LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và đặc
biệt là từ khi gia nhập WTO, nhiều cơ hội lớn đã được mở ra để nước ta từng
bước chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và
dịch vụ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của ngành nông nghiệp đặc biệt
là nông nghiệp chăn nuôi đối với nền kinh tế Việt Nam từ trước đến nay. Nhiều
chuyên gia nhận định rằng, nước Việt Nam càng hội nhập, mở cửa với thế giới
thì càng phải chú trọng đến việc đảm bảo một nền nông nghiệp phát triển vững
bền và ổn định, vì đây chính là thế mạnh của nước ta khi cạnh tranh với các nền
kinh tế lớn trên thế giới. Một nền nông nghiệp không những được giữ vững về
tốc độ tăng trưởng mà còn phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại
hóa chính là đường lối của Đảng và Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Vì
vậy, các sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi
nói riêng là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp xem trọng. Trong đó công
tác đầu tư được coi là tiền đề căn bản, quyết định mức độ thành công hay thất
bại của sản phẩm.
Công ty XNK và Đầu tư là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Đầu những năm 2000, theo chính sách khuyến khích sản
xuất thức ăn chăn nuôi của Nhà nước, Công ty đã có dự án đầu tư sản xuất thức
ăn chăn nuôi Nam Mỹ, và trở thành sản phẩm chiến lược của Công ty với khối
lượng đầu tư ngày càng lớn. Dự án đã đem lại hiệu quả đầu tư đáng chú ý cho
doanh nghiệp và cho nền kinh tế nước ta.
Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty XNK và Đầu tư, kết hợp với kiến
thức tích lũy được, em đã chọn đề tài: “Đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi tại
công ty XNK và Đầu tư (IMEXIN)”. Nội dung của chuyên đề là sự tổng hợp và
phân tích dựa trên những tài liệu mà Công ty cung cấp và các kiến thức đã học
về công tác đầu tư trên nhiều phương diện để sản xuất ra sản phẩm thức ăn
chăn nuôi Nsm Mỹ của Công ty, từ đó rút ra những kết quả và hiệu quả đạt
được.
Chuyên đề được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty XNK và Đầu tư (IMEXIN).
Chương 2: Thực trạng đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty XNK và
Đầu tư (IMEXIN).
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư sản xuất thức
ăn chăn nuôi tại công ty XNK và Đầu tư (IMEXIN).
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do lần đầu tiếp cận với vấn đề và kiến thức
còn hạn chế nên chuyên đề này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
được các thầy cô cùng các bạn và những người quan tâm góp ý.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ (IMEXIN)
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ
1. Giới thiệu khái quát về Công ty
Tên công ty: Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư
Tên giao dịch quốc tế: Import – Export And Investment Corporation.
Tên viết tắt: IMEXIN.
Giám đốc: Lê Tiến Chiến
Trụ sở: Số 62 Ngõ 149 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 8513203 – 8230313
Fax: 8453435
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 200597 do UBKH Thành phố
Hà Nội cấp ngày 03/01/1995.
Giấy chứng nhận đăng ký Thuế mã số: 0100106835 do Cục thuế Hà Nội cấp
ngày 24/05/1998.
Giấy chứng nhận mã số, mã vạch trên sản phẩm hàng hoá IMEXIN số BH
0052 ngày 02/07/2002 do Hội khoa học kỹ thuật mã số, mã vạch Việt Nam cấp.
Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư là một trong những doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc Liên minh hợp tác xã Việt Nam . Là đơn vị hạch toán độc lập, có tư
cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Công ty được phép kinh doanh: Mua, bán buôn, bán lẻ nông sản, thực phẩm,
lâm sản, thủy sản, thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu; nhập khẩu các loại
máy móc, hàng tiêu dùng; giao nhận vận tải, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản
phẩm tre gỗ…
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Quá trình hình thành và phát triển củâ công ty XNK và Đầu tư có thể
chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn trước năm 1975
Tiền thân của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư (IMEXIN) là Công ty kinh
doanh tổng hợp cấp I, thuộc Ban quản lý hợp tác xã mua bán Việt Nam, được
thành lập ngày 10/4/1970 theo QĐ 204/HT-TC của Bộ Nội Thương (nay là bộ
Công Thương). Là công ty cấp I (cấp Trung ương) của nhà nước nên chức năng
chính của công ty là: tổ chức thu mua, bán buôn bán lẻ nông sản, thực phẩm,
lâm sản, thuỷ hải sản… cho các công ty cấp II (cấp tỉnh), cấp III (cấp huyện) và
các cơ quan, xí nghiệp ở Trung ương, chủ yếu phân bố trên miền Bắc nước ta.
Giai đoạn 1975 - 1987
Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất, Đảng và
nhà nước ta chủ trương mở rộng phát triển kinh tế nhằm khôi phục đất nước
sau chiến tranh. Nhờ đó mà công ty có điều kiện mở rộng phạm vi và loại hình
kinh doanh. Công ty đề nghị Bộ Nội thương ra quyết định thành lập thêm một
số trạm kinh doanh.
+ Trạm kinh doanh số I và II tại Hà Nội với chức năng sản xuất kinh doanh trên
địa bàn miền Bắc.
+ Trạm kinh doanh số III tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với chức
năng hoạt động kinh doanh trên địa bàn miền Trung.
+ Trạm kinh doanh số IV tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động kinh
doanh trên địa bàn miền Nam .
Trong thời gian này Công ty hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
công ty là đơn vị đầu ngành Hợp tác xã mua bán, cung ứng hàng hóa cho các
Công ty, Hợp tác xã mua bán cấp tỉnh, huyện trên địa bàn cả nước nhưng chủ
yếu vẫn là địa bàn miền Bắc.
Giai đoạn 1988 - 1999
Tháng 12 năm 1988 công ty đổi tên thành Công ty Kinh doanh tổng hợp Hợp
tác xã mua bán miền Bắc theo quyết định số: 124/NT-QĐ ngày 01/12/1988.
Ngày 29/12/1994 công ty được đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu
tư (IMEXIN) trực thuộc Hội đồng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thành lập
theo quyết định số 4286/QĐ-HĐLM của Hội đồng Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam .
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Từ năm 2000 hoạt động của công ty không ngừng được mở rộng sang lĩnh vực
đầu tư, sản xuất và dịch vụ.
- Năm 2000 công ty xây dựng và cho đi vào hoạt động Xưởng sản xuất chiếu
tre tại Thanh Hóa .
- Năm 2002 Nhà máy Sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ được xây dựng tại
Hà Nam và đi vào hoạt động năm 2003.
- Công ty tích cực phát triển các loại hình dịch vụ (xuất nhập khẩu, ăn uống,
nhà hàng, khách sạn du lịch).
Từ khi thành lập đến nay hoạt động của công ty không ngừng phát triển. Phạm
vi kinh doanh của công ty không chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nước mà còn đang
vươn ra thị trường nước ngoài như: Thị trường truyền thống Đông Âu, Trung
Quốc, các nước Đông Nam Á, Nam Á. Các bạn hàng lớn của công ty là Trung
Quốc, Lào và Thái Lan. Sản phẩm và dịch vụ của công ty ngày càng chất lượng
và phong phú, đã thu được hiệu quả cao và đem lại nhiều lợi nhuận cho công
ty.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức Công ty IMEXIN
Nguồn: Giải pháp hoàn thiện tổ chức Công ty XNK và Đầu tư (Tháng 1 năm
2008)
Mô hình tổ chức Công ty
Bộ máy của công ty XNK và Đầu tư IMEXIN được tổ chức theo mô hình trực
tuyến chức năng. Bộ máy quản lý được chia thành các bộ phận khác nhau mỗi
bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban
Giám đốc.
Công ty có tổng số đơn vị sản xuất kinh doanh và phòng ban là 12, với:
- 7 Phòng chức năng + kinh doanh
- 5 Đơn vị kinh doanh có con dấu riêng
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và đơn vị trực thuộc
Các phòng ban:
o Phòng tổ chức hành chính:
- Làm công tác tổ chức cán bộ: Giúp giám đốc tiếp nhận, điều động, nâng
lương, đề bạt và làm các thủ tục thành lập.
- Xây dựng các đề án tổ chức
- Làm các chế độ bảo hiểm xã hội và các công việc liên quan khác.
- Làm các công việc hành chính, văn thư, đánh máy, mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho quá trình làm việc.
o Phòng Kế toán – Tài chính:
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc tổ chức thực hiện công tác thống kê kế
toán, quản lý một cách khoa học và hợp lý theo đúng điều lệ và nhiệm vụ của
kế toán, đáp ứng các yêu cầu quản lý của công ty.
o Phòng Dịch vụ và Du lịch:
Chuyên tổ chức các tour nội địa và tour nước ngoài và thực hiện các hoạt động
dịch vụ khác trong công ty.
o Phòng Xuất nhập khẩu:
Thực hiện các công việc liên quan tới quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá như
là: Đại lý trung gian tiến hành xuất nhập khẩu ủy thác để hưởng phần chênh
lệch hoa hồng. Phương thức kinh doanh chủ yếu là tạm nhập tái xuất, nhập
khẩu các hàng hoá phục vụ cho sản xuất của công ty và việc kinh doanh nội
địa.
Các chi nhánh, cơ sở sản xuất trực thuộc khác:
o Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Hoạt động chủ yếu là xuất khẩu.
o Chi nhánh tại Quảng Bình: Kinh doanh tổng hợp trong nội địa là chính.
o Xí nghiệp chiếu tre Thọ Xuân – Thanh Hóa: sản xuất các mặt hàng chiếu,
đũa vệ sinh, đệm ghế ô tô, salon…
o Tổ hợp Mây, Tre đan xuất khẩu tại thôn Yên Kiện, Đông Phương Yên,
Chương Mỹ, Hà Tây: sản xuất các mặt hàng Mây Tre đan với nhiều loại mẫu
mã chủng loại phù hợp với thị hiếu trong và ngoài nước.
o Nhà máy thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ tại Bình Lục, Hà Nam, chuyên sản
xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm với dây chuyền công nghệ tiên tiến,
sản phẩm của Nhà máy đã có thị phần đáng kể trên thị trường và được người
tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
4. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Theo điều lệ Công ty, chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là:
- Kinh doanh tổng hợp: Mua bán các loại hàng hóa vật tư, thiết bị máy móc
phục vụ sản xuất; Kinh doanh ăn uống, nhà hàng khách sạn kho bãi, dịch vụ lữ
hàng nội địa và quốc tế, vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh hàng kim khí
điện máy và các mặt hàng phục vụ sản xuất công, nông nghiệp.
- Gia công sản xuất chế biến các mặt hàng thức ăn chăn nuôi và xuất nhập khẩu
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc.
- Sản xuất và xuất khẩu chiếu tre và các sản phẩm tre, gỗ.
- Thực hiện các Dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Xây dựng và tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện có hiệu quả mọi
mục tiêu đề ra về năng suất lao động, lợi nhuận, ổn định công ăn việc làm cho
người lao động và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Tạo lập và huy động vốn, vật tư, trang trải về tài chính, có trách nhiệm quản
lý và sử dụng các nguồn vốn theo đúng chế độ tài chính. Nghiên cứu khả năng
đầu tư phát triển sản xuất về công nghệ, thị trường, mặt hàng.
Công ty XNK và đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, chủ
động xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hoàn thành
tốt kế hoạch đề ra của công ty.
Như vậy, ta có thể thấy lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty IMEXIN rất
đa dạng và phong phú, trên nhiều lĩnh vực nhằm khai thác mọi tiềm năng của
thị trường. Là một doanh nghiệp có tuổi đời khá lâu, công ty đã đạt được những
thành tựu đáng kể trên bước đường phát triển của mình, đã và đang tích lũy
kinh nghiệm cũng như cải thiện đổi mới các hoạt động cho phù hợp.
Trong đó, các lĩnh vực hoạt động chính của công ty gồm có: hoạt động
xuất nhập khẩu và các dịch vụ về xuất nhập khẩu, hoạt động thương mại nội địa
và các hoạt động sản xuất.
Hoạt động Xuất nhập khẩu hàng hóa và Dịch vụ xuất nhập khẩu
Về hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ xuất nhập khẩu, công ty IMEXIN đảm
nhận các nhiệm vụ chính sau: thứ nhất là xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ
tiêu dùng và phục sản xuất, thứ hai là dịch vụ logistic.
Công ty xuất khẩu hoa quả, nông phẩm, quần áo; nhập khẩu chủ yêú máy móc
thiết bị. Logistics, hay còn gọi là hoạt động giao nhận vận tải, được công ty đặc
biệt chú trọng. Hình thức kinh doanh dịch vụ logistics của công ty gồm có dịch
vụ giao nhận đối với kinh doanh tạm nhập tái xuất và quá cảnh hàng hóa qua
Việt nam, các hoạt động này ngày càng đem lại cho Công ty những lợi nhuận
và khối lượng lớn.
Thương mại nội địa
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, IMEXIN còn đảm nhận
lĩnh vực kinh doanh nội địa. Cơ cấu hàng hóa kinh doanh nội địa của công ty
chủ yếu gồm các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ, các mặt hàng tiêu dùng
như quần áo, thực phẩm công nghệ như mì chính, nước mắm, bột canh, đồ
hộp…
Sản xuất chiếu tre, sản phẩm tre gỗ; Sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc,
gia cầm
Công ty có hai dự án và đã tiến hành đầu tư: Nhà máy Sản xuất thức ăn chăn
nuôi Nam Mỹ và Xí nghiệp Chiếu tre IMEXIN.
Các sản phẩm sản xuất đều được Công ty kinh doanh trong nước và xuất khẩu,
chiếm thị phần đáng kể trên thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao về
chất lượng.
5. Nhân sự Công ty
a. Đội ngũ lao động
Từ khi chính thức thành lập, IMEXIN luôn quan tâm đến việc tuyển dụng lao
động đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng. Đến nay, Công ty đang có
hơn 170 cán bộ công nhân viên làm việc tại các phòng ban và hệ thống đơn vị
trực thuộc, cùng hơn 200 lao động làm việc trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ,
nhà máy, xí nghiệp. Do yêu cầu về công việc nên công ty đang có kế hoạch
tuyển thêm nhân sự, tập trung vào lớp người trẻ, năng động, trình độ cao. Các
nhân viên trong Công ty làm việc cố gắng, có trách nhiệm và đoàn kết, tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau về kinh nghiệm, thời gian công tác, hoàn thành tốt công
việc được giao.
Theo biên chế Tổ chức của công ty, Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty
tính đến năm 2008 là 175 người, với các trình độ chuyên môn và hình thức lao
động khác nhau. Cơ cấu lao động của IMEXIN thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty XNK và Đầu tư
STT Chỉ tiêu
Số lượng
(người)
Tỷ lệ trong
tổng LĐ (%)
1 Cán bộ quản lý 69 39,4
- Cán bộ quản lý kỹ thuật 23 13,1
+ Số có trình độ đại học 17 9,7
+ Số có trình độ cao đẳng, trung cấp 6 3,4
- Cán bộ quản lý kinh tế 46 26,3
+ Số có trình độ đại học 38 21,7
+ Số có trình độ cao đẳng, trung cấp 8 4,6
2 Công nhân kỹ thuật 60 34,3
- Công nhân kỹ thuật bậc 4 trở lên 25 14,3
- Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở xuống 35 20,0
3 Lao động phổ thông 46 26,3
- Số thực hiện HĐLĐ không xác định thời hạn 32 18,3
- Số thực hiện HĐLĐ thời vụ dưới 1 năm 14 8,0
Tổng 175 100
Nguồn: Giải pháp hoàn thiện tổ chức Công ty XNK và Đầu tư (Tháng 1 năm
2008)
Có thể chia nguồn nhân lực của Công ty theo 3 tiêu chí: Cán bộ quản lý gồm
các cán bộ quản lý kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế, công nhân kỹ thuật đảm
nhận công việc kiểm tra, phân loại hàng hóa, nhận hàng, và lao động phổ thông
đảm nhận công việc bốc dỡ hàng hóa. Trong đó, cán bộ quản lý chiếm 39,4%,
công nhân kỹ thuật chiếm 34,3%, lao động phổ thông chiếm 26,3%, cho thấy
lực lượng lao động của Công ty phân bố khá đều theo cấp bậc. Lực lượng lao
động của Công ty có trình độ tương đối cao: 17 trên 23 cán bộ quản lý kỹ thuật
có trình độ đại học, 38 trên 46 cán bộ quản lý kinh tế có trình độ đại học, còn
lại là cao đẳng và trung cấp. Công ty có 25 trên 60 công nhân là công nhân kĩ
thuật bậc 4 trở lên. Đây là lợi thế lớn của công ty trong việc nâng cao sức cạnh
tranh và khẳng định vị thế trên thị trường. Do tính chất phức tạp của ngành sản
xuất và xuất nhập khẩu, nên công ty luôn đảm bảo đội ngũ lao động nhiều
thành phần, bao gồm những cán bộ dày dạn kinh nghiệm ở vị trí lãnh đạo và
các nhân viên trẻ, năng động có thể đảm nhận việc sổ sách, giao dịch với khách
hàng cũng như làm việc tại các cửa khẩu.
b. Chính sách đãi ngộ
- Đãi ngộ phi vật chất:
Với quan điểm coi yếu tố con người là nền tảng cho sự phát triển của IMEXIN,
Công ty rất coi trọng công tác nâng cao chất lượng lao động và đào tạo nguồn
nhân lực. Hàng năm công ty đều quan tâm đầu tư cho hoạt động đào tạo, kiểm
tra, bảo vệ sức khỏe định kì cho cán bộ công nhân viên. Công ty thường xuyên
tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở trong và ngoài nước về các chủ
đề chuyên môn và nghiệp vụ khác nhau nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức
cho nhân viên.
Công ty luôn chú trọng tạo cơ hội bình đẳng cho từng cán bộ công nhân viên để
có thể phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của tập thể lao động trong công
việc.
- Đãi ngộ vật chất:
Không chỉ dừng ở việc tạo lập một môi trường lao động thoải mái, tích cực,
công ty còn quan tâm chu đáo đến đời sống, không ngừng cải thiện và nâng cao
thu nhập của người lao động. Điều này đã giúp người lao động yên tâm gắn bó,
cống hiến cho đơn vị.
Như vậy với chính sách đãi ngộ của mình, Công ty không những thu hút và
nuôi dưỡng được nhiều lao động chất lượng cao mà còn tạo ra được bầu không
khí lao động cạnh tranh lành mạnh, phát huy tốt nhất tiềm lực con người nhằm
thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY XNK
VÀ ĐẦU TƯ
1. Đặc điểm về vốn
Qui mô vốn lớn và tốc độ tăng vốn nhanh. Vốn cố định chiếm tỉ trọng
ngày càng lớn.
Công ty đi vào hoạt động với qui mô vốn trung bình nhưng đến nay qui mô vốn
của công ty khá lớn. Tổng số vốn đăng kí kinh doanh của công ty là 3.793 triệu
đồng . Trong đó, vốn cố định là: 1.531 triệu đồng, vốn lưu động là 2.262 triệu
đồng. Sau gần 40 năm hoạt động, qui mô vốn của công ty ngày càng tăng, vốn
tham gia kinh doanh hiện nay đã lên đến 51.130 triệu đồng. Trong đó, vốn cố
định là: 34.025 triệu đồng, vốn lưu động là: 16.925 triệu đồng. Như vậy, tỷ
trọng vốn cố định trong tổng vốn từ chiếm hơn 1/3, sau đó tăng lên vượt vốn
lưu động, chiếm 66,5% tổng số vốn.
Có thể giải thích đặc điểm này bởi những nguyên nhân sau:
- Lĩnh vực và mặt hàng sản xuất kinh doanh của IMEXIN ngày càng được mở
rộng, công ty cũng cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của
mình vì thế qui mô vốn tăng. Mặt khác, qui mô vốn tăng cũng cho thấy hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng, đem lại lợi
nhuận và tạo điều kiện cho tích lũy vốn.
- Vốn cố định tăng do trong quá trình hoạt động, IMEXIN đã tiến hành xây
dựng thêm các cơ sở kinh doanh thực thuộc, mở rộng đầu tư vào Nhà máy Sản
xuất Thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ và Xí nghiệp chiếu Thanh Hoá.
Vốn tự có (khoảng 25,375 tỷ đồng) và vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng vốn của Công ty.
Trong vốn tự có, vốn Ngân sách Nhà nước vào khoảng 3,7 tỷ đồng. Tỷ
trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư ngày càng tăng, cho thấy Công ty đang
dần chủ động hơn về vốn. Vì trong quá trình hình thành và phát triển, IMEXIN
hoạt động kinh doanh khá hiệu quả nên tỷ lệ lợi nhuận tích lũy được ngày càng
nhiều góp phần làm tăng thêm nguồn vốn tự có.
Trong các hình thức vay vốn của IMEXIN, bao gồm vay ngân hàng, vay
bạn hàng và vay từ các tổ chức tài trợ thì hình thức vay ngân hàng được công ty
thường sử dụng thường xuyên nhất. Tổng các khoản vay ngân hàng của công ty
hàng năm lên tới khoảng 15-20 tỷ đồng. Công ty đa dạng hóa nguồn vốn vay
của mình bằng cách vay từ nhiều ngân hàng khác nhau. Các ngân hàng mà
IMEXIN tin cậy là ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Công thương Việt
Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng VIBank
(Láng Hạ).
2. Đặc điểm về hoạt động đầu tư
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu kèm theo mảng đầu tư, các
hoạt động đầu tư của IMEXIN khá da dạng.
Các lĩnh vực đầu tư chính (chiếm chủ yếu vốn đầu tư) của Công ty có thể chia
làm hai nhóm chính: Đầu tư cho hoạt động sản xuất (gồm có đầu tư cho sản
xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất chiếu và sản xuất nước uống tinh khiết) và đầu
tư cho các hoạt động kinh doanh khác (hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động
kinh doanh nội địa).
Trong đó, vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng vốn đầu tư và tiếp tục tăng qua các năm về số vốn đầu tư,
nhưng tỉ trọng lại có xu hướng giảm: năm 2006 là 80,20%; năm 2007 là
79,29%; 77,55% tính đến năm 2008 (Bảng 2) cho thấy IMEXIN đang đầu tư
theo xu hướng hợp lý hóa và cân bằng hơn giữa các lĩnh vực. Lĩnh vực sản xuất
nước uống tinh khiết chiếm ít vốn đầu tư nhất. Các lĩnh vực còn lại là sản xuất
chiếu, xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa chiếm tỷ lệ đầu tư khá đồng đều,
riêng xuất nhập khẩu ngày càng được đầu tư với vốn lớn hơn.
Bảng 2: Cơ cấu đầu tư của Công ty IMEXIN
theo lĩnh vực giai đoạn 2006 - 2008
STT
Nội dung
đầu tư
2006
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
2007
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
2008
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
1
Sản xuất thức
ăn chăn nuôi
34.820 80,20 37.162 79,29 48.006 77,55
2 Sản xuất chiếu 2.215 5,08 2.451 5,23 2.932 5,73
3 Xuất nhập khẩu 3.516 8,10 4.763 10,16 6.242 12,21
4
Sản xuất nước
uống tinh khiết
725 1,67 812 1,73 1.350 2,64
5
Kinh doanh
nội địa
2.152 4,95 1.678 3,58 954 1,87
Tổng 43.418 100 46.866 100 51.130 100
Nguồn: Phòng Kinh doanh I công ty XNK và Đầu tư IMEXIN
Trong năm 2008, công ty đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động xuất nhập khẩu, tỷ
trọng vốn đầu tư cho hoạt động xuất nhập khẩu gấp rưỡi năm 2007 trong khi đó
vốn dành cho kinh doanh nội địa lại giảm. Nguyên nhân là hiện nay các mặt
hàng xuất khẩu của công ty đã tạo được uy tín trên thị trường có lãi, còn các
mặt hàng kinh doanh nội địa thì đã phổ biến và là các mặt hàng thông thường bị
cạnh tranh mạnh mẽ bởi các tư thương nên không đem lại lợi nhuận cao. Năm
2007 và 2008 công ty đang khai thác triệt để xu hướng tiêu dùng rau quả sạch
đã chủ động mở hướng khai thác nhập khẩu hoa quả từ Australia về tiêu thụ
trong nước. Qua thời gian thử nghiệm đến nay doanh thu khá ổn định, đem lại
lợi nhuận đáng kể cho công ty.
3. Đặc điểm về hình thức huy động vốn đầu tư
Nguồn vốn hiện có của Công ty chủ yếu bao gồm vốn tự có và vốn vay, ngoài
ra còn có vốn chiếm dụng và các nguồn vốn khác chiếm tỉ lệ nhỏ.
Vốn tự có: Là một doanh nghiệp nhà nước, vốn tự có ban đầu của Công ty
IMEXIN là nguồn vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước. Lợi nhuận giữ lại hàng
năm được bổ sung góp phần tăng qui mô nguồn vốn này. Đây là nguồn vốn cơ
bản lâu dài để phát triển và mở rộng phạm vi kinh doanh của Công ty.
Vốn vay: Ngoài phần vốn tự có (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc
biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó có thể
đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được
số vốn lớn, tức thời. Vốn vay của Công ty IMEXIN được huy động chủ yếu
bằng cách vay vốn từ các ngân hàng trong nước. Hiện nay việc vay vốn để
thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã được tạo nhiều thuận lợi bởi
các ngân hàng.
Ngoài ra, Công ty vay từ các nhà nhập khẩu và khách hàng của Công ty,
đặc biệt là khách hàng mua với khối lượng lớn, các bạn hàng quen thuộc, có
mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên để vay vốn từ các khách hàng này cũng gặp
phải một số khó khăn như công ty phải thường xuyên đảm bảo được các hợp
đồng đã ký kết về khối lượng và chất lượng từng loại hàng hóa theo đúng yêu
cầu hợp đồng.
Vốn chiếm dụng: Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng, xuất
phát từ việc chiếm dụng tiền hàng của bạn hàng thông qua thanh toán trả chậm
khi nhập hàng hoặc xin ứng vốn trước khi xuất hàng.
Các nguồn vốn khác:
- Huy động vốn từ cán bộ, nhân viên của công ty: Công ty huy động vốn từ các
cán bộ, công nhân viên của mình bằng cách vay trực tiếp hoặc thông qua các
khoản phải trả công nhân viên. Đây là một nguồn vốn linh động vì không phải
chịu sức ép về lãi suất.
- Đầu tư, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài: công ty thông qua liên
doanh với các liên doanh phía nước ngoài để thực hiện chế biến các sản phẩm
để xuất khẩu dựa trên quan điểm “ hai bên cùng có lợi ” để tạo mối quan hệ bền
tốt giữa công ty và đối tác.
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XNK
VÀ ĐẦU TƯ
Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều nhằm
mục đích tìm kiếm lợi nhuận, sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả.
Nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư IMEXIN là sản xuất, kinh
doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp và mục đích cuối cùng cũng là đem
lại nhiều lợi nhuận.
Hiện nay, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế cùng với các
chính sách ưu đãi trong thương mại quốc tế của nhà nước, hoạt động kinh
doanh ngoại thương thành phố Hà Nội nói riêng đang từng bước khởi sắc. Đó
là thời cơ, tiền đề cho sự phát triển vươn lên của công ty xuất nhập khẩu và đầu
tư IMEXIN. Đến nay hoạt động sản xuấtt kinh doanh của công ty đã đi vào ổn
định tạo điều kiện khả quan cho sự phát triển trong tương lai.
Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận phần lớn có xu hướng tăng. Điều này
cho thấy công ty đã hoạt động khá hiệu quả trong giai đoạn 2006 – 2008. Tổng
doanh thu của công ty tăng khá đều đặn trong giai đoạn ba năm vừa qua. Năm
2006 doanh thu của công ty là 172.173 triệu đồng, năm 2007 là 190.848 triệu
đồng, năm 2008 tăng lên 211.268 triệu đồng (Bảng 3). Như vậy, mức tăng
doanh thu năm 2007 so với năm 2006 là 10,5%; năm 2008 tăng 10,7% so với
năm 2007. Lợi nhuận của công ty vẫn tăng từ năm 2006 đến năm 2007 nhưng
năm 2008 lợi nhuận có chiều hướng giảm (-2,66% so với năm 2007) . Dự báo
năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ còn gặp nhiều khó
khăn do vẫn chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, công
ty vẫn luôn nỗ lực để giữ mục tiêu tăng lợi nhuận.
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của IMEXIN từ năm 2006 đến năm 2008
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tỷ lệ tăng (%)
2007/2006 2008/2007
1 Tổng doanh thu 172.713 190.848 211.268 10,50 10,70
2 Giá vốn hàng bán 168.929 186.942 207.240 10,66 10,86
3 Lợi nhuận gộp 2.784 2.906 3.028 4,38 4,20
- Tỷ suất lợi nhuận gộp 1,61 1,52 1,43 -5,54 -5,87
4 Chi phí kinh doanh 2.037 2.080 2.224 2,11 6,92
- Tỷ suất chi phí 1,18 1,09 1,05 -7,59 -3,41
5 Lợi nhuận thuần 747 826 804 10,58 -2,66
- Tỷ suất lợi nhuận thuần 0,43 0,43 0,38 0,07 -12,07
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty XNK và Đầu tư IMEXIN
Các khoản chi phí kinh doanh của công ty đã tăng trong các năm vừa qua: Năm
2007 tăng 8,6% so với năm 2006, năm 2008 tăng 11,1% so với năm 2007,
nguyên nhân là gần đây do tác động của những biến động của nền kinh tế như
lạm phát cuối năm 2007 và đầu năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới, khiến
cho IMEXIN phải tăng cường chi phí quản lý để ứng phó với các biến động của
thị trường đến hoạt động sản xuất của mình, đó là nguyên nhân khiến cho công
ty không thể giảm được giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán của công ty có tỷ
lệ tăng khá cao, 10,66% từ năm 2006 đến năm 2007 và 10,86% từ năm 2007
đến năm 2008. Tuy nhiên, tỷ suất chi phí trên tổng doanh thu lại giảm cho thấy
IMEXIN đã quản lý tốt chi phí của mình.
Kết quả hoạt động kinh doanh có lãi những năm qua đã giúp công ty tái đầu tư
mở rộng, quan tâm tốt hơn đến đời sống người lao động, cũng như đóng góp
nhiều hơn cho ngân sách nhà nước. Thu nhập của cán bộ công nhân viên của
công ty ngày càng được cải thiện năm 2006 đạt 2.800.000 đ/tháng, năm 2007
đạt 2.850.000đ/tháng, năm 2008 đạt 3.000.000đ/tháng.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ SẢN XUẤT
THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ (IMEXIN)
I. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI NAM
MỸ
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy sản xuất thức ăn chăn
nuôi Nam Mỹ
Sau hơn 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty XNK và đầu tư
(IMEXIN) quyết định mở rộng lĩnh vực sản xuất, khai thác tiềm năng của thị
trường. Năm 2002, công ty tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn
nuôi Nam Mỹ và đưa vào hoạt động năm 2003.
Theo khảo sát của công ty, Việt Nam đang thiếu sự tác động của khoa học hiện
đại trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thức ăn cho gia súc, gia cầm chủ yếu là
thức ăn thô như ngô, khoai, sắn chưa qua chế biến. Trong khi đó các nước tiên
tiến chăn nuôi gia súc, gia cầm phần lớn bằng thức ăn tinh, đã qua chế biến, có
bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng. Nó có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy
quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Hơn nữa, vật nuôi có nhiều
chủng loại, chia ra nhiều mục đích chăn nuôi khác nhau như: vật nuôi lấy
giống, vật nuôi lấy thịt… nên phải có các chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho
từng loại. Vì vậy, công ty XNK và Đầu tư đã tiến hành xây dựng nhà máy Thức
ăn chăn nuôi Nam Mỹ trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về chức năng nhiệm vụ,
địa điểm… của nhà máy.
Giới thiệu khái quát về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ:
Tên: Nhà máy Sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ.
Là chi nhánh của công ty XNK và Đầu tư (IMEXIN).
Địa điểm: Thị trấn Bình Mỹ, Bình Lục, Hà Nam .
Tổng diện tích được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất: 11.273
m
2
. Thời hạn sử dụng: 40 năm.
Nhà máy thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ được đầu tư với khối lượng vốn lớn và
dây chuyền công nghệ thế hệ mới hiện đại tự động hóa 100% ; Công suất
60.000 tấn/năm.
Sản phẩm: Thức ăn chăn nuôi các loại cho gia súc, gia cầm.
Do Công ty rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm nên sản phẩm thức ăn chăn
nuôi Nam Mỹ càng ngày càng có uy tín và chiếm được thị phần đáng kể trên thị
trường . Sản xuất thức ăn chăn nuôi là chiến lược phát triển đúng đắn của công
ty XNK và Đầu tư.
2. Chức năng nhiệm vụ của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ
Theo điều lệ công ty, chức năng nhiệm vụ chính của nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi Nam Mỹ là:
- Thu mua, nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Sản xuất các loại thức ăn tinh cho gia súc, gia cầm, đảm bảo tiêu chuẩn về
chất lượng và số lượng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần
xuất khẩu sang nước ngoài.
- Marketing, quảng bá sản phẩm tới khách hàng, giao hàng cho khách đúng thời
hạn và số lượng.
- Quản lý vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động và ngày càng phát triển hệ thống
nguồn nhân lực của nhà máy.
Việc xác định chức năng nhiệm vụ của nhà máy sản xuất thức ăn chăn
nuôi Nam Mỹ đã góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất của nhà máy và
đem lại hiệu quả tốt trong sản xuất kinh doanh.
II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN
NUÔI CỦA CÔNG TY XNK VÀ ĐẦU TƯ IMEXIN
1. Chính sách về huy động vốn đầu tư
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ và duy trì
hoạt động của nhà máy yêu cầu một lượng vốn lớn vì vậy công ty có chiến
lược huy động vốn dài hạn. Tổng vốn đầu tư ban đầu của nhà máy là trên 30 tỷ
đồng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí mua sắm thiết bị, giải phóng mặt bằng,
chi phí dự phòng và vốn lưu động ban đầu. Vì ngay từ khi xây dựng đã yêu cầu
một lượng vốn lớn như vậy nên công ty đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác
nhau. Trong đó, nguồn vốn vay chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng, vốn tự có
chiếm khoảng 30%.
Để duy trì hoạt động của nhà máy thì Công ty XNK và Đầu tư đã xây
dựng chính sách huy động vốn hàng năm. Trong đó, công ty chủ trương những
sẽ đem lợi nhuận tích luỹ được mỗi năm để đưa vào trang trải chi phí năm sau.
Vì vậy, lượng vốn tự có chiếm tỉ lệ ngày càng lớn.
Bảng 4: Nguồn vốn huy động cho sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty
XNK và Đầu tư IMEXIN.
STT Nguồn vốn
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị
(Trđ)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ lệ
(%)
1 Vốn chủ sở hữu 16.630 47,76 21.532 57,94 27.901 58,12
2 Vốn vay ngân hàng 13.649 39,2 11.375 30,61 12.650 26,35
3 Vốn chiếm dụng 4.541 13,04 4.255 11,45 7.455 15,53
Tổng mức vốn 34.820 100 37.162 100 48.006 100
Nguồn: Phòng Kinh doanh I Công ty XNK và Đầu tư
Sau một thời gian hoạt động và phát triển thì nguồn vốn chủ sở hữu đã dần
chiếm tỷ lệ cao hơn so với vốn vay: chiếm 47,76% tổng vốn đầu tư năm 2006,
57,94% năm 2007 và 58,12% năm 2008. Vốn chủ sở hữu của công ty đầu tư
vào sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm ba thành phần: vốn tự có của công ty, lợi
nhuận tích luỹ được trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và lợi nhuận tích luỹ
được trong các hoạt động kinh doanh khác. Trong đó, lợi nhuận tích luỹ được
trong sản xuất thức ăn chăn nuôi được huy động toàn bộ cho vốn đầu tư của
năm sau. Nguồn vốn này thường sử dụng cho việc đầu tư mới, nâng cấp tài sản
cố định, đầu tư cho nguyên nhiên liệu.
Công ty tiếp tục tin cậy vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng như
VIBank, Vietinbank, Ngân hàng Nông nghiệp… vì lãi suất ổn định thay vì vay
của các doanh nghiệp khác. Để tận dụng vốn từ các bạn hàng của mình thì
IMEXIN sử dụng hình thức huy động vốn chiếm dụng, bằng cách trả chậm cho
nhà cung cấp hoặc chiếm dụng tiền hàng của người mua. Đây là một hình thức
vay vốn ngắn hạn và chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng vốn đầu tư, chỉ khoảng
10-15% trong tổng nguồn vốn huy động.
2. Chính sách về mặt hàng
Để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường vốn đã tạo được
thương hiệu như cám Cagrill, cám Con Cò…, chất lượng và chủng loại sản
phầm luôn là vấn đề được công ty quan tâm.
Trước hết, ta tìm hiểu về sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Để tìm hiểu khái niệm
thức ăn gia súc, gia cầm, ta làm rõ khái niệm về chất dinh dưõng và thức ăn.
“Chất dinh dưỡng” là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học mà có thể giữ
được sự tăng trưởng, sinh sản, cho sữa một cách bình thường hoặc duy trì sự
sống nói chung. Theo đó, “thức ăn” được dịnh nghĩa là một vật liệu có thể ăn
được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng. Wolbien (997) định nghĩa rằng tất cả
những gì gia súc, gia cầm ăn vào hoặc có thể ăn vào được mà có tác dụng tích
cực đối với quá trình trao đổi chất thì gọi là thức ăn gia súc, gia cầm.
Trong chăn nuôi, yếu tố dinh dưỡng có vai trò quyết định đến việc thành bại
của nghề chăn nuôi vì thức ăn chiếm tới 75 – 80% tổng chi phí để sản xuất ra
sản phẩm thịt. Cho nên muốn tăng hiệu quả kinh tế thì phải làm như thế nào để
chi phí đầu tư vào thức ăn thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Muốn vậy,
người sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có hiểu biết và vận dụng được kiến thức
về dinh dưỡng cho gia súc và gia cầm để từ đó có các biện pháp đầu tư vào
thức ăn hữu hiệu nhất, đem lại lợi ích kinh tế nhất.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường về nhu cầu sản phẩm cùng với nghiên cứu
tiềm lực của công ty, IMEXIN đã có chiến lược đầu tư vào các mặt hàng thức
ăn chăn nuôi đa dạng.
• Theo mục đích chăn nuôi
Công ty sản xuất các loại thức ăn cho hầu hết các giống gia súc và gia cầm chủ
yếu được chăn nuôi tại Việt Nam , cụ thể là các loại vật nuôi sau:
- Về thức ăn cho lợn: gồm có thức ăn cho lợn con, lợn nuôi lấy thịt, lợn đực
giống, lợn choai, lợn nái.
- Về thức ăn cho gà: gồm có thức ăn cho gà thịt công nghiệp, gà ta thả vườn, gà
hậu bị và gà đẻ.
- Về thức ăn cho vịt: gồm có thức ăn cho vịt thịt, vịt con, vịt vỗ béo, vịt thả
đồng và vịt đẻ.
Đây là những loại gia súc, gia cầm chủ yếu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sử
dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty XNK và Đầu tư IMEXIN sẽ
giúp cho các loại vật nuôi phát triển theo ý muốn của người nông dân, nâng cao
chất lượng thịt, trứng, sữa và góp phần giúp ngành chăn nuôi nước ta phát triển.
• Theo hình thức sản phẩm
Cũng như bất cứ sản phẩm nào, những nhà sản xuất luôn đa dạng hoá sản
phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và tăng thêm cơ
hội thu lợi nhuận. Thức ăn chăn nuôi của một loại gia súc, gia cầm được sản
xuất với nhiều chủng loại phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của loại gia súc, gia cầm đó. Vì vậy, Công ty IMEXIN cũng đa dạng hoá sản
phẩm thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ được sản xuất dưới hai hình thức là thức ăn dạng
viên và thức ăn dạng bột. Trong đó, tỷ lệ thức ăn dạng viên chiếm khoảng 60 –
70%. Thực tế cho thấy, thức ăn dạng viên có nhiều ưu điểm hơn thức ăn dạng
bột, dễ sử dụng, nhiều tính năng, dễ bảo quản, tuy nhiên quá trình sản xuất
cũng phức tạp hơn, cần nhiều đầu vào nguyên liệu hơn và giá thành trên thị
trường cũng cao hơn.
• Theo tính chất sản phẩm
Theo tính chất sản phẩm, được quyết định bởi nồng độ và thành phần các chất
có trong sản phẩm, thì các mặt hàng của công ty bao gồm: cám thông thường,
thức ăn hỗn hợp, thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp đậm đặc. Mỗi loại thức
ăn lại có công dụng riêng và mang mã số riêng để tiện cho việc sản xuất và tiêu
thụ.
- Cám thông thường: là thức ăn dạng bột. Gồm có các loại cám cho lợn, cám
cho gà và cám cho vịt, mang mã số 01.
- Thức ăn hỗn hợp: là thức ăn dạng viên. Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn mà
một bao thức ăn có thể dùng cho cả gia cầm và gia súc, mang mã số 02. Trong
đó thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn được công ty chú trọng vì nhu cầu trên thị
trường về loại thức ăn này rất lớn, thức ăn hỗn hợp chia thành thức ăn hỗn hợp
bổ sung và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn đậm đặc: là thức ăn dạng viên. Thức ăn đậm đặc là loại thức ăn được
cô đặc hay chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn so với các loại thức
ăn khác, mang mã số 03.
- Thức ăn hỗn hợp đậm đặc: là thức ăn dạng viên. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc
mang tính chất của cả thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc, mang mã số 04.
Với chính sách đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm,
IMEXIN đang từng bước đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ lên vị trí
cao hơn trên thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN
NUÔI CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ
1. Khái quát chung về tình hình đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi của
công ty XNK và Đầu tư IMEXIN
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ bắt đầu đi vào hoạt động
năm 2003. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, nhà máy đã đạt được những thành
tựu đáng ghi nhận. Để có được thành tựu đó, hàng năm công ty XNK và đầu tư
đã bỏ ra những khoản vốn đầu tư tương xứng, bao gồm cả vốn cố định và vốn
lưu động. Đầu tư cho sản xuất thức ăn chăn nuôi của IMEXIN có thể chia thành
các khoản: đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư vào tài sản lưu động (nguyên vật
liệu, hàng tồn trữ) và đầu tư vào tài sản vô hình (đầu tư cho hoạt động nghiên
cứu thị trường, đầu tư nghiên cứu kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực).
Tính đến nay hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ đã được 6 năm (từ
năm 2003 đến năm 2008), tạm chia thành 2 giai đoạn đầu tư, giai đoạn 2003-
2005 và giai đoạn 2006-2008.
Giai đoạn 2003 – 2005:
Đây là giai đoạn ba năm đầu hoạt động của nhà máy. Tổng vốn đầu tư trong ba
năm lần lượt là 46.992 triệu đồng năm 2003, 27.936 triệu đồng năm 2004 và
30.724 triệu đồng năm 2005 (bảng 5). Tổng vốn đầu tư năm thứ hai hoạt động
thấp hơn so với năm đầu rồi đến năm tiếp theo lại có xu hướng tăng lên. Năm
2003 có tổng vốn đầu tư lớn vì phải đầu tư cho hầu hết tài sản cố định của nhà
máy SX TĂCN Nam Mỹ nên vốn đầu tư cho tài sản cố định lớn: 23.976 triệu
đồng, chiếm 51,1 % tổng vốn đầu tư năm 2003.
Bảng 5: Đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty XNK và Đầu tư
giai đoạn 2003-2005
STT Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)
1 Tài sản cố định 23.976 51,1 2.314 8,3 1.496 4,9
2 Tài sản lưu động 14.883 31,7 16.784 60,1 19.307 62,8
3 Tài sản vô hình 8.063 17,2 8.838 31,6 9.921 32,3
Tổng vốn đầu tư 46.922 100 27.936 100 30.724 100
Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính Công ty XNK và Đầu tư
Những năm sau của dự án chỉ tiến hành xây dựng thêm một số công trình nhỏ
và các thiết bị vật dụng cần thiết nên vốn đầu tư cho tài sản cố định không lớn,
nhường tỷ trọng cho tài sản lưu động và tài sản vô hình. Năm 2003 tỷ trọng đầu
tư cho tài sản lưu động mới chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư thì hai năm sau con
số tăng mạnh, lên tới 60,1% và 62,8%, vì năm 2003 nhà máy còn hoạt động với
công suất thấp và công ty chưa khai thác hết nguồn nguyên liệu. Hàng dự trữ
cũng là một khoản đầu tư quan trọng để nhà máy có thể duy trì hoạt động sản
xuất vì vậy vốn đầu tư cho khoản này tương đối lớn làm tăng giá trị đầu tư vào
tài sản lưu động.
Đầu tư vào tài sản vô hình của nhà máy nhìn chung chiếm tỷ lệ khá cao và
tương đương với một nửa vốn đầu tư cho tài sản lưu động và chiếm khoảng
trên 30% tổng vốn đầu tư. Như vậy, đầu tư cho tài sản vô hình trong sản xuất
thức ăn chăn nuôi là vấn đề được IMEXIN khá quan tâm. Ngoài vốn đầu tư cho
phát triển nguồn nhân lực thì việc đầu tư vào tài sản vô hình của nhà máy SX
TĂCN Nam Mỹ còn bao gồm nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật ban
đầu và hàng năm, chi phí quảng bá sản phẩm, thuê tư vấn…Đầu tư cho tài sản
vô hình của nhà máy là cần thiết và cần được nâng cao về chất lượng hàng
năm.
Giai đoạn 2006-2008:
Vốn đầu tư tiếp tục tăng cho thấy nhà máy không ngừng mở rộng quy mô sản
lượng và khai thác tiềm năng về vốn và khả năng sản xuất. Ngoại trừ đầu tư
cho tài sản cố định, thì các khoản đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi đều có xu
hướng tăng, vốn đầu tư cho tài sản lưu động và tài sản vô hình không những
tăng về mặt giá trị mà còn tăng về mặt tỷ trọng (bảng 6).
Bảng 6: Đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi của