GIÁO TRÌNH
PHẤP LUẬT VẼ HỢP ĐỐNG VÀ
BỔI THƯỜNG THIẸT HẠI NGOÀI HỢP ĐỔNG
• • •
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. H ồ CHÍ MINH
KHOA LUẬT D Â N s ự
GIẢO TRÌNH
PHÁP LUẬT VÈ HỢP ĐỒNG VÀ BÒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐÒNG
(D
NHÀ XUẢT BẢN HỎNG ĐỨC
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
Chủ biên
PGS. TS. Đỗ Văn Đại
Biên soạn
Chương I
ThS. Chế Mỹ Phương Đài
Chương II
TS. Lê Minh Hùng
Chương III
PGS. TS. Đỗ Vàn Đại
Chương IV
TS. Lê Nết
Chương V
TS. Phạm Kim Anh
Chương VI
ThS. Nguyễn Xuân Ọuang
LỜI NÓI ĐẦU
Ihằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và cải tiến
phưcm. pháp giảng dạy đối với chương trình đào tạo cử nhân
Luật ự Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nhà trường xuất
bản Gáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài ợp đồng.
ĩội dung cơ bản của Giáo trình bao gồm: nghĩa vụ dân sự;
khái liận họp đồng dân sự; các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa
’Ị1 dân sự; trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng; các
quy địih chung về trách rủiiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng; dc trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể.
Ciáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài lợp đồng có thể vẫn còn khiếm khuyết; mong bạn đọc góp
ý để lầi xuất bản tới, Giáo trình được hoàn thiện hơn.
Thư từ, ý kiến đóng góp xin được gửi tới: Phòng Đào tạo,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 2, Nguyễn Tất
Thành, Quận 4, TP Hồ Chí Minh; Điện thoại: 08.39400.723 -
08.372ó6.333.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
ỏ
M Ụ C LỤ C
LÒI NÓI ĐẦU
3
CHUƠNG I. NGHĨA v ụ DÂN s ự
.
11
I. Khái niệm, đặc điểm, đối tượng và các thành phần của
quan hệ nghĩa vụ dân sự
12
1.1. Khái niệm vê nghĩa vụ dân sự
12
1.2. Đặc điểm của quan hệ nghĩa vụ dân sự
18
1.3. Đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ dán sự 24
1.4. Các thành phần của quan hệ nghĩa vụ dân sự
30
II. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự 34
2.1. Khái niệm
.
34
2.2. Các căn cứ cụ thể 35
III. Các loại nghĩa vụ dân sự 46
3.1. Nghĩa vụ nlñeu người 46
3.2. Nghĩa vụ hoàn lại 55
3.3. Nghĩa vụ bổ sung 60
IV. Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự 62
4.1. Thay đôi chủ thê trong quan hệ nghĩa vụ theo thỏa thuận
giữa các bên
.
63
4.2. Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo quy định
pháp luật 75
V. Thực hiện nghĩa vụ dân sự 77
5.1. Khái niệm thực hiện nghĩa vụ dân sự 77
5.2. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự 79
5.3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ dân sự 84
VI. Chấm dírt nghĩa vụ dân sự
107
6.1. Khái niệm
.
107
6.2. Các cân cứ cụ thế
108
CHUƠNG II. KHÁI LUẬN HỢP ĐỒNG DÂN s ự
122
I. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của hợp đồng
123
1.1. Khái niệm họp đồng
123
1.2. Bản chất họp đồng
126
1.3. Đặc điểm của hợp đồng
129
5
I. 4. Phân lọại họp đồng
.
135
II. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
150
2.1. Chủ ứiể tham gia họp đồng phải có năng lực hành vi dân sự, 150
2.2. Nội dung, mục đích của họp đồng không vi phạm điều càm
của pháp luật và không trái đạo đức xã hội
152
2.3. Việc giao kết, xác lập họp đồng là hoàn toàn do ỷ chí tự
nguyện của các bên chủ thể tham gia
156
2.4. Hình thức của hợp đồng đúng quy định của pháp luật, nếu
pháp luật có qui định hình thức bất buộc
163
III. Họp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu 168
3.1. Khái niệm họp đồng vô hiệu
.
168
3.2. Phân loại các trường họp họp đồng bị vô hiệu
170
3.3. Hậu qụả pháp lý của họp đồng vô hiệu
.
182
3.4. Họp đồng bị vô hiệu trong các trường họp cụ thê
185
IV. Giao kết họp đồng
.
.
198
4.1. Khái niệm, nguyên tắc giao kết hợp đồng
198
4.2. Trình tự giao kêt họp đông
208
4.3. Thời điểm giao kết, địa điểm giao kết h(^ đồng
238
V. Hiệu lực của họp đồng, giải thích hợp đồng
245
5.1. Hiệu lực của họp đồng 246
5.2. Giải thích họp đồng
.
.
254
VI. Thực hiện, sửa đổi, chấm dứt họp đồng
261
6.1. Thực hiện họp đồng
261
6.2. Sửạ đổi họp đồng, bổ sung họp đồng
269
6.3. Chấm dứt họp đồng 274
CHƯƠNG III. CAC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ DÂN s ự
284
I. Những quy định chung về biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự 284
1.1. Khái quát về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự .286
1.2. Nghĩa vụ dân sự được bào đảm thực hiện
295
1.3. Tài sản được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân SỊĨ 299
1.4. Đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 321
1.5. Thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự 328
6
II. Một số biện pháp bảo đảin thực hiện nghĩa vụ dân sự
331
2.1. Thế chấp tài sản 331
2.2. Cầm cố tài sản 337
2.3. Đặt cọc
348
2.4. Kv cược
357
2.5. Ký quỹ
359
2.6. Bảo lãnh
361
2.7. Tín chấp
369
CHƯƠNG IV. QUY ĐỊNH VỀ VI PHẠM HỢP ĐÔNG VÀ
TRÁCH NHIỆM DÂN s ự 373
I. Trách nhiệm dân sự
373
1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm dần sự 373
1.2. Các loại trách nhiệm dân sự
.
382
II. Trách nhiệm do vi phạm họp đồng 383
2.1. Khái niệm
383
2.2. Nội dung
384
III. Chấm dírt họp đồng do vi phạm 397
3.1. Quyền chấm dứt họp đồng khi một bên vi phạm nghiêm
trọng họp đồng
397
3.2. Thông báo chấm dứt họp đồng 400
IV. Trách nliiệm bồi thường thiệt hại
402
4.1. Trách nliiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm họp đồng .402
4.2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm họp đồng 403
4.3. Phương thức thanh toán tiền bồi thường thiệt hại
417
V. Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường ấn định trước
418
5.1. Khái niệm, đặc điểm và các loại phạt vi phạm
418
5.2. Mức phạt vi phạm 419
5.3. Khoán tiền bồi thường được ấn định trước cho việc vi
phạm hợp đồng 419
VI. Các trường họp không phải chịu trách nhiệm, thời hiệu
khởi kiện
422
6.1. Do sự kiện bất khả kháng
422
6.2. Hoàn toàn do lỗi của bên có quvcn 427
7
6.3. Do thoả thuận; Điều khoản loại trừ trách nhiệm
428
VII. Thời hiệu kliởi kiện về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng
.
.
.
.
T
432
CHƯƠNG V. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
434
I. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng 434
II. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng và các trưòmg họp không phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại 442
2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thưòmg thiệt hại ngoài
họp đồng 442
2.2. Các trường họp không phải chịu trách nhiệm bồi thường
463
III. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
466
IV. Các loại trách nhiệm 469
4.1. Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
469
4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trưòng họp người bị
thiệt hại cũng có lồi 479
V. Xác định thiệt hại 482
5.1. Thiệt hại do tài sản bị xầm phạm
482
5.2. Thiệt hại do do sức khỏe bị xâm phạm 486
5.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 493
5.4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 498
VI. Hình thức bồi thường và phưong thức bồi thường
500
6.1. Hình thức bồi thưÒTig 500
6.2. Phưcmg thức bồi thường thiệt hại
503
VII. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
và xác định người được hưởng bồi thường
504
7.!. Năng lực chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại của cá nhân 504
7.2. Xác định người được hưỏng bồi thường
506
VIII. Thời hiệu khởi kiện
.
.
508
CHƯƠNG VI. CÁC TRƯỜNG HỢP BÒI THƯỜNG THIỆT
HAI CU THÉ
.
510
8
I. Bôi thường thiệt hại tronư trường họp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng 512
II. Bồi thường thiệt hại trong trường họp vượt quá yêu cầu của
tình thế cấp thiết
517
III. Bồi thưòng thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra 519
IV. Bồi thưòng thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
522
V. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
524
VI. Bồi thường thiệt hại do cán bộ công chức, người có thẩm
quyền tố tụng gây ra
525
6.1. Khái niệm chung
525
6.2. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động
quản lý hành chính
533
6.3. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố
tụng
537
6.4. Thủ tục bồi thường
560
6.5. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi
hànli án
563
6.6. Xác định thiệt hại được bồi thường 565
VII. Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng
lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện,
tổ chức khác trực quản lý
568
VIII. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề
gây ra
570
IX. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.571
X. Bồi thưÒTig thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
577
XI. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
578
XII. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
581
XIII. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác
gây ra 581
XIV. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
582
XV. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ m ả
583
XVI. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền' lợi của người tiêu
dùng 584
TÀI LIỆU THAM KHẢO
587
9
C H U Ô N G I
N G H ĨA V Ụ D Â N sự
Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 được kết cấu gồm lời nói đầu
và bảy phần với 777 điều. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
đirợc quy định tập trung trong phần thứ ba với tựa đề “Nghĩa vụ
dàn sự và hợp đồng dân sự” của BLDS. Phần “Nghĩa vụ dân sự
và hợp đồng dân sự” gồm năm chương, có 351 điều (từ Điều 280
đén Điều 630). Ngoài ra, liên quan đến vấn đề nghĩa vụ dân sự
và hợp đồng dân sự còn có các điều luật nằm rải rác ờ các phần
khác trong Bộ luật Dân sự như: từ Điều 693 đến Điều 732 quy
định về hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại, thế
chấp, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử
diing đất; Điều 757: hợp đồng chuyển giao công nghệ
Phần “Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự” có số điều
luật nhiều nhất so với các phần khác trong Bộ luật Dân sự. Phần
này quy định những vấn đề chung về nghĩa vụ dân sự, những căn
cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự; nguyên tắc xác lập, thực hiện,
thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ dân sự; các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự; những quy định chung về hợp đồng dân sự,
một số họp đồng thông dụng; mua - bán. tặng cho, cho vay. thuê,
mượn, gửi giữ tài sản, dịch vụ. gia công, ủy quyền ; nghĩa vụ
phát sinli trong trường hợp thực hiện cồng việc không có ủy
quyền; nghĩa vụ hoàn trà do chiếm hữu, sử diing tài sản. đirợc lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật và nghĩa vụ phát sinh từ
quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng.
11
Các quy định về nghĩa VỊI dân sự và hợp đồim dân sự tronu
Bộ luật Dân sự đã sóp phần vào việc bảo đảm sự an toàn pliáp
lý; hướng dẫn cách xừ sự cho các chù thể khi tham gia vào quan
hệ nghĩa vụ, quan hệ hợp đồng; tạo cơ sở pháp lý để xác đinh
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, xác định trách nhiệm pháp lý
đối với bên có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác; là căn cứ để tòa án giải quyết tranh
chấp , góp phần tạo sự ổn địnli và lànli mạnh các quan hệ hợp
đồng, thúc đẩy giao lưu dân sự nhằm đáp ứng ngày càne tốt hơn
các nhu cầu vật chất và tinh thần của các cá nhân và tổ chức.
Hiểu biết về nghĩa vụ dân sự là điều rất quan trọne, có tính
chất dẫn nhập, là nền tảng để trên cơ sở đó tiếp cận, tìm hiếu và
nghiên cứu các quy định trong chế định hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
I. KHÁI NIỆM, ĐẬC ĐIỂM, ĐÓI TƯỢNG VÀ CÁC
THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ NGHĨA v ụ DÂN s ự
l.ỉ. Khái niêm về nghĩa vu dân sư
Nói đến nghĩa vụ, chúng ta thường nghĩ đến những gì mà
một người phải làm hoặc không được làm đối với người khác.
Có sự kliác biệt giữa các khái niệm về nghĩa vụ đạo đức và nghĩa
vụ pháp lý.
Nghĩa vụ đạo đức (đạo lý) là nghĩa vụ mà chủ the phải
thực hiện theo sự nhận thức từ ý thức của mỗi người, theo sự thôi
thúc của lương tâm hoặc tinh thần trách nhiệm của một cá thể
sống trong cộng đồng, trong xã hội. Chẳng hạn: trong cơn hoạn
12
nạn, sự eiúp dỡ, chia sẻ với tinh thần “nhường corn, sẻ áo”, ‘iá
lành đùm lá rách” giữa các thành viên trong một tập thể, giữa
con người với con người trong xã hội là một nghĩa vụ đạo lý;
hoặc các nghĩa vụ đạo đức của học trò đối với thầy trong tinh
thần “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là nét đẹp
truyền thống, lưu truyền từ ngàn đời nay thể hiện tinh thần hiếu
học của dân tộc Việt Nam.
Nghĩa vụ đạo đức là những xử sự mà một người phải
thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định
vì lợi ích của một hoặc nhiều người khác, nhưng sự thực hiện
hoặc không thực hiện đó chỉ được điều chỉnh bởi các quy
phạm đạo đức, không có tính bắt buộc chung, không được đặt
dưới sự bảo đảm của Nhà nước bằng các biện pháp cưỡng chế.
Nghĩa vụ đạo đức tồn tại rất nhiều trong đời sống xã hội.
Người không thực hiện các nghĩa vụ này có thể bị xã hội (hoặc
hoàn toàn không bị) phê phán, đánh giá một cách bất lợi cho
người đó nhưng chắc chán là họ không phải chịu bất kỳ một
loại trách nhiệm pháp lý nào.
Như vậy, có thể nhận định rằng: nghĩa vụ đạo đức không
làm phát sinh hậu quả pháp lý mà nghĩa vụ này chi thể hiện ý
thức của mỗi cá nhân, lưcmg tâm của mỗi con người được “chỉ
đạo” bới các phong tục, tập quán, thuần phong, mỹ tỊic, truyền
thống văn hóa và bản sắc dân tộc.
Khác với nghĩa vụ đạo lý, nghĩa vụ pháp lý là những nghĩa
vụ dược pháp luật quy định, nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp
13
và các luật quy định . Đây là những xử sự bắt buộc, được Nhà
nước đảm bảo thực hiện bang pháp luật, mang tính cưỡng chế
của Nhà nước, người vi phạm loại nghĩa vụ này sẽ phải chịu
những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật.
Cũng cần phải nói thêm rằng, trong lịch sừ phát triển của
pháp luật dân sự Việt Nam, tại các Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931, Bộ
dân luật Trung Kỳ 1936, hoặc Bộ dân luật 1972 của chế độ cũ
đều đề cập đến khái niệm “nghĩa vụ thuộc luật thiên nhiên”. Ví
dụ: Điều 675 Bộ dân luật Trung Kỳ 1936 định nghĩa về nghĩa vụ
như sau: “Nghĩa vụ là cái dây liên lạc về luật thực tại hay luật
thiên nhiên bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm
sự gì đối với một hay nhiều người đó. Người bị bó buộc là người
mắc nợ hay trái hộ, người được hưởng là chủ nợ hay trái chủ”.
Như vậy, khái niệm về nghĩa vụ theo quy định tại các văn
bản pháp luật bao gồm khái niệm “nghĩa vụ luật thực tại” và khái
niệm “luật thiên nhiên”. Nghĩa vụ thuộc luật thiên nhiên là nghĩa
vụ có thể do pháp luật quy định nhưng pháp luật không bắt buộc
phải thực hiện; tuy nhiên vì lẽ công bằng, vì đạo lý nên bên có
nghĩa vụ phải thực hiện như một điều đưomg nhiên. Ví dụ: Người
mắc nợ phải trả nợ dù đã hết thời hiệu khởi kiện; hoặc trong tình
nghĩa vợ chồng thì vợ chồng phải thương yêu, quí trọng, chăm
sóc nhau.^
Mặc dù các văn bản pháp luật này cho rang “nghĩa vụ
thuộc luật thiên nhiên” cũng là một loại nghĩa vụ do pháp luật
' Từ điền Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội. tr.320.
■ Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đinh 2000.
14
quỵ định nhưng cĩino khẳng định: “Nghĩa vụ thuộc luật thiên
nhiên là những nghĩa vụ không thể cưỡng bách thi hành."^
Trong cuộc sống, khi tham aia vào các quan hệ xã hội,
các chủ thể đều được Nhà nước, thông qua các quy định của
pháp luật, tạo điều kiện để được hưởng quyền trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến giáo dục, lao
động nhưng đồng thời các chủ thể cũng phải thực hiện nhiều
nghĩa vụ trong những lĩnh vực đó, bời lẽ quyền luôn đi đôi với
nghĩa vụ, là hai mặt của một vấn đề. Tuy nhiên, không phải mọi
nghĩa vụ liên quan đến cá nhân, tổ chức đều là nghĩa vụ dân sự.
Tiêu chí để xác định một nghĩa vụ có phải là nghĩa vụ dân sự
hay không được dựa vào đối tượng và phưoTig pháp điều chinh
của ngành luật dân sự. Việc xác định một nghĩa vụ có phải là
nghĩa vụ dân sự hay không là một việc cần thiết vì điều đó liên
quan đến việc lựa chọn, xác định pháp luật để điều chỉnh xử sự
của các chủ thể cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
quan hệ đó.
Từ thời La Mã, nghĩa vụ đã được hiểu “như là những
ràng buộc pháp lý và theo đó, chúng ta buộc phải làm một việc
gì đó phù hợp với Nhà nước của chúng ta”, “bản chất của
nghĩa vụ không phải ở chỗ đem lại cho chúng ta một vật thể
hay một servitus nào đó mà là buộc một người nào đó phải
đem lại hay làm một cái gi đỏ cho chúng ta” (Bộ Degest,
quyển 44 — Điều 73).'*
Điều 677 Bộ dân luật Trung Kỳ 1963.
'* Luật La Mã - Hà Nội ( 1994), Đại học Quốc «ia Hà Nội, tr.73.
15
Theo nghĩa hẹp, nghĩa vụ dân sự được hiêu như là một bộ
phận trong nội dung của quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm
những hành vi (hành động và không hành động) mà ngưòi có
nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thirc hiện vì lợi ích của
chủ thể phía bên kia trong mối quan hệ đó.
Điều 280 BLDS 2005 định nghĩa về nghĩa vụ dân sự như
sau; “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ
thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phài chuyển giao
vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện
công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định
vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung
là bên có quyền)”. Neu dùng phương pháp so sánh và phương
pháp lịch sử - luật học, thì khái niệm về nghĩa vụ dân sự được
quy định tại Điều 280 BLDS 2005 có nội dung tương tự với các
khái niệm về nghĩa vụ được quy định tại Điều 644 Bộ dân luật
Bắc Kỳ 1931, Điều 675 Bộ dân luật Trung Kỳ 1936, Điều 650
Bộ dân luật 1972 của chính quyền Sài Gòn trước đây và Điều
285 BLDS 1995, đều là những xử sự do pháp luật quy định
buộc một hoặc nhiều chủ thể phải thực hiện đối với một hoặc
một số chủ thể khác.
Như vậy, khái niệm nghĩa vụ dân sự theo nghĩa hẹp là
những nghĩa vụ cụ thể của một hoặc các bên trong quan hệ pháp
luật về nghĩa vụ dân sự, là nliững hành vi cụ thể mà một bên chủ
thể phải thực hiện vì quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể phía
bên kia. Các nghĩa vụ đó có thể là:
16
- Chuyển eiao vật trong các hợp đồng mua bán, thuê, vận
chuyên, gia công tài sản
- Chuyển giao quyền trong các hợp đồng liên quan đến
quyền sử dụng đất, các đối tượnc quyền sở hữu trí tuệ
- Trả tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong các họp
done mua bán, cho vay, dịch vụ hoặc nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại.
- Thực hiện công việc nhất định trong các hợp đồng dịch
vụ, hợp đồng gia công
- Không được thực hiện những công việc nhất định; ví dụ:
không được thay đổi cấu trúc nhà thuê, không được tự ý cho thuê
lại nhà đang thuê
Nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng được phát sinh từ một sự
kiện mà pháp luật dân sự đã dự liệu tới một hậu quả pháp lý nhất
định (sự kiện pháp lý). Từ một sự kiện trong thực tế đã làm phát
sinh một quan hệ, quan hệ này chịu sự điều chỉnh của pháp luật,
quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật công nhận, bảo
đảm thực hiện và bảo vệ nếu bị xâm phạm. Với nội dung này,
chúng ta có thể nhận định rằng khái niệm nghĩa vụ dân sự còn
được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự. Đây chính là góc độ
mà từ đó khái niệm nghĩa vụ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng.
Nghĩa vụ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng là một quan hệ pháp
luật dân sự, thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành như bất kỳ
quan hệ pháp luật dân sự nào khác, bao gồm chủ thể, khách thể
và nội dung.
17
1.2. Đặc điểm của quan hệ nghĩa vụ dân sự
Quan hệ nghĩa vụ dân sự có những đặc điểm sau đây :
Thứ nhất: Nghĩa vụ dân sự là một sự ràng buộc pháp Iv.
Sự ràng buộc pháp lý là cơ sở để phân biệt nghĩa vụ đạo
đức và nghĩa vụ pháp lý. Các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân
sự được ràng buộc bởi các nghĩa vụ dân sự và những hậu quả
pháp lý nhất định từ việc thực hiện hoặc không thực hiện những
nghĩa vụ đó. Vì là nghĩa vụ pháp lý nên được pháp luật công
nhận và có giá trị buộc người có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện
các nghĩa vụ đó dưới sự bảo đảm của Nhà nước bằng các biện
pháp cưỡng chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành
trên cơ sờ quy định của pháp luật. Khi nghĩa vụ dân sự không
được thực hiện, hoặc tuy thực hiện nhưng thực hiện không
đúng, không đầy đủ thì bên có quyền bị vi phạm có quyền yêu
cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, áp
dụng chế tài cần thiết và phù hợp để khôi phục các quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm.
Thứ hai: Nghĩa vụ dân sự là sự ràng buộc pháp lý phát sinh
trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ
hoặc theo quy định của pháp luật.
Quan hệ pháp luật về nghĩa vụ dân sự hình thành từ những
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản dưới
dạng hàng - tiền, hàng - hàng, hoặc thực hiện các dịch vụ nhàm
đáp ímg các nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về vật chất trong tiêu
dùnu, sản xuất, kinh doanh của các cá nhân và tổ chức. Các quan
18
hệ nghĩa VỊI có thể phát sinh dựa trên căn cứ như: được hình
thànli một cách tự nguyện từ sự thỏa thuận của các bên trong
quan hệ hợp đồng hoặc từ các sự kiện pháp lý khác theo quy định
cùa pháp luật. Ví dụ: Nghĩa vụ giao tài sản của bên bán và nghĩa
vụ thanh toán tiền của bên mua theo thỏa thuận của hai bên bán
và mua trong hợp đồng mua bán tài sản; nghĩa vụ hoàn trả tài sản
của người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật^; nghĩa vụ hoàn
trá tài sản do được lợi về tài sản nhưng không có căn cứ pháp
luật^; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây
ra thiệt hại^.
Thứ ba: Quan hệ nghĩa vụ dân sự là quan hệ trái quyền
(quyền đối nhân).
Quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ vật
quyền và quan hệ trái quyền là cách thức phân loại truyền thống
của pháp luật dân sự. Cách thức phân loại này dựa vào cách thực
hiện quyền để thỏa mãn lợi ích họp pháp của chủ thể có quyền
trong quan hệ pháp luật dân sự* *. Nếu trong quan hệ vật quyền,
chú thể có quyền thực hiện các quyền năng của mình đối với tài
sán một cách trực tiếp, bằng hành vi của chính mình mà không
phài thônu qua hành vi của bất kỳ chủ thể nào khác, thì trong
quan hệ trái quyền, lợi ích của chủ thể có quyền chỉ có thể được
đáp ímg thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ cúa chủ thể có
Điều 256 BLDS 2005.
Điều 599 BLDS 2005.
" Điều 604 BLDS 2005.
* Xcm tập bài giảng Nhữn^ vấn đề chung về Luật dãn sự (2010), Đại học Luật
TP.HCM.
19
nghĩa vụ. Vì vậy, khi người có nghĩa vụ khônii thực lìiện hoặc
tiiv có thực hiện nhưng thực hiện không đúng, không đay đủ
nghĩa vụ thì người có quyền được sử dụng các phương thức mà
pháp luật cho phép tác động và buộc người có nghĩa vụ phải thực
hiện đúng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Ví dụ: Trong các quan hệ
họp đồng, lợi ích của bên có quyền được đáp ứng hay không phải
thông qua việc thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
bên có nghĩa vụ, hoặc quyền và lợi ích họp pháp cùa bên bị thiệt
hại trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng chỉ được
đáp ứng thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại của bên gây thiệt hại.
Thứ tư: Quan hệ nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân
sự mang tính tương đối.
về phương diện lý luận, trong quan hệ pháp luật dân sự,
khác với quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối là quan hệ mà trong
đó quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền được đáp ứng
bởi hành vi của mọi chủ thể khác, các quyền của chủ thể trong
quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối được bảo vệ một cách tuyệt
đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể nào khác (ví dụ: quan
hệ pháp luật về quyền sở hữu là quan hệ pháp luật mang tính
tuyệt đối) thì quan hệ pháp luật dân sự tương đối là quan hệ mà
trong đó quyền của một bên chú thể được thực hiện bới một hoặc
một số chủ thể xác định cụ thể, chủ thể quyền trong quan hệ
pháp luật dân sự tương đối được bảo vệ khỏi sự xâm phạm của
chủ thể nghĩa vụ được xác định rõ ràng. Bản chất của quan hệ
20
nỉíhĩa vụ dân sự là quan hệ mà trong đó diễn ra quá trình dịch
chuyển tài sản, thực hiện các dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức
luôn được xác định cụ thê. Thông qua quan hệ nghĩa vụ dân sự
sẽ xác định trước tiên là nghĩa vụ, sau đó là trách nhiệm cho
những chủ thể của quan hệ nghĩa vụ, còn những người không
thum gia vào quan hệ nghĩa vụ dân sự thì những người này
không có bất kỳ nghĩa vụ nào, nên họ cũng không phải chịu bất
kỳ loại trách nhiệm dân sự nào, ví dụ; nghĩa vụ trong họp đồng
thuê tài sản là nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê - những
chủ thể đều được xác định cụ thể, ngòai bên cho thuê và bên thuê
tài sản không còn ai có nghĩa vụ trong họp đồng.
Thứ năm; Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, bên có nghĩa vụ
không những phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên có quyền
mà còn phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ ba do
bên có quyền chỉ định.
Trong trường hợp theo thỏa thuận của các bên hoặc do
pháp luật quy định thì quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự
có thê được chuyển cho người thứ ba. Khi đó, bên có nghĩa vụ
phải thực hiện nghĩa vụ một cách trực tiếp với người thứ ba do
bên có quyền chỉ định và như vậy người được hưỏmg lợi ích một
cách trực tiếp từ việc thực hiện nghĩa vụ là người thứ ba đó. Ví
dụ; '1'rong trường họp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người
thứ ba theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên
bảo hiểm phải trả tiền bào hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho
người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt
21
hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức
bảo hiểm đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật*^
Thứ sáu: Các quan hệ nghĩa vụ thưòng có chế tài kèm theo
nhằm thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác.
Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, lợi ích của bên có quyền
chỉ có thể đạt được thông qua những hành vi mà bên có nglữa vụ
phải thực hiện. Tính bắt buộc phải thực hiện là điểm khác biệt cơ
bản giữa nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý. Vì vậy, trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình thì phải có những biện pháp buộc họ phải thực hiện và phải
gánh chịu những hậu quả pháp lý do việc vi phạm nghĩa vụ. Đó
chíiửi là chế tài trong nghĩa vụ dân sự. Chế tài trong nghĩa vụ dân
sự là những biện pháp tác động do các bên thỏa thuận hoặc pháp
luật quy định, áp dụng đối với những người tham gia quan hệ
pháp luật nghĩa vụ trong trưòng hợp người có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Việc áp
dụng chế tài trong quan hệ nghĩa vụ được thể hiện dưới các hình
thức như:
- Người có nghĩa vụ bị người có quyền kiện trước tòa án
và bị tòa án buộc phải thực hiện nghĩa vụ.
- Người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu quả
xấu mà hậu quả này ảnh hưỏTig chủ yếu đến tài sản cúa người vi
phạm nghĩa vụ.
’ Khoản 1 Điều 580 BLDS 2005.
22
Chế tài trong nghĩa vụ dân sự có thế là:
- C'he tài nhằm bắt buộc người vi phạm thực hiện nghĩa
vụ cia mình, nếu người đó không tự giác thực hiện, ví dụ: khi
bên có nghĩa vụ không thực hiện nchĩa vụ giao vật đặc định thì
ngườ có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao
đúng vật .
- Chế tài cho phép bên có quyền bị vi phạm được quyền
đem ohưcmg chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp
đồng ví dụ: bên cho thuê nhà có quyền đem phưcmg chấm dứt
thực liên hợp đồng thuê nhà khi bên thuê không trả tiền thuê nhà
liên tếp trong 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng".
- Chế tài nhằm tăng nghĩa vụ cho bên vi phạm nghĩa vụ,
ví dụ khi bên bán giao cho bên mua vật có khuyết tật thì bên
bán loặc phải chịu chi phí sửa chữa, hoặc đổi vật khác, hoặc
giảm giá .
- Chế tài buộc phải bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ, ví dụ: người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm
tính nạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyềr, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy
tín, t¿i sản cùa pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường".
Khoín I Điều 303 BLDS 2005.
" Điểiĩ a khoản I Điều 498 BLDS 2005.
Khom l Điệu 444 BLDS 2005.
Khom 1 Điều 604 BLDS 2005.
23
- Chế tài nhằm áp dụng biện pháp phạt vi phạm, theo dó từ
sự thỏa thuận giữa các bên, bên vi phạm phải nộp một khoiin tiền
cho bên bị vi phạm
Đề cập đến chế tài dân sự nghĩa là đề cập đến các biện
pháp mang tính cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trên cơ sở quy định của pháp luật. Vì vậy nếu các bên không có
thỏa thuận khác mà việc thực hiện nghĩa vụ không phải là điều
bắt buộc, không có sự cưỡng chế thực hiện thì đó không phải là
nghĩa vụ dân sự - một loại nghĩa vụ pháp lý.
1.3. Đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ dân sự
Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, hành vi của bên có nghĩa
vụ sẽ tác động vào một tài sản nhất định hoặc một công việc cụ
thể. Những tài sản hoặc công việc gắn liền với hành vi của chủ
thể có nghĩa vụ được gọi là đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ dân
sự. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc
phải thực hiện hoặc không được thực hiện^.
1.3.1. Các loại đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ dân sự
Theo quy định tại Điều 282 BLDS thì đối tưọrng trong
quan hệ nghĩa vụ dân sự gồm ba loại:
Thứ nhất: Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là tài sản.
Khoản 1 Điều 422 BLDS 2005.
Khoản 1 Điều 282 BLDS 2005.
24
Tài sản hiểu theo nghĩa thông thườnti là của cải vật chất
hoặc tinh thần có giá trị. Tài sản theo quy định của pháp luật dân
sự là một phạm trù rất đa dạng, bao gồm bổn nhóm sau đây'^:
-Vật
Vật là đối tưọmg trong quan hệ nghĩa vụ dân sự rất đa
dạng. Tùy thuộc vào từng loại quan hệ nghĩa vụ dân sự kliác
nliau mà đối tượng có thể là vật tiêu hao hay vật không tiêu hao,
vật đặc định hay vật đồng bộ, vật chia được hay vật không chia
đưọc, vật hiện có hay vật được hình thành trong tưomg lai Ví
dụ: đổi tượng trong họp đồng thuê, mượn tài sản chỉ có thể là vật
đặc định và không tiêu hao. Vật tiêu hao không thể là đối tượng
của họp đồng thuê hoặc hợp đồng cho mượn'”.
nr%* /s
- Tiên
Tiền là đối tượng rất phổ biến trong các quan hệ nghĩa vụ
phát sinli từ quan hệ hợp đồng, quan hệ bồi thường thiệt hại
bởi vì đó là phương tiện dùng để thanh toán.
- Các giấy tờ có giá tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như
cồ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu
- Các quyền tài sản.
Theo Điều 181 BLDS 2005 thì quyền tài sản là quyền trị
giá bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả
quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Khi quy định về tài sản dùng để bảo
Điều 163 BLDS 2005.
Khoản 1 Điều 178 BLDS 2005.
25
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Điều 322 BLDS 2005 quy dịjih:
các quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đàm bao gồm
quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hừu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền
được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản
đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh
từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sờ hữu của bên bảo
đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Khi xác định đối tưọng của nghĩa vụ dân sự thì cần phải
xác định đúng, chính xác đổi tượng trong quan hệ nghĩa vụ là
loại tài sản nào để các bên trong quan hệ nghĩa vụ có thể thực
hiện được quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Thứ hai: Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ dân sự là công
việc phải thực hiện.
Nhàm đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần của
các thành viên trong xã hội, dịch vụ ngày càng đa dạng trong
nhiều lĩnh vực; kinh tế, văn hóa, y tế, pháp lý Từ các hợp
đồng dịch vụ này, các nghĩa vụ dân sự sẽ phát sinh mà nội
dung là công việc mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện theo
đúng nội dung đã được xác định. Công việc phải làm có thể có
một kết quả nhất định được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể
(được vật hoá) như may một bộ quần áo, xây một ngôi nhà
và cũng có thể không thể hiện dưới dạng một vật cụ thể nào cà
(không được vật hóa) như công việc tư vấn của luật sư, biểu
diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ, chăm sóc sức khỏe, khám,
chữa bệnh của các bác sĩ, y sĩ
26