Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ SỰ CHÊNH LỆCH TRONG PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC VÙNG SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 59 trang )




CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO
DỰ ÁN “ĐÁNH GIÁ TỒNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5
NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI




BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ SỰ CHÊNH LỆCH TRONG PHÁT TRIỂN
GIỮA CÁC VÙNG SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ
CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH











Hà Nội, tháng 9/2012

MỤC LỤC

Lời nói đầu 2


1. Một số vấn đề liên quan đến vùng và chính sách phát triển vùng ở
Việt Nam 4

1.1. Phân vùng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua 4
1.2. Đánh giá khái quát chính sách phát triển vùng ở Việt Nam 7
1.2.1. Mục tiêu chính sách phát triển vùng 7
1.2.2. Những công cụ phục vụ chính sách phát triển vùng 8
1.2.3. Một số nhận định khái quát về chính sách phát triển vùng ở
Việt Nam 9

1.3. Tác động tương hỗ giữa chính sách phát triển vùng và chính
sách hội nhập 11

2. Thực trạng phát triển các vùng ở Việt Nam trong giai đoạn qua
trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO 12

2.1. Chênh lệch phát triển giữa các vùng 12
2.1.1. So sánh biến động dân cư giữa các vùng 12
2.1.2. Chênh lệch phát triển từ khía cạnh kinh tế 13
2.1.3. Chênh lệch phát triển từ khía cạnh xã hội 22
2.2. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các vùng 39
2.2.1. Hệ thống giao thông đường bộ 39
2.2.2. Hệ thống cảng nước sâu và sân bay 43
2.2.3. Hệ thống các khu công nghiệp tập trung lớn 46
2.3. Liên kết giữa nội vùng và liên kết giữa các vùng 48
3. Một số định hướng kiến nghị 49
3.1. Cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập đến phát triển vùng
ở Việt Nam 49

3.2. Một số nguyên tắc và quan điểm chủ đạo 50

3.3. Một vài định hướng kiến nghị 51





1

Lời nói đầu

Sau 25 năm Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển
đáng ghi nhận, tăng trưởng ở mức tương đối cao trong thời gian dài, cơ cấu
kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống người dân đã được cải
thiện một cách cơ bản. Đặc biệt từ gần 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã
từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách sâu, rộng với dấu ấn
quan trọng là gia nhập Tổ chức WTO vào cuối 2006.
Bên cạnh những thành tựu trên, chúng ta cũng phải đương đầu với nhiều
vấn đề đã xuất hiện trên con đường Đổi mới, trong đó sự chệnh lệch phát
triển giữa các vùng, giữa nông thôn và đô thị, sự chênh lệch giữa các tầng
lớp trong xã hội là những vấn đề bức xúc và cấp bách, cần được nghiên cứu
và giải quyết một cách kịp thời. Việc hoạch định Chính sách phát triển vùng
cần phải điều chỉnh theo tư duy mới với những điều kiện mới, đặc biệt lưu ý
đến yếu tố hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu của báo cáo nghiên cứu này là phân tích những ảnh hưởng
của quá trình hội nhập kinh tế (nhất là sau khi gia nhập WTO) đến những
vùng kinh tế- xã hội ở Việt Nam, từ đó đề ra những kiến nghị điều chỉnh
chính sách phát triển vùng để đạt được một trong những mục tiêu quan trọng
nhất của chính sách phát triển vùng là hạn chế sự gia tăng chênh lệch phát
triển giữa các vùng.
Phạm vi báo cáo, về thời gian sẽ tập trung vào giai đoạn sau khi gia

nhập WTO (cuối 2006) và một số năm trước đó, về không gian là toàn bộ
nền kinh tế bao gồm 6 vùng kinh tế- xã hội (Vùng trung du và miền núi phía
bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây
nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu long).
Do thời gian kể từ khi gia nhập đến nay mới chỉ được 5 năm, tác động
của việc gia nhập WTO chưa rõ ràng (đỗ trễ của tác động) đồng thời quá nửa

2
thời gian đó nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói
riêng lại bị rơi vào khủng hoảng, vì thế việc phân tích tác động của hội nhập
sẽ bị hạn chế và khó có thể bóc tách riêng những kết quả tác động từ quá
trình hội nhập.
Bên cạnh phần Mở đầu, Nội dung báo cáo được chia làm 3 phần, bao
gồm:
- Phần 1 sẽ đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến vùng và
chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
- Phần 2 sẽ phân tích thực trạng phát triển các vùng ở Việt Nam, so
sánh sự chênh lệch giữa các vùng trước và sau khi gia nhập WTO từ
các khía cạnh kinh tế và xã hội cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước đối
với quá trình phát triển của các vùng
- Trên cơ sở phân tích ở phần 2, Phần 3 sẽ đưa ra một số định hướng
kiến nghị để điều chỉnh chính sách phát triển vùng cho giai đoạn tới,
phù hợp bối cảnh hội nhập của nền kinh tế nước ta.

Sự tồn tại của Vùng ở Việt Nam hiện nay với tư cách là một không gian
phi hành chính và cũng gần như không có một cơ quan, tổ chức nào chịu
trách nhiệm theo dõi và quản lý vùng, vì thế việc thu thập dữ liệu riêng cho
các vùng là rất hiếm hoi. Dữ liệu phục vụ báo cáo chủ yếu được nhóm
nghiên cứu thu thập và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê và một số
tài liệu tham khảo khác.



3

1. Một số vấn đề liên quan đến vùng và chính sách phát
triển vùng ở Việt Nam
1.1. Phân vùng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua
"Vùng" là một khái niệm phổ biến trong thực tiễn cũng như trong nhiều
lĩnh vực nghiên cứu. "Vùng" (region) có thể được hiểu theo những nghĩa
khác nhau tùy theo từng ngành khoa học: địa lý học coi "vùng" là một đơn
nguyên địa lý của bề mặt trái đất; kinh tế học hiểu "vùng" là một đơn nguyên
kinh tế tương đối hoàn chỉnh trên phương diện kinh tế; nhà chính trị học
thường cho "vùng" là đơn nguyên hành chính thực hiện quản lý hành chính;
còn nhà xã hội học coi "vùng" là khu tụ cư có đặc trưng xã hội tương đồng
của một loại người nào đó (ngôn ngữ, tôn giáo, dân tộc, văn hoá).
Tại Nghị định 62/2006-NĐ về quy hoạch, Vùng kinh tế- xã hội được
định nghĩa như sau: “Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc
gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động
kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội
của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá
trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.”
Việc phân vùng ở Việt Nam cũng đã được thực hiện từ nhiều năm thoe
những mục tiêu khác nhau. Sau khi thống nhất đất nước, Ban chỉ đạo phân
vùng nông lâm nghiệp đã được thành lập để chỉ đạo, phối hợp với các ngành
liên quan tiến hành điều tra nghiên cứu phân vùng nông lâm nghiệp và công
nghiệp chế biến. Trên cơ sở 38 tỉnh (vào thời điểm lúc đó), cả nước được
chia thành 7 vùng nông lâm nghiệp.
Cuối những năm 80’ và đầu những năm 90’, cùng với các quá trình Đổi
mới kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ kế hoạch và Đầu tư làm

đầu mối, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan lập quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội các vùng kinh tế; chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ tất cả các

4
tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2010”. Hệ thống vùng trong giai đoạn này gồm có 8
vùng lớn đã xây dựng quy hoạch và Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định
phê duyệt, bao gồm:
(1) Vùng Đông Bắc (gồm 10 tỉnh): Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Hà Bắc, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.
(2) Vùng Tây Bắc (gồm 3 tỉnh): Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
(3) Vùng Đồng bằng sông Hồng (7 tỉnh, thành phố): Hà Nội, Hải
Phòng, Bắc Ninh, Hải Hưng, Thái Bình, Nam Hà, Ninh Bình,
(4) Vùng Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
(5) Vùng Duyên hải Miền Trung (5 tỉnh, TP): Quảng Nam- Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
(6) Vùng Tây Nguyên (4 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm
Đồng.
(7) Vùng Đông Nam Bộ (7 tỉnh, TP): Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sông Bé, Tây Ninh.
(8) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (11 tỉnh, TP): Cần Thơ, Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang, Sóc Trăng và Minh Hải.
Đến Đại hội Đảng lần thứ IX, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2001 – 2010, cả nước được phân chia thành 6 vùng lớn như sau:
(1) Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
(2) Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
(3) Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và vùng KTTĐ miền Trung.
(4) Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây Bắc và Đông Bắc).

(5) Tây Nguyên.

5
(6) Đồng bằng sông Cửu Long.
Với chủ trương tạo ra các cực phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo động
lực phát triển cho các khu vực và cả nước, Chính phủ đã quyết định thành
lập 3 vùng kinh tế trọng điểm là: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vào
những năm 1992 – 1993 và đến năm 2009 bổ sung thêm Vùng kinh tế trọng
điểm ĐBSCL gồm 4 tỉnh, TP là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà
Mau.
Về nguyên tắc, việc phân vùng cần được thay đổi theo thời gian, phù
hợp với từng giai đoạn phát triển và mục tiêu phát triển chủ yếu chủ yếu của
từng thời kỳ. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu này đề cập đến
các tiêu chí cho việc xác định vùng kinh tế ở Việt Nam hoặc lý giải cho việc
tách hoặc sáp nhập các vùng trong thời gian qua. Có thể vì lẽ đó, việc điều
phối, liên kết nội vùng cũng như giữa các vùng cũng không được rõ ràng, cụ
thể. Không gian kinh tế ở Việt Nam vẫn bị chia cắt theo địa giới hành chính
(tỉnh, thành phố trực thuộc TW), tính thống nhất trong vùng chưa được quan
tâm đầy đủ và do vậy, việc đánh giá tác động của một (hoặc một nhóm)
chính sách lên một vùng là hoàn toàn không đơn giản.
Mặc dù khái niệm Vùng được nhắc không ít trong các văn bản pháp
quy, một số cơ chế, chính sách cũng được ban hành cho các vùng riêng biệt,
song cho đến nay, chúng ta hoàn toàn chưa có một cơ quan nào chịu trách
nhiệm về phát triển vùng (chỉ tồn tại duy nhất Văn Phòng điều phối Vùng
động lực, nhưng cũng chỉ tồn tại trên danh nghĩa). Vùng vẫn chỉ tồn tại gần
như một thực thể ảo.
Từ lý do trên, mặc dù phạm vi nghiên cứu của báo cáo này là các vùng
song chúng tôi chỉ có thể phân tích tác động đến vùng với tư cách là một tập
hợp các tỉnh trong vùng chứ không phải là một vùng mang tính hệ thống

cao.

6
1.2. Đánh giá khái quát chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
1.2.1. Mục tiêu chính sách phát triển vùng
Chính sách phát triển vùng có 2 mục tiêu quan trọng là:
- Khai thác tối ưu tiềm năng phát triển mỗi vùng và
- Thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.
Từ góc độ của chính quyền trung ương, mục tiêu thứ nhất của chính
sách vùng tương đồng với mục tiêu của các địa phương trong vùng, trong
khi đó mục tiêu thứ 2 lại có thể mâu thuẫn với mục tiêu và lợi ích của một số
địa phương (hoặc vùng). Việc xác định một chính sách phát triển vùng theo
đuổi đồng thời 2 mục tiêu trên luôn phải giải quyết mâu thuẫn trong việc
tranh chấp nguồn lực chung. Câu hỏi mang tính quan điểm luôn đặt ra cho
việc xây dựng và thực hiện chính sách vùng ở mỗi quốc gia là: tập trung
nguồn lực vào những vùng có hiệu quả kinh tế cao để đạt tăng trưởng cao
cho tổng thể quốc gia hay vào vùng kém phát triển để thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các vùng?
Câu trả lời cho vấn đề này lệ thuộc vào nhiều khía cạnh, đặc biệt là
những yếu tố sau:
- Cơ cấu nguồn lực (Nhà nước, từ dân cư và doanh nghiệp trong
nước, từ nước ngoài) như thế nào?
- Quốc gia đó đang ở trong giai đoạn phát triển nào?
- Mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng ra sao?
Trong giai đoạn cuối những năm 80’ và đầu những năm 90’, khi mà
nền kinh tế Việt Nam đang còn phát triển ở mức thấp, thu nhập của người
dân còn quá yếu, nguồn lực đầu tư còn yếu và tập trung chủ yếu ở Nhà nước,
khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn chưa đáng kể thì việc Nhà nước tập
trung nguồn lực cho những vùng có hiệu quả kinh tế cao để đảm bảo tăng
trưởng cao, có nguồn lực cho tái đầu tư là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.

Ngay nay, sau hơn 25 năm Đổi mới, thu nhập của người dân đã được cải

7
thiện, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã chiếm một tỷ trọng không nhỏ,
khoảng cách phát triển giữa các vùng đã gia tăng mức độ đáng kể thì việc
cân nhắc lại mục tiêu tăng đầu tư cho các khu vực có hiệu quả kinh tế cao
(đồng thời cũng phát triển mức cao) hay đầu tư cho những vùng kém phát
triển là hết sức cần thiết.

1.2.2. Những công cụ phục vụ chính sách phát triển vùng
Để thực hiện chính sách phát triển vùng, Nhà nước có thể sử dụng một
số nhóm công cụ sau đây:
- Các công cụ kinh tế: Sử dụng công cụ ngân sách, đầu tư cơ sở hạ
tầng, hình thành các loại quỹ phát triển, lãi suất, giá cả, tiền
lương ;
- Các công cụ mang tính chất kỹ thuật: Các biện pháp thúc đẩy phát
triển khoa học, kỹ thuật đối với các lĩnh vực quan tâm (kỹ thuật chế
biến cà phê tươi, kỹ thuật bảo quản nông sản );
- Công cụ tổ chức – hành chính: Quy hoạch, kế hoạch phát triển, bộ
máy hoạt động và đội ngũ cán bộ công chức ;
- Công cụ tuyên truyền giáo dục thông qua loa, đài, truyền hình, văn
hóa phẩm
Thực tiễn những năm qua đã cho thấy Chính phủ Việt Nam đã thực
hiện đồng thời nhiều công cụ ở hầu hết các nhóm trên, cụ thể:
- Xây dựng và phê duyệt Quy hoạch Phát triển kinh tế- xã hội của các
vùng theo từng giai đoạn
- Ban hành nhiều Nghị định, Quyết định ưu đãi, khuyến khích đầu tư
cho một số vùng nào đó
- Ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với
các vùng kinh tế trọng điểm (Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg, ngày

10/10/2007)

8
- Để hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển kinh tế -
xã hội các xã đặc biệt khó khăn nói trên (gọi tắt là Chương trình 135,
giai đoạn 1 và 2). Địa bàn các xã thuộc Chương trình tập trung chủ
yếu ở các vùng kém phát triển (Vùng núi phía bắc, Tây nguyên và
một số địa phương thuộc Tây nam bộ, Bắc Trung bộ và duyên hải
miền trung).
- Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho các vùng
- Thành lập Ban chỉ đạo cho 3 vùng Tây Bắc, Tây nguyên và Tây
Nam bộ (mặc dù đây là các tổ chức thuộc hệ thống của Đảng chứ
không phải của chính quyền song cũng có nhiều chức năng hỗ trợ
chính quyền trong việc thực hiện chính sách vùng).

1.2.3. Một số nhận định khái quát về chính sách phát triển vùng ở Việt
Nam
- Về hình thức, Việt Nam đã có chính sách vùng, tuy nhiên do ảnh hưởng
của cơ chế cũ nên chính sách vùng vẫn còn mang nặng dấu ấn của tư duy
kế hoạch hóa tập trung, nội dung chủ yếu theo hướng phân bổ lực lượng
sản xuất, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
- Không có các quy định rõ ràng về chính sách vùng ở Việt Nam, Chính
quyền trung ương đóng vai trò trọng tâm trong việc xây dựng, áp dụng và
cấp vốn cho chính sách phát triển thông qua một hệ thống quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện
và cấp ngành.
- Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ tăng cường lợi thế cạnh
tranh của tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng phát triển hơn để những
vùng này có thể trở thành động

lực thúc đẩy sự phát triển cho toàn đất

9
nước. Để duy trì sự ổn định xã hội và đảm bảo tính công bằng, Chính phủ
đã có các chính sách hỗ trợ vùng nghèo, vùng lạc hậu kém phát triển
thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm làm giảm bớt chênh
lệch về nhịp độ phát triển giữa các vùng.
- Sự liên kết, phối hợp nội vùng và ngoại vùng để phát triển kinh tế chưa
được chú trọng (mặc dù đã có chủ trương) và gần như chưa triển khai
thực hiện.
- Mặc dù đã có chính sách vùng, nhưng trên thực tế cấp vùng không phải
là một cấp hành chính và cũng không có một tổ chức nào được hình
thành đề chịu trách nhiệm cho việc thực hiện chính sách vùng.
- Thiếu các công cụ có hiệu quả của chính sách vùng. Với mối quan hệ
phức tạp hiện tại của hệ thống quy hoạch, từ quan điểm của địa phương
quan tâm đến các nguồn lực được chuyển giao hơn là bản chất chính sách
vùng.
- Có sự mâu thuẫn trong chính sách vùng. Điều này thể hiện ở việc Việt
Nam sử dụng phương pháp hai nhánh đối với chính sách vùng. Một mặt,
Việt Nam cố giúp những vùng có nhiều khó khăn bất lợi và lạc hậu để
phát triển cân đối hơn. Mặt khác, Việt Nam tìm cách tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển các vùng đang phát triển nhanh vì mục tiêu tăng trưởng.
Với thực tế nguồn lực có hạn của chính phủ, và với thực tế rằng hầu hết
đầu tư (tức là hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài và
đầu tư tư nhân trong nước) và nhân lực có kĩ năng tay nghề cao tập trung
vào các vùng kinh tế trọng điểm, phương pháp hai nhánh của Việt Nam
đối với chính sách vùng rất có thể dẫn tới những sự cách biệt lớn hơn
giữa các vùng và địa phương.



10

1.3. Tác động tương hỗ giữa chính sách phát triển vùng và
chính sách hội nhập
Việc phối hợp chính sách ở Việt Nam là tương đối yếu, trong đó sự
phối hợp giữa chính sách phát triển vùng và chính sách hội nhập có thể được
coi như một điển hình cho sự yếu kém này. Chủ trương Hội nhập Kinh tế đã
được Đảng thông qua và ban hành riêng một Nghị quyết trung ương, Chính
phủ cũng đã ban hành một Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
trên. Trên cơ sở đó, một số tỉnh cũng đã ban hành Chương trình hành động
theo kiểu “mạnh ai, nấy làm”, hoàn toàn không có sự phối hợp giữa các địa
phương trong vùng trong quá trình xây dựng Chương trình hành động. Ban
thân các cơ quan Chính phủ cũng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm
cho việc điều phối, chỉ đạo các địa phương trong vùng trong việc xây dựng
một Chương trình phối hợp hành động thực hiện mục tiêu trên. Chính vì
vậy, sự tác động cũng như khai thác những cơ hội từ quá trình hội nhập đối
với các địa phương hoàn toàn mang tính đơn lẻ. Việc đánh giá tác động của
quá trình hội nhập đối với từng vùng, do đó, là một việc không dễ dàng.
Về nguyên tắc, chính sách hội nhập sẽ có tác động mạnh nhất đến sự
phát triển của cả nước nói chung và từng vùng nói riêng trên các lĩnh vực
thương mại và đầu tư. Ngược lại, để có thể khai thác được tối đa những cơ
hội do quá trình hội nhập đưa lại, mỗi vùng phải tìm mọi cách để có thể đáp
ứng được một cách tốt nhất những yêu cầu đặt ra từ quá trình hội nhập, ví
dụ: cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải thiện môi trường kinh doanh (nhất
là cải cách hành chính), nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động,….
Về phía trung ương, Chính phủ cần có một hệ thống các biện pháp
chính sách để tối đa hóa lợi ích từ quá trình hội nhập, phân bổ một cách hợp
lý nguồn lực cho các vùng để có thể cùng một lúc đạt được 2 mục tiêu chính
của chính sách vùng là: khai thác tối đa lợi thế của từng vùng đồng thời thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.


11
Rất tiếc rằng, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mặc dù đã có chủ
trương của Đảng và Nhà nước song hầu hết các địa phương đều thiếu chủ
động trong việc tận dụng, khai thác những cơ hội của quá trình hội nhập
đồng thời Chính phủ cũng không kịp thời có những biện pháp, chính sách
phù hợp hỗ trợ địa phương, nhất là các địa phương ở những vùng kém phát
triển khai thác cơ hội này.
Tất cả những lý do trên đã dẫn đến hệ lụy là chính quyền các cấp đã
không phát huy được những tác động tích cực của quá trình hội nhập đến
chính sách phát triển vùng ở Việt Nam, thậm chí còn làm gia tăng khoảng
cách phát triển giữa các vùng, tạo ra nguy cơ xuất hiện một số vấn đề xã hội
không nhỏ trong tương lai gần.

2. Thực trạng phát triển các vùng ở Việt Nam trong giai
đoạn qua trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO
2.1. Chênh lệch phát triển giữa các vùng
2.1.1. So sánh biến động dân cư giữa các vùng
Trong suốt thập kỷ qua, phân bố dân số có sự biến động nhẹ theo
hướng các vùng miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, bắc trung bộ và
duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long có xu thế giảm dần,
trong khi đó vùng Tây nguyên tăng nhẹ và Đông Nam bộ có xu thế tăng
tương đối nhanh. Các trào lưu di dân tự do vào vùng Tây nguyên để khai
khẩn đất rừng (nhất là đồng bào từ miền núi phía Bắc) và gia tăng việc làm
phi nông nghiệp ở Đông Nam bộ là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện
tượng trên.
Việc phân tích xu thế biến động dân số ở các vùng và phân tích cùng
với việc phân tích các biến động trong lĩnh vực kinh tế, xã hội là rất cần
thiết. Nó có thể giúp chúng ta hình dung được sự xuất hiện những nguy cơ
tiềm ẩn trong tương lai, nhất là những vấn đề về xã hội và môi trường.


12
Bảng 1: Tỷ lệ dân cư theo các vùng (%)
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
ĐBSH 23.2 23.2 23.1 23.1 23.0 22.9 22.8 22.9 22.8 22.7
Trung du và miền núi
phía bắc 13.1 13.1 13.1 13.1 13.1 13.1 13.1 12.9 12.9 12.8
Bắc trung bộ và Duyên
hải miền Trung 23.3 23.1 22.9 22.8 22.6 22.4 22.2 22.1 21.9 21.8
Tây Nguyên 5.6 5.6 5.7 5.7 5.8 5.8 5.9 5.9 6.0 6.0
Đông Nam bộ 13.9 14.2 14.5 14.7 15.0 15.4 15.8 16.1 16.4 16.8
ĐBSCL 20.9 20.8 20.7 20.6 20.5 20.3 20.2 20.1 20.0 19.9
Ca nước 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100


Dân cư phân theo vùng (%)
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

2009
2010
ĐBSCL
Đông Nam bộ
Tây Nguyên
Bắc trung bộ và Duyên
hải miền Trung
Trung du và miền núi
phía bắc
ĐBSH

2.1.2. Chênh lệch phát triển từ khía cạnh kinh tế
a. So sánh một số chỉ tiêu cơ bản trước và sau khi hội nhập
Quá trình hội nhập tác động trước hết vào một số lĩnh vực đầu tư và
thương mại và tiếp theo là phát triển tổng thể nền kinh tế. Tuy vậy, việc bóc
tách tác động từ hội nhập với những tác động từ những chính sách khác là

13
một điều không đơn giản, đòi hỏi phải có mô hình phân tích phù hợp với
những dữ liệu tương ứng.
Xem xét sự phát triển của các chỉ số GDP, xuất khẩu và nhập khẩu trong
giai đoạn 2000- 2010, ta thấy rõ giai đoạn này là giai đoạn mà Việt Nam có
những bước phát triển liên tục cho đến 2008 và bị chậm lại vào năm 2009,
khi khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu xuất hiện và lan rộng trên toàn cầu.
Với thời gian quá ngắn tính từ 2007 (khi Việt Nam chính thức gia nhập
WTO), lại chịu ảnh hưởng ngay những tác động tiêu cực từ khủng hoảng
kinh tế nên tác động của quá trình hội nhập, vì thế khó có thể nhận diện
được xu thế tác động của hội nhập đến gia tăng xuất nhập khẩu nói riêng và
tăng trưởng GDP nói chung. Tuy vậy, biểu đồ dưới đây cũng chỉ ra rằng,
ngay 1 năm sau khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

đã có sự gia tăng đáng kể, là một trong những năm có tốc độ tăng trưởng lớn
nhất kể từ ngày cải cách kinh tế.
Bảng 2: Tăng trưởng GDP, xuất khẩu và nhập khẩu

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Sơ bộ
2010
XK 3.8% 11.2% 20.6% 31.4% 22.5% 22.7% 21.9% 29.1% -8.9% 26.4%
NK 3.7% 21.8% 27.9% 26.6% 15.0% 22.1% 39.8% 28.6% -13.3% 21.2%
GDP 6.9% 7.1% 7.3% 7.8% 8.4% 8.2% 8.5% 6.3% 5.3% 6.8%
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2010







14
Hình : Tốc độ gia tăng GDP, xuất khẩu và nhập khẩu
Gia tăng GDP, XK, NK (2000=100%)
0.0%
100.0%
200.0%
300.0%
400.0%
500.0%
600.0%
2000
2002

2004
2006
2008
2010
xuất
khẩu
nhập
khẩu
GDP

Do việc xác định giá trị xuất nhập khẩu theo từng vùng là khó khả thi nên
có thể việc phân tích tác động hội nhập đến xuất nhập khẩu của từng vùng
không thực hiện được. Tuy vậy, từ cơ cấu những mặt hàng xuất khẩu có giá
trị cao, ta có thể coi giá trị xuất khẩu của hàng thô & sơ chế chủ yếu là nông
sản và hầu hết là từ vùng Tây nguyên (cà phê) và Tây Nam bộ (gạo, thủy
sản).
Bảng 3: Giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng (triệu USD)
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Hàng thô&sơ chế 8009.8 8289.5 9397.2 12554.1 16100.7 19226.8 21657.7 27698.7 22266.1
T/đó: L/thực,
th/phẩm 4051.6 4117.6 4432.0 5277.6 6345.7 7509.2 9191.7 12164.3 11514.6
Hàng chế biến 7019.0 8414.6 10747.8 13927.6 16341.0 20592.0 26886.1 34625.5 34007.6
Khác 0.4 2.0 4.3 3.3 5.4 7.4 17.6 360.9 822.6
Nguồn: Niên giám thống kê 2010



15
Hình: Giá trị xuất khẩu theo nhóm hàng
Giá trị XK theo loại hàng

0.0
10000.0
20000.0
30000.0
40000.0
50000.0
60000.0
70000.0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Khác
Hàng chế biến
Hàng thô&sơ chế

Như vậy, trong suốt 10 năm qua, quá trình hội nhập hầu như tác động rất
ít vào cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Sự “tham gia đóng
góp” của các vùng vào kim ngạch xuất khẩu có thể được coi như không có
biến động nhiều dưới tác động của quá trình hội nhập.

b. Biến động về đầu tư nước ngoài đối với các vùng
Bên cạnh lĩnh vực thương mại, đầu tư là lĩnh vực sẽ chịu nhiều tác động
nhất từ quá trình hội nhập. Việc tự do hóa đầu tư trước hết sẽ ảnh hưởng đến
dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và sau đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đầu tư
trong nước.
Bảng : Vốn đăng ký FDI hàng năm tính theo vùng
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
ĐBSH 805.3 2357.7 3272.5 6485.2 5336.3 1421.3 3830.5
T/du&m/núi Bắc 390.6 160.4 315.7 608.9 216.9 158.9 644.3
Bắc TB& DHMT 386 370.3 1558.4 3685.9 3295.7 6811.1 7246.7
Tây Nguyên 19.2 34.8 16.8 142.6 150.5 100.4 94.5
Đông Nam bộ 2491.5 3747.8 6396 8501 21515.8 14006 6248.6


16
ĐBSCL 118.1 148.8 337.8 1742.9 3818.6 213.8 1821.5
Ca nước 4222.2 6839.8 12003.8 21346.8 64011 23107.3 19886.1
FDI (vốn đăng ký)
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
tr.USD
ĐBSCL
Đông Nam bộ
Tây Nguyên
Bắc TB& DHMT
T/du&m/núi Bắc
ĐBSH

Tương tự như xuất nhập khẩu, dòng vốn FDI chịu ảnh hưởng rất mạnh từ
khủng hoảng kinh tế thế giới. Sau khi gia nhập WTO, năm 2007 và 2008,
vốn đăng ký FDI tăng mạnh, sau đó giảm mạnh vào 2009 và tiếp tục suy yếu
trong 2010. (Riêng Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL có tăng nhẹ trong
2010 song vẫn không bù lại được phần giảm sút quá lớn ở Miền Đông Nam
bộ).
Biểu đồ trên đã chỉ rõ luồn vốn FDI tập trung rất cao ở vùng Đông Nam

bộ, sau đó là Đồng bằng Sông Hồng, trong khi đó vùng núi phía bắc và Tây
nguyên có thể được coi như là “vùng trắng FDI”. Đáng lưu ý là dòng vốn
FDI đã tăng rất mạnh vào vùng Đông Nam bộ (2007 và 2008), sự biến động
ở những vùng khác không nhiều và cũng chính vùng này bị “hao hụt” FDI
tương đối lớn sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới xuất hiện. Từ hiện tượng
này có thể suy được rằng rào cản của vùng ĐNB đối với dòng vốn FDI là
không đáng kể và chính vì thế đây cũng là vùng “nhạy cảm” nhất với những
biến động của kinh tế thế giới nói chung và thị trường vốn thế giới nói riêng.
Riêng đối với vùng BTB&DHMT, việc tăng số vốn đăng ký FDI ngay
trong cả giai đoạn sau khủng hoảng cũng chưa thể kết luận được điều gì bởi
sự xuất hiện một số dự án FDI quy mô lớn ở khu vực này song vẫn chỉ
“nằm” trong số vốn đăng ký và tỷ lệ giải ngân còn ở mức độ khiêm tốn. Hiện

17
trạng tính đến 31/12/2010, quy mô trung bình dự án FDI ở vùng này cao hơn
4 lần so với miền ĐNB, 6 lần so với ĐBSH và gấp tới 12 lần so với khu vực
Tây nguyên.
Bảng : Tổng số dự án đến 31/12/2010 (lũy kế và còn hiệu lực)
số dự án vốn đ/ký (tr USD) Vốn TBình/dự án dân số (1000)
ĐBSH 3305 39099.4 11.8
19770
TD&MN Bắc 323 2455.6 7.6
11169.3
BTB&DHMT 717 51620.7 72.0
18935.5
Tây nguyên 133 791.5 6.0
5214.2
Đông NB 7377 88610.9 12.0
14566.5
ĐBSCL 565 9439.9 16.7

17272.2
Cả nước 12463 194572.2 15.6
86927.7
Dầu khí 43 2554.2 59.4
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cơ cấu dân số, vốn và dự án FDI 2010
dân số
dân số
dân số
dân số
dân số
dân số
ĐBSH
TD&MN Bắc
BTB&DHMT
Tây nguyên
Đông NB
ĐBSCL

(Vòng ngoài: dân số, vòng giữa: vốn FDI đăng ký, vòng trong: số dự án)

18
So với cơ cấu dân số, có thể thấy rõ cơ cấu FDI (cả về số dự án lẫn số
vốn đăng ký) có sự chênh lệch lớn giữa ĐNB với các vùng khác. Trừ trường
hợp ở BTB&DHMT có tỷ lệ vốn đăng ký FDI cao hơn tỷ lệ dân số (do quy
mô dự án ở đây quá lớn), ĐBSH có tỷ lệ tương đương, tất cả 3 vùng còn lại
(vùng núi phía bắc, Tây nguyên và ĐBSCL) đều có tỷ lệ FDI rất thấp so với
tỷ lệ dân số. 3 vùng này cũng là 3 vùng có nguồn nguyên liệu, sản phẩm thô
cung cấp cho công nghiệp chế biến ở Việt Nam.
Từ hiện tương trên có thể rút ra được nhận định rằng: trong khi Chính

phủ Việt Nam trong thời gian qua vẫn cho rằng: nguồn nguyên liệu sẵn có
và lao động rẻ ở Việt Nam là những nhân tố thu hút FDI thì chính các nhà
đầu tư nước ngoài cũng chẳng cần phải đến tận những vùng có nguồn
nguyên liệu hoặc có nhiều lao động rẻ để đầu tư mà họ đầu tư ở chính
những vùng có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận tiện nhất. Sức hút của các nhà
đầu tư nước ngoài đối với lao động ở những vùng khó khăn mạnh hơn nhiều
so với sức hút của vùng nguyên liệu và lao động rẻ đối với chính họ. Phải
chăng chính điều này đã dẫn đến những hệ lụy buộc Chính phủ Việt Nam
phải giải quyết trong hiện tại và trong tương lai, đó là: giải quyết những vấn
đề về xã hội và môi trường ở những vùng kinh tế tập trung (nhất là đô thị) và
giải quyết sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng.

c. Biến động về đầu tư trong nước đối với các vùng
Tương tự như đầu tư nước ngoài, xu thế phân bổ số lượng các doanh
nghiệp trong nước cũng có hướng tập trung vào vùng ĐNB và ĐBSH.
Bảng : Số lượng doanh nghiệp tính theo các vùng
2004 2005 2006 2007 2008 2009
ĐBSH 25178 31965 37514 43707 61093 72676
T/du&m/núi Bắc 7240 7175 7802 9153 11564 11627

19
Bắc TB& DHMT 11635 16223 19344 23476 31033 36608
Tây Nguyên 2880 3564 4039 4597 6576 7294
Đông Nam bộ 31866 39601 47130 57022 73877 97253
ĐBSCL 12757 14258 15325 17652 21425 23220
Ca nước 91755 112950 131318 155771 205732 248842
Hình : số lượng doanh nghiệp tính theo các vùng
Số DN tính theo vùng
0
50000

100000
150000
200000
250000
300000
2004 2005 2006 2007 2008 2009
ĐBSCL
Đông Nam
bộ
Tây Nguyên
Bắc TB&
DHMT
T/du&m/núi
Bắc
ĐBSH

Nếu xét thêm yếu tố dân số của từng vùng thì sự chênh lệch của biểu đồ
trên có thể giảm nhẹ chút ít, song nó cũng cho thấy rõ sức hút của vùng
ĐNB và tiếp theo là vùng ĐBSH đối với các nhà đầu tư là quá lớn so với
những vùng còn lại.
Hình : số doanh nghiệp tính theo 1000 dân

20
Số DN/1000 dân
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00

6.00
7.00
8.00
2004 2005 2006 2007 2008 2009
ĐBSH
T/du&m/n
úi Bắc
Bắc TB&
DHMT
Tây
Nguyên
Đông
Nam bộ
ĐBSCL
Ca nước

Mật độ doanh nghiệp trên số dân ở ĐNB và ĐBSH cao hơn so với các
vùng khác, song điều đáng phải lưu ý là tốc độ gia tăng của chỉ số này tiếp
tục nghiêng về chính 2 vùng đó, khoảng cách giữa các vùng tiếp tục tăng
thêm. Tính đến cuối 2009, so sánh cơ cấu phân bổ doanh nghiệp và phân bổ
dân cư đã chỉ rõ hiện trạng đó.
Bảng : phân bổ doanh nghiệp và dân cư theo các vùng (2009)
ĐBSH
T/du&m/núi
Bắc
Bắc TB&
DHMT
Tây
Nguyên
Đông

Nam bộ ĐBSCL
Số DN 29.2% 4.7% 14.7% 2.9% 39.1% 9.3%
dân số 22.8% 12.9% 21.9% 6.0% 16.4% 20.0%
Hình : phân bổ doanh nghiệp và dân cư theo các vùng (2009)




21
Tỷ lệ DN và dân cư
ĐBSH
T/du&m/núi
Bắc
Bắc TB& DHMT
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
ĐBSCL
ĐBSH
T/du&m/núi
Bắc
Bắc TB&
DHMT
Tây Nguyên
Đông Nam
bộ
ĐBSCL

(Vòng ngoài là dân số, vòng trong là số doanh nghiệp)

2.1.3. Chênh lệch phát triển từ khía cạnh xã hội

a. Thu nhập và việc làm
Trong cả giai đoạn 2 thập kỷ qua, các nhà đầu tư đã tập trung chủ yếu
vào những lĩnh vực phi nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu ở
Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp ở các vùng. Chính vì
vậy, sự chênh lệch giữa các vùng trong phân bổ đầu tư và thương mại thời
gian qua đã dẫn đến sự phân bổ lao động tại các doanh nghiệp trong các
vùng.
Bảng: lao động hoạt động trong doanh nghiệp tính theo vùng
2004 2005 2006 2007 2008 2009
ĐBSH 1457500 1728579 1878128 2074659 2476538 2665659
Trung du và miền núi phía bắc 451181 314231 330013 377345 445388 478526
Bắc TB và Duyên hải miền Trung 650060 728980 769508 851981 981352 1071787
Tây Nguyên 165269 166884 174873 187231 211707 226326

22
Đông Nam bộ 2272271 2478874 2674979 2946923 3132900 3342308
ĐBSCL 375533 414865 463762 517012 605271 667346
Ca nước 5770201 6237396 6715166 7382160 8246239 8921535
Hình : lao động trong doanh nghiệp
Lao động trong DN
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
8000000
9000000

2004 2005 2006 2007 2008 2009
ĐBSCL
Đông Nam bộ
Tây Nguyên
Bắc trung bộ và Duyên
hải miền Trung
Trung du và miền núi
phía bắc
ĐBSH

Kể cả khi xét số lượng lao động ở mỗi vùng gắn với dân số thì sự chênh
lệch này vẫn thể hiện rất rõ:
Bảng : số lao động trong doanh nghiệp tính trên 1000 người dân
2004 2005 2006 2007 2008 2009
ĐBSH 77.5 91.1 98.3 107.9 127.2 135.9
Trung du và miền núi phía bắc 42.2 29.1 30.3 34.3 40.5 43.2
Bắc trung bộ và Duyên hải miền
Trung 35.1 39.2 41.2 45.5 52.2 56.8
Tây Nguyên 35.4 35.0 36.0 37.8 42.0 44.1
Đông Nam bộ 189.5 200.2 208.6 222.1 229.0 236.2

23
ĐBSCL 22.4 24.6 27.4 30.3 35.3 38.8
Ca nước 70.9 75.7 80.6 87.7 96.9 103.7
Hình : số lao động trong doanh nghiệp tính trên 1000 dân
Lđ trong DN tính trên 1000 dân
0
50
100
150

200
250
2004 2005 2006 2007 2008 2009
ĐBSH
TD&MN
bắc
BTB&DHM
T
Tây
Nguyên
Đông Nam
bộ
ĐBSCL
Ca nước

Bên cạnh sự chênh lệch về số lượng lao động thì khoảng cách về chất
lượng lao động giữa các vùng cũng tương đối cao. Tỷ lệ lao động trên 15
tuổi trong nền kinh tế đã qua đào tạo hiện nay ở vùng ĐBSH và ĐNB cao
hơn nhiều so với 4 vùng còn lại và cũng chỉ có 2 vùng này có tỷ lệ cao hơn
mức trung bình của cả nước. Điều cần lưu ý là vùng ĐBSCL là vùng phát
triển kinh tế hơn so với Vùng MN&TD phía bắc và Tây nguyên song chỉ số
này của ĐBSCL lại thấp hơn nhiều, chỉ bằng 2/3 của 2 vùng kia.
Bang : Ty le lao dong tu 15 tuoi đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo
2005 2007 2008 2009 2010
ĐBSH 16.3 17.8 18.1 20.9 20.7
Trung du và miền núi phía bắc 10.1 11 12.2 13.2 13.3
BTB&DHMT 11 12 13.1 13.5 12.7
Tây Nguyên 11 12 11.4 10.9 10.4

24

×