đề bài trên.
Gợi ý: Một đề bài văn nghị luận về sự việc, hiện tợng đời sống thờng có phần: nêu sự việc, hiện tợng cần
bàn và nêu yêu cầu cần thực hiện.
c) Em thử nghĩ ra những đề bài tơng tự nh các đề bài trên.
Gợi ý:
- Sự việc, hiện tợng nghị luận có thể là sự việc, hiện tợng tốt đáng ca ngợi, biểu dơng; cũng có thể là sự
việc, hiện tợng không tốt, cần phê phán, khuyến cáo.
- Sự việc, hiện tợng cần nghị luận có thể đợc nêu ra cụ thể trong đề bài hoặc chỉ gợi ý, yêu cầu ngời nghị
luận phải tự hình dung, mô tả.
- Yêu cầu của đề bài thờng là: nêu suy nghĩ, nêu ý kiến nhận xét, đánh giá, bày tỏ thái độ
2. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tợng đời sống
Cho đề bài:
Báo đa tin: Bạn Phạm Văn Nghĩa là học sinh lớp 7 trờng Trung học cơ sở Bắc Sơn, quận Gò Vấp, nhà ở
Hóc Môn. Nghĩa thờngảa đồng giúp mẹ trồng trọt.
Một hôm, mẹ thấy Nghĩa cầm tờ giấy hứng cái gì đó, mẹ hỏi: Con làm gì đấy?. Nghĩa trả lời: Con thụ
phấn cho bắp. Vụ ấy ruộng bắp nhà Nghĩa năng suất cao hơn mọi năm.
ở nhà Nghĩa còn nuôi gà, nuôi heo. Em còn làm một cái tời để mẹ kéo nớc cho đỡ mệt.
Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minhh đã phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa. Phong trào
ấy đợc các bạn học sinh nhiệt liệt hởng ứng.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tợng ấy.
(1). Tìm hiểu đề và tìm ý
- Tìm hiểu đề:
+ Đề thuộc loại gì?
+ Đề đa ra hiện tợng, sự việc gì?
+ Đề yêu cầu em phải làm gì?
- Tìm ý: Phân tích sự việc, hiện tợng đề đa ra để tìm ý nghĩa của nó.
+ Những việc làm của Nghĩa cho thấy em là ngời nh thế nào?
+ Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập Bạn Nghĩa?
+ Những việc làm của Nghĩa có khó không?
+ Nếu mọi học sinh đều có ý thức làm nh Nghĩa thì cuộc sống sẽ tốt lên nh thế nào?
(2) Lập dàn bài
Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
a) Mở bài:
- Giới thiệu hiện tợng Phạm Văn Nghĩa: Em đợc biết đến hiện tợng này qua phơng tiện thông tin nào hay
trực tiếp chứng kiến? Phạm Văn Nghĩa bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, trờng nào, quê ở đâu?
- Giới thiệu ý nghĩa tấm gơng Phạm Văn Nghĩa: Nghĩa đã làm gì, việc làm ấy có ý nghĩa thế nào? (Nêu
khái quát).
b) Thân bài:
- Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa;
- Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa;
- Đánh giá ý nghĩa của việc phát động học tập theo gơng Phạm Văn Nghĩa.
c) Kết bài:
- Khái quát ý nghĩa tấm gơng Phạm Văn Nghĩa: nêu suy nghĩ, nhắn nhủ mọi ngời;
- Tự rút ra bài học cho bản thân: Em sẽ học tập gơng Phạm Văn Nghĩa nh thế nào? (làm những việc cụ
thể nào để học tập gơng ấy).
(3) Viết bài
- Chú ý mối liên kết khi viết các phần (Mở bài Thân bài Kết luận);
- Chú ý viết phần thân bài: Mỗi ý đã lập và sắp xếp trong dàn bài viết thành một đoạn văn.
- Cần phân tích các việc làm của Nghĩa: Có thể phân tích trớc rồi từ đó rút ra ý nghĩa của từng việc làm
hoặc ngợc lại. ý nghĩa chung của tấm gơng Phạm Văn Nghĩa phải đợc rút ra sau những phân tích cụ thể (nêu
sự việc trớc, chỉ ra ý nghĩa sau). Biết đa ra những suy nghĩ của riêng mình về những việc làm của Phạm Văn
Nghĩa cũng nh ý nghĩa của những việc làm ấy.
- Chú ý cách đặt câu, lựa chọn từ ngữ.
(4) Đọc lại bài viết và sửa chữa
- Mở bài và Kết bài đã hợp lí cha?
- Chú ý sửa lỗi viết đoạn: Đoạn đã tập trung làm nổi bật đợc ý cha? Các đoạn có liên kết, mạch lạc với
nhau không?
- Sửa các lỗi về câu, từ ngữ, chính tả.
II. Rèn luyện kĩ năng
Lập dàn bài cho đề bài:
Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con ngời và thái độ học tập của nhân vật.
Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh.
Nhng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ
nào cha hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ.
Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim
là một bài.
Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo:
- Con đã học tập đợc bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ?
- Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu.
Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên
không bổ dụng.
Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nớc ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyền Hiền bảo:
- Đón trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức.
Vua đành cho các quan mang võng lọng rớc quan Trạng tí hon về kinh.
(Theo Cửu Thọ, Một trăm gơng tốt thiếu nhi Việt Nam,
NXB Trẻ, TPHCM, 1999)
Gợi ý:
Chú ý thực hiện lần lợt theo các bớc: Tìm hiểu đề Tìm ý Lập dàn bài.
- Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận (con ngời và thái độ học tập của Nguyễn Hiền trong mẩu
chuyện), yêu cầu nghị luận (nêu những nhận xét, suy nghĩ sau khi đọc mẩu chuyện).
- Tìm ý: Nguyễn Hiền đã làm những việc gì? Những việc làm của Nguyễn Hiền chứng tỏ điều gì? ý
nghĩa của tấm gơng Nguyễn Hiền.
- Lập ý và sắp xếp theo bố cục 3 phần.
Chơng trình địa phơng (phần Tập làm văn)
Tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phơng
Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng của mình dới dạng nghị luận về một sự việc,
hiện tợng nào đó ở địa phơng.
1. Tìm và lựa chọn sự việc, hiện tợng có vấn đề ở địa phơng em: những vấn đề liên quan đến môi trờng,
đời sống ngời dân, trờng học, những thành tựu mới của quê em; gia đình văn hoá, làng, xã (khu phố, phờng)
văn hoá; đền ơn đáp nghĩa các gia đình có công với cách mạng, những ngời có hoàn cảnh khó khăn, những
nạn nhân chất độc màu da cam, vấn đề tệ nạn xã hội
Chú ý: Sự việc, hiện tợng đợc chọn để nghị luận phải là những sự việc, hiện tợng tiêu biểu, có ý nghĩa đối
với xã hội nói chung, có nhiều vấn đề đáng quan tâm suy nghĩ.
2. Suy nghĩ để đa ra những nhận định riêng của mình:
- Phân tích để chỉ ra cái mặt đúng, mặt sai, tích cực, tiêu cực của sự việc, hiện tợng. Chú ý đánh giá
khách quan, đúng mức, không nói quá sự thật cũng không làm giảm đi mức độ ý nghĩa của sự việc, hiện tợng.
- Bày tỏ thái độ đánh giá của mình về sự việc, hiện tợng: ý kiến đánh giá phải đứng trên lập trờng chung,
tiến bộ, vì lợi ích của cộng đồng xã hội; tránh những ý kiến chỉ xuất phát từ lợi ích của cá nhân.
3. Viết bài theo bố cục 3 phần: Chú ý trình bày ý rõ ràng, các đoạn liên kiết, mạch lạc, có sự chuyển tiếp
ý; luận điểm phải có luận cứ (luận chứng, lí lẽ) rõ ràng, chặt chẽ.
Chú ý: Trong bài văn không nên ghi cụ thể tên thật của ngời nào đó liên quan đến sự việc, hiện tợng nghị
luận để đảm bảo đúng tính chất của một bài tập làm văn.
4. Sửa chữa, hoàn chỉnh bài viết.
chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
i. kiến thức cơ bản
1. Ngời Việt Nam chúng ta có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đó là lòng yêu nớc, là đức tính cần cù, dũng cảm,
là tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thơng ngời nh thể thơng thân" Đó là những phẩm chất không ai có thể
phủ nhận bởi chúng đã đợc kiểm nghiệm và khẳng định trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc. Tuy
nhiên, không ai có thể toàn vẹn, cùng với những phẩm chất cần luôn đợc phát huy, ngời Việt Nam chúng ta
vẫn có những mặt hạn chế cần sửa đổi. Nhận thức đợc những mặt mạnh để phát huy, đồng thời cũng nhận
thức đợc những mặt còn yếu kém cần khắc phục là điều hết sức cần thiết để mỗi con ngời nói riêng và cộng
đồng Việt Nam nói chung vơn lên tự hoàn thiện mình, không ngừng tiến bộ để đáp ứng những yêu cầu mới
của lịch sử đất nớc.
2. Bài viết của Phó Thủ tớng Vũ Khoan trong dịp mở đầu thế kỷ mới đã nêu ra một cách chính xác và kịp
thời những vấn đề thiết thực đối với con ngời Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, lực lợng quyết định sự thành
công của công cuộc xây dựng đất nớc trong thế kỷ mới.
3. Có thể xác định lại dàn ý của bài viết nh sau:
Bài viết nêu ra bốn ý lớn, mỗi ý lại đợc cụ thể hoá bằng một hệ thống luận cứ, dẫn chứng khá sinh động:
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con ngời.
Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nớc.
Những cái mạnh, cái yếu của ngời Việt Nam cần đợc nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế
mới.
4. Tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001, khi đất nớc ta cùng toàn thế giới bớc vào năm đầu tiên của
thế kỷ mới. Đây là thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ. ở nớc ta, công cuộc đổi mới bắt
đầu từ cuối thế kỷ trớc đã thu đợc những thành quả nhất định, chúng ta bớc sang thế kỷ mới với những mục
tiêu vô cùng quan trọng, đó là tiếp tục phát huy những thành quả đạt đợc, kết hợp với những truyền thống văn
hoá, lịch sử lâu đời để đa nớc ta tiến nhanh, tiến mạnh trên con đờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.
Trong bài viết này, tác giả đã nêu ra một vấn đề hệ trọng: chúng ta cần nhận thức nh thế nào và làm
những việc gì để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới? Vấn đề ấy không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm
chuyển giao thế kỷ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nớc bởi vì để đáp ứng những
nhiệm vụ nặng nề mà lịch sử và dân tộc đã giao phó, con ngời Việt Nam nói chung và lớp trẻ Việt Nam nói
riêng không thể không nhận thức rõ những mặt mạnh cũng nh những điểm còn hạn chế của mình để vừa phát
huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục, sửa chữa những mặt còn yếu kém, không ngừng hoàn thiện
mình, xứng đáng là chủ nhân của đất nớc.
5. Trong hành trang vào thế kỷ mới, sự chuẩn bị bản thân con ngời là quan trọng nhất, bởi vì:
Con ngời bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.
Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, con ngời lại càng có vai trò nổi bật.
6. Trong sự phát triển chung của thế giới, khi khoa học, kỹ thuật có tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ,
sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế, đất nớc ta nói chung và các thế hệ hiện tại nói
riêng đang đứng trớc những nhiệm vụ vô cùng trọng đại, đó là đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi
tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời
nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
7. Khi nêu ra những u điểm và nhợc điểm của ngời Việt Nam, tác giả đã không làm một phép liệt kê giản
đơn từ u điểm đến nhợc điểm mà cứ mỗi khi nêu một u điểm, tác giả lại đề cập đến một nhợc điểm. Điều
đáng chú ý là những u điểm và nhợc điểm đó luôn đợc đặt trong yêu cầu xây dựng và phát triển đất nớc hiện
nay. Cụ thể:
Thông minh, nhạy bén với cái mới nhng lại thiếu kiến thức cơ bản, kiến thức thực hành.
Cần cù, sáng tạo nhng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, cha quen
với cờng độ lao động khẩn trơng.
Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau nhng đồng thời lại cũng thờng đố kị nhau trong công việc.
Bản tính thích ứng nhanh nhng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, quen bao cấp, rất sùng
ngoại nhng có khi lại bài ngoại đến mức cực đoan, khôn vặt, ít giữ chữ "tín".
8. Thông thờng, trong sách báo và trong các phơng tiện thông tin đại chúng, khi nói đến phẩm chất của
ngời Việt Nam, ngời ta chỉ đề cập đến cái tốt, đến yếu tố tích cực, đáng biểu dơng, học tập. Cách ca ngợi một
chiều nh vậy không phải không có yếu tố tích cực, thậm chí còn rất cần thiết khi chúng ta muốn phát huy sức
mạnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lợc, thống nhất Tổ quốc. Tuy nhiên, điều đó nếu lặp
đi lặp lại mãi sẽ khiến chúng ta không thể đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của mình, dẫn đến thái độ
ngộ nhận, tự thoả mãn, không chịu học hỏi ngời khác. Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc cảm giác rất bất
ngờ. Tác giả không ca ngợi một chiều, cũng không chỉ toàn phê phán một cách cực đoan mà nhìn nhận song
song, đối chiếu và đánh giá những điểm mạnh cũng nh những điểm yếu của ngời Việt Nam trong quan hệ với
công việc, trong yêu cầu của sự phát triển xã hội. Đó là sự đánh giá rất khách quan và khoa học, xuất phát từ
thiện chí của tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng đắn, chân thực, ý thức đợc những
mặt tốt cũng nh mặt cha tốt của mình để phát huy hoặc sửa đổi.
II. rèn luyện kĩ năng
Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ: "n ớc đến
chân mới nhảy", "trâu buộc ghét trâu ăn", "liệu cơm gắp mắm", "bóc ngắn cắn dài" Việc sử dụng khá nhiều
thành ngữ, tục ngữ dân gian nh vậy khiến cho bài viết thêm phần sinh động, cụ thể, giàu ý nghĩa.
Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
I. Kiến thức cơ bản
1. Thành phần gọi - đáp
a) Trong các từ ngữ in đậm ở những trích (từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) sau đây, từ ngữ nào đợc
dùng để gọi, từ ngữ nào đợc dùng để đáp?
(1) Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
(2) Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nớc xuống chõng hỏi. Một ngời đàn bà mau miệng trả lời:
- Tha ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Gợi ý: Từ Này dùng để gọi, cụm từ Tha ông dùng để đáp.
b) Những từ ngữ dùng để gọi ngời khác hay đáp lời ngời khác nh trong các câu trên có tham gia diễn đạt
nghĩa sự việc của câu hay không?
Gợi ý: Những từ ngữ dùng để gọi ngời khác hay đáp lời ngời khác không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc
của câu. Nội dung sự việc của câu (1) nằm ở phần bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát
thế không?; ở câu (2), nằm ở chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ..
c) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào đợc dùng để tạo lập cuộc thoại?
Gợi ý: Từ Này.
d) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào đợc dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
Gợi ý: Từ Tha ông.
2. Thành phần phụ chú
a) Thử lợc bỏ các từ ngữ in đậm trong những câu sau và cho biết nghĩa sự vật của các câu này có thay đổi
hay không. Vì sao?
(1) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh và cũng là đứa con duy nhất của anh, cha đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lợc ngà)
(2) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Gợi ý: Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lợc bỏ phần từ ngữ in đậm. Đây là thành phần
phụ chú của câu, một trong những thành phần biệt lập. Nội dung chính của câu không nằm trong thành phần
này. Thành phần phụ chú chỉ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính.
b) Các từ ngữ in đậm ở câu (1) bổ sung nghĩa cho cụm từ nào?
Gợi ý: Cụm từ và cũng là đứa con duy nhất của anh đợc thêm vào để chú thích cho cụm từ đứa con
gái đầu lòng.
c) Cụm chủ vị làm thành phần phụ chú trong câu (2) bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Gợi ý: Câu này là lời độc thoại nội tâm của nhân vật ngời kể chuyện xng tôi. Cụm chủ vị tôi nghĩ
vậy có tác dụng báo cho độc giả biết rằng nhận định Lão không hiểu tôi diễn ra trong suy nghĩ của riêng
tôi, là suy đoán chủ quan của tôi, chứ cha hẳn đã đúng.
d) Thành phần phụ chú thờng đợc đặt giữa hai dấu gạch ngang, dấu gạch ngang và dấu phảy, hai dấu
phảy hoặc hai dấu ngoặc đơn.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây:
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc su, không có, họ lại
đánh trói thì khổ. Ngời ốm rề rề nh thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ nh cụ. Nhng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn
suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Gợi ý: Các từ Này, Vâng
2. ở thành phần gọi - đáp trong đoạn trích trên, từ nào đợc dùng để gọi, từ nào đợc dùng để đáp? Hãy
nhận xét về quan hệ giữa ngời gọi và ngời đáp.
Gợi ý:
- Từ Này dùng để gọi, từ Vâng dùng để đáp.
- Quan hệ giữa ngời gọi với ngời đáp là quan hệ giữa ngời trên (nhiều tuổi) với ngời dới (ít tuổi).
3. Xác định thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi đáp đó hớng đến ai.
Bầu ơi thơng lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhng chung một giàn.
Gợi ý:
- Thành phần gọi đáp: Bầu ơi
- Lời gọi - đáp trong câu ca dao này không hớng đến một ngời hay riêng một đối tợng cụ thể nào. Hình ảnh bầu và bí
mang ý nghĩa ẩn dụ.
4. Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau đây:
a) Chúng tôi, mọi ngời kể cả anh, đều t ởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lợc ngà)
b) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những ngời
nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những ng ời mẹ gánh
một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ
thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục chìa khoá của t ơng lai)
c) Bớc vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các c ờng quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành
trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là
hãy làm cho lớp trẻ những ng ời chủ thực sự của đất nớc trong thế kỉ tới nhận ra điều đó, quen dần với
những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
d) Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cời khúc khích
Mắt đen tròn (thơng thơng quá đi thôi).
(Giang Nam, Quê hơng)
Gợi ý:
- (a): kể cả anh
- (b): các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những ngời mẹ
- (c): những ngời chủ thực sự của đất nớc trong thế kỉ tới
- (d): có ai ngờ; thơng thơng quá đi thôi
5. Các thành phần phụ chú trong những đoạn trích trên liên quan đến những từ ngữ nào trớc đó và chúng
bổ sung điều gì.
Gợi ý:
- (a): kể cả anh - giải thích cho cụm từ mọi ngời; chú thích phạm vi bao quát của cụm từ này.
- (b): các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những ngời mẹ giải thích cho cụm từ Những ngời
nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này; cụ thể hoá ý nghĩa cho cụm từ này.
- (c): những ngời chủ thực sự của đất nớc trong thế kỉ tới chú thích cho cụm từ lớp trẻ, mở rộng đồng thời
nhấn mạnh ý nghĩa về vai trò của lớp trẻ đối với tơng lai của đất nớc.
- (d): có ai ngờ; thơng thơng quá đi thôi chú thích về thái độ của ngời nói đối với sự việc đợc nói đến.
6. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bớc vào thế
kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú ngữ.
Gợi ý:
- Về nội dung: chú ý mối quan hệ giữa thành phần phụ chú ngữ với những từ ngữ đứng trớc nó.
- Về hình thức: chú ý sử dụng dấu gạch ngang, dấu phảy hoặc dấu ngoặc đơn để đánh dấu ranh giới giữa
thành phần phụ chú ngữ với các từ ngữ khác trong câu.
Viết bài tập làm văn số 5 nghị luận xã hội
I. Tham khảo các đề bài sau
Đề 1: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá
thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Ngời.
Đề 2: Nớc ta có nhiều tấm gơng vợt lên số phận, học tập thành công (nh anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng
tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự
học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thớc bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn, ).
Lấy nhan đề Những ngời không chịu thua số phận, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những
con ngời ấy.
Đề 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất cha phát triển, nhng đã có nhiều học sinh
đoạt huy chơng vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ, Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt
giải vô địch cuộc thi Robocon châu á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tợng đó.
Đề 4: Một hiện tợng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đờng hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù
là hồ đẹp nổi tiếng, ngời ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện t ợng ấy và viết
bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 5: In-tơ-nét rất tiện ích trong cuộc sống hiện nay. Nhng có một hiện tợng phổ biến trong giới học sinh
là bỏ bễ việc học tập, mất quá nhiều thời gian vào những quán In-tơ-nét để Chat. Em hãy nêu suy nghĩ của
mình về hiện tợng này.
II. Một số điểm cần lu ý khi làm bài
1. Tiến hành làm bài đúng theo các bớc:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết thành bài văn
- Soát lỗi và sửa chữa
2. Chú ý xác định rõ sự việc, hiện tợng mà đề bài yêu cầu nghị luận. Em đặt đợc nhan đề cho bài văn tức
là đã xác định đợc sự việc, hiện tợng nghị luận.
3. Huy động vốn kiến thức, hiểu biết của mình về sự việc, hiện tợng để tìm ý và lập ý. Tơng ứng với từng
luận điểm, phải có luận cứ và hớng lập luận rõ ràng. Phải biết kết hợp giữa việc phân tích sự việc, hiện tợng
và nêu lên ý nghĩa hay bài học từ những sự việc, hiện tợng ấy.
4. Lập dàn ý và viết bài theo bố cục 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài).
Nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lí
I. Kiến thức cơ bản
Thực hiện các yêu cầu sau đây để hiểu thế nào là một bài nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lí.
1. Đọc văn bản sau và cho biết nó bàn về vấn đề gì.
Tri thức là sức mạnh
Nhà khoa học ngời Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI XVII) đã nói một câu nổi tiếng: Tri thức là
sức mạnh. Sau này Lê-nin, một ngời thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: Ai có tri thức
thì ngời ấy có đợc sức mạnh. Đó là một t tởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đợc t tởng ấy.
Tri thức đúng là sức mạnh. Ngời ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một
hội đồng gồm nhiều kĩ s họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Ngời ta phải mời đến chuyên gia Xten-
mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều ngời
cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: Tiền vạch một đ-
ờng thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đờng ấy giá: 9 999 đô la.. Rõ ràng ngời có tri thức thâm
hậu có thể làm đợc những việc mà nhiều ngời khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ
máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu đợc không!?
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã
thu hút đợc nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến nh kĩ s Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ
Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu, Các nhà trí
thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế, góp phần to lớn đ a cuộc
kháng chiến đến thành công. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo s
Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá huỷ lôi nổ chậm của địch, khai thông bến
cảng. Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp nh Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng, đã lai tạo giống lúa
mới, góp phần tăng sản lợng nông nghiệp, làm cho nớc ta không chỉ có đủ lơng thực mà còn trở thành một
trong những nớc đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo thế giới.
Tri thức có sức mạnh to lớn nh thế nhng đáng tiếc là còn không ít ngời cha biết quý trọng tri thức. Họ coi
mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ
không biết rằng, muốn biến nớc ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai
cùng các nớc trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!
(Hơng Tâm)
Gợi ý: Bài văn bàn về vấn đề vai trò của tri thức và ngời trí thức trong đời sống xã hội.
2. Nêu bố cục của văn bản Tri thức là sức mạnh và chỉ ra nội dung chính của từng phần.
Gợi ý: Có thể chia văn bản Tri thức là sức mạnh thành 3 phần:
- Phần mở bài (đoạn mở đầu): đặt vấn đề tri thức là sức mạnh;
- Phần thân bài (hai đoạn tiếp): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri
thức là sức mạnh cách mạng.
- Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán những ngời cha biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không
đúng mục đích.
3. Tìm những câu mang luận điểm chính của bài văn Tri thức là sức mạnh và nhận xét về cách diễn đạt
luận điểm của ngời viết.
Gợi ý:
- Các câu mang luận điểm:
+ Các câu trong đoạn mở bài;
+ Tri thức đúng là sức mạnh. ; Rõ ràng ngời có tri thức thâm hậu có thể làm đợc những việc mà nhiều
ngời khác không làm nổi.;
+ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.;
+ Tri thức có sức mạnh to lớn nh thế nhng đáng tiếc là còn không ít ngời cha biết quý trọng tri thức.;
Họ không biết rằng, muốn biến nớc ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh
vai cùng các nớc trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh
vực!.
- Các luận điểm đợc trình bày rõ ràng, thuyết phục, thể hiện đợc luận điểm chung: Tri thức là sức mạnh.
4. Văn bản Tri thức là sức mạnh chủ yếu sử dụng phép lập luận nào? Nhận xét về sức thuyết phục của
phép lập luận ấy trong văn bản.
Gợi ý: Văn bản chủ yếu sử dụng phép lập luận chứng minh. Từ những dẫn chứng cụ thể, ngời viết khẳng
định sự đúng đắn của t tởng Tri thức là sức mạnh và Ai có tri thức thì ngời ấy có đợc sức mạnh, qua đó
phê phán những ngời không biết quý trọng tri thức, sử dụng tri thức sai mục đích và đề cao vai trò của tri thức
đối với sự phát triển của đất nớc.
5. So sánh đặc điểm của bài nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lí với bài nghị luận về một sự việc, hiện t-
ợng đời sống. Từ đó rút ra nhận xét về điểm khác nhau giữa hai dạng bài nghị luận này.
Gợi ý:
- Bài nghị luận về một sự việc, hiện tợng cuộc sống: Từ một sự việc, hiện tợng đời sống, ngời viết nêu ra
vấn đề mang ý nghĩa t tởng, đạo lí.
- Bài nghị luận về một vấn đề t tởng, đao lí: Bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân
tích làm sáng tỏ, một vấn đề t tởng, đạo lí, chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của nó; qua đó khẳng định t tởng
của ngời viết.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Văn bản dới đây thuộc loại nghị luận nào?
Thời gian là vàng
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhng vàng thì mua đợc mà thời gian không mua đợc. Thế mới biết
vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, ngời bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì
sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng
lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thờng xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu
kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi đợc.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm đợc bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí
thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phơng Liên)
Gợi ý: Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại bài nghị luận về một t tởng, đạo lí.
2. Văn bản Thời gian là vàng nghị luận về vấn đề gì? Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của bài văn
này.
Gợi ý: Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Giá trị của thời gian đợc làm rõ qua các luận điểm:
- Thời gian là sự sống
- Thời gian là thắng lợi
- Thời gian là tiền
- Thời gian là tri thức
3. Trong văn bản Thời gian là vàng, ngời viết chủ yếu sử dụng phép lập luận nào?
Gợi ý: Ngời viết sử dụng phép lập luận phân tích và chứng minh.
4. Nhận xét về sức thuyết phục của cách lập luận trong bài văn Thời gian là vàng.
Gợi ý: Ngời viết đã phân tích giá trị của thời gian thành các luận điểm (Thời gian là sự sống Thời gian
là thắng lợi Thời gian là tiền Thời gian là tri thức ). Các luận điểm này lại đợc chứng minh bằng những
dẫn chứng từ thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài văn đơn giản nhng cô đọng, sáng rõ và chặt chẽ.
chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn
của la-phông-ten
H. Ten
i. kiến thức cơ bản
1. Ngụ ngôn vốn là một thể loại văn học dân gian, thờng dựng chuyện về loài vật để nói về con ngời. Các
câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, chính vì vậy mà một số nhà văn cũng
thờng sáng tác theo thể loại này, tiêu biểu nh E-dốp, La-phông-ten
2. Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của
Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-
phông-ten. Đây là một bài nghị luận văn chơng, trích từ chơng II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ
ngụ ngôn của ông, in năm 1853.
3. Văn bản có bố cục hai phần:
Phần một (từ đầu đến "tốt bụng nh thế"): hình tợng con cừu trong thơ La-phông-ten.
Phần hai (còn lại): hình tợng chó sói trong thơ La-phông-ten.
Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tợng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten, tác
giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai
phần cũng tơng đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dới ngòi bút của La-phông-ten dới ngòi bút của
Buy-phông dới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten đợc thể
hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết nh vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
4. Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều
giống nh trong đời thực. Ông không nói đến "sự thân thơng của loài cừu" cũng nh "nỗi bất hạnh của loài sói"
bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con ngời "gán" cho loài vật,
không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
5. Khi xây dựng hình tợng con cừu, trớc hết, La-phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh
đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát
cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La-phông-
ten đã nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu nh những con ngời cụ thể.
6. Hình tợng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten đợc xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của
loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:
Chó sói là kẻ đáng cời (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).
Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến ngời khác.
Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tợng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-
ten theo những gợi ý sau:
+ Con chó sói đợc nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xơng, đi kiếm mồi,
muốn ăn thịt cừu non ).
+ Con chó sói đợc nhân cách hoá nh hình tợng cừu dới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trng
của thể loại ngụ ngôn.
II. rèn luyện kĩ năng
1. Kĩ năng lập luận và phân tích.
2. Đọc văn bản cần chú ý giọng đọc giữa lời văn nghị luận với lời dẫn thơ.
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
I. Kiến thức cơ bản
Để hiểu thế nào là liên kết, em hãy thực hiện theo các yêu cầu:
1. Đoạn văn sau đây bàn về vấn đề gì?
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mợn ở thực tại (1). Nhng nghệ sĩ không
những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá th, một lời
nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Gợi ý: Đoạn văn bàn về vấn đề ngời nghệ sĩ phản ánh thực tại trong tác phẩm.
2. Chủ đề của đoạn văn trên có quan hệ nh thế nào với chủ đề chung của văn bản?
Gợi ý: Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề
chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.
3. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ nh thế nào với
chủ đề của đoạn văn? Các câu đã đợc sắp xếp theo trình tự nh thế nào?
Gợi ý:
- Nội dung chính của câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại đời sống.
- Nội dung chính của câu (2): Điều quan trọng là ngời nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ.
- Nội dung chính của câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của ngời nghệ sĩ đóng góp vào đời sống.
Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ. Các
câu đợc sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trớc.
4. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên đợc thể hiện bằng những biện pháp