Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học Lạc Quới, huyện Tri Tôn – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 29 trang )

TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

1
A. MỞ ĐẦU

Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia có tốc độ phát triển cao trong lĩnh vực giáo
dục, đặc biệt là trong những năm gần đây, nhân loại đã rút ra kết luận quan trọng:" Muốn
phát triển nhanh hoặc không muốn tụt hậu trong cuộc đua phát triển thì phải chú trọng
phát triển giáo dục. Giáo dục được coi là chiếc chìa khóa vàng để bước vào tương lai.
giáo dục được coi là nền móng cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật và đem lại sự
thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được tầm quan trọng và vị trí của giáo
dục trong sự phát triển xã hội, Đảng, Nhà nước ta sớm có những chủ trương, chính sách
đúng đắn để phát triển giáo dục của quốc gia.
Hiện nay, Giáo dục và đào tạo đang phát triển mạnh mẽ về số lượng, nhưng vẫn
còn nhiều hạn chế về chất lượng, chưa theo kịp yêu cầu mới của cách mạng. Công cuộc
đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có cuộc cách mạng thật sự khoa học
và triệt để về Giáo dục và đào tạo, thực hiện "tái cấu trúc" một cách khoa học, nhằm đổi
mới "căn bản và toàn diện" nền giáo dục nước nhà, nâng cao chất lượng và tầm vóc đích
thực của Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất
là coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - như văn kiện Ðại hội Ðảng XI đã
nêu, đưa nước nhà "bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu".
Ðó là ước nguyện của Bác Hồ vĩ đại, đồng thời là khát vọng cao đẹp của nhân dân ta,
đất nước ta. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, cũng như
chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng hiện nay đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của
toàn xã hội.
Chất lượng giáo dục tiểu học phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó rất quan trọng
là yếu tố hoạt động chuyên môn. Hoạt động chuyên môn là một bộ phận, một phân hệ
của hệ thống tổ chức quản lý nhà trường tiểu học, nó có vai trò quyết định chất lượng
giáo dục đào tạo của cả đơn vị. Để hoạt động của chuyên môn đạt hiệu quả cao thì bản
thân là người cán bộ quản lý giáo dục phải tích cực chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới phương
pháp, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, còn người giáo viên cần tích cực vận dụng


các phương pháp mới, hiện đại vào từng tiết dạy, giúp học sinh biết tự học, tích cực, chủ
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

2
động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức. Thực tiễn
cho thấy, trường nào có chuyên môn hoạt động tốt thì đảm bảo nâng cao chất lượng giáo
dục và ngược lại.
Xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn là một xã vùng biên giới thuộc diện đặc biệt khó
khăn. Những khó khăn về kinh tế dẫn đến bất cập và hạn chế trong sự phát triển giáo
dục của xã, đặc biệt là ở trường tiểu học. Tuy nhiên, nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất
lượng giáo dục của bậc học này là nhiệm vụ tất yếu mà giáo dục tiểu học của xã Lạc
Quới phải thực hiện. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện đến đâu, điều đó phụ thuộc rất
nhiều vào việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của trường tiểu học Lạc
Quới. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của đơn vị ngày càng
có ý nghĩa quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, việc nghiên cứu tìm giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động chuyên môn trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết của đơn
vị nói chung và cũng là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý chuyên môn của
bản thân nói riêng, qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị trong
thời gian tới. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài "Nâng cao chất lượng hoạt động
chuyên môn ở trường tiểu học Lạc Quới, huyện Tri Tôn – Thực trạng và giải pháp"
làm tiểu luận tốt nghiệp cho mình.












TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

3
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc
đẩy nền kinh tế phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không
chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ điều coi giáo
dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng trong
chiến lược phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như vậy ? Vì:
- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.
- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị - xã hội, an ninh quốc
phòng.
- Thứ ba: giáo dục đào tạo góp phần nâng cao trình độ dân trí và cao hơn là góp
phần nâng cao chỉ số phát triển con người.
Hiểu được điều này, Việt Nam là một trong những quốc gia rất coi trọng sự phát
triển của nền giáo dục nước nhà, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự
vững mạnh và có chất lượng. Vì vậy mà trong suốt những năm qua Đảng và Nhà nước
đã luôn quan tâm đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục.
1.1.1 Quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 - 2020 có nội dung: " Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Đổi mới toàn diện, căn bản nền giáo dục Viêt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,

xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo,
Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, lành mạnh,
mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

4
hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát
triển giáo dục sau đây:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách,
đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục
Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng,
đáp ứng yêu cầu về chất lượng
Thứ tư, tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp
giáo dục
Thứ năm, tăng cường nguồn lực cho giáo dục
Thứ sáu, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo
1.1.2 Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo
cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng
thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến
tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
*Xây dựng một nền giáo dục độc lập và tiến bộ
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống yêu nước, trước khi ra
nước ngoài tìm đường cứu nước (năm 1911), thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã truyền bá
tư tưởng yêu nước, thương nòi cho học trò Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Những năm

hoạt động cách mạng tại Pháp, Bác Hồ cực lực lên án "chính sách ngu dân" của thực dân
Pháp đối với nhân dân ta. Trong tác phẩm nổi tiếng "Bản án chế độ thực dân Pháp"
(1921 -1925), Bác viết: "Nhân dân Ðông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì
trường học thiếu một cách nghiêm trọng "Làm cho dân ngu để dễ trị", đó là chính sách
mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất".
Trong cuốn "Ðường kách mệnh" (năm 1925) và "Chánh cương vắn tắt của Ðảng"
(2-1930), Bác cũng xác định rõ: Phải lập trường học cho công nhân, nông dân, cho con
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

5
em họ và "Phổ thông giáo dục theo công nông hóa". Ðặc biệt, ở "Chương trình Việt
Minh" (1941), Bác chủ trương: "Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ. Gây dựng nền quốc dân
giáo dục. Cưỡng bức giáo dục từ bực sơ học. Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ
trong nền giáo dục dân tộc mình. Lập các trường chuyên môn huấn luyện chính trị, quân
sự, kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân tài Khuyến khích và giúp đỡ nền giáo dục quốc
dân làm cho nòi giống ngày thêm mạnh". Khi Cách mạng Tháng Tám 1945 mới thành
công, Bác đã công bố "Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa", trong đó, vấn đề thứ hai - là phải chống nạn dốt; vì "nạn dốt là một trong
những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi
phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ". Và, Bác nhấn mạnh: "Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ". Chỉ sau một tuần
lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn độc lập", ngày 8-9-1945, Người đã ký sắc
lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân.
*Dân tộc, tiên tiến và hiện đại:
Trong "Thư gửi cho học sinh", ngày 5-9-1945, Bác viết: "Ngày nay các em được
cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một
nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt
Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em".
Bác khích lệ học sinh chăm chỉ học tập để làm rạng rỡ cho nước nhà: "Sau 80 năm giời
nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ

tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần
lớn ở công học tập của các em".
*Hết sức coi trọng vai trò của người thầy:
Bác Hồ đề cao sứ mệnh của người thầy giáo: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo
những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản?. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất ,
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

6
những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh Nếu không có thầy giáo dạy dỗ
cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất
là quan trọng, rất là vẻ vang".
Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt. Bác nhắc
nhở: "Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị.
Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức Cho nên thầy giáo, cô giáo phải
gương mẫu, nhất là đối với trẻ con".
*Ðảng lãnh đạo và trực tiếp chăm lo:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói về điều hệ trọng này. Ðặc biệt, trong bức
thư cuối cùng của Bác gửi ngành Giáo dục và đào tạo , ngày 15-10-1968, một lần nữa,
Bác nêu rõ: "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của
Ðảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải
thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy
sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới". Trong Di chúc, Bác nhấn
mạnh trách nhiệm của Ðảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: "Ðảng cần phải
chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".

1.2. VAI TRÒ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tổ chuyên môn là những giáo viên, viên chức được tổ chức thành tổ chuyên môn
theo khối lớp hoặc liên khối lớp. Đây là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng
nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường. Là nhịp cầu nối, tổ chức thực hiện, kiểm tra,
đánh giá nội dung chương trình dạy học; việc đổi mới phương pháp dạy học một cách
sát hợp nhất. Hoạt động dạy và học của nhà trường chất lượng cao hay thấp là tùy thuộc
vào sự phấn đấu của tổ chuyên môn.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng,
năm, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy
học và hoạt động giáo dục, theo phân phối chương trình và các quy định của ngành, đơn
vị. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

7
viên theo kế hoạch của tổ, trường. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. Giúp Ban giám
hiệu quản lý các hoạt động giáo dục khác trong tổ( Điều 18. Tổ chuyên môn - Điều lệ
trường tiểu học 2010 ).
1.3. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƢỚC TA VỀ GIÁO DỤC
Trong hệ thống các quan điểm phát triển giáo dục đến năm 2020 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo dự thảo lần thứ 14 nêu rõ “Tiểu học là bậc học nền tảng, giáo dục là quốc
sách hàng đầu”. Điều này thể hiện vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và nhất là giáo
dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân mà Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục
đã xác định giáo dục là quốc sách được ưu tiên lên hàng đầu trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục đã có nhiều
quyết định, hướng dẫn, thông tư trong công tác quản lý, chỉ đạo về giáo dục như : Quyết
định 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007; Luật giáo dục sửa đổi năm 2009;
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về ban hành chế độ làm việc
của giáo viên phổ thông; Công văn số 5438/BGDĐT-GDTH, ngày 17/ 8/ 2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ; Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2013 ban

hành Chương trình hành động của ngành giáo dục giai đoạn 2011 - 2020;….
Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX tiếp tục xác định chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 trong đó có nội dung: "Đổi mới
phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo. Phát triển quy mô trường lớp trên cơ sở quy
hoạch, đa dạng hóa loại hình học tập, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội học tập. Xây
dựng và triển khai có hiệu quả Chương trình " Phát triển nguồn nhân lực", nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương".


TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG
TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRƢỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI
2.1.1.Vài nét về kinh tế, xã hội của xã Lạc Quới
Trường Tiểu học Lạc Quới tọa lạc tại ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn,
tỉnh An Giang. Xã Lạc Quới là xã thuộc vùng biên giới của huyện Tri Tôn, phần lớn
người dân sống bằng nghề nông hoặc làm thuê. Đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ
dân trí còn thấp, gia đình ít quan tâm đến việc học của con em nên ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Địa bàn dân cư của xã được chia làm 4 ấp gồm có ấp Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận,
Vĩnh Phú và Vĩnh Quới, dân số khoảng 5000 nhân khẩu. Tình hình chính trị, trật tự an
toàn xã hội ổn định, chính quyền địa phương có quan tâm đến công tác giáo dục của xã
nhà.
2.1.2. Đặc điểm tình hình của Trƣờng Tiểu học Lạc Quới
Trường Tiểu học Lạc Quới được thành lập năm 1991. Trường được chia làm 2

điểm, nằm cách xa nhau 5 km. Điểm chính nằm ở trung tâm của xã, gần tỉnh lộ 955A
thuộc địa bàn ấp Vĩnh Hòa, điểm lẻ nằm thuộc địa bàn ấp Vĩnh Thuận có dân cư thưa
thớt, chủ yếu là những người dân di cư từ nơi khác đến. Đây cũng là một trở ngại ảnh
hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em, vì các em thường bỏ học thường
xuyên theo mùa vụ.
*Về cơ sở vật chất
- Tổng số có 21 phòng ( ở 2 điểm trường) chia ra:
+ Phòng làm việc: 03 phòng ( 01 phòng thư viện, 01 văn phòng + Ban giám hiệu,
01 phòng Đội + y tế học đường).
+ Phòng học 18 phòng /18 lớp.
- Bàn ghế giáo viên – Học sinh: đầy đủ.
- Nhà vệ sinh: 03, đảm bảo khá tốt.
- Chưa có hàng rào kiên cố bao quanh ở điểm chính.
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

9
- Sách, thiết bị: đủ sách giáo viên, sách thiếu nhi và sách tham khảo.
* Tình hình số liệu:
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Tổng
số
BGH
Nhân
viên
Giáo viên
Trình độ chuyên môn
Đảng
viên
Đoàn
viên

Công
đoàn
Hợp
đồng
Biên
chế
Đại
học

12+2
9+3
30
02
04
05
19
10
15
01
0
14
09
30
Nữ
01
02
03
08
03
09

0
0
06
04
14

- Học sinh.
Tổng số
Nữ
Đội viên
Sao NĐ
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
465
217
269
94
102
94
95
88
86

2.1.3 Thuận lợi, khó khăn :
* Thuận lợi :
- Được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo ngành và địa phương, của hội phụ huynh
học sinh vể các mặt như tu sữa cơ sở vật chất, vận động học sinh ra lớp,…

- Có đủ cơ sở vật chất cơ bản phục vụ tốt cho công tác dạy và học của nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, có kinh nghiệm. Có năng lực và trình độ
chuyên môn cao.
- Nội bộ đoàn kết cùng quyết tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Học sinh ngoan, lễ phép.
* Khó khăn :
- Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc học của học sinh, đa số học sinh là
hộ nghèo, nghỉ học thường xuyên để làm việc giúp gia đình. Từ đó việc duy trì sĩ số và
nâng cao chất lượng gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều so với yêu cầu hoạt động dạy học của nhà trường
nhất là các phòng chức năng và hiện nay một số phòng học đang xuống cấp ( 7 / 18
phòng học ) trầm trọng phải tham mưu các cấp bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên.
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

10
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC LẠC
QUỚI, HUYỆN TRI TÔN
2.2.1 Về hoạt động dạy và học:
Tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn số:
5379/BGD-ĐT ngày 20 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013.
Triển khai, cụ thể hóa việc thực hiện Đề án “Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
giai đoạn 2010-2020” theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm
2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối
thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” theo
Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT
ngày 22/7/2008 và
Kế

hoạch số 307/KH-BGDĐT
ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tinh
thần chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tri Tôn chú
trọng đến các hoạt động:
+ Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động
giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, phối hợp với gia đình và
cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.
+ Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp.
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, tích cực các hoạt động văn hóa, thể thao,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thực hiện quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư số
32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2010 và công văn số 717/BGDĐT-GDTH ngày
11/02/2010 của Bộ GD&ĐT .
Bồi dưỡng, củng cố kiến thức được quan tâm, vào các thời điểm kiểm tra giữ học
kì, cuối học kì nhà trường tổ chức giao lưu học sinh giữa các lớp qua hình thức “ Rung
chuông vàng” để tạo không khí vui tươi trong học tập và qua đó củng cố lại các kiến
thức đã học giúp cho các em khắc sâu kiến thức từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
Qua việc thực hiện, kết quả như sau:
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

11
- Chất lượng văn hóa:

TS
HS

Xếp loại học lực

Khen thưởng


Giỏi

Khá

TB

Yếu
HSG
Tỉnh
HSG
Huyện
HSG
Trường
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

461


70

15,2

212

46

154

33,4

25

5,4

0

0

2

0,4

6

1,3

- Hạnh kiểm:


Tổng số
Học sinh
Xếp loại hạnh kiểm
Thực hiện đầy đủ(Đ)
Thực hiện chưa đủ(CĐ)
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
461
461
100
0
0

1) Có 100 % trẻ trong địa bàn đến các điểm trường, có đủ 5 khối lớp tiểu học một
cách thuận lợi ( không quá 4 km, hoặc không quá 60 phút )
2) Tỉ lệ trẻ em 11 - 14 tuổi đã hoàn thành chương trình tiểu học: 240/270 tỉ lệ
88,9%
3) Tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi 100 % (Số trẻ 6 - 11 tuổi trong địa bàn )
4) Tỉ lệ HS bỏ học là: 2,9 %.Tỉ lệ lưu ban: 3 % (Tỉ lệ lưu ban lớp 1 là: 9,4 %)
5) Tỉ lệ HS đạt loại giỏi là : 15,2 % ; Tỉ lệ HS yếu kém là : 5,4 %
6) Tỉ lệ HS được học 2 buổi / ngày là : 100 %.
* Ưu điểm:
- Trong năm học vừa qua tỉ lệ học sinh khá - giỏi chiếm trên 60% tổng số học sinh
của toàn trường.
- Có 100% học sinh thực hiện đầy nhiệm vụ của người học.
* Tồn tại:
Thông qua thống kê số liệu về chất lượng học sinh cho thấy : tỉ lệ học sinh yếu
vẫn còn khá cao 5,4%, các danh hiệu thi đua cấp huyện, tỉnh của học sinh vẫn còn đạt rất

TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

12
khiêm tốn. Điều này phản ánh công tác chuyên môn của đơn vị trong thời gian qua chưa
thực sự đáp ứng được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
* Nguyên nhân:
- Một số cán bộ giáo viên ý thức trách nhiệm trong công tác giảng dạy chưa cao,
còn vi phạm quy chế chuyên môn, đi trễ, về sớm, soạn thiếu bài, nội dung sơ sài, trình
bày thiếu cẩn thận và nhất là ngán ngại đổi mới phương pháp. Mặt khác, vì chăm lo
cho cuộc sống gia đình mà giáo viên phải làm thêm nhiều việc, vì vậy họ không dành
nhiều thời gian quan tâm đến công tác giảng dạy, có giáo viên xem đây là "nghề tay
trái".
- Một số giáo viên mới ra trường vẫn còn lúng túng trong việc vận dụng các
phương pháp giảng dạy, thiết kế giờ dạy trên lớp chưa phù hợp với tình hình lớp học.
- Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một phần lớn phụ huynh học sinh nhận thức chưa
đúng về giáo dục. Họ cho rằng việc dạy chữ, dạy người là trách nhiệm của thầy cô giáo.
Vì thế họ phó mặt tất cả các trách nhiệm dạy dỗ điều thuộc về nhà trường. Hơn nữa,
phần lớn các gia đình phụ huynh thuộc diện hộ nghèo, vì vậy, họ chỉ lo làm thuê để kiếm
sống bỏ bê việc học của con em mình, thậm chí có người " Không biết con mình học lớp
nào ?".
- Chất lượng Mầm non đầu vào thấp, có rất nhiều trẻ vào học lớp một chưa từng
học qua lớp Mẫu giáo.
2.2.2 Về chất lƣợng đội ngũ giáo viên:
Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, Lồng ghép với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục”. Mở rộng “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và với
tình trạng học sinh không đạt chuẩn mà lên lớp”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự
học và sáng tạo”.
Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết
định chất lượng của tập thể sư phạm. Nhà trường xây dựng kế hoạch và mục tiêu bồi

dưỡng trước mắt và lâu dài.
* Nội dung bồi dưỡng:
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

13
+ Về chính trị: Phối hợp với Công đoàn cơ sở vận động giáo viên hưởng ứng các
cuộc vận động lớn của ngành như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, cuộc vận động “Mỗi
thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” luôn tạo điều kiện cho
CB-GV-NV tham gia học tập đầy đủ các buổi học tập nghị quyết do ngành tổ chức.
+ Về chuyên môn : Bồi dưỡng về việc thực hiện chương trình giảng dạy các độ
tuổi theo qui định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, bồi dưỡng về qui chế nuôi dạy trẻ, qui
định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Bồi dưỡng về thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học. Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ cho các giáo viên tham
gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp nhằm phát huy sự sáng tạo, lòng say mê nghề
nghiệp, đồng thời có điều kiện học hỏi kinh nghiệm giảng dạy từ các đồng nghiệp.Trong
bồi dưỡng, nhà trường coi trọng công tác tự học bồi dưỡng là một công tác thường
xuyên. Coi trọng điển hình tiên tiến, rút ra bài học kinh nghiệm.
Qua thực hiện kết quả như sau:
* Bảng thống kê số liệu:

TS
GV
GVDG
(Huyện)
GVDG
(Trường)
SKKN
(Huyện)
SKKN

(Trường)
ĐDDH
(Huyện)
LĐTT
CSTĐ
Cơ sở
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
24
2
8,3
8
33,3
3
12,5
8
33,3
1

4,1
16
66,7
6
25
- Có 100 % GV có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên
- Có 100 % GV có phẩm chất đạo đức tốt
- Có 100 % GV có kế hoạch tự học về mặt chuyên môn.
- Có 100 % GV có đủ hồ sơ giáo viên (theo quy định)
- 82,6 % tham gia bồi dưỡng nâng chuẩn đại học.
* Ưu điểm:
- Đa số giáo viên chấp hành tốt nội quy, quy chế của ngành.
- Giáo viên có tinh thần tham gia các phong trào như :viết sáng kiến kinh nghiệm,
làm đồ dùng dạy học dự thi cấp trường, cấp huyện và phong trào thi GVDG cấp trường,
huyện theo tinh thần thông tư số 21/2010TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

14
Giáo dục và Đào tạo, và đạt được những kết quả ban đầu.
* Tồn tại:
- Số lượng giáo viên tham gia phong trào chưa được nhiều.
- Chưa có tổng kết đánh giá phong trào, khen thưởng cho cá nhân có thành tích
tốt.
- Hai giáo viên chưa được nâng chuẩn.
* Nguyên nhân:
- Nhân sự có sự biến động liên tục trong năm dẫn đến việc tổ chức, sắp xếp
chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên phải thay đổi khối lớp dạy dẫn đến việc nắm
chuyên môn chưa sâu nên thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, chất lượng không cao.
- Một số giáo viên tuy có trình độ, có năng lực nhưng lòng yêu nghề, mến trẻ chưa
cao, ý thức rèn luyện, phấn đấu nâng cao tay nghề còn hạn chế.

- Ban giám hiệu chưa quan tâm sâu sát đến việc bồi dường năng lực chuyên môn,
bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên.
2.2.3.Về chất lƣợng hoạt động của các tổ chuyên môn:
Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh. Theo đó, ngay từ đầu năm, dưới sự chỉ đạo chuyên môn, các
tổ đã tiến hành củng cố lại các chuyên đề để các giáo viên nắm vững lại các phương
pháp dạy học. Tổ chức các tiết thao giảng luân phiên cho từng tổ để tạo điều kiện cho
các giáo viên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các phương pháp lẫn nhau.
Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy; tổ chức trao đổi
kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử; tăng cường sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học
trong tổ; tổ chức chỉ đạo các thành viên trong tổ thực hiện lồng ghép, tích hợp các nội
dung: Đạo đức Hồ Chí Minh, Kĩ năng sống, giáo dục dân số, bảo vệ môi trường, tiết
kiệm năng lượng và hiệu quả,
* Ưu điểm:
- Các khối trưởng có thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động chung của khối theo
tuần tháng năm học nhằm thực hiện chương trình các hoạt động dạy học và các hoạt
động giáo dục khác.
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

15
- Hàng tháng khối trưởng lên kế hoạch dự giờ, tổ chức chuyên đề của khối nhằm
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao tay nghề cho các thành viên trong tổ, quản
lý tốt việc sử dụng sách, thiết bị theo kế hoạch của nhà trường.
- Có tổ chức sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần, qua các cuộc họp khối trưởng có
đánh giá lại các hoạt động của các thành viên, thảo luận chuyên môn, đề ra phương
hướng tới.
- Tổ chức đánh giá xếp loại các thành viên trong tổ theo từng học kỳ, năm học có
rà soát đánh giá các hoạt động của tổ.
* Tồn tại:
- Việc xây dựng kế hoạch hoạt ở các tổ chuyên môn còn sơ sài, thiếu căn cứ, thiếu

đầu tư chủ yếu là sao chép của năm trước đó, không mang tính thực tế, khả thi ( khối 1
và khối 3) .
- Vẫn còn 1 giáo viên khối 1, 3 giáo viên khối 3 và 1 giáo viên khối 4 chưa thực
sự vận dụng phương pháp mới vào trong tiết dạy.
- Chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy.
- Dự giờ ghi chép sơ sài, thiếu số tiết, thiếu đánh giá, nhận xét, góp ý sau tiết dạy
theo quy định. Kiểm tra thăm lớp, kiểm tra các chuyên đề một cách qua loa chiếu lệ cho
đủ số lượng để báo cáo.
- Đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm chưa chính xác.
* Nguyên nhân:
- Một vài tổ trưởng thiếu năng lực quản lý tổ, chưa nắm vững các chủ trương, quy
định của ngành do chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.
- Trong công tác kiểm tra còn nể nang, né tránh, chưa quyết liệt.
- Giáo viên lớn tuổi nên ngán ngại việc vận dụng các phương pháp mới, hiện đại.
2.2.4. Về công tác kiểm tra, đánh giá:
Hiệu trưởng trường chỉ đạo các tổ khối chuyên môn thực hiện tốt nề nếp qui chế
chuyên môn đúng quy định của ngành, đảm bảo việc dạy học ở các khối lớp theo chuẩn
kiến thức và kỹ năng có phân hóa đối tượng học sinh, đối với học sinh khá giỏi làm đầy
đủ các bài tập trong sách giáo khoa, đối với học sinh trung bình – yếu dạy theo chuẩn
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

16
quy định.
Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn lên kế hoạch kiểm tra giáo án của giáo
viên, tổ chức dự giờ thăm lớp theo kế hoạch và dự giờ đột xuất nhằm kịp thời phát hiện
và sửa chữa những sai xót. Qua thực hiện kiểm tra, đạt được kết quả như sau:
- Thực hiện thăm lớp 17 lớp: 34 lượt
- Kiểm tra các chuyên đề : 105 lượt
- Dự giờ tổng số tiết: 94 tiết
* Ưu điểm: Kiểm tra, đánh giá được tất cả các giáo viên trong trường.

* Tồn tại:
- Đánh giá chưa thực sự chính xác về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các giáo
viên với nhau.
- Dự giờ giáo viên không nhận xét, góp ý để rút kinh nghiệm.
- Một số giáo viên vẫn không có chuyển biến về hoạt động chuyên môn của lớp.
* Nguyên nhân:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá hoặc dự giờ cho đủ số tiết để báo cáo cho
đủ số lượng mà thiếu chú trọng đến chất lượng công việc.
- Làm việc còn nể nang, né tránh, chưa quyết liệt, gây mất lòng tin của giáo viên với Ban
giám hiệu, tạo sự mất đoàn kết trong nội bộ.











TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

17
CHƢƠNG 3
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN ĐẾN NĂM 2015
3.1 NHỮNG MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN
MÔN ĐẾN NĂM 2015
- Từng bước phát triển quy mô, tập trung sức mạnh tạo chuyển biến mạnh mẽ chất

lượng đào tạo trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo
viên, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo.
- Phối hợp thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giáo dục: Nhà trường- gia đình- xã
hội. Nâng cao kết quả học tập của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đến năm 2015 phấn đấu giữ vững và xây dựng các chuẩn về :
+ Chuẩn Tổ chức và quản lý trường học.
+ Chuẩn đội ngũ giáo viên.
+ Chuẩn cơ sở vật chất - Trang thiết bị dạy học.
+ Chuẩn thực hiện xã hội hoá giáo dục.
+ Chuẩn các hoạt động và chất lượng GD.
- Củng cố và giữ vững "Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu" để tạo đà
đến năm 2015 đạt danh hiệu "Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia".
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC
CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN ĐẾN NĂM
2015
3.2.1 Biện pháp xây dựng đội ngũ trong tập thể sƣ phạm.
Công tác xây dựng đội ngũ trong nhà trường là vấn đề quan trọng. Vì có một tập
thể đoàn kết thì mới có một tập thể vững mạnh, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên là một
tấm gương sáng về đạo đức và tự học. Mỗi cá nhân là một thành viên tích cực nêu cao
quan điểm, mạnh dạn bày tỏ ý kiến đóng góp, xây dựng cho đồng chí, đồng đội, cùng
phát triển về công tác chuyên môn (về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, về biện
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

18
pháp giáo dục học sinh,…), quan tâm giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn cùng nhau hoàn
thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, có một tập thể đoàn kết mới hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ của năm học. Có sự đoàn kết, thống nhất như vậy sẽ góp phần nâng cao nhận thức về
chuyên môn, nâng cao khả năng giảng dạy của giáo viên, quyết định chất lượng giáo dục

trong nhà trường.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
khuyến khích giáo viên đọc sách báo, tham khảo tài liệu về chính trị, văn hóa, pháp
luật
Phân công chuyên môn phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên, tạo
mọi điều kiên thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đi kèm
theo công tác phân công chính là công tác kiểm tra đánh giá kết quả lao động của cá
nhân, tập thể được phân công, để đánh giá mức độ hoàn thành công việc như thế nào. Từ
đó có bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời kịp thời phát hiện năng lực của giáo
viên và có kế hoạch bồi dương phát huy hoặc khuyến khích giáo viên tiến bộ.
Thường xuyên mở các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, các buổi thao giảng,
phối hợp mở các buổi hội giảng trao đổi về phương pháp giảng dạy, biện pháp giáo dục
học sinh.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập, giáo lưu trao đổi kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy.
Thực hiện tốt công tác dân chủ trong nhà trường. có biện pháp, chế độ tùy theo
kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được phân công, tham mưu tốt với ban ngành
đoàn thể đảm bảo quyền lợi của anh chị em trong lao động.
3.2.2. Biện pháp về hoạt động giảng dạy của giáo viên.
3.2.2.1. Biện pháp xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của
giáo viên
Xây dựng quy chế chuyên môn trong nhà trường. Quy chế chuyên môn trong nhà
trường là một trong những công cụ để đánh giá quá trình lao động của người giáo viên.
Việc thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong nhà trường của giáo viên là yếu tố quan
trọng đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác giảng dạy.
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

19
- Trên cơ sở: Quyết định 14 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tao Quy định về
chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Quyết định 16 của

Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tao về việc Vi phạm đạo đức nhà giáo ngày 16 tháng 04
năm 2008; căn cứ điều lệ trường tiểu học; căn cứ văn bản chỉ đao của lãnh đạo Phòng
GD&ĐT và căn cứ tình hình thực tế của đơn vị. Hiệu trưởng xây dựng quy chế chuyên
môn trong nhà trường như quy định về đạo đức, tác phong sư phạm, tác phong của nhà
giáo, quy định giờ ra vào lớp, quy định về hồ sơ sổ sách, lịch trình duyệt các kế hoạch.
Giáo viên soạn giảng đủ môn, đủ tiết, số tiết dự giờ trên tuần ( rút kinh nghiệm, dự giờ
để đánh giá), số lần tham gia sinh hoạt chuyên môn, duy trì sĩ số lớp…
- Phát động phong trào Thi đua-Dạy tốt-Học tốt, tiến hành bàn giao số lượng, chất
lượng (cụ thể từng đối tượng học sinh về lực học, về sở trường, về cá tính của học
sinh…) của lớp dưới lên lớp trên để giáo viên mới có cơ sở xây dựng kế hoạch, nhiệm
vụ trọng tâm của năm học, đăng kí chỉ tiêu phấn đấu, xây dựng kế hoạch giảng dạy.
-Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn phát động phong trào “Kỷ cương – Tình
thương – Trách nhiệm”. qua đó vận động giáo viên chấp hành nghiêm túc quy chế
chuyên môn của nhà trường.
3.2.2.2. Biện pháp chỉ đạo việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy
của cấp quản lí giáo dục:
Việc tố chức thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo
viên là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường nên Hiệu
trưởng phải dựa trên cơ sở như: căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các chỉ thị của
ngành, của địa phương, căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị để xây dựng kế hoạch
thực hiện chương trình sao cho vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo hoàn thành
chương trình theo tinh thần chỉ đạo ngành.
Dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh, biện pháp khắc phục, biên chế nội dung
chương trình cho cả năm học và cho tùng thời điểm, lập thời khóa biểu cho các khối lớp,
phân phối chương trình.
Tập trung nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo về chuyên môn, nghiên cứu về nội
dung chương trình sách giáo khoa, căn cứ đặc điểm tâm lí của trẻ. Hướng dẫn tổ chuyên
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

20

môn, giáo viên phối hợp với kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế
hoạch hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh. Thực hiện chương trình một cách vừa
và đủ đảm bảo tham gia các hội thi mà cấp trên tổ chức, như thi viết chữ đẹp, thi học
sinh giỏi Toán tuổi thơ cấp huyện, cấp tỉnh đối với lớp 5
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo điều lệ trường tiểu
học, nội dung sinh hoạt đa dạng phong phú: trao đổi về phương pháp dạy học, trao đổi
về kết quả nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, trao đổi về phương pháp
xác định mục tiêu của bài học – xác định mảng kiến thức trọng tâm của một bài, một
nôm, trao đổi về biện pháp giáo dục học sinh hướng dẫn học sinh trong học tập cũng
như trong rèn luyện.
3.2.2.3. Biện pháp chỉ đạo thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên và
việc lựa chọn đồ dùng dạy học của giáo viên:
Thiết kế bài dạy và chẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là việc làm quan trọng, thực
hiện quy chế chuyên môn trong trường tiểu học. Là khâu mà bất kì giáo viên trực tiếp
giảng dạy nào cũng phải có, vì trong quá trình thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp giúp
giáo viên có sự chuẩn bị, sự nghiên cứu về nội dung, tuy nó chưa phải là dự kiến được
hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy để có biện pháp xử lí kịp
thời đúng đắn. Và thiết kế bài dạy được xem là công cụ để thực hiện nhiệm vụ của giáo
viên, thể hiện sự sáng tạo của giáo viên và cũng là một trong những việc làm góp phần
quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do đó cần tập trung chỉ đạo việc thiết
kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên cụ thể như sau:
-Triển khai các văn bản, các yêu cầu cơ bản về việc thiết kế bài dạy, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thong tin vào soạn giảng đến tổ khối, giáo viên.
Kế hoạch bài giảng của giáo viên phải thể hiện:
- Mục tiêu đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học dành cho đối tượng học
sinh trong lớp.
- Tăng cường trang bị về thiết bị, đồ dùng dạy học, khuyến khích gíao viên đẩy
mạnh công nghệ thông tin vào giảng dạy. Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học phải phù hợp
với nội dung bài, đồng thời trong quá trình chuẩn bị phải thể hiện được đồ dùng phục vụ
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"


21
cho người dạy và đồ dùng phục vụ cho người học. Vì đồ dùng dạy học rất quan trọng
trong việc dạy học ở tiểu học giúp học sinh nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng, đến thực tiễn. Ngoài đồ dùng trực quan sinh động mà giáo viên đã chuẩn bị
thì còn hình ảnh trực quan sinh động hơn là người giáo viên: cần có ngoại hình cân đối,
giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào, cử chỉ mềm mại, điệu bộ duyên dáng, thái độ ân cần…
sẽ thu hút sự chú ý học tập của học sinh cao hơn, tăng thêm sự hứng thú nhận thức của
trẻ.
- Nội dung cơ bản của kế hoạch phải thể hiện rõ hoạt động của thầy, hoạt động
của trò, hoạt động trọng tâm của bài, dự kiến thời gian của từng hoạt động; mỗi hoạt
động đều thể hiện được mục tiêu, nhiệm vụ, nêu cách tổ chức của thầy, dự kiến câu trả
lời của học sinh và kết luận của giáo viên. Không ghi những vấn đề không cần thiết.
Nội dung giáo án ngắn gọn, xúc tích đảm bảo nội dung trọng tâm của bài, logic khoa
học, lựa chọn phương pháp giảng dạy (thể hiện sự hệ thống việc làm của thầy - trò, hình
thức tổ chức phù hợp với môn học, lớp học với đối tượng học sinh).
Hướng dẫn soạn những bài khó, tổ chức trao đổi, thống nhất chung các vấn đề liên
quan đến giờ lên lớp, giúp đỡ giáo viên nhận lớp mới.
Quy định thời gian kí duyệt kế hoạch giảng dạy của giáo viên trước khi lên lớp
thực hiện tiết dạy.
3.2.2.4. Biện pháp quản lí giờ lên lớp của giáo viên:
Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học để
thực hiện mục tiêu dạy học.
Trong nhà trường tiểu học hoạt động dạy và hoạt động học là hai hoạt động là
hoạt động chính. Hiện nay quá trình dạy học chủ yếu đa số là diễn ra trong lớp học. Giờ
lên lớp quyết định chất lượng dạy học cơ bản, trong đó giáo viên là người trực tiếp quyết
định và chịu trách nhiệm. Do vậy, giờ lên lớp thể hiện rõ nhất trách nhiệm và khả năng
của giáo viên. Vì vậy hiệu trưởng quản lí giờ lên lớp của giáo viên như:
- Xây dựng nề nếp giờ lên lớp của giáo viên, thực hiện kiểm soát giờ lên lớp của
giáo viên bằng thời khóa biểu, vào phân phối chương trình. kiểm tra bài soạn, kiểm tra

các loại hồ sơ sổ sách có liên quan đến giờ lên lớp, đảm bảo chế độ giờ lên lớp (23
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

22
tiết/tuần đối với GV chuyên, 20 tiết/tuần đối với GV chủ nhiệm lớp). Xử lí kịp thời
trường hợp giáo viên bỏ lớp, giáo viên thực hiện không nghiêm túc chương trình.
- Tổ chức thực hiện tốt kỉ luật lao động trong nhà trường, khuyến khích giáo
viên thực hiện tốt giờ lên lớp.
- Thực hiện chương trình đảm bảo đúng quy chế chuyên môn, quy định của
ngành. Duy trì và thực hiện tốt giờ lên lớp.
3.2.2.5. Biện pháp quản lí việc dự giờ của giáo viên:
Dự giờ là công việc đặc thù, cơ bản, là biện pháp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
cho mỗi cá nhân giáo viên một cách hiệu quả nhất. Căn cứ vào điều lệ Trường tiểu học
thì đối với giáo viên số tiết dự giờ ít nhất 1 tiết/tuần, đối với tổ chuyên môn ít nhất 2
tiết/tuần.
Để công tác dự giờ có hiệu quả, trước khi dự giờ giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội
dung bài, xác định mục tiêu, xác định mảng kiến thức trọng tâm, lựa chọn phương pháp,
đồ dùng dạy học, dự kiến được hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng
dạy.
Tiến hành dự giờ: khi dự giờ không trao đổi, làm việc riêng mà tập trung theo dõi
hoạt động của thầy và trò, thông qua các hoạt động, hệ thống câu hỏi, câu trả lời và cách
đánh giá học sinh của người dạy.
Để có cơ sở đánh giá, đóng góp, xây dựng cho đồng nghiệp, để học tập ở đồng
nghiệp, người dạy cũng chú ý lắng nghe bày tỏ quan điểm phân tích sư phạm cùng nhau
đi đến thống nhất cho một tiết dạy, có những kiến nghị phù hợp.
Căn cứ công văn số 10358/BGD&ĐT-GDTH ngày 28 tháng 09 năm 2007 Hướng
dẫn việc sử dụng chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học trong quá trình đánh giá xếp loại. Quy
định về cách đánh giá xếp loại tiết dạy gồm 4 lĩnh vực: Kiến thức, kĩ năng sư phạm, thái
độ sư pham, hiệu quả. Bốn lĩnh vực có điểm tối đa là 20; xếp loại: Tốt, Khá, Trung bình
và chưa đạt.

3.2.3. Biện pháp chỉ đạo về kiểm tra- đánh giá kết quả việc học tập của học sinh
Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng là thể hiện thành tích của
giáo viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ và sự chỉ đạo cuả nhà trường. Do đó đánh
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

23
giá với tinh thần nghiêm túc, thái độ khách quan, chống khuynh hướng nhận xét, đánh
giá một cách hình thức, thiếu tinh thần trách nhiệm thì sẽ không khắc phục được những
hạn chế mắc phải trong học sinh dẫn tới không chỉ hạn chế trong chất lượng giáo dục mà
dẫn tới tiêu cực trong giáo dục, đánh giá không đúng, thiếu trung thực sẽ dẫn tới tình
trạng nguy hiểm như học sinh ngồi nhằm lớp, thì ảnh hưởng đến uy tính của ngành giáo
dục… Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, hiệu trưởng có những biện pháp chỉ
đạo như sau:
- Triển khai, phổ biến các văn bản quy định về kiểm tra đánh giá và ghi điểm; lập
kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá theo thời điểm và phổ biến các quy
định về nề nếp kiểm tra sâu rộng trong tập thể sư phạm của nhà trường.
- Tổ chuyên môn tiến hành nghiên cứu những quy định kiểm tra – đánh giá nhận
xét học sinh, lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, nhận xét học sinh thường xuyên và theo
từng thời điểm. Nội dung kiểm tra học sinh theo thời điểm được đưa ra tập thể tổ trao
đổi cùng thống nhất nội dung ôn tập và ra đề kiểm tra. Ngoài đánh giá về học lực, hạnh
kiểm, sự rèn luyện của học sinh còn đánh giá về các phong trào như Vở sạch chữ đẹp,
…Tổ chức thực hiện tốt theo quy định tại thông tư 32 của Bộ GD&ĐT quy định về đánh
giá xếp loại học sinh, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng để đánh giá, tiến hành đánh
giá đúng thực lực của học sinh ở từng môn học.
3.2.4 Biện pháp chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh
3.2.4.1. Xây dựng nề nếp, kỉ cương trong hoạt động học tập của học sinh:
Trong nhà trường, việc xây dựng nề nếp, kỉ cương có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó
không chỉ là điều kiện để thực hiện tốt việc dạy và học trên lớp mà còn giáo dục học
sinh ý thức, chấp hành tổ chức kỉ luật góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân
cách ở học sinh. Do đó cần:

- Xây dựng nội quy học sinh, triển khai sâu rộng trong giáo viên, học sinh và phụ
huynh học sinh ngay đầu năm học. Đặc biệt người làm thầy phải chú ý lắng nghe ý kiến
của người học để nghiên cứu và có biện pháp phát huy tài năng của học sinh và kịp thời
uốn nắn giúp học sinh rèn phát triển đúng đắn hơn.
- Giáo viên tìm hiểu tâm lí của học sinh, tìm hiểu về khả năng và nhu cầu của từng
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

24
em để có biện pháp giáo dục đạo đức, có biện pháp giúp đỡ sự rèn luyện của học sinh.
Tổ chức thi đua theo tổ, cá nhân học sinh về học tập, về lao động vệ sinh, về thực hiện
nề nếp, thực hiện phong trào giúp bạn vượt khó,… tổ chức bình chọn học sinh gương
mẫu, tổ tiên tiến… vào cuối tuần theo dõi thường xuyên và liên tục uốn nắn các hành vi
của học sinh.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên – Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phát
động phong trào thi đua, động viên, khuyến khích học sinh chấp hành tốt nội quy,
thường xuyên đánh giá xếp loại thi đua hàng tuần để kịp thời tuyên dương tập thể cá
nhân có thành tích tốt, giúp cá nhân học sinh kịp thời điều chỉnh việc làm không phù
hợp, khắc phục hạn chế của bản thân dần dần hoàn thiệ nhân cách ở học sinh.
3.2.4.2. Biện pháp chỉ đạo nhằm giáo dục động cơ học tập của học sinh:
Hoạt động học tập là hoạt động cơ bản của học sinh, hoạt động này có hiệu quả
cao hay không thỉ còn tùy thuộc vào tinh thần, thái độ học tập của các em. Vì vậy là
người làm nhiệm vụ trồng người cần phải có biện pháp giáo dục cho học sinh tính tự
giác trong học tập của học sinh, thông qua các tiết dạy giáo viên thường xuyên động
viên khích lệ sự vươn lên trong học sinh, giáo dục và ươm mầm ước mơ, khơi dậy hoài
bảo ở mỗi em.
Tổ chức các hội thi, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tài năng của mình, tạo cơ hội
cho học sinh thể hiện niềm đam mê. Giáo dục học sinh thông qua các tiết sinh hoạt đưới
cờ, các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao, nhân dịp lễ hội. Giáo dục trong tiết sinh hoạt
cuối tuần, trong tiết dạy, qua bài học, qua việc làm tốt của bạn, qua kết qua học tập của
bạn, của bản thân học sinh,…

Thông qua quá trình thực hiên tiết dạy của giáo trên lớp nên tạo ra cơ hội cho học
sinh phát biểu, học sinh tích cực xây dựng bài, giáo dục cho học sinh hiểu học tập vừa là
quyền được học lại vừa là nhiệm vụ của các em. Tạo ra cnhu cầu hứng thú về sự hiểu
biết dần dần hình thành nhu cầu học tập với tinh thần tự giác, thái độ đúng đắn.
3.2.4.3. Biện pháp chỉ đạo tổ chức phối hợp các hoạt động học tập chính khóa
và ngoại khóa:
Do Trường chưa đạt chuẩn Quốc gia nên học sinh chỉ đến trường 5 buổi/tuần. Các
TIỂU LUÂN TỐT NGHIỆP TRUNG CAP LÍ LUẬN CHINH TRỊ - HÀNH CHÍNH " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC QUỚI, HUYỆN TRI TÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"

25
em chỉ được tiếp thu kiến thức và vận dụng thực hành trong một thời gian nhất định,
buổi còn lại các em chỉ tự học và luyện tập ở nhà. Thế nhưng có mấy em tự giác hoàn
chỉnh thêm cho việc rèn luyện của bản thân vào buổi học ở nhà. Nhằm để giúp học sinh
hoàn thiện hơn thì cần có sự phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh,
của chính quyền địa phương chung tay tuyên truyền, vận động để cha mẹ học sinh tạo
điều kiện tốt cho con mình học tập ở trường cũng như học tập ở nhà: nên tạo cho các em
góc học tập tại nhà, có lịch học, thời khóa biểu học hợp lí, thường xuyên nhắc nhở, động
viên con học tập, kiểm tra việc học tập của con một cách thường xuyên…
Cùng với giáo viên chủ nhiệm giáo dục con mình phát triển toàn diện, giáo dục
đạo đức, giáo dục tính trung thực trong mõi lĩnh vực, biết đọc sách, tự làm bài tập ở vở
bài tập hoặc bài tập nâng cao…
3.2.4.4. Biện pháp chỉ đạo về việc bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo học sinh yếu:
Căn cứ hồ sơ tuyển sinh, biên bản bàn giao chất lượng lớp dưới lên lớp trên và kết
quả khảo sát đầu năm, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên chịu trách nhiệm
phái có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu. Giáo
viên chủ nhiệm phân loại học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh
yếu và phân nhóm. Để có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp, nâng dần chất lượng
giáo dục bằng nhiều hình thức:
Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, cải tiến phương pháp dạy học theo đối
tượng học sinh, quan tâm và kịp thời giúp đỡ học sinh yếu bằng cách giao việc phù hợp,

nâng dần, động viên, tạo cơ hội cho học sinh hòa nhập vói tập thể, cũng như quan tâm
học sinh yếu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một trong những công tác mũi
nhọn của nhà trường. Giáo viên không nên xem thường mà không chuẩn bị riêng cho
những học sinh này bài tập khó thì có nguy cơ gây ra sự nhàm chán đối với các em. Vì
với các bài tập ở sách giáo khoa các em đều làm được. Thời gian còn lại các em chỉ ngồi
chờ nếu cứ lặp đi lặp lại tình trạng này thì sẽ gây ức chế hưng phấn học tập của học sinh,
kiềm hảm sự phát triển của tư duy của trẻ . Chính vì vậy trong quá trình dạy học giáo
viên phải hết sức chú ý và giao việc phù hợp mới phát triển tài năng của tuổi thơ.
3.2.5. Biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

×