Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 111 trang )

Ðồ án tốt nghiệp


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 8700-8900 tấn chất thải rắn
các loại thải ra môi trường, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 70%
khoảng 7581 tấn số còn lại là chất thải rắn công nghiệp, y tế và xây dựng. Mặc dù
đã có những đơn vị tổ chức thu gom nhưng lại không đồng bộ trong việc quản lý
dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm giảm hiệu quả thu gom và gây ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, với một lượng chất thải rắn khá lớn
như trên và có xu hướng ngày càng tăng cùng với tốc độ phát triển nếu không có
một giải pháp phối hợp đồng bộ, thu gom không hợp lí thì CTR sẽ là mối hiểm họa
đối với môi trường như việc gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, gây ô
nhiễm môi trường do lượng CTR tồn động gây mùi hôi, nước rỉ rác.
Hệ thống thu gom chất thải rắn hiện nay được thực hiện bởi lực lượng thu gom
chất thải rắn dân lập và công lập, chính vì thế mà chất thải rắn chưa được quản lý
tốt, chỉ có khoảng 80 – 85% tổng số lượng chất thải rắn được thu gom và số còn lại
được thải xuống kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
TP.HCM có mật độ dân số khá dày đặc, chủ yếu là dân nhập cư. Nhưng vấn
đề chất thải rắn chưa được chính quyền địa phương quản lý đúng mức. Hệ thống thu
gom chất thải rắn của Tp.HCM còn gặp một số bất cập như việc bố trí các điểm
hẹn, thời gian thu gom, vận chuyển chưa hợp lý, phương tiện thu gom cũ kỹ, thô
sơ, không đảm bảo nhu cầu thu gom chất thải rắn trên địa bàn Tp.HCM
Để giải quyết vấn đề cấp bách trên Tp.HCM đã đưa công tác phân loại CTR tại
nguồnvào hoạt động từ năm 2004. Tuy nhiên cho đến nay công tác này chưa cho
thấy hiệu quả rõ rệt. Điều này đến từ việc thiếu nhân lực, thiếu vốn, thiếu các hoạt
động hổ trợ đồng bộ. Trong khi chất thải rắn sinh ra mỗi ngày và mang lại những
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, bãi chôn lấp đã cho thấy những nhược điểm


đáng kể.
Ðồ án tốt nghiệp


2

Chính vì vậy mà đề tài “ Khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn
và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh “ được thực hiện với mục tiêu tối ưu hóa hoạt động của
các trạm trung chuyển hiện có, thực hiện được công tác phân loại rác tại nguồn và
xử lý sơ bộ tại trạm trung chuyển, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến phát
triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả các trạm trung chuyển trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.

3. Nội dung nghiên cứu
 Tổng quan về chất thải rắn;
 Điều kiện tự nhiên, kinh tế hội và môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh,
 Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, quản lý chất thải rắn tại thành phố
Hồ Chí Minh
 Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các trạm trung
chuyển của thành phố Hồ Chí Minh
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tại các trạm trung chuyển của
thành phố Hồ Chí Minh .
4. Phạm vi nghiên cứu
- Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn Thành Phố Hồ
Chí Minh,
- Đối tựợng nghiên cứu: chất thải rắn sinh hoạt

- Giới hạn nghiên cứu: hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTR Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Ðồ án tốt nghiệp


3

5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận
- Nắm vững kiến thức về quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH;
- Phương pháp phân tích đánh giá nguồn phát sinh chất thải, thu gom, hệ thống
điểm hẹn.
 Phương pháp cụ thể
Khảo sát thực địa nhằm thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, môi trường và nắm rõ tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp đánh giá nhanh tình hình hoạt động và hiện trạng của các trạm đi
khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê về hệ thống thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn Thành
Phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp tính toán, dự báo tốc độ tăng chất thải rắn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp một cơ sở dữ liệu của việc nghiên cứu cơ bản về hiện trạng QLCTR
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 – 2010
- Đánh giá được ưu, nhược điểm về QLCTR và những điểm cần phải khắc phục,
- Đề xuất được giải pháp thu gom, vận chuyển, PLRTN phù hợp cho Tp.HCM đến
năm 2020.
- Đề xuất được những giải pháp thiết thực để nâng cao hoạt động của trạm trung
chuyển.


Ðồ án tốt nghiệp


4

 Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và
xử lý CTRSH cho Tp.HCM trong giai đoạn từ nay đến năm 2020
- Đề tài đã cung cấp một giải pháp thực tế để QLCTRSH cho Thành Phố trong 10
năm tới
- Đây là công cụ, tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý, quy hoạch môi trường
hiệu quả
- Giải quyết được bài toán về phân loại rác tại nguồn ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
7. Cấu trúc đồ án
Thời gian thực hiện từ 02/05/2012 đến 21/07/2012
Đồ án bao gồm phần Mở đầu, 5 chương và kết luận kiến nghị, các chương có nội
dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
Chương 2: Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn tại Thành phố
Hồ Chí Minh
Chương 4: Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển tại các trạm trung chuyển trên
địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Chương 5: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các trạm trung chuyển trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh





Ðồ án tốt nghiệp


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
1.1.1 Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn (solid waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng
nhất là các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
CTR là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố
định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. RSH hay CTRSH là một bộ phận của
chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thường ngày của
con người.
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Việc xác định nguồn gốc phát sinh chất thải rắn có ý nghĩa quan trọng trong
việc xây dựng và thực hiện các chương trình quản lý chất thải rắn của thành phố,
như Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, Chương trình thu phí vệ sinh,
Chương trình tuyên truyền, cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý
và đề xuất các chương trình quản lý hệ thống quản lý CTR….
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các nguồn được thống kê
dưới đây:

1) Khu dân cư
2) Khu thương mại
3) Các cơ quan, công sở
4) Các công trường xây dựng và phá huỷ các công trình xây dựng;

5) Dịch vụ đô thị
6) Nhà máy xử lý chất thải (nước cấp, nước thải, khí thải);
7) Khu công nghiệp
8) Nông nghiệp

Ðồ án tốt nghiệp


6

Bảng 1.1 Nguồn gốc phát sinh CTR đô thị
Nguồn
phát sinh
Hoạt động và vị trí phát sinh
chất thải rắn
Loại chất thải rắn
1)Khu
dân cư
- Các hộ gia đình, các biệt
thự, và các căn hộ chung cư.
- Thực phẩm, giấy, carton, plastic,
gỗ, thuỷ tinh, can thiếc, nhôm, các kim
loại khác, tro,các “chất thải đặc biệt”
(bao gồm vật dụng to lớn, đồ điện tử
gia dụng, rác vườn, vỏ xe… )
2)Khu
thương
mại
- Cửa hàng bách hoá, nhà
hàng, khách sạn, siêu thị, văn

phòng giao dịch, nhà máy in,
chợ…
- Giấy, carton, plastic, gỗ, thực
phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất thải
đặc biệt, chất thải độc hại.
3)Cơ
quan,
công sở
- Trường học, bệnh viện,
,văn phòng cơ quan nhà nước
- Các loại chất thải giống như khu
thương mại. Chú ý, hầu hết CTR y tế
được thu gom và xử lý tách riêng bởi
vì tính chất độc hại của nó.
4)Công
trình xây
dựng
- Nơi xây dựng mới, sửa
đường, san bằng các công
trình xây dựng
- Gỗ, thép, bê tông , thạch cao,
gạch, bụi…
5) Dịch
vụ đô thị
- Quét dọn đường phố, làm
sạch cảnh quan, bãi đậu xe và
bãi biển, khu vui chơi giải trí.
- Chất thải đặc biệt, rác quét
đường, cành cây và lá cây, xác động
vật chết…

6)Trạm
xử lý
- Nhà máy xử lý nước cấp,
nước thải, chất thải công
nghiệp khác.
- Bùn, tro
Ðồ án tốt nghiệp


7

Nguồn: sở tài nguyên môi trường 2010
1.1.3 Phân loại chất thải rắn
1.1.3.1 Phân loại theo quan điểm thông thường
CTR thực phẩm: Đó là những chất thải từ nguồn thực phẩm, nông phẩm hoa
quả trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hư bị thải loại ra.
Tính chất đặc trưng loại này là quá trình lên men cao, nhất là trong điều kiện ẩm độ
không khí 85 - 90% nhiệt độ 30 – 35
0
C.Quá trình này gây mùi thối nồng nặc và
phát tán vào không khí nhiều bào tử nấm bệnh.
CTR tạp: Bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ công
sở, hộ gia đình, khu thương mại. Loại cháy được gồm giấy, bìa, plastic, vải, cao su,
da, gỗ lá cây…; loại không cháy gồm thủy tinh, đồ nhôm, kim loại…
Xà bần bùn cống: Chất thải của quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị tạo ra
bao gồm bụi đá, mảnh vỡ, bê tông, gỗ, gạch, ngói, đường ống những vật liệu thừa
của trang bị nội thất…
Tro: Vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ…tạo ra từ các hộ gia
đình, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.
Chất thải đặc biệt: Liệt vào các loại CTR này có CTR thu gom từ việc quét

đường, các thùng CTR công cộng, xác động thực vật, xe ô tô phế thải…
7)Công
nghiệp
- Các nhà máy sản xuất vật
liệu xây dựng, hoá chất, lọc
dầu, chế biến thực phẩm, các
ngành công nghiệp nặng và
nhẹ,…
-Chất thải sản xuất công nghiệp, vật
liệu phế thải, chất thải độc hại, chất
thải đặc biệt.
8)Nông
nghiệp
- Các hoạt động thu hoạch
trên đồng ruộng, trang trại,
nông trường và các vườn cây
ăn quả, sản xuất sữa và lò giết
mổ súc vật.
- Các loại sản phẩm phụ của quá trình
nuôi trồng và thu hoạch chế biến như
rơm rạ, rau quả, sản phẩm thải của các
lò giết mổ…
Ðồ án tốt nghiệp


8

Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: chất thải này có từ các hệ thống xử lý
nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Bao gồm bùn cát lắng trong
quá trình ngưng tụ chiếm 25 – 29 %.

Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc
rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi…Hiện nay chất thải này chưa quản lý tốt ngay cả ở các
nước đang phát triển, vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thu
gom.
Chất thải độc hại: gồm các chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc
mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật
và thực vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất
thải loại này thì việc thu gom, xử lý phải hết sức thận trọng.
1.1.3.2 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Bảng 1.2 Phân loại CTR theo công nghệ xử lý
Thành phần

Định nghĩa Ví dụ
1. Các ch
ất cháy
đư
ợc
- Giấy
- Hàng dệt
- CTR

- Cỏ, gỗ củi, rơm
r
ạ…

- Chất dẻo

- Da và cao su

- Các vật liệu làm từ giấy

- Có nguồn gốc từ các sợi
- Các chất thải từ đồ ăn, thực
ph
ẩm.
- Các vật liệu và sản phẩm
đư
ợc chế tạo từ gỗ tre và rơm,…
- Các vật liệu và sản phẩm
đư
ợc chế tạo từ chất dẻo
- Các vật liệu và sản phẩm
đư
ợc chế tạo từ da và cao su

- Các túi giấy, các mảnh
bìa, giấy vệ sinh,…
- Vải len, bì tả
i, bì
nilon,…

- Các cọng rau, vỏ quả,
- Đồ dùng bằng gỗ như
bàn, gh
ế, đồ chơi, vỏ
d
ừa,…
- Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, l
ọ chất dẻo, nilon,…
- Giầy, bì, băng caosu,…

Ðồ án tốt nghiệp


9

2. Các ch
ất không
cháy đư
ợc
- Các kim loại sắt

-Các kim loại
không ph
ải là sắt
- Thủy tinh

- Đá và sành sứ

- Các loại vật liệu và sản phẩm
đư
ợc chế tạo từ sắt
- Các vật liệu không bị nam
châm hút

- Các vật liệu và sản phẩm
đư
ợc chế tạo từ thủy tinh
- Các loại vật liệu không cháy
khác ngoài kim lo
ại và thủy tinh


- Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, dao, n
ắp lọ,…
- Vỏ hộp nhôm, giấy bao
gói, đ
ồ đựng
- Chai lọ, đồ đựng bằng
th
ủy tinh, bóng đèn,…
- Vỏ trai, ốc, xương,
g
ạch, đá, gồm,…
3. Các ch
ất hỗn hợp - Tất cả các loại vật liệu khác
không phân lo
ại, đều thuộc loạ
i
này. Lo
ại này chia thành 2 phần:
l
ớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm.
- Đá cuội, cát, đất, tóc,…
Nguồn: Nhuệ, 2001.
1.1.4 Thành phần chất thải rắn
Thành phần lý học, hóa học của CTR đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
1.1.4.1. Thành phần vật lý
Bảng 1.3 Thành phần riêng biệt của CTR sinh hoạt
STT Thành phần Khối lượng (%)

Khoảng dao động Giá trị trung bình
01
02
03
04
05
06
07
08
09
Thực phẩm
Giấy
Carton
Plastic
Vải
Cao su
Da

Rác làm vườn
Gỗ
6 – 26
25 - 45
3 - 15
2 - 8
0 - 4
0 - 2
0 - 2
0 - 20
1 - 4
15

40
4
3
2
0.5
0.5
12
2
Ðồ án tốt nghiệp


10

10
11
12
13
14
Thủy tinh
Đồ hộp

Kim loại màu
Kim loại đen

Bụi, tro, gạch
4 - 16
2 - 8
0 - 1
1 - 4
0 – 10

8
6
1
2
4
Nguồn:Solid waste, Engineering Principles and Management Issues, Tokyo, 1997

1.1.4.2. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của CTR bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở nhiệt
độ 920
0
C, thành phần tro sau khi đốt và dễ nóng chảy. Tại điểm nóng chảy thể tích
của rác giảm 95%.
Bảng 1.4 Thành phần hoá học của CTR sinh hoạt
STT

Thành phần
Loại CTR
Tính theo % trọng lượng khô
Carbon

Hydro Oxy Nitơ Lưu huỳnh

Tro
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
Thực phẩm
Giấy
Carton
Plastic
Vải
Caosu
Da
Rác làm vườn
Gỗ
Bụi, tro, gạch
48.0
3.5
4,4
60.0
55.0
78.0
60.0
47.8
49.5
26.3
6.4
6.0
5.9
7.2
6.6
10.0

8.0
6.0
6.0
3.0
37.5
44.0
44.6
22.8
31.2

11.6
42.7
42.7
2.0
2.6
0.3
0.3

4.6
2.0
10.0
3.4
0.2
0.5
0.4
0.2
0.2

0.15


0.4
0.1
0.1
0.2
5.0
6.0
5.0
10.0
2.45
10.0
10.0
4.5
1.5
68.0
Nguồn: Solid waste, Engineering Principles and Management Issues, Tokyo, 1997
1.1.5 Tính chất chất thải rắn
1.1.5.1. Tính chất vật lý
Những tính chất quan trọng của chất thải rắn bao gồm: trọng lượng riêng, độ
ẩm, khả năng giữ ẩm…
Trọng lượng riêng: Trọng lượng riêng (hay mật độ ) của CTR là trọng lượng
của vật liệu trong một đơn vị thể tích (T/m
3
, kg/m
3
, Ib/ft
3
, Ib/yd
3
). Dữ liệu trọng
Ðồ án tốt nghiệp



11

lượng riêng được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rắn phải quản
lý.
Trọng lượng riêng của chất thải rắn thay đổi rõ rệt theo vị trí địa lý, mùa trong
năm, thói quen của người dân và thời gian lưu trữ .
Bảng 1.5 Trọng lượng riêng và độ ẩm các thành phần của CTR đô thị
Loại chất thải

Khối lượng riêng (Ib/yd
3
) Độ ẩm(% trọng lượng)
Dao động Trung bình

Dao động Trung bình

Chất thải thực phẩm 220 – 810 490 50 – 80 70
Giấy 70 – 220 150 4 – 10 6
Bìa cứng 70 – 135 85 4 – 8 5
Nhựa dẻo 70 – 220 110 1 – 4 2
Hàng dệt 70 – 170 110 6 – 15 10
Cao su 170 – 340 220 1 – 4 2
Da 170 – 440 270 8 – 12 10
Rác thải vườn 100 – 380 170 30 – 80 60
Gỗ 220 – 540 400 15 – 40 20
Thủy tinh 270 – 810 330 1 – 4 2
Vỏ đồ hộp 85 – 270 150 2 – 4 3
Nhôm 110 – 405 270 2 – 4 2

Kim loại khác 220 – 1940 540 2 – 4 3
Bụi, tro… 540 – 1685 810 6 – 12 8
Tro 1095– 1400 1255 6 – 12 6
Rác rưởi 150 – 305 220 5 - 20 15
Nguồn: Phước, 2004.
Chú thích: Ib/yd
3
* 0.5933 = kg/m
3

Độ ẩm: Độ ẩm chất thải rắn thường được biểu hiện bằng 2 cách:
- Phương pháp trọng lượng ướt, độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của
trọng lượng ướt vật liệu;
- Phương pháp trọng lượng khô, độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của
trọng lượng khô vật liệu.
Ðồ án tốt nghiệp


12

Công thức toán học của độ ẩm theo trọng lượng ướt được diễn đạt như sau:
M = (W – d)/W
Trong đó: - M: độ ẩm;
- W: khối lượng ban đầu của mẫu (kg);
- d: khối lượng của mẫu khi sấy ở 105
o
C (kg).
Khả năng tích ẩm: Khả năng tích ẩm của CTR là toàn bộ lượng nước mà nó có thể
giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Khả năng giữ
nước trong CTR là một tiêu chuẩn quan trọng trong tính toán xác định lượng nước

rò rỉ từ BCL
Kích thước và sự phân bố kích thước: Kích thước và sự phân bố các kích thước
của các thành phần có trong các chất thải rắn đóng vai trò quan trọng đối với quá
trình thu hồi nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như sàng quay và các thiết bị
tách loại từ tính.
Độ thẩm thấu của rác nén; Tính dẫn nước của chất thải đã nén là thông số quan
trọng khống chế sự vận chuyển của chất lỏng và khí trong bãi chôn lấp.Độ thẩm
thấu chỉ phụ thuộc vào tính chất của chất thải rắn, kể cả sự phân bố kích thước lỗ
rỗng, bề mặt, và độ xốp. Giá trị độ thẩm thấu được đặc trưng đối với chất thải rắn
đã nén trong một bãi chôn lấp thường dao động trong khoảng 10
-11
đến 10
-12

m
2
theo phương thẳng đứng và khoảng 10
-10
m
2
theo phương ngang
1.1.5.2. Tính chất hóa học
Các chỉ tiêu hoá học quan trọng của chất thải rắn đô thị gồm: chất hữu cơ,
chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
Chất hữu cơ: lấy mẫu nung ở 950
o
C, phần bay hơi đi là phần chất hữu cơ hay còn
gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 –
60%, giá trị trung bình là 53%.
Chất tro: là phần còn lại sau khi nung ở 950

o
C.
Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ
khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 950
o
C, hàm lượng này thường
chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ này chiếm khoảng
15 – 30%, giá trị trung bình là 20%.
Ðồ án tốt nghiệp


13

Nhiệt trị: là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị nhiệt được xác định
theo công thức Dulong:
Btu/Ib = 145C + 610 (H
2
– 1/8 O
2
) + 40S + 10N
Trong đó: - C: cacbon,% trọng lượng;
- H
2
: hydro, % trọng lượng;
- O
2
: oxy,% trọng lượng;
- S: lưu huỳnh,% trọng lượng;
- N: nitơ, % trọng lượng.
1.1.5.3. Tính chất sinh học

Các thành phần hữu cơ (không kể các thành phần như plastic, caosu, da) của
hầu hết CTR có thể được phân loại về phương diện sinh học như sau:
- Các phần tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, amio acid và
nhiều hữu cơ;
- Bán cellulose: các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 cacbon;
- Cellulose: sản phẩm ngưng tụ của đường Glulose 6 cacbon;
- Dầu mỡ và sáp: là các este của rượu và các acid béo mạch dài;
- Chất gỗ (lignin): một sản phẩ polyme chứa các vòng thơm với nhóm
methoxyl;
- Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau;
- Protein: chất tạo thành các amino acid mạch thẳng;
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị là
hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí, chất rắn
vô cơ và hữu cơ khác.Sự phát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến quá trình phân
hủy của các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong chất thải rắn đô thị.
Khả năng phân hủy sinh học các hợp phần hữu cơ trong chất thải
Thành phần CTR dễ bay hơi, được xác định bằng cách đốt ở 550
o
C, thường sử
dụng như một thước đo sự phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR đô thị.
Việc sử dụng CTR bay hơi để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ
trong CTR thì không đúng vì một vài thành phần tạo thành chất hữu cơ của CTR đô
thị có khả năng dễ bay hơi cao nhưng khả năng phân hủy lại thấp (như giấy in báo,
Ðồ án tốt nghiệp


14

cành cây…).Thay vào đó, hàm lượng lignin của CTR có thể được ứng dụng để ước
lượng phần chất thải dễ phân hủy sinh học, và được tính toán bằng công thức:

BF = 0.83 – 0.028 LC
Trong đó: - BF: tỷ lệ phần phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở các chất
rắn dễ bay hơi;
- 0.83 và 0.028: hằng số thực nghiệm;
- LC: hàm lượng lignin của chất thải rắn dễ bay hơi được biểu diễn
bằng phần trăm của trọng lượng khô.
Khả năng phân hủy chung của các hợp chất hữu cơ trong chất thải rắn đô thị
dựa trên cơ sở hàm lượng lignin được trình bày ở bảng 6. Theo đó, những chất thải
hữu cơ có thành phần lignin cao, khả năng phân hủy sinh học thấp đáng kể so với
các chất khác.
Bảng 1.6 Khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ
Hợp phần

Chất rắn bay
hơi(% tổng chất
rắn)
Thành phần lignin
(% chất rắn bay
hơi)
Phần phân hủy
sinh học
Chất thải thực
phẩm
7 – 15 0.4 0.82
Giấy báo 94.0 21.9 0.22
Giấy văn phòng 96.4 0.4 0.82
Bìa cứng 94.0 12.9 0.47
Chất thải vườn 50 – 90 4.1 0.72

Sự phát sinh mùi hôi: Mùi hôi sinh ra khi chất thải được chứa trong khoảng thời

gian dài ở trong nhà, trạm trung chuyển và ở bãi đổ. Mùi hôi phát sinh đáng kể ở
các thùng chứa bên trong nhà vào mùa khô có khí hậu nóng ẩm. Sự hình thành mùi
hôi là do sự phân hủy kỵ khí của các thành phần hữu cơ dễ phân hủy nhanh tìm thấy
trong chất thải rắn.
Ðồ án tốt nghiệp


15

Ví dụ: trong điều kiện kỵ khí, sulfate có thẻ bị khử thánhulfde ( S
2-),
sau đó sulfide
kết hợp với hydro tạo thành H
2
S. Quá trình này có thể biểu diễn theo các phương
trình sau:
2CH
3
CHOHCOOH + SO
4
2-
2CH
3
COOH + S
2-
+ H
2
0 + H2
Lactate sunlfat Acetate Sulfide
4H

2
+ SO
4
2-
S
2-
+ 4 H
2
0
S
2-
+ 2H
+
H
2
S
Ion Sunlfide có thể kết hợp với muối kim loại sẵn có, ví dụ muối sắt tạo thành
sunlfide kim loại
S
2-
+ Fe
2+
FeS
Màu đen của chất thải rắn đã phân hủy kỵ khí ở bãi chôn lấp chủ yếu là do sự hình
thành các muối sulfide kim loại. Nếu không tạo thành các muối này, vấn đề mùi ở
bãi chôn lấp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử sẽ tạo thành những hợp chất có mùi
hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid
CH
3

SCH
2
CH
2
CH(NH
2
)COOH CH
3
SH + CH
3
CH
2
CH
2
(NH
2
)COOH
Methionine Methyl mercaptan Aminobutyric
CH
3
SH + H
2
0 CH
4
OH + H
2
S
Sự sinh sản các côn trùng: Vào thời gian hè ở những miền nóng ẩm, sự nhân
giống và sinh sản của côn trùng (đặc biệt là ruồi) là một vấn đề đáng quan tâm ở
những thùng chứa chất thải rắn bên trong nhà. Ruồi có thể phát triển nhanh chóng

trong khoảng thời gian không đến 2 tuần sau khi trứng ruồi được kí vào. Đời sống
của ruồi nhà từ khi còn trong trứng đến khi trưởng thành có thể mô tả như sau:
- Trứng phát triển: 8 – 12h;
- Giai đoạn 1 của ấu trùng: 20h;
- Giai đoạn 2 của ấu trùng: 24h;
- Giai đoạn 3 của ấu trùng: 3ngày;
- Giai đoạn nhộng: 4 – 5 ngày;
- Tổng cộng: 9 – 11 ngày.
Ðồ án tốt nghiệp


16

Thời gian để ruồi phát triển từ giai đoạn ấu trùng (giòi) ở các thùng chứa bên
trong thùng như sau: nếu giòi phát triển thì chúng khó có thể bị khử hay loại bỏ khi
rác trong thùng được đổ bỏ. Lúc này giòi còn lại trong thùng có thể phát triển thành
ruồi. Những con giòi cũng có thể bò khỏi các thùng chứa không có nắp đậy và phát
triển thành ruồi ở môi trường xung quanh.
1.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải rắn
1.1.6.1. Các phương pháp dùng xác định khối lượng chất thải rắn
Xác định khối lượng chất thải rắn phát sinh và được thu gom là một trong những
điểm quan trọng của việc quản lý CTR. Các số liệu đánh giá thu thập về tổng khối
lượng chất thải phát sinh cũng như khối lượng CTR được sử dụng nhằm:
- Hoạch định và đánh giá kết quả của quá trình thu hồi, tái sinh tái chế
Thiết kế các phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
Đo thể tích và khối lượng. Trong phương pháp này cả khối lượng hoặc thể tích của
CTR đều được dùng để đo đạc lượng chất thải rắn. Tuy nhiên phương pháp đo thể
tích thường có độ sai số cao
Ví dụ: 1m
3

CTR chưa được nén sẽ có khối lượng nhỏ hơn 1m
3
CTR được nén chặt
ở trong xe thu gom và cả hai giá trị này sẽ khác khối lượng CTR tiếp tục được ép ở
bãi chôn lấp. Vì vậy nếu đo bằng thể tích thì kết quả phải được báo cáo kèm theo
mức độ nén của chất thải hay là khối lượng riêng của ở điều kiện nghiên cứu.
Để tránh nhầm lẫn lượng CTR nên được biểu diễn dưới dạng khối lượng, khối
lượng là thông số biểu diễn chính xác nhất lượng CTR vì có thể cân trực tiếp mà
không cần kể đến mức độ nén ép. Biểu diễn bằng khối lượng cũng cần thiết trong
tính toán vận chuyển vì lượng chất thải được phép chuyên chở trên đường thường
quy định bởi giới hạn khối lượng hơn là thể tích.
Phương pháp đếm tải. Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính
chất của nguồn chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ước lượng) được ghi
nhận trong một thời gian dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát
(gọi là khối lượng đơn vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dụng các số liệu thu thập
được tại khu vực nghiên cứu trên và các số liệu đã biết.
Ðồ án tốt nghiệp


17

Phương pháp cân bằng vật chất. Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất,
thực hiện cho các nguồn phát sinh riêng lẻ như các hộ gia đình, khu thương mại, các
khu công nghiệp.Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương
trình quản lý CTR.
Phương pháp cân bằng vật chất được tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Xác định phạm vi nghiên cứu, công việc này có ý nghĩa rất quan
trọng vì trong nhiều trường hợp có thể giúp đơn giản hoá các tính toán cân
bằng khối lượng.
- Bước 2: Xác định tất cả các hoạt động xảy ra bên trong hoặc có liên quan

đến phạm vi nghiên cứu và ảnh hưởng đến việc phát sinh chất thải.
- Bước 3: Xác định tốc độ phát sinh CTR của từng hoạt động.
- Bước 4: Sử dụng các phép tính toán thích hợp xác định lượng chất sinh ra và
lưu trữ.
Phương trình cân bằng khối lượng vật chất có thể được thiết lập một cách như sau:
Tốc độ tích luỹ = Tốc độ dòng vào – Tốc độ dòng ra – Tốc độ phát sinh
Dạng toán học


ravao
MM
dt
dM
-r
w
Trong đó:
-
dt
dM
: Tốc độ thay đổi khối lượng vật liệu tích luỹ bên trong hệ thống
nghiên cứu (kg/ngày, T/ngày).
-

vao
M
: Tổng cộng các khối lượng vật liệu đi ra hệ thống nghiên cứu
(kg/ngày).
- r
ra
: Tốc độ phát sinh chất thải (kg/ngày).

Điều khó khăn nhất trong thực tế áp dụng phương pháp phân tích cân bằng
khối lượng để xác định khối lượng chất thải là việc xác định đúng các yếu tố đầu
vào và đầu ra qua phạm vi hệ thống.


Ðồ án tốt nghiệp


18

1.1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh chất thải rắn
Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhất nhằm
làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi do chúng
gây ra đối với môi trường.
Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bước như thiết
kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếm một lượng nhỏ
nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng của sản phẩm dài nhất.
Việc giảm chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các hộ gia đình, các khu
thương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynh hướng tìm kiếm và mua những
sản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụng sản phẩm đó.Nhưng trên thực tế hiện
nay thì giảm thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt và
đồng bộ nên không ước tính được ảnh hưởng của công tác giảm chất thải tại nguồn
tới việc phát sinh chất thải.Tuy nhiên nó đã trở thành yếu tố quan trọng cần được
nhà nước và người dân quan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai. Vì vậy
cần được thực hiện triệt để trong tất cả các công đoạn trong sản xuất tại các nhà
máy như:
- Giảm các công đoạn đóng gói không cần thiết hoặc đóng gói quá thừa.
- Tích cực sử dụng những sản phẩm có tính bền vững và khả năng phục hồi
cao hơn.

- Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các sản phẩm có khả
năng tái sử dụng, tái chế.
- Sử dụng ít nguyên liệu hơn, ít năng lượng hơn.
- Tăng cường vật liệu có khả năng tái sinh được trong sản xuất.
- Phát triển các chương trình hay khuyến khích các nhà sản xuất tạo ra ít
chất thải hơn.
Đối với các hộ gia đình nên thực hiện việc tái sinh chất thải của khu dân cư
hoạt động này ảnh hưởng lớn tới lượng chất thải thu gom để có thể tiếp tục đem xử
lý hoặc thải bỏ.

Ðồ án tốt nghiệp


19

Ảnh hưởng của luật pháp.
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là sự ban
hành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ bỏ phế
thải ví dụ như quy định các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì, quy định về việc
sử dụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon…chính các quy định này khuyến khích
việc mua bán và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa.
Ý thức người dân
Khối lượng CTR phát sinh sẽ giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵn
sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống của họ để duy trì, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh nặng về kinh tế, điều này có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản lý CTR. Chương trình giáo dục thường xuyên là cơ sở
dẫn đến sự thay đổi thái độ của công chúng.
Sự thay đổi theo mùa
Ở đây muốn nói tới mùa lễ tết và mùa giáng sinh, đây là mùa mà nhu cầu tiêu
dùng của con người gia tăng kéo theo lượng rác thải ra môi trường cũng tăng theo.

Ngoài ra lượng CTR sinh hoạt còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở các
nước ôn đới CTR thực phẩm chứa nhiề
u rau và trái cây.
1.2 Sự chuyển hóa tính chất của chất thải rắn đô thị
Những quá trình hoá học cơ bản có thể được sử dụng để quản lý CTR đô thị,
những chuyển hoá này có thể xảy ra hoặc do sự can thiệp của con người hoặc do
những hiện tượng tự nhiên. CTR có thể được chuyển hoá bằng con đường vật lý,
hoá học và sinh học được trình bày trong bảng sau: các quá trình chuyển hoá được
sử dụng quản lý CTR.




Ðồ án tốt nghiệp


20

Bảng 1.7 Các quá trình chuyển hoá được sử dụng để quản lý CTR
Quá trình chuyển hoá

Phương pháp chuyển hoá

Sản phẩm chuyển hoá
VẬT LÝ
Tách (phân loại) Tách bằng thủ công hoặc
bằng máy
Thành phần riêng biệt được tìm
thấy trong CTRĐT
Giảm thể tích Áp dụng năng lượng dưới

dạng lực hoặc áp suất
Giảm thể tích chất thải ban đầu
Giảm kích thước Áp dụng năng lượng dưới
dạng nghiền cắt
Thành phần chất thải ban đầu
biến đổi hình dạng và kích
thước
HOÁ HỌC
Đốt cháy Oxi hoá nhiệt CO
2
, SO
2
, những sản phẩm oxi
hoá khác, tro
Nhiệt phân Chưng cất phá huỷ Dòng khí chúa nhiều loại gas,
hắc ín, dầu, than,…
SINH HỌC
Ủ hiếu khí Chuyển hoá sinh học hiếu
khí
Phân hữu cơ
Phân huỷ kỵ khí Chuyển hoá sinh học kỵ
khí
CH
4
, CO
2
, khí vi lượng,
humus,…
Ủ kỵ khí Chuyển hoá sinh học kỵ
khí

CH
4
, CO
2
, chất thải đã phân huỷ

Ðồ án tốt nghiệp


21

1.2.1 Sự chuyển hoá vật lý
Sự chuyển hoá vật lý cơ bản xảy ra trong quá trình hoạt động của hệ thống
quản lý CTR bao gồm:
- Phân loại CTR
- Giảm thể tích CTR bằng phương pháp cơ học: nghiền, nén ép, đóng kiện
- Giảm kích thước CTR bằng phương pháp cơ học: cắt
Sự chuyển hoá vật lý sẽ không làm thay đổi pha (chẳng hạn chuyển pha rắn
thành pha khí như trong quá trình chuyển hoá hoá học và sinh học).
1.2.1.1 Tách các thành phần trong CTR
Chúng ta có thể thực hiện công việc tách bằng thủ công hoặc bằng cơ
giới.Việc tách sẽ chuyển hoá chất thải không đồng nhất thành chất thải tương đối
đồng nhất. Việc tách này là một hoạt động cần thiết trong công nghệ thu hồi và tái
sử dụng chất thải, công nghệ ủ hiếu khí. Việc tách sẽ lầy đi những chất gây ô nhiễm
ra khỏi nguyên liệu tách để cải thiện tính chất của nguyên liệu tách để cải thiện tính
chất của nguyên liệu tách này.
1.2.1.2 Giảm thể tích CTR bằng phương pháp cơ học
Giảm thể tích CTR (cũng gọi là nén) là quá trình giảm thể tích ban đầu của
chất thải bằng phương tiện cơ học như máy ép thuỷ lực. Đa số các quốc gia trên thế
giới, các xe vận chuyển rác thu gom trong mỗi chuyến đi. Để gia tăng thời gian sử

dụng của những bãi chôn lấp hợp vệ sinh, CTR thường được nén chặt lại trước khi
phủ đất lên.
1.2.1.3 Giảm kích thước CTR bằng phương pháp cơ học
Giảm kích thước CTR bằng phương pháp cơ học nhằm mục đích đạt được sản
phẩm CTR cuối cùng có kích thước giảm đáng kể so với kích thước ban đầu. Để
thực hiện điều này chúng ta có thể sử dụng những thiết bị nghiền cắt, … Quá trình
này rất quan trọng trong công nghệ sử dụng rác sinh hoạt làm phân bón hữu cơ.

Ðồ án tốt nghiệp


22

1.2.2 Sự chuyển hoá hoá học
Sự chuyển hoá hoá học CTR là quá trình làm biến đổi pha (chẳng hạn pha rắn
thành pha lỏng, pha rắn thành pha khí, …). Để giảm thiểu thể tích hoặc thu hồi sản
phẩm chuyển hoá, quá trình hoá học cơ bản được sử dụng để chuyển hoá CTR đô
thị gồm:
- Quá trình đốt cháy (oxi hoá hoá học)
- Quá trình nhiệt phân
- Quá trình khí hoá
1.2.2.1 Quá trình đốt cháy (oxi hoá hoá học)

Quá trình đốt cháy có thể coi là phản ứng hoá học giữa oxi và chất hữu cơ để
tạo ra hợp chất oxi hoá theo sau là sự phát tán ánh sáng và sinh nhiệt. Với sự hiện
diện của lượng dư không khí, sự đốt cháy thành phần hữu cơ của CTR đô thị được
biểu diễn theo phương trình phản ứng sau:
CHC + lượng khí dư  N
2
+ CO

2
+H
2
O + tro + nhiệt
Lượng khí dư để đảm bảo phản ứng cháy hoàn tòan. Sản phẩm cuối cùng của
phản ứng cháy trên bao gồm: khí nóng – chủ yếu bao gồm nitrogen (N
2
), cacbon
dioxide (CO
2
), nước (H
2
O) và thành phần không cháy được. Trên thực tế, một
lượng nhỏ amonia (NH
3
), sulfur dioxide (SO
2
), nitrogen oxides (NO
x
) cũng hiện
diện, tuỳ thuộc loại chất thải.
1.2.2.2 Quá trình nhiệt phân
Do những chất hữu cơ không ổn định nhiệt, chúng có thể bị chia cắt thành khí,
chất lỏng và chất rắn. Tính chất của ba thành phần chính sinh ra từ sự nhiệt phân
thành phần hữu cơ CTR đô thị là:
- Dòng khí chứa khí hydrogen (H
2
), methane (CH
4
), carbon monoxide (CO),

cacbon dioxide (CO
2
) và những khí khác, tuỳ thuộc vào tính chất hữu cơ của
chất thải được nhiệt phân.
- Hắc ín ở dạng lỏng, ở nhiệt độ phòng và chứa những hợp chất như acetic
acid, aceton và methanol.
Ðồ án tốt nghiệp


23

- Than bao gồm hầu hết cacbon và một vài chất trơ khác.
1.2.2.3 Quá trình khí hoá
Quá trình khí hoá bao gồm sự cháy từng phần nhiên liệu carbon sao cho tạo ra
nhiên liệu giàu carbon monoxide, hydrogen và một số hydro carbon bão hoà, chủ
yếu là methane.
1.2.3 Sự chuyển hoá sinh học
Sự chuyển hoá sinh học của thành phần hữu cơ CTR đô thị có thể sử dụng để
làm giảm thể tích và khốt lượng của chất thải, tạo ra phân bón dùng trong việc cải
tạo đất và tạo khí methane. Vi sinh vật chính trong quá trình chuyển hoá sinh học
chất hữu cơ là vi khuẩn, nấm men, nấm mốc và atinomycetes. Các quá trình chuyển
hoá này có thể được thực hiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tuỳ thuộc vào oxygen. Đặc
điểm khác nhau cơ bản giữa phản ứng chuyển hoá hiếu khí và kỵ khí là loại sản
phẩm cuối cùng và oxygen phải được cung cấp trong quá trình chuyển hoá hiếu khí.
Quá trình sinh học được sử dụng để chuyển hoá thành phần hữu cơ trong CTR đô
thị bao gồm phân huỷ hiếu khí, phân huỷ kỵ khí.
1.2.3.1 Phân huỷ hiếu khí
Để tự nhiên, thành phần hữu cơ trong CTR đô thị sẽ chịu sự phân huỷ sinh
học. Mức độ và thời gian phân huỷ sẽ phụ thuộc vào loại chất thải và độ ẩm, chất
dinh dưỡng sẵn có trong CTR và những yếu tố môi trường khác. Dưới những điều

kiện được kiểm soát, chất thải làm vườn và thành phần hữu cơ trong CTR đô thị có
thể bị chuyển hoá thành chất hữu cơ ổn định mà ta gọi là phân bón hữu cơ trong
một thời gian tương đối ngắn (từ 4 đến 6 tuần).
Quá trình làm phân bón hữu cơ hiếu khí có thể được diễn tả bằng phương
pháp sau:
CHC + O
2
+ chất dinh dưỡng  TB mới + CHC ổn định + CO
2
+ H
2
O
+ SO
4
2-
+ nhiệt
Theo phương trình trên, chúng ta nhận thấy sản phẩm cuối cùng là tế bào mới,
CHC ổn định, cacbon dioxide, nước, ammonia và sulfate. Phân bón hữu cơ là CHC
Ðồ án tốt nghiệp


24

ổn định. CHC ổn định thường chứa thành phần lignin cao, chúng rất khó bị chuyển
hoá sinh học trong một thời gian ngắn. Lignin thường xuất hiện trong giấy báo.
1.2.3.2 Phân huỷ kỵ khí
Thành phần CHC trong CTRĐT có khả năng bị phân huỷ sinh học có thể được
chuyển hoá sinh học dưới điều kiện kỵ khí thành khí methane (CH
4
) và cacbon dioxie

(CO
2
). Sự chuyển hoá này có thể được biểu diễn bằng phương trình sau:
CHC + H
2
O + chất dinh dưỡng  TB mới + CHC ổn định + CO
2
+
CH
4
+ NH
3
+ H
2
S + nhiệt
Theo phương trình trên ta nhận thấy sản phẩm cuối cùng là dioxide, methane,
amoni, hydrogen, sulfide và CHC ổn định. Trong quá trình chuyển hoá kỵ khí,
cacbon dioxide và methane chiếm đến 99% tổng số khí được tạo thành, CHC ổn
định (hoặc bùn phân huỷ) phải được thoát nước trước khi đổ vào BCL.
1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường
1.3.1Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường đất
Thành phần chủ yếu trong CTRHC, CHC sẽ bị phân huỷ trong môi trường đất
trong hai điều kiện yếm khí và kỵ khí. Trong điều kiện hiếu khí, khi có độ ẩm thích
hợp để rồi khi qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra chất khoáng đơn
giản H
2
O, CO
2
; còn trong trường hợp yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là
CH

4
, CO
2
, H
2
O gây độc cho môi trường.
Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của đất sẽ làm các chất từ
CTR không trở thành ô nhiễm nhưng với lượng quá lớn môi trường trở nên quá tải
do đó mất hết khả năng chống chế và bị CTR làm ô nhiễm. Ô nhiễm này cùng vối ô
nhiễm kim loại nặng, chất độc theo nước trong đất chảy xuống, làm ô nhiễm mạch
nước ngầm mà một khi nước ngầm ô nhiễm thì không thể khắc phục (xử lý) được.
Hiện tại các bãi chứa và chôn rác bị ô nhiễm nặng nhưng chưa được ngăn chặn và
xử lý trong khi hầu hết dân cư quanh khu vực đều sử dụng nguồn nước lấy từ giếng
làm nước sinh học.

Ðồ án tốt nghiệp


25

1.3.2 Chất thải rắn gây ô nhiễm nguồn nước – cản trở dòng chảy
CTR thải ảnh hưởng đến môi trường nước đặc biệt là nước mặt.Ngoài ra còn là
sự ô nhiễm nặng nề của hệ thống kênh rạch. Ô nhiễm môi trường từ nguồn nước
mang lại rất lớn nếu vi sinh CTR không tốt.
Các CTR giàu hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bị phân huỷ nhanh
chóng.Phần nổi trên bề mặt sẽ có quá trình khoáng hoá tạo sản phẩm trung gian sau
đó sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước.Phần chìm trong nước sẽ phân giải
yếm khí có thể bị lên men tạo ra chất trung gian và sau đó sản phẩm cuối cùng là
CH
4

, H
2
S, H
2
O, CO
2
.Các chất trung gian này đều gây mùi hôi và rất độc. Bên cạnh
đó các loại vi trùng, siêu vi trùng làm tác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô
nhiễm nguồn nước. Sự ô nhiễm này làm suy thoái, huỷ hoại hệ sinh thái nước ngọt
và gây bệnh cho con người.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong
môi trường nước, sau đó oxi hoá có oxi và không có oxi gây nhiễm bẩn nguồn nước
bởi các chất độc như: Hg, Pb, Zn, Fe,…
1.3.3 Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường không khí
Chất thải thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi nhưng cũng có
chất thải có khả năng phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Ngoài ra cũng
có loại CTR trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ đầy đủ (tốt nhất là 35
0
C, ẩm độ 70 –
80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật và kết quả quá trình làm
ô nhiễm không khí.
Các đống CTR nhất là rác thực phẩm, nóng ẩm không được xử lý kịp thời và
đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối.
Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp CTR được thể
hiện ở bảng 1.8.





×