Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự cho Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.78 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
1.1.1 Thông tin chung 3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 4
1.2 Tình hình tin học hóa tại Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô và định hướng
lựa chọn đề tài 7
1.2.1 Thực trạng tin học hóa tại công ty 7
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại phát triển kinh tế hiện nay, công nghê thông tin đã thực sự trở
thành một lực lượng sản xuất mà giá trị đóng góp của ngành vào nền kinh tế của
mỗi quốc gia ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế các nước đặc biệt ở
các nước phát triển.
Ở nước ta công nghệ thông tin đã có những bước tiến nhảy vọt. Tốc độ phát
triển công nghệ thông tin của nước ta luôn nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng
trưởng cao nhất trên thế giới. Các ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và tin
học nói riêng được thực hiện hầu như tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã
hội. Tin học không còn xa lạ đối với mọi người và ngày càng được ứng dụng rộng
rãi hơn trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội cũng như trong công tác quản lý.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý là rất phù hợp đặc biệt là quản lý
nhân sự. Một doanh nghiệp có chiến lược quản trị nhân lực hiệu quả không chỉ góp
phần nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên, khẳng định uy tín và
thương hiệu mà còn giúp tổ chức giảm bớt những khoản chi phí phát sinh khi có thay
đổi về nhân sự. Chính vì thế nên việc xây dựng một phần mềm quản lý nhân sự là hết
sức cần thiết, nó sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc đưa ra
các chiên lược, các chính sách hợp lý nhằm mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần thương mại công
nghiệp Thủ Đô, em đã nghiên cứu hoạt động quản lý nhân sự tại công ty. Qua quá
trình tìm hiểu thực tế, em đã nắm bắt rõ hoạt động quản lý nhân sự, đồng thời cũng
nhận thấy những hạn chế còn tồn tại và cho thấy sự cần thiết của việc quản lý nhân
sự. Từ đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý nhân
sự cho Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô” và mong qua chuyên
đề thực tập tốt nghiệp này có thể giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác quản


lý nhân sự tại công ty.
Cuốn chuyên đề thực tập này là sự vận dụng những kiến thức mà em đã được
học và đưa vào thực tiễn quá trình phân tích, thiết kế, xây dựng phần mềm cho một
công ty.Nội dung chuyên đề gồm ba chương:
1
Chương 1. Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp Thủ Đôvà giải
pháp khắc phục
Qua chương một em muốn giới thiệu một cách tổng quát nhất về công ty cổ
phần công nghiệp Thủ Đô với những thông tin chung, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ
các phòng ban. Bên cạnh đó em cũng muốn nêu ra thực trạng tin học đang diễn ra
tại công ty và nêu ra một số giải pháp khắc phục về quản lý nhân sự tại công ty.
Chương 2. Một số phương pháp luận cơ bản để xây dựng bài toán quản lý
nhân sự
Qua chương này em muốn trình bày một số phương pháp luận liên quan đến
quản lý nhân sự tại công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô.
Chương 3. Phân tích thiết kế phần mềm quản lý nhân sự tại công ty cổ
phần thương mại công nghiệp Thủ Đô.
Là chương cuối cùng, em muốn trình bày các công việc cụ thể mà em đã thực
hiện trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Đó là quá trình khảo sát, phân tích,
thiết kế và xây dựng phần mềm quản lý nhân sự cho công ty cổ phần thương mại
công nghiệp Thủ Đô.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới Tiến sỹ Nguyễn Thị
Bạch Tuyết – người đã trực tiếp nhiệt tình hướng dẫn và giúp em có thể hoàn thành
đề tài một cách tốt nhất đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Mỹ-
cán bộ tại công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô đã giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Phan Văn Dương

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
2
MẠI CÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ
1.1 Tổng quan về công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ
Đô
1.1.1 Thông tin chung
Tên công ty : Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô (Citraco)
Tên giao dịch : The Capital Industrial Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt: CITRACO
Địa chỉ trụ sở chính : Số 2 A1 – Đầm Trấu – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại : 04. 3655. 8884 Fax: 04.3655. 8884
Địa chỉ nhà máy sản xuất : Nhà máy tại KCN Tân Hồng – Tiên Du – Bắc Ninh
Đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Nam Dương
số 0103001452 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 11 tháng 10 năm 2002
và được bổ sung lần thứ nhất ngày 10 tháng 6 năm 2003.
+ Số tài khoản : 1220202000310 Tại Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông
thôn – Chi nhánh Long Biên, Hà Nội
+ Mã số thuế : 0101268814
+Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô do Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 20/06/2002
Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô là một trong những công ty
hàng đầu Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Thiết kế, cung cấp, lắp đặt các sản phẩm nhôm kính kiến trúc kĩ thuật cao
- Thiết kế cung cấp lắp đặt các sản phẩm tấm bọc hoàn thiện Composite kim
loại: Composite nhôm, Composite kẽm, Composite Titan và các ứng dụng.
3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Theo đúng quy định về tổ chức của một công ty cổ phần, đứng đầu công ty cổ

phần thương mại công nghiệp Thủ Đô là Hội đồng quản trị và chủ tịch Hội đồng
quản trị đại diện cho các cổ đông và quyền lợi của những cổ đông. Chủ tịch hôi
đồng quản trị là người đưa ra những quyết sách, những phương hướng và chiến
lược phát triển cũng như giám sát việc thực thi các chính sách đó, bổ nhiệm nhân sự
quản lý trong công ty.
- Giám đốc là người quản lý chung tất cả mọi hoạt động của công ty, là người
đại diện hợp pháp của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời giám đốc cũng là người đưa ra những
quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng nhân viên và phê duyệt các quyết định nhân sự
trong công ty.
- Phòng tài chính kế toán là phòng phụ trách việc hoạch toán kế toán của
công ty với các chức năng và nhiệm vụ sau:
4
Chủ tịch hội đồng
quản trị
PGĐ. Kỹ thuật sản xuất thi
công
PGĐ. Kinh doanh
P. Tài
chính
kế
toán
P.
Kinh
tế đối
ngoại
P. Hành
chính đời
sống
P. Vật


P. Dự
án
P. Kỹ
thuật
Nhà máy
nhôm
kính
P. Thi
công
Giám đốc
+ Xây dựng kế hoạch tài chính, kiện toàn bộ máy kế toán, quy chế quản lý tài
chính phù hợp với quy định chuẩn mực kế toán và quy chế công ty.
+ Tham mưu Tổng Giám đốc về công tác quản trị tài chính, kế toán quản trị,
theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, vốn và chi phí của công ty.
- Phòng kinh tế đối ngoại: là phòng có các chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức tìm kiếm các chủng loại vật tư, các nhà cung cấp vật tư nước ngoài.
+ Lập kế hoạch và triển khai hoạt động nhập khẩu hàng hóa phục vụ yêu cầu,
kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Tổ chức tiếp đón các đối tác, nhà cung cấp nước ngoài và xúc tiến quan hệ.
- Phòng hành chính đời sống và nhân sự: Là phòng ban chịu sự quản lý trực
tiếp của Phó giám đốc kinh doanh và thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc Công ty xây dựng phương án cơ cấu
tổ chức, cơ chế quản lý đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty
trong từng thời kỳ.
+Tổ chức hướng dẫn và thực hiện công tác quản lý lao động tiền lương, các
chế độ, chính sách với người lao động.
+ Chủ trì và đôn đốc duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO trong
toàn Công ty.
- Phòng dự án: là phòng chịu sự trách nhiệm giám sát của PGĐ và thực hiện

các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch Marketing, kinh doanh dịch
vụ thi công lắp đặt nhôm kính.
+ Tổ chức thiết kế, chào hàng, tham gja đấu thầu vào các công trình/dự án và
xúc tiến ký kết hợp đồng.
+ Phối hợp với đơn vị liên quan chuẩn bị và giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Phòng kĩ thuật: có các chức năng và nhiệm vụ chính sau :
+ Tiếp nhận hồ sơ dự án, xây dựng phương án thiết kế kỹ thuật và kế hoạch
triển khai sản xuất, đặt hàng vật tư phục vụ sản xuất, thi công.
+ Phối hợp tổ chức sản xuất và giám sát kỹ thuật, chất lượng sản phẩm tại
5
xưởng sản xuất nhôm kính.
+ Nghiên cứu cải tiến công nghệ gia công sản xuất, thi công lắp đặt, phát triển
các các sản phẩm nhôm kính, tấm bọc mới.
+ Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề đối với công nhân kỹ thuật.
- Nhà máy nhôm kính
+ Tổ chức sản xuất, gia công các sản phẩm Nhôm, Kính, Tấm bọc phục vụ các
dự án của Công ty và hỗ trợ thi công tại công trình.
+ Quản lý vật tư, máy móc thiết bị, nhà xưởng, lao động,…giao cho xưởng.
+ Tham gia nghiên cứu và áp dụng các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý,
công nghệ sản xuất, đào tạo lao động… tại xưởng.
- Phòng thi công: Là bộ phận chuyên môn giúp việc cho Giám đốc nắm được
những số liệu cụ thể về tiến độ thi công các công trình hàng tháng, hàng quý và
hàng năm của công ty. Trên cơ sở đó mà Giám đốc nghiên cứu điều chỉnh tổng thể
trên toàn bộ các công trình hiện đơn vị đang thi công cho phù hợp trong thời gian
tiếp theo:
+ Lập và tham mưu cho Giám đốc Nhôm – Kính về phương án, kế hoạch triển
khai các dự án.
+ Giám sát tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ, an

toàn – bảo hộ lao động – vệ sinh công nghiệp (AT-BHLĐ-VSCN) và an ninh trật tự
(ANTT) trong quá trình triển khai thi công, lắp đặt nhôm kính, tấm bọc.
+ Giám sát việc tổ chức thực hiện thủ tục nghiệm thu hạng mục, giai đoạn và
toàn bộ dự án theo quy định.
+ Cập nhật thông tin về dự án đang thi công và thực hiện các nhiệm vụ khác
do Giám đốc Nhôm – Kính/Tổng Giám đốc giao.
1.1.3 Một vài số liệu thống kê về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô
1.1.3.1 Trang thiết bị máy móc thi công và dụng cụ kiểm tra công trình
Về máy móc thiết bị phục vụ thi công công ty hiện tại đang sở hữu khoảng 65
loại thiết bị( trong đó có 10 loại thiết bị được nhập khẩu từ Nhật Bản, 15 loại thiết
bị được nhập từ Trung Quốc và 40 loại thiết bị được nhập từ Đài Loan)máy móc thi
6
công công trình có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong thi công cũng như
kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công công trình.
1.1.3.2 Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại công ty
Đội ngũ lao động tại công ty hiện nay có hơn 200 cán bộ công nhân viên lành
nghề và trình độ kĩ thuật chuyên môn cao. Trong đó có 2 nhân viên có trình độ thạc
sỹ, 26 nhân viên có trình độ đại học( cử nhân kinh tế, kỹ sư) và rất nhiều nhân viên
có trình độ cao đẳng và trung cấp đang làm việc trong công ty.
1.1.3.3 Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tấm bọc, nhôm kính kiến trúc và
nội ngoại thất xây dựng
Là một công ty trong lĩnh vực Tấm boc va Nhôm kính được biết đến từ năm
1990 dưới thương hiệu liên doanh HANIFIXON( giữa Việt Nam và Hồng Kông ),
công ty liên doanh đã có những bước phát triển không ngừng, đánh giá bằng hàng
loạt công trình hiện đại và kĩ thuật cao như:
+ Khách sạn Daewoo
+ Khách sạn Horison
+ Trụ sở Bộ quốc phòng
+ Khách sạn Sài Gòn Hạ Long….

Năm 2005 công ty chính thức cổ phần hóa và đổi tên thành CITRACO, đánh
dấu một bước mới trong chặng đường phát triển của công ty.
1.2 Tình hình tin học hóa tại Công ty cổ phần thương mại công nghiệp
Thủ Đô và định hướng lựa chọn đề tài
1.2.1 Thực trạng tin học hóa tại công ty
- Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô đươc thành lập được mười
năm nay với đặc thù công việc con khá mới mẻ, cơ hội ứng dụng tin học hóa con
chưa nhiều. Tại các phòng ban của công ty cũng đã được trang bị hệ thống máy tính
đầy đủ phuc vụ cho công tác chuyên môn và kĩ thuật. Hệ thống máy tính có cầu
hình như sau:
+ Main Asus P5KPL_AM
+ CPU P4 640 3,2 Ghz
+ Ram DDRam/1G, HHD 80GB
7
+ Màn hình CRT Sámung 793/19’
- Hệ thống máy tính tại công ty chủ yếu sử dụng các phần mềm cơ bản như bộ
office 2003, autocard2007, phần mềm diệt virus… để hỗ trợ các nhân viên làm việc
một cách hiệu quả nhất.
- Phòng quản lý nhân sự trong công ty được trang bị cho mỗi nhân viên một
máy tính cá nhân để làm việc và được kết nối mạng Lan với toàn công ty. Trong
phong quản lý nhân sự chủ yếu dung 2 phần mềm trong bộ office la Word và Excel
cho công việc quản lý nhân sự
1.2.2 Vấn đề tồn tại và giải pháp khắc phục
Mặc dù công ty trang bị hệ thống máy vi tính đầy đủ nhưng việc sử dụng máy
tính chỉ mới khai thác được một số ít tiện ích văn phòng như Word và Excel. Công
việc quản lý hồ sơ nhân viên, các chứng từ mới chỉ dung lại ở việc lưu trữ thông tin
dưới dạng giấy tờ và còn tiến hành thủ công. Nó gây rất nhiều khó khăn cho công
tác quản lý cũng như việc lập hồ sơ báo cáo định kỳ hay khó đáp ứng được yêu cầu
của hội đồng công ty khi họ cần gấp một tài liệu nào đó. Công việc tính lương cho
nhận viên mới chỉ dừng lại ở việc dùng excel. Việc sử dụng execl có ưu điểm là chi

phí thấp, khá linh động nhưng để thực hiện tính lương và các khoản trich một cách
có hệ thống thì chỉ mỗi excel chưa thể đáp ứng hết yêu cầu của nhà quản lý. Hơn
nữa việc sử dụng excel có rất nhiều hàm nên việc đưa ra kết quả là khá vất vả.
Để nâng cao chất lượng quản lý nhân sự tại công ty chúng ta có thể đưa ra
nhiều giải pháp như:
+ Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên phòng nhân sự. Nhằm nâng
cao trình độ công tác quản lý nhân sự, tiền lương nhân viên của công ty qua đó nâng
cao hiệu quả trong công tác quản lý nhân sự tại công ty.
+ Tạo ra chính sách hợp lí trong công tác quản lý nhân viên, tổ chức sao lưu,
lưu trữ thông tin một cách có khoa học, phân chia theo từng loại để khi kiểm kê có
thể tìm nhanh chóng.
+ Xây dựng một phần mềm quản lý nhân sự, có phân chia các danh mục,các
hóa đơn, lưu trữ các hồ sơ nhân viên một cách hợp lý thuận tiện cho công tác xuất
trình báo cáo, thông tin khi lãnh đạo công ty cần gấp
8
Qua các giải pháp đưa ra em thấy viêc thiết kế và xây dưng một phần mềm
quản lý nhân sự cho công ty la hết sức cần thiết. Phần mềm sẽ giúp công ty quản lý
nhân sự một cách dễ dàng, lập báo cáo bất cứ lúc nào cần mà không mất quá nhiều
thời gian. Mặt khác còn giúp công ty có thể quản lý được các máy móc thiết bị hiện
tại cua công ty. Nhờ những lới ích mà phần mềm quản lý nhân sự đem lại thì việc
quản lý nhân sự trong công ty se ngày càng hiện đại, khoa học hơn. Nó sẽ là một
động lực không nhỏ giúp công ty ngày càng phát triển.
Qua thời gian thực tập khảo sát ở công ty em thấy còn tồn tại những vấn đề
như trên. Vậy em quyết đinh chọn đề tài :” Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự
cho công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô “ với mong muốn việc quản
lý nhân sự trong công ty sẽ dễ dàng hiệu quả hơn.
9
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ
XÂY DỰNG BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN SỰ
2.1 Một số khái niệm về phần mềm và công nghệ phần mềm

2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm phần mềm
Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn
ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng
hoặc giải quyết một bài toán nào đó. Phần mềm do con người viết ra để phát huy
hiệu quả của máy tính. Theo tiến sỹ Roger Pressman thì phần mềm là tổng thể gồm
3 yếu tố:
+ Các chương trình máy tính
+ Các cấu trúc dữ liệu cho phép chương trình xử lý các thông tin thích hợp
+ Tài liệu hướng dẫn sử dụng
2.1.1.2 Các đặc trưng của phần mềm
Phần mềm có các đặc trưng sau:
- Phần mềm được phát triển (hay kỹ nghệ), nó không được chế tạo theo nghĩa
cổ điển. Khi con người cảm thấy cần một nhu cầu hay một sự hỗ trợ nào đó cho
công việc của mình thì những nhà lập trình tin học sẽ phân tích yêu cầu đó để chế
tạo ra phần mềm. Và phần mềm có thể được nâng cấp tùy theo nhu cầu phát sinh
của người sử dụng.
- Phần mềm không bị hỏng hóc trong quá tình sử dụng nhưng bị thoái hóa theo
thời gian. Không giống như phần cứng chịu sự ảnh hưởng của môi trường thì phần
mềm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đó. Nhưng theo thời gian, mỗi lần sửa đổi
một số khuyết điểm mới sinh ra làm cho phần mềm bị thoái hóa. Sản phẩm phần
mềm có khả năng dễ dàng nhân bản, dễ dàng chuyển giao, vận chuyển. Giá trị của
phần mềm ngày càng tang lên khi có nhiều người sử dụng.
- Phần mềm được sang chế theo đơn đặt hàng chứ không lắp ráp theo các
thành phần cố định. Nghĩa là phần mềm được xây dựng theo đơn yêu cầu của các
10
khách hàng khác nhau , không xây dựng trên một khuôn mẫu có sẵn.
2.1.1.3 Phân loại phần mềm
Có nhiều cách phân loại phần mềm khác nhau như phân theo thời gian xuất
hiện, phân loại theo chức năng ứng dụng hay theo sự tiến hóa của các ngôn ngữ

biểu diễn phần mềm…Nhưng cách được nhiều người sử dụng thừa nhận là phân
phần mềm thành 2 loại chính là Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
a. Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống bao gồm các chương trình quản lý, hỗ trợ các tài nguyên
và điều hành hướng dẫn những hoạt động cơ bản của một máy tính, giúp cho phần
cứng của máy tính hoạt động một cách có hiệu quả cao nhất. Phần mềm hệ thống lại
được chia thành bốn loại :
Hệ điều hành : là một bộ chương trình phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ hệ
thống tính toán và tổ chức khai thác chúng một cách tối ưu. Có các loại hệ điều
hành : hệ điều hành đa chương trình, hệ điều hành đa nhiệm và hệ điều hành đa xử
lý.
Các chương trình tiện ích : thường được xây dựng bởi các hãng thứ ba với
mục đích bổ sung thêm các dịch vụ cần cho nhiều người mà hệ điều hành chưa đáp
ứng được hay đã có nhưng chưa trọn vẹn chẳng hạn như quản lý các ổ đĩa…
Các chương trình điều khiển thiết bị : giúp máy tính điều khiển một thiết bị
nào đó mà không có trong danh sách những thiết bị phần cứng được hệ điều hành
hỗ trợ như là các loại card màn hình, card âm thanh hay một số thiết bị ngoại vi
khác.
Các chương trình dịch : là các phần mềm có nhiệm vụ dịch các chương trình
viết bằng ngôn ngữ thuật toán sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu và xử lý
được và ngược lại, dịch các kết quả xử lý của máy tính sang ngôn ngữ bậc cao và
chuyển tới người dùng. Mỗi một ngôn ngữ lập trình đều đi kèm với nó là một
chương trình dịch.
b. Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là phần mềm dùng để giải quyết các vấn đề phục vụ cho
các hoạt động khác nhau của con người như quản lý, kế toán, soạn thảo văn bản, trò
11
chơi…. Nhu cầu về phần mềm ứng dụng ngày càng tăng và đa dạng. Phần mềm ứng dụng
được chia thành 4 loại:
Phần mềm năng suất : là các chương trình giúp nâng cao năng suất và hiệu

quả làm việc của người dùng như : hệ soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, phần
mềm đồ họa…
Phần mềm kinh doanh : là phần mềm có chức năng quản lý các hoạt động,
các giao dịch phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp giúp doanh
nghiệp hoàn thành những nhiệm vụ xử lý thông tin có tính chất thủ tục, lặp đi lặp lại
hàng ngày, hàng tháng, hàng quý hay hàng năm. Ví dụ : phần mềm kế toán, quản trị
doanh nghiệp…
Phần mềm giáo dục, tham khảo : là phần mềm cung cấp những kiến thức,
thông tin cho người sử dụng về một lĩnh vực nào đó, giúp người dùng học thêm về
một chủ đề nào đó, hay là giúp tra cứu về một đối tượng, một sự kiện hoặc một chủ
đề bất kỳ theo yêu cầu của người sử dụng. Loại này bao gồm các phần mềm từ điển,
dạy học…
Phần mềm giải trí : bao gồm các phần mềm giúp người dùng thư giãn, giải trí
như các trò chơi, phần mềm nghe nhạc, xem phim …
2.1.2 Vòng đời phát triển của phần mềm
Vòng đời phát triển của một phần mềm được hiểu là quy trình từ khi phần
mềm ra đời cho đến khi đưa nó vào sử dụng và quá trình nâng cấp bảo trì. Đây là
một phương pháp luận quan trọng vì nhờ phương pháp này ta có thể nghiên cứu
vòng đời phát triển phần mềm để hiểu rõ trình tự từng công đoạn qua đó tìm ra các
phương pháp để nâng cao hiệu quả của phần mềm.
Vòng đời phát triển của phần mềm được biểu diễn bằng mô hình thác nước
12
Hình 2.1: Vòng đời phát triển của phần mềm
1. Công nghệ hệ thống: là công đoạn đầu tiên, là nền tảng của các công đoạn
tiếp sau từ phân tích đến bảo trì. Công việc nghiên cứu phần mềm từ đầu phải được
thiết lập yêu cầu cho mọi phần tử hệ thống và được đặt trong mối liên kết chặt chẽ
với các của hệ thông như phần cứng, cơ sở dữ liệu…
2. Giai đoạn phân tích: là quá trình trung tâm của việc phát triển hệ thống và
là giai đoạn các kỹ sư phần mềm tiến hành phân tích các chức năng cần có của phần
mềm, các giao diện của nó dựa trên quá trình tìm hiểu và đặc tả yêu cầu của khách

hàng. Các công cụ thường được sử dụng là các sơ đồ chức năng nghiệp vụ (BFD),
sơ đồ luồng dữ liệu (DFD), mô hình dữ liệu (DM), sơ đồ luồng thông tin (IFD),
ngôn ngữ có cấu trúc (SL).
3. Giai đoạn thiết kế: Là quy trình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
sản xuất ra phần mềm. Dựa trên cơ sở của bước phân tích người ta dịch các yêu cầu
phần mềm thành một biểu diễn của phần mềm. Thiết kế phần mềm là một tiến trình
nhiều bước tập trung vào bốn thuộc tính phân biệt của chương trình la cấu trúc dữ
liệu, kiến trúc phần mềm, các thủ tục, các đặc trưng giao diện
4. Giai đoạn mã hóa: là giai đoạn dịch thành ngôn ngữ máy mà máy tính có
thể đọc và hiểu được.
13
Công nghệ
hệ thống
Phân tích
Bảo trì
Thiết kế
Mã hóa
Kiểm thử
5. Giai đoạn kiểm thử: là giai đoạn tập trung vào phần logic bên trong của
phần mềm để đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh đều được kiểm tra để phát hiện ra
các lỗi nếu có và đảm bảo cho ra kết quả phù hợp với dữ liệu đưa vào
6. Giai đoạn bảo trì: là giai đoạn dài nhất trong vòng đời phát triển phần mềm.
Sau khi bàn giao có khách hàng, để có thể hoàn toàn tương thích với các điều kiện
quản lý của cơ sở thực tế thì chắc chắn phải có sự thay đổi. Quá trình bảo trì còn
xảy ra khi khách hàng yêu cầu nâng cấp hiệu năng hay chức năng.
Ngoài mô hình thác nước người ta còn sử dụng mô hình lặp va tăng dần để biểu
diễn vòng đời phát triển của một phần mềm. Trong phương pháp này, phân tích viên,
người thiết kế, người lập trình…. Hợp tác làm việc với nhau để hiểu biết sâu sắc hệ
thống, chia sẻ các ý tưởng mới để xây dựng một hệ thống mạnh, phức tạp hơn.
2.1.3 Các quy trình trong sản xuất phần mềm

Trong quy trình sản xuất phần mềm người ta thường tuân theo 7 quy trình
chính sau đây:
- Quy trình xây dựng hợp đồng phần mềm
- Quy trình xác đinh yêu cầu phần mềm
- Quy trình phân tích thiết kế
- Quy trình lập trình
- Quy trình test
- Quy trình triển khai
- Quy trình quản lý dự án

-
-


Hình 2.2. Các quy trình sản xuất phần mềm
14
Lập và
quản lý
hợp
đồng
phần
mềm
Xác
định
yêu cầu
phần
mềm
Thiết
kế phần
mềm

Lập
trình
Test Triển
khai
Quản lý dự án phần mềm
Qua hình 2.2, ta thấy được quy trình quản lý dự án phần mềm có tính chất
tổng hợp của 6 quy trình còn lại. Các quy trình này có mối quan hệ mật thiết với
nhau theo một trình tự nhất định, sản phẩm đầu ra của quy trình này là dữ liệu đầu
vào của quy trình tiếp theo.
a. Quy trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm
- Mục đích: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kĩ thuật, tiến hành xây dựng hợp
đồng cho khách hàng, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, tiến hành thanh toán,
thanh lý hợp đồng với khách hàng và đặc biệt là định giá đúng giá trị của phần
mềm.
- Dấu hiêu: Có 3 dấu hiệu chính trong quy trình xây dựng và quản lý hợp đồng
phần mềm là:
+ Xây dựng hợp đồng phần mềm với khách hàng
+ Theo dõi thực hiện hợp đồng với khách hàng
+ Thanh toán thanh lý hợp đồng phần mềm
- Lưu đồ
15



Hình 2.3: Lưu đồ quy trình xây dựng hợp đồng phần mềm
b. Quy trình 2: Quy trình xác định yêu cầu phần mềm
- Mục đích: Xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm tương lai, tiến
16
Báo cáo quy trình 1
Kết thúc

Mở
đầu
Nghiên cứu đề xuất
Lập giải pháp
Xây dựng HĐPM
Trao đổi HĐPM
Thanh toán, thanh lý HĐ
hành phân tích hệ thống 1 cách sơ bộ và lượng hóa được các dạng mô hình
- Dấu hiệu
+ Khảo sát yêu cầu hệ thống
+ Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu
+ Phân tích yêu cầu phần mềm
- Lưu đồ
Hình 2.4. Lưu đồ quy trình xác định yêu cầu phần mềm
c. Quy trình 3: Quy trình thiết kế phần mềm
- Mục đích: Thiết kế là công đoạn có vai trò hết sức quan trọng, là chìa khóa
dẫn đến thành công của một dự án. Nó đòi hỏi tính sáng tạo, hiểu biết sâu sắc của
người thiết kế. Trên cơ sở hồ sơ của giai đoạn xác định yêu cầu, ta chuyển sang quy
trình thiết kế nhằm xác định hồ sơ tổng thể các vấn đề thiết kế phần mềm từ tổng
quát tới chi tiết.
17
Mở đầu
Lập kế hoạch xác định yêu cầu
Xác định yêu cầu người sử dụng
Phân tích nghiệp vụ
Lập mô hình hệ thống
Báo cáo quy trình 2
Kết thúc
Quản trị viên dự án duyệt
Không

thông qua
Thông qua
- Dấu hiệu:+ Thiết kế cấu trúc phần mềm.
+ Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế dữ liệu, thiết kế thủ tục, thiết kế
chương trình, thiết kế giao diện
- Lưu đồ


Hình 2.5 Lưu đồ quy trình thiết kế phần mềm
d. Quy trình 4: Quy trình lập trình
- Mục đích: Dựa trên những dữ liệu của hồ sơ thiết kế, bộ phận lập trình tiến
18
Duyệt
Không
duyệt
Mở đầu
Lập kế hoạch thiết kế
Thiết kế kiến trúc phần mềm
Thiết kế dữ liệu
Thiết kế giải thuật
Hồ sơ thiết kế
Kết thúc
Duyệt thiết kế kiến
trúc
Thiết kế giao diện
Thiết kế chương trình
hành chi tiết hóa các sơ đồ khối hay các lưu đồ để biến thành các bãn vẽ rồi tiến
hành lập trình trên một ngôn ngữ nào đó.
- Dấu hiệu: + Lập trình các thư viện chung
+ Lập trình module

+ Tích hợp hệ thống
- Lưu đồ:


Hình 2.6: Lưu đồ quy trình lập trình
e. Quy trình 5: Quy trình Test
- Mục đích: Xác định kịch bản và tiến hành test toàn bộ phần mềm( test hệ
thống, test tiêu chuẩn nghiệm thu) nhằm đảm bảo một phần mềm chất lượng cao.
19
Mở đầu
Lập kế hoạch lập trình
Lập trình thư viện chung
Lập trình module
Tích hợp hệ thống
Báo cáo quy trình 4
Kết thúc
Duyệt ?
Duyệt
Không duyệt
Quan trọng nhất không phải công nghệ mà là xây dựng kịch bản để làm sao qua
kịch bản này phần mềm bọc lộ điểm mạnh điểm yếu nhưng chủ yếu là xét xem điểm
yếu của phần mềm ở điểm nào đê đưa lại bộ phần lập trình làm lại.
- Dấu hiệu: + Test hệ thống
+ Test nghiệm thu
+ Lập kich bản Test
- Lưu đồ:

Hình 2.7 Lưu đồ quy trình Test
20
Mở đầu

Lập kế hoạch test
Lập kịch bản test
Test hệ thống
Test nghiệm thu
Báo cáo quy trình 5
Kết thúc
Duyệt ?
Duyệt
Không duyệt
Ghi nhận sai sót
f. Quy trình triển khai
- Mục đích: Là quy trình cuối cùng trong toàn bộ công đoạn khép kín của quy
trình sản xuất phần mềm. Giai đoạn triển khai là một giai đoạn cực kì quan trọng vì
nếu triển khai tốt sẽ chuyển giao tốt hết tính năng ưu việc của chương trình, giúp
khách có thể tận dụng được mọi nguồn lực của phần mềm.
- Dấu hiệu: + Cài đặt máy chủ
+ Cài đặt máy mạng
+ Vận hành phần mềm
+ Hướng dẫn đào tạo sử dụng
- Lưu đồ:

Hình 2.8 Lưu đồ quy trình triển khai
21
Mở đầu
Lập giải pháp
Lập kế hoạch triển khai
Cài đặt máy chủ
Cài đặt máy mạng
Báo cáo quy trình 6
Kết

thúc
Duyệt ?
Duyệt
Không
duyệt
Vận hành
Đào tạo sử dụng
g. Quy trình quản lý dự án
- Quy trình quản lý dự án là quy trình bao trùm 6 quy trình trên. Mục đích
quản lý dự án là tiến hành xây dựng dự án, thực hiện theo dõi quá trình thực hiện dự
án, thực hiện các điều chỉnh nếu cần thiết và cuối cùng là tổng kết dự án.
- Lưu đồ:
Hình 2.9 Lưu đồ quy trình quản lý dự án
22
Tổng kết dự án
Mở
đầu
Đề xuất dự án phần mềm
Test
Quản lý tiến
trình
Thực hiện dự án phần mềm
Lập kế hoạch dự án phần mềm
Quản lý
nguồn lực
Quản lý sản
phẩm
Quản lý tình
huống
Kết thúc

Không
thông
qua
Thông
qua
2.2 Các công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin
2.2.1 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD( Business Function Diagram)
- Sơ đồ chức năng kinh doanh của hệ thống là hình thức biểu diễn trực quan
nhất các chức năng cơ bản của hệ thống mà chưa cần đề cập đến các phương tiện
thực hiện sơ đồ chức năng ấy như máy móc trang thiết bị cũng như chức năng hành
chính với chức năng quản lý. Mô hình BDF đầy đủ gồm các thành phần sau:
+ Tên chức năng
+ Mô tả chức năng
+ Đầu vào của chức năng( Dữ liệu)
+ Đầu ra của chức năng( Dữ liệu)
- Các bước vẽ sơ đồ chức năng BDF:
+ Bước 1 : Liệt kê các công việc căn cứ vào các động từ có trong văn bản mô
tả hoạt động của hệ thống, bổ sung thêm các công việc cho đầy đủ.
+ Bước 2 : Nhóm các công việc thành các chức năng nhỏ, gộp các chức năng
nhỏ thành chức năng lớn hơn và đặt tên nhóm cho phù hợp.
+ Bước 3 : Vẽ sơ đồ BFD
+ Bước 4 : Phân tích và đánh giá hệ thống chức năng kinh doanh về tính hợp
lý của công việc, khối lượng công việc theo thời gian để từ đó tư vấn về tổ chức và
nhân sự, tổ chức lại sơ đồ cấu trúc công việc nếu cần thiết và đề xuất giải pháp tin
học hóa và những chức năng phù hợp.
- Quy tắc lập sơ đồ chức năng BFD:
+ Tuần tự: Ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện của chúng;
+Lựa chọn: Khi có sự lựa chọn giữa những gì xảy ra thì phải chỉ ra cách lựa
chọn và đánh dấu “0” ở phía trên, góc phải của khối chức năng đó.
+ Phép lặp: Nếu một quá trình được thực hiện nhiều hơn một lần thì đánh dấu

“*” ở phía trên, góc phải của khối chức năng.
+ Tên gọi của sơ đồ chức năng cần được đặt một cách đầy đủ, rõ ràng để
người đọc dễ hiểu và dễ dàng phân biệt giữa tên gọi của các chức năng với nhau.
+ Sơ đồ chức năng cần được xác lập một cách sáng sủa, đơn giản, chính xác
và đầy đủ. Các chức năng trên cùng một cấp thì có độ phức tạp như nhau.
23
2.2.2 Sơ đồ luồng thông tin IFD( Information Flow Diagram)
- Sơ đồ luồng thông tin là bản vẽ được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo
cách thức động, tức là mô tả sự vận động của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong
thế giới vật chất bằng các sơ đồ.
- Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau:
1. Xử lý

Thủ công Giao tác người – máy Tin học hoá hoàn toàn
2. Kho lưu trữ dữ liệu

Thủ công Tin học hoá

3. Dòng thông tin và điều khiển


Hình 2.10 Ký pháp sơ đồ luồng thông tin
2.2.3 Sơ đồ dòng dữ liệu DFD( Data Flow Diagram)
- Sơ đồ dòng dữ liệu là một công cụ để mô hình hóa mô hình hệ thống thông
tin, trợ giúp cho các phân tích viên, thiết kế, biểu diễn hồ sơ trong quy trình sản
xuất phần mềm và cơ chế lưu chuyển thông tin trong hệ thông ấy.
24
Tài liệu
Điều
khiển

×