Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

BÁO CÁO THIẾT KẾ CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG Phương pháp, Công cụ Nghiên cứu Tác động của Hội nhập đến Nông nghiệp, Nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.34 KB, 28 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT XÂY DỤNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT DỰ
ÁN “PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VIỆC THỰC HIỆN CAM
KẾT WTO VÀ CÁC CAM KẾT KHU VỰC” TRONG NGÀNH NÔNG
NGHIỆP
*****



BÁO CÁO
THIẾT KẾ CÔNG CỤ VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG








Hà Nội, tháng 8 năm 2010


Phương pháp, Công cụ Nghiên cứu Tác động
của Hội nhập đến Nông nghiệp, Nông thôn









Phạm Minh Trí




Mục lục
Giới thiệu 4
1. Mô hình cân bằng tổng thể (Computable General Equilibrium Models) 5
1.1 Khái niệm 5
1.2. Xây dựng mô hình 7
1.3. Các nghiên cứu tiêu biểu sử dụng mô hình cân bằng tồng thể 9
1.3.1. Các nghiên cứu quốc tế 9
1.3.2. Các nghiên cứu về Việt Nam 11
2. Mô hình lực hút (Gravity Models) 18
2.1 Khái niệm 19
2. 2. Ưu nhược điểm khi sử dụng mô hình đánh giá tác động tự do hóa thương mại
20
3. Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế thế giới bằng Mô hình kinh tế lượng 21
3.1 Xây dựng mô hình 21
3.2. Ưu điểm 24
3.3. Nhược điểm 25
Tài liệu tham khảo 26

Giới thiệu
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO kể từ tháng 1 năm
2007, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc
tế về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ

đổi mới. Để tham gia vào sân chơi chung của Thế giới, Việt Nam đã chủ động thực
thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO, bao gồm các cam kết về mở cửa
thị trường hàng hoá và dịch vụ, và các cam kết đa phương về tuân thủ các quy định
chung trong WTO.
Việc gia nhập WTO đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam như (i) tạo thị trường rộng
lớn cho xuất khẩu hàng hoá sản xuất ở Việt Nam, (ii) xác lập chuẩn mức mới cho việc
xây dựng thể chế kinh tế, (iii) giúp Việt Nam có địa vị bình đẳng với các thành viên
khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, bảo đảm một nền thương
mại công bằng hơn, bình đẳng hơn, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng,
không phân biệt đối xử, nhờ đó tạo điều kiện cho đầu tư của các thành phần kinh tế
thu hút đầu tư nước ngoài.
Đối với Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn vẫn đang và tiếp tục đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế. Hiện nay, khoảng 70,4% dân số Việt Nam sinh sống tại khu
vực nông thôn, trên 60% số hộ gia đình dựa vào nông nghiệp làm hoạt động kinh tế
chính và trên 53% lao động thuộc khu vực nông nghiệp, GDP nông nghiệp chiếm
khoảng 22% GDP của cả nước. Việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều
tác động đến khu vực nông nghiệp. Trong khi đó, nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm
và dễ bị tổn thương hơn cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm nền sản
xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không
cao, bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp, những doanh nghiệp nông
nghiệp vốn lâu nay quen dựa vào sự bao cấp của nhà nước, không có khả năng tự
vươn lên trong cạnh tranh; lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này có thể mất
việc làm dân cư trong nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn có
thể bị những tác động tiêu cực do phải mở cửa thị trường, khoảng cách giàu nghèo sẽ
bị doãng ra, ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Những vấn đề nêu trên cần cũng được nhìn nhận, phân tích và đánh giá qua một số
các nghiên cứu với các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu ảnh
hưởng đến hội nhập nói chung và việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO nói riêng,
kinh tế xã hội nói chung và tới khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói riêng

còn tương đối ít một phần do việc gia nhập WTO mới diễn ra được không lâu (tính từ

tháng 11/2006); mặt khác chưa thực sự có những nghiên cứu có tính chất chuyên sâu,
có được khung phân tích tương đối toàn diện và hệ thống cơ sở dữ liệu có tính lịch sử
- hệ thống. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khai thác các mô hình cân bằng
tổng thể, được xem là mô hình phù hợp nhất để đánh giá các tác động kinh tế vĩ mô
của chính sách thương mại. Báo cáo này sẽ rà soát các phương pháp, công cụ thường
được sử dụng trong các nghiên cứu ở trong nước cũng như quốc tế để đánh giá tác
động của hội nhập đến các lĩnh vực có liên quan trong nông nghiệp, nông thôn và
nông dân.
1. Mô hình cân bằng tổng thể (Computable General Equilibrium
Models)
1.1 Khái niệm

“Cân bằng tổng thể” là phương pháp phân tích mà trong đó nền kinh tế được
xem xét như một hệ thống bao gồm các bộ phận (các ngành sản xuất, hộ gia đình, nhà
đầu tư, chính phủ, nhà xuất khẩu và nhập khẩu) có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong
một nền kinh tế các ngành có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi ngành cung cấp
đầu vào trung gian cho mình, cho các ngành khác, và cung cấp sản phẩm cho tiêu
dùng cuối cùng. Chúng cũng cùng chia sẻ các nguồn lực lao động có giới hạn. Sự thay
đổi trong sản lượng, hoặc công nghệ sản xuất của một ngành sẽ có tác động đến tất cả
các ngành khác. Các ngành sản xuất có các mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với
nhau.

Các mối liên hệ trực tiếp

Là các mối quan hệ giữa các ngành trong cùng một chuỗi sản xuất phân phối
sản xuất và dịch vụ.

Các mối quan hệ xuôi và ngược (forward and backward linkages) trong đó các

ngành cung cấp và mua các đầu vào trung gian cho nhau. Ví dụ một sản phẩm trong
ngành lúa gạo được bán cho cả ngành chế biến thực phẩm và cho các hộ gia đình. Một
sự thay đổi trong cầu đối với phở sẽ ảnh hưởng đến cả ngành chế biến thực phẩm và
ngành sản xuất gạo.


Dòng đầu tư: một số sản phẩm của các ngành, đặc biệt là ngành xây dựng và
ngành sản xuất máy móc thiết bị được dùng để tạo nên tài sản cố định và các khoản
đầu tư dài hạn trong các ngành khác. Vì các ngành khác nhau đòi hỏi các loại thiết bị
máy móc khác nhau, nên với cùng một số vốn đầu tư gộp của toàn quốc, thay đổi
trong phân bổ đầu tư giữa các ngành sẽ có tác động trực tiếp đến các ngành sản xuất
hàng đầu tư.

Chi phí lưu thông: để sản phẩm có thể lưu thông từ người sản xuất đến người
sử dụng cuối cùng, đòi hỏi phải có dịch vụ vận tải và thương mại. Như vậy, số phận
của các ngành sản xuất ra dịch vụ lưu thông này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng
chung của nền kinh tế và vào cơ cấu của cầu đối với hàng hóa.

Mối liên hệ gián tiếp thông qua các giới hạn chung

Cho dù các ngành sản xuất không trực tiếp quan hệ với nhau qua các dòng
hàng hóa, dịch vụ, chúng vẫn phụ thuộc lẫn nhau vì một số yếu tố sau:

Giới hạn phía cung: Các ngành trong một nền kinh tế phải cùng chia sẻ các
nguồn lực khan hiếm là các yếu tố sản xuất ban đầu như đất đai, lao động và vốn.
trong dài hạn, các yếu tố này có thể dịch chuyển giữa các ngành. Trong ngắn hạn, vốn
có thể được coi là cố định trong toàn bộ nền kinh tếm nhưng không cố định trong từng
ngành. Như vậy, các ngành phụ thuộc lẫn nhau vì chúng cùng cạnh tranh để có được
nguồn lực khan hiếm của đất nước. Trong kinh tế thị trường, nhìn chung giá cả đóng
vai trò phân bổ các nguồn lực đó. ví dụ khi cầu tăng mạnh đối với lúa mì, giá đất nông

nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng, làm tăng chi phí của tất cả các nhàng sản xuất nông
nghiệp khác.

Giới hạn phía cầu: Các sản phẩm của các ngành khác nhau có thể thay thế
hoặc bổ sung cho nhau. Ở đây, giá cả cũng là cơ chế điều phối chính. Ví dụ khi giá
dầu hỏa tăng mạnh, các ngành sản xuất nhiên liệu khác như than đá lại tăng trưởng vì
người tiêu dùng chuyển từ dùng dầu hỏa sang dùng than, còn các ngành sản xuất sản
phẩm bổ sung cho dầu hỏa, ví dụ như xe hơi thì lại bị thiệt hại.


Tác động của cán cân thanh toán: Trong dài hạn, nền kinh tế phải cân bằng
cán cân thanh toán của mình. Vì vậy, nếu một ngành sản xuất thu được nhiều ngoại tế
hơn trước thì các ngành khác sẽ bị buộc phải thu được ít ngoại tế hơn. Cơ chế điều
chỉnh ở đây là giá cả, đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Khi xuất khẩu một mặt hàng sản xuất
của một quốc gia tăng làm đồng nội tệ lên giá, điều này sẽ gây bất lợi đối với các
ngành sản xuất khác gây ra sự sụt giảm cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp
khác trên thị trường thế giới, dẫn tới nhập khẩu tăng mạnh và xuất khẩu giảm.

Chính vì sự tương tác chặt chẽ với nhau giữa các ngành sản xuất trong một
nền kinh tế như vậy, các phân tích chính sách có thể dẫn đến kết quả sai lệch nếu chỉ
chú ý đến các ngành bị tác động trực tiếp. Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều mô hình
liên ngành khác nhau như:

- Mô hình cân đối liên ngành (Input-Output models)
- Mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE models)

1.2. Xây dựng mô hình

Mô hình cân bằng tổng thể là mô hình phi kinh tế lượng thể hiện tình trạng của
1 nền kinh tế của 1 quốc gia. Mô hình được dựa trên các giả thiết về hành vi của các

tác nhân kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng), về công nghệ hoặc các ràng buộc về
thể chế (các hàm sản xuất, hàm thỏa dụng, cơ cấu thị trường, v.v.). theo lý thuyết cân
bằng chung của Walras. Theo thuyết này các hộ gia đình sẽ tối ưu hóa độ thỏa dụng
của họ trong khoản thu nhập giới hạn và các nhà kinh doanh thì tối ưu hóa lợi nhuận.
Hộ gia đình được tính là bao gồm cả người tiêu dùng và người sở hữu các nguồn lực
sản xuất (lao động, vốn…). Thu nhập hộ gia đình được sử dụng để tiêu dùng nhằm đạt
được độ thỏa dụng. Trong hầu hết các mô hình, các tác nhân kinh tế được coi là hành
động hợp lý. Ví dụ, người sản xuất chọn các đầu vào trong sản xuất nhằm giảm thiểu
chi phí sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra cho trước và người tiêu dùng chọn gói
hàng hóa ngân sách của mình sao cho tối đa hóa độ thỏa dụng. Trong một nền kinh tế,
thị trường hàng hóa và thị trường yếu tố phải cân bằng,v.v.


Dựa trên các giả thiết này, cơ cấu lý thuyết của mô hình được xây dựng bằng
các phương pháp kinh tế học thông thường. Cơ cấu lý thuyết này về thực chất là một
hệ phương trình đồng thời (simultaneous system of equations) bao gồm các phương
trình cung và cầu của các sản phẩm, phương trình cân bằng thị trường, phương trình
hạch toán kinh tế quốc dân, v.v. Trong hệ phương trình này sẽ có nhiều tham số như
hệ số chi phí đầu vào, độ co giãn của cầu với giá, độ co giãn của cầu với thu nhập, các
độ co giãn thay thế, v.v. Các tham số này có thể được tính ra dựa trên các số liệu của
nền kinh tế trong một hay nhiều năm. Sau đó hệ phương trình được giải ra để tìm
nghiệm của một số biến số quan tâm.

Các mô hình liên ngành khác nhau chủ yếu ở các giả định và ở quy mô của hệ
phương trình.

Có 2 loại số liệu được sử dụng cho mô hình CGE: 1/ Ma trận hạch toán xã hội
SAM diễn đạt các tài khoản quốc gia của 1 quốc gia, đưa ra con số tương ứng đại diện
về tương tác giữa các ngành cũng như các tác nhân kinh tế. Mỗi ngành của nền kinh
tế được thể hiện bằng 1 dòng (thể hiện người nhận thu nhập) và 1 cột (thể hiện nguồn

chi tiêu) 2/ Hàm hành vi của các tác nhân (ví dụ hàm tiêu dùng) là hàm trong đó các
tham số được ước tính định lượng.

Mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng dựa trên các giả định rằng thị
trường là cạnh tranh hoàn hảo và lợi nhuận cố định theo quy mô; mô hình sử dụng
phải là mô hình tĩnh; hàng hóa được sản xuất ra ở đâu thì có xuất xứ ở đấy; chi tiêu
công không phụ thuộc vào thuế. Những giả định này tạo ra các khó khăn khi sử dụng
mô hình cân bằng tổng thể vì nhiều ngành ở 1 số quốc gia đôi khi thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo và lợi nhuận thay đổi theo qui mô. Giả định về xuất xứ hàng
hóa không cho phép các nhà máy di chuyện địa điểm sản xuất. Giả định về chi tiêu
công và thuế không phụ thuộc vào nhau cho thấy sự bất hợp lý khi xem xét các yếu tố
cấu thành chi tiêu công. Hơn nữa, thị trường lao động rất khó điểu chỉnh để trở nên
hoàn hảo. Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh cụ thể, có thể điều chỉnh các giả định này.
Hiện nay các giả định này dần dần bị loại bỏ và lý thuyết kinh tế mới cho rằng có thể
sử dụng mô hình CGE động. Giả định về cạnh tranh hoàn hảo cũng có thể loại bỏ vì
không phải mọi ngành kinh tế đều cạnh tranh hoàn hảo; đặc biệt, các hàm xuất nhập

khẩu hiện nay được xây dựng lại dựa trên giả định rằng có sự khác nhau quốc tế về
loại sản phẩm giao thương và thị trường là cạnh tranh không hoàn hảo. Cuối cùng, giả
định về các nhân tố đại diện không thực sự cho phép ước lượng được các tác động
phân phối của các cú sốc; các hộ gia đình là khác nhau nên mỗi hộ cần được xem xét
riêng lẻ, điều này có thể ước tính bằng mô hình mô phỏng vi mô.

Phương pháp mô hình cân bằng tổng thể có ưu điểm là nó có khả năng nhìn
nhận một cách rõ rệt rằng các cú sốc tác động lên bất kỳ bộ phận nào cũng có khả
năng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, và rất cần phải tính đến các ảnh hưởng lan
truyền này khi đánh giá tác động của cú sốc. Do đó mô hình thường được sử dụng
nhất để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế (đặc biệt là chính sách thương
mại). Mô hình đưa ra được câu trả lời chính xác mang tính định lượng về tác động của
sự thay đổi chính sách trong khi vẫn đảm bảo rằng các kết quả nhất quán với lý

thuyết. Đối với mô hình hoàn chỉnh có thể xem xét những khía cạnh của các nhóm đối
tượng trong nền kinh tê như nhóm hộ, lao động có tay nghề hay không có tay nghề, cư
dân nông thôn hay thành thị, v.v… Tuy nhiên điều này phụ thuộc rất nhiều vào các
thông tin và các dữ liệu đầu vào liệu có thể hiện được đầy đủ các mối quan hệ hay chi
tiết thỏa mãn những hệ phương trình thể hiện các mối quan hệ đó không?

1.3. Các nghiên cứu tiêu biểu sử dụng mô hình cân bằng tồng thể

1.3.1. Các nghiên cứu quốc tế

• Kym Anderson, Jikun Huang, Elena Ianchovichina, “Will China’s WTO
accession worsen rural poverty?” Mô hình cân bằng tổng thể GTAP được
sử dụng để đo lường tác động của WTO đến nông hộ Trung Quốc. Kết quả
cho thấy ngay cả khi giá sản phẩm của các nông hộ (dựa chủ yếu vào đất
đai) giảm thì giá sản phẩm của các nông hộ khác (dựa trên lao động) sẽ
tăng. Sự chênh lệch giữa các nhóm nông hộ và phi nông hộ có thể tăng
nhưng giữa khu vực nông thôn - đô thị thì không có bằng chứng.

• Xinshen Diao, Shenggen Fan, Xiaobo Zhang (2002) “How China’s
WTO accession affects rural economy in the less-developed regions”, -

Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bẳng tổng thể theo vùng để đánh giá các
tác động của của WTO tới các vùng khác nhau tại Trung Quốc tới sản xuất
nông nghiệp, thương nghiệp, và thu nhập của nông dân ở các vùng khác
nhau của Trung Quốc. Để phân tích các tác động theo vùng, các tác giả
chia Trung Quốc thành 7 vùng theo khu vực địa lý, cơ cấu sản xuất nông
nghiệp và mức độ phát triển kinh tế. Sự khác biệt trong phát triển kinh tế
giữa 7 vùng được đánh giá qua mức GDP bình quân đầu người và tỷ lệ
đóng góp của nông nghiệp trong GDP của vùng và mức thu nhập bình
quân trong nông thôn. Theo tiêu chí này, trong 7 vùng sẽ có 2 vùng kém

phát triển hơn là Tây Bắc và Tây Nam – nơi chủ yếu sản xuất nông sản
phục vụ thị trường nội địa. Các kết quả cho thấy việc Trung Quốc gia nhập
WTO nhìn chung có tác dụng cải thiện đáng kể phúc lợi xã hội nhưng lại
làm tăng khoảng cách vốn có giữa các vùng và các ngành. Khu vực nông
nghiệp được dự đoán sẽ chịu tổn thất nếu chỉ tự do hóa thương mại nông
nghiệp vì giá các mặt hàng nông sản nhập khẩu rẻ, đặc biệt là ngũ cốc, dẫn
tới nhập khẩu nông sản tăng, do đó sản lượng nông sản trong nước và thu
nhập trong ngành nông nghiệp sẽ giảm. Tự do hóa thương mại toàn diện
cụ thể là dỡ bỏ hàng rào thương mại ngành nông nghiệp cũng như phi
nông nghiệp thì sẽ có lợi cho cả nông dân lẫn toàn ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên thu nhập ở nông thôn vẫn tăng ít hơn thu nhập ở thành thị, điều
này dẫn tới khoảng cách nông thôn - thành thị ngày càng lớn. Hơn nữa, các
vùng nông thôn kém phát triển hơn sẽ thu lợi ít hơn thậm chí có thể thiệt
hại hơn các vùng khác vì các hoạt động sản xuất và thu nhập chính của
những vùng này chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, đặc biệt các hoạt động
nông nghiệp truyền thống như sản xuất ngũ cốc.

• Chang-Soo Lee, Ji-Hyun Park, and Oh-Bok Kwon (2005), “The
economic effects of Korea – U.S. FTA on the Korean Agriculture
Sector” - Nghiên cứu này sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để
phân tích tác động của thực hiện tự do hóa thương mại Mỹ - Triều Tiên tới
ngành nông nghiệp ở Triều Tiên rồi từ đó rút ra kiến nghị cho chính sách
kinh tế Triều Tiên. Nghiên cứu cũng bao gồm việc phân tích thương mại

nông sản và cạnh tranh về sản phẩm nông nghiệp giữa 2 quốc gia Triều
Tiên và Hoa Kỳ.

• Chang-Soo Lee, Ji-Hyun Park and Yong-Taek Kim (2005), “China -
Japan – Korea FTA: Effects on and policy implication for the Korean
agriculture sector” – Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể

CGE để phân tích tác động của gia nhập tự do hóa thương mại Trung -
Nhật - Triều đến ngành nông nghiệp và đưa ra kiến nghị cho kinh tế Triều
Tiên cụ thể là chiến lược chính sách và kế hoạch hành động cho việc hội
nhập khu vực tự do hóa thương mại Trung - Nhật - Triều. Nghiên cứu tập
trung phân tích cấu trúc sản xuất nông nghiệp và giao thương giữa 3 quốc
gia. Ngoài ra trong báo cáo này, mô hình cân bằng từng phần PE cũng
được sử dụng để tập trung phân tích hiệu ứng chuyên môn hóa của gia
nhập tự do hóa thương mại, không xét đến hiệu ứng phản hồi của nền kinh
tế vĩ mô.
1.3.2. Các nghiên cứu về Việt Nam
• Sabine Daude (2004) “Agricultural trade liberalization in the WTO and
its poverty implications-the case of rural households in Northern
Vietnam” - Trong nghiên cứu này các tác giả đã sử dụng mô hình cân
bằng tổng thể GTAP để đánh giá các thay đổi về giá cả dưới tác động của
tự do hóa thương mại với hai kịch bản giả định: Việt Nam là thành viên
WTO và Việt Nam không là thành viên WTO. Trên cơ sở số liệu điều tra
hộ gia đình tại khu vực miền núi phía Bắc (2001) cùng với các tính toán
mô phỏng về sự thay đổi của giá do tác động của các các yếu tố vĩ mô, tác
giả đánh giá ảnh hưởng của chúng đến khía cạnh nghèo đói của hộ gia
đình. Để ước lượng thu nhập thuần và đo ảnh hưởng của tự do hóa thương
mại đến nghèo đói, tác giả phân tích hiệu ứng về thu nhập (dựa vào sự thay
đổi của giá) cũng như hiệu ứng tiêu dùng (cũng dựa vào sự thay đổi của
nhân tố giá). Các hộ gia đình được phân loại dựa trên cấu trúc thu nhập và
tỷ lệ tiêu dùng các loại sản phẩm khác nhau. Kết quả cho thấy nguyên
nhân các nông hộ ở các tỉnh miền núi phía Bắc có thể bị ảnh hưởng bởi sự
tự do hóa thương mại trên thế giới và tại sao tự do hóa thương mại lại có
tác động đến thu nhập thuần và mức độ nghèo đói của các nông hộ miền
núi phía Bắc Việt Nam

• Tarp Jensen H. and Tarp F. (2005), “Trade liberalization and spatial

inequality: a methodological innovation in a Vietnamese perspective” –
trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình cân bằng từng phần với dựa
trên ma trận hạch toán xã hội Việt Nam (VSAM) do tác giả tự triển khai
(Tarp Jensen và cộng sự 2004). Mô hình sử dụng số liệu từ bộ VLSS
1997/1998 với khảo sát trên 6000 hộ gia đình đại diện cho toàn bộ dân số
Việt Nam. Tác giả đã thực hiện 3 mô phỏng vi mô:

- Mô phỏng thứ nhất và cũng chi tiết nhất là các nhân tố phân phối thu nhập
và tiêu dùng của 6000 hộ gia đình được mô hình hóa với vai trò là biến
phụ thuộc
- Sự biến thiên của tiêu dùng trong 16 nhóm hộ gia đình đại diện trong mô
hình CGE được dùng để tính cho sự biến thiên tiêu dùng của 6000 hộ gia
đình đại diện để suy ra chỉ số tiêu dùng và chỉ số nghèo đói của toàn bộ
6000 hộ gia đình đã khảo sát (phương pháp tiếp cận từ trên xuống cho tổng
tiêu dùng).
- Áp dụng phương pháp như trên để tính sự biến thiên của nhân tố giá của
6000 hộ gia đình đại diện dựa trên các nhân tố sẵn có để tính ra sự thay đổi
về thu nhập của những hộ gia đình ấy.

Tác giả đặt ra 3 kịch bản để ước lượng: Không có thuế xuất khẩu; tự do
hóa thương mại hoàn toàn (không có thuế nhập khẩu) và kịch bản 3 là
không có thuế xuất khẩu cũng như nhập khẩu

Tarp Jensen và Tarp (2005) cho rằng khi thuế hải quan bị dỡ bỏ, doanh thu
của chính phủ vẫn không đổi (cụ thể là sự mất mát trong doanh thu về thuế
xuất nhập khẩu sẽ được bù trừ bằng doanh thu của các loại thuế khác),
nghèo đói sẽ tăng. Tuy nhiên, giả định nếu chính phủ quyết định không bù
trừ sự mất mát trong doanh thu về thuế xuất nhập khẩu bằng cách tăng
phải thu các khoản thuế khác thì khoảng cách về nghèo đói sẽ giảm 9%.
Trong trường hợp giả định này thì Việt Nam với 3 miền Bắc – Trung –

Nam thì khả năng nghèo đói có thể sẽ xảy ra hầu hết ở phía Nam trong khi
có sự cải thiện không đáng kể ở phía Bắc. Nghiên cứu này tuy nhiên bị hạn
chế vì sự đơn giản hóa phương pháp luận trong quá trình xây dựng ma trận

hạch toán xã hội SAM khi giả định rằng sự phân phối giá trị gia tăng của
tất cả các tác nhân sản xuất của tất cả các ngành có cấu trúc giống nhau.
Sự đơn giản hóa này phần lớn ảnh hưởng tới việc hiện thực hóa tác động
phân phối của chính sách kinh tế.

• Fujii and Roland-Holst (2007), “How Does Vietnam’s Accession to the
World Trade Organization Change the Spatial Incidence of Poverty?”, –
Nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình cân bằng tổng thể CGE trên bộ
VLSS 1998 để ước lượng tác động địa lý của việc gia nhập WTO lên đói
nghèo ở các cấp độ chi tiết nhất bằng các vẽ ra bản đồ đói nghèo sử dụng
phương pháp tiếp cận của Elbers. Cụ thể là sử dụng bản đồ mô tả đói
nghèo với số liệu năm 1999 kết hợp với số liệu VLSS 1997/1998. Nguyên
tắc của bản đồ đói nghèo là ước tính phương trình thu nhập sử dụng số liệu
từ bộ VLSS và từ đó áp dụng phương trình ước tính cho toàn bộ dân số.
Tình trạng đói nghèo do đó có thể ước lượng bằng phương pháp này cho
bất kỳ 1 tác nhân đơn lẻ nào dựa trên đặc điểm cá nhân của nhân tố ấy và
do đó có thể áp dụng để tính cho bất kỳ khu vực địa lý nào, dù khu vực ấy
nhỏ đến đâu đi nữa. GTAP đưa ra các giả định về giá và lượng. Mô hình
CGE giả định rằng toàn bộ các nhân tố lao động và vốn tự do lưu thông
trong tất cả các ngành kinh tế. Đất đai là nhân tố đặc trưng cho ngành nông
nghiệp. Mô hình cũng giả định rằng cạnh tranh là không hoàn hảo.

Tác giả đặt ra 3 kịch bản:
- Kịch bản thứ nhất: Tự do hóa thương mại đơn phương trong đó Việt Nam
gia nhập WTO nhưng chỉ tham gia giảm thuế phía Việt Nam và bãi bỏ trợ
cấp xuất khẩu.

- Kịch bản thứ 2: Tự do hóa thương mại hoàn toàn trong đó gia nhập WTO
với cam kết tự do hóa thương mại đa phương.
- Kịch bản thứ 3: Chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong đó Việt Nam dỡ
bỏ trợ cấp xuất khẩu nhưng vẫn giữ ích lợi của chế độ đối xử ưu đãi đặc
biệt dành cho các nước đang phát triển tức là giảm nhẹ thuế và củng cố sản
xuất trong nước.


Kết quả cho thấy ở kịch bản thứ nhất đói nghèo giảm 0.8%, giảm 6.8% ở
kịch bản thứ 2 và giảm 0.6% ở kịch bản thứ 3. Ở cấp độ vùng miền tỷ lệ
đói nghèo giảm rất mạnh trong pham vi từ 2.4% đến 14.3% trong kịch bản
thứ 2. Điều này được lý giải bởi sự khác nhau về phân phối thu nhập và sự
khác biệt giữa các cá nhân và hộ gia đình. Kết luận cũng đưa ra rằng có
tương quan giữa tỷ lệ đói nghèo ban đầu và sự thay đổi về đói nghèo trong
kịch bản 2 và 3. Kịch bản 2 đói nghèo giảm nhiều nhất ở trên phạm vi cả
nước lẫn các khu vực đói nghèo nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù có
sự tương quan ấy, các khu vực khác nhau giảm khác nhau đáng kể: nghèo
đói giảm nhiều nhất ở các khu vực duyên hải Tây Bắc Việt Nam trong khi
không có sự cải thiện đáng kể nào ở khu vực biên giới Lào Việt.

• Niimi Y., Vasudeva-Dutta P. and Winters A. (2003), “Trade
liberalisation and poverty dynamics in Vietnam”,- Nghiên cứu này sử
dụng mô hình cân bằng từng phần PE dựa trên mô hình kinh tế lượng với
các số liệu vi mô để để đánh giá các tác động của tự do hóa thương mại
sau khi gia nhập. Nghiên cứu tập trung phân tích sự thay đổi trong thu
nhập và tiêu dùng của 4300 hộ trong VLSS 1993 và VLSS 1998. Nghiên
cứu đi sâu tìm hiểu tác động của tự do hóa thương mại dựa trên sự biến
thiên của nhân tố giá trong các sản phẩm nông nghiệp là gạo, cà phê (cả
sản xuất và tiêu dùng). Các tác giả sử dụng mô hình logit đa thức để ước
tính sự chuyển biến của tình trạng nghèo đói với giả định rằng một nửa số

hộ gia đình nghèo trong mẫu quan sát trở nên hết nghèo trong giai đoạn
đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ hội thoát nghèo trong số hộ sản xuất
cà phê là gấp đôi và cho hộ sản xuất gạo là tăng 50%. Điều này cho thấy
rằng tự do thương mại có tác dụng tích cực tới các hộ gia đình được
nghiên cứu.

• Isik-Dikmelik (2006), “Trade Reforms and Welfare: An Ex-post
Decomposition of Income in Vietnam”, - tương tự như nghiên cứu của
Niimi Y., Vasudeva-Dutta P. and Winters A., tác giả sử dụng mô hình cân
bằng từng phần PE và mô hình hồi quy đa biến với cùng mẫu số liệu để
theo dõi tốc độ tăng về thu nhập từ nông nghiệp thay vì theo dõi tốc độ

tăng trong thu nhập từ các nguồn khác của các hộ nông dân. Tác giả kết
luận rằng các chính sách cải tổ những năm 1990 đặc biết là chính sách tự
do hóa thương mại lúa gạo đã tạo ra sự cải thiện lớn về phúc lợi. Các tiếp
cận của tác giả có ưu điểm là các giả định ít bị hạn chế theo lý thuyết và đã
tìm ra được chi tiết các tác động kinh tế vi mô. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn
còn mang tính mô tả và bị hạn chế bởi số liệu về hộ gia đình cho nghiên
cứu là quá ngắn (5 năm). Hơn nữa, về phương pháp, nghiên cứu không
tách biệt được rõ ràng các nhân tố tác động tới nhân tố giá (đặc biệt là các
ảnh hưởng tương đối của các chính sách thương mại, khuynh hướng giá
thế giới ). Nghiên cứu đơn thuần đánh giá tác động của chính sách
thương mại, không chỉ ra được mối quan hệ giữa các chính sách và phúc
lợi.

• Nguyễn Mạnh Toàn (2005), “Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đối
với phân phối thu nhập ở Việt Nam”, - Trong nghiên cứu này tác giả sử
dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để xem xét mối quan hệ giữa tự do
hóa thương mại và phân phối thu nhập giữa các nhóm hộ. Tác giả cũng đã
xây dựng mô hình cân bằng chung đa ngành dựa trên ma trận hạch toán xã

hội (SAM) tương ứng. Mô hình gồm 26 ngành, 8 nhóm hộ và 13 nhân tố
sản xuất để phát hiện những nguyên nhân chính của việc thay đổi thu
nhập. Kết quả nghiên cứu mô phỏng cho thấy, cắt giảm thuế sẽ giúp tăng
phúc lợi quốc gia, tuy nhiên phân phối thu nhập sẽ không đồng đều giữa
các nhóm, hộ. Trong khi các hộ tự làm ở thành thị có thể được hưởng lợi
nhiều nhất từ tự do hóa, thì nhóm hộ nông dân và hộ không có việc làm ở
nông thôn sẽ là nhóm chịu tác động tiêu cực từ tự do hóa thương mại. Kết
quả cuối cùng là, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa
người giàu và người nghèo sẽ càng mở rộng hơn.

• Nghiên cứu ISGMARD (2002) “Impact of trade liberalization on some
agricultural sub-sectors of Vietnam: Rice, coffee, tea and sugar” (Tác
động của tự do hoá thương mại đến một số ngành hàng nông nghiệp
Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường) - nghiên cứu đi sâu hơn vào
đánh giá tác động của AFTA. ISGMARD (2000) sử dụng mô hình cân

bằng riêng phần PE để đánh giá tác động của AFTA đối với gạo, cà phê,
chè và mía đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy AFTA sẽ giúp xuất khẩu
nông sản tăng cả về số lượng và về giá xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu sẽ
tăng 10.5% với giá tăng 4.2%, lượng cà phê xuất khẩu tăng 2.3% với giá
tăng 1.9%, lượng chè tăng 1.3%, giá tăng 0.8%. Với ngành hàng mía, khi
không còn trợ cấp chính phủ và hàng rào thuế quan, tất cả các nhà máy
mía công suất dưới 150 nghìn tấn/năm sẽ phải đóng cửa và lượng cung
trong nước sẽ giảm xuống 35% so với năm 1999-2000.

• CEG (2005), “Tác động tự do hóa thương mại đối với ngành chăn nuôi
Việt Nam”, - Đây là nghiên cứu phối hợp giữa Viện Kinh tế Nông nghiệp
và ĐH Nông nghiệp thực hiện do Quỹ Nâng cao năng lực quản lý hiệu quả
Úc tài trợ. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình cân bằng
từng phần (PE) để lượng hóa tác động của tự do hóa thương mại đến 3

ngành hàng chăn nuôi (thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm). Mô hình PE được
sử dụng ở đây giới hạn trong phạm vi của một nhóm tương quan giải thích
hành vi ứng xử thị trường của ngành chăn nuôi thịt. Ngoài ra, với sự mô
phỏng đơn giản hóa các đặc trưng của ngành hàng mô hình này cũng giúp
khắc phục tình trạng thiếu số liệu phân tích và thời gian nghiên cứu eo
hẹp. Mô hình PE sử dụng các hệ số co giãn là các biến “ngoại sinh” và
được đưa trực tiếp vào cấu trúc hàm của mô hình. Các hệ số co giãn này
chính là những giả định lượng hóa mức độ phản ứng cung cầu trong ngành
chăn nuôi. Tuy nhiên, trong báo cáo này, do hạn chế về số liệu nên các hệ
số co giãn của cung theo giá sản phẩm chủ yếu được xây dựng trên cơ sở
tham khảo các nghiên cứu định lượng của IFPRI và UNCTAD cũng như tư
vấn với các chuyên gia. Phạm vi nghiên cứu trong báo cáo này là xem xét
các mối liên hệ giữa cung, cầu, xuất nhập khẩu và giá cả thị trường của ba
mặt hàng thịt; mối liên hệ này được thể hiện thông qua hệ 33 phương trình.
Các biến nội sinh bao gồm lượng cung và cầu nội địa, giá cả và lượng
xuất-nhập khẩu được xác định trong mô hình. Các biến ngoại sinh như hệ
số co giãn cung-cầu, thuế xuất-nhập khẩu, tỉ lệ chênh lệch giá và giá quốc
tế được xác định ở bên ngoài mô hình. Mô hình sử dụng cấu trúc động do
các phản ứng điều chỉnh của cung và cầu theo tín hiệu giá cả thị trường

thường có độ trễ về thời gian đặc biệt là đối với ngành hàng thịt bò và thịt
lợn. Điều này giúp lượng hóa được tác động của chính sách diễn ra từng
năm. Kịch bản cho ngành chăn nuôi thịt ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015
được xây dựng dựa trên các giả định về chính sách sản xuất và thương mại
trong nước, các điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường thế giới. Mô hình
AIDS (Deaton và Muelbauer (1980)) được sử dụng để ước lượng cầu cho
sản phẩm chăn nuôi và đánh giá ảnh hưởng của chi tiêu và giá đến cầu với
cầu được đại diện bởi tỉ lệ ngân sách của mỗi hàng hóa, giá và thu nhập
được thể hiện bằng giá trị logit.


Kết quả phân tích mô hình chủ yếu thông qua việc so sánh các kịch bản tự
do hóa thương mại và kịch bản không có tự do hóa thương mại. Sự khác
biệt giữa các kịch bản tự do hóa thương mại chủ yếu liên quan tới giả định
về giá thế giới và giả định về tăng năng suất chăn nuôi. Câu hỏi nghiên
cứu chính được đặt ra trong phân tích các kịch bản mô phỏng là: Việc cắt
giảm thuế nhập khẩu thịt và thức ăn gia súc sẽ tác động ra sao tới thị
trường thịt nội địa trong giai đoạn 2005-2015. Các kết luận chính được rút
ra từ việc phân tích kết quả mô hình: Tự do hóa thương mại không mang
lại ảnh hưởng xấu cho ngành chăn nuôi thịt của Việt Nam; có sự gia tăng
nhất định về “phúc lợi xã hội” mặc dù khối lượng trao đổi thương mại thịt
với thị trường quốc tế của Việt Nam trong thập kỷ tới có thể sẽ không
nhiều. Các tác động theo kiểu “cú sốc giá” của tự do hóa thương mại sẽ
khó có thể làm phá vỡ tình trạng tự cung tự cấp của ngàng chăn nuôi thịt.
Tác động của tự do hóa thương mại tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa ngành
hàng thịt lợn và thịt gia cầm. Thịt lợn có xu hướng là một ngành chăn nuôi
có ít nhiều khả năng xuất khẩu trong khi thịt gia cầm thì ngược lại. Tuy
nhiên lại rất khó để có thể tăng nhanh được khả năng xuất khẩu của thịt
lợn trừ khi có sự cái thiện đáng kể về chất lượng và năng suất của ngành.
Thịt bò thì mang tính tự cung tự cấp với mức cầu thấp hơn nhiều. Kết luận
cuối cùng cho thấy nguyên liệu thức ăn gia súc là một trong những yếu tố
quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, kết quả của các
mô phỏng tự do hóa thương mại là minh họa rõ nét về tác động tích cực

của việc cắt giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc đối
với sự phát triển của ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn và gia cầm.

• Trung tâm Tin học và Thống kê (ICARD) (2005) “Khả năng cạnh tranh
của 5 mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trông bối cảnh hội nhập
AFTA”, - Nghiên cứu tập trung đánh giá những lợi thế và khó khăn, cơ
hội và thách thức của 5 mặt hàng nông sản chính của Việt Nam bao gồm

gạo, hạt tiêu, chè, dứa và chăn nuôi trên thị trường nội địa và thị trường
khối ASEAN. Mô hình cân bằng tổng thể với bộ cơ sở dữ liệu từ GTAP
cho 57 ngành và 87 nước (được tổng hợp và thu gọn thành 8 ngành và 10
nước/khu vực) được sử dụng để đánh giá tác động của hội nhập khu vực
AFTA đến nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến
nông sản Việt Nam là khá rõ và theo hướng tích cực. Dưới tác động của
TDHTM khu vực, nhìn chung giá cung và cầu nông sản trong nước có xu
hướng giảm, nhưng giá tiêu dùng nông sản giảm nhiều hơn. Trong khi giá
nội địa giảm thì lượng cung và cầu nông sản đều tăng, chủ yếu là do tác
động của tăng xuất nhập khẩu nông sản và do tăng cầu đối với nông sản
nhập khẩu. Các hoạt động xuất nhập khẩu nông sản dưới tác động của hội
nhập AFTA đều tăng. Nhận định về tổng thể, trong thương mại nông sản
với khu vực AFTA, Việt Nam luôn có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim
ngạch nhập khẩu mà chủ yếu nhờ xuất khẩu gạo với khối lượng lớn và
tăng mạnh. Tác động của tăng cường hội nhập AFTA giúp mức suất siêu
nông sản của Việt Nam tăng thêm 228.7 tỷ USD, trong đó riêng gạo có
mức tăng suất siêu đạt 182.1 triệu USD. Xuất khẩu thịt mà chủ yếu là thịt
lợn cũng có tốc độ tăng cao trong khi đó nhập khẩu thịt có xu hướng giảm.
Tuy nhiên do quy mô trao đổi thương mại thịt của Việt Nam với khu vực
là không lớn, mức suất siêu tăng thêm chỉ đạt gần 12 triệu USD.

2. Mô hình lực hút (Gravity Models)


2.1 Khái niệm
Các nghiên cứu hầu hết sử dụng mô hình CGE để đánh giá ảnh hưởng vĩ mô
của nền kinh tế khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, mô hình lực hút cũng (GM) là 1 mô
hình khá thích hợp để đánh giá tác động của các chính sách thương mại.


Mô hình lực hút GM là mô hình kinh tế lượng được sử dụng để giải thích mức
độ giao thương hàng hóa giữa 2 quốc gia và rộng hơn là mức độ giao thương của 1
quốc gia với các nước khác. Mô hình này dựa trên lý thuyết về lực hấp dẫn. Theo
thuyết hấp dẫn của Newton, mô hình này cho rằng mức độ giao thương hàng hóa giữa
2 quốc gia phụ thuộc vào quy mô tương đối của nền kinh tế của 2 quốc gia đó (thường
được đánh giá bằng chỉ số GDP) và tỷ lệ nghịch với các chi phí chuyển giao
(transaction costs) giữa 2 quốc gia. Chi phí này thường được ước tính dựa trên khoảng
cách địa lý giữa 2 quốc gia tính thêm các yếu tố khác (tình trạng tàu cảng, tình trạng
cấm vận v.v ). Lý thuyết này tương hợp với giả định rằng chi phí thương mại tỷ lệ
thuận với khoảng cách giao thương; đất nước không có cảng sẽ có chi phí giao thương
cao trong khi chi phí này giữa 2 nước láng giềng thì sẽ thấp hơn. Các đặc điểm này sẽ
được lượng hóa bởi các tham số.

Mô hình lực hút đầu tiên được đưa ra bởi Tinbergen (1962) và Poyhonen
(1963). Nhưng sau đó luận điểm về mô hình này đã bị chỉ trích là thiếu nền tảng lập
luận về lý thuyết. Đây là mặt hạn chế của mô hình. Linneman (1966) sau đó đã là
người đầu tiên cố gắng xây dựng mô hình với khung lý thuyết hoàn chỉnh hơn dựa
trên lý thuyết của mô hình cân bằng từng phần cho cung và cầu hàng hóa xuất nhập
khẩu. Nhiều nhà nghiên cứu khác sau đó đã phát triển xa hơn mô hình của Linnerman
và đưa ra mô hình hoàn chỉnh.

Mô hình lực hút thường được sử dụng để đánh giá tác động của các hiệp định
tự do hóa thương mại và gần đây được dùng để nghiên cứu tác động của WTO lên
hoạt động ngoại thương của 1 nước thành viên. Mô hình này phát huy thế mạnh cao
khi giải thích hoạt động buôn bán ngoại thương song phương giữa 2 quốc gia.

Mô hình này tuy nhiên có nhược điểm là không có một mô hình lý thuyết cơ
sở. Không có khả năng đánh giá tác động của WTO cho 1 quốc gia nhất định. Hơn
nữa, mô hình này chỉ có tác dụng lượng hóa tác động sau quá trình thương mại hóa


tức là đo lường độ sai lệch giữa kết quả của tự do hóa thương mại và kết quả dự báo
chứ không thể dự báo được tác động tự do hóa thương mại trước khi tham gia hội
nhập.

Điển hình trên thế giới có thể kể tới các nghiên cứu sau:

• Zhu H., Gu H., (2008) “Border effect of China-U.S. agricultural trade
based on the gravity model” – Nghiên cứu này sử dụng mô hình lực hút
nhằm nghiên cứu hiệu ứng ranh giới trong thương mại nông sản Mỹ-
Trung. Số liệu trong nghiên cứu bao gồm số liệu các nông sản giao thương
giữa 2 nước trong các năm 1987-2005. Kết quả cho thấy hiệu ứng ranh
giới có vai trò quan trọng trong hoạt động giao thương nông sản Mỹ -
Trung và có xu hướng giảm dần qua các năm.

• Mandana T. et al (2009) “Regionalism and its effects on Iranian
agriculture exports: the case of Economic Cooperation Organization” –
nghiên cứu sử dụng mô hình lực hút để đánh giá tác động của việc Iran gia
nhập vào tổ chức hợp tác kinh tế tới xuất khẩu nông nghiệp. Nghiên cứu
áp dụng cả mô hình lực hút chuẩn và mô hình lực hút tổng thế để chỉ ra
các nhân tố hiệu quả hỗ trợ xuất khẩu nông sản của Iran khi gia nhập tổ
chức hợp tác quốc tế. Kết luận cho thấy việc gia nhập tổ chức hợp tác kinh
tế có tác động tích cực đến thương mại nông sản Iran. Kết quả cũng cho
thấy các nước Tajikistan, Pakistan, Kazakhstan and Azerbaijan trong khối
hợp tác kinh tế chung là các nước yêu thích sản phẩm nông sản nhập khẩu
của Iran hơn cả.

2. 2. Ưu nhược điểm khi sử dụng mô hình đánh giá tác động tự do hóa
thương mại


Nhìn chung các nghiên cứu về tác động của hội nhập tính đến nay đều còn hạn
chế. Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào khía cạnh chung chung đánh
giá tác động của tự do hóa thương mại chứ chưa nhìn cụ thể là gia nhập WTO. Thứ

hai, các nghiên cứ nhìn chung đều tập trung quá nhiều vào đánh giá tác động phân
phối của các chính sách này.

Cụ thể cho Việt Nam, các nghiên cứu có các hạn chế tương tự và đánh giá
được phần nào tác động của WTO:

- Các nghiên cứu đo lường tác động sau quá trình tự do hóa thương mại đưa
ra được ít thông tin hữu ích trực tiếp đánh giá tác động tiềm năng của hội nhập; về cơ
bản là các nghiên cứu này đánh giá quá nhiều hiệu ứng khác nhau mà đôi khi các hiệu
ứng ấy không phải được tạo ra bởi quá trình tự do hóa thương mại.
- Các nghiên cứu dự báo trước tác động của tự do hóa sử dụng mô hình cân
bằng từng phần đánh giá tác động của tự do hóa thương mại thuế quan bỏ qua các tác
động khác của việc tham gia WTO. Hơn nữa, các nghiên cứu tập trung quá nhiều vào
phân tích tác động của WTO tới yếu tố phân phối. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập
nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thì các tác động không chỉ đơn thuần
trực tiếp từ góc độ kinh tế mà còn có cả những yếu tố xã hội như thu nhập việc làm,
phân hóa giàu nghèo, thu hút đầu tư, v.v…

3. Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế thế giới bằng Mô hình kinh
tế lượng
Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong việc đánh giá tác động của toàn cầu hóa được
nhiều tác giả trong và ngoài nước áp dụng trong những năm gần đây như Nguyễn Viết
Cường (2010), Warren-Rodríguez, A. (2009), Harrison, A. (2005).
3.1 Xây dựng mô hình

Với mục tiêu là mô phỏng tác động của hội nhập kinh tế thế giới tới biến kinh tế când

quan tâm (tạm gọi là biến bị tác động bởi hội nhập). Việc đánh giá tác động là xác
định sự khác biệt giữa giá trị của biến bị tác động trong điều kiện bình thường so với
trong điều kiện có hội nhập kinh tế thế giới. Sự khác biệt của biến bị tác động trong
điều kiện có và không có hội nhập kinh tế thế giới có thể được định nghĩa như sau:

01
ttX
XX −=∆
(1)


Với và là các giá trị của biến bị tác động tại thời điểm t nhưng tương ứng với 2
điều kiện khác nhau, đó là: có hội nhập và không có hội nhập (điều kiện bình thường).
có thể được dự đoán dựa trên giả định rằng tốc độ biến động của X ở thời điểm t
sẽ tương tự như ở thời điểm t-1 (trước hội nhập). Như vậy giá trị của biến X ở thời
điểm t với giả định không có hội nhập sẽ là:

1
00
)1(

+=
tXt
XGX
(2)

Với
0
X
G

là tốc độ tăng của X ở thời điểm t-1 và là giá trị quan sát được tại thời
điểm t-1.
sẽ được ước lượng bằng mô hình tương quan hồi qui. Để ước lượng giá trị của X
tại thời điểm t trong điều kiện hội nhập chúng ta giả định biến X (biến bị tác động của
hội nhập) là 1 hàm số của biến Y (kênh truyền tải tác động của hội nhập) và các biến
kiểm soát Z khác:

( ) ( )
ttttt
DZYX
εββββ
++++=
3210
lnln
(3)

Trong điều kiện bình thường tức không có hội nhập kinh tế thế giới ta có:

( ) ( )
ttt
tt
D
ZYX
ε
βββ
β
++
++=
32
1

0
0
0
lnln
(4)

Còn trong điều kiện có hội nhập kinh tế:

( ) ( )
ttttt
DZYX
εββββ
++++=
321
1
0
1
lnln
(5)

Nếu ta giả định rằng kênh tác động chính của hội nhập kinh tế thế giới là thông qua
biến Y thì khi đó sự khác biệt của X giữa hai điều kiện: có hội nhập và không có hội
nhập sẽ được thể hiện như sau:

( ) ( ) ( ) ( )
[ ]
1
0101
lnlnlnln
β

tttt
YYXX −=−
. (6)


Từ phương trình (6) nếu biến đổi và bỏ logarit ta sẽ có dạng phương trình sau:

1
0
1
0
1
β








=
t
t
t
t
Y
Y
X
X

. (7)
Từ (7) suy ra:

1
1
0
1
1
01
)1(
)1(
β








+
+=⇒


tY
t
tXt
YG
Y
XGX

(8)

Thay (8) và (2) vào (1) ta có tác động của hội nhập đến biến X dưới dạng chênh lệch
tuyệt đối:

1
0
1
0
1
1
001
)1(
)1
(
)
1(
1



+−









+
+
=−=∆
t
X
t
Y
t
tX
ttX
X
G
YG
Y
X
GXX
β
(9)



















+
+=∆


1
)
1(
)1
(
1
1
0
1
1
0
β
t
Y
t
tXX
YG
Y
XG
(10)



Để xác định tác động của hội nhập đến biến X dưới dạng chênh lệch tương đối ta có
thể áp dụng phương pháp tuyến tính hóa phương trình (6) (tức lấy đạo hàm 2 vế) và
có kết quả như sau:

1
0101
)(
β
YYXXG
GGGG
X
−=−=∆
(11)
1
β
YX
GG
∆=∆
(12)

Như vậy tác động của hội nhập được đo bằng chênh lệch về tốc độ tăng của biến X
(biến bị tác động của hội nhập) sẽ bằng chênh lệch về tốc độ tăng của biến Y (kênh
truyền tác động hội nhập) nhân với
1
β
(hệ số co giãn của X theo Y).

Hệ số co giãn

1
β
có thể được ước lượng bằng mô hình kinh tế lượng dựa trên số liệu
lịch sử.
0
X
G
,
1
X
G
,
0
Y
G

1
Y
G
là tốc độ tăng quan sát được của X và Y tại thời điểm
trước và sau hội nhập.

Chú giải:

X là biến bị tác động của hội nhập; Y là biến kênh truyền tác động của hội nhập; Z là
biến kiểm soát;
t
D
là biến giả thời gian và
ε

là sai số;
0
β
là hệ số tự do;
1
β
là độ co giãn của X theo Y;
2
β

3
β
là hệ số tương quan của Z

t
D
;
1
t
X

0
t
X
là các giá trị của biến X tại thời điểm t tương ứng với 2 giả định: có hội
nhập và không có hội nhập;
X

là chênh lệch về giá trị tuyệt đối của biến X tại thời điểm t tương ứng với 2 giả
định nêu trên;

1−t
X
là giá trị của biến X tại thời điểm t-1 (trước hội nhập);
0
X
G

1
X
G
là tốc độ tăng của X trước và sau hội nhập;
1
t
Y

0
t
Y
là các giá trị của biến Y tại thời điểm t tương ứng với 2 giả định: có hội
nhập và không có hội nhập;
0
Y
G

1
Y
G
là tốc độ tăng của Y trước và sau hội nhập;
X
G


là chênh lệch về tốc độ tăng (giá trị tương đối) của biến X tại thời điểm t tương
ứng với 2 giả định: có hội nhập và không có hội nhập;

Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong việc đánh giá tác động của toàn cầu hóa được
nhiều tác giả trong và ngoài nước áp dụng trong những năm gần đây như Nguyễn Viết
Cường (2010), Warren-Rodríguez, A. (2009), Harrison, A. (2005) …Tuy nhiên
phương pháp này bên cạnh những lợi thế cũng còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

3.2. Ưu điểm


Ưu điểm nổi bật của phương pháp đánh giá tác động hội nhập bằng mô hình kinh tế
lượng là không quá phức tạp, không quá trìu tượng và dễ hiểu.

3.3. Nhược điểm

Cần phải thu thập khá nhiều số liệu cả trước và sau hội nhập để chạy mô hình kinh tế
lượng và ước tính hệ số co giãn của biến bị tác động cũng như số liệu để lượng hóa
được các kênh tác động chính của hội nhập. Việc dự đoán biến động của các biến
trong điều kiện không có hội nhập dựa trên giả định tốc độ tăng tương tự như tốc độ
tăng bình quân của giai đoạn tiền hội nhập sẽ làm tăng thêm mức độ trệch của các ước
lượng và khả năng bóc tách giữa tác động của hội nhập với các tác động khác cũng
gặp nhiều khó khăn.

4. Kết luận

Nhìn chung tác động hội nhập được các nhà nghiên cứu và chính sách rất quan tâm.
Việc ra nhập WTO của Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến khu vực nông nghiệp nói
chung và các ngành cụ thể. Việc xác định các phương pháp đánh giá tác động cũng có

nhiều cách khác nhau. Các phương pháp phổ biến đánh giá tác động của hội nhập
gồm:
• Mô hình cân bằng tổng thể (Computable General Equilibrium Models)
• Mô hình lực hút (Gravity Models)
• Mô hình kinh tế lượng (Econometric models)
Mỗi phương pháp tiếp cận đều có những ưu nhược điểm và những vấn đề yêu cầu khi
áp dụng. Tùy vào từng phạm vi, mục tiêu cụ thể đối với ngành hàng chúng ta có thể
áp dụng các phương pháp khác nhau.

×