Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chứng minh Quản lý giáo dục và giáo dục học là một khoa học; hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.24 KB, 11 trang )

Câu 1: Chứng minh rằng: Quản lý giáo dục và giáo dục học là một khoa
học.
Bài làm.
Quản lý giáo dục và giáo dục học là một ngành khoa học, vì nó đều đảm bảo
các tiêu chí để xác định ngành khoa học, cụ thể là 3 tiêu chí:
Tiêu chí 1: Có đối tượng nghiên cứu riêng
Tiêu chí 2: Có hệ thống lý thuyết
Tiêu chí 3: Có hệ thống các phương pháp nghiên cứu.
Thể hiện:
1, Quản lý giáo dục là một ngành khoa học:
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát…
một cách có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho
mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý giáo dục có đối tượng nghiên cứu riêng, đó là các mối quan hệ quản
lý giáo dục, các quy luật, các nguyên tắc quản lý giáo dục…
Quản lý giáo dục có hệ thống lý thuyết riêng, đó là những khái niệm (quản lý
giáo dục, quản lý nhà trường, người cán bộ quản lý giáo dục…), các phạm trù, các
quy luật…. Hệ thống lý thuyết này gồm một bộ phận đặc trưng của bộ môn, một
bộ phận được kế thừa từ các bộ môn khoa học khác (triết học, xã hội học, giáo dục
học, …)
Quản lý giáo dục có hệ thống phương pháp luận nghiên cứu như quan điểm
duy vật- biện chứng, quan điểm lịch sử- logic, quan điểm thực tiễn, quan điểm hệ
thống; Quản lý giáo dục còn có hệ thống phương pháp cụ thể được sử dụng để
nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp điều
tra xã hội học, các phương pháp tâm lý, phương pháp tổng kết kinh nghiệm…
2, Giáo dục học là một ngành khoa học.
Đối tượng của giáo dục học là quá trình giáo dục toàn vẹn, hiện thực, có mục
đích, được tổ chức trong một xã hội nhất định. Qúa trình giáo dục như vậy được
hiểu theo nghĩa rộng là quá trình hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có
mục đích, có kế hoạch, căn cứ vào những mục đích, những điều kiện do xã hội quy


định, được thực hiện thông qua sự phối hợp hành động giữa người giáo dục và
người được giáo dục nhằm giúp cho người được giáo dục chiếm lĩnh kinh nghiệm
xã hội của loài người.
Nhiệm vụ của giáo dục học là giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản
chất của hiện tượng giáo dục; phân biệt các mối quan hệ có tính quy luật và ngẫu
nhiên; tìm ra các quy luật chi phối quá trình giáo dục để tổ chức chúng đạt hiệu quả
tối ưu; giáo dục học nghiên cứu dự báo tương lai gần và tương lai xa của giáo dục,
nghiên cứu xu thế phát triển và mục tiêu chiến lược của giáo dục trong mỗi giai
đoạn phát triển của xã hội để xây dựng chương trình giáo dục- đào tạo; giáo dục
học còn nghiên cứu xây dựng các lý thuyết giáo dục mới, hoàn thiện các mô hình
giáo dục, dạy học, phân tích kinh nghiệm giáo dục, tìm ra con đường ngắn nhất và
các phương pháp, phương tiện giáo dục mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Giáo dục học có hệ thống lý thuyết riêng với hàng loạt các khái niệm như:
giáo dục (theo nghĩa rộng, theo nghĩa hẹp), dạy học, giáo dương, tự giáo dục, giáo
dục lại…
Giáo dục học có hệ thống phương pháp luận nghiên cứu gồm: quan điểm duy
vật biện chứng, quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử- logic, quan điểm thực tiễn;
Bên cạnh đó, giáo dục học còn có hệ thống phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm
các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết, phương pháp mô hình hóa và các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như:
phương pháp quan sát, phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm sư phạm, …
Nói tóm lại, từ sự phân tích làm rõ ở trên cho thấy, quản lý giáo dục và giáo
dục học đều đảm bảo các tiêu chí để nó trở thành một ngành khoa học.
Câu 2: Hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức con đường, phương tiện thu
thập và xử lý thông tin khoa học, nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đó chính là
phương thức thiết lập và xử lý thông tin khoa học, qua đó tạo nên các mối quan hệ
phụ thuộc có tính quy luật và xây dựng lý luận khoa học mới.
(Bảng thống kê ở trang sau.)

Câu 3: Mỗi nhóm xây dựng một đề tài luận văn thạc sỹ và viết đề cương
luận văn thạc sỹ cho đề tài đó.

I: MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Đại hội IX, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của
chiến lược 20 năm phát triển kinh tế xã hội từ năm 2001 đến năm 2010 là: “ Đưa
đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đồng thời cũng xác định rõ
nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống
quản lý giáo dục”.
Với những tinh thần đó việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề hết sức
quan trọng và cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục
bậc Trung học phổ thông. Bởi vì “ Giáo dục Phổ thông là nền tảng văn hóa của
một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự
phát triển toàn diện con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, đồng thời chuẩn bị lực
lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạo công nhân và cán bộ cần
thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và tăng cường quốc
phòng”.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục
THPT nói riêng ở nước ta đang còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của
nền kinh tế- xã hội, chưa đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của toàn xã hội. Chúng
ta đang đề cao mục tiêu quản lý chất lượng nhưng lại chưa có mô hình quản lý chất
lượng phù hợp.
TQM là thuyết Quản lý chất lượng tổng thể có xuất xứ từ nền sản xuất- kinh
doanh nhưng lại khá phù hợp với giáo dục. Từ khi ra đời TQM luôn được các nhà
nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục bàn đến và từ những năm 90 của thế kỷ XX
trở lại đây, TQM đã trở thành tâm điểm chú ý của các cơ sở giáo dục. Các nhà

nghiên cứu cho rằng mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM sẽ có thể cải thiện
và nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta hiện nay.
Chính vì các lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Vận dụng thuyết Quản lý
chất lượng tổng thể TQM vào quản lý chất lượng giáo dục trường THPT Thanh
Chương 3, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2, Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện thực trạng chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục của
trường THPT Thanh Chương 3, Thanh Chương, Nghệ An; từ đó đề xuất các biện
pháp vận dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thể vào quản lý chất lượng giáo dục
của trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3, Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý chất lượng giáo dục
THPT, về thuyết quản lý chất lượng tổng thể ( TQM).
3.2 Tìm hiểu, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng giáo dục ở trường THPT
Thanh Chương 3, TC, NA.
3.3. Trên cơ sở lý luận và thực trạng đã tìm hiểu, đề xuất một số biện pháp
vận dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thể TQM vào quản lý chất lượng giáo dục
trường THPT Thanh Chương 3, TC, NA.
4, Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trường THPT Thanh Chương 3, huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Các số liệu được sử dụng từ khảo sát hoạt động của
nhà trường trong 5 năm học trở lại đây.
5, Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp vận dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thể TQM vào quản lý chất
lượng giáo dục trường THPT Thanh Chương 3, TC, NA.
5.2 Khách thể nghiên cứu.
Công tác quản lý chất lượng giáo dục trường THPT Thanh Chương, TC, NA.
6, Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các kiến thức lý thuyết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê xã hội học: Điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của các nhà
quản lý và giáo viên trường THPT Thanh Chương 3, TC, NA về các vấn đề nghiên
cứu.
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp toán thống kê: Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý
và phân tích các số liệu từ thực trạng và kết quả quản lý chất lượng giáo dục nhà
trường.
7. Giả thuyết khoa học
Vận dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong quản lý chất lượng
giáo dục ở trường THPT Thanh Chương 3 sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục
cho nhà trường.
II: NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
Chương I: Cơ sở khoa học của việc vận dụng thuyết quản lý chất lượng
tổng thể trong quản lý chất lượng giáo dục ở trường THPT Thanh Chương 3
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
1.1.1/ Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.1.1.1 Chất lượng
1.1.1.2 Chất lượng giáo dục
1.1.1.3 Chất lượng giáo dục THPT
1.1.1.4 Quản lý
1.1.1.5 Quản lý chất lượng giáo dục
1.1.2/ Thuyết quản lý chất lượng tổng thể TQM và việc vận dụng trong
quản lý giáo dục.
1.1.2.1 Lịch sử ra đời của học thuyết
1.1.2.2 Nội dung
1.1.2.3Triết lý/ phương châm hành động theo quan điểm học thuyết

1.1.2.4 Vận dụng trong quản lý giáo dục
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nhà trường
1.1.3.1 Đội ngũ giáo viên
1.1.3.2 Học sinh
1.1.3.3 Nội dung, chương trình giáo dục
1.1.3.4 Phương pháp giáo dục
1.1.3.5 Nguồn tài chính, hệ thống cơ sở vật chất- thiết bị phục vụ dạy- học
1.1.3.6 Công tác quản lý
1.1.3.7 Môi trường giáo dục (gồm môi trường bên trong và môi trường bên
ngoài nhà trường)
1.1.4 Mối quan hệ giữa thuyết TQM và vấn đề quản lý chất lượng giáo
dục trường THPT.
1.2. Cơ sở pháp lý của việc vận dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thể
TQM vào quản lý chất lượng giáo dục trường THPT Thanh Chương 3, Thanh
Chương, Nghệ An
1.2.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn kiểm định
1.2.2 Đánh giá bộ tiêu chuẩn (thấy được tính tổng thể trong kiểm định, sự
tương quan của bộ tiêu chuẩn với TQM )…
1.3. Cơ sở thực tiễn việc vận dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thể
TQM vào quản lý chất lượng giáo dục trường THPT Thanh Chương 3, Thanh
Chương, Nghệ An
1.3.1 Tình hình chất lượng giáo dục THPT ở nước ta hiện nay.
1.3.2 Tình hình chất lượng giáo dục ở trường THPT Thanh Chương 3.
Chương II. Thực trạng quản lý chất lượng giáo dục trường THPT Thanh
Chương 3, TC, NA
2.1. Tổng quan về trường THPT Thanh Chương 3, TC, NA.
2.2. Thực trạng quản lý chất lượng giáo dục
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý.
2.3.1 Mặt đã làm được
2.3.2 Mặt chưa làm được

Chương III. Biện pháp vận dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thể
TQM vào quản lý chất lượng giáo dục trường THPT Thanh Chương 3, Thanh
Chương, Nghệ An.
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2 Các biện pháp vận dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thể TQM vào
quản lý chất lượng giáo dục trường THPT Thanh Chương 3, Thanh Chương,
Nghệ An.
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX
2. Chỉ thị số 14/2001/CT- TTg ngày 11/06/2001 của Thủ tướng chính phủ về
việc đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông thực hiện Nghị quyết số
40/2004/QH của Quốc hội
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ
thông nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ- BGD&ĐT
ngày 02 tháng 04 năm 2007
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
THPT ban hành kèm theo Quyết định số 80/2008/QĐ- BGDĐT ngày 30 tháng 12
năm 2008.
5. Lê Yên Dung, Vận dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thê (TQM) trong
quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 25 (2009)
6. Đặng Xuân Hải, Quản lý chất lượng giáo dục- đào tạo, Bài giảng cho
chương trình đào tạo Thạc sỹ, Trường CBQLGD, Hà Nội, 2001.
7. Nguyễn kế hào – về chất lượng giáo dục, nghiên cứu phát triển giáo dục
t5/1992.
8. Bùi Thị Thu Hương, Về “văn hoá chất lượng” khi xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng đào tạo trong trường đại học theo cách tiếp cận quản lý chất lượng
tổng thể, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 25 (2009)

9. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội,
1999
10. Nguyễn Lộc, TQM hay là quản lý chất lượng toàn thể trong giáo dục, Tạp
chí Khoa học giáo dục, số 54, Hà Nội, 2010
11.Hồ Chí Minh, Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật, 1972, tr57).
V. PHỤ LỤC
VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
ST
T
Nội dung nghiên cứu Thời gian Kết quả Ghi
chú
1. Xây dựng đề cương nghiên cứu Từ 01/07/2014
đến
30/07/2014
Hoàn thành đề
cương theo yêu
cầu và được
duyệt trước Hội
đồng
2. Cơ sở khoa học của việc vận
dụng thuyết quản lý chất lượng
tổng thể trong quản lý chất
lượng giáo dục.
Từ 01/08/2014
đến
30/08/2014
Hoàn thành
chương 1.
3. Thiết kế bảng hỏi và khảo sát
thực trạng

Từ 01/09/2014
đến
30/09/2014
Bộ bảng hỏi và ý
kiến của các đối
tượng khảo sát
4 Phân tích và đánh giá thực trạng Từ 1/10/2014
đến
30/10/2014
Hoàn thành
chương 2
5 Đề xuất các biện pháp vận dụng
thuyết quản lý chất lượng tổng
thể trong quản lý chất lượng
giáo dục trường THPT Thanh
Chương 3
Từ 01/11/2014
đến
30/11/2014
Hoàn thành
chương 3.
6 Hoàn thành báo cáo kết quả
nghiên cứu
Từ 01/12/2014
đến
30/12/2014
Báo cáo tổng hợp
kết quả nghiên
cứu

×