Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá nhu cầu đối với Trung tâm WTO ở các địa phương và đề xuất mô hình cho các trung tâm này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 58 trang )





CHƯƠNG TRÌNH B-WTO GIAI ĐOẠN II
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Dự án: Nghiên cứu, đề xuất mô hình cho các Trung tâm WTO tại Việt Nam

Hoạt động 3: Đánh giá nhu cầu đối với Trung tâm WTO ở các địa phương và đề
xuất mô hình cho các trung tâm này



BÁO CÁO TỔNG HỢP
Đánh giá nhu cầu đối với Trung tâm WTO ở các địa phương và đề xuất mô
hình cho các trung tâm này
Người thực hiện: Đặng Thị Phương Hoa (trưởng nhóm)
Lê Thu Hà
Nguyễn Trọng Xuân




Hoạt động 3.3.1.b & 3.3.3

1

Hà Nội, 2012
2

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU 4
1. NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CỦA CÁC
TRUNG TÂM WTO 6
2. TIẾP CẬN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM
WTO 13
3. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
CỦA CÁC TRUNG TÂM WTO 19
4. CÁC ĐÁNH GIÁ VÀ QUAN ĐIỂM KHÁC CỦA DOANH NGHIỆP 27
KẾT LUẬN 32


3

MỞ ĐẦU
Việc xác định mô hình cho các Trung tâm WTO gắn với việc đánh giá
nhu cầu và điều kiện thành lập của các trung tâm này. Nếu chỉ căn cứ vào
trình độ phát triển và mức độ HNKTQT, một loạt tỉnh thành của Việt Nam có
điều kiện tương đồng với Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh, như Hà
Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Huế, An Giang, Đồng Nai v.v…đều có thể có
nhu cầu thành lập các Trung tâm WTO địa phương. Hơn nữa, việc xác định
phạm vi hoạt động của các Trung tâm WTO ở cấp vùng, liên vùng, hay quốc
gia cũng rất quan trọng để tránh sự chồng chéo và lãng phí nguồn lực. Kinh
nghiệm quốc tế cho thấy, có thể thành lập một Trung tâm WTO cấp quốc gia
như ở Trung Quốc, song đối với Việt Nam, việc xây dựng một trung tâm như
vậy liệu có chồng lấn với chức năng của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế
quốc tế hiện nay hay không? Tính bền vững của các Trung tâm WTO địa
phương như thế nào? Liệu các Trung tâm WTO sẽ trở thành ghánh nặng tài
chính cho các cơ quan chủ quản sau khi hoạt động tài trợ kết thúc? Kinh
nghiệm của Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh có ích gì cho các địa phương khác

trong quá trình thành lập và vận hành các Trung tâm WTO? v.v Đây là
những vấn đề và câu hỏi mà doanh nghiệp, người dân đóng thuế, chính quyền
địa phương, Chính phủ trung ương, Nhà tài trợ và bản thân các Trung tâm
WTO đã và sẽ được thành lập ở Việt Nam đang đặt ra và sẽ được dự án trả lời
từ kết quả nghiên cứu.
Báo cáo này trình bày kết quả điều tra đối với 538 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu ở 4 vùng kinh tế trọng điểm của Việt
Nam là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Các vấn đề điều tra tập trung vào việc đánh giá nhu cầu, khả
năng tiếp cận và sự hài lòng của doanh nghiệp đối với ba loại hình dịch vụ
chính của các trung tâm WTO là cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý và tập
4

huấn, đào tạo. Ngoài ra, cuộc điều tra cũng thăm dò ý kiến của doanh nghiệp
về mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ chính của các trung tâm WTO.
5


1. NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CỦA
CÁC TRUNG TÂM WTO
Mức độ sử dụng dịch vụ của các trung tâm WTO hiện tại thấp
song tồn tại nhu cầu khá cao
Kết quả điều tra doanh nghiệp ở cả bốn vùng kinh tế trọng điểm cho
thấy tỷ lệ số doanh nghiệp hiện đang sử dụng dịch vụ của các trung tâm WTO
còn khá thấp: chỉ có 10,9% số doanh nghiệp trả lời rằng họ đã từng nhận được
thông tin hội nhập từ các trung tâm WTO; tỷ lệ này còn thấp hơn đối với việc
nhận được các dịch vụ tư vấn pháp lý (3,3% số doanh nghiệp) và tập huấn,
đào tạo (4,7% số doanh nghiệp). Tỷ lệ này cho thấy có quá ít số doanh nghiệp
hiện nay đang sử dụng ba loại dịch vụ cơ bản này của các trung tâm WTO và

các trung tâm WTO chưa hoạt động hiệu quả trong mối liên hệ với doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, có đến 65%, 56,9% và 45,5% số doanh nghiệp tương ứng
bày tỏ mong muốn nhận được thông tin, tư vấn pháp lý và tham gia các khóa
tập huấn, đào tạo của các trung tâm WTO. Trung bình khoảng 6,3% số doanh
nghiệp trả lời rằng họ đã từng nhận được một trong những dịch vụ cơ bản của
các trung tâm WTO và 55,8% số doanh nghiệp bày tỏ mong muốn nhận được
các dịch vụ này trong tương lai. Sự khác biệt khá xa giữa tỷ lệ doanh nghiệp
mong muốn sử dụng dịch vụ và tỷ lệ doanh nghiệp hiện đang sử dụng dịch vụ
(49,5%) cho thấy, tồn tại nhu cầu khá cao của doanh nghiệp đối với các dịch
vụ thông tin, tư vấn pháp lý và tập huấn đào tạo của các trung tâm WTO.

6


Hình 1.1: Nhu cầu doanh nghiệp đối với dịch vụ của các trung tâm WTO

Đặc biệt, nhu cầu này tồn tại ở cả bốn vùng kinh tế trọng điểm. Nhu
cầu đối với dịch vụ thông tin và dịch vụ tập huấn đào tạo cao nhất nằm ở
Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ,
1
nhu cầu đối với dịch vụ tư vấn pháp lý
cao nhất nằm ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2
Nhu cầu thấp nhất đối với
các ba loại dịch vụ này của các trung tâm WTO nằm ở Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
3

1

Chênh lệch giữa tỷ lệ doanh nghiệp mong muốn sử dụng dịch vụ và tỷ lệ doanh nghiệp đang nhận dịch vụ
lần lượt là 68,9% và 54,1%
2
Chênh lệch giữa tỷ lệ doanh nghiệp mong muốn sử dụng dịch vụ và tỷ lệ doanh nghiệp đang nhận dịch vụ
là 63,1%
3
Chênh lệch giữa tỷ lệ doanh nghiệp mong muốn sử dụng dịch vụ và tỷ lệ doanh nghiệp đang nhận dịch vụ
lần lượt là 44,9% (dịch vụ thông tin), 41,9% (dịch vụ tư vấn pháp lý), và 29,2% (dịch vụ tập huấn, đào tạo)
7




Hình 1.2: Nhu cầu doanh nghiệp đối với dịch vụ cung cấp thông tin

Hình 1.3: Nhu cầu doanh nghiệp đối với dịch vụ tư vấn pháp lý

8

Hình 1.4: Nhu cầu doanh nghiệp đối với dịch vụ tập huấn, đào tạo

Nhu cầu đối với dịch vụ của các trung tâm WTO là khá cao song
không mạnh
Nhu cầu của doanh nghiệp đối với một số dịch vụ thông tin, tư vấn
pháp lý và tập huấn, đào tạo cụ thể của các trung tâm WTO là khá cao nhưng
không mạnh, thể hiện ở việc tần suất mà các doanh nghiệp mong muốn nhận
được ba loại dịch vụ cơ bản này không cao.
4

Trung bình 19,9% số doanh nghiệp trả lời rằng, họ muốn nhận được

các thông tin từ những trung tâm WTO ở mức độ thường xuyên hoặc rất
4
Các nội dung thông tin gồm: 1. WTO và các cam kết của Việt Nam trong WTO; 2. Các vấn đề đang được
đàm phán trong WTO; 3. Nội dung các FTA mà Việt Nam đã ký kết; 4. Nội dung các FTA mà Việt Nam
đang hoặc sẽ đàm phán/ký kết; 5. Các văn bản pháp luật của Việt Nam để thực hiện các cam kết với WTO; 6.
Các văn bản pháp luật của Việt Nam để thực hiện cam kết theo các FTA; 7. Các chính sách, pháp luật
thương mại của các nước thành viên WTO; 8. Các rào cản thương mại tại các nước thành viên WTO; 9. Tình
hình và nhu cầu thị trường của các nước thành viên WTO.
Các loại dịch vụ tư vấn pháp lý gồm: 1. Các tư vấn liên quan đến việc thực hiện cam kết WTO và các FTA
khác của Việt Nam (đặc biệt là các cam kết về mở cửa thị trường, quyền sở hữu trí tuệ, trợ cấp trong
nước…); 2. Các tư vấn về xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thị trường nước ngoài (hải quan, hàng rào kỹ
thuật, phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ…); 3. Các tư vấn về hoạt động thương mại tại thị trường nước
ngoài (tình hình và nhu cầu thị trường, pháp luật và chính sách thương mại của nước ngoài, các sự kiện xúc
tiến thương mại tại nước ngoài…); 4. Các tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại của doanh nghiệp.
Các nội dung tập huấn đào tạo gồm: 1.Các quy định, cam kết trong WTO và/hoặc các hiệp định thương mại
Việt Nam là thành viên; 2.Các quy định và thủ tục của Việt Nam thực hiện các cam kết WTO và các FTA
của Việt Nam; 3.Tác động của các cam kết WTO và các FTA đối với ngành/doanh nghiệp và các lưu ý/giải
pháp cho doanh nghiệp; 4. Kỹ năng vận động chính sách thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp (để các
cơ quan Chính phủ tính đến quyền và lợi ích của ngành/doanh nghiệp mình trong quá trình đàm phán thương
mại); 5. Các kỹ năng phục vụ thương mại quốc tế (ký kết hợp đồng quốc tế, xuất nhập khẩu, thương mại
điện tử, thanh toán quốc tế, xúc tiến thương mại, giải quyết tranh chấp…); 6.Các kỹ năng về quản lý doanh
nghiệp (quản trị, điều hành, nhân sự…)
9



thường xuyên trong tương lai. Đây là tỷ lệ khá cao so với con số bình quân
1,2% số doanh nghiệp hiện đang nhận được dịch vụ thông tin ở các mức độ
này, song chỉ bằng 30,6% số doanh nghiệp trả lời rằng họ muốn nhận được
thông tin về hội nhập của các trung tâm WTO. Trong khi đó, có tới bình quân

31,1% số doanh nghiệp, tương đương 47,8% số doanh nghiệp nói họ muốn sử
dụng dịch vụ, trả lời rằng họ chỉ muốn thỉnh thoảng nhận được thông tin về
hội nhập từ các trung tâm WTO trong tương lai.
Nhu cầu đối với các dịch vụ tư vấn pháp lý mạnh hơn: bình quân
23,4% và 24,8% số doanh nghiệp tương ứng bày tỏ mong muốn nhận được
dịch vụ tư vấn pháp lý từ các trung tâm WTO ở mức độ thường xuyên/rất
thường xuyên và thỉnh thoảng; so với tỷ lệ bình quân 0,8% và 2% số doanh
nghiệp đang nhận được dịch vụ tư vấn pháp lý ở mức độ này.
Nếu so với dịch vụ tư vấn pháp lý và dịch vụ cung cấp thông tin thì nhu
cầu đối với dịch vụ tập huấn, đào tạo của các trung tâm WTO thấp hơn hẳn
và cũng không mạnh bằng: chỉ có 45,5% số doanh nghiệp muốn tham gia các
khóa tập huấn, đào tạo do các trung tâm WTO tổ chức trong tương lai. Ngoài
ra, chỉ có bình quân 14% và 21,1% số doanh nghiệp tương ứng nói rằng họ
muốn tham gia các khóa tập huấn, đào tạo ở các mức độ thường xuyên/rất
thường xuyên và thỉnh thoảng.
Bảng 1.1: Nhu cầu của doanh nghiệp đối với các loại hình thông tin, tư
vấn pháp lý và tập huấn đào tạo của các trung tâm WTO
(*)
Dịch
vụ

Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Rất ít
khi

Chưa bao
giờ/không
muốn
Tổng
Thông
tin
Hiện
tại
0,2% 1,0% 3,8% 3,2% 2,7% 10,9%
Mong
muốn
10,2% 9,7% 31,1% 10,7% 3,3% 65,0%
Tư vấn
pháp
Hiện
tại
0,2% 0,6% 2,0% 0,5% 0,0% 3,3%
10


Mong
muốn
4,2% 19,2% 24,8% 6,4% 2,3% 56,9%
Tập
huấn
đào tạo
Hiện
tại
0,0% 0,0% 2,3% 0,8% 1,5% 4,7%
Mong

muốn
3,0% 11,0% 21,1% 8,4% 2,0% 45,5%
(*)
Số liệu thể hiện tỷ lệ bình quân. Xem bảng A.3.1, A.3.2 và A.3.3 ở Phụ lục
3 đối với tỷ lệ của các dịch vụ cụ thể
Có tới 14%, 8,7% và 10,4% số doanh nghiệp tương ứng (21,5%, 15,3%
và 22,9% số doanh nghiệp trả lời có nhu cầu) nói rằng họ không muốn hoặc
muốn rất ít khi nhận được dịch vụ thông tin, tư vấn pháp lý và tập huấn đào
tạo của các trung tâm WTO trong tương lai.
Như vậy, một tỷ lệ không nhỏ doanh nghiệp vẫn chưa xác định rõ mình
muốn gì ở các trung tâm WTO;
5
ngoài ra một số dịch vụ cụ thể (thí dụ, các
loại thông tin hội nhập, chủ đề của các khóa tập huấn, đào tạo) của các trung
tâm WTO vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
6

Các trung tâm WTO chỉ hỗ trợ những vấn đề chung song nhu cầu
của doanh nghiệp lại cụ thể và đa dạng
Nhiều thông tin hoặc khóa tập huấn đào tạo hiện nay mới chỉ tổ chức
theo diện rộng là các chủ đề chung về HNKTQT và gia nhập WTO, chưa đi
sâu vào một số lĩnh vực hoặc kỹ năng cụ thể trực tiếp phục vụ doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp cho rằng họ thực sự muốn các trung tâm WTO hỗ trợ
những vấn đề hết sức cụ thể như cung cấp nội dung chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp, hoặc thông tin về các thị trường cụ thể mà doanh nghiệp đang tham
gia như thị trường dệt may, thủy sản, nhựa, gỗ, thủ công mỹ nghệ, hoặc tổ
chức những khóa học kỹ năng như kỹ đàm phán quốc tế, quản trị doanh
5
Thể hiện qua tỷ lệ số doanh nghiệp chọn câu trả lời “thỉnh thoảng” muốn nhận được các dịch vụ của các
trung tâm WTO

6
Thể hiện qua tỷ lệ số doanh nghiệp chọn trả lời muốn “rất ít khi” nhận được hoặc “không muốn” nhận được
các dịch vụ của các trung tâm WTO
11



nghiệp xuất nhập khẩu v.v…Điều đó cho thấy, các trung tâm WTO cần thay
đổi nội dung của các thông tin hay chủ đề của các khóa tập huấn về HNKTQT
do mình cung cấp.
Bên cạnh các dịch vụ chính là thông tin, tư vấn pháp lý, tập huấn đào
tạo, doanh nghiệp còn thể hiện mong muốn nhận được các dạng hỗ trợ khác
từ các trung tâm WTO. Bình quân trên ½ số doanh nghiệp mong muốn các
trung tâm WTO thực hiện thêm một số công việc như thay mặt doanh nghiệp
tham gia ý kiến với các cơ quan đàm phán của Chính phủ; tham gia ý kiến với
các cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật nhằm thực thi các cam kết về
HNKTQT để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp; tập hợp và có ý kiến với các cơ
quan Nhà nước để giải quyết những bất cập của doanh nghiệp trong quá trình
thực thi các cam kết về HNKTQT; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại
trong và ngoài nước, kết nối doanh nghiệp…
Hình 1.5: Các mong muốn khác của doanh nghiệp đối với trung tâm
WTO

12

2. TIẾP CẬN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC TRUNG
TÂM WTO
Chưa nhiều doanh nghiệp biết về hoạt động của các trung tâm
WTO
Trong số các doanh nghiệp trả lời rằng họ chưa từng sử dụng bất kỳ

dịch vụ thông tin, tư vấn pháp lý và tập huấn đào tạo nào của các trung tâm
WTO, bình quân khoảng 40,6% số doanh nghiệp (38% số doanh nghiệp điều
tra) nói rằng họ không biết trung tâm WTO cung cấp các dịch vụ này hoặc
không biết gì về việc các trung tâm WTO đang tồn tại; khoảng 34,9% số
doanh nghiệp (32,8% số doanh nghiệp điều tra) nói họ không có nhu cầu sử
dụng dịch vụ; 9,6% số doanh nghiệp (9% số doanh nghiệp điều tra) nói họ đã
nhận dịch vụ tương tự từ các tổ chức khác; và 5,8% số doanh nghiệp (5,4% số
doanh nghiệp điều tra) nói do chi phí để sử dụng dịch vụ của các trung tâm
WTO quá cao.
7

Như vậy, có thể thấy rằng chi phí và cạnh tranh không phải là các yếu
tố chính ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của các trung tâm
WTO. Trên thực tế, các dịch vụ thông tin, tư vấn pháp lý và tập huấn đào tạo
của các trung tâm WTO hiện nay đều miễn phí. Nguyên nhân cơ bản là các
trung tâm WTO chưa làm tốt công tác quảng bá, tuyên truyền về hoạt động
của mình rộng rãi cho giới doanh nghiệp và dịch vụ của các trung tâm này
cũng chưa hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Hình 2.1: Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa từng sử dụng dịch
vụ của các trung tâm WTO
7
Theo một số doanh nghiệp, ngay cả khi họ không phải trả những khoản phí trực tiếp cho các trung tâm
WTO thì họ vẫn phải mất thời gian và một số khoản chi phí gián tiếp khác như tiền đi lại, điện thoại v.v…
13




14



Tiếp cận của doanh nghiệp đối với các trung tâm WTO có xu
hướng được cải thiện trong tương lai
Trong số doanh nghiệp trả lời rằng họ không muốn sử dụng dịch vụ của
các trung tâm WTO trong tương lai, có tới 72,5% số doanh nghiệp (32,1% số
doanh nghiệp điều tra) nói rằng họ không có nhu cầu đối với dịch vụ này.
Theo đó, có thể thấy:
Thứ nhất, tỷ lệ số doanh nghiệp trả lời rằng họ không có nhu cầu đối
với các trung tâm WTO nên chưa từng sử dụng dịch vụ hoặc không muốn sử
dụng các dịch vụ của các trung tâm này gần như không thay đổi (khoảng
32%).
8
Điều này chứng tỏ có một bộ phận doanh nghiệp được điều tra thực sự
không cần những hỗ trợ liên quan đến hội nhập từ các trung tâm WTO.
Thứ hai, nằm trong tỷ lệ bình quân 44,2% số doanh nghiệp trả lời rằng
họ không muốn sử dụng dịch vụ của các trung tâm WTO trong tương lai,
ngoài 32,1% số doanh nghiệp nói không có nhu cầu sử dụng dịch vụ, 12,1%
doanh nghiệp còn lại không muốn sử dụng các dịch vụ của các trung tâm
WTO là vì những lý do khác (thí dụ, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu
cầu, cách thức cung cấp dịch vụ chưa phù hợp, chi phí cho dịch vụ cao và do
sẽ nhận dịch vụ từ các nguồn khác). Đặc biệt, trong số doanh nghiệp nói họ
không muốn sử dụng dịch vụ của các trung tâm WTO trong tương lai, chỉ có
một tỷ lệ nhỏ trả lời là vì các nguyên nhân liên quan đến vấn đề tiếp cận như:
chi phí cao (bình quân 6,8%),
9
và cách thức cung cấp dịch vụ không phù hợp
(bình quân 1,5%).
10

8

Bình quân 32,8% số doanh nghiệp điều tra nói họ chưa từng sử dụng dịch vụ của các trung tâm WTO vì
không có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Bình quân 32,1% số doanh nghiệp điều tra nói họ không có mong muốn
sử dụng dịch vụ của các trung tâm WTO trong tương lai vì họ cũng không có nhu cầu sử dụng dịch vụ
9
3% số doanh nghiệp điều tra
10
0,6% số doanh nghiệp điều tra
15




Hình 2.2: Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp không muốn sử dụng
dịch vụ của các trung tâm WTO trong tương lai

Một tỷ lệ lớn doanh nghiệp nhận được thông tin từ các trung tâm
WTO qua các kênh thông tin hiện đại, tiện lợi
Các doanh nghiệp đã nhận được thông tin từ các trung tâm WTO qua
ba kênh thông tin phổ biến nhất là: 1) qua các trang web, 2) email, và 3) các
ấn phẩm xuất bản như sách, tài liệu tờ rơi, bản tin. Có tới tương ứng 88,6%,
84,6% và 75,8% số doanh nghiệp nói họ nhận thông tin qua ba kênh này.
Trang thông tin điện tử là kênh thông tin được nhiều doanh nghiệp sử dụng
nhất. Đến nay, các trung tâm WTO ở Việt Nam đều đã xây dựng, vận hành và
tiếp tục hoàn thiện các trang thông tin điện tử khá thành công. Hình thức tiếp
nhận thông tin có tính chất tương đối truyền thống như qua sách, tờ rơi, tài
16

liệu…được gửi đến miễn phí cũng khá phổ biến, chủ yếu là do tính tiện lợi
của nó khi tra cứu.
Trong khi đó, chỉ có 54,6% số doanh nghiệp trả lời rằng họ nhận được

thông tin từ các trung tâm WTO qua đường công văn trả lời. Đây là hình thức
được các doanh nghiệp cho rằng phức tạp và tương đối mất thời gian. Tuy
nhiên, con số này cũng cho thấy, các doanh nghiệp đã chủ động tìm đến và
xin thông tin từ các trung tâm WTO.
Bảng 2.1: Các kênh thông tin của các trung tâm WTO đối với doanh
nghiệp

Các kênh thông tin
Nhận được thông tin
từ kênh này (%)
Không có thông tin
nào từ kênh này
(%)
H
ội thảo, tọa đàm 67,9 32,1
Khóa t
ập huấn, đào tạo 57,1 42,9
Trang thông tin điện tử
(Websites)
88,6 11,4
Ấn phẩm (sách, tài liệu, tờ rơi,
bản tin…)
75,8 24,2
Email
84,6
15,4
Đi
ện thoại 58,3 41,7
Công văn tr
ả lời 54,6 45,4


Đa số doanh nghiệp muốn được sử dụng dịch vụ của các trung tâm
WTO miễn phí
Bình quân có 61,5% số doanh nghiệp muốn sử dụng các dịch vụ của
các trung tâm WTO hoàn toàn miễn phí; 36,9% số doanh nghiệp có thể sử
dụng dịch vụ của các trung tâm WTO trả phí một phần; chỉ có 1,6% số doanh
nghiệp có thể trả phí hoàn toàn cho dịch vụ của các trung tâm WTO trong
tương lai.
17


Hình 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp muốn trả phí dịch vụ cho các trung tâm
WTO



Tỷ lệ số doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ của các trung tâm WTO
miễn phí cao nhất là trong lĩnh vực thông tin (65,7%), thấp nhất là trong lĩnh
vực tập huấn đào tạo (55,5%). Tập huấn đào tao cũng là lĩnh vực có tỷ lệ
doanh nghiệp có thể tham gia với điều kiện chỉ trả phí một phần cao nhất
(42%). Đây là điều hợp lý vì những doanh nghiệp tham gia các khóa tập huấn
đào tạo của các trung tâm WTO là đối tượng thực sự có nhu cầu và sẵn sàng
đầu tư.
Bình quân 76,6% số doanh nghiệp muốn sử dụng miễn phí một số dịch
vụ khác mà họ mong muốn các trung tâm WTO đảm nhận như: thay mặt
doanh nghiệp tham gia ý kiến với các cơ quan đàm phán của Chính phủ; tham
gia ý kiến với các cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật thực thi các cam kết về
HNKTQT để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp; tập hợp và có ý kiến với các cơ
quan Nhà nước để giải quyết những bất cập của doanh nghiệp trong quá trình
thực thi các cam kết về HNKTQT; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại

trong và ngoài nước, kết nối doanh nghiệp…Bình quân 20,5% số doanh
18

nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ này nếu như họ chỉ phải trả phí một phần;
còn bình quân chỉ khoảng 2,8% số doanh nghiệp nói là có thể trả phí toàn bộ
đối với các dịch vụ này.
Hình 2.4: Tỷ lệ doanh nghiệp muốn trả phí cho các dịch vụ bổ sung của
các trung tâm WTO

Thực tế trên cho thấy khả năng chuyển đổi các trung tâm WTO thành
những trung tâm dịch vụ thu phí là chưa khả thi trong tương lai gần. Các
trung tâm này cần có lộ trình chuyển đổi, trước mắt chỉ có thể từng bước thu
phí sử dụng dịch vụ một phần.
3. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ CỦA CÁC TRUNG TÂM WTO
Đa số doanh nghiệp sử dụng cảm thấy hài lòng hoặc tạm hài lòng
với dịch vụ của các trung tâm WTO
Bình quân 34,6% số doanh nghiệp nói “hài lòng” và 60,2% số doanh
nghiệp nói “tạm hài lòng” với các dịch vụ cơ bản của trung tâm WTO mà họ
19

đã nhận được. Cụ thể, tương ứng 35,2%, 24,5% và 44,1% số doanh nghiệp
nói “hài lòng” và tương ứng 52,2%, 75,6% và 52,9% số doanh nghiệp nói
“tạm hài lòng” với các dịch vụ thông tin, tư vấn pháp lý và tập huấn đào tạo
của các trung tâm WTO mà họ nhận được. Tỷ lệ số doanh nghiệp cảm thấy
“tạm hài lòng” cao cho thấy, doanh nghiệp chưa thực sự an tâm với chất
lượng dịch vụ của các trung tâm WTO.
Đặc biệt, có một bộ phận doanh nghiệp bày tỏ sự “không hài lòng”
hoặc “rất không hài lòng” đối với dịch vụ thông tin mà họ nhận được (chiếm
12,6%). Bộ phận doanh nghiệp này cảm thấy “không hài lòng” hoặc “rất

không hài lòng” đối với nội dung của một loạt dạng thông tin mà các trung
tâm WTO cung cấp. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp bày tỏ sự “không hài lòng”
hoặc “rất không hài lòng” cao nhất là đối với các thông tin về: i) những vấn
đề đang được đàm phán trong WTO (17,6%), ii) nội dung các FTA mà Việt
Nam đã ký kết (17,1%), và iii) rào cản thương mại tại các nước thành viên
WTO (16,7%). Thực tế này là một cảnh báo đối với chất lượng nội dung
thông tin của các trung tâm WTO.
Có một bộ phận doanh nghiệp bày tỏ sự “rất hài lòng” đối với các khóa
tập huấn đào tạo về kỹ năng thương mại quốc tế mà họ tham gia (18,2% số
doanh nghiệp). Tuy vậy, đây là chủ đề duy nhất có doanh nghiệp cảm thấy
“rất hài lòng” trong số các chủ đề tập huấn, đào tạo của các trung tâm WTO
hiện nay.
11

11
Vì vậy, bình quân số doanh nghiệp trả lời “rất hài lòng” với các khóa tập huấn đào tạo do các trung tâm
WTO tổ chức là 3%
20


Hình 3.1: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ của các
trung tâm WTO
(*)


(*)
Số liệu thể hiện tỷ lệ bình quân. Xem bảng A.4.1, A.4.2 và A.4.3 ở Phụ lục
4 đối với tỷ lệ của các dịch vụ cụ thể
Doanh nghiệp có cảm nhận đa dạng đối với các kênh thông tin của
trung tâm WTO

Đánh giá của doanh nghiệp đối với các kênh thông tin của các trung
tâm WTO khá khác biệt. Tỷ lệ doanh nghiệp cảm thấy hài lòng cao nhất là đối
với việc tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo để cung cấp thông tin (68,8%),
tiếp đến là các hội thảo, tọa đàm (63,1%). Một số doanh nghiệp cho rằng đây
là hình thức giao tiếp tích cực và có thể giúp họ nhận được những thông tin
phản hồi ngay lập tức.
Tỷ lệ doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đối với việc nhận thông tin qua
đường điện thoại là thấp nhất (28,6%); đồng thời điện thoại cũng là kênh
thông tin mà có tỷ lệ số doanh nghiệp cảm thấy không hài lòng hoặc rất
không hài lòng cao nhất (21,4%). Một số doanh nghiệp cho rằng sở dĩ họ
không hài lòng đối với việc nhận thông tin qua đường điện thoại vì họ ít khi
21

liên lạc được qua kênh này, người trả lời thường rơi vào tình thế bị động và ít
khi có sẵn thông tin nên chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu của doanh nghiệp.
22


Hình 3.2: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các kênh thông tin
của các trung tâm WTO


Doanh nghiệp mong muốn có nhiều lựa chọn đối với kênh thông tin
Tương ứng 82,8%, 71,9% và 58,9% số doanh nghiệp nói rằng email,
trang thông tin điện tử các ấn phẩm xuất bản (như sách tờ rơi, bản tin…) là
một trong ba kênh mà các doanh nghiệp muốn nhận được thông tin qua đó
nhất trong tương lai. Email, trang thông tin điện tử và hội thảo tọa đàm được
nhiều doanh nghiệp chọn là kênh thông tin ưa chuộng nhất trong tương lai,
với tỷ lệ tương ứng là 54,4%, 27,3% và 13,8% số doanh nghiệp. Mặc dù có
một tỷ lệ cao doanh nghiệp nói họ hài lòng với các khóa tập huấn đào tạo

song đây không phải là kênh truyền tải thông tin được nhiều doanh nghiệp lựa
chọn nhất trong tương lai. Chỉ có 7,2% số doanh nghiệp coi đây là kênh thông
tin được ưa chuộng nhất; và 25% số doanh nghiệp coi đây là một trong ba
kênh thông tin được ưa chuộng nhất (thấp nhất so với các kênh khác). Điều
này chứng tỏ, mặc dù có một số lợi thế, việc tổ chức các khóa tập huấn đào
tạo chưa hoàn toàn phù hợp với cách thu nhận thông tin của các doanh nghiệp
23

hiện nay (thí dụ, tốn kém thời gian, doanh nghiệp phải cử nhân sự tham gia
v.v…).
Hình 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn các kênh thông tin trong tương lai



Trung tâm WTO là một trong ba sự lựa chọn về hỗ trợ đầu tiên
của doanh nghiệp
Trong tương lai, các trung tâm WTO cùng với hiệp hội/Phòng Thương
mại và Công nghiệp và các cơ quan nhà nước (Bộ, ngành, sở, Ủy ban quốc
gia về hợp tác kinh tế quốc tế v.v…) là những đầu mối được doanh nghiệp
muốn tìm đến nhất liên quan đến các vấn đề về tìm kiếm thông tin, tư vấn và
tập huấn đào tạo trong lĩnh vực HNKTQT.
Trong số các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn sử dụng dịch vụ của các
trung tâm WTO trong tương lai, có 75,7% số doanh nghiệp nói rằng trung tâm
WTO là một trong ba đầu mối cung cấp thông tin ưa chuộng nhất; 91,2% số
doanh nghiệp nói rằng trung tâm WTO là một trong ba đầu mối tư vấn pháp
lý ưa chuộng nhất; và 86,8% số doanh nghiệp nói rằng trung tâm WTO là một
trong ba đầu mối tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo ưa chuộng nhất của họ.
Tương ứng 25,9%, 32,9% và 28,2% số doanh nghiệp trả lời rằng trung tâm
24


WTO là đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý và tổ chức các khóa tập
huấn đào tạo ưa chuộng nhất của họ. Trung tâm WTO được xếp trên các cơ
quan khác như các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức tư
nhân…Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ, ban, ngành vẫn là
những nơi doanh nghiệp muốn tìm đến nhất khi cần thông tin, tư vấn và tham
gia các khóa tập huấn, đào tạo. Đáng chú ý là nếu so với các trung tâm WTO
thì các viện nghiên cứu và các trường đại học – vốn là những cơ sở nghiên
cứu, đào tạo – lại không được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tham gia
những khóa tập huấn đào tạo những vấn đề về HNKTQT bằng.
Hình 3.4: Các tổ chức được doanh nghiệp lựa chọn để cung cấp thông tin

25

×