Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn Rèn kỹ năng giải bài tập Hóa học lớp 9A1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 22 trang )

Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
MỤC LỤC
Mục lục Trang 1
A. Mở đầu Trang 2
I/ Lí do chọn đề tài Trang 2
II/ Đối tượng nghiên cứu Trang 2
III/ Phạm vi nghiên cứu Trang 2
IV/ Phương pháp nghiên cứu Trang 3
B. Nội dung Trang 3
I/ Cơ sở lí luận Trang 3
II/ Cơ sở thực tiễn Trang 4
1/ Thực trạng đối với nội dung sáng kiến kinh nghiệm Trang 4
2/ Phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng Trang 5
III/Nội dung nghiên cứu Trang 7
1/ Giải pháp nghiên cứu vấn đề Trang 7
2/ Quá trình thực hiện, sáng kiến kinh nghiệm Trang 8
IV Kết luận Trang 17
1/ Bài học kinh nghiệm Trang 17
2/ Hướng phổ biến kinh nghiệm Trang 17
Tài liệu tham khảo Trang 18
Huỳnh Thị Thanh Tâm
1
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I.Lí do chọn đề tài:
Mục đích giáo dục của nhà nước ta là đào tạo thế hệ trẻ có những phẩm
chất và năng lực, để trở thành những con người phát triển toàn diện. Quá
trình giáo dục giữ vai trò quyết định : Truyền thụ cho học sinh những kiến
thức vững chắc có khả năng vận dụng vào cuộc sống tạo niềm tin, tính


cách, thói quen, hứng thú, tình cảm…của học sinh giúp học sinh hình
thành và phát triển nhân cách.
Trong bộ môn Hóa học ngoài lý thuyết được rút ra từ các thí nghiệm
HS phải vận dụng kiến thức, kỹ năng, tiến hành các suy luận lôgic hoặc
toán học vào giải quyết một số bài tập mang tính chất định tính, định
lượng. Muốn như vậy thì HS phải có khả năng vận dụng tổng hợp các
kiến thức, kỹ năng một cách tích cực, tự lực và sáng tạo.
- Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh gặp khó
khăn khi giải các bài tập Hóa học nhất là bài tập mang tính định lượng. HS
khi vận dụng làm bài tập rất máy móc rập khuôn không biết vận dụng linh
hoạt, trong khi đó các bài tập Hóa học định lượng lại rất phong phú và đa
dạng. Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân tôi tiến hành nghiên cứu
giải pháp “Rèn kỹ năng giải bài tập Hóa học lớp 9A
1

II. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình học tập của học sinh
- Kỹ năng giải bài tập vật lý lớp 9A
2
trường THCS Thị trấn Tân Châu
- Sự quan tâm của ban giám hiệu việc dạy của giáo viên và học của học
sinh.
III. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Không gian : Rèn kỹ năng giải bài tập Hóa học lớp 9A
1
Thời gian : Chia làm 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Từ tháng 9 đến hết tháng 10: Thu thập thông tin
Huỳnh Thị Thanh Tâm
2
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A

1
+ Giai đoạn 2: Từ tháng 11 đến cuối học kì I : Tìm hiểu thực trạng nghiên
cứu
+ Giai đoạn 3: Từ cuối học kì I đến giữa học kì II: Điều tra kết quả
IV. Phương pháp nghiện cứu
- Phương pháp đọc tài liệu:
+ Sách giáo khoa hóa học lớp 9 của Lê Xuân Trọng xuất bản 2005
+ Sách bài tập hóa học lớp 9 của Lê Xuân Trọng xuất bản 2005
+ Sách giáo viên hóa học lớp 9 của Lê Xuân Trọng xuất bản 2005
+ Sách tham khảo:
* Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn
Hóa học năm 2004 nhà xuất bản giáo dục .
* Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường
THCS năm 2008 nhà xuất bản giáo dục.
* Phân loại và phương pháp giài các chuyên đề hóa học 9 – Đỗ Xuân
Hưng.
- Phương pháp điều tra:
2.1 Phương pháp dự giờ: Dự giờ học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với
đồng nghiệp ( dự giờ 1 tiết / tháng đúng chuyên môn, ngoài ra còn dự giờ
một số giáo viên dạy bộ môn khác trong tổ).
2.2 Phương pháp đàm thoại:
- Họp tổ chuyên môn (2 lần / tháng): Trao đổi với đồng nghiệp học hỏi
phương pháp, kinh nghiệm giải bài tập vật lý.
- Họp với phụ huynh học sinh (định kỳ 4 lần / năm học, học sinh yếu và
cá biệt thì trao đổi thường xuyên trong năm học): Kết hợp với gia đình để
có tìm ra biện pháp hữu hiệu giáo dục học sinh.
- Thường xuyên trao đổi với HS để tìm hiểu về thực trạng khả năng giải
bài tập của các em.
2.3 Phương pháp kiểm tra- so sánh: Kiểm tra đối chiếu kết quả qua
bốn giai đoạn: đầu năm học, giữa học kì I, học kì I, giữa học kì II.

Huỳnh Thị Thanh Tâm
3
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
+ Trò chuyện với học sinh: Đặt câu hỏi có liên quan đến đề tài như: các
em có thích học môn hóa học khi có sử dụng thí nghiệm không ?hoặc khi
sử dụng thí nghiệm thì chất lượng tiếp thu bài như thế nào?
+ Trò chuyện với đồng nghiệp: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi
sử dụng phương pháp giải bài tập.
- Phương pháp thống kê: là phương pháp kiểm tra so sánh kết quả đạt được
so với yêu cầu đề ra trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Phương pháp giải bài tập trong dạy học hóa học là một trong những
phương pháp quan trọng để tích cực hoạt động của học sinh.
Phương pháp giải bài tập là nền tảng của việc dạy và học hóa học .
Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ làm quen với các chất hóa học và trực
tiếp nắm bắt các tính chất lí hóa của chúng . Từ đó các em hiểu quá trình
hóa học .

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng đối với nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
a. Tình hình học sinh:
Lớp có 35 học sinh trong đó :
- Có 8 học sinh thực hiện thành thạo các thao tác thí nghiệm , có kĩ năng
quan sát hiện tượng nhận xét chính xác và rút ra kết luận. Vận dụng kiến
thức đã học vào các loại bài tập khá tốt do:
+ Thường xuyên thực hiện các thao tác thí nghiệm.
+ Luôn ôn lại các kiến thức cũ có liên quan.
+ Có ý thức học tập cao luôn chú ý nghe giảng.

Huỳnh Thị Thanh Tâm
4
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
- Có 8 học sinh thực hiện tương đối các thao tác thí nghiệm có kĩ năng
quan sát hiện tượng, nhận xét chính xác nhưng rút ra kết luận chưa chính
xác. Vận dụng kiến thức vào các loại bài tập do:
+ Thực hiện các thao tác trong thí nghiệm.
+ Ôn lại các kiến thức có liên quan.
+ Kết luận chưa phù hợp với hiện tượng.
- Có 9 học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm còn lúng túng chưa quan
sát được hiện tượng để rút ra nhận xét.Vận dụng kiến thức vào bài mới còn
hạn chế do:
+ Không ôn lại kiến thức cũ.
+ Ít thực hiện các thao tác thí nghiệm.
+ Không chú ý nghe giảng.
- Có 10 học sinh không thành thạo các thao tác thí nghiệm chưa quan sát
được hiện tượng để rút ra nhận xét. Không vận dụng kiến thức vào bài mới
còn hạn chế do:
+ Không ôn lại kiến thức cũ
+ Không chuẩn bị bài ở nhà.
+ Không chú ý nghe giảng, làm việc riêng, thường xuyên mất trật tự.
b. Tình hình giáo viên:
- Chuẩn bị chu đáo dụng cụ, hóa chất, nắm vững các thao tác thí nghiệm
bảo đảm tính khoa học sư phạm, mỹ thuật.
- Dự giờ đồng nghiệp để tìm ra nhiều phương pháp giảng dạy mới nhưng
còn nhiều hạn chế do giáo viên cùng môn ít.
- Giáo viên chuẩn bị dụng cụ hóa chất cho học sinh tốn nhiều thời gian do
đó giáo viên ít sử dụng thí nghiệm hóa học . Nếu có sử dụng thí nghiệm thì
giáo viên lại chưa khai thác được các hiện tượng, chưa tổ chức cho học

sinh nghiên cứu thí nghiệm để nhận xét hiện tượng, giải thích và viết
phương trình hóa học và rút ra kết luận về tính chất của chất.
c.Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học:
- Trường có tổng số 20 lớp trong đó khối 6: 5 lớp, khối 7: 5 lớp, khối 8: 5
lớp, khối 9: 5 lớp.
- Đồ dùng dạy học được trang cấp tương đối đầy đủ về dụng cụ như hóa
chất.
- Phương pháp trực quan: Không có băng hình mô tả các thao tác thí
nghiệm giáo viên có nhiều hạn chế trong các thao tác làm thí nghiệm.
- Nhiều hóa chất trang bị còn thiếu, hóa chất để lau không sử dụng
được,dụng cụ dễ vỡ…. gây khó khăn trong việc dạy.
d. Sự quan tâm của ban giám hiệu:
Ban giám hiệu phân công đúng chuyên môn luôn tạo điều kiện thuận lợi
cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
e. Nhận thức của học sinh:
- Học sinh khá giỏi luôn có ý thức học tập nghiêm túc , các học sinh khá
giỏi luôn thắc mắc những hiện tượng mà các em chưa quan sát được khi
Huỳnh Thị Thanh Tâm
5
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
làm thí nghiệm hoặc các em chưa giải thích được các hiện tượng mà các
em quan sát. Các em luôn có sự năng động sáng tạo, tư duy trong việc tìm
tri thức mới.
- Học sinh yếu kém chưa có ý thức học tập thường xuyên không học bài ,
làm bài, chưa vận dụng kiến thức vào bài tập. Các em không tin vào khoa
học, lười làm thí nghiệm, chưa giải thích được các hiện tượng mà các em
quan sát, chưa vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Nhiều em học sinh còn nhúc nhát không dám làm thí nghiệm vì các em
sợ làm thí nghiệm sẽ không an toàn, các em sợ axit vây vào người, sợ các

phản ứng đốt cháy.
g. Sự quan tâm của phụ huynh học sinh:
- Học sinh khá giỏi : Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của em mình
nên thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để tìm ra nhiều biện pháp
học tập tốt cho con em mình.
- Học sinh yếu kém: Phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của em mình
dẫn đến các em lười học và ngày càng yếu hơn.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Vấn đề đặt ra:
Từ những hạn chế và nguyên nhân trên tôi đặt ra một số vấn đề sau:
a. Phương pháp sử dụng thí nghiệm đảm bảo an toàn cho học sinh tạo niềm
tin cho các em để các em không còn sợ hóa chất từ đó các em tự tay biểu
diễn thí nghiệm và thích thú làm thí nghiệm.
b. Phương pháp sử dụng thí nghiệm được coi là tích cực khi thí nghiệm là
nguồn kiến thức để học sinh khai thác tìm kiếm kiến thức mới dưới nhiều
hình thức khác nhau : có các hình thức tổ chức thí nghiệm, phương pháp
giảng dạy khi sử dụng thí nghiệm.Giáo viên linh hoạt trong việc sử dụng
cụ hóa chất, giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh tạo mọi điều kiện thuận lợi
để nghiên cứu thí nghiệm.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nhiệm:
a.1. Phải đảm bảo an toàn cho học sinh:
- Giáo viên nhất thiết phải kiểm tra dụng cụ hóa chất trước khi làm thí
nghiệm và tuân thủ những qui định về bảo hiểm.
- Các chất độc, dễ nổ, dễ cháy phải cẩn thận không dùng lượng lớn.
a.2. Thí nghiệm phải bảo đảm thành công:
- Nắm vững kỹ thuật thí nghiệm.
- Kỹ năng , kỹ xảo , thao tác phải nhanh chóng, khéo léo.
a.3. Thí nghiệm phải rõ ràng học sinh phải quan sát đầy đủ:
- Thí nghiệm không bị che lấp.

- Dụng cụ dễ nhìn.
a.4. Thí nghiêm dành cho học sinh phải đơn giản:
Huỳnh Thị Thanh Tâm
6
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
- Dụng cụ phải gọn gàng mỹ thuật, đảm bảo tính khoa học.
a.5. Các thí nghiệm phải tốn ít thời gian.
g. Số thí nghiệm trong một tiết nên vừa phải.
- Giáo viên nên chọn thí nghiệm trọng tâm , tránh gây nhàm chán ở học
sinh làm mất tác dụng của thí nghiệm.
a.6. Phải kết hợp chặt chẻ thí nghiệm với bài giảng:
- Trước khi biểu diễn thí nghiệm giáo viên phải giải thích mục đích thí
nghiệm và tác dụng của từng loại dụng cụ . Cần tập luyện cho học sinh
quan sát giải thích hiện tượng và rút ra kết luận . Như vậy thí nghiệm dùng
làm cơ sở để xây dựng bài học có thể dùng thí nghiệm để minh họa lời
giảng của giáo viên.
b.Các hình thức tổ chức thí nghiệm:
- Thí nghiệm do giáo viên tự tay làm thí nghiệm cho học sinh quan sát gọi
là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên.
- Thí nghiệm của học sinh tự làm gọi là thí nghiệm của học sinh được chia
làm hai loại:
+ Thí nghiệm của học sinh khi học bài mới trên lớp để nghiên cứu sâu
hơn nội dung bài học.
+ Thí nghiệm ở các tiết thực hành để ôn lại kiến thức đã học.
* Ngoài ra còn có các thí nghiệm ngoại khóa: thí nghiệm vui…
* Trong các hình thức thí nghiệm trên thì thí nghiệm biểu diễn của giáo
viên là quan trọng nhất.
b.1Những điều cần chú ý khi tổ chức thí nghiệm:
- Chú ý về chất lượng của hóa chất và dụng cụ.

- Tổ chức thực hành theo nhóm nhỏ: phân chia nhóm nhỏ hợp lí.
- Có kế hoạch theo dõi kiểm tra đánh giá.
- Dự tính thời gian của từng thí nghiệm.
b.2 Phương pháp giảng dạy khi sử dụng thí nghiệm:
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên:
* Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hóa chất cho 6 nhóm học sinh.
* Giáo viên làm thí nghiệm nhiều lần để xác định thời gian đúng, hợp
lí.
+ Học sinh:
* Chuẩn bị tốt các kiến thức có liên quan đến bài mới.
* Xem trước cách tiến hành thí nghiệm.
- Phương pháp:
+ Phương pháp thảo luận nhóm khi quan sát hiện tượng thí nghiệm và rút
ra kết luận.
+ Phương pháp nghiên cứu biểu diễn thí nghiệm: nghiên cứu thí nghiệm
biểu diễn của giáo viên và học sinh.
Huỳnh Thị Thanh Tâm
7
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
+ Phương pháp minh họa : minh họa kiến thức do giáo viên trình bày là
nguồn kiến thức mà học sinh tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên
trong quá trình quan sát thí nghiệm.
+ Phương pháp nghiên cứu kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm :
kích thích học sinh làm việc tích cực tạo điều kiện phát triển khả năng
nhận thức của học sinh.
*. Tình hình học tập:
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh ( Phân công trách nhiệm trong nhóm
như nhóm trưởng , thư kí để các em thực hiện một nhiệm vu cụ thể ). Sự

phân công này cũng có sự thay đổi để mỗi học sinh có thể phát huy vai trò
cá nhân của mình, để tất cả các em tham gia biểu diễn thí nghiệm , tạo điều
kiện cho các em biểu diễn các thí nghiệm ngoại khóa giúp học sinh hứng
thú học tập và áp dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn .
*.Tình hình giáo viên :
- Tích cực dự giờ đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu chuyên môn như :
các loại sách bài tập cơ bản và nâng cao, tài liệu bồi dưỡng giáo viên , một
số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học .
- Cập nhật những thông tin từ sách báo, Internet, tivi có liên quan đến bộ
môn .
- Giáo viên làm mẫu nhiều lần thí nghiệm trước khi lên lớp, chuẩn bị chu
đáo các dụng cụ hóa chất cho tiết dạy sử dụng thí nghiệm biểu diễn thành
công.
*. Thực trạng trường lớp, đồ dùng dạy học :
- Giáo viên linh động sử dụng các dụng cụ hóa chất của lớp 8 vào chương
trình lớp 9 .
- Giáo viên tìm kiếm một số chất có trong thực tế để bài dạy thêm sinh
động.
* Nhận thức học tập của học sinh:
- Tạo sự hứng thú say mê học tập cho học sinh , tạo được niềm tin vào
khoa học, thường xuyên theo dõi và uốn nắn khi các em biểu diễn thí
nghiệm để nêu ra những hiện tượng nhận xét chính xác, khoa học .
- Tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm để các em tích cực
thực hiện trong giờ học .
*.Sự quan tâm của phụ huynh học sinh:
- Giải thích rõ cho phụ huynh hiểu được vai trò của thí nghiệm đối với
môn học .
- Môn hóa học rất quan trọng trong đời sống và vận dụng kiến thức vào
thực tiễn .
* Quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm :

- Qua quá trình giảng dạy, dự giờ và học hỏi kinh nghiệm các đồng
nghiệp, tôi rút ra kinh nghiệm trong giảng dạy môn Hóa Học đòi hỏi học
sinh phải tư duy tưởng tượng và liên hệ thực tế. Cho nên việc dạy môn
Huỳnh Thị Thanh Tâm
8
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
Hóa Học cần phải có thí nghiệm để các em vừa học vừa thực hành.Vì vậy
tôi đưa ra một số nhiệm vụ sau :
a. Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông sơ đẳng nhất về các
tính chất và ứng dụng của các loại chất quan trọng nhất đối với hoạt động
thực tiễn, nắm được các phản ứng hóa học .
b. Bước đầu cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản có tính mĩ
thuật tổng hợp về một số sản xuất hóa học và ứng dụng của hóa học dối
với nông nghiệp, công nghiệp quốc phòng và đời sống nhân dân
c. Tập cho học sinh có thói quen quan sát thí nghiệm , rèn kĩ năng làm thí
nghiệm, mô tả có suy nghĩ các hiện tượng hóa học, kết hợp lí thuyết với
thực hành .
d. Hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách
mạng.
Người giáo viên phải phối hợp các hình thức, các lời nói với các
phương tiện trực quan, có thể áp dụng hình thức giảng dạy trên lớp với thí
nghiệm. Kết quả cho thấy dùng hình thức phối hợp lời nói với thí nghiệm
là đạt hiệu quả cao hơn.
Để đảm bảo hiệu quả cao phương pháp biểu diễn thí nghiệm đòi hỏi
học sinh phải có trí nhớ , tư duy tưởng tượng và giải thích chính xác các
hiện tượng thí nghiệm . Giáo viên vừa làm thí nghiệm vừa giải thích , có
những thí nghiệm quá phức tạp thì giáo viên phải dùng phương pháp trực
quan để học sinh quan sát . Do đó học sinh phải có tính tự giác cao .
Từ những lập luận trên cho thấy việc giảng dạy môn Hóa Học ở

trường Trung học cơ sở rất quan trọng , đây cũng là vấn đề hết sức khó
khăn vì đây là một môn học hết sức mới mẻ đối với các em , cho nên khi
giảng dạy cần kết hợp với thực hành thí nghiệm giúp học sinh tiếp thu bài
sâu hơn , thích thú với môn học .
Qua đó , cho thấy chất lượng của tiết dạy cao hơn , tạo sự sinh động
cho tiết học giúp giáo viên đỡ tốn công sức giảng dạy những vấn đề trừu
tượng, khô khan .
Với đề tài “Nâng cao chất lượng giảng dạy bằng phương pháp sử
dụng thí nghiệm môn Hóa học đối với học sinh lớp 9A
3
” tôi đã đi sâu
vào nghiên cứu một số bài cụ thể thực hiện sáng kiến kinh nghiệm như
sau:
Bài 16 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

Dụng cụ hóa chất dành cho 6 nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm
+ Hóa chất: Đinh sắt, sợi dây đồng , dây kẽm ,dung dịch CuSO
4
Dụng cụ hóa chất dành cho giáo viên biểu diễn thí nghiệm:
+ Dụng cụ: Đèn cồn, , muỗng sắt
+ Hóa chất: Lọ clo.
Huỳnh Thị Thanh Tâm
9
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
Qua sử dụng thí nghiệm , nghiên cứu thí nghiệm của học sinh và giáo
viên giúp học sinh nắm được tính chất hóa học của kim loại nói chung :
Kim loại tác dung với phi kim ; với dung dịch muối ;
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nêu và giải quyết vấn đề , phương

pháp nghiên cứu thí nghiệm , phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ,
phương pháp trực quan .
Giáo viên làm nhiều lần thí nghiệm trước khi lên lớp, chuẩn bị dụng
cụ, hóa chất cho giáo viên và nhóm học sinh . Hệ thống câu hỏi gợi mở .
Học sinh chuẩn bị kiến thức liên quan tới bài học ( axít tác dụng với
kim loại , muối tác dụng với kim loại).
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH
* Giáo viên dùng phương pháp trực
quan cho học sinh quan sát lọ khí Clo,
mẫu kim loại Natri, và dụng cụ sử dụng
trong thí nghiệm .
* Giáo viên dùng hê thống câu hỏi :
Trạng thái, màu sắc của lọ Clo và kim
loại Natri.
* Giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho
học sinh quan sát : đưa muỗng sắt đựng
Natri nóng chảy vào lọ đưng khí Clo .
Học sinh quan sát , nhận xét hiện tượng,
kết luận .
Giáo viên dùng phương pháp hợp tác
nhóm nhỏ để rút ra kết luận
Gọi học sinh viết PTHH.
Giáo viên dùng phương pháp trực quan
cho học sinh quan sát hóa chất và tác
dụng của dụng cụ .
Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi giúp
học sinh nhận xét trạng thái , màu sắc của
dung dịch muối đồng (II) sunfat.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí
nghiệm . Giáo viên theo dõi học sinh làm

thí nghiệm , kịp thời uốn nắn những thao
tác làm sai của học sinh .
Giáo viên dùng phương pháp hợp tác
nhóm nhỏ để giúp học sinh quan sát được
Thí nghiệm : kim loại tác dụng với
phi kim.
Trước khi làm thí nghiệm : Lọ Clo
là thể khí có màu vàng lục, kim loại
Natri ở thể rắn.
Học sinh quan sát thí nghiệm biểu
diễn của giáo viên , nghiên cứu thí
nghiệm và rút ra hiện tượng , nhận
xét → rút ra kết luận .
Hiện tượng : Natri nóng chảy trong
khí Clo tạo thành khói trắng .
Nhận xét : do Natri tác dung với
khí Clo tạo thành tinh thể muối
Natriclorua có màu trắng .
Phương trình hóa học :
2Na(r) + Cl2(k) → 2NaCl(r)
Vàng lục Trắng
Thí nghiệm : cho kẽm vào dung
dịch Đồng (II) sunfat .
Học sinh quan sát hóa chất trước
khi làm thí nghiệm .
Học sinh làm và nghiên cứu thí
nghiệm : cho dây kẽm vào ống
nghiệm đựng dung dịch muối đồng
(II) sunfat .
Hiện tượng : có chất rắn màu đỏ

bám ngoài dây kẽm , màu xanh lam
của dung dịch đồng (II) sunfat bị
nhạt dần .
Phương trình hóa học :
Huỳnh Thị Thanh Tâm
10
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
hiện tượng thí nghiệm và rút ra nhận xét .
Gọi học sinh viết PTHH
Zn(r)+CuSO4(dd)→ZnSO4(dd) + Cu(r)
Xanh lam Không màu Đỏ
Bài học kinh nghiệm:
Qua phương pháp sử dụng thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức
tính chất hóa học của kim loại . Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn( trừ
Na, K, Ca…) có thể đẩy được kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi
dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Bài 17 :DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM
LOẠI
Dụng cụ hóa chất dành cho 6 nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc, kẹp gỗ, giá ống nghiệm
+ Hóa chất: Đinh sắt, sợi dây đồng , dung dịch FeSO
4
, CuSO
4
, dung dịch
HCl, dung dịch AgNO
3.

Dụng cụ hóa chất dành cho giáo viên biểu diễn thí nghiệm:

+ Dụng cụ: 2 cốc , kẹp,
+Hóa chất: Một mẫu kim loại Natri, đinh sắt , dung dịch phenolphtalein
Sử dụng thí nghiệm , nghiên cứu thí nghiệm của học sinh và giáo viên
giúp học sinh rút ra kim loại mạnh , yếu và cách sắp xếp theo từng cặp .
Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy. Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động
hóa học của một số kim loại từ các thí nghiệm và các phản ứng đã biết.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nêu và giải quyết vấn đề , phương
pháp nghiên cứu thí nghiệm , phương pháp học tập hợp tác theo nhóm
nhỏ , phương pháp trực quan .
Giáo viên làm nhiều lần thí nghiệm trước khi lên lớp , chuẩn bị dụng
cụ , hóa chất cho giáo viên và nhóm học sinh . Hệ thống câu hỏi gợi mở .
Học sinh chuẩn bị kiến thức liên quan tới bài học ( axít tác dụng với kim
loại, muối tác dụng với kim loại)
Học sinh nghiên cứu thí nghiệm theo nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Giáo viên dùng phương pháp trực
quan cho học sinh quan sát hóa chất và
tác dụng của dụng cụ .
Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi
giúp học sinh nhận xét trạng thái , màu
sắc của dung dịch muối đồng (II)
sunfat và dung dịch FeSO
4
.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
Thí nghiệm 1:
Ống 1:cho đinh sắt vào dung dịch CuSO
4

Ống 2: cho mẩu dây đồng vào dung dịch

FeSO
4
Học sinh quan sát hóa chất trước khi làm
thí nghiệm .
Học sinh làm và nghiên cứu thí nghiệm
Hiện tượng :
Huỳnh Thị Thanh Tâm
11
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
thí nghiệm . Giáo viên theo dõi học
sinh làm thí nghiệm , kịp thời uốn nắn
những thao tác làm sai của học sinh .
Giáo viên dùng phương pháp hợp tác
nhóm nhỏ để giúp học sinh quan sát
được hiện tượng thí nghiệm và rút ra
nhận xét .
Gọi học sinh viết PTHH
Gọi học sinh nêu kết luận
Giáo viên dùng phương pháp trực
quan cho học sinh quan sát hóa chất và
tác dụng của dụng cụ .
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
thí nghiệm . Giáo viên theo dõi học
sinh làm thí nghiệm , kịp thời uốn nắn
những thao tác làm sai của học sinh .
Giáo dục học sinh axit độc cẩn thận
khi làm thí nghiệm.
Giáo viên dùng phương pháp hợp tác
nhóm nhỏ để giúp học sinh quan sát

được hiện tượng thí nghiệm và rút ra
nhận xét .
Gọi học sinh viết PTHH
Gọi học sinh nêu kết luận.
Ở ống nghiệm (1) có chất rắn màu đỏ bám
ngoài đinh sắt .
Ở ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì
xảy ra.
Phương trình hóa học :
Fe( r) + CuSO4(dd) → ZnSO4(dd) + Cu(r)
Xanh lam không màu đỏ
Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.
Ta xếp sắt đúng trước đồng: Fe, Cu
Thí nghiệm 2:
Học sinh quan sát hóa chất trước khi làm
thí nghiệm .
Học sinh làm và nghiên cứu thí nghiệm
Ống 1: cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng
dung dịch HCl
Ống 2: cho đồng vào ống nghiệm đựng
dung dịch HCl
Hiện tượng:
Ở thí nghiệm (1)có nhiều bọt khí thoát ra.
Ở thí nghiệm (2 )không có hiện tượng gì
Fe( r) + HCl(dd) → FeCl
2
(dd) + H
2
(k)
lục nhạt

Đồng không đẩy được hiđro ra khỏi dung
dịch axit .
Ta xếp sắt đứng trước hiđro, đồng đứng
sau hiđro: Fe , H, Cu

*Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn :
Huỳnh Thị Thanh Tâm
12
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1

Huỳnh Thị Thanh Tâm
13
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1

Bài học kinh nghiệm:
Qua sử dụng phương pháp thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức
tính chất hóa học của kim loại .Từ đó rút ra dãy hoạt động hóa học của một
số kim loại .
Bài 18 NHÔM
Dụng cụ hóa chất dành cho 6 nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, đèn cồn, giấy bìa
cứng.
+ Hóa chất: Sợi dây nhôm , dung dịch NaOH, dung dịch HCl, bột
nhôm,dung dịch CuCl
2.
Dụng cụ hóa chất dành cho giáo viên biểu diễn thí nghiệm:
+ Dụng cụ: đèn cồn, giấy bìa cứng.
+ Hóa chất: bột nhôm.

Sử dụng biểu diễn thí nghiệm giúp học sinh nắm được tính chất hóa học
của kim loại nói chung và tính chất hóa học của nhôm nói riêng: tác dụng
được với Oxi, tác dụng với dung dịch axit, tác dụng với dung dịch bazơ
(kiềm ) .
Huỳnh Thị Thanh Tâm
HOẠY ĐỘNG CỦA THẦY
VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Giáo viên dùng phương pháp trực
quan cho học sinh quan sát 2 cốc
nước , mẫu kim loại Natri , đinh sắt.
Giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho
học sinh quan sát : Cho mẫu natri và
đinh sắt vào cốc (1) và (2) riêng biệt
đựng nước cất có thêm vài giọt
phenolphtalein.
Giáo viên dùng phương pháp thảo
luận nhóm :
Gọi học sinh đại diện nhóm trình
bày .
Gọi học sinh nhóm khác nhận xét ,
bổ sung .
Giáo viên kết luận .
Gọi học sinh viết PTHH
Gọi học sinh kết luận
Thí nghiệm:
Học sinh quan sát hóa chất trước khi làm
thí nghiệm .
Học sinh nghiên cứu thí nghiệm
Cho mẫu natri vào cốc (1) đựng nước cất có

thêm vài giọt phenolphtalein.
Cho đinh sắt vào cốc (2)đựng nước cất có
thêm vài giọt phenolphtalein.
Hiện tượng:
Ở cốc (1) , mẫu natri nóng chảy thành giọt
tròn chạy trên mặt nước và tan dần , dung
dịch có màu đỏ.
Ở cốc (2) không có hiện tượng gì
Nhận xét: Ở cốc (1) ,natri phản ứng ngay
với nước sinh ra dung dịch bazơ nên làm cho
dung dịch phenolphtalein không màu đổi
sang màu đỏ.
2Na( r) + 2H
2
O(l) → 2NaOH(dd) + H
2
(k)
Natri hoạt động hóa học mạnh hơn sắt.
Ta xếp Natri đứng trước sắt: Na, Fe
14
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trực quan , phương pháp hợp
tác nhóm nhỏ, phương pháp đàm thoại, phương pháp nghiên cứu thí
nghiệm .
Giáo viên làm nhiều lần thí nghiệm trước khi lên lớp, chuẩn bị chu đáo
dụng cụ hóa chất dùng cho giáo viên và nhóm học sinh. Hệ thống câu hỏi
gợi mở .
Học sinh chuẩn bị kiến thức tính chất hóa học của kim loại, tính chất hóa
học của nhôm .

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên dùng phương pháp trực quan
cho học sinh nhận xét trạng thái , màu sắc
của kim loại nhôm . Và tác dụng của thí
nghiệm .
Giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho học
sinh quan sát : Lấy khoảng một phần hai
thìa con bột nhôm vào tờ giấy cứng . Khẽ
khum tờ giấy chứa bột nhôm . Nhẹ nhàng
rắc đều bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn .
Giáo viên dùng phương pháp thảo luận
nhóm :
Gọi học sinh đại diện nhóm trình bày .
Gọi học sinh nhóm khác nhận xét , bổ
sung .
Giáo viên kết luận .
Giáo viên dùng phương pháp trực quan
cho học sinh quan sát hóa chất trạng thái ,
màu sắc và tác dụng của thí nghiệm .
Giáo viên theo dõi học sinh biểu diễn thí
nghiệm , kịp thời sửa sai những thao tác
thí nghiệm của học sinh.
Giáo viên dùng phương pháp hợp tác
nhóm nhỏ giúp học sinh rút ra hiện tượng
nhận xét của thí nghiệm .
Gọi học sinh viết PTHH .
Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại
kim loại nhôm có phản ứng với dung dịch
Natrihiđroxit
Giáo viên dùng phương pháp trực quan

giới thiệu hóa chất , và tác dụng của dụng
cụ sử dụng thí nghiệm .
Học sinh quan sát hóa chất trước khi
làm thí nghiệm .
Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm
do giáo viên biểu diễn
Hiện tượng : Nhôm cháy sáng tạo
thành chất rắn màu trắng .
Nhận xét : Nhôm cháy trong oxi tạo
thành nhôm oxit .
Phương trình hóa học :
4Al(r) + 3O
2
(k)
0t
→
2Al
2
O
3
Trắng không màu trắng
Thí nghiệm : Nhôm tác dụng với axit
clohiđric .
Học sinh quan sát hóa chất trước khi
làm thì nghiệm về trạng thái màu sắc .
Nhóm học sinh biểu diễn thí nghiệm :
Nhỏ vào ống nghiệm có chứa nhôm
vài giọt axit clohiđric .
Hiện tượng : Sủi bọt khí , có khí hiđro
bay lên .

Nhận xét : Nhôm tác dụng với axit .
Phương trình hóa học :
2Al(r)+6HCl(dd) 2AlCl
3
(dd) +3H
2
(k)
Thí nghiệm : Nhôm tác dụng với dung
dịch kiềm .
Học sinh quan sát hóa chất trước khi
Huỳnh Thị Thanh Tâm
15
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
Giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho học
sinh quan sát .
Giáo viên theo dõi học sinh biểu diễn thí
nghiệm , uốn nắn những sai sót khi học
sinh gặp phải .
Giáo viên dùng phương pháp hợp tác
nhóm nhỏ giúp học sinh tích cực hoạt
động nêu ra hiện tượng và nhận xét thí
nghiệm .
Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày .
Giáo viên gọi nhóm khác nhận xét , bổ
sung .
Giáo viên kết luận .
làm thí nghiệm .
Nhóm học sinh biễu diễn thí nghiệm :
Cho dây nhôm vào ống nghiệm đựng

dung dịch Natrihiđroxit .
Hiện tượng: Có khí không màu thoát
ra, nhôm tan dần .
Nhận xét : Nhôm có phản ứng với
dung dịch kiềm.


Qua sử dụng biểu diễn thí nghiệm giúp học sinh khắc sâu kiến thức về
tính chất hóa học của nhôm . Nhôm có tính chất hóa học khác so với tính
chất hóa học là tác dụng với dung dịch kiềm .
Nhận xét chung : Qua 3 tiết học có biểu diễn thí nghiệm, tôi nhận thấy
học sinh rất thích thú khi tận mắt nhìn thấy hoặc tự tay mình biểu diễn thí
nghiệm. Các em giải thích được quá trình của phản ứng, chăm chú nghe
giảng và tích cực hoạt động trong giờ học để tranh luận về những gì mình
Huỳnh Thị Thanh Tâm
16
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
quan sát được, giúp hình thành ở học sinh kĩ năng kỉ xảo thực hành và tư
duy kĩ thuật .
Để công tác nghiên cứu mang lại kết quả toàn diện tôi gặp gỡ học sinh
lớp 9A3 để phỏng vấn và thăm dò ý kiến :
- Các em có thích học những tiết Hóa có thí nghiệm biểu diễn hay
không ?
- Đối với các bài học có thí nghiệm biểu diễn các em tiếp thu bài như
thế nào so với những bài không có thí nghiệm biểu diễn ? Vì sao ?
- Qua 3 tiết dạy em nắm được tính chất hóa học nào của kim loại ?
Kết quả cho thấy 90% học sinh thích học môn Hóa học khi có thí nghiệm
biểu diễn. Những bài học có thí nghiệm biểu diễn thì học sinh tiếp thu bài
nhanh hơn , nhạy bén hơn , hiểu bài và nhớ bài lâu hơn , học sinh tích cực

hoạt động trong giờ học. So với những tiết không có biểu diễn thí nghiệm
thì học sinh tiếp thu bài chậm và mau quên kiến thức cũ. Vì vậy, khi dạy
bài có thí nghiệm biểu diễn thì chất lượng tiết dạy cao, học sinh hoạt động
tích cực để tìm ra nội dung bài học mà giáo viên ít tốn nhiều công sức .
3. Kết quả :
Qua việc điều tra nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng tiết học sử dụng biểu
diễn thí nghiệm học sinh dễ hiểu bài , khắc sâu kiến thức đã học, lớp học
sinh động, gây hứng thú cho người học và người dạy.
So sánh kết quả:
Các giai
đoạn
Học sinh
thực hiện
thành thạo
các thao tác
thí nghiệm
Học sinh thực
hiện thao tác
thí nghiệm
chưa cao
Học sinh thực
hiện thao tác
còn lúng túng
Học sinh
không có kĩ
năng biểu diễn
thí nghiệm
GiữaHKI 8 22,8% 8 22,8% 9 25,8% 10 28,6%
Giữa HKI-
cuối HKI

9 25,7% 10 28,5% 8 22,9% 8 22,9%
Đầu HKII-
giữa HKII
11 31,4% 11 31,4% 7 20% 6 17,2%

Từ kết quả trên cho thấy khi người giáo viên lên lớp có sử dụng thí
nghiệm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, khắc sâu kiến thức cho học
sinh. Từ đó nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

Huỳnh Thị Thanh Tâm
17
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
C. KẾT LUẬN

1. Bài học kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng phương pháp trên để giảng dạy, tôi đã nhận được sự
ủng hộ nhiệt tình của học sinh và Đồng nghiệp. nhiều học sinh đã tự tìm
hiểu tự nghiên cứu kiến thức do đó đã phát huy được tính tích cực của học
sinh trong quá trình dạy học, học sinh nắm kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu
hơn. Các em cảm thấy thích thú, thoải mái khi sử dụng thí nghiệm. Vì vậy,
việc sử dụng thí nghiệm phải được sử dụng thường xuyên trong quá trình
giảng dạy hoá học THCS mới đạt được hiệu quả cao.
2. Hướng phổ biến kinh nghiệm:
Bản thân tôi nhận thấy sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy giúp học
sinh tích cực trong giờ học không chỉ sử dụng trong Hóa 9 mà cũng có thể
áp dụng ở Hóa 8 và bộ môn khác như môn Lí, môn Sinh. Nếu thực hiện tốt
đề tài này chắc rằng việc dạy sẽ đem lại hiệu quả cao.Đây là một trong
những đề tài sẽ được thực hiện trong chương trình của bậc THCS.Mong
rằng sẽ được mở rộng và bồi dưỡng them trong những cấp học cao hơn để

đề tài được hoàn thiện và phổ biến.
Trên đây là một số ý kiến của người thực hiện đề tài “ Nâng cao chất
lượng chất lượng giảng dạy bằng phương pháp sử dụng thí nghiệm môn
Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
3
”. Vì vậy ý kiến cá nhân nên không tránh
khỏi những khiếm khuyết, bản thân tôi luôn mong đợi những đóng góp
chân thành của Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học của ngành để đề tài của
tôi được hoàn thiện hơn.
Tân Châu, ngày 10 tháng 4 năm 2010

Huỳnh Thị Thanh Tâm
18
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
Người viết

Huỳnh Thị Thanh Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học lớp 9 của Lê Xuân Trọng xuất bản 2005
2. Sách giáo viên hóa học lớp 9 của Lê Xuân Trọng xuất bản 2005
3. Sách tham khảo : Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở
trường THCS môn Hóa học năm 2004 (Nhà xuất bản Giáo Dục).
4. Sách tham khảo : Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa
học ở trường THCS năm 2008 (Nhà xuất bản Giáo Dục).
5. Thực hành thí nghiệm hóa học lớp 9 (Nhà xuất bản Giáo Dục – Nguyễn
Phú Tuấn, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Thúy).
Huỳnh Thị Thanh Tâm
19

Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
I.CẤP TRƯỜNG
NHẬN XÉT


















XẾP LOẠI

Huỳnh Thị Thanh Tâm
20
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1







II. CẤP PHÒNG GD - ĐT

NHẬN XÉT


















XẾP LOẠI


Huỳnh Thị Thanh Tâm

21
Phương pháp rèn kĩ năng giải bài tập môn Hóa Học đối với học sinh lớp 9A
1







Huỳnh Thị Thanh Tâm
22

×