Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN NÊU THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN LƯỜI HỌC CỦA MỘT BỘ PHẬN SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC RÈN LUYỆN ĐỨC TÍNH CẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.53 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ
HÀ NỘI
KHOA TRIẾT VÀ KHXH
Tiểu luận
Đề tài : Nêu thực trạng và nguyên nhân lười học của một bộ phận sinh viên
trường ta hiện nay. Vai trò của việc rèn luyện đức tính “Cần” đối với kết quả
rèn luyện của học sinh, sinh viên.
Họ và tên: Bùi Phương Nhung
MSV: 11D03913
Lớp: NH16.04
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2013
Mục Lục
A- PHẦN MỞ ĐẦU
B- PHẦN NỘI DUNG
I – Tư tưởng Hồ Chí Minh về chữ “Cần”
1. Khái niệm và vai trò của chữ “Cần”
2. Tại sao chúng ta phải rèn luyện chữ “cần”?
3. Giải pháp để thực hiện đức tính “cần”
II – Liên hệ thực tế với sinh viên trường ta hiện nay
1. Thực trạng và nguyên nhân
2. Vai trò và giải pháp rèn luyện đức tính “ cần” đối với kết quả rèn luyện của
học sinh, sinh viên.
C- PHẦN KẾT
PHẦN MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách
mạng Việt Nam, được tổ chức UNESCO công nhận hai danh hiệu: Anh hùng giải
phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn
một lòng vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta,
điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người. Một trong những quan trọng
và có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng của Người về Cần,


Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. Việc nghiên cứu nội dung Cần, Kiệm, Liêm,
Chính, Chí công vô tư trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay là
công việc hết sức cần thiết và cập nhật, bởi vì như chúng ta đã biết, nước ta đang
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường, bên
cạnh những mặt tích cực cũng tồn tại nhiều mặt trái, tiêu cực cần khắc phục và hạn
chế. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc hơn những tư tưởng
của Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư để phát triển sản
xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là biểu
hiện của một xã hội phồn thịnh, tốt đẹp. Đó không phải chỉ là những đức tính cần
có của một cá nhân mà của cả một tập thể, của cả một xã hội, có như vậy xã hội
mới phát triển. Và ngược lại, nếu không “cần”, không “kiệm”, không “liêm”,
không “chính”, không “chí công vô tư”, đó là biểu hiện của một xã hội suy vong.
Một trong những biểu hiện trái với nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô
tư đó là tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng. Chính vì vậy, muốn một xã hội phát
triển phải chống tệ quan liêu, tham nhũng, cũng như giáo dục mọi người phải thực
hiện đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
PHẦN NỘI DUNG
I – Tư tưởng Hồ Chí Minh về chữ “Cần”
1. Khái niệm và vai trò của chữ “Cần”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cần “tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo
dai”; rằng “Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời. Phải biết
nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc cho lâu dài”.
Bác cũng đã phân tích mặt đối lập của Cần, đó là lười biếng: “Lười biếng là kẻ
địch của chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Một người lười
biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn, hàng vạn người
khác”. Như vậy theo Người, “người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ
quốc”, trái với đạo đức cách mạng, cản trở phong trào thi đua lao động sáng tạo
của cả dân tộc.
Cần là một thuộc tính, phẩm chất của đạo đức cách mạng. Giá trị xã hội và sức
lan toả “cộng hưởng” của chữ Cần được Hồ Chủ tịch khái quát như sau: “Siêng

học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định
thành công. Siêng hoạt động thì sức khoẻ. Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả
nhà siêng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng
năng thì nước mạnh giàu”. Bằng phép tính đơn giản, chỉ cần mỗi người, mỗi ngày
làm thêm 1 giờ mà ý nghĩa kinh tế của nó thật lớn lao.
Người nói: “Trong 20 triệu đồng bào ta, cho 10 triệu là thanh niên và thành
nhân có sức làm việc. Nếu mỗi người, mỗi ngày chỉ làm thêm một tiếng đồng hồ,
thì: Mỗi tháng sẽ thêm lên 300 triệu giờ. Mỗi năm thêm lên 3.600 triệu giờ. Chỉ
những giờ ấy đã bằng động viên 400 triệu người làm trong một ngày 9 giờ”. Trong
hệ giá trị cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, theo Hồ Chủ tịch, Cần thẩm thấu,
chi phối, tác động biện chứng trong chuỗi giá trị văn hoá đạo đức cách mạng mà
người cộng sản phải luôn hội đủ “Có cần mới kiệm. Có cần, kiệm mới liêm. Có
cần, kiệm, liêm mới chính”.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), Hồ Chủ tịch phân tích:
“Bệnh lười biếng là tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết, làm biếng học
hỏi, làm biếng suy nghĩ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn cho
người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh”.
Trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Nguyên (13-3-1960),
bên cạnh biểu dương những việc làm tốt, Người ân cần phê bình nhắc nhở “một số
công nhân chưa thật yên tâm công tác. Kỷ luật lao động chưa chặt chẽ, còn tình
trạng đi muộn về sớm, còn lãng phí sức người, sức của. Cán bộ thì tinh thần trách
nhiệm còn kém ”. Người phê phán một số cán bộ, đảng viên“thiếu kiên nhẫn,
thiếu tinh thần chịu khó”; “ngại công việc khó, không ham học tập, thiếu cảnh
giác, kém kỷ luật”. Hệ quả của căn bệnh này không những không giúp họ hoàn
thành nhiệm vụ được giao mà tác dụng nêu gương đối với cán bộ dưới quyền, nhân
dân rất thấp. Bởi sức thuyết phục, lan toả ở phẩm chất Cần, nói đi đôi với làm
trong mỗi người cán bộ, đảng viên rất lớn, động viên, thúc đẩy nhân dân cùng thực
hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.
Theo Bác Hồ, chữ Cần không chỉ là chăm chỉ, siêng năng mà bao giờ cũng
gắn với trí sáng tạo, phương pháp, lề lối làm việc khoa học, chủ động trong việc

sắp xếp công tác hợp lý, khoa học: “Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì
phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn
gàng”.
Song “Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ.
Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mười ngày không cần, thì cũng vô ích”.
Bác còn chỉ dẫn phương thức, cách thực hiện Cần. Người yêu cầu “Cần không phải
là làm xổi. Nếu làm cố chết cố sống trong một ngày, một tuần, hay một tháng, đến
nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc. Như vậy không phải là cần”.
2. Tại sao chúng ta phải rèn luyện chữ “cần”?
***Xét về mặt cá nhân:
Tục ngữ ta có câu : Nước chảy đá mòn. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nghĩa là “cần”
thì việc gì, dù khó mấy cũng làm được. Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng
làm cỏ thì lúa tốt.Siêng làm thì nhất định thành công…v.v….
Chăm chỉ, siêng năng trước hết mang lại lợi ích cho cá nhân mỗi chúng ta. Chăm
chỉ học tập ,tích lũy kinh nghiệm chúng ta sẽ xây dựng được một nền tảng vững
chắc để phát triển hơn trong tương lai, mang lại nhiều lợi ích ,bao gồm cả lợi ích
kinh tế.
Khi đứng trước những công việc khó khăn nếu chăm chỉ, không bỏ cuộc giữa
chừng chúng ta sẽ đạt được kết quả thậm chí còn tốt hơn mong đợi.
***Xét về mặt xã hội, đất nước, dân tộc, mang tính tập thể :
Một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn
hàng vạn người khác. Trong công việc, tất cả mọi người tham gia như kết thành sợi
dây chuyền, quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Mọi người đều “cần” thì dây chuyền ấy
chạy rất thuận lợi nhanh chóng. Và đạt được hiệu quả cao.
Toàn dân tộc ta đoàn kết thành một khối. Công việc của mọi người, mọi địa
phương, mọi ngành đều phối hợp với nhau, như một chuyến xe lửa. Tất cả mọi
người, mỏi địa phương, mọi ngành đều cố gắng, đều siêng năng, thì nước ta sẽ tiến
bộ rất nhanh chóng. Cũng như chuyến xe lửa chạy đều, chạy nhanh, mau đến ga.
Nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào
toàn chuyến xe chạy mà một bánh xe trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ

cả chuyến xe.
Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
3. Giải pháp để thực hiện đức tính “Cần”
Bên cạnh đại đa số sinh viên ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh để trở thành người làm chủ tương lai của đất nước, thì có một bộ phận
không nhỏ sinh viên biểu hiện của sự tha hóa đạo đức xa rời những chuẩn mực đạo
đức truyền thống, coi thường kỉ cương pháp luật.
Do vậy, để cho tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Hồ Chí
Minh thấm sâu vào nhận thức của sinh viên, đòi hỏi cần phải tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục đạo đức. Đặc biệt là các tổ chức đoàn thể như: nhà trường,
đoàn thanh niên, hội sinh viên…phải có kế hoạch giới thiệu và tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Người. Bên cạnh đó tăng cường công tác
giáo dục ý thức, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho sinh viên để giúp họ điều
chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật, tránh phạm pháp, làm việc theo hiến pháp và
pháp luật. Đồng thời mỗi người cha, người mẹ, người thầy, cô phải là một tấm
gương sáng để các bạn trẻ noi theo chứ không phải giáo dục bằng lời nói suông, hô
to khẩu hiệu. Ngoài ra bản thân sinh viên cũng phải tự mình rèn luyện, chăm chỉ,
chịu khó, có tinh thần tìm tòi sáng tạo trong học tập, thường xuyên nâng cao tri
thức, làm chủ được bản thân để không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, tự giác tu
dưỡng và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh.
II – Liên hệ thực tế với sinh viên trường ta hiện nay
1. Thực trạng và nguyên nhân
Nhắc đến chữ “cần” trong môi trường học đường hiện nay, không khó để bắt
gặp những hành vi xấu, trái với chữ “cần”, của thế hệ sinh viên Việt Nam nói
chung và của sinh viên trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói riêng.
Sinh viên trường ta đang ngày càng trở nên bận rộn với hàng tá những lí do
không đâu vào đâu.
Có nhiều sinh viên đến lớp để đánh bài. Một bạn chia sẻ: "Mọi người thường
đánh bài vào giờ ra chơi. Nhưng có nhiều người lợi dụng lớp đông, thầy giáo
không chú ý, nên lén lút chơi ngay trong giờ học. Ban đầu chỉ có vài ba người

chơi, nhưng số lượng tăng dần. Nếu đông quá, họ rủ nhau trốn tiết ra ngoài chơi
cho thoải mái".
Đa phần lí do được sinh viên đưa ra là: "Học sớm rồi lại quên. Chuẩn bị thi,
chúng mình dồn sức vào học là kịp, vừa đỡ công học mà không mất thời gian
chơi".
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khác như đi làm thêm, dạy kèm, bán hàng tiếp
thị … dẫn đến lơ là việc học. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính, vì có những
sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn đạt điểm cao.Nguyên
nhân ở đây là do sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên
môn của mình ( mặc dù trong phương pháp giảng dạy đại học nhiều thầy cô lên lớp
chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm
tham khảo)và tâm lí quen với việc “đọc _chép”.
Số sinh viên tìm đến thư viện không nhiều, chỉ lác đác vài bạn đến thư viện
những ngày bình thường và có nhiều hơn một chút khi mùa thi đến. Trong khi đó,
giờ giảng dạy của giảng viên trên lớp không có gì hơn ngoài một cái micrô theo
kiểu “mạnh thầy thầy cứ nói”, còn lớp học đông đúc thì “mạnh trò, trò ngủ”.
Và một nguyên nhân không thể không nhắc đến, đó là tính tự giác của sinh viên
trường ta ngày càng thấp. Trong một lớp học có gần 30 sinh viên nhưng số lượng
sinh viên chủ động trong học tập lại chiếm phần nhỏ hơn so với đại bộ phận cả lớp.
Bên cạnh những hình ảnh tiêu cực, vẫn có những sinh viên không ngừng nỗ lực
để đạt được kết quả như mong muốn.
Các bạn chăm chỉ học tập, rèn luyện, bổ sung kiến thức cho bản thân. Dù bên
cạnh có những hành vi như quay cóp trong giờ kiểm tra, phao thi … các bạn vẫn
làm chủ được kiến thức của mình và tự làm bài kiểm tra mà không sử dụng tài liệu.
2. Vai trò và giải pháp rèn luyện đức tính “ cần” đối với kết quả rèn luyện
của học sinh, sinh viên.
Không phải ngẫu nhiên mà trong lời dạy của Bác chữ “cần” được đặt trước ba từ
còn lại. Bởi cần cù nhẫn nại sẽ là chìa khóa cho mọi sự thành công. Cuộc sống
luôn cần ở ta sự chịu khó, siêng năng, biết đào sâu, tìm tòi.
Lời dạy của Người từ thế kỷ trước, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đức tính cần

cù siêng năng ở lĩnh vực nào cũng là đòi hỏi không thể thiếu.
Trong học tập cũng như trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, nếu chăm chỉ
rèn luyện bản thân, không bỏ cuộc giữa chừng, luôn kiên trì với công việc mà mình
đang theo đuổi. Chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt, kết quả ngoài mong đợi.
Để rèn luyện đức tính “cần”, trước hết, bản thân mỗi sinh viên, học sinh phải tự
giác, không bị lệ thuộc bởi Internet hay những giờ giảng đọc chép. Phải tự xây
dựng kiến thức, đưa kiến thức qua những bài giảng trở thành kiến thức của mình.
Đối với sinh viên phải tự nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân, chuẩn bị
bài và làm bài trước khi đến lớp, tôn trọng giáo viên và môn học, ….
Đối với giáo viên và nhà trường, thay đổi phương pháp dạy để gây hứng thú với
sinh viên, tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền cho sinh viên về đạo đức , lối
sống, đưa ra và thực hiện các hình thức kỷ luật nghiêm khắc,….
PHẦN KẾT
Mỗi lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học hết sức quý giá, sáng suốt và
có ý nghĩa to lớn đới với toàn dân tộc ta. Hơn lúc nào hết, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta luôn ghi nhớ và làm theo những lời
Bác dặn, cần, kiệm để xây dựng đất nước; liêm, chính, chí công để phục vụ nhân
dân, làm cho đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành như sinh thời Bác kính yêu hằng
mong muốn.
Trong cuộc sống hiện đại, việc học là vấn đề được đặt lên hàng đâu, mỗi sinh
viên – những chủ nhân tương lai của đất nước cần rèn cho mình tính cần cù, chăm
chỉ vì chỉ có cần cù, chăm chỉ mới đưa chúng ta đến thành công.


×