Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Khảo sát nhu cầutiêu thụ nội địa củasản phẩmGẠO đạt tiêu chuẩn Global G.A.P

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 106 trang )






Khảo sát nhu cầu tiêu thụ nội địa
của sản phẩm GẠO đạt tiêu chuẩn
Global G.A.P.











Đơn vị tài trợ
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
Dự án ICRE giai đoạn II

Nhóm nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
ThS. Nguyễn Thành Long

ThS. Võ Duy Thanh

ThS. Huỳnh Phú Thịnh


ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

ThS. Lê Thanh Phong

ThS. Hồ Thị Ngân

CN. Trần Xuân Long





10-2012


ii




Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP là một hướng đi cho việc nâng cao chất lượng hạt
gạo Việt Nam và hình thành nền nông nghiệp bền vững. Với nỗ lực xúc tiến của các sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, kể từ 2009, các liên kết sản xuất kinh doanh lúa, gạo Global
GAP hướng đến thị trường nội địa đã hình thành ở một số tỉnh thành phía Nam như Tiền
Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang. Đến nay, qui mô sản xuất gạo đạt chuẩn Global GAP
vẫn còn nhỏ - chưa đến 100 ha ở mỗi tỉnh, một số liên kết cũng không còn duy trì. Nguyên
nhân của hạn chế này được cho là từ đầu ra. Nhu cầu tiêu thụ gạo Golbal GAP là của ai, thế
nào, bao nhiêu là các câu hỏi quan trọng đặt ra cho sự phát triển sản xuất-kinh doanh lúa gạo
Global GAP.
Để trả lời, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) An Giang đã đặt hàng cho

Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông thôn (trường Đại học An Giang) thực hiện một
nghiên cứu nhằm đạt ba mục tiêu sau đây: (1) ước lượng qui mô và xác định các đặc trưng
nhu cầu thị trường đối với gạo Global GAP; (2) thẩm định tính khả thi về thị trường và khả
thi kỹ thuật của việc phát triển liên kết sản xuất-tiêu thụ gạo Global GAP; (3) khuyến nghị
chính sách, định hướng tổ chức hoạt động cho các bên đối tác liên quan. Trong đó, hộ gia
đình có thu nhập khá-cao, cư trú nội thành là đối tượng trọng tâm cho xác định nhu cầu, đối
tượng phụ là các nhà hàng-khách sạn với tư cách người tiêu dùng tổ chức-trung gian. Các bên
liên quan là sở NN-PTNT, liên kết sản xuất lúa giữa doanh nghiệp-tổ hợp tác/hợp tác xã/nông
hộ.
Một nghiên cứu thị trường kết hợp phương pháp định tính và định lượng đã được tiến hành từ
tháng 06-2012 đến tháng 10-2012 theo một khung nghiên cứu được thiết kế trước. Người tiêu
dùng, doanh nghiệp, nhà phân phối tại ba thành phố Long Xuyên, Cần Thơ và Hồ Chí Minh
được chọn để lấy mẫu. Riêng tổ hợp tác sản xuất được chọn tử các huyện ở An Giang.
Nghiên cứu định tính gồm 15 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ, chuyên viên có trách
nhiệm của: 04 doanh nghiệp đang thực hiện liên kết sản xuất kinh doanh lúa, gạo; 03 tổ hợp
tác sản xuất lúa; 08 siêu thị có bán gạo; 08 nhà hàng-khách sạn. Dữ liệu này kết hợp tư liệu
thức cấp sẵn có là căn cứ để (1) mô tả tổng quan thị trường gạo cao cấp, (2) phân tích các đặc
trưng nguồn lực, vận hành, rủi ro trong liên kết sản xuất kinh doanh lúa, gạo cao cấp, (3)
nhận dạng nhu cầu gạo Global GAP của nhà hàng-khách sạn.
Nghiên cứu định lượng là điều tra với công cụ thu thập dữ liệu là bản câu hỏi đóng. Bản câu
hỏi này được hoàn thiện nhờ một nghiên cứu sơ sộ định tính gồm 12 cuộc phỏng vấn bán cấu
trúc các hộ gia đình, kiểm định thử trước khi phát hành chính thức. Bằng lấy mẫu phi xác
suất kết hợp hạn mức, phán đoán và qua kiểm tra, làm sạch, có 539 hồi đáp đạt yêu cầu phân
tích định lượng (Long Xuyên:144, Cần Thơ: 94, Hồ Chí Minh: 301). Kết quả phân tích đã mô
tả được (1) đặc trưng hộ gia đình, (2) hành vi tiêu dùng gạo hiện tại, (3) thái độ đối với an
toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và gạo nói riêng, (4) hiểu biết, đánh giá lợi ích và mong
muốn dùng gạo Global GAP, (5) ước lượng cầu (lượng, giá) đối với gạo phù hợp thị hiếu
hiện dùng và đạt thêm chuẩn Global GAP.
Thông tin kết xuất từ hai cho nghiên cứu trên là cơ sở thiết lập bảng SWOT (S: điểm mạnh,
W: điểm yếu, O: cơ hội/thuận lợi; T: thách thức/khó khăn) để từ đó đưa ra các khuyến nghị

định hướng, giải pháp phát triển liên kết sản xuất-kinh doanh lúa, gạo Global GAP. Để kiểm
định kết quả nhiên cứu và gia tăng giá trị thực tiễn các khuyến nghị, một hội thảo chuyên gia
(từ trường Đại học An Giang, doanh nghiệp sản xuất, phân phối) được tổ chức. Sau bước
này, báo cáo nghiên cứu được hoàn thành.

iii

Báo cáo này gồm 7 chương với các nội dung chính sau đây:
Chương 1. Tính cấp thiết-Mục tiêu và phạm vi khảo sát giới thiệu tổng quan hiện trạng sản
xuất, tiêu thụ gạo Global GAP và sự cần thiết phải trả lời các câu hỏi về thị trường tiêu thụ
nội địa; đưa ra ba mục tiêu cho nghiên cứu và xác định rõ phạm vi khách hàng, thị trường
(địa lý) và các bên liên quan.
Chương 2. Thiết kế điều tra-tư vấn trình bày toàn bộ qui trình nghiên cứu, trong đó có 4 bước
là: (A) thu thập dữ liệu về nhu cầu, thị trường và đối tác liên quan; (B) ước lượng, mô tả thị
trường và nhu cầu gạo Global GAP; (C) phân tích SWOT và (D) báo cáo kết quả.
Chương 3. Tổng quan thị trường gạo cao cấp: thảo luận khái niệm gạo cao cấp (trong đó có
Global GAP) và mô tả tổng quát các thành phần tạo ra thị trường này cũng như các đặc trưng
vận hành của nó.
Chương 4. Một số hoạt động liên kết sản xuất-kinh doanh lúa, gạo cao cấp và Global GAP:
tập trung mô tả và phân tích đặc trưng tổ chức, vận hành và nguồn lực các bên của hai dạng
liên kết: (1) “cánh đồng mẫu lớn” và (2) Global GAP.
Chương 5. Kết quả điều tra hộ tiêu dùng gia đình trình bày toàn bộ kết quả điều tra qua diễn
dịch các số liệu phân tích định lượng.
Sau phần giới thiệu cơ cấu và đặc trưng mẫu, hành vi tiêu dùng gạo hiện tại được mô tả qua:
tên gạo, tên công ty sản xuất, giá và lượng dùng, khẩu vị và cảm quan, cách mua và nơi mua,
đánh giá chung về gạo và nơi bán gạo.
Tiếp theo, mức quan tâm của khách hàng đến an toàn vệ sinh của thực phẩm nói chung và
của gạo nói riêng được đo lường. Từ dây, dẫn đến xác định mức đánh giá các lợi ích, quan
tâm, mong muốn và sẵn lòng mua gạo Global GAP của hộ tiêu dùng. Kết quả điều tra là cơ
sở để lượng hóa đường cầu gạo đạt chuẩn Global GAP, phân tích phân khúc thị trường với

các đặc trưng tiêu dùng khác biệt.
Chương 6. Người tiêu dùng tổ chức: nhà hàng-khách sạn mô tả bản chất nhu cầu của khách
hàng tổ chức trong mối quan hệ với nhu cầu của người tiêu dùng cuối.
Chương 7. Kết quả chính từ điều tra, khảo sát-Phân tích SWOT và các khuyến nghị. Ngoài
các nội dung chính đã nêu trong tiêu đề, các hạn chế của nghiên cứu này cũng được nêu ra
cùng một số đề xuất nghiên cứu tiếp theo.


iv
      

 iv
 vii
 viii
 viii
1 Tí-  1
1.1 Mô hình sản xuất-tiêu thụ gạo Global GAP và sự cần thiết khảo sát nhu cầu 1
1.2 Mục tiêu và phạm vi 2
1.2.1 Mục tiêu 2
1.2.2 Phạm vi các đối tác 2
1.2.3 Phạm vi thị trường và nhu cầu đối với gạo Global GAP 2
2  4
2.1 Qui trình chung 4
2.2 (A) Thu thập dữ liệu về nhu cầu, thị trường và đối tác liên quan 5
2.2.1 (A.1) Thị trường gạo chất lượng cao và Global GAP 5
2.2.2 (A.2) Các đối tác liên quan. 5
2.2.3 (A.3) Người tiêu dùng. 5
2.3 (B) Ước lượng, mô tả thị trường và nhu cầu gạo Global GAP 7
2.3.1 (B.1) Mô tả thị trường gạo cao cấp 7
2.3.2 (B.2) Nhu cầu gạo Global GAP 7

2.3.3 (B.3) Phân khúc thị trường 8
2.4 (C) Phân tích SWOT 8
2.5 (D) Hội thảo báo cáo kết quả điều tra – xác định hướng hành động 8
3  9
3.1 Khái niệm gạo cao cấp 9
3.2 Thị trường gạo cao cấp và các đối tượng tham gia 9
3.2.1 Nông dân 9
3.2.2 DN sản xuất kinh doanh gạo 10
3.2.3 Các trung gian phân phối 10
3.2.4 Người tiêu dùng 11
4 -
Global GAP 12
4.1 Liên kết sản xuất-kinh doanh lúa và gạo cao cấp 12
4.1.1 Mô tả liên kết 12
4.1.2 Đặc trưng của liên kết: 13
4.2 Liên kết sản xuất-kinh doanh lúa và gạo Global GAP 14
4.2.1 Xúc tiến thành lập liên kết sản xuất-kinh doanh lúa gạo Global GAP ở Sóc
Trăng và An Giang 14
4.2.2 Tổng quan về GENTRACO, An Phú Nông và hoạt động sản xuất-kinh
doanh gạo Global GAP. 15
4.2.3 Đặc trưng của liên kết: 16

v
5 ình 18
5.1 Nhu cầu khách hàng đối với gạo cao cấp, gạo Global GAP qua các phỏng
vấn định tính các siêu thị, công ty sản xuất kinh doanh gạo 18
5.1.1 Nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng gạo cao cấp và gạo Global GAP theo đánh
giá của các siêu thị 18
5.1.2 Nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng gạo cao cấp và gạo Global GAP theo đánh
giá của các công ty 19

5.2 Giới thiệu điều tra hộ tiêu dùng và thông tin mẫu 19
5.2.1 Cơ cấu mẫu. 20
5.2.2 Qui mô gia đình. 20
5.3 Hành vi tiêu dùng gạo hiện tại 22
5.3.1 Tên gạo và công ty sản xuất gạo hiện dùng 22
5.3.2 Giá, lượng dùng bình quân và thời gian dùng 22
5.3.3 Thị hiếu về khẩu vị và cảm quan 23
5.3.4 Cách và nơi mua 24
5.3.5 Đánh giá gạo và nơi cung cấp gạo 24
5.4 Thái độ đối với an toàn vệ sinh (ATVS) của thực phẩm nói chung và của
gạo hiện dùng 25
5.5 Hiểu biết, đánh giá lợi ích và nhu cầu đối với gạo Global GAP 26
5.5.1 Biết về gạo Global GAP và cảm nhận lợi ích 26
5.5.2 Mong muốn và sẵn lòng mua gạo Global GAP 27
5.5.3 Mức giá sẵn lòng trả 29
5.6 Ước lượng thị trường (hộ tiêu dùng gia đình) 31
5.6.1 Lượng cầu điều tra 32
5.6.2 Lượng cầu dự báo 34
5.7 Phân khúc thị trường 34
6  39
6.1 Giới thiệu 39
6.2 Hiện trạng tiêu thụ gạo 40
6.3 Mức nhận biết về Global GAP và gạo global GAP. 41
6.3.1 Tầm quan trọng của độ sạch/an toàn của gạo đối với thực khách 41
6.3.2 Giá trị mà thực khách cảm nhận được khi dùng cơm từ gạo Global GAP 41
6.3.3 Lợi ích mà gạo Global GAP có thể mang lại cho đơn vị và cân đối với chi
phí gia tăng khi dùng 41
6.3.4 Khả năng xem xét mua gạo Global GAP trong tương lai. Các nhân tố, điều
kiện quyết định cho sẵn lòng mua 42
7 - 

- K 43
7.1 Tóm lược kết quả điều tra, khảo sát 43
7.1.1 Nhu cầu và qui mô thị trường 43
7.1.2 Liên kết sản xuất-kinh doanh lúa, gạo cao cấp và Global GAP 45
7.2 Bảng phân tích SWOT cho liên kết sản xuất-kinh doanh gạo Global GAP 45
7.2.1 Đánh giá SWOT của công ty, THT/HTX 46
7.2.2 Đánh giá bổ sung SWOT qua nghiên cứu, điều tra: 46
7.2.3 Bảng SWOT 47
7.3 Các khuyến nghị để phát triển liên kết sản xuất-kinh doanh và mở rộng thị
trường gạo Global GAP 49
7.3.1 Khuyến nghị từ các bên liên quan 49
7.3.2 Khuyến nghị từ nghiên cứu 50

vi
7.4 Kết luận 50
 52
 54
Phụ lục 1. Bản câu hỏi 55
Phụ lục 2. Chủ điểm phỏng vấn bán cấu trúc 2: Doanh nghiệp (GENTRACO, An
Phú Nông) 58
Phụ lục 3. Chủ điểm phỏng vấn bán cấu trúc 3: Tổ hợp tác Tiên Tiến, Bình Chơn,
Tân Hòa Lợi 59
Phụ lục 4. Chủ điểm phỏng vấn bán cấu trúc 4: Siêu thị (CoopMart, Metro,
MaxiMark) 60
Phụ lục 5. Chủ điểm phỏng vấn bán cấu trúc 5: Công ty có tiềm năng (Vĩnh Bình,
ANGIMEX) 61
Phụ lục 6. Chủ điểm phỏng vấn bán cấu trúc 6: Nhà hàng-Khách sạn 62
Phụ lục 7. Chủ điểm phỏng vấn bán cấu trúc 7: Người tiêu dùng cuối: hộ gia đình 63
Phụ lục 8. Thông tin mẫu 64
Phụ lục 9. Qui mô và sinh hoạt gia đính 64

Phụ lục 10. Số người và số bữa ăn cả gia đình trong tuần 65
Phụ lục 11. Số bữa ăn cả gia đình*Đia phương [T-Test] 65
Phụ lục 12. Danh sách công ty sản xuất gạo 65
Phụ lục 13. Tên gạo đang dùng 66
Phụ lục 14. Giá gạo dang dùng 67
Phụ lục 15. Giá gạo đang dùng: Trung bình*Địa phương 67
Phụ lục 16. Lượng dùng hàng tháng 68
Phụ lục 17. Lượng mua một lần 69
Phụ lục 18. Thời gian dùng 70
Phụ lục 19. Địa phương*(Đặc điểm gia đình, Tiêu dùng gạo) [T-Test] 71
Phụ lục 20. Địa phương*Đặc trưng gạo [Chi-Square] 72
Phụ lục 21. Địa phương*Cách & Nơi mua [Chi-Square] 73
Phụ lục 22. Đánh giá gạo đang dùng và nơi cung cấp 74
Phụ lục 23. Đánh giá gạo và nơi cung cấp [Binary Correlation] 75
Phụ lục 24. Thái độ đối với VSAT Thực phẩm 75
Phụ lục 25. Thái độ đối với VSAT của gạo 77
Phụ lục 26. Cách giảm dư lượng hóa chất trong gạo*Địa phương [T-Test] 79
Phụ lục 27. Biết về gạo Global GAP*Địa phương[Chi-Square] 79
Phụ lục 28. Lợi ích cảm nhận đối với gạo Global GAP 80
Phụ lục 29. Sẵn lòng trả giá cao hơn=F(Lợi ích) [Linear Regression] 81
Phụ lục 30. Địa phương*Hành vi tiếp cận [Chi-Square] 82
Phụ lục 31. Mức giá gia tăng tuyệt đối*Mức giá gia tăng tương đối [Tau-b] 83
Phụ lục 4. Thu nhập*Học vấn [Tau-b] 83
Phụ lục 32.Thu nhập*(Số bữa ăn cả gia đình, Giá gạo đang dùng) [Tau-b] 84
Phụ lục 33. Thu nhập*(Tham khảo RQĐ, Nơi mua, Cách mua) [Chi-Square] 84
Phụ lục 34.Thu nhập*Sẵn lòng mua gạo GAP [ANOVA] 86
Phụ lục 35. Thu nhập*Mức giá gia tăng chấp nhận [Tau-b] 87
Phụ lục 36.Thu nhập*Sẵn lòng chuyển đổi loại gạo và nơi mua [ANOVA] 88
Phụ lục 37. Học vấn*Đánh giá gạo đang dùng [ANOVA] 89
Phụ lục 38. Danh sách tổ chức trả lời phỏng vấn 91


vii
Phụ lục 39. Ý kiến người tiêu dùng. 92
Phụ lục 40. Biên bản hội thảo chuyên gia 93

          
Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu 6
Bảng 2.2. Danh mục các cuộc phỏng vấn sâu phục vụ mô tả thị trường và nguồn lực
đối tác trong chuỗi cung ứng 6
Bảng 4.1. Một số thông tin chung về ANGIMEX và Vĩnh Bình 12
Bảng 4.2. Phân tích các đặc trưng của liên kết 14
Bảng 4.3. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh gạo Global GAP của
GENTRACO và An Phú Nông 15
Bảng 4.4. Phân tích các đặc trưng của liên kết sản xuất-kinh doanh gạo Global GAP 16
Bảng 5.1. Cơ cấu mẫu 21
Bảng 5.2. Qui mô và bữa ăn gia đình 21
Bảng 5.3. Mười tên gạo hàng đầu 22
Bảng 5.4. Gạo hiện dùng: giá, lượng dùng va lượng mua 1 lần 22
Bảng 5.5. Gạo hiện dùng: thị hiếu 23
Bảng 5.6. Gạo hiện dùng: Cách mua và nơi mua 24
Bảng 5.7. Gạo đang dùng: mức trung thành đối với gạo và nhà cung cấp 24
Bảng 5.8. Thái độ đối với vệ sinh an toàn thực phẩm : Trung bình 25
Bảng 5.9. Thái độ đối với vấn đề vệ sinh an toàn của gạo : Trung bình 26
Bảng 5.10. Biết về gạo Global GAP 26
Bảng 5.11. Lợi ích cảm nhận của gạo Global GAP: Trung bình 26
Bảng 5.12. Thứ bậc tầm quan trọng của các lợi ích 27
Bảng 5.13. Mong muốn và Sẵn lòng mua gạo Global GAP 27
Bảng 5.14. Hành vi tiếp cận với gạo Global GAP 28
Bảng 5.15. Mức giá gia tăng chấp nhận cho gạo Global GAP 29
Bảng 5.16. Lượng cầu điều tra 33

Bảng 5.17. Lượng cầu dự báo 34
Bảng 5.18. Phân khúc theo địa phương 36
Bảng 5.19. Phân khúc theo thu nhập và học vấn 37
Bảng 6.1. Thông tin cơ bàn các nhà hàng, khách sạn được chọn mẫu 39
Bảng 6.2. Loại gạo, lượng dùng và cách mua 40
Bảng 7.1. Ước lượng cẩu gạo Global GAP theo mức giá gia tăng 44
Bảng 7.2. Bảng SWOT cho liên kết sản xuất-kinh doanh gạo Global GAP ở thị trường
nội địa 48
Bảng 7.3. Khuyến nghị từ phân tích SWOT 50




viii
          
Hình 2.1. Qui trình điều tra - tư vấn 4
Hình 3.1: Mô hình các đối tượng tham gia thị trường gạo cao cấp 9
Hình 5.1. Đường Cầu theo giá tuyệt đối 30
Hình 5.2. Đường Cầu theo giá tương đối 30
Hình 7.1. Phân tích SWOT cho liên kết sản xuất-kinh doanh gạo Global GAP ở thị
trường nội địa 48

Danh              
ATVS
An toàn vệ sinh
ATVSTP
An toàn vệ sinh thực phẩm

Cao đẳng
CP

Cổ phần
DN
Doanh nghiệp
DVPTNN
Dịch vụ phát triển nông nghiệp
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐH
Đại học
GAP
Good Agricultural Practice
HTX
Hợp tác xã
NN-PTNT
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
MTV
Một thành viên
SX
Sản xuất
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
Tp
Thành phố
Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
THT
Tổ hợp tác








1 -  
1.1 -GAP 
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh những thành quả tích cực như gia tăng
sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, ngành hàng lúa gạo Việt Nam cũng đang đứng trước
nhiều khó khăn thách thức mới, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng và giá trị hạt
gạo với nhiều quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới. Một thực trạng đang tồn tại trong suốt
thời gian qua là hạt gạo Việt Nam thường đi với chất lượng thấp và trung bình, chí phí sản
xuất cao, nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do qua
quá nhiều khâu trung gian. Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp không chặt chẽ đã
đưa đến một hiện trạng là trên cùng một cánh đồng nhưng có nhiều giống lúa với chất lượng
khác nhau, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vào mùa thu hoạch, thương lái thu
mua nhiều giống lúa nên sau xay xát, gạo ít đồng nhất, không thương hiệu, sức cạnh tranh
kém.
Tổ chức sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn GAP (Viet GAP, Global GAP) là một trong những
hướng đi quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo, xây dựng thương hiệu gạo chất
lượng cao để từng bước thâm nhập vào thị trường gạo chất lượng cao của thế giới. Dưới sự
hỗ trợ của nhà nước, từ năm 2008 một số tỉnh ĐBSCL đã hình thành các dự án sản xuất - tiêu
thụ gạo Global GAP dựa trên mối liên kết giữa Doanh nghiệp – Hợp tác xã/Tổ hợp tác
(HTX/THT). Mối liên kết này đã được thực hiện ở một số tỉnh
1
như Tiền Giang với Công ty
TNHH ADC - HTX Mỹ Thành (diện tích 90ha), sử dụng giống OM6162 và sản xuất lúa cẩm
có thương hiệu gạo Tứ Quý; tỉnh Sóc Trăng với Công ty GENTRACO - HTX Tôm-Lúa Hòa
Lời (60ha), sử dụng giống lúa thơm ST3 sản xuất gạo có thương hiệu Ngọc Đồng, Phần lớn

các loại gạo Global GAP thường gắn liền với các giống lúa thơm hoặc dinh dưỡng cao, có
đặc trưng địa phương (gọi chung là gạo cao cấp), được xây dựng thương hiệu và chủ yếu
phục vụ xuất khẩu.
Với nhiều lợi thế và tiềm năng về canh tác lúa, tỉnh An Giang cũng đã chủ trương tổ chức
nông dân sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP nhằm đảm bảo hạt gạo an toàn cho người
tiêu dùng, an toàn cho người lao động, an toàn cho môi trường cộng đồng và truy xuất được


1
Tổng hợp từ :
Sáu Nghệ. (04/09/2011 ). Gạo thơm Ngọc Đồng. Từ website:

V.TR. (06/07/2011). Gạo than Global GAP sắp có mặt trên thị trường. from />te/445298/Gao-than-Global-GAP-sap-co-mat-tren-thi-truong.html
Theo SGTT. (11-09-2009). Hé mở bí quyết làm gạo Global GAP. from />mo-bi-quyet-lam-gao-Global-GAP.htm
Lâm, X. (08/01/2012 ). Để “Hạt gạo tỏa hương” from

Minh, V. T. (21/12/2010). Triển khai thêm điểm sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlOBALGAP. from
/>LczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/
wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/tintucsukien/nongnghieptrongtinh/vietGAPtinhbien
HỮU ĐỨC. (23/03/2012). Lúa GlobalGAP khó mở rộng diện tích. from




2
nguồn gốc sản phẩm. Sở Nông nghiêp-PTNT xúc tiến lập các HTX/THT và chuyển giao quy
trình sản xuất từ khâu tuyển chọn giống đến khâu thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch theo
những tiêu chí được giám sát kiểm tra nghiêm ngặt. Mặc dù còn gặp một số khó khăn trong
quá trình triển khai thực hiện, tuy nhiên mô hình sản xuất này đã được nhiều nông dân hưởng
ứng. Cụ thể, trong năm 2010 tỉnh An Giang đã tổ chức thành công cho 20 nông dân canh tác

lúa Global GAP với diện tích 70,5 ha, tạo ra sản lượng an toàn 920 tấn lúa Jasmine 85. Năm
2011 đã tổ chức thành lập 03 tổ hợp tác sản xuất (THT Tân Tiến thuộc xã Vĩnh Khánh -
huyện Thoại Sơn, THT Bình Chơn - huyện Châu Phú và THT Tân Lợi thuộc huyện Tịnh
Biên, với 24 nông dân, diện tích 94,5 ha, tạo ra sản lượng 1.335 tấn lúa/năm.
Tổ chức nông dân sản xuất lúa gạo an toàn theo tiêu chuẩn Global GAP tương đối thuận lợi,
tuy nhiên khó khăn lớn nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm gạo Global GAP. Do đó, mặc dù có sự
hỗ trợ của nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp cho nông dân sản xuất lúa theo hướng
Global GAP, hiện nay, quy mô canh tác vẫn còn nhỏ, nhiều nông dân đã giảm quy mô hoặc
ngưng sản xuất lúa theo mô hình này. Các doanh nghiệp đã có hợp đồng sản xuất-tiêu thụ sản
phẩm lúa theo tiêu chuẩn Global GAP với nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm
đầu ra cho sản phẩm. Việc khảo sát thăm dò nhu cầu thị trường tiêu dùng nội địa sản phẩm
gạo Global GAP là cần thiết để cung cấp thông tin làm cơ sở ra các quyết định thị trường, các
định hướng xây dựng, phát triển liên kết doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất và tiêu
thụ nông sản an toàn theo hướng GAP.
Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực cán bộ và nông dân trong phát triển doanh
nghiệp nhỏ nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2012” thuộc chương trình Hỗ trợ kỹ
thuật hậu gia nhập WTO (chương trình B-WTO), nhóm nghiên cứu trường Đại học An Giang
được Sở NN-PTNT An Giang đề nghị tiến hành khảo sát đánh giá thị trường tiêu thụ gạo an
toàn ở một vài đô thị như Tp. Long Xuyên, Tp. Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh. Khảo sát này
có mục tiêu, phạm vi trình bày dưới đây.
1.2 
1.2.1 
Căn cứ điều khoản tham chiếu mời tư vấn Điều tra thị trường tiêu thụ gạo (Lúa được sản xuất
theo chuẩn Global GAP) – gọi tắt là gạo Global GAP – của của Dự án ICRE giai đoạn II và
buổi làm việc ngày 11-05 giữa đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng nhóm
nghiên cứu của Đại học An Giang, các mục tiêu sau đây được đặt ra cho điều tra-tư vấn này:
 Ước lượng qui mô và xác định các đặc trưng nhu cầu thị trường đối với gạo Global
GAP.
 Thẩm định tính khả thi về thị trường và khả thi kỹ thuật của việc phát triển liên kết sản
xuất-tiêu thụ gạo Global GAP.

 Khuyến nghị chính sách, định hướng tổ chức hoạt động cho các bên đối tác liên quan.
1.2.2  
Các đối tác liên quan trong các khuyến nghị từ kết quả điều tra này gồm có (1) Sở Nông
nghiệp - Phát triển Nông thôn An Giang, (2) Doanh nghiệp hiện kinh doanh và có thể gia
nhập kinh doanh sản phẩm gạo an toàn/gạo sạch (Công ty GENTRACO, An Phú Nông, AG-
PPS, ANGIMEX, ADC, Hưng Lâm,…) và (3) Tổ hợp tác sản xuất tại các địa phương. Nguồn
lực của các đơn vị này là cơ sở cho xác định các định hướng chiến lược liên kết sản xuất, tiếp
thị sản phẩm,
1.2.3 GAP
Nhiều chủng loại gạo thơm, gạo cao cấp xuất hiện trên thị trường nội địa đã lâu, được phân
phối ở chợ truyền thống (chủ yếu là không thương hiệu, không đóng gói) lẫn siêu thị (có
thương hiệu, đóng gói) với giá cả cách biệt khá xa so với các loại gạo thường. Nếu tích hợp

3
thêm tiêu chuẩn Global GAP, các sản phẩm này gần như trở thành một sản phẩm mới với
một đặc trưng công dụng vô hình và rất khó đo lường. Bên cạnh đó, khách hàng phải trả thêm
chi phí cho đặc trưng này thông qua giá bán.
Do đó, khi cân đối với mục tiêu và thời gian thực hiện điều tra-tư vấn của Dự án, việc xác
định nhu cầu tiêu thụ gạo Global GAP sẽ được thực hiện theo các định hướng và phạm vi
như sau:
 Cần đo lường cả hiện tại và phác thảo nguyên tắc dự báo tương lai;
 Tổng thể người tiêu dùng chủ yếu là các hộ gia đình ở thành thị có thu nhập cao ở miền
Nam, có khảo sát thêm các nhà hàng cơm Việt và siêu thị với tư cách là khách hàng tổ
chức và nhà phân phối;
 Mô tả thị trường tập trung cho các công ty, sản phẩm gạo liên quan đến phạm vi người
tiêu dùng vừa đề cập như trên.


4


2 
Để làm rõ các công đoạn nhằm đạt mục tiêu đã đề ra ở Chương trước, Chương này giới thiệu
tổng quát qui trình chung của điều tra-tư vấn trước khi trình bày cụ thể các phương pháp, đối
tượng, nguồn thu thập dữ liệu; tiếp theo là nguyên tắc,cách thức ước lượng nhu cầu thị trường
và phân khúc thị trường. Kết quả các công việc trên là một báo cáo dự thảo cho bước phân
tích SWOT, đề xuất khuyến nghị bằng hội thảo chuyên gia.
2.1 Qui trình chung
Các bước công việc cụ thể trong hoạt động điều tra tư - vấn này gồm 04 hoạt động chính. Qui
trình chung được thực hiện theo như Hình 1:
(A) Thu thập dữ liệu về người tiêu dùng, thị trường và các đối tác liên quan;
(B) Ước lượng, mô tả nhu cầu thị trường;
(C) Phân tích SWOT cho tiêu thụ gạo Global GAP nhằm đề xuất chiến lược và định hướng
các giải pháp;
(D) Hội thảo báo cáo kết quả điều tra-xác định hướng hành động.
Hoạt động (B) và (C) thực chất là phân tích và xử lý dữ liệu để đưa ra thông tin làm cơ sở
cho khẳng định hành động ở hoạt động (D). Chi tiết các hoạt động được trình bày sau đây:


Hình 2.1. - 

5
2.2 
2.2.1 (A.1) GAP
Các dữ liệu cần thu thập tập trung cho:
 Cấu trúc các loại sản phẩm, giá cả và đặc trưng chất lượng, bao bì;
 Cách thức tổ chức và vận hành chuỗi giá trị: sản xuất – chế biến – phân phối;
 Thông tin về các công ty tham gia thị trường này;
 Kết quả kinh doanh gạo Global GAP trong các năm vừa qua.
Dữ liệu cần thu thập bao gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:
- Dữ liệu thứ cấp: là các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, website, báo cáo

chính thức của các cơ quan chức năng (Sở NN – PTNT An Giang, Tổng cục Thống kê,…).
Đây là bước nền tảng cho thiết kế khung phỏng vấn và thực thi phỏng vấn để thu thập dữ liệu
sơ cấp ngay dưới đây.
- Dữ liệu sơ cấp: được thu thập qua các cuộc phỏng vấn sâu: (1) bộ phận phát triển thị
trường/kinh doanh của 4/6 công ty Hưng Lâm, ADC, GENTRACO, ANGIMEX, An Phú
Nông và Bảo vệ Thực vật An Giang, (2) một số siêu thị: Coop-Mart Long Xuyên, Metro
Long Xuyên, 02 siêu thị ở Cần Thơ và 04 siêu thị ở Tp. Hồ Chí Minh.
2.2.2 
Dữ liệu cần thu thập tập trung cho:
 Các cam kết/đầu tư đã thực hiện,
 Chiến lược hành động/phát triển đối với gạo Global GAP,
 Nguồn lực (vô hình và hữu hình; vật chất và con người) hiện có và có thể huy động.
Để làm được điều này, các cuộc phỏng vấn sâu sau sẽ được thực hiện: (1) bộ phận phát triển
thị trường/kinh doanh 4/6 công ty Hưng Lâm, ADC, GENTRACO, ANGIMEX, An Phú
Nông và Bảo vệ Thực vật An Giang và (3) ban điều hành 03 Tổ hợp tác Bình Chơn, Tân Tiến
và Tân Hòa Lợi. Cuộc phỏng vấn (1) được tích hợp với bước A.1 (Thị trường gạo Global
GAP) vừa đề cập ở trên.
Tổng kết các cuộc phỏng vấn được trình bày ở Bảng 2.2
2.2.3  dùng.
Nghiên cứu khảo sát 02 đối tượng: người tiêu dùng cuối cùng là hộ gia đình và người tiêu
dùng tổ chức là các nhà hàng-khách sạn và siêu thị bách hóa. Trong đó, hộ gia đình là trọng
tâm.
A.3.1. Người tiêu dùng cuối cùng: Hộ gia đình
Dữ liệu thu thập xoay quanh:
 Nhu cầu vật lý và tâm lý đối với gạo;
 Hành vi tiêu dùng gạo (mua lúc nào, ở đâu, bao nhiêu, loại/thương hiệu nào);
 Đối với gạo Global GAP: mức nhận biết, mức quan tâm, mức sẵn lòng mua với một
mức giá gia tăng nhất định;
 Hộ gia đình: qui mô, mức thu nhập và một số biến nhân khẩu học của người quyết định
trong việc mua gạo.

Trước hết, nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện bằng phỏng vấn bán cấu trúc 10 khách
hàng ở Tp. Long Xuyên để hoàn thiện bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức định lượng
tiếp sau. Nghiên cứu này được tiến hành ở Tp. Long Xuyên, Tp. Cần Thơ và Tp. Hồ Chí
Minh. Với tổng thể là hộ có thu nhập cao (xác định qua mức bình quân của nhóm 20% hộ gia

6
đình thu nhập cao nhất theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê 2010) thì khung mẫu là
không xác định được. Do đó, việc lấy mẫu phi xác suất kết hợp phán đoán, hạn mức là phù
hợp nhất với 2 cách thức sau.
Cách (1)-phán đoán chủ quan: khách đến siêu thị/trung tâm thương mại ở gian hàng thực
phẩm được điều tra viên phán đoán (theo độ tuổi, giới tính), rồi tiếp cận sàng lọc và mời trả
lời bản hỏi nếu đây là người quyết định mua gạo trong hộ gia đình. Cách (2)-phát triển mầm:
qua giới thiệu, điều tra viên đến tận hộ gia đình ở các khu dân cư để phỏng vấn và nhờ giới
thiệu đến hộ khác. Người trả lời sẽ nhận quà là 1kg gạo cao cấp Global GAP. Bản hỏi cần
được thiết kế để người trả lời không mất quá 15 phút để hoàn tất. Điều kiện thu nhập bình
quân và cơ cấu mẫu dự kiến như sau:
2.

TN bình quân*
(1.000đ/tháng/người)



2

Nữ
Nam
<=2
3
>=4

Long Xuyên
3.630
100
80
20
20
40
40
Cần Thơ
4.356
100
80
20
20
40
40
Hồ Chí Minh
7.865
250
200
50
50
140
60


450
360
90
90

220
140
.2






Thông
tin
Thị
trường
Nguồn
lực Đối
tác
Hành
vi tiêu
dùng
Phỏng
vấn sâu
(cuộc)
Báo
cáo, số
liệu
(kèm)
Công ty SXKD
gạo Global GAP
ADC, An Phú Nông
GENTRACO,

HungLam
x
x

3
x
Tổ hợp tác SX lúa
Global GAP
TiênTiến,
Bình Chơn,
Tân Hòa Lợi
x
x

3

Siêu thị
Tp. Long Xuyên
(Coop-Mart, Metro)
x


2

Tp. Cần Thơ
x


2


Tp. Hồ Chí Minh
x


4

Công ty có tiềm
năng
AG-PPS, ANGIMEX
x
x

2

Nhà hàng-khách
sạn
Tp. Long Xuyên


x
3

Tp. Cần Thơ


x
3

Tp. Hồ Chí Minh



x
6




2
*Theo Tổng cục Thống kê. (2011). Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010. Hà Nội: NXB Thống Kê, thu
nhập bình quân và số nhân khẩu bình quân của nhóm hộ giàu nhất tại các địa phương như sau: TP.HCM: 6,429
triệu – 3 người; Cần Thơ: 3,437 triệu – 3,6 người; An Giang: 3,050 triệu, 3,9 người.

7
A.3.2. Người tiêu dùng tổ chức:
Nhà hàng-Khách sạn có phục vụ cơm Việt và siêu thị bách hóa là 02 đối tượng nghiên cứu
hành vi tiêu dùng. Dữ liệu cần thu thập về:
 Nhu cầu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
 Thủ tục, qui trình, lượng và chủng loại gạo tiêu thụ, nhà cung cấp hiện tại;
 Nhận biết và quan tâm đến gạo an toàn/gạo sạch;
 Sẵn lòng mua gạo.
Số lượng khách hàng này là không lớn, nhưng không dễ dàng trong tiếp cận. Bên cạnh đó,
cũng cần thấy có thể nhu cầu của người tiêu dùng cuối sẽ “kéo” các nhà hàng-khách sạn, siêu
thị đến người cung cấp nguyên liệu đúng với thị hiếu của họ. Do đó, phỏng vấn trực diện với
cỡ mẫu nhỏ là phù hợp. Số lượng nhà hàng-khách sạn+siêu thị được chọn phỏng vấn ở 3 địa
phương như sau: Tp. Long Xuyên : 03+02, Tp. Cần Thơ: 03+02 và Tp. Hồ Chí Minh: 06+04.
2.3 GAP
2.3.1 
Các dữ liệu từ A.1 sẽ được phân tích nội dung để trình bày (1) tổng quan về thị trường gạo
cao cấp với các sản phẩm và các thành viên chuỗi sản xuất-chế biến-phân phối liên quan, (2)
hiện trạng kết quả sản xuất, kinh doanh và xu hướng phát triển trong tiêu thụ gạo theo các

quan điểm (có thể khác nhau) của các đối tác.
2.3.2 GAP
Dự báo nhu cầu gạo Global GAP căn cứ vào (1) điều tra người tiêu dùng, (2) tham vấn người
phân phối và (3) tham vấn ý kiến chuyên gia. Trong đó, căn cứ thứ nhất là cơ bản.
Dự báo nhu cầu gạo Global GAP của các hộ gia đình
3
được đo lường định lượng theo
phương pháp tích tụ thị trường, cụ thể như sau:
D
db
= D

*i


D
db
: lượng mua dự báo
D
đt
: lượng mua ước lượng ở một mức giá nhất định từ kết quả điều tra
i : hệ số điều chỉnh do các nhân tố khác
D

=H

*d

*k


*k
quan tâm
*k

*k


H
tổng thể
: tổng số hộ tổng thể
d
mẫu
: lượng tiêu thụ bình quân của một hộ
k
biết
: hệ số khách hàng nhận biết
k
quan tâm
: hệ số khách hàng quan tâm
k
sẵn lòng mua
: hệ số khách hàng sẵn lòng mua
k
nơi mua
: hệ số khách hàng tiếp cận thuận lợi
Dữ liệu từ A.3.1 được phân tích bằng các công cụ thống kê để xác định D
đt
.



3
Phương pháp đo lường và tính toán này dựa theo các tài liệu
Kotler, P. (2000). Những Nguyên Lý Tiếp Thị (T. V. Chánh, H. V. Thanh, P. V. Phương & Đ. V. Tấn, Trans.).
Hà Nội: NXB Thống Kê.
Davis, J. (2011). Đo Lường Tiếp Thị (P. Thu, Trans.). Hồ Chí Minh: NXB Tổng Hợp TPHCM - Tinh Văn
Media.


8
i = i

*i

*i


i
tăng trưởng
: tốc độ tăng trưởng thị trường theo quán tính
i
truyền thông
: tốc độ tăng trưởng do nỗ lực truyền thông đại chúng
i
tiếp thị
: tốc độ tăng trưởng do các nỗ lực tiếp thị
Các hệ số này được xác định sơ bộ dựa vào kết quả phỏng vấn A.1, A.2 và các kết xuất khác
từ phân tích dữ liệu A.3.1. Các hệ số i, k nói chung còn có thể được hiệu chỉnh qua ý kiến
chuyên gia ở bước C.
Dữ liệu A.3.1 cũng là tài nguyên để phân tích và mô tả các yếu tố khác của nhu cầu và hành
vi của người tiêu dùng như: nhu cầu vật lý, nhu cầu tâm lý, đặc trưng phẩm chất, bao bì; nơi

mua, lúc mua, lượng mua… trong quan hệ với các biến nhân khẩu học.
Dự báo nhu cầu của các nhà hàng-khách sạn về nguyên tắc cũng được ước lượng như trên
qua dữ liệu từ A.3.2, nhưng với cỡ mẫu quá nhỏ, độ chính xác chắc chắn không cao. Các kết
quả tính toán chủ yếu để tham khảo và cần cân nhắc thêm yếu tố khác.
2.3.3 
Dựa vào dữ liệu A.3.1, sử dụng phép phân tích đa biến để nhận dạng các phân khúc khách
hàng có nhu cầu tiêu thụ khác biệt nhau. Đây cũng là cơ sở xác định khả năng sinh lợi của
phân khúc và thị trường.
Tất cả thông tin trên làm cơ sở cho nhóm điều tra-tư vấn dự thảo một ma trận SWOT, hoàn
thành báo cáo sơ bộ, chuẩn bị cho bước phân tích SWOT cùng các chuyên gia ở hoạt động C
tiếp sau.
2.4 (C) Phân tích SWOT
Để có một phân tích SWOT đa chiều, toàn diện với các định hướng chiến lược sơ bộ khả thi,
một số chuyên gia từ Sở Nông nghiệp –PTNT An Giang, trường Đại học An Giang, Đại học
Cần Thơ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo,… sẽ được mời dự báo cáo sơ bộ, tham gia
thảo luận và đóng góp ý kiến.
Các thông tin cốt yếu của báo cáo sơ bộ về (1) thị trường gạo cao cấp, (2) nguồn lực và chiến
lược các đối tác, (3) ước lượng nhu cầu và phân khúc khách hàng, (4) bảng ma trận SWOT và
các bảng đánh giá trọng số sẽ được gửi trước cho các thành viên tham dự. Nhóm điều tra-tư
vấn chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hội thảo chuyên gia và đúc kết ý kiến để hoàn thành
báo cáo dự thảo.
2.5  
Hội thảo này do Sở Nông nghệp – PTNT An Giang tổ chức. Nhóm điều tra-tư vấn chịu trách
nhiệm báo cáo chuyên môn, giải trình làm rõ, ghi nhận các ý kiến đóng góp để có thể hiệu
chỉnh, bổ sung phần định hướng, chiến lược giải pháp để hoàn thành bản báo cáo chính thức.






9

3 
3.1  
Chưa có một định nghĩa chính thức nào cho gạo cao cấp. Theo cách hiểu phổ biến, gạo cao
cấp là tên gọi chung cho các loại gạo có giá bán cao, thơm
4
và một số đặc tính đi kèm (trắng,
dẻo, mềm, ngon cơm), gắn với thương hiệu của một địa phương hoặc một doanh nghiệp
5
,
6
.
Gạo cao cấp bán ở thị trường nội địa có thể chia thành 3 nhóm chính:
 gạo mang thương hiệu nội địa, gắn với thương hiệu của một địa phương (ví dụ: gạo
Nàng thơm Chợ Đào) hoặc một doanh nghiệp (ví dụ: gạo Kim Kê, Ngọc Đồng…),
 gạo trồng ở Việt Nam nhưng bán với tên của gạo ngoại: gạo Thơm Thái, Thơm Mỹ,
Thơm Đài Loan, Thơm Nhật…
 gạo nhập khẩu: gạo Hom Mali, gạo Pigthumi Na Siam (đều của Thái Lan).
3.2  và các tham gia
Các đối tượng trực tiếp tham gia thị trường gạo cao cấp gồm 4 nhóm chính: (1) nông dân, (2)
DN chế biến gạo, (3) các trung gian phân phối (vựa gạo, cửa hàng lương thực của các DN
SXKD gạo, và siêu thị), và (4) người tiêu dùng (các DN sử dụng gạo để chế biến thực phẩm,
nhà hàng – quán cơm và hộ gia đình). Mối quan hệ giữa các đối tượng được trình bày trong
Hình 3.1.

Hình 3.1: 
3.2.1 Nông dân
Đa số nông dân trồng lúa gạo chất lượng cao có liên kết với các DN cung ứng vật tư đầu vào
và tiêu thụ sản phẩm đầu ra (DN SXKD gạo) nhằm giảm chi phí sản xuất và đảm bảo giá bán

sản phẩm được tốt. Việc hình thành chuỗi liên kết ngang trong cung ứng, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm lúa giúp người nông dân sản xuất nhỏ lẻ liên kết lại thành các THT/HTX để cùng


4
Quang Huy. 02/02/2012. . Pháp luật TP.HCM Online. Đọc từ:
ngày 24/9/2012.
5
Nhóm PV Kinh tế. 13/02/2006 .  . Lao Động Online. Đọc
từ: ngày 24/9/2012.
6
Hải Đăng 21/02/2006. Gkhó bán. Tuổi Trẻ Online. Đọc từ: />te/123807/Gao-%E2%80%9Cthuong-hieu%E2%80%9D-kho-ban.html ngày 24/9/2012.

10
sản xuất theo một quy trình có kiểm soát để tạo ra sản lượng lớn, chất lượng đồng đều và ổn
định nguồn cung cấp cho doanh nghiệp. Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP đòi hỏi
người nông dân phải tuân thủ tuyệt đối việc mua, bảo quản và sử dụng vật tư nông nghiệp,
đặc biệt là thuốc BVTV. Bảo vệ nghiêm ngặt môi trường nơi sản xuất, gia đình và khu vực
đang sinh sống. Do đó mô hình sản xuất này đòi hỏi tính tập thể rất cao và các THT/HTX
đóng vai trò quyết định trong việc quản lý, kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, ghi chép nhật
ký đồng ruộng và đại diện cho các thành viên THT ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh
nghiệp.
Tổ trưởng các THT sản xuất gạo GlobalGAP là những người am hiểu về mô hình liên kết sản
xuất được chọn để thực hiện các cuộc tham vấn sâu.
3.2.2 DN  
7

Trước đây, các DN Việt Nam chỉ chú trọng tới thị trường gạo xuất khẩu, ít quan tâm đến thị
trường gạo cao cấp nội địa nên có lúc gạo ngoại nhập (chủ yếu là gạo Thái Lan) và gạo tên
ngoại (Thơm Mỹ, Thơm Thái, Thơm Đài Loan…) tỏ ra chiếm ưu thế trên thị trường, dù giá

gạo ngoại cao hơn so với gạo cao cấp nội địa
8
.
Vài năm gần đây, ngày càng có nhiều DN thể hiện sự quan tâm tới thị trường gạo nội địa,
nhất là ở phân khúc gạo cao cấp. Các doanh nghiệp đi tiên phong trong xu hướng này có thể
kể đến Minh Cát Tấn (thương hiệu Kim Kê), Lương thực Tiền Giang (Tigifood), và sau này
có thêm các công ty: Xây lắp cơ khí và lương thực thực phẩm (Mecofood, Long An), Xuất
nhập khẩu An Giang (ANGIMEX), Gentraco (Cần Thơ), Xuân Hồng và Vĩnh Thịnh
(TP.HCM)… Trong số các DN này, một số DN (Gentraco, An Phú Nông) đã tham gia sản
xuất-kinh doanh gạo GAP từ vài năm nay, và một số DN khác (ANGIMEX, Bảo vệ thực vật
An Giang) tuy chưa kinh doanh gạo GAP nhưng đã hội đủ điều kiện cần thiết để thực hiện
(có quy mô lớn, kênh phân phối tốt, tổ chức được các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả với
nông dân). Các DN như vậy sẽ được nhóm nghiên cứu chọn phỏng vấn.
3.2.3 Ci
Gạo ở thị trường nội địa được phân phối qua 3 kênh chủ yếu: (1) vựa/đại lý gạo ở bên trong
hoặc ngoài khu vực chợ, (2) cửa hàng lương thực của các DN chế biến gạo, và (3) các hệ
thống siêu thị.


7
Một số website doanh nghệp chế biến và xây dựng thương hiệu các loại gạo cao cấp
Công ty TNHH MTV Vĩnh Bình (An Giang) -
Công ty TNHH Gạo Sạch (TpHCM) -
Công ty TNHH TM-DV-XNK UNIFA (TpHCM)
Công ty CP thực phẩm sạch Hòa Phát (TpHCM) -
Công ty Lương thực Tiền Giang (Tiền Giang)
Công ty CP XNK An Giang -
Công ty cổ phần đầu tư Hải Âu Việt (Hải Phòng) -
Công ty TNHH SX TM DV Minh Cát Tấn (TpHCM) -
Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm AFIEX

Công ty CP Thương mại & Sản xuất Viễn Phú (Cà Mau)
Công ty An Phú Nông (An Giang)
Công ty TNHH ADC (TpHCM)
 -
ITA-RICE (Long An)
 -

8
Nhóm PV Kinh tế. 13/02/2006 .  trên sân nhà. Lao Động Online. Đọc
từ: ngày 24/9/2012.

11
Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Khoa Kinh tế-QTKD – trường Đại học An Giang
năm 2006
9
cho thấy, các vựa/đại lý gạo thường bán nhiều loại gạo khác nhau, từ cấp thấp đến
cao cấp. Các vựa gạo nhỏ thường bán gạo không có thương hiệu của nhà sản xuất và/hoặc có
tên gọi không đúng với xuất xứ (gạo giống nước ngoài trồng ở Việt Nam hoặc gạo Jasmine
nhưng được gọi là gạo Thái, gạo Nhật…). Một số vựa gạo lớn bán gạo với thương hiệu của
riêng mình để quảng bá thương hiệu. Nhiều vựa gạo trong số này không tỏ ra quan tâm tới
việc bán gạo có thương hiệu của các công ty nên không được dự án nghiên cứu quan tâm.
Một số vựa gạo có quan tâm thì đã trở thành đại lý của các DN sản xuất gạo lớn nên các DN
sẽ là đầu mối khảo sát.
Hệ thống các cửa hàng lương thực của các DN chế biến gạo do chính các DN quản lý nên
cũng sẽ được khảo sát thông qua cấp quản lý – đại diện của DN.
Kênh phân phối quan trọng thứ ba là các hệ thống siêu thị. Các hệ thống siêu thị lớn như
Coop-mart, Metro Cash & Carry Việt Nam, Maximart, Citimart, Vinatext… đều đã bán sản
phẩm gạo từ nhiều năm nay. Gạo bán ở các siêu thị đa dạng về nhãn hiệu, trong đó chiếm ưu
thế là các loại gạo cao cấp có giá vừa phải và có thương hiệu. Có thể thấy rằng, các hệ thống
siêu thị lớn là kênh phân phối triển vọng nhất cho sản phẩm gạo Global GAP, nên đây là đối

tượng sẽ được nhóm nghiên cứu chọn khảo sát.
3.2.4 N
Người tiêu dùng gạo có thể được chia thành 3 nhóm chính:
 DN sử dụng gạo để chế biến thực phẩm,
 Nhà hàng–quán cơm,
 Hộ gia đình.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ các siêu thị và các doanh nghiệp kinh doanh gạo cho thấy, hai
nhóm đối tượng nhà hàng–quán cơm và hộ gia đình là các khách hàng quan trọng nhất đối
với gạo cao cấp, còn lượng mua của các DN sử dụng gạo để chế biến thực phẩm hiện còn ít.
Với đối tượng hộ gia đình, các hộ gia đình ở khu vực thành thị có điều kiện thuận lợi hơn để
mua gạo cao cấp có thương hiệu, trong khi các hộ gia đình ở khu vực nông thôn thường sử
dụng gạo tự sản xuất hoặc gạo không có thương hiệu. Chính vì vậy, nhà hàng–quán cơm và
hộ gia đình ở thành thị là hai đối tượng sẽ được nhóm nghiên cứu chọn khảo sát.




9
Khoa Kinh tế-QTKD (trường Đại học An Giang) & Sở Nông nghiệp-PTNT An Giang. 2006. Báo cáo Nghiên
cứu người tiêu dùng Gạo–Nếp.

12

4  -kinh doanh
lúa, Global GAP
Ở An Giang, hai công ty ANGIMEX và Vĩnh Bình (là một bộ phận của Công ty CP Bảo vệ
Thực vật An Giang AG-PPS) được biết đến như hai đơn vị thực hiện khá thành công liên kết
sản xuất-tiêu thụ lúa gạo cao cấp để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa với diện tích canh tác lớn.
Tuy nhiên, hai công ty này chưa có sản phẩm gạo Global GAP. Cùng với Sóc Trăng, An
Giang là địa phương xúc tiến các dự án gạo Global GAP với sự tham gia của các sở NN-

PTNT địa phương, doanh nghiệp (Sóc Trăng: GENTRACO, An Giang: ADC, Hưng Lâm, An
Phú Nông) và các THT/HTX của nông dân.
Chương này sẽ mô tả lại các dạng thức liên kết, phân tích các đặc điểm cho 2 dạng thức liên
kết sản xuất kinh doanh: (1) gạo cao cấp (không Global GAP), dựa dữ liệu phỏng vấn các
công ty ANGIMEX, Vĩnh Bình; (2) gạo Global GAP, dựa vào dữ liệu phỏng vấn công ty
GENTRACO, An Phú Nông và các tổ hợp tác Bình Chơn, Tân Hòa Lợi và Tân Tiến. Đây
chính là các cơ sở để nhận định tình bền vững của liên kết.
4.1 -kinh doanh lúa và gp
4.1.1 
Một số thông tin chung về ANGIMEX và Vĩnh Bình được trình bày ở Bảng 4.1.
ANGIMEX 

ANGIMEX
VĨNH BÌNH
Diện tích liên
kết
7.000 ha
7.500 ha (2 vụ)
22.000 Tấn/Vụ
Giống/Tên SP
Jasmine
Hương Lài Sữa
Thơm Đài Loan
VD20
Jasmine
OM5451
OM4218
OM6976
OM4900
OMCS2000

OM2514
Thị trường &
phân phối
Nước ngoài (xuất khẩu lượng
lớn)
Nội địa (phần nhỏ):
Nước ngoài (xuất khẩu lượng
lớn)
Nội địa (10%):
Gạo thương
hiệu nội địa:
Phân phối qua hệ thống Coop-
Mart và chuỗi đại lý ở Long
Xuyên, Tp. Hồ Chí Minh và các
đô thị khác
Đang xây dựng thương hiệu và
chuỗi cửa hàng + đại lý ở các chợ
Cơ sở vật chất
Hệ thống sấy
Hệ thống xay xát
Kho bảo quản
Hệ thống sấy
Hệ thống xay xát
Kho bảo quản

13
Trong các năm qua, lượng gạo tiêu thụ nội địa của các công ty có tăng dù không nhanh, hiện
chỉ chiếm dưới 10% tổng sản lượng tiêu thụ của mỗi công ty.
Về lý do không ưu tiên đầu tư cho thị trường nội địa thì Vĩnh Bình cho rằng việc vận hành
máy gặp khó khăn do nhu cầu nội địa nhỏ lại phân mảnh, trong khi nhà máy được thiết kế để

giải quyết số lượng nhất là cao điểm thu hoạch, còn ANGIMEX thì cho rằng xây dựng kênh
phân phối là một trở ngại không nhỏ. Hai năm gần đây, gạo Jasmine đóng góp đáng kể vào
doanh thu tiêu thụ gạo ở nội địa của ANGIMEX (chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng của sản
phẩm gạo Jasmine Coopmart do ANGIMEX sản xuất). Trước đây, ANGIMEX có kinh doanh
gạo cao cấp hơn nhưng không thành công.
Cả hai công ty đã thực hiện liên kết sản xuất với nông dân theo mô hình “cánh đồng mẫu
lớn” từ mấy năm nay với hình thức pháp lý là hợp đồng từng mùa vụ. Hiện nay, doanh
nghiệp đóng vai trò chính yếu trong liên kết.
Với mô hình này, các công ty cung ứng trả chậm giống, phân, thuốc trừ sâu, hướng dẫn kỹ
thuật (miễn phí) và bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá cao hơn giá thị trường khoảng
200 đ/kg (ANGIMEX) hoặc mua với mức giá công bố theo từng thời điểm thu mua (Vĩnh
Bình). Nông dân buộc phải tuân thủ qui trình canh tác dưới sự giám sát của công ty.
Tuy nhiên, hợp đồng là lỏng vì nông dân được quyền không bán cho công ty nếu không chấp
thuận giá mà công ty đề ra, được quyền mua trả chậm vật tư sản xuất nếu muốn. Vĩnh Bình
thu mua lúa tươi và qui về độ ẩm chuẩn để sấy tập trung, trong khi đó ANGIMEX linh động
hơn, có thể cung ứng dịch vụ sấy, nếu nông dân cần, Nông dân còn có thể gởi lúa tại kho
công ty Vĩnh Bình trong vòng 1 tháng. Nếu không bán cho công ty, nông dân phải thực hiện
nghĩa vụ trả nợ các khoản đầu vào, dịch vụ mà công ty đã cung ứng trong thời hạn nhất định.
Việc xay xát, đóng gói, phân phối hoàn toàn thuộc trách nhiệm của công ty.
4.1.2 
Bảng 4.2 trình bày đặc trưng của liên kết qua phân tích (1) yêu cầu nguồn lực, (2) các hoạt
động vận hành chính, (3) chi phí, (4) lợi ích của hai bên tham gia là nông dân và công ty. Qua
đó, có thể rút ra một số nhận xét sau:
 Nhân lực, vật lực, tài lực của công ty là yếu tố quan trọng trong thực hiện liên kết
 Các công đoạn phức tạp của liên kết được đặt vào đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của
công ty; hoạt động sản xuất của nông dân đơn giản hơn và có chi phí thấp hơn (so với
không liên kết)
 Hợp đồng liên kết cho phép nông dân tùy chọn bán lúa mang lại lợi thế về quyết định
giá cho nông dân
 Chất lượng gạo, độ chắc chắn của nguồn hàng là lợi ích lớn nhất của công ty

Hiện nay, rủi ro lớn nhất đối với liên kết là rủi ro giá lúa, gạo trên thị trường. Các liên kết sản
xuất lúa cao cấp, có năng suất thấp hơn lúa thông dụng nhưng có lúc, hai loại này có giá thu
mua trên thị trường không chênh lệch đáng kể. Điều này có thể làm suy yếu mối liên kết ở
những thời điểm nhất định với các trường hợp nhất định.


14


NÔNG DÂN
CÔNG TY
Yêu cầu
nguồn lực
- Không có yêu cầu nào đặc biệt
về qui mô canh tác, trình độ học
vấn, kinh nghiệm canh tác.
- Chủ yếu là đất có thổ nhưỡng
tốt, phù hợp và liền khoảnh để
tạo ra cánh đồng lớn
(ANGIMEX)
- Cơ sở vật chất lớn: sấy, xay xát,
kho bãi và vận chuyển.
- Đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp: (1) kỹ thuật, (2) kinh
doanh, (3) giám sát kinh tế-kỹ
thuật hợp đồng liên kết.
- Năng lực tài chính vững, mạnh.
- Có thị trường đầu ra.
Quá trình vận
hành

Thực hiện canh t.ác, chăm sóc
như lâu nay nhưng chấp hành và
chịu sự giám sát kỹ thuật của
công ty.
-Cung ứng đầu vào (phân, thuốc,
giống).
-Quản lý sản xuất và chất lượng
lúa.
-Tổ chức vận chuyển, thu mua,
sấy và bảo quản.
-Quản lý hợp đồng liên kết.
Chi phí*
-Đầu vào giống, phân, thuốc (trả
chậm) (-).
-Công lao động (0).
-Các dịch vụ thuê ngoài (0).
- Đầu tư thiết bị, cơ sở hạ tầng
(+).
- Chi phí vốn đầu vào (đã cung
ứng cho nông dân) (+).
- Quản lý (kỹ thuật, hợp đồng,
chất lượng) (+).
Lợi ích
Được quyền quyết định bán với
giá tốt nhất (công ty hoặc thị
trường ngoài).
Liên kết tạo ra 2 lợi thế cạnh
tranh cho công ty: (1) kiểm soát
được chất lượng và độ đồng
chủng của lúa, gạo; (2) có lượng

hàng lớn, tương đối ổn định, chắc
chắn (tồn/kế hoạch) để đàm phán
với khách hàng. Nhờ đó, có thể
đạt được giá gạo tốt, thị trường
tốt.
* Chi phí so với không liên kết: (+) cao hơn, (-) thấp hơn, (0) xấp xỉ

Tuy nhiên, đánh giá chung, liên kết được cho là khá bền vững vì:
 Nguồn lực lớn, chuyên nghiệp của công ty đủ sức chịu đựng các rủi ro.
 Cả hai cùng khai thác được thế mạnh của mình.
 Nông dân có lợi và công ty cũng có lợi; thậm chí, nông dân có nhiều quyền lựa
chọn hơn.
 Vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường, không có trợ cấp, hỗ trợ từ nguồn
khác.
4.2 -GAP
4.2.1 -

Các quá trình xúc tiến liên kết ở hai địa phương là khá giống nhau. Gần như cùng bắt đầu
năm 2009, Sở Nông nghiệp-PTNT vận động, hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác (THT)/ /hợp tác

15
xã (HTX) sản xuất gạo sạch/an toàn và xúc tiến kết nối các tổ chức mông dân này liên kết với
doanh nghiệp, ở Sóc Trăng có GENTRACO, còn ở An Giang là ADC.
Để giúp các đạt chuẩn Global GAP, các Sở NN-PTNT hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và cả gống (Sóc
Trăng) trong suốt quá trình triển khai cho THT/HTX. Ở An Giang, ngân sách nhà nước tài
trợ toàn bộ chi phí tư vấn và tập huấn và chi phí công nhận (3.600 USD) đạt chuẩn Global
GAP, trong khi đó, ở Sóc Trăng, không chỉ ngân sách, GENTRACO tài trợ một phần chi phí
này. GENTRACO, ADC ký hợp đồng bao tiêu với THT/HTX ở giá cao hơn thị trường 20%.
Đến nay, GENTRACO vẫn giữ liên kết sản xuất-kinh doanh gạo Global GAP với HTX Hòa
Lời trên diện tích không lớn (#20 ha) . Riêng ADC, sau 2 năm thực hiện (2009-2010) ở An

Giang, không còn duy trì liên kết. Một số doanh nghiệp như công ty TNHH Hưng Lâm, Thái
Bình Dương, An Phú Nông,… có liên hệ ký hợp đồng tiêu thụ lúa Global GAP của nông dân.
Tuy nhiên, do thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn nên đến nay, chỉ còn công ty TNHH An
Phú Nông hợp đồng tiêu thụ lúa với THT Tân Hòa Lợi (#26 ha, 4 tổ viên) là có sản phẩm gạo
Global GAP trên thị trường. Hai THT còn lại là Bình Chơn (#36 ha, 12 tổ viên), Tân Tiến
(#33 ha, 8 tổ viên)
4.2.2 GENTRACO-kinh doanh
.

GENTRACO và An Phú Nông


GENTRACO
AN PHÚ NÔNG
Diện tích liên
kết
20 ha (HTX Hòa Lời)
50 ha (Vĩnh Thạnh,Cần Thơ):
đang xúc tiến
26 ha (THT Tân Hòa Lợi)
dự kiến liên kết thêm với THT
khác
Giống
ST5
Jasmine 85
Sản phẩm
Ngọc Đồng
101.900 đ - túi 3,63 kg
(#28.000 đ/kg)
Gạo sạch Ò Ó O. 25.000 đ/kg

Bao PE chân không: 1,5 - 3,5 -
5,0 và 10 kg
Gạo sạch Ngọc An.
Thị trường &
phân phối
Gạo Ngọc Đồng được phân phối
thông qua hệ thống siêu thị
Coopmart ở phía Nam (Tp. HCM
và Cần Thơ). GENTRACO chọn
kênh siêu thị vì người tiêu dùng
mua gạo ở siêu thị thường có
trình độ nhận thức cao, có thể
quan tâm đến việc mua gạo an
toàn.

Có hệ thống kinh doanh gạo nội
địa (50 điểm phân phối - bán lẻ:
730 tấn / năm 2011)
Hợp đồng công ty Tim Lá
(Tp.HCM) phân phối thông qua
các kênh: (1) trực tiếp tới nhà của
NTD thu nhập cao (đã thực hiện
ở Tp.HCM, đang chào bán cho
một khu dân cư của người nước
ngoài và người Việt có thu nhập
cao ở Đà Lạt), (2) Nhà hàng-KS
có khách nước ngoài (đã phân
phối vào NewWorld Hotel), và
(3) các siêu thị MaxiMark,
CoopMart.

Tự phân phối gạo Ngọc An.
Doanh số
5 Tấn/Tháng
có chiều hướng tăng
Chưa nhiều,
Cơ sở vật chất
Hệ thống xay xát
Kho bảo quản


16
GENTRACO là thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, có qui mô lớn, có bề dày sản
xuất kinh doanh gạo xuất khẩu. Gạo nội địa là một lĩnh vực kinh doanh thứ yếu, gạo Global
GAP là một bộ phận nhỏ trong đó. Tuy nhiên, GENTRACO xác định gạo Global GAP là sản
phẩm chiến lược, tạo khác biệt cho công ty trong tương lai. Ngược lại, An Phú Nông là một
doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập với mục tiêu trước mắt là tạo đầu ra cho các THT sản xuất
lúa Global GAP ở An Giang, nhất là THT Tân Hòa Lợi. Các đặc điểm chính về hoạt động
sản xuất kinh doanh gạo Global GAP được trình bày ở Bảng 4.3
4.2.3 
-

THT/HTX
CÔNG TY
Đặc trưng
nguồn lực
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, môi
trường tự nhiên, thổ nhưỡng phù
hợp.
- Có năng lực học tập, năng lực
canh tác, quản lý đồng ruộng tốt.

- Có khả năng quản lý sổ sách, tư
liệu.
- Máy nông nghiệp là điều kiện
thuận lợi.
- Năng lực tài chính vững, mạnh
để hỗ trợ một phần chi phí (đầu
vào/chứng nhận cho THT/HTX) .
- Có thị trường đầu ra.
- Cơ sở vật chất: sấy, xay xát,
kho bãi và vận chuyển là điều
kiện thuận lợi.
Quá trình
vận hành
Thực hiện canh tác, chăm sóc
tuân thủ đúng các điều kiện/tiêu
chuẩn Global GAP.
-Có thể cung ứng (một phần) đầu
vào (phân, thuốc, giống).
-Tổ chức thu mua, sấy và bảo
quản.
-Quản lý hợp đồng liên kết.
Chi phí*

- Cải tạo đồng ruộng, môi trường.
- Tư vấn Global GAP.
- Chứng nhận Global GAP lần
đầu.
- Chi phí cơ hội của học tập/tập
huấn.
- Tập huấn kỹ thuật.


- Chia sẻ một phần chi phí tư
vấn+chứng nhận của THT/HTX.
- Xây dựng thương hiệu.
+)
- Giống (0).
- Phân, thuốc, nước (+).
- Công chăm sóc (0).
- Công ghi chép (+).
- Văn phòng phẩm (+).
- Chứng nhận duy trì (+).
Chi 
- Quảng cáo (+).
- Mở kênh phân phối (+).
- Quản trị hợp đồng (+).
Lợi ích
(kỳ vọng)
- Giá bán lúa cao hơn (Năng suất
tương đương).
- Đầu ra ổn định.
- Canh tác bền vững.
- Giá bán gạo cao hơn.
- Thương hiệu trong tâm trí người
tiêu dùng.
- Phát triển doanh số/lợi nhuận.
- Kinh doanh nông nghiệp bền
vững.
* Chi phí so với lúa thường: (+) cao hơn, (-) thấp hơn, (0) xấp xỉ, (+)

17

Nhà nước đóng vai trò đỡ đầu rất quan trọng trong hình thành các liên kết đầu tiên như mô
hình thí điểm, (khảo sát địa bàn, xúc tiến xây dựng THT/HTX, xúc tiến kết nối doanh nghiệp-
THT/HTX, hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp, tài trợ tập huấn và kiểm định chứng nhận Global
GAP). Bảng 4.4 tập trung trình bày đặc trưng của liên kết qua phân tích (1) yêu cầu nguồn
lực, (2) các hoạt động vận hành chính, (3) chi phí, (4) lợi ích của hai bên tham gia là
THT/HTX và công ty.
Có thể đưa ra một số nhận xét sau đây:
 Do qui mô liên kết hiện còn quá nhỏ, vai trò nguồn lực của công ty không yêu cầu lớn
mạnh như liên kết “cánh đồng mẫu lớn” ở trên. Quá trình vận hành của công ty trong
liên kết cũng nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn.
 Ngược lại, do các qui chuẩn khắt khe của Global GAP, vốn nhân lực, vật lực và tài lực
của các hộ nông dân trong THT/HTX được yêu cầu cao hơn trung bình. Quá trình canh
tác, quản lý đồng ruộng hoàn toàn thuộc về nông dân, phức tạp và khắt khe hơn nhiều.
Tuy nhiên, THT/HTX đều cho rằng mình hoàn toàn thực hiện được (có thể vì đây là tập
hợp các nông dân giỏi, tốt)
 Theo các THT, chi phí sản xuất trực tiếp với Global GAP giảm đi 500.000 đ/ha. Nếu
giá thu mua cao hơn thị trường 20%, THT hoàn toàn có thể chi trả chi phí chứng nhận
hàng năm; giá thu mua cao hơn thị trường 10% là điều kiện tối thiểu để THT/HTX duy
trì Global GAP. Tuy nhiên, để xác định chính xác hiệu quả tài chính, cần có các số liệu
về chi phí chi tiết hơn và cần được cấu trúc theo chi phí đầu tư ban đầu (cải tạo+tập
huấn+chứng nhận ban đầu)+chi phí thường xuyên và lưu ý đến cả các chi phí cơ hội.
Lúc bấy giờ, mới có thể trả lời chính xác tổng chi phí tăng/giảm là bao nhiêu.
 Đối với công ty, gạo Global GAP là một sản phẩm mới, lợi ích gia tăng chưa được
khách hàng biết đến mà lại rất khó cảm nhận. Do đó, đầu tư thương hiệu, quảng bá sản
phẩm sẽ tiêu tốn một nguồn ngân sách không nhỏ. Trong khi đó, doanh lượng còn nhỏ,
khó có thể tăng nhanh. Đây là thách thức lớn nhất đứng trước công ty.
Rủi ro lớn nhất đối với liên kết Global GAP không chỉ có rủi ro giá cả thị trường (như trường
hợp gạo cao cấp) mà còn có rủi ro từ nhu cầu thị trường đối với gạo Global GAP (qui mô
nhỏ, bất định). Thực tế đã chứng minh điều này khi một số liên kết vừa manh nha hình thành
đã vỡ hoặc tồn tại không lâu.


Đánh giá chung, liên kết hiện nay là chưa được bền vững, ít nhất là so với liên kết “cánh
đồng mẫu lớn” vì:
 Các tài trợ từ bên thứ 3 (nhà nước, NGO) là không thể kéo dài và rộng khắp.
 Nhu cầu tiêu thụ chưa được mô tả rõ, tạo rủi ro cho khâu thu mua lúa qua hợp
đồng lỏng, không ràng buộc nghĩa vụ công ty (ngay cả hợp đồng cứng, khả năng
không ký tiếp vẫn có thể xảy ra.
 Nông dân có lợi và công ty cũng có lợi nhưng cả hai cũng phải đầu tư, bỏ ra chi
phí, công sức cao hơn trong khi lợi ích kỳ vọng còn bất định.
 Vận hành chưa hoàn toàn theo cơ chế thị trường, còn có trợ cấp, hỗ trợ từ nguồn
khác.



×