Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.48 KB, 69 trang )

Lời mở đầu
Cây cói là cây công nghiệp có giá trị cao đối với vùng bãi bồi ven biển, rất
thuận lợi cho việc trồng cói nguyên liệu vừa có giá trị về kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái. Cây cói cũng là cây trồng rất quen thuộc của người dân vùng
ven biển huyện Kim Sơn của Ninh Bình, Hải Hậu của Nam Định, Nga Sơn của
Thanh Hóa là nơi có sản lượng trồng cói lớn, với năng suất cao, nên rất thuận
tiện cho việc mua và vận chuyển nguyên liệu. Vùng nguyên liệu này sẵn có ở tất
cả các tỉnh trong cả nước như Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình
Dương nhất là các tỉnh tây nguyên và các tỉnh phía nam. Ngoài các thu nhập
chính còn là nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
Nghề đan các sản phẩm cói là nghề truyền thống đã có từ lâu đời, trải qua
bao thăng trầm cho đến nay sản phẩm cói phát triển đã lưu hành trên toàn quốc
và được khách hàng như Pháp, Đức, Hàn Quốc, Mỹ rất ưa chuộng và là nghề có
nhiều triển vọng có khả năng giải quyết được một bộ phận lớn lao động trong
tỉnh nhất là trong lúc nông nhàn giúp xóa đói giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu
lao động ở nông thôn.
Sản phẩm cói được sản xuất và chế biến từ thực vật là một trong những thị
trường rất tiềm năng, hợp với xu hướng phát triển của cuộc sống. Có thể nói, sản
phẩm cói nói riêng và hàng thủ công mỹ nghệ nói chung đều là mặt hàng Việt
Nam còn nhiều tiềm năng, nhu cầu chưa bị giới hạn, do tuổi thọ và vòng đời sản
phẩm ngắn. Bên cạnh đó xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị lớn có thể coi
là ngành mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2010 – 2015.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, khi hàng hoá tiêu dùng công
nghiệp hiện đại tràn ngập thị trường, sản phẩm thủ công đứng trước những thách
thức hết sức gay gắt. Tình hình mới đòi hỏi các làng nghề cói phải mở rộng thị
trường, tìm “đầu ra” cho sản phẩm. Hiện tại, chất lượng sản phẩm cói huyện Kim
Sơn- Ninh Bình vẫn còn có những tồn tại chưa được giải quyết được. Vì vậy phải
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời thay đổi mẫu mã phù hợp
với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
Bên cạnh đó cũng phải giải quyết những khó khăn mà các làng nghề gặp phải


như: thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, mặt bằng sản xuất phải giải quyết các vấn đề
khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường … Chính vì những lý do đó mà em đã
chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim
Sơn - Ninh Bình” làm chuyên đề tốt nghiệp.
1
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Qua nghiên cứu hoạt động và thực trạng
sản xuất, chế biến cói, gia công hàng thủ công mỹ nghệ từ cói, kinh doanh sản
phẩm cói trong thời gian qua. Đề tài phân tích những hạn chế, khó khăn trong việc
giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm cói của các làng nghề và doanh nghiệp cói
Kim, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói Kim
Sơn để giúp cho sản phẩm cói Kim Sơn có được chỗ đứng vững chắc hơn cho
mình ở thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường xuất khẩu nước ngoài trong
thời gian tới mang lại những lợi ích nhất định cho vùng Kim Sơn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động sản xuất, chế biến cói, gia công
sản phẩm cói của Kim Sơn trong những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
• Phương pháp thu thập thông tin
• Phương pháp thống kê toán
• Phương pháp đối chiếu – so sánh
• Phương pháp chuyên gia
• Phương pháp phân tích – tổng hợp
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm ba chương:
Chương I : Những lí luận chung về sản xuất và chất lượng sản phẩm cói
Chương II: Thực trạng chất lượng sản phẩm chiếu cói Kim Sơn hiện nay
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
chiếu cói huyện Kim Sơn.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo GVC. Hoàng Văn Định đã rất nhiệt
tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài và em cũng xin chân thành cám
ơn Phòng nông nghiệp huyện Kim Sơn đã giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này.
Do khả năng phân tích, tổng hợp thông tin của bản thân còn hạn chế nên

bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp chân thành từ quý thầy cô và quý bạn đọc để đề tài em lựa chọn
có giá trị thiết thực hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Phùng Thị Huyền Trang
2

Chương 1. Những lí luận chung về sản xuất
và chất lượng sản phẩm cói
I. Vai trò và đặc điểm của sản xuất cói và sản phẩm cói
1. Vai trò của sản xuất cói và sản phẩm
Cây cói là cây trồng chính, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế
xã hội của nhiều người dân ở các tỉnh ven biển Việt Nam. Từ chỗ sản xuất các
mặt hàng thô, đơn giản như chiếu, bao bì, thảm, đệm, theo sự phát triển của kỹ
thuật và nhu cầu thị trường, các sản phẩm cói liên tục được cải tiến thành nhiều
mặt hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng, tinh xảo và có giá trị cao như mũ, giầy dép
cói, túi xách, làn, hộp, lãng, khay cói…Hiện nay ở Việt Nam có 26 tỉnh, thành
phố ven biển trồng cói tập trung ở 3 vùng lớn: vùng đồng bằng ven biển Bắc bộ
(Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định), vùng ven biển Bắc Trung bộ
(Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…) và vùng ven biển Nam bộ (Trà Vinh, Vĩnh
Long, Long An, Đồng Tháp). Tổng diện tích khoảng 13.800 ha, sản lượng mỗi
năm đạt 100.000 tấn.
Cây cói là cây công nghiệp có giá trị cao đối với vùng bãi bồi ven biển.
Với nhiều vùng bãi bồi ven biển rất thuận lợi cho việc trồng cói nguyên liệu vừa
có giá trị về kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thì cây cói là cây trồng rất
quen thuộc của người dân vùng ven biển huyện Kim Sơn của Ninh Bình, Hải
Hậu của Nam Định, Nga Sơn của Thanh Hóa là nơi có sản lượng trồng cói lớn,
với năng suất cao, nên rất thuận tiện cho việc mua và vận chuyển nguyên liệu.

Ngoài các thu nhập chính còn là nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong những năm qua có vai trò rất quan
trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu
giúp xóa đói giảm nghèo do có khả năng thu hút nhiều lao động. Có thể nói, hàng
thủ công mỹ nghệ từ cói nói riêng và các loài nguyên liệu như bẹ chuối, bèo nói
chung còn nhiều tiềm năng, nhu cầu chưa bị giới hạn, do tuổi thọ và vòng đời sản
phẩm ngắn. Bên cạnh đó xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị lớn có thể coi
là ngành mũi nhọn của địa phương để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai
đoạn 2010 – 2015…
3
Việc phát triển sản xuất cây cói nói riêng và cây công nghiệp nói chung
cho phép sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất, đất đai, khí hậu, lao
động…góp phần tăng thu nhập và cải thiện cho người lao động. Mặt khác nó còn
góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn.
2. Đặc điểm của sản xuất cói và sản phẩm
2.1. Đặc điểm sinh học của cây cói
Cây cói có tên khoa học là Cyperus malaccensis, thuộc họ cói Cyperaceae.
Cói là cây thân cỏ sống lâu năm, ít khi một năm, thường mọc ở các chỗ ẩm ướt,
bao gồm cả cói trồng và cói mọc dại. Cây cói là một bộ của thực vật một lá mầm.
Cói trồng có hai loài chính: (1) Cói bông trắng (cyperus tojet touris), thân tương
đối tròn, dáng mọc hơi nghiêng, hoa trắng, cao từ 1,5-2,0m, sợi chắc, trắng và bền,
năng suất cao từ 54-95 tạ/ha, thời gian sinh trưởng từ 100-120 ngày. Đây là loài có
phẩm chất tốt, thích hợp cho xuất khẩu, cói bông trắng có dạng đứng và dạng xiên,
trong sản xuất cói bông trắng dạng xiên chiếm tỷ lệ trên 55%, dạng đứng chiếm
dưới 45%; (2) Cói bông nâu (Cyperus Corymbosus Roxb), thân to, hơi vàng, hoa
nâu, dáng mọc đứng, cứng cây, đẻ yếu, sợi chắc song không trắng, cây cao khoảng
1,4-1,8 m phẩm chất tốt nhưng không được người dùng ưa chuộng.
Thân rễ cói nằm dưới đất, thân khi sinh không phân đốt tiết diện ngang

hình tam giác hay hơi tròn, mọc thành cụm, với thân ngầm cứng, mập, bò lan
trong đất, thường gọi là củ; thân ngầm có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, vỏ bên
ngoài đen, thịt bên trong màu trắng; thân khi sinh mọc từ thân ngầm thường gồm
5- 6 thân, mọc đứng, cứng, 3 cạnh lõm, màu xanh bóng, cao trung bình 1.5m, có
cây đạt 1.7- 2.0m đường kính 12- 15 mm, thường chỉ mang lá ở gốc.
Lá có bẹ lá ôm lấy thân mọc ra từ gốc, hai mép của bẹ thường dính nhau
thành ống: Lá mọc thành 3 dãy, hẹp hình đường, dạng lá cỏ, ít có lưỡi mác hay
hình bầu dục, dài bằng nửa thân, rộng khoảng 5- 10 mm và có bẹ dài; các lá ở gốc
thường tiêu giảm thành các bẹ hay vẩy, bao phủ thân ngâm và gốc thân khi sinh.
Hoa: hoa nhỏ, mọc thành bông nhỏ ở kẽ một lá bắc, những hoa này tập
hợp thành bông, chùm, chùy. Cụm hoa mọc ở đỉnh, thường hình xim kép, rộng
hơn dài, với đường kính 15cm, màu xanh vàng, có mùi thơm, với 3- 10 cm; mang
4- 10 bông nhỏ. Gốc cụm hoa có 3- 4 lá bắc tổng bao rộng 8- 15 mm, dài 30cm.
Các bông nhỏ hơi bị ép, dài 15- 22 mm, mang 16- 20 hoa. Các mày hoa chất
giấy, hình trứng đến hình bầu dục, xếp thành 2 dãy, trong đó 2 mày lớn ở gốc là
4
mày trống; hoa lưỡng tính hay đơn tính, thụ phấn nhờ gió; những hoa trên cùng
của bông là hoa đực hay bất thụ; nhị đực 1- 3, vòi nằm trên bầu, đầu chia 2- 3
núm. Bao hoa rất giảm, dạng vảy khô xác hay dạng lông cứng, từ 1- 6 hay nhiều
mảnh, có khi không có. Nhị 3, bao phấn dính gốc. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp
thành bầu trên, một ô chỉ chứa một noãn, 1 vòi và 3 đầu nhụy dài.
Quả bé màu nâu đen, không cuống hay có cuống ngắn, hình thấu kính 3
cạnh, đầu mang 3 vòi nhụy tồn tại. Hạt có nội nhũ bột bao quanh phôi.
2.2. Đặc điểm về sản xuất cói và sản phẩm từ cói
2.2.1. Đặc điểm về sản xuất cói.
 Thời tiết không thuận lợi làm năng suất cói giảm
Hiện nay sản xuất cói gặp không ít khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến
ngành cói đó là điều kiện thời tiết không thuận lợi, diễn biến thất thường có ảnh
hưởng lớn đến sản xuất cói như nhiệt độ quá cao, mưa nhiều. Một minh chứng
cho vấn đề này là ở Huyện Nga Sơn – Thanh Hóa năm 2006 do nắng hạn kéo dài

trong nhiều tháng, kết hợp sâu bệnh phá hoại, nên năng suất của gần 3.500 ha cói
của huyện bị giảm đáng kể dẫn tới các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng cói
xuất khẩu luôn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, giá cói nguyên liệu tăng cao
(10.000đ/kg).
Trong vài năm nay, nguồn nước ngọt cung cấp có nguy cơ thiếu hụt, độ
mặn của nước biển tăng lên, nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng nước… dẫn đến có nhiều ảnh hưởng đối với
vùng đất trồng cói.
 Người trồng cói gặp nhiều khó khăn
Hoạt động sản xuất ở các vùng trồng cói mang tính độc canh, độc nghề
nên mỗi khi các sản phẩm cói rớt giá, dân sinh lại lao đao. Hiện nay trong kỹ
thuật canh tác cói vẫn duy trì phương thức canh tác giống cói cũ, chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm của người dân đó là: làm cỏ, bón phân sau mỗi đợt thu hoạch để
cho cói tự mọc cho đến khi thu hoạch trong vòng nhiều năm; thiếu sự quan tâm
nghiên cứu, du nhập các giống cói có chất lượng cao về địa phương dẫn tới giống
cói bị thoái hóa, sản phẩm cói vừa ngắn, vừa mềm, thân lại nhỏ.
Giá phân bón và nhân công lao động thu hoạch và chế biến cói tăng cao
trong khi đó giá cói không tăng mà còn có xu hướng giảm mạnh là một khó khăn
rất lớn đối với người trồng cói. Mặt khác, cây cói lại bị nhiều loài sâu, bệnh phá
5
hại làm giảm năng suất, chất lượng cói (Nga Sơn- Thanh Hóa gần 3500 ha bị
giảm năng suất nghiêm trọng do dâu, bệnh phá hại). Nhiều loại sâu bệnh cói mới
xuất hiện trong khi đó những nghiên cứu cơ bản về các loại sâu, bệnh hại cói và
biện pháp phòng trừ còn chưa nhiều dẫn tới sâu bệnh phá hại cói nghiêm trọng.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu ban đầu về công nghệ sau thu hoạch cói
hiện nay chủ yếu làm thủ công như: dùng dụng cụ cắt cói, phân loại cói, chẻ cói
dẫn đến năng suất lao động thấp. Công đoạn phơi cói sau khi chẻ sử dụng lao
động thủ công, tận dụng vờ ruộng, đường đi lại, một phần sân phơi gia đình…và
hoạt động phơi cói phụ thuộc hoàn toàn 100% vào điều kiện khí hậu thời tiết. Có
ít cơ sở sản xuất đầu tư máy sấy cói sau khi phơi non một nắng giúp cói trắng

đẹp, xuất khẩu đạt giá trị cao. Do vậy các yếu tố trên đây ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến sản phẩm cói.
2.2.2. Đặc điểm của sản phẩm cói.
Nhắc đến hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam là ta nhắc
đến những sản phẩm như: Đồ gốm, đồ gỗ, các mặt hàng mây tre đan trong đó có
sản phẩm làm từ cói (túi cói, hộp, làn cói, thảm ). Mặt hàng thủ công mỹ nghệ
được xếp vào tốp 10 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và đã có
mặt tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên
20%/năm. Tất cả đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề.
Vì vậy mà sản phẩm của cói cũng mang những đặc điểm chung của hàng thủ
công truyền thống.
 Tính văn hoá
Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công, lao động
chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người
nghệ nhân. Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn
bàn tay tài hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào
đó.Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hoá ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
được đánh giá cao hơn nhiều so với hang công nghiệp sản xuất hàng loạt. Cho
đến nay, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm tính văn hoá như hàng
thủ công mỹ nghệ cói nói riêng và một số mặt hàng khác nói chung như gốm Bát
Tràng, hay bộ chén đĩa, tố sứ cao cấp có hình hoa văn Châu á, mang đâm nét văn
hoá Việt Nam như chim lạc, thần kim quy, hoa sen…đã được xuất khẩu rộng rãi
ra khắp thế giới, người ta đã có thể tìm hiểu phần nào văn hoá của Việt Nam .
6
Có thể nói đặc tính này là điềm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất
là khách quốc tế, nó tạo nên một ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ và
được coi như món quà lưu niệm đặc biệt trong mỗi chuyến du lịch của du khách
nước ngoài. Khách du lịch khi đến thăm Việt Nam không thể không mang theo
về nước một món đồ thủ công mỹ nghệ , cho dù ở nước họ có thể sản xuất ra
nhưng sẽ không thể mang hồn bản sắc văn hoá của Việt Nam . Sản phẩm thủ

công mỹ nghệ không chỉ là hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hoá
có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân
tộc Việt Nam.
 Tính mỹ thuật
Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một
tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều loại sản
phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng , vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa nơi công
sở…các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự
sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt
bằng máy móc, hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao ở phương diện nghệ thuật
sáng tạo thì chỉ được sản xuất bằng công nghệ mang tính thủ công, chủ yếu dựa
vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Chính đặc điểm này đã đem lại sự quý
hiếm cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhờ đó, tai các hội chợ quốc tế như
EXPO, hội chợ ở NEW YORK , Milan( ý) …hang thủ công mỹ nghệ đã gây được
sự chú ý của khách hàng nước ngoài bởi sự tinh xảo trong các đường nét hoa văn
trạm trổ trên các sản phẩm, hay những kiểu dáng mẫu mã độc đáo, mặc dù nguyên
liệu rất đơn giản có khi chỉ là một hòn đá, xơ dừa…qua bàn tay tài hoa của các
nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
 Tính đơn chiếc
Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái
riêng của mỗi làng nghề. Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công
mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam , mang nét văn hoá và bản sắc
của dân tộc Việt Nam , chính vì vậy hàng của Trung Quốc hay Nhật bản cho dù có
phong phú hay đa dạng đến đâu cũng không thể có được những nét đặc trưng
đó,cho dù kiểu dáng có thể giống. Cùng với đặc trưng về văn hoá, tính riêng biệt
đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong xuất
khẩu. Đối với Việt Nam và cả khách hàng nước ngoài, nó không những có giá trị
sử dụng mà còn thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
7
 Tính đa dạng

Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện ở phương thức,
nguyên liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hoá trong sản phẩm. Nguyên
liệu làm nên sản phẩm có thể là gạch, đất, cói, dây chuối, xơ dừa…mỗi loại sẽ
tạo nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những sắc thái khác nhau, cho
người sử dụng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Là một đôi dép đi
trong nhà, nhưng dép làm bằng cói đã quá cũ đối với người tiêu dùng nên hiện
nay, các nghệ nhân sử dụng chất liệu dây chuối, tạo cảm giác rất mới lạ, vừa có
màu vàng ngà của chuối vừa có mầu mốc tự nhiên của thân chuối…
 Tính thủ công
Có thể cảm nhận ngay tính thủ công qua tên gọi của sản phẩm thủ công
mỹ nghệ. Tính chất thủ công thể hiện ở công nghệ sản xuất, các sản phẩm đều là
sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật. Chính
đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản
phẩm công nghiệp hiện đại được sản xuất hàng loạt và ngày nay,cho dù không
sánh kịp tính ích dụng của các sản phẩm này nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ
luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng.
II. Quan niệm và đặc trưng của chất lượng sản phẩm cói
1. Quan niệm về chất lượng
1.1. Chất lượng
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những
thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.
Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người
sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu
do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh
với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con
người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng
và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau.
Nói như vậy không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến
mức người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù
sẽ còn luôn luôn thay đổi. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo

DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau:
8
Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống
hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.
Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng:
1/ Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý
do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng
kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại.
Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính
sách, chiến lược kinh doanh của mình.
2/ Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian,
điều kiện sử dụng.
3/ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta chỉ xét đến mọi đặc tính
của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu
này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các
yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
4/ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng
chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá
trình sử dụng.
5/ Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn
hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
1.2. Chất lượng sản phẩm.
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử
dụng phổ biến và rất thông dụng hằng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách
báo. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng
hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội.
Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về
chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải

quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên những góc độ
khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh
nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất,
người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường.
9
Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh
bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng nghĩa chất
lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên,
sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng
đánh giá cao.
Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn
hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn,
quy cách đã xác định trước.
Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản
phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hơp bao gồm: chất
lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức
chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan hệ chặt
chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả
của việc sử dụng các nguồn lực.
Còn nhiều định nghĩa khác nhau về Chất lượng sản phẩm xét theo các
quan điểm tiếp cận khác nhau. Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong
các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa
(ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa:
"Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối
với các yêu cầu". Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra
hay tiềm ẩn. Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận một
cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất
lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách
quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng.

Vai trò của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở
thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của mỗi doanh nghiệp. Theo M.E. Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của
mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa
sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành
một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
10
Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động
của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì
chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của
xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ).
Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn
tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao, nghĩa là doanh
nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt.
Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những
phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lơi trong sự cạnh tranh
gay gắt trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:
 Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua:
Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc
tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của
mỗi doanh nghiêp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản
phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng
của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có
những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao
hơn. Bởi vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn
cứ quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.

 Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trên thị trường:
Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác
của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao, có
tác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng.
Ngày nay quá trình toàn cầu hóa, tính cạnh tranh, nhu cầu người tiêu dùng
ngày càng gia tăng đã làm thị trường biến đổi. Các doanh nghiệp muốn tồn tại
trong thị trường đầy biến động này họ phải giải quyết những yếu tố, trong đó chất
lượng là một yếu tố then chốt.
Các sản phẩm công nghệ cao của Nhật luôn được đón nhận trên toàn thế
giới do họ là những người tiên phong trong lĩnh vực chất lượng sau chiến tranh
thế giới thứ hai.
11
Nhu cầu của khách hàng là không ngừng thay đổi, do đó các doanh nghiệp
phải cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng đáp ứng và vượt mong
muốn của họ. Để thu hút được càng nhiều khách hang các doanh nghiệp cần phải
đưa chất lượng vào nội dung quản lý hệ thống hoạt động của mình.
2. Các đặc trưng và tiêu chuẩn phản ánh chất lượng sản phẩm cói
Sản phẩm làm từ cói có đặc điểm nổi trội khác so với các sản phẩm làm từ
chất liệu nhân tạo đó là đặc tính rất thân thiện với môi trường, 100% tự nhiên,
hơn nữa giá thành rẻ, không gây độc hại cho người tiêu dùng khiến người tiêu
dùng nước ngoài nhất là các nước châu Âu ưa chuộng. Sản phẩm cói được chia
làm nhiều nhóm, trong đó có 7 nhóm đặc trưng đó là: làn, khay đĩa, đệm, thảm,
chiếu, giỏ, hộp. Sản phẩm cói đạt chất lượng cũng phải có độ bền, dẻo dai, màu
sắc thích hợp, không được mốc, có tính độc đáo mang sắc thái Việt Nam. Trong
thời kỳ suy giảm kinh tế, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm những mặt hàng
giá rẻ và thân thiện với môi trường mà bền. Mặt khác, mẫu mã, kiểu dáng sản
phẩm đa dạng, thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên khiến người
mua không thấy nhàm chán.
Sản phẩm cói rất đa dạng nhưng chủ yếu là các sản phẩm phục vụ sinh

hoạt hàng ngày. Mẫu mã của sản phẩm phải được trang trí sao cho phù hợp với
yêu cầu của khách hàng, tuân thủ chặt chẽ các cam kết về chất lượng có vậy mới
đáp ứng được các đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, các sản phẩm và
bộ phận nhuộm hữu cơ (azo) có thể bị cấm lưu hành tại EU đặc biệt tại 1 số quốc
gia như Đức, Hà Lan, đây là điều mà các doanh nghiệp chế biến cói xuất khẩu
nên quan tâm.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cói
1. Nhân tố về sản xuất.
1.1. Nhân tố về sản xuất cói
1.1.1. Giống.
Sản xuất cói muốn có năng suất cao, chất lượng tốt, có hiệu quả kinh tế thì
phải có giống tốt. Giống cói tốt là loại giống có năng suất cao, ổn định, có phẩm
chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh có hại và các điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, thích ứng với một số điều kiện canh tác nhất định, tính thích nghi rộng rãi.
Có được giống cói tốt thì năng suất cũng đã tăng được tối thiểu từ 5-10%. Vì thế
mà khâu chọn giống cói có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguyên liệu cói cũng
12
như sản phẩm từ cói sau này. Hiện nay có nhiều giống cói khác nhau như: giống
cổ khoang bông trắng dạng đứng; giống cổ khoang bông trắng dạng xiên; giống
cói bông nâu; giống cói chỉ…nhưng giống cói bông trắng là năng suất và chất
lượng tốt hơn cả.
1.1.2. Kĩ thuật canh tác
Để tăng năng suất và sản lượng cói, người dân đã không ngừng mở rộng
diện tích gieo trồng (theo thống kê từ năm 2000 – 2003 diện tích cói liên tục tăng
từ 9300- 14000 ha) tăng cường đầu tư thâm canh cói. Một ha trồng cói giá trị
bằng 3 ha trồng lúa, nhưng năm 2007 giá cói giảm xuống rất thấp. Một trong
nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cói giảm là chất lượng nguyên liệu cói không đáp
ứng được sự đa dạng của các mặt hàng cói đồng thời năng suất sản lượng cói
trong những năm qua không tăng, thậm chí có xu hướng giảm đi, từ 81 tạ/ ha
(năm 2002) xuống còn 73 tạ/ha/năm (năm 2005). Điều này đã đẩy người dân vào

cảnh điêu đứng và ở những nơi có điều kiện người ta quyết định chuyển đổi diện
tích cói sang trồng lúa và nuôi trồng thủy sản ở những vụ tiếp theo. Một số kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy kỹ thuật canh tác còn nhiều
vấn đề bất cập dẫn đến năng suất, chất lượng cói giảm. Trong khi các cây trồng
khác như lúa, ngô…được Nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn
khuyến nông, quy hoạch sản xuất, …Có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng
như giống mới, các biện pháp kỹ thuật mới…nhưng đối với cói thì hầu như vẫn
giữ các biện pháp kỹ thuật, giống …từ bao đời nay, mặc dù môi trường đã thay
đổi, sản xuất cói và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cói đã có nhiều thách
thức và lợi thế đang đặt ra.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên
Cói cần nhiều ánh sáng ở thời kỳ đẻ nhánh, sau khi đâm tiêm và lá mác đã
xòe. Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vươn dài của cói, trong sản
xuất cói trồng ở nơi có bóng rợp làm cây vươn dài, yếu cây, dễ đổ, phẩm chất cói
xấu. Trồng quá dày, ánh sáng thiếu cây cói dài, nhỏ cây, dễ đổ. Do vậy điều tiết
ánh sáng thích hợp cho cói trồng với khoảng cách hợp lý đảm bảo sổ tiêm/ m
2
vừa cho cói dài, phẩm chất tốt, chống lốp đổ.
Cói là cây chịu măn và cần có độ mặn thích hợp để đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Cói thường là cây trồng đầu tiên trên vùng đất mặn, trong kế hoạch cải tạo
đất mặn. Cói có thể trồng thích nghi trên nhiều loại đất: đất mặn, đất ngọt, chân
13
cao, chân trũng, bãi bồi ven sông, ven biển. Song thích hợp nhất là trồng trên loại
đất thịt phù sa màu mỡ ven biển hoặc là ven sông nước nợ và thoát nước tốt.
Nước cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng và phát triển của cây cói. Trong cây cói nước chiếm từ 80 – 88%, do vậy
nước là nhu cầu quan trọng để cói sinh trưởng, phát triển. Nếu gặp ngập úng,
nước tù hãm lâu làm cho cói đen gốc, phẩm chất kém. Nước mặn hay ngọt đều
ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của cói.
1.2. Nhân tố về sản xuất sản phẩm cói.

1.2.1. Trình độ kỹ thuật công nghệ:
Sản xuất chế biến các sản phẩm cói của làng nghề thường dựa vào phương
pháp truyền thống, kỹ thuật công nghệ giản đơn, dựa vào kinh nghiệm, tài khéo léo
của đôi bàn tay là chính, quy trình sản xuất đơn chiếc chiếm vị trí chủ yếu khoảng
75- 80%. Chính vì vậy các sản phẩm làm ra năng suất còn thấp, mẫu mã đơn điệu,
chất lượng chưa cao, không dủ sức cạnh tranh trên các thị trường truyền thống và
thâm nhập chiếm lĩnh thị trường mới, đặc biệt là thị trường nước ngoài.
Trong những năm qua, do sức ép của thị trường và những tác động tích
cực của cơ chế quản lí, các làng nghề cói đã có sự đổi mới công nghệ ở mức độ
nhất định. Do đặc thù của sản xuất chế biến sản phẩm cói là chủ yếu các công
đoạn sản xuất thủ công, những công đoạn phải đổi mới công nghệ đó là xu hướng
dùng điện vào các lò sấy để nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là yếu tố quyết
định chữ TÍN cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đối với khách hàng trong và
ngoài nước.
1.2.2. Nguồn nguyên liệu
Muốn có được một sản phẩm cói chất lượng cao mà khách hàng yêu cầu
thì việc cải tiến chất lượng nguyên liệu cói là một điều rất quan trọng. Cói chẻ
nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các làng nghề sản
xuất sản phẩm cói, nó đang được các cấp, các ngành của tỉnh, huyện quan tâm
nhất. Bởi đây là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và các
làng nghề cói trong huyện, chỉ khi nào vấn đề nguyên liệu được đảm bảo thì sản
xuất mới phát triển.
Cói chẻ là nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến sản phẩm cói để tiêu
dùng nội địa cũng như phục vụ xuất khẩu. Chất lượng cói chẻ nguyên liệu phải
có màu trắng xanh, dài và dai; độ dẻo, độ dai còn phụ thuộc nhiều vào quá trình
14
công nghệ sau thu hoạch cói ở ngoài ruộng về. Các chỉ tiêu trên có ảnh hưởng
quyết định đến giá thành sản phẩm cói khi tiêu thụ và chất lượng của sản phẩm
cói chế biến.
Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm cói bao gồm: bao bì PP, bao bì

catton, túi nilon, phẩm nhuộm màu và giấy chống ẩm. Bao bì giúp bảo vệ cho sản
phẩm khỏi những tác động xấu của tác nhân vật lí (ánh sáng, độ ẩm,bụi…) và
hóa học (oxy, không khí…). Hơn thế nữa bao bì cũng làm cho sản phẩm thêm
nổi bật, ấn tượng với khách hàng, cách thiết kế và đóng gói bao bì cũng đã thể
hiện được một phần của sản phẩm bên trong bao bì. Điều kiện tự nhiên có tác
động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là
đối với những nước có khí hậu nhiệt dới, nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam. Nó
tác động tới các đặc tính cơ lý hoá của sản phẩm, làm giảm đi chất lượng của sản
phẩm, của hàng hoá trong quá trình sản xuất cũng như trong trao đổi, lưu thông
và tiêu dùng. Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét
ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Khí hậu, nóng ẩm cũng tạo điều
kiện cho côn trùng, vi sinh vật hoạt động làm cho sản phẩm bị phân huỷ, nấm
mốc, thối rữa ảnh hưởng tới hình thức và chất lượng của sản phẩm. Vì vậy mà
bao bì và cách xử lí sản phẩm để hoàn thiện sản phẩm là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm
1.2.3. Nguyên vật liệu và hệ thống cung cấp nguyên vật liệu của cơ sở.
Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất,
cấu thành thực thể sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc trực
tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, quá trình cung ứng nguyên vật liệu
đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời, đầy đủ,
đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng; sản phẩm
ra đời với chất lượng cao. Ngược lại, không thể có được những sản phẩm có chất
lượng cao từ nguyên liệu sản xuất không bảo đảm, đồng bộ hơn nữa nó còn gây
ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mà doanh nghiệp có thể bảo đảm được
việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất với chất lượng cao, kịp
thời, đầy đủ và đồng bộ? Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như doanh
nghiệp xác lập thiết kế mô hình dự trữ hợp lý; hệ thống cung ứng nguyên vật liệu
thích hợp trên cơ sở nghiên cứu đáng giá nhu cầu về thị trường (cả đầu vào và
đầu ra), khả năng tổ chức cung ứng, khả năng quản lý

15
2. Thị hiếu của người tiêu dùng
Một sản phẩm có được coi là đạt chất lượng hay không cũng phụ thuộc vào
thị hiếu của người tiêu dùng. Đơn cử như Nhật Bản, đối với hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam nói chung và sản phẩm cói mỹ nghệ nói riêng thì Nhật Bản
luôn là thị trường nhập khẩu lớn, chiếm từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam từ trước tới nay. Đối với một sản phẩm thủ
công mỹ nghệ, người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: thứ nhất,
sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì; thứ hai, nhà sản xuất sử dụng phương
pháp gì để tạo ra sản phẩm và thứ ba, sản phẩm thể hiện tính truyền thống như thế
nào. Trong đó, yếu tố thứ 3 là quan trọng nhất, được người Nhật đặc biệt quan tâm,
bởi họ luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có “hồn”, thể hiện tâm tư, tình cảm của
người lao động và mang nét độc đáo riêng. Vì vậy, để có thể chiếm lĩnh thị trường
Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản
phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử
dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo
hướng đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng
thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.
3. Chính sách của nhà nước.
Cơ chế chính sách của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình
thúc đẩy cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Việc ban
hành các hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các quy định về sản phẩm đạt
chất lượng, xử lý nghiêm việc sản xuất hàng giả, hành kém chất lượng, không
bảo đảm an toàn vệ sinh, thuế quan, các chính sách ưu đãi cho đầu tư đổi mới
công nghệ, chính sách giá cả, bảo hiểm sản xuất, lưu thông nông sản… là những
nhân tố hết sức quan trọng, tạo động lực phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong cải
tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Rõ ràng, các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn có
mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội, đặc biệt phải kể đến là cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước. Cơ chế

quản lý vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương
hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
4. Tổ chức lưu thông và thị trường tiêu thụ.
Doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược sản phẩm, kế hoạch sản xuất để
có thể đưa ra những sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu
16
cầu và khả năng tiêu dùng ở những thời điểm nhất định. Bởi vì sản phẩm có chất
lượng cao không phải lúc nào cũng tiêu thụ nhanh và ngược lại chất lượng có thể
không cao nhưng người tiêu dùng lại mua chúng nhiều.
Có mở rộng được mạng lưới thương mại nông thôn thông qua các đại lý,
các chợ nông thôn, thì mới tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển mạnh mẽ
sản xuất lưu thông hàng hóa ở nông thôn. Chú ý nâng cao trình độ quản lí cho các
chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ sản xuất hàng hóa là hết sức cần thiết
IV. Chủ trương, chính sách của nhà nước và địa phương về phát triển
và nâng cao chất lượng sản phẩm cói.
Trong những năm qua, nghề cói được xem là một trong những ưu tiên
hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, được sự quan tâm, chỉ đạo
của tỉnh thông qua Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy và Kế hoạch 18 của UBND
Tỉnh về phát triển cây cói ở tỉnh Ninh Bình. Các chính sách hỗ trợ cho người
trồng cói, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng chuyên canh cói được thực hiện và
đã mang lại cho vùng chuyên canh cói nhiều mặt tích cực. Chính vì vậy, Bộ
ngành UBND huyện Kim Sơn được UBND tỉnh Ninh Bình giao nhiệm vụ định
hướng, phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu cói. Tuy nhiên trong thòi gian
gần đây nghề cói của Tỉnh đang gặp phải một số khó khăn: nguồn nguyên liệu
cói, đặc biệt là nguồn nguyên liệu cói chất lượng cao làm ra hàng xuất khẩu ngày
càng giảm đi, do hạn chế về khả năng tìm thị trường dầu ra, hoạt động của các
tác nhân trong các làng nghề cói còn tản mạn không thống nhất, không tạo ra
được khả năng cạnh tranh.
Năm 2007-2008 diện tích trồng cói giảm xuống còn 270 ha do rớt giá,
không đủ chi phí cho thu hoạch. Trong Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy và Kế

hoạch 18 của UBND Tỉnh về phát triển cây cói ở tỉnh Ninh Bình đã nêu rất rõ
một số chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển sản xuất cói như sau:
1. Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cói, đảm bảo đến năm 2010 đạt
diện tích 1500 ha. Trước mắt đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cói diện tích 452
ha thuộc Công ty Nông nghiệp Bình Minh và duy trì diện tích cói hiện có ở các
xã trong vùng quy hoạch
2. Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương chính,
kênh nhánh. Cống điều tiết trên kênh chính, đường ven kênh thuộc Công ty Nông
Nghiệp Bình Minh và các xã trong vùng quy hoạch. Kinh phí đầu tư không quá
17
10 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%; ngân sách huyện Kim sơn 40%
và vốn của Công ty Nông Nghiệp Bình Minh là 40%.
3. Về giống và khôi phục ruộng cói thì Ngân sách Tỉnh hỗ trợ 1 lần gồm:
4 triệu tiền giống trên 1 ha trồng mới, 2 triệu trên 1 ha khôi phục ruộng cói. Chi
phí được lấy trực tiếp từ các hộ trồng cói.
4. Về xây dựng vùng chế biến cói: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm
công nghiệp Đồng Hướng quy mô 17 ha đã được huyện quy hoạch. Trước mắt,
xây dựng cầu qua sông Ân từ nguồn ngân sách Tỉnh, kinh phí đầu tư không quá
10 tỷ đồng.
5. Về chính sách bỉnh ổn giá nguyên liệu: thành lập Hiệp Hội nghề cói để
tham gia quản lí bình ổn giá cói nguyên liệu; vận động các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất trong Hiệp hội góp bốn, hình thành quỹ bình ổn giá cói. Quỹ sẽ được
ngân sách Tỉnh hỗ trợ vốn ban đầu, mức vốn thấp nhất là 500 triệu đồng, hàng
năm có bổ sung từ Quỹ Khuyến công.
Tỉnh Ninh Bình đã coi trọng việc phát triển tiểu thủ công nghiệp trong
nông thôn. Nhất là từ năm 2006 trở lại đây, bằng các chính sách hỗ trợ (nhất là
hỗ trợ đào tạo nghề), các làng nghề truyền thống ở tỉnh Ninh Bình nói chung và
huyện Kim Sơn nói riêng phát triển khá mạnh. Hoạt động khuyến công từng
bước khẳng định vai trò vị trí trong sự nghiệp công nghiệp hóa nông thôn nhất là
trong tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay. Phát triển ngành nghề ở nông

thôn Ninh Bình góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động tại khu vực nông
thôn, giá trị sản xuất công nghiệp ở nông thôn chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ở địa phương. Nhiều doanh nghiệp được
hưởng nguồn hỗ trợ kinh phí đã tổ chức đào tạo nghề tại chỗ nhằm tăng nhanh
nguồn lực cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Từ đầu năm đến nay,
tỉnh Ninh Bình đã đầu tư hơn hai tỷ đồng cho công tác khuyến công ở nông thôn,
trong đó Kim Sơn là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh để đầu tư đào
tạo nghề đan các sản phẩm cói, bèo bồng, bẹ chuối, thêu, ren, móc sợi xuất khẩu.
Trung tâm triển khai thực hiện chín đề án, trong đó sáu đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn. Nhiều thôn, xóm, xã chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản
xuất nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hướng "ly nông không
ly hương", và số nông dân làm nghề đan bèo bồng, bẹ chuối xuất khẩu ngày càng
tăng. Không ít nơi có tới 85% số lao động ở nông thôn tham gia sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
18
Thời gian gần đây, lực lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập
khẩu trên địa bàn tỉnh đã phát triển cả về số lượng, chất lượng với 35 doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt chính
sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh các
hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đồng thời triển khai những giải pháp
cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo
an sinh xã hội như: đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ
trợ cho người trồng cói, triển khai có hiệu quả các gói kích cầu đầu tư. Trong 5
năm (2006-2010) có 06 doanh nghiệp làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
được vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu theo Nghị định số
151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP với tổng dư nợ là 1,3 tỷ
đồng. Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, trong 5 năm (2006-2010) tỉnh đã
hỗ trợ trên 2,6 tỷ đồng cho các hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ sản xuất,
kinh doanh xuất khẩu… Chính vì thế mà hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh
tiếp tục được giữ vững và có bước tăng trưởng khá.

19
Chương 2. Thực trạng chất lượng sản phẩm chiếu cói
Kim Sơn hiện nay
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Kim Sơn.
1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
1.1. Vị trí địa lí, địa hình.
Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh
Bình. Đất đai của huyện nằm giữa 2 con sông lớn, sông Đáy ở phía Đông, giáp
với tỉnh Nam Đinh; sông Càn ở phía Tây, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía
Nam và Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây giáp huyện Yên Mô và tỉnh
Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Yên Khánh. Huyện có tọa độ địa lý từ
19
0
56’10” đến 20
0
14’20’’ vĩ độ Bắc và 106
0
10’10’’ kinh độ Đông. Huyện được
thành lập năm 1829, sau nhiều lần quai đê lấn biển, đến nay tổng diện tích đất tự
nhiên trong địa giới hành chính của huyện là 21.327,48 ha. Là một huyện đồng
bằng ven biển, Kim Sơn có địa hình tương đối thấp, nghiêng từ Bắc xuống Nam,
từ Tây sang Đông.
1.2. Khí hậu, thủy văn
 Kim Sơn có khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu sông Hồng:
nhiệt đới gió mùa, có một mùa Đông lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình
vĩ tuyến; thời kỳ đầu của mùa Đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ
nóng ẩm, mưa nhiều, khí hậu biến đổi mạnh, thường xuyên bị ảnh hưởng của
mưa bão.
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,5
0

C, số giờ nắng trung bình
trong năm khoảng 1.385,5h, độ ẩm tương đối trung bình trong năm 82,4%, lượng
mưa trung bình trong năm 1.820 mm tập trung cao điểm từ tháng 5 đến tháng 10
hàng năm (chiếm khoảng 80,6% lượng mưa hàng năm).
Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm (trùng với mùa hè), chiếm
70% lượng mưa hàng năm của khu vực, trong đó:
+ Mùa mưa chính chủ yếu tập trung vào tháng 8 và tháng 9.
+ Mùa mưa thất thường từ tháng 6 đến tháng 10 (do bão mang lại)
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (trùng với
mùa Đông), trong đó mùa khô hạn nhất tập trung vào tháng 3 đến tháng 4.
20
 Kim sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 con sông là sông Đáy ở phía
Đông và sông Càn ở phía Tây. Trong nội địa Kim Sơn có 1 hệ thống sông, đào,
kênh mương dẫn nước khá hoàn chỉnh luôn phát huy tác dụng tốt để tưới tiêu
phục vụ cho nông nghiệp và đời sống dân sinh. Đặc biệt vùng biển Kim Sơn có
chế độ nhận triều, biên độ trung bình từ 1,2m ÷ 1,8m. Kim Sơn chịu ảnh hưởng
triều mạnh, chế độ triều chi phối chế độ dòng chảy.
2. Kinh tế xã hội.
2.1. Dân số lao động của huyện
Dân số huyện Kim Sơn năm 2008 là 175.000 người. Trong đó có 161.945
người sống ở vùng nông thôn và 13.055 người sống ở vùng thành thị. Mật độ dân
số trong huyện là 844 người/ km
2
. Số lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế là 99.621 người
Tổng số lao động trung bình trong một làng nghề cói là 702 người, trong
đó có 536 người tham gia vào sản xuất, chế biến cói, chiếm 90,3% số dân của
làng nghề. Sản xuất thường được tiến hành trong lúc nông nhàn như một nghề
phụ, số phụ nữ tham gia vào sản xuất cao gấp 3 lần so với lao động nam. Trong
giai đoạn 2005- 2010 các làng nghề cói đã mở được gần 100 lớp đào tạo và nâng

cao tay nghề cho gần 5.000 lượt người, chiếm trên 20% số lao động tham gia
nghề cói. Số lao động còn lại tiếp thu kỹ thuật trực tiếp của các thế hệ trong gia
đình truyền nghề lại.
2.2. Cơ sở hạ tầng.
+ Giao thông:
Là huyện đồng bằng ven biển, hiện nay vẫn đang tiếp tục được bồi đắp mở
rộng nên địa chất rất yếu chủ yếu là đất thịt nặng, đất cát pha vùng ven biển, mực
nước ngầm cao…và thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão biển, nước thủy
triều dâng nên khi đầu tư xây dựng đường kiên cố rất tốn kém. Các công trình hạ
tầng giao thông đã được đầu tư từ lâu, nhỏ lẻ không đồng bộ, đồng thời mưa bão,
lũ lụt làm cho nhiều tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn cho giao
thông đi lại, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Hiện tại có một số tuyến
đường đang được khởi công làm mới như: Đường 481, nhánh của đường 481 kéo
dài, đường 10 và tuyến đường tránh của đường 10, đường 480, các tuyến đường
giao thông nông thôn của 6 xã bãi ngang…Huyện có 542,99 km đường giao
thông, đường giao thông xã là 507,38 km (chiếm 93,44%), trong đó loại đường
21
mặt nhựa là 41,67 km (chiếm 8,21%), đường mặt bê tông xi măng là 102,62 km
(chiếm 20,22%), đường cấp phối là 144,50 km và đường đất là 218,59 km
• Giao thông đường bộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường 10 chạy qua
và các tuyến đường 481, 480 thuận tiện trong việc lưu thông hàng hóa.
• Giao thông đường thủy: có sông Càn, sông Vạc và đặc biệt là sông
Đáy chạy dọc theo chiều dài của huyện rất thuận lợi cho giao thông thủy và công
nghiệp sửa chữa đóng mới tầu, thuyền.
+ Thủy lợi:
Kim Sơn có một hệ thống thủy lợi dày đặc nhưng chưa đồng bộ, với chiều
dài là 1.013,20 km (cả kênh cấp I, cấp II, cấp III), cống đã được cứng hóa là
88,92 km, chiếm 8,77%, còn lại 924,28 km kênh chưa được kiên cố (chiếm
91,22%). Hệ thống các công trình thủy lợi huyện Kim Sơn được kiên cố hóa còn
quá ít.

Do đặc điểm của Kim Sơn là huyện ven biển nên trước đây việc điều tiết
nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa vào thủy triều. Trong
những năm gần đây do sự thay đổi khắt khe của thời tiết nên đã ảnh hưởng nhiều
đến sản xuất nông nghiệp. Hiện nay sản xuất nông nghiệp trong huyện đang
chuyển đổi để đa dạng hóa cây trồng và đòi hỏi tính chủ động cao trong việc điều
tiết nước. Do đó cần đầu tư xây dựng thêm các trạm bơm, các cống và kiên cố
hóa kênh để có thể chủ động trong điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Điện:
Hệ thống điện đến nay đã bàn giao cho Ngành điện quản lý được 18/25
xã, nhân dân được dùng điện theo giá Nhà nước qui định. Tren địa bàn các xã
đều có từ 1 đến 8 trạm biến áp và từ 50KVA đến 180KVA/ trạm. 100% số hộ
dân của các xã đều được dụng điện ổn định, an toàn
+ Hạ tầng thông tin liên lạc:
Thông tin liên lạc được phát triển mạnh mẽ. Trên địa bàn huyện có gần
3000 máy điện thoại cố định, bình quân 58 máy/1000 dân. Về cơ bản các xã đều
có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, tổng số bưu điện là 22/25 xã, đạt 88%. Số
điểm dịch vụ về Internet hầu như chỉ tập trung ở các thị trấn.
22
2.3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị sản xuất theo giá bình quân năm 2008 đạt 2.352,3 tỷ đồng. Tốc độ
tăng trưởng (theo giá trị sản xuất) 11,75%. Cơ cấu kinh tế: Nông – lâm – thủy
sản chiếm 42%, Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng chiếm 34%, các
ngành dịch vụ chiếm 24%
- Về sản xuất nông nghiệp: diện tích lúa hàng năm là 8.000ha; năng suất
đạt 127 tạ/ha; sản lượng khoảng gần 100.000 tấn/năm; bình quân lương thực đầu
người đạt 571 kg/năm.
Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp luôn chuyển dịch theo hướng tích
cực, huyện đã chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ để cấy 2 vụ lúa và
trồng cây vụ Đông trên đất 2 lúa. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đã đạt
57,17 triệu đồng.

- Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: sản xuất công nghiệp-
tiểu thủ công nghiệp nhất là ngành chế biến sản phẩm cói tiếp tục phát triển
mạnh cả về sản lượng, giá trị sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tốc độ
tăng trưởng tăng 13,4%/năm; giá trị sản xuất 5 năm (2001-2005) theo giá thực tế
đạt 947 tỷ đồng. Trong đó riêng giá trị sản xuất hàng cói xuất khẩu 5 năm (2001-
2005) đạt 539 tỷ đồng. Năm 2008 đạt 487,9 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt gồm 6
triệu USD chủ yếu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ hàng cói xuất khẩu và của xí
nghiệp chế biến hạt điều. Các sản phẩm cói được xuất khẩu sang các nước Châu
Âu: Đức, Pháp, Ý, Cộng hòa Séc và mở rộng sang một số nước Châu Mỹ…
Ngành chế biến cói với nòng cốt trên 20 doanh nghiệp, ngoài lao động chuyên
còn thu hút gần 60 ngàn lao động nông thôn và lao động phụ tham gia sản xuất,
là ngành giữ vai trò chủ lực, chiếm trên 80% giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu
thủ công nghiệp. Trên địa bàn huyện có 2 nhà máy gạch tuynen đã đi vào hoạt
động: nhà máy gạch Kim Chính, nhà máy gạch Yên Lộc, đang xây dựng thêm 1
nhà máy gạch thuộc xã Ân Hòa.
- Về nuôi trồng thủy sản: hiện nay huyện có diện tích mặt nước để nuôi
trồng thủy sản là 2064 ha (trong đó Bình Minh là 1062 ha; ngoài đê Bình Minh là
1002 ha). Tổng sản lượng thủy sản đạt 3250 tấn, trong đó: tôm sú 700 tấn, cua
biển 800 tấn, tôm rảo 300 tấn, ngao 1000 tấn, hải sản khác 450 tấn. Giá trị kinh tế
ước đạt 200 tỷ đồng.
23
II. Thực trạng sản xuất và chế biến sản phẩm cói.
1. Tình hình sản xuất cói huyện Kim Sơn.
1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cói.
Cây công nghiệp có giá trị lớn nhất ở Kim Sơn là cây cói. Cây cói đã gắn
bó với người Kim Sơn từ ngày đầu mở đất. Qua bao thăng trầm, đến nay diện
tích trồng cói toàn huyện đạt 1.636 ha (năm 2003, huyện có khoảng 900 ha diện
tích trồng cói thì đến năm 2005, số diện tích này bị thu hẹp chỉ còn 500 ha).
Năm 1995, diện tích cói của Kim Sơn đạt 1.254 ha với sản lượng 9.506
tấn cói chẻ khô. Đến năm 2003, diện tích còn 924 ha nhưng tổng sản lượng đạt

12.608 tấn cói chẻ khô. Nhưng rồi diện tích trồng cói suy giảm nhanh do phong
trào chuyển đổi phá bỏ cây cói sang nuôi trồng thuỷ sản (tôm, cua) có giá trị thu
nhập cao. Năm 2004, diện tích còn 604 ha, năm 2007 chỉ duy trì ở mức 474 ha
do giá cói nguyên liệu xuống thấp (giá bình quân chỉ đạt 2000 đ/ kg) trong khi
giá vật tư đầu vào: đạm, lân, kali, công lao động v.v… tăng cao. Sản lượng cói vì
vậy chỉ đáp ứng được 1/3 số lượng cói nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế
biến, số lượng cói nguyên liệu còn lại phải nhập từ Nga Sơn - Thanh Hoá.
Năm 2006, diện tích cói của Kim Sơn đạt 409 ha và đến cuối năm 2007
đạt 474 ha; trong đó diện tích khôi phục và trồng mới là 153,8 ha. Diện tích cói
được trồng tập trung ở Công ty nông nghiệp Bình Minh và 13 xã trong huyện.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng cói
xuất khẩu ngày càng giảm, nhiều doanh nghiệp chế biến cói gặp khó khăn, không
ký được nhiều hợp đồng làm hàng cói. Mặt khác, lượng cói tồn kho vụ mùa
chuyển sang đầu năm 2008 còn khá nhiều, làm cho giá cói tiếp tục giảm chỉ còn
1.200- 1.600 đồng/kg, có thời điểm xuống chỉ còn 800 đồng/kg nên một số hộ
trồng cói không tiếp tục duy trì diện tích cói đã có, không trồng mới, việc chăm
sóc cói cũng không được quan tâm đầu tư nên cả diện tích, năng suất và sản
lượng cói đều giảm so với năm trước. Diện tích cói vụ chiêm 2008 đạt 342 ha,
giảm gần 129 ha so với vụ chiêm xuân 2007; Sản lượng cói chẻ khô ước đạt
2.545 tấn, giảm 1.518 tấn so với vụ chiêm 2007…
Tổng diện tích cói cả năm 2008 của huyện Kim Sơn là 598.9ha, năng suất
bình quân đạt 60,35 tạ/ha, sản lượng đạt 3.614,7 tấn. Diện tích giảm 341,08 ha,
năng suất bình quân giảm 7,93 tạ/ha, sản lượng giảm 2.803,13 tấn so với năm
2007. Trong đó, diện tích cói vụ chiêm 2008 là 329,73 ha, giảm 141,11 ha so với
vụ chiêm 2007 (trong đó Công ty Nông nghiệp Bình Minh diện tích 205 ha, giảm
24
98,4 ha so với vụ chiêm 2007). Diện tích cói vụ mùa 2008 là 269,17ha, giảm
60,5 ha so với vụ chiêm 2008 và giảm 199,97 ha so với vụ mùa 2007 (trong đó
Công ty Nông nghiệp Bình Minh 205,54 ha, tăng 0,54 ha so với vụ chiêm 2008).
Vụ chiêm 2008 năng suất cói đạt 62,16 tạ/ha, sản lượng đạt 2.049,7 tấn. Năng

suất giảm 24,15 tạ/ha, sản lượng giảm 2.014,08 tấn so với vụ chiêm 2007. Vụ
mùa 2008 năng suất cói đạt 58,14 tạ/ha, sản lượng đạt 1.565 tấn. Năng suất tăng
7,96 tạ/ha, sản lượng giảm 789,06 tấn so với vụ chiêm 2007.
Năm 2005 phong trào nuôi trồng thủy sản siêu lợi nhuận, với việc thực
hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản vào diện tích trồng cói của các xã Kim
Đông, Kim Trung, Kim Hải, cùng với giá cói không ổn định, trồng cói gặp nhiều
rủi ro, nông dân bỏ trồng cói sang nuôi trồng thủy sản. Một số diện tích cói của 2
xã Văn Hải, Kim Mỹ có độ mặn quá cao nên cói chết hoàn toàn, một số diện tích
xen canh ngoài vùng quy hoạch trồng cói nông dân chuyển sang trồng lúa như
xã: Định Hóa, Kim Chính, Ân Hòa…đã làm cho diện tích và năng suất cói của
huyện giảm.
Cuối năm 2007 do tình hình biến động thị trường, giá cói xuống quá thấp
(giá cói bình quân cuối năm 2007 là 1.768 đồng/kg), trong khi đó giá vật tư như
phân đạm, thuốc trừ sâu, công lao động tiếp tục tăng cao (tháng 6/2008 giá phân
đạm là 10.500 đồng/kg, công lao động thuê cắt cói lên tới 40.000 đồng/ ngày
công) đã làm cho một số hộ nông dân không đầu tư trồng mới, một số diện tích
cói hết chu kỳ thu hoạch các hộ không trồng cói nữa mà chuyển sang trồng lúa,
việc chăm sóc cói cũng không được quan tâm, đầu tư.
Thực tế cho thấy, chất lượng cói ở Kim Sơn thấp nên chủ yếu được bán
sang thị trường Trung Quốc. Nguyên liệu thô sản xuất trong tỉnh không đáp ứng
đủ nhu cầu nguyên liệu cói có chất lượng cao cho gia công các mặt hàng xuất
khẩu nên phải mua nguyên liệu từ một số tỉnh khác. Cây cói tại địa phương chất
lượng thấp, có nhiều đốm chấm, gốc đen nên không thể sử dụng làm hàng xuất
khẩu. Vùng cói Kim Sơn chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu cho doanh nghiệp
làm hàng xuất khẩu, thiếu nguyên liệu chất lượng cao, phải nhập từ nơi khác như
Nga Sơn (Thanh Hóa) và Nghĩa Hưng (Nam Định) dẫn đến chi phí sản xuất cao
và không ổn định.
25

×