Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Báo cáo tổng kết (08-09) và phương hướng nhiệm vụ năm học 09-10 của Bộ Giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.88 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÁO CÁO
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008-2009
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
NĂM HỌC 2009-2010
Đà Nẵng, ngày 24/7/2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
___________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008-2009
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA GIÁO DỤC
MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP NĂM HỌC 2009-2010
Năm học 2008-2009 diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội của
đất nước tiếp tục ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường. Đảng và Nhà
nước tiếp tục dành sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với ngành giáo dục. Cấp ủy
Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương đã quan tâm chăm lo nhiều hơn
đến các điều kiện để phát triển giáo dục. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các
Bộ, Ban, Ngành có liên quan từ cấp Trung ương đến các cấp địa phương trong sự
nghiệp phát triển giáo dục ngày càng có hiệu quả, đồng bộ hơn và thực chất hơn.
Tuy nhiên, cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới đã diễn ra phức tạp và
gay gắt ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước, giá cả có nhiều biến
động, dịch bệnh, thiên tai, khí hậu thất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống của nhân dân và cũng tác động đến các hoạt động chung của toàn ngành
giáo dục.
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008-2009


Năm học 2008-2009, với chủ đề "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào thi đua xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", toàn ngành đã nỗ lực phấn
đấu, phát huy những thuận lợi và khắc phục khó khăn tạo nên những bước
phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện tốt các
nhiệm vụ trọng tâm năm học theo Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp.
Kết quả cụ thể như sau :
1. Kết quả triển khai ba cuộc vận động và phong trào thi đua "xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực"
3
Sau 2 năm triển khai thực hiện, cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đã tạo chuyển biến đáng kể về nhận thức và
hành động thực tiễn của cán bộ, giáo viên và học sinh. Mỗi thầy giáo, cô giáo
tự lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần thực hiện cuộc vận
động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
Quy định đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày
16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được phổ biến tới từng giáo
viên; Các vi phạm về đạo đức nhà giáo giảm so với năm học trước. Nhiều tấm
gương tận tụy vì học sinh thân yêu, cống hiến vì sự nghiệp đổi mới của ngành
được biểu dương kịp thời.
Cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục" qua ba năm thực hiện, đã đi vào chiều sâu và đạt được những
kết quả cụ thể, có tác dụng thúc đẩy giáo dục phát triển. Môi trường giáo dục
lành mạnh trong nhà trường tiếp tục được xác lập. Chất lượng giáo dục cơ bản
từng bước được nâng lên. Tình trạng học sinh yếu kém đã được quan tâm
khắc phục, học sinh bỏ học giảm 41% so với năm học trước. Số lượng học
sinh bỏ học cuối học kỳ I năm học 2008-2009 là 86.269 em, chiếm tỷ lệ
0,56% số học sinh phổ thông, giảm 41% so với cùng kỳ năm học 2007-2008

(147.005 em, tỷ lệ 0,94%). Đặc biệt vùng đồng bằng Sông Cửu Long tỷ lệ học
sinh phổ thông bỏ học giảm mạnh từ 1,63% học kỳ I năm học 2007-2008
xuống còn 0,88% học kỳ I năm học vừa qua [Phụ lục 1, biểu 2]
Từ năm học 2008-2009, toàn ngành triển khai phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã huy động được sức mạnh
tổng hợp của các lực lượng trong xã hội và ngoài nhà trường để xây dựng môi
trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả và giáo dục toàn diện học sinh,
đặc biệt giáo dục đạo đức và nhân cách.
4
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức ký kết Kế hoạch liên ngành với 4
Bộ, ngành: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam.
Ở các địa phương cùng với 5 ngành còn có thêm nhiều ban ngành, đoàn
thể khác tham gia phong trào thi đua này, tạo nên cơ chế chính trị - xã hội để
thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh, huy động phong phú nguồn nhân
lực và cơ sở vật chất của toàn xã hội khi triển khai phong trào, phát huy vị trí
hết sức quan trọng của gia đình trong việc tạo điều kiện học tập và giáo dục
nhân cách học sinh. Phong trào đã hướng tới yêu cầu “3 đủ” đối với mỗi học
sinh: “đủ ăn, đủ sách vở, đủ quần áo”, đạt yêu cầu “1 có”: “có chỗ học tập ổn
định, thuận tiện” và yêu cầu “3 biết”: “biết các chính sách của Nhà nước hỗ
trợ việc học tập của con em các gia đình thuộc các vùng miền khác nhau, có
hoàn cảnh gia đình khác nhau, trong đó có chính sách khuyến khích học nghề
đối với con em nông dân; biết nhu cầu lao động và việc làm ở địa phương và
vùng lân cận để từ đó quyết định việc học nghề, học đại học, cao đẳng, trung
cấp một cách hợp lý; biết chọn các cơ sở học tập và đào tạo phù hợp với điều
kiện của bản thân và gia đình”.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ngành GDĐT và Đoàn
TNCS HCM đã chọn ngày “Di sản Văn hoá Việt Nam” 23/11 hàng năm là
Ngày về nguồn để tuyên truyền, tổ chức các hoạt động của Đoàn TN, Đội
TNTP trong các trường. Đã tổ chức ngày 23/11 năm 2008 là Ngày hội Di sản

Văn hoá Huế tại Hà Nội. Bộ GD-ĐT nhận hỗ trợ chăm sóc 5 di tích lịch sử
văn hoá tiêu biểu cấp quốc gia.
Sau 1 năm thực hiện, 100% tỉnh, thành đã thành lập Ban chỉ đạo và có
văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào thi đua đã có sức lan tỏa mạnh
mẽ, đã có 37.011 trường (tỷ lệ 95%) đăng ký tham gia, trong đó có 5.440
trường được chỉ đạo điểm (chiếm 15% tổng số trường); 13.060 công trình, di
tích lịch sử, văn hoá, cách mạng (trong đó có 1.357 di tích cấp quốc gia, 2.434
di tích văn hóa cấp tỉnh) và hơn 5.895 đền thờ, nghĩa trang liệt sỹ, 3.374 Bà
mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ và các công trình khác
đã được các trường nhận chăm sóc và phát huy giá trị. Các trò chơi dân gian,
các bài hát, điệu múa truyền thống, dân tộc đã được đưa vào trong các hoạt
động ngoại khóa của các trường. Các tỉnh, thành đã có nhiều sáng tạo trong tổ
chức phong trào thi đua, như Hậu Giang tổ chức “Lễ tri ân và trưởng thành
cho học sinh lớp 12”, các tỉnh Tây Nguyên và Trung Bộ tổ chức hội thi các
bài hát dân gian…
2. Kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục và đổi mới nội
dung, phương pháp giáo dục trong các cấp học
5
a) Kết quả công tác phổ cập giáo dục (PCGD):
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của
Quốc hội khóa X về công tác PCGD, năm học vừa qua, đã có 6 tỉnh đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: Lạng Sơn, An Giang, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Phú Yên, Sơn La, nâng số tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi lên 47/63 tỉnh (đạt 74,6 %).
Các địa phương đã điều chỉnh kế hoạch, kiện toàn Ban Chỉ đạo, khắc
phục khó khăn để thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục THCS đúng tiến
độ. Từ đầu năm học 2008-2009 đến nay, đã kiểm tra, công nhận 13 tỉnh đạt
chuẩn phổ cập giáo dục THCS: Sơn La, An Giang, Trà Vinh, Bình Thuận,
Kiên Giang, Lâm Đồng, Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Bạc

Liêu, Phú Yên và Cà Mau... Tính đến ngày 30/6/2009, số tỉnh, thành phố đạt
chuẩn phổ cập giáo dục THCS: 55/63 (tỉ lệ 87,3%).
Hầu hết các tỉnh chưa đạt chuẩn là miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chất
lượng công tác phổ cập THCS chưa cao, nguy cơ tái mù chữ và mất chuẩn
vẫn còn tiềm ẩn ở một số tỉnh. Một số địa phương xây dựng kế hoạch phổ cập
GDTH đúng độ tuổi chưa sát với điều kiện thực tế, không thực hiện được
đúng kế hoạch đã đề ra.
b) Giáo dục mầm non (GDMN)
Bộ đã tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện Quyết định
149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo quyết liệt chương trình
kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 –
2012 và phân bổ nguồn vốn chương trình mục tiêu cho giáo dục mầm non.
Chương trình GDMN mới được mở rộng thêm ở 25.835 nhóm lớp, tăng
19.765 nhóm lớp so với năm học trước. Các vùng khó khăn đã tập trung điều
kiện để phát triển GDMN, tăng nhanh số trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường
và làm quen tiếng Việt. Hiện đã có 6.722 lớp tăng cường tiếng Việt cho trẻ
em dân tộc thiểu số.
Bộ đã mở 20 lớp bồi dưỡng CBQL và giáo viên cốt cán; kiểm tra đánh
giá toàn diện 6 tỉnh và tham gia thanh tra, kiểm tra chuyên đề, dự các hoạt
động của 26 tỉnh, thành. Năm học này đã tổ chức 77 hội thi cấp tỉnh tại các
địa phương, có 3.370.465 cha mẹ được phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo
khoa học.
Đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non tương đối ổn định và từng bước
nâng cao chất lượng. Nhiều tỉnh hỗ trợ cho giáo viên theo trình độ đào tạo.
Các tỉnh: Hà Nội, TP HCM, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh,
Quảng Ninh, Bắc Giang, Đak Lak, Tuyên Quang, Yên Bái,... có nhiều văn
bản mới về chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập.
6
c) Giáo dục phổ thông (GDPT)
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội

(Khóa X) về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đến năm học 2008-
2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành triển khai chương trình và sách
giáo khoa mới. Tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán dạy CT-SGK 12; tập huấn
giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng – an ninh các lớp THPT; các Sở đã
tiếp tục triển khai tập huấn dạy cho giáo viên dạy lớp 12 ở địa phương. Sau 3
năm triển khai chương trình trung học phổ thông theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT, từ kết quả đánh giá chương trình, sách giáo khoa, Bộ
đã chỉ đạo điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của chương trình giáo dục
phổ thông. Đồng thời, xem xét, điều chỉnh kế hoạch giáo dục của các môn
học, cấp học theo hướng bố trí kế hoạch thời gian mỗi năm phù hợp với điều
kiện thực tế. Tuy nhiên ở một bộ phận giáo viên việc chuyển biến đáp ứng
nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu hiện
nay, đặc biệt là ở các vùng khó khăn.
Về giáo dục tiểu học: triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt và
xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc
chưa biết tiếng Việt. Hoàn thiện bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến
thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học. Chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng
dạy học vùng khó, vùng dân tộc thiểu số, vùng có nhiều học sinh dân tộc, học
sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật. Khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi trong việc xây dựng trường công lập, mở trường tư thục có chất lư-
ợng cao đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục
tiểu học. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục giữa các vùng miền chưa đồng đều.
Còn sự chênh lệch khá cao về kết quả học tập của học sinh tiểu học giữa các
tỉnh, các vùng miền khác nhau [Phụ lục 1, biểu 3].
Về giáo dục trung học, năm học 2008-2009, Bộ đã chỉ đạo các Sở Giáo
dục và Đào tạo biên soạn và hướng dẫn giảng dạy các nội dung về giáo dục
địa phương; đi sâu đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp
dạy học đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân; thí
điểm tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh
học, Công nghệ, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân. Thực hiện tích hợp

một số nội dung của các hoạt động giáo dục như hoạt động giáo dục hướng
nghiệp, giáo dục công dân vào một số môn học cho phù hợp với điều kiện của
địa phương. Tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính chủ động sáng tạo, tăng cường năng lực tự học tập của học sinh; đổi
mới hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, phối hợp nhiều hình thức
trong kiểm tra, thi; thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực đúng
quy chế [Phụ lục 1, biểu 4, biểu 5].
7
Năm học này, Bộ cũng chỉ đạo đánh giá sâu hiệu quả dạy học môn Thủ
công - Mỹ thuật ở Tiểu học và môn Giáo dục công dân ở THCS và THPT để
chuẩn bị cho những điều chỉnh cần thiết phù hợp trong các năm học sau.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối
thiểu lớp 12 làm căn cứ cho các địa phương tổ chức mua sắm sử dụng thiết bị
dạy học. Đã phát hành sách giáo khoa môn giáo dục Quốc phòng – An ninh
cho học sinh THPT.
Bộ đã chỉ đạo các trường THPT phối hợp với các trung tâm Kỹ thuật
tổng hợp - Hướng nghiệp triển khai các hoạt động dạy nghề phổ thông cho
học sinh, đảm bảo thực hiện đủ chương trình, công tác này đã dần đi vào nề
nếp, ổn định. Tuy nhiên, do thiếu cơ sở vật chất, giáo viên dạy nghề nên việc
giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao.
d) Giáo dục thường xuyên (GDTX)
Trong năm học này, công tác chỉ đạo GDTX từ Bộ đến địa phương tiếp
tục được tăng cường. Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Tổ
chức biên soạn, phát hành bộ Sách hướng dẫn dạy học lớp 12 GDTX cấp
THPT và biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng bộ sách này; biên
soạn, thẩm định tài liệu XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm công tác bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn và năng lực sư phạm cho đội ngũ nhà giáo và cộng tác viên, chú
trọng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học viên. Trong
năm học, 401 cán bộ quản lý (tỷ lệ 26,8% tổng số CBQL) ở các trung tâm

GDTX được tham gia các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý .
Nội dung các chương trình, tài liệu phục vụ cho GDTX ngày càng phong
phú, nhất là đối với chương trình đáp ứng nhu cầu người học trong các lĩnh vực
nông-lâm-ngư; công nghệ thông tin - truyền thông; chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng và hoạt động dịch vụ, thiết thực phục vụ phát triển kinh tế xã hội; công
tác tuyên truyền, phương pháp dạy và học được đổi mới. Hình thức tổ chức
học tập ngày càng linh hoạt và hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng người
học, thu hút được ngày càng đông các đối tượng vào học, đáp ứng nhu cầu
học tập cho nhiều đối tượng có hoàn cảnh khác nhau.
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005
của Thủ tướng Chính phủ, trong năm học 2008-2009, nhiều địa phương đã
tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập
và phát triển trung tâm học tập cộng đồng”, đã chú trọng hơn đến việc đầu
tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các trung tâm GDTX và trung tâm học tập
cộng đồng.
8
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với UNESCO, UNICEF đã
tổ chức thành công sự kiện "Ngày hội đọc" hưởng ứng "Tuần lễ toàn cầu
hành động vì giáo dục" năm 2009 với chủ đề "Xoá mù chữ cho thanh
niên, người lớn và học tập suốt đời". Đây là dịp tốt để nâng cao hơn nữa
trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và các cấp
quản lý giáo dục về việc cùng chung sức chăm lo để mọi người đều biết
chữ và được học tập suốt đời.
e) Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)
Năm học 2008-2009, tiếp tục thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu
xã hội, các cơ sở đào tạo TCCN đã chú trọng nâng cao chất lượng, đặc biệt là
nâng cao kỹ năng thực hành, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh
nghiệp. Đã tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo của 4 ngành trọng điểm là cơ
khí, công nghệ thông tin, kế toán, du lịch và 2 môn chung là Anh văn và Tin
học tại các trường TCCN ở các tỉnh và thành phố.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý TCCN tăng cả về số lượng và trình
độ. Trong năm học 2008-2009 hầu hết các sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức
Hội thi giáo viên dạy giỏi TCCN cấp tỉnh, chuẩn bị tham gia Hội thi giáo viên
dạy giỏi TCCN toàn quốc vào tháng 8 năm 2009.
Công tác biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu được đẩy mạnh.
Căn cứ vào các chương trình khung TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc
các Bộ, ngành khác đã ban hành, các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các
trường TCCN tích cực, chủ động xây dựng và biên soạn giáo trình, sách giáo
khoa, tài liệu phù hợp với yêu cầu của môn học.
Các trường TCCN đã chủ động lựa chọn hình thức tuyển sinh, tiêu chí
xét tuyển, kết quả tuyển sinh và triệu tập học sinh trúng tuyển. Công tác kiểm
tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, các quy chế và chế độ, chính sách trong các cấp quản lý giáo dục chuyên
nghiệp, các trường TCCN và các cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN thực hiện
nghiêm túc.
Hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo TCCN đã được quan tâm chỉ
đạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở đào tạo liên kết với các
cơ sở giáo dục tiên tiến của nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao trong các lĩnh vực như Cơ khí, Điện tử, Công nghệ Thông tin, Du lịch. TP
Hồ Chí Minh đi đầu trong khai thác nguồn lực quốc tế để đào tạo TCCN.
f) Giáo dục toàn diện
9
Bộ đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Giáo dục và
đào tạo, các trường TCCN tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ về mở các đợt cao điểm phòng chống ma tuý, phòng chống
tội phạm, tăng cường giáo dục an toàn giao thông, phòng chống các loại dịch
bệnh (cúm A/H1N, tai nạn đuối nước, vệ sinh nước sạch),…đồng thời tăng
cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ về
công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo đều quan tâm tổ chức các hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp như: Giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục bảo
vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội. Tích cực tổ chức và tham gia
các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, công tác giáo dục hướng
nghiệp, dạy nghề phổ thông. Nhiều địa phương đã tổ chức hội thi khéo tay kỹ
thuật, thi thực hành thí nghiệm cho học sinh đạt kết quả tốt. Bộ Giáo dục và
Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thi giải toán trên máy
tính bỏ túi 4 môn: Toán, Vật lí, Hóa học và Sinh học. Phối hợp với Công ty cổ
phần FPT tổ chức kỳ thi cấp quốc gia về Giải toán qua Internet nhằm tăng
cường kỹ năng giải toán và ứng dụng CNTT cho học sinh tiểu học và THCS.
Có 35 Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham gia, kết quả: có 467 học sinh đạt giải,
trong đó có 63 huy chương vàng, 126 huy chương bạc, 222 huy chương đồng
và 57 bằng danh dự. Về tập thể có 26 giải, trong đó 07 cúp vàng, 14 cúp bạc
và 05 cúp đồng.
Chỉ đạo tổ chức thành công Hội khoẻ Phù đổng toàn quốc lần thứ VII năm
2008 từ cấp khu vực cho đến chung kết toàn quốc.
Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý
thức thực hiện pháp luật trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Đã tổ chức
xây dựng, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nhằm điều
chỉnh các hoạt động về giáo dục. [Phụ lục 2]
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”đã tạo cơ chế và môi trường mới để đẩy mạnh giáo dục toàn diện, nhất là
đạo đức, nhân cách học sinh. Thông qua các hoạt động, học sinh tự tham gia
xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; rèn luyện kỹ năng sống; đưa âm nhạc,
văn hóa truyền thống và trò chơi dân gian vào nhà trường; chăm sóc và phát
huy các di tích lịch sử và văn hóa.
Hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu được chú trọng phát triển.
Hiện nay, toàn quốc có 74 trường THPT chuyên, với tổng số học sinh chuyên
là 47.000, chiếm tỷ lệ 1,54% trong tổng số học sinh THPT. Cơ sở vật chất ở
một số trường THPT chuyên đã được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
10

hóa như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Tuyên Quang, Bắc
Giang, Phú Thọ, Quảng trị, Bình Phước, Vĩnh Long, An Giang, Hà Nội.
Chỉ đạo tổ chức tốt kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT. Kết
quả: Có 1.898 thí sinh đoạt giải, chiếm 49,5 % tổng số thí sinh dự thi, trong đó
có 43 giải nhất. Các đơn vị có tỉ lệ thí sinh dự thi đoạt giải cao là Nam Định
(96,34%); Đà Nẵng (95,58 %); Đại học Quốc Gia Hà Nội 86,76%. Các đơn vị
có nhiều thí sinh đoạt giải nhất là: Hà Nội (7 giải), Đà Nẵng (5 giải), Đại học
Quốc gia Hà Nội (5 giải), Vĩnh Phúc (5 giải).
Đã chọn được 8 học sinh vào Đội tuyển dự thi Olympic Vật lý Châu Á
năm 2009 và 159 học sinh (thuộc 35 đơn vị) được tham dự Kỳ thi chọn học
sinh vào các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2009. Đội tuyển Olympic
quốc tế môn toán đạt 6/6 giải (2 Huy chương Vàng, 2 Bạc, 2 Đồng). Đội tuyển
Olympic quốc tế môn Vật lý đạt 5/5 giải (5 Bạc). Đội tuyển quốc tế môn Sinh
học đạt 4/4 giải (1 Bạc, 3 Đồng).
g) Ưu tiên phát triển giáo dục dân tộc và quan tâm giáo dục khuyết tật
Các địa phương đã tích cực triển khai nội dung chuẩn bị tiếng Việt và
tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học. Đã lựa chọn phương
án thích hợp như: chương trình làm quen với tiếng Việt của lớp mẫu giáo 5
tuổi; 6 tỉnh Lào Cai, Sơn La, Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang, Kon Tum
đã bước đầu thử nghiệm dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo tài
liệu của Trung tâm Công nghệ giáo dục. Các tỉnh thuộc dự án Giáo dục bạn
hữu trẻ em (Lào Cai, Gia Lai, Trà Vinh) đã bước đầu triển khai thực hành
giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Năm học 2008 - 2009 có 7 thứ
tiếng dân tộc được dạy trong trường phổ thông, gồm: Chăm, Khmer,
Bahnar, Êđê, Jrai, Hmông, Hoa. Việc dạy học tiếng dân tộc được thực hiện
tại 18 tỉnh và thành phố.
Năm học 2008-2009, có 285 trường Phổ thông dân tộc nội trú
(PTDTNT) bao gồm: 7 trường Trung ương, 47 trường tỉnh, 231 trường huyện
và cụm xã với khoảng 84.000 HS. Có 04 trường PTDTNT được thành lập mới
và đã đi vào hoạt động. Các Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện có hiệu quả

công tác tuyển sinh, thực hiện các chế độ chính sách và chỉ đạo tổ chức các hoạt
động, nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về
phương pháp dạy học phù hợp với học sinh dân tộc, về công tác quản lý nội trú...
Một số địa phương đã duy trì tốt giao ban Hiệu trưởng các trường PTDTNT
trong tỉnh (Thanh Hóa, Quảng Nam...). Chất lượng và hiệu quả đào tạo của
trường PTDTNT ngày càng được cải thiện. Năm học 2008-2009 tỷ lệ học sinh
11
trường PTDTNT thi đỗ tốt nghiệp THPT đạt 82,96% (thấp hơn tỷ lệ tốt
nghiệp THPT chung toàn quốc là 0,84%).
Năm học 2008-2009, có 1.657 trường phổ thông dân tộc bán trú (có
học sinh nội trú dân nuôi) với 149.458 học sinh. Lần đầu tiên, Bộ đã tổ chức
hội nghị tổng kết mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú dân nuôi vùng
Tây Bắc (tháng7/2009). Một số địa phương tiếp tục thực hiện chính sách hỗ
trợ cho đối tượng học sinh nội trú, bán trú dân nuôi do UBND tỉnh ban hành
(Quảng Ninh, Lào Cai, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đăk Nông). Một số tỉnh thực
hiện đề án “Xây dựng nhà bán trú cho học sinh các trường THCS, THPT miền
núi” kết hợp nguồn kinh phí nhà nước đầu tư và nhân dân đóng góp.
Năm học 2008-2009, lớp ghép có ở 40 tỉnh, thành trên cả nước, tăng
252 lớp so với năm 2004. Số lớp ghép 2 trình độ là 6.545, 3 trình độ là 527
với 87.729 học sinh. Số giáo viên dạy lớp ghép trong những năm gần đây luân
chuyển công tác nhiều, do đó số giáo viên đã được tập huấn về tổ chức và
phương pháp dạy học lớp ghép chiếm tỉ lệ thấp.
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về việc ban hành một
số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, trong đó có chính sách
hỗ trợ phát triển giáo dục đối với một số vùng: các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
và Duyên hải Trung Bộ, các tỉnh vùng Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố vùng
đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến
năm 2010.
Thực hiện chế độ chính sách miễn học phí đối với học sinh vùng dân tộc
và các xã đặc biệt khó khăn. Các tỉnh đầu tư mua sắm trang thiết bị, sách giáo

khoa cho các trường vùng khó khăn, các trường thuộc khu vực miền núi vùng
dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn. Cấp đầy đủ vở viết, dụng cụ học tập sách
giáo khoa cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn trước khi bước vào năm học
mới. Thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh trường Phổ thông dân tộc
nội trú, dự bị đại học.
Chế độ, chính sách của giáo viên được quan tâm giải quyết đầy đủ, kịp
thời. Một số tỉnh ban hành chính sách đãi ngộ giáo viên giỏi, giáo viên công
tác lâu năm ở miền núi; giáo viên dạy phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh yếu
kém trong dịp hè, dạy thêm tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo. Tại nhiều tỉnh,
Ngành giáo dục đã cùng địa phương tích cực chăm lo nâng cao đời sống cho
đội ngũ giáo viên như Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Giang… Đầu tư
xây dựng nhà công vụ, cung cấp nước sạch, công trình phụ, cung cấp trang
thiết bị nghe nhìn, dụng cụ thể thao và hoạt động văn hóa văn nghệ cho giáo
viên vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
12
Bộ đã xây dựng chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục
hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến 2010, 2015 và 2020. Huy
động 390.000 học sinh khuyết tật đi học hoà nhập (đạt 29%). Thẩm định
chương trình giáo dục chuyên biệt học sinh khiếm thính; thẩm định chuyển
sách giáo khoa chữ phẳng sang chữ nổi Braille lớp 4, lớp 5 các môn Tiếng
Việt, Toán. Xây dựng, bổ sung ngôn ngữ ký hiệu và chuyển đổi sách Tiếng
Việt cho trẻ khiếm thính lớp 1 học hoà nhập. Tập huấn cho 500 giáo viên cốt
cán và cán bộ quản lí của 63 tỉnh, thành phố về dạy học hoà nhập học sinh
khuyết tật.
h) Tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra và đánh giá
Năm học này, Bộ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện hệ thống văn bản kiểm
định chất lượng giáo dục phổ thông. Hoàn thành tổ chức việc tập huấn tự đánh
giá cơ sở giáo dục phổ thông cho 63 Sở Giáo dục và Đào tạo; tập huấn tự
đánh giá và đánh giá ngoài cho các trường TCCN theo kế hoạch. Chỉ đạo 25
trường trung cấp chuyên nghiệp triển khai tự đánh giá.

Chủ trương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 nghiêm túc với
hai giải pháp mới là thi theo cụm trường và chấm chéo các bài thi tự luận đã
nhận được sự ủng hộ tích cực của toàn xã hội. Công tác đề thi tiếp tục được
cải tiến. Cấu trúc đề thi được xây dựng phù hợp với chương trình THPT hiện
hành. Đề thi đã đảm bảo yêu cầu chính xác, khoa học, bám sát yêu cầu của
chương trình THPT, kiểm tra được kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến
thức đồng thời phân hoá được trình độ của các đối tượng dự thi. Việc in sao,
vận chuyển đề thi đến các phòng thi được thực hiện tuyệt đối an toàn, bí mật.
Kỳ thi đã được thực hiện an toàn về đi lại, giảm tai nạn giao thông, đáp
ứng việc ăn, nghỉ, đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo
điều kiện tối đa cho thí sinh dự thi. Nhiều địa phương tuy còn khó khăn
nhưng đã cố gắng có nhiều giải pháp hỗ trợ thí sinh như: trợ giúp tiền đi lại,
ăn ở, phương tiện đưa đón thí sinh tham gia thi cụm như các tỉnh Gia Lai,
Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế v.v...
Số thí sinh vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi trong toàn
quốc là 299 trường hợp (giảm 532 trường hợp so với kỳ thi năm 2008). Số thí
sinh bị tai nạn giao thông trong khi thi là 73 trường hợp (giảm so với năm
2008 có 84 trường hợp). Có 03 giám thị bị kỉ luật ở mức đình chỉ công tác coi
thi (giảm 12 trường hợp, so với năm 2008 có 15 trường hợp).
Kết quả thi tốt nghiệp năm 2009 [Phụ lục 1, biểu 5, biểu 6]:
+ Trung học phổ thông: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trong toàn quốc đạt 83,8%
(cao hơn tỷ lệ đỗ lần 1 của năm 2008 là 7,8% và thấp hơn tỷ lệ đỗ cả 2 lần của
13
năm 2008 là 2,8 %). Khu vực có tỷ lệ đỗ cao là đồng bằng Bắc bộ và các
thành phố trực thuộc trung ương; các tỉnh miền núi có tỷ lệ đỗ thấp hơn.
+ Giáo dục thường xuyên: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trong toàn quốc đạt
39,6% (thấp hơn cùng kì năm 2008 là 2,8% và cao hơn cùng kì năm 2007 là
13,17%).
Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ tốt nghiệp tăng như trên là kết
quả 3 năm nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày

08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục và thực hiện cuộc vận động "Hai không" của Ngành.
3. Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác điều hành, quản lý giáo dục và phục vụ đổi mới phương
pháp dạy và học.
a) Phát triển hạ tầng CNTT
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ
đạo quốc gia về CNTT và Hội Tin học Việt Nam bình chọn xếp thứ nhất trong
danh sách các Bộ ngành có mức độ cao về sẵn sàng cho phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin - truyền thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel
tổ chức lễ khởi công kết nối mạng giáo dục. Viettel tài trợ miễn phí việc kết
nối Internet băng thông rộng, thiết bị kết nối và thuê bao hằng tháng tới tất cả
các trường phổ thông, mẫu giáo, mầm non, phòng Giáo dục và Đào tạo, các
trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm giáo dục cộng đồng (trị giá
hỗ trợ khoảng 330 tỷ/năm), tính đến tháng 7/2009 đã có khoảng 19.000
trường trong tổng số 38.000 trường được miễn phí lắp đặt và phí truy cập
Internet. 4 tỉnh Điện Biên, Đăk Lăk, Cà Mau và TP Hồ Chí Minh đã hoàn
thành 100% kết nối mạng giáo dục của Viettel tới các trường học có điện
lưới.
Hiện nay, hạ tầng CNTT tại các Sở Giáo dục và Đào tạo đã khá hoàn
thiện. 100% các Sở, phòng đã được kết nối Internet tốc độ cao, có mạng
LAN, 100% chuyên viên có máy tính để làm việc.
Năm học này đã có 9.075 trường mầm non ứng dụng CNTT trong quản
lý và giáo dục, chiếm 73,4% . Trong đó 25.351 máy vi tính và hàng ngàn máy
photo copy, máy kỹ thuật số... Đến nay đã có 5.750 trường nối mạng internet,
đạt 46,5% tổng số trường.
Ở cấp tiểu học, năm học 2008–2009 có 1193/14954 trường (8%), 8058
lớp, 402962 học sinh (6%) học môn Tin học. Các tỉnh, thành phố có tỉ lệ học
14

sinh học Tin học cao như: Thái Bình (37,4%), Thừa Thiên Huế (30,9%), Hà
Nội (28,5%), TP. Hồ Chí Minh (20,3%).
100% trường THPT, TCCN có máy tính phục vụ công tác quản lý và
văn phòng, máy chiếu và phòng máy tính phục vụ dạy môn Tin học. Đã hoàn
thành kết nối Internet cho 78% trường THCS, 42% trường PTCS, 72% trường
tiểu học, 100% trường THPT, 100% phòng GD, 53% trung tâm GDTX và
100% các trường TCCN. Một số tỉnh khó khăn vẫn thiếu máy tính phục vụ
công tác thư viện cũng như phục vụ giáo viên dạy học. Thiết bị CNTT ở các
trường THCS về cơ bản có thể đáp ứng được công tác văn phòng và quản lý
điều hành tại trường học. Tuy nhiên, các trường THCS ở vùng sâu, vùng xa
đều gặp khó khăn về thiết bị CNTT. Nhiều trường không thể kết nối được
Internet bằng cáp, thậm chí còn chưa có điện lưới.
Phần lớn kinh phí đầu tư thiết bị CNTT trong ngành là huy động từ các
nguồn của các cơ sở Giáo dục và Đào tạo, Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhiều địa phương huy động xã hội hóa việc mua sắm thiết bị CNTT trong
trường học.
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành
và quản lý giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng hệ thống e-mail quản lý giáo dục
với tên miền @moet.edu.vn; đã cung cấp dịch vụ thư điện tử trong toàn ngành
và triển khai tới các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng và
TCCN. Đến nay, đã có 47 Sở tạo lập website trên Internet. Nhiều Sở đã sử
dụng website hiệu quả trong công tác điều hành quản lý.
Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị cấp Bộ đầu tiên nối cáp quang trực
tiếp và họp trực tuyến với 63 Sở Giáo dục và Đào tạo. Bộ đã cấp phòng họp
qua mạng, hướng dẫn và hỗ trợ cho hầu hết các Sở triển khai công nghệ họp
qua mạng này. Nhiều Sở như Quảng Ninh, An Giang, Yên Bái, Hà Nam, Thái
Nguyên, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị... đã có những mô hình áp
dụng điển hình tổ chức dự giờ giảng, họp với các trường, tổ chức đào tạo trực
tuyến qua mạng. Đặc biệt, đã có một số Phòng giáo dục và đào tạo huyện

cũng đã triển khai tổ chức mô hình này như ở các huyện: Đông Triều (Quảng
Ninh), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Di Linh (Lâm Đồng)… Đây là mô hình đưa
thông tin 2 chiều đến tuyến xã cần được nhân rộng.
Cục CNTT đã trực tiếp triển khai hệ thống phần mềm quản lý học sinh,
giáo viên, hỗ trợ xếp thời khóa biểu trong nhà trường phổ thông tới 35 tỉnh,
15
thành. Nhiều tỉnh, thành sau đó đã tiếp tục nhân rộng, tổ chức tập huấn sử dụng
hệ thống phần mềm quản lý này đến toàn bộ các trường THCS trên địa bàn.
c) Đẩy mạnh hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học.
Năm học 2008-2009 là năm có sự chuyển biến đột phá về ứng dụng
CNTT trong công tác giảng dạy. Bộ hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo
về chương trình bồi dưỡng CNTT hiện đại, tuân thủ các qui chuẩn, qui định
về e-Learning của thế giới phục vụ giáo viên trong công việc soạn bài giảng
điện tử, đổi mới phương pháp dạy và học. Đã trực tiếp tập huấn cho khoảng
5.500 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên của 35 Sở Giáo dục và Đào
tạo. Các địa phương khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính, giáo
án tốt được nhân rộng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp. Tổ chức,
phát động phong trào sáng tạo, sưu tầm, tuyển chọn các tư liệu dạy học điện
tử theo môn học, theo chủ đề thành hệ thống tư liệu dùng chung. Nhiều Sở có
phong trào tốt như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lâm
Đồng… TP Hồ Chí Minh xây dựng kho bài soạn 14.000 bài, Hà Nội 10.000
bài, Đà Nẵng 10.000 bài.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: Nhiều giáo viên chưa được tiếp cận
với những thông tin hướng dẫn đầy đủ về lựa chọn phần mềm, cách thức thiết
kế và trình chiếu bài giảng điện tử. Vấn đề đánh giá chất lượng một bài giảng
có sử dụng CNTT chưa được rõ ràng, thống nhất. Nguồn tài nguyên (học liệu)
cung cấp cho giáo viên sử dụng trên những bài soạn còn hạn chế. Cá biệt có
một số trường, hiệu trưởng không cho phép giáo viên soạn giáo án điện tử
trên máy tính.

4. Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách nâng cao năng lực
quản lý của hệ thống giáo dục. Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài
chính, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục.
a) Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi cho
dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020. Hiện nay dự thảo
Chiến lược đang được điều chỉnh thành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-
2020.
Hoàn thành việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến công tác tổ chức cán bộ khối địa phương.
Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-
BNV ngày 14/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào
16
tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo. Tính đến ngày 30/6/2009, đã có 50 tỉnh,
thành UBND cấp tỉnh đã ký quyết định đúng theo quy định tại Thông tư số 35.
Tuy nhiên, một số UBND cấp tỉnh chưa giao Sở Giáo dục và Đào tạo
quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu đối với các tổ chức trực thuộc sở; chưa chuyển giao trường Cao
đẳng sư phạm về sở giáo dục và đào tạo quản lý; Một số sở chưa tích cực
chủ động làm tham mưu để UBND cấp tỉnh hướng dẫn UBND cấp huyện
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng giáo
dục và đào tạo.
Triển khai thực hiện các Điều lệ trường mầm non, Điều lệ trường tiểu
học, Điều lệ trường trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học, quy chế
trường tư thục, trường phổ thông dân tộc nội trú, quy chế trung tâm kỹ thuật
tổng hợp - hướng nghiệp, quy định về phòng học bộ môn.
Việc giao quyền xây dựng kế hoạch năm học cho địa phương trên cơ sở
khung kế hoạch của Bộ có ý nghĩa tốt đối với các tỉnh miền núi, các tỉnh có đông
đồng bào dân tộc với điều kiện tự nhiên và tập quán văn hoá đặc thù. Các địa

phương chủ động điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học bảo đảm thời lượng
thực học, thời điểm kết thúc năm học, thời gian nghỉ hè đã quy định.
Về công tác thanh tra: Các Sở Giáo dục và Đào tạo kiện toàn bộ máy và
đổi mới công tác thanh tra giáo dục các cấp. Tăng cường các hoạt động thanh
tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở các cấp học, ngành học; thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động "Hai không"; kiểm tra phong trào thi
đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; Khảo sát đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông tại 13 tỉnh. Thanh tra công tác thiết bị và đồ
dùng dạy học (TBDH) lớp 12 tại 17 tỉnh. Thanh tra chuyên ngành giáo dục và
đào tạo tại 02 Sở GD&ĐT Đăk Lăk, Lạng Sơn. Phối hợp với các đơn vị thuộc
Bộ tổ chức 04 đoàn thanh tra công tác thi chọn HSG Quốc gia lớp 12 THPT
năm 2009 tại 08 Sở GD&ĐT.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2009
cho lãnh đạo và thanh tra của 177 đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng.
Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị thi và cơ sở in sao đề thi tốt nghiệpTHPT
tại 63 tỉnh, thành phố; Tổ chức các đoàn thanh tra coi thi tốt nghiệpTHPT tại
38 tỉnh, thành phố; thanh tra chấm thi tốt nghiệpTHPT tại 09 tỉnh, thành phố.
Các Sở GD&ĐT đã tổ chức thanh tra các cơ sở giáo dục theo kế hoạch,
nhiều đơn vị đạt định mức Bộ hướng dẫn, các đơn vị được thanh tra cân đối
giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong năm học các cơ sở
giáo dục được thanh tra là 779 (23,4%), số trường THPT được thanh tra là
17
510 (22,2%), số trung tâm GDTX được thanh tra là 166 (26%). Các cơ sở
khác là 108 (23,4%). Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo được thực
hiện cân đối giữa giáo viên THPT và GDTX.
Công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn được chú trọng và quan
tâm chỉ đạo. Xây dựng và triển khai thực hiện các quy trình hành chính theo
cơ chế "một cửa", tin học hoá công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục và
ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp
luật được chú trọng và ngày càng đạt hiệu quả hơn; việc rà soát văn bản quy

phạm pháp luật được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp với sự phát triển KT-XH; thực hiện cải cách thủ tục
hành chính theo đúng yêu cầu hướng dẫn của Tổ công tác của Chính phủ; cơ
chế một cửa tại cơ quan Bộ, Sở đã được thực hiện đi vào nền nếp.
Thực hiện hiện đại hoá nền hành chính, đưa công nghệ thông tin vào
phục vụ quản lý nhà nước. Bộ và các Sở đã thực hiện các quy trình giao dịch
hành chính theo cơ chế "một cửa"; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động quản lý, điều hành (thiết lập ổn định hệ thống địa chỉ email,
giao dịch văn bản điện tử, đăng tải văn bản quy phạm pháp luật lên Website,
hội nghị qua mạng, các phần mềm quản lý...). Bộ đã thành lập tổ công tác
chuyên trách cải cách thủ tục hành chính, triển khai hoạt động trong cơ quan
Bộ theo hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách của Chính phủ; tổ chức lớp
tập huấn cho cán hành chính tại các Cục, Vụ, Viện, Thanh tra, các đơn vị có
liên quan.
b) Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Đề án
Đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009-2014. Quốc
hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế
tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-
2015, với 83,37% số phiếu tán thành.
Năm học 2008-2009, Bộ đã ban hành Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT
ngày 7/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ
thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục. Thực hiện 3 công khai: công khai
chất lượng đào tạo; công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên;
công khai thu, chi tài chính; thực hiện 4 kiểm tra: kiểm tra việc phân bổ và sử
dụng ngân sách giáo dục đào tạo; kiểm tra việc thu và sử dụng học phí trong các
nhà trường; kiểm tra việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của người dân
18
và các tổ chức cho nhà trường; kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa
trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về công tác tín dụng đối với học sinh, sinh viên: đẩy mạnh
công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách này đến từng học sinh, sinh
viên; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác tín dụng đào tạo; phối hợp
với Ngân hàng chính sách xã hội xây dựng phần mềm quản lý tín dụng đối
với HSSV; kịp thời phối hợp chỉ đạo giải quyết các vướng mắc phát sinh
trong quá trình thực hiện. Tính đến ngày 30/4/2009, đã có 1.335.387 HSSV
được vay vốn với tổng số dư nợ là 13.669.590 triệu đồng.
c) Khuyến khích các nguồn lực phát triển giáo dục
Triển khai thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thuộc phần
trách nhiệm của ngành. Hoàn thiện các cơ sở pháp lý và chính sách để phát
triển hệ thống các trường ngoài công lập. Bộ đã ban hành Quy định chuyển đổi
các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang tư thục hoặc
công lập đáp ứng yêu cầu xã hội hóa giáo dục, đảm bảo yêu cầu tăng đầu tư
cho giáo dục, tăng số người đi học (giảm số học sinh bỏ học), tăng chất lượng
giáo dục và tạo công bằng trong cơ hội thụ hưởng giáo dục.
Các địa phương tổ chức tuyên dương, khen thưởng đối với các doanh
nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo vào cuối năm
2008. Bộ đang tích cực chuẩn bị cho Hội nghị tuyên dương, khen thưởng đối với
các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cấp toàn quốc vào tháng 9 năm 2009.
Bộ tiếp tục xây dựng hệ thống các chính sách về hợp tác, đầu tư với nước
ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tranh thủ hợp tác quốc tế đáp ứng yêu
cầu hội nhập với giáo dục quốc tế. Đổi mới hoạt động của các Ban quản lý dự án
ODA nhằm tăng cường gắn kết hoạt động của các dự án với việc triển khai các
nhiệm vụ của ngành.
Các dự án thuộc Bộ, trong năm học 2008-2009 đã triển khai các hoạt
động có kết quả, đóng góp và hỗ trợ tích cực cho cho các hoạt động chung
của ngành:

Dự án Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học được triển khai đúng
tiến độ.
Dự án Giáo dục Tiểu học bạn hữu trẻ em đã khảo sát chất lượng học
sinh ở vùng có đông học sinh dân tộc, tập huấn cộng đồng giáo dục cấp xã
19
phối hợp với nhà trường giúp đỡ học sinh học lực yếu, giảm thiểu học sinh bỏ
học; giúp đỡ sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh vùng khó.
Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã hoàn
thành 4.165 điểm trường với 9.491 phòng học, 3.091 phòng giáo viên, 3.070
nhà vệ sinh và 2.683 công trình cấp nước, xây dựng Sổ tay Bảo dưỡng trường
học dựa vào cộng đồng. 7.020 nhân viên hỗ trợ giáo viên đã được tuyển dụng,
tổ chức 6.868 lớp chuẩn bị đến trường với sự tham gia của hơn 100.000 em học
sinh dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi. Thực hiện kiểm kê Mức chất lượng tối thiểu ở
63 tỉnh, thành hằng năm. Thí điểm thực hiện Mô hình dịch vụ giáo dục hòa
nhập cấp huyện.
Dự án Phát triển Giáo dục THCS II đã phối hợp chặt chẽ với các Vụ,
Cục, Viện hoàn thành việc xây dựng 2 bộ tài liệu về đổi mới phương pháp
dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; giới thiệu
thư viện hơn 500 đề kiểm tra lên mạng; tổ chức Cuộc thi sáng tác các bài hát
về Ngành và hưởng ứng cuộc vận động đưa dân ca vào trong nhà trường. Tổ
chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học
và Tài liệu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh cho 100 báo cáo
viên cốt cán cấp Bộ, 3200 cấp tỉnh, 20.000 cán bộ quản lý các trường THCS
và 225.000 giáo viên 8 môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch
Sử, Tiếng Anh và Mỹ thuật.
Dự án Phát triển GDTHPT đã hoàn thành xây dựng 309 phòng (trong đó
có 184 phòng học, 21 thư viện, 41 phòng thí nghiệm, 19 phòng vi tính, 44 phòng
nội trú. Đã trang bị thiết bị cho 148 trường THPT, 21 trung tâm KTTH-HN. Bồi
dưỡng triển khai đại trà CT-SGK lớp 12 cho hơn 5000 giáo viên cốt cán của các
tỉnh/ thành phố; Bồi dưỡng 1400 giáo viên cốt cán GDTX sử dụng sách lớp 11;

Bồi dưỡng 976 giáo viên cốt cán về môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh. Phối
hợp với các trường đại học, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho 3318 giáo viên
cốt cán của 22 tỉnh vùng khó tham gia Dự án.
Dự án Phát triển Giáo viên THPT&TCCN triển khai biên soạn các bộ
tài liệu bồi dưỡng CBQL, giáo viên THPT, TCCN, giám đốc trung tâm
GDTX. Phối hợp với 5 trường sư phạm đào tạo 303 học viên cao học. Bồi
dưỡng cho 162 giáo viên tiếng Anh của 5 tỉnh về ứng dụng CNTT trong giảng
dạy. Triển khai mua sắm và cung cấp thiết bị cho phòng hội thảo và văn
phòng của 17 trường; văn phòng của 14 Sở GD&ĐT. Dự án đầu tư công trình
cho 17 trường sư phạm.
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) đã triển khai nhiều hoạt
động trên cả 2 lĩnh vực tăng cường năng lực quản lý và phát triển hệ thống.
20
Dự án đã tập huấn các phân hệ phần mềm quản lý học sinh, quản lý cán bộ và
quản lý công tác giảng dạy (thuộc hệ thống V.EMIS) cho 28 tỉnh thí điểm.
Phần mềm quản lý tài chính được tập huấn cho tất cả các Sở Giáo dục và Đào
tạo; phần mềm quản lý nhân sự (PMIS) đã cơ bản hoàn thành, các Sở đã
chuyển đổi dữ liệu thành công, hiện đang cập nhật số liệu có mặt tới 30 tháng
6 năm 2009 để chuyển giao cho Bộ. Dự án tiếp tục hoàn thiện các phân hệ cấp
trường như quản lý thư viện, thiết bị và quản lý hành chính, đã bàn giao máy
tính hỗ trợ cho 21 Sở GD&ĐT. Hỗ trợ Bộ thực hiện cải cách hành chính, Dự
án đã hoàn thành việc xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý công tác một cửa
(OSS) và đã đưa vào sử dụng.
5. Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục
Năm học 2008-2009, Bộ đã tập trung soạn thảo các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục. Xây dựng Đề án đào tạo giáo viên giáo dục Quốc phòng - An ninh; Đề
án xây dựng và nâng cao chất lượng giáo viên giáo dục công dân và giảng
viên dạy các môn giáo dục pháp luật. Xây dựng Đề án luân chuyển giáo viên

công tác tại các vùng KT-XH đặc biệt khó khăn. Xây dựng khung chính sách
đối với giáo viên THPT&TCCN. Xây dựng hệ thống chức danh và tiêu chuẩn
chức danh nhà giáo. Xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (THPT
và THCS), chuẩn hiệu trưởng THCS, THPT, chuẩn giám đốc TTGDTX. Xây
dựng quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, thay thế thông tư 49-
TT/GD ngày 29/11/1979. Triển khai thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non, tiểu học. Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới kiểm tra đánh giá. Triển khai, rà soát định mức biên chế giáo viên
trường phổ thông, mầm non.
Tiếp tục triển khai thực hiện bồi dưỡng giáo viên các cấp học theo
chương trình, sách giáo khoa mới; bồi dưỡng viên chức thiết bị thi nghiệm
cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Ban hành Quy định về tiêu chuẩn chức danh
Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Đã tổ chức đào tạo 500 giảng
viên cốt cán toàn quốc để triển khai chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường
phổ thông theo đề án hợp tác với Singapore. Tiếp tục tiến hành công tác bồi
dưỡng và đào tạo giáo viên trung cấp chuyên nghiệp.
Triển khai thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007
của Chính phủ, ngành giáo dục các địa phương đã xây dựng đề án thực hiện
sắp xếp, tinh giản biên chế theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Tuy nhiên, một số
địa phương còn vướng mắc khi áp dụng vào đối tượng cụ thể. Các kiến nghị
21
của địa phương về vấn đề này đang được liên Bộ xem xét để có văn bản
hướng dẫn bổ sung.
Các địa phương đã thực hiện đúng quy định chính sách tiền lương, phụ
cấp theo lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ,
Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ. Tuy nhiên, một
số đơn vị do nghiên cứu chưa kỹ quy định về đối tượng hưởng chính sách của
Nghị định Chính phủ và Thông tư liên Bộ, còn bỏ sót đối tượng cán bộ quản
lý cơ sở giáo dục, nhà giáo là người có hộ khẩu thường trú ở địa phương nơi
trường đóng, chưa được hưởng chế độ phụ cấp thu hút theo quy định.

Trong dịp Tết nguyên đán Kỷ Sửu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
gửi thư kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, các địa phương quan tâm,
huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ cho các thầy cô giáo ở các vùng sâu, vùng
xa, vùng kinh tế khó khăn kết quả đã ủng hộ được trên 3,4 tỷ đồng.
6. Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học, thiết bị giáo
dục; triển khai thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà
công vụ giáo viên
a) Phát triển mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh [Phụ lục1, biểu 1]
Năm học 2008 - 2009, quy mô trường lớp mầm non tiếp tục được
củng cố và phát triển, toàn quốc có 12.366 trường, tăng 297 trường, trong đó
công lập: 6.866 trường, chiếm 55,5%, Ngoài công lập: 5.500 trường, chiếm
44.5%. Số trẻ đến trường: 3.628.114 trẻ, tăng 201.534 trẻ. Trong đó nhà trẻ
626.463 đạt 20% so với độ tuổi nhà trẻ. Trẻ Mẫu giáo đến trường là 3.001.651
trẻ, đạt 79,2% so với số trẻ trong độ tuổi. Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến
trường 1.319.030 trẻ, đạt 98,6% so với trẻ trong độ tuổi. So với năm học trước
2007 - 2008 tỷ lệ trẻ đến trường đều tăng: nhà trẻ tăng 1,2%, mẫu giáo tăng
5,2% trong đó mẫu giáo 5 tuổi tăng 2,4%. Có 2.306.806 trẻ được tổ chức nuôi
bán trú tại trường, chiếm 65,5% (tăng 21.310 trẻ). Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm
rõ rệt, còn 7,5% ở nhà trẻ và 6,9% ở mẫu giáo (giảm so với năm học trước
0,8% ở nhà trẻ và 1,2% ở mẫu giáo).
Năm học 2008 - 2009, hệ thống trường phổ thông được củng cố, phát
triển và mở rộng phù hợp với đặc điểm của địa phương, nhất là đối với các điểm
trường tiểu học và THCS nhằm thu hút học sinh đến học tập, thực hiện mục tiêu
phổ cập giáo dục THCS. Tổng số trường phổ thông là 28.114, trong đó tiểu học
15.051 trường (tăng 112 trường) so với năm học trước, THCS có 9.902 trường
(giảm 589 trường), THPT 2.192 trường (giảm 284 trường). Tổng số học sinh
phổ thông là 15.197.020 em, trong đó ngoài công lập chiếm 4% (717.689 em)
22
Hệ thống các cơ sở GDTX được duy trì và phát triển về quy mô, số
lượng. 56 tỉnh, thành đã có trung tâm GDTX cấp tỉnh, với 65 trung tâm. Mạng

lưới trung tâm GDTX cấp huyện hiện có 603 trung tâm/687 huyện, thị xã (chiếm tỉ
lệ 91,70%), tăng 5,73% (20 trung tâm) so với năm học trước. Mạng lưới trung
tâm Học tập cộng đồng hiện có: 9.551 trung tâm/11.053 xã, phường, thị trấn
(chiếm tỉ lệ 86,41%), tăng 4,48% (541 trung tâm) so với năm học trước [Phụ
lục 1, biểu 7, biểu 8].
Năm học 2008-2009, cả nước có 258 trường TCCN, giảm 12 trường so
với năm học trước. Trong đó, 171 trường TCCN công lập (giảm 28 trường), 81
trường TCCN ngoài công lập (tăng 10 trường). Tổng số có 545 cơ sở đào tạo
TCCN. Các trường TCCN và các cơ sở đào tạo đã mở thêm 180 ngành đào
tạo mới, tăng 34 ngành so với năm học trước. Quy mô học sinh TCCN là
614.616 người, tăng 95.953 người so với năm học trước.
b) Thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho
giáo viên
Sau một năm triển khai thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg
ngày 1/2/2008 về phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ
cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, kết quả như sau: Trái phiếu Chính phủ hỗ
trợ năm 2008 là 3.775,6 tỷ đồng. Các địa phương đã giải ngân: là 3.317,6 tỷ
đồng, đạt tỷ lệ 87,8% (theo số liệu của Kho bạc nhà nước Trung ương đến
tháng 6/2009). Các nguồn vốn huy động từ ngân sách địa phương tham gia
thực hiện đề án năm 2008 là 1.307,856 tỷ đồng. Năm 2009, vốn trái phiếu
chính phủ hỗ trợ là 3.000 tỷ đồng. Các địa phương đã giải ngân được 890,029
tỷ đồng, đạt tỷ lệ 29,67% so với kế hoạch.
Số lượng phòng học đã xây dựng 9.496, đang xây dựng 16.621 phòng
chiếm 88,1% so với kế hoạch. Nhà công vụ đã xây dựng 4.180, đang xây
dựng 4.875 phòng đạt 93,1% so với kế hoạch.
Các địa phương Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Ninh
Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Ninh Thuận triển khai thực hiện kế hoạch đạt tiến
độ 100% khối lượng công trình phòng học và nhà công vụ giáo viên; đã hoàn
thành kế hoạch và giải ngân vốn trái phiếu chính phủ hỗ trợ trên 90% năm 2008.
Kinh phí đầu tư cho giáo dục mầm non tiếp tục tăng, tổng kinh phí đầu

tư lên đến 9.474.8 tỷ đồng, tăng hơn 3000 tỷ đồng so với năm học trước. đặc
biệt chương trình mục tiêu quốc gia dành cho kiên cố hóa trường lớp chiếm
23
1.646 tỷ. Tỉnh có số đầu tư lớn từ nguồn kinh phí KCH trường lớp như Thanh
hóa 158 tỷ, Hà Nội: 151 tỷ, Hà Tĩnh 102 tỷ, Nghệ An 101 tỷ, Hải Dương 71
tỷ, Bạc Liêu 58 tỷ, Ninh Bình 56 tỷ, ...
Kinh phí đầu tư cho TCCN lên đến 3.093,9 tỷ đồng. Nhiều trường
TCCN đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học và mua sắm thiết
bị dạy học. Tuy nhiên, do việc đầu tư còn giàn trải và mức đầu tư thấp nên
hiệu quả đầu tư chưa cao, thiếu đồng bộ giữa đội ngũ, cơ sở vật chất và thiết
bị trường học.
c) Về đầu tư mua sắm thiết bị dạy học và sách giáo khoa
Công tác TBDH phục vụ khai giảng năm học mới, những địa phương
triển khai kịp thời: Yên Bái, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Bà
Rịa -Vũng Tàu, Long An, An Giang, Tiền Giang. Tuy nhiên, một số địa
phương việc cung ứng TBDH tới các trường học quá chậm, chưa đáp ứng kịp
thời yêu cầu và tiến độ năm học mới, đó là các địa phương: Hà Nội (Hà Tây
cũ), Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bình Định, Ninh Thuận, Gia Lai.
Hầu hết các địa phương đã triển khai tốt việc mua sách cho giáo viên,
SGK, giấy vở cho học sinh bằng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia và
thực hiện tốt việc tặng SGK cho các đối tượng con em thương binh, liệt sĩ,
quyên góp sách cũ, giảm giá bán SGK cho các đối tượng học sinh giỏi, học
sinh nghèo vượt khó.... [Phụ lục 1, biểu 9]
Trong năm học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã đảm bảo cung
ứng đầy đủ cho mọi học sinh đều có sách giáo khoa để đến trường, tổ chức
quyên góp được trên 2,5 triệu bản sách giáo khoa cũ trị giá trên 3 tỷ đồng tặng
học sinh nghèo có sách để học tập, đã tặng 70.000 bộ sách giáo khoa mới trị
giá khoảng 7 tỷ đồng cho con em thương binh, liệt sỹ; phát phiếu giảm giá
cho học sinh nghèo học giỏi trị giá khoảng 7 tỷ đồng tạo điều kiện cho học
sinh cả nước, đặc biệt là học sinh vùng khó có đủ sách đến trường.

Từ năm học 2008-2009, toàn ngành tích cực triển khai cuộc vận động
quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, áo ấm giúp học sinh và giáo viên vùng
khó khăn. Tính đến ngày 10 tháng 7 năm 2009 đã có 17/17 tỉnh đồng bằng và
thành phố trung ương; 36/46 tỉnh thực hiện tự quyên góp tại địa phương; 44
đơn vị là đơn vị trực thuộc đã tích cực triển khai cuộc vận động. Kết quả đã
huy động được gần 25 tỷ đồng tiền mặt, trên 2 triệu cuốn sách giáo khoa, sách
tham khảo, vở viết; gần 150.000 chiếc đồ dùng học tập gần 4 tấn quần áo ấm,
24
36 nghìn bộ quần áo, trên 500.000 chiếc quần áo các loại và hơn 22.000 hiện
vật khác.
d) Phát triển hệ thống trường chuẩn quốc gia:
Trong năm học, đã có 260 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn
quốc gia, nâng tổng số lên 1.644 trường, đạt 13,2% (tăng 2,1% so với năm
học trước).
Đến tháng 6/2009 có 5254/14954 (35,13%) trường tiểu học đạt Chuẩn
quốc gia, trong đó có 340 trường đạt chuẩn mức độ 2. Riêng số trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia năm học này là 756 trường.
Số trường THCS đạt chuẩn quốc gia 1.573 trường (đạt tỉ lệ: 15,1%) so
với năm học trước tăng 398 trường. Số trường THPT đạt chuẩn quốc gia là
201 trường (đạt tỉ lệ: 7,9 %) so với năm học trước tăng 44 trường,
Một số tỉnh miền núi gặp khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,
ở một số thành phố lớn trực thuộc Trung ương do diện tích khuôn viên trường
không đủ tiêu chuẩn nên tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Việc bố trí
học sinh học 2 buổi/ngày gặp nhiều khó khăn.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NĂM HỌC 2008-2009
A. Năm kết quả nổi bật năm học 2008-2009
1. Năm học 2008-2009, công tác chỉ đạo của Bộ đã tập trung lựa
chọn giải quyết những vấn đề then chốt, bám sát thực tiễn, đề ra các giải
pháp cụ thể quyết tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện.
Thực hiện kết luận số 242-TB/TW của Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã xây dựng Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến
năm 2020, đây là cơ sở quan trọng để xây dựng nhiệm vụ năm học 2009-2010
và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020; Xây dựng báo cáo
trình Uỷ ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội về kết
quả thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40
của Quốc hội.
Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014 đã được
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ
chế tài chính giáo dục từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.
25
Ứng dụng CNTT trong công tác điều hành, quản lý giáo dục và phục vụ
đổi mới phương pháp dạy và học có sự chuyển biến mạnh mẽ, kết nối Internet
trong hệ thống giáo dục có chuyển biến đột phá.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
đã đạt được kết quả cao trong năm đầu triển khai, tạo tiền đề quan trọng và tin
cậy cho việc hình thành cơ chế toàn hệ thống chính trị và các lực lượng chăm
lo cho sự phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình
thành đạo đức và nhân cách cho học sinh.
Giáo dục mầm non, giáo dục dân tộc đặc biệt đối với vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc được đẩy mạnh; các giải pháp
nhằm khắc phục tình trạng học sinh ngồi sai lớp, học sinh yếu kém, học sinh
bỏ học các cấp học được triển khai quyết liệt; việc đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục
công dân được triển khai mạnh mẽ; thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm
2009 được cải tiến qua việc thi theo cụm trường và chấm chéo bài tự luận giữa các
tỉnh, đảm bảo nghiêm túc và khách quan; duy trì giao ban vùng định kỳ có chất
lượng, kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh.
2. Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ thông qua cuộc vận động "Hai không” của ngành với 4 nội dung:

“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói
không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi sai lớp" đã làm chuyển biến
sâu sắc nhận thức, hành động của xã hội, của các cấp quản lý giáo dục, các
nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh. Việc giảng dạy và học tập thực chất
đã đi dần vào nền nếp, học sinh chăm học hơn. Việc giúp đỡ học sinh học lực
yếu kém đã được các cơ quan quản lý chỉ đạo chặt chẽ, các trường triển khai
quyết liệt và thu được kết quả tương đối tốt, góp phần nâng cao kết quả các kỳ
thi. Lãnh đạo Bộ và các Vụ đã thường xuyên đi sâu đi sát nắm bắt tình hình
cụ thể, những khó khăn, vướng mắc của các vùng trên toàn quốc; phối hợp
với các ban ngành đoàn thể, UBND và chính quyền địa phương các cấp đề ra
các giải pháp tích cực phục vụ phát triển giáo dục của các địa phương.
3. Thông qua ba cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục, sự tăng cường
đầu tư, quan tâm chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, sự phối hợp của
các ban ngành, đoàn thể và quan tâm của gia đình, sự nỗ lực của các em học
sinh, về tổng thể chất lượng giáo dục đã được nâng cao hơn, tạo tiền đề
cho việc phát triển nhanh hơn trong các năm sau.
26

×