Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 và ĐỀ NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.46 KB, 15 trang )

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
NỘI DUNG
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I. Tìm hiểu chung về cà phê và xuất khẩu cà phê trên thế giới 3
II. Tình hình xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 4 tháng đầu năm 2010 3
III. Những khó khăn và hạn chế của xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 7
IV. Giải pháp cho sự phát triển ngành xuát khẩu cà phê ở Việt Nam 11
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
NGUYỄN THỊ NHUNG 1
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
“Cà phê là sản phẩm thương mại đứng thứ 2 thế giới chỉ sau dầu mỏ”
Cà phê là một loại hàng hóa quan trọng. Với hơn 501 tỷ cốc cà phê được tiêu thụ hàng
năm, cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất thế giới.
Sự quan trọng của cà phê đối với nền kinh tế thế giới là không thể phủ nhận. Nó là một
trong những hàng hóa cơ bản có giá trị giao dịch lớn nhất trong thương mại quốc tế, và
trong nhiều năm, đứng thứ 2 chỉ sau dầu mỏ. Chính là cà phê, chứ không phải vàng bạc,
đá quý, dầu mỏ là mặt hàng được đầu cơ nhiều nhất trên thế giới. Quá trình trồng trọt, thu
hoạch, chế biến, vận chuyển, trao đổi buôn bán cà phê mang lại việc là cho hàng trăm
triệu người trên toàn cầu. Cà phê còn đặc biệt quan trọng đối với các nên kinh tề đang
phát triển. Cà phê đã trở thành một ngành công nghiệp trên thế giới, hơn nữa trở nên ngày
càng quan trọng, khi mà tỷ lệ tiêu thụ hàng năm của cà phê trung bình tăng 2,6%.
Việt Nam, với những lợi thế địa lý thuận lợi cho việc phát triển ngành cà phê, hiện nay là
nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới về lượng, chỉ sau Brazil. Bên cạnh đó, năm 2007,
Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Theo nhận
định của nhiều chuyên gia nông nghiệp Australia và chủ tịch VICOFA- hiệp hội cà phê –
ca cao Việt Nam, WTO mang lại cho Việt Nam một thị trường khổng lồ với 5 tỷ người
tiêu thụ.


Tuy nhiên, trên thực tế, về mặt giá trị xuất khẩu cà phê, Việt Nam chỉ đứng thứ 4, thứ 5
trên thế giới. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2009, Việt Nam xuất khẩu
khoảng 1,163 triệu tấn cà phê, sang 97 quốc gia, đạt kim ngạch 1, 075 tỷ USD, tăng 2,6%
về lượng, nhưng lại giảm 21, 3% về giá trị so với cùng kì năm 2008. Năm 2010, dự báo
ngành cà phê sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, rõ rang Việt Nam có những lợi thế nhất định về cây cà phê, nhưng vẫn đang đối
mặt với sự tăng trưởng không bền vững. Vậy, ngành cà phê Việt Nam thật sự phải đổ mặt
với những khó khăn nào và những giải pháp nào có thể giúp cho ngành cà phê của Việt
Nam? Để trả lời cho những câu hỏi, em đã quyết định tìm hiểu đề tài:
“TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 4 THÁNG ĐẦU NĂM
2010 & ĐỀ NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG”
NGUYỄN THỊ NHUNG 2
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÀ PHÊ VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRÊN THẾ
GIỚI
1. Cây cà phê & cà phê
Cây cà phê đầu tiên được trồng ở Châu Phi và Ả Rập, nhưng sau đó người ta nghĩ tới việc
trồng nó ở nhiều vùng đất thích hợp khác.
Cà phê là một thức uống màu đen, có chứa chất caffeine được sử dụng rộng rãi nhiều thứ
2 trên toàn cầu, chỉ sau nước uống. Cà phê được sử dụng từ thế kỉ thứ 9, được tin rằng
xuất xứ từ vùng cao nguyên Ethiopia, sau đó lan rộng ra toàn thế giới.
2. Xuất khẩu cà phê
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 50 quốc gia xuất khẩu cả phê. Brazil là quốc gia
đứng đầu về sản lượng cả phê, chiếm khoảng gần 30% sản lượng cà phê trên thế giới.
Các thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất là New York và London. Đất nước tiêu thụ cà
phê nhiều nhất là Ba Lan.
Hàng năm tổng giá trị giao dịch của ngành cà phê lên tới 100 tỷ USD.
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 4 THÁNG ĐẦU NĂM

2010
1. Cây cà phê ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây cà phê được đưa vào Việt Nam từ những năm 1870. Với những điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê, hiện nay Việt Nam có khoảng 537 ha
trồng cà phê, với sản lượng có thể lên tới 900. 000 tấn.
Cây cà phê ở Việt Nam chiếm khoảng 4,7% diện tích trồng cà phê thế giới.
2. Tình hình chung của xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất khẩu
cà phê của Việt Nam đã vượt qua Côlômbia để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ
hai cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% trong giai đoạn
2000 -2008. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin với tỷ trọng chiếm gần ¼ lượng cà
phê xuất khẩu của thế giới
NGUYỄN THỊ NHUNG 3
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Xuất khẩu cà phê mang lại khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa hàng năm của
Việt Nam. Tuy nhiên, so với giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản, cà phê
chiếm khoảng 20%.
NGUYỄN THỊ NHUNG 4
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
3. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 4 tháng đầu năm 2010
a) Về sản lượng và giá trị xuất khẩu
→ Trên thế giới:
Theo nguồn tin của ICO thì tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của các nước xuất khẩu
trong tháng 3/2010 đạt 8,8 triệu bao so với mức 9,3 triệu bao hồi tháng 3/2009
→ Việt Nam:
Số liệu Thống kê Hải quan mới nhất cho thấy, mùa vụ xuất khẩu cà phê của Việt Nam
thường từ cuối quý IV năm trước đến quý I năm sau. Thế nhưng, quý I năm nay, giá và
lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ ba năm trở lại

đây (từ năm 2007)
Biểu đồ 1: Thống kê khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 –
tháng 3/2010
Tính đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345 nghìn tấn,
giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương ứng
giảm 186 triệu USD; trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần
trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD. .

NGUYỄN THỊ NHUNG 5
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Biểu đồ 2: Thống kê khối lượng, đơn giá và trị giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam
theo quý trong giai đoạn 2003 - quý I/2010
Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong trong quý I/2010 đạt mức
thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy quí 1-2010, cả nước mới xuất khẩu được
khoảng 345.000 tấn cà phê với kim ngạch khoảng 483 triệu đô la, giảm tới 22,3% về
lượng và giảm 27,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009; trong đó, phần giảm do số
lượng giảm là 147 triệu đô la và phần giảm do giá giảm là 39 triệu đô la.
b) Về giá cà phê:
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy quí 1 – 2010, đơn giá xuất khẩu bình
quân cũng giảm 7,4%, xuống chỉ còn 1.398 đô la/tấn, đưa cà phê trở thành mặt hàng duy
nhất trong các nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân
giảm so với cùng kỳ năm 2009.
c) Về thị trường:
Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất
của Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt
Nam.
Số liệu thống kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường nhập khẩu cà
phê lớn nhất thế giới nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này trong

năm 2008 chỉ đạt tương ứng là 11,4% và 7,3%
NGUYỄN THỊ NHUNG 6
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam cho biết, bước sang năm
2010, xuất khẩu cà phê gặp khó khăn hơn về thị trường và giá xuất khẩu. Tính đến hết
tháng 4, lượng cà phê xuất khẩu mới đạt 428.000 tấn, kim ngạch 520 triệu USD. Như
vậy, mức giá này đã bị giảm 120 USD/tấn so với năm 2009. Bởi vậy, ông dự báo, xuất
khẩu cà phê năm nay dự kiến sẽ bị sụt giảm khoảng 300.000 tấn so với năm ngoái.
Như vậy :
4 tháng đầu năm 2010, cà phê xuất khẩu của Việt Nam giảm cả về số lượng, giá trị
xuất khẩu và giá bán cà phê.
Năm 2010 được dự đoán là một năm đầy khó khăn với xuất khẩu cà phê Việt Nam.
NGUYỄN THỊ NHUNG 7
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
III. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT
NAM
1. KHÓ KHĂN CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
→ Xuất khẩu cà phê của Việt Nam bị các nhà nhập khẩu ép giá:
Từ cuối năm 2008 đến nay, giá cà phê luôn biến động thất thường, có lúc tăng lên 1.600-
1.700 USD/tấn rồi rơi xuống 1.200 USD/tấn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất
khẩu.
Phân tích nguyên nhân giá cà phê luôn trồi sụt như vậy, ông Vân Thành Huy, Tổng giám
đốc Công ty Inexim Đắk Lắk cho rằng, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn bị
các nhà đầu cơ quốc tế thao túng. Khi họ biết các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều lô
hàng “bán trừ lùi” chưa chốt giá (do chờ giá sẽ lên), nên họ đã cố tình ép giá xuống.
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về lượng xuất khẩu cà phê robusta, hay còn gọi là cà
phê vối. Nhưng chúng ta lại không làm chủ được giá cà phê bán ra mà mức giá này hoàn
toàn do các sàn giao dịch cà phê đặt tại New York hay London chi phối. Cung cách kinh

doanh theo hình thức “bán lùi, bán trước” của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam thời gian qua là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Và chính các doanh
nghiệp cũng đang phải gánh chịu hậu quả của cách thức bán hàng đó
Hang năm, 80 - 85% tổng lượng cà phê xuất khẩu của của Việt Nam được bán theo hình
thức “trừ lùi”. Tức là doanh nghiệp ký hợp đồng bán cà phê từ trước, lấy tiền tạm ứng
của bên mua và thường đến mùa thu hoạch sẽ giao hàng. Lúc đó, mức giá mới được ấn
định theo giá cà phê tại các sàn giao dịch trên thế giới trừ đi vài chục đến hơn 100
USD/tấn.
Chính vì đã bán trước một lượng quá lớn cà phê trên giấy theo hình thức trừ lùi, nên đến
vụ thu hoạch, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thường bị ép giá.
Hơn nữa, với tiềm lực tài chính mạnh, nhiều nhà nhập khẩu thao túng, bắt bí doanh
nghiệp trong nước với nhiều hình thức không hề mới. Đó là phạt hợp đồng không lý do,
giữ lại tiền của nhà xuất khẩu, tự ý trừ tiền mà không có chứng từ, tự thay đổi ngày chốt
giá theo hướng có lợi cho nhà nhập khẩu, thậm chí quỵt nợ như mua nguyên lô 100
container nhưng chỉ trả trước bằng tín dụng thư vài container…
→ Khó khăn khi thực hiện tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu Việt Nam 4193:2005
Việc ban hành và áp dụng Tiêu chuẩn cà phê Việt Nam 4193:2005 là cần thiết để thúc
đẩy ngành cà phê Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới, tạo điều
kiện phát triển ngành cà phê bền vững vì nó phù hợp với các tiêu chí đánh giá chất lượng
cà phê hiện nay của thế giới và được Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) xem như một tiêu
NGUYỄN THỊ NHUNG 8
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
chuẩn chung để kiểm định chất lượng cà phê đang giao dịch trên thị trường thế giới. Cách
làm này phù hợp với cách đánh giá chất lượng cà phê của thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng tiêu chuẩn này, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã
gặp một số khó khăn.
i. Sau khi chế biến theo tiêu chuẩn TCVN 4193:2005, tỷ lệ cà phê phế phẩm chiếm
đến 8 – 10%. Vậy, với sản lượng cà phê hàng năm của nước ta khoảng 1 triệu tấn
thì lượng cà phê phế phẩm đã chiếm khoảng 80.000 – 100.000 tấn. Đây là một khó

khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê khi số
lượng cà phê phế phẩm này khó tiêu thụ và dẫn đến tồn đọng một lượng lớn vốn
của doanh nghiệp, nhất trong giai đoạn hiện nay.
ii. Chi phí để chế biến cà phê theo tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 quá lớn. Nếu chế
biến cà phê từ loại 2,5% đen vỡ theo tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 loại 150 lỗi thì
mất khoảng 40 đô la Mỹ/tấn; trong khi đó người mua chỉ trả giá cao hơn khoảng
20 – 30 đô la Mỹ/tấn. Các doanh nghiệp làm sao bù đắp được khoản chi phí này!
iii. Hiện trên thị trường kỳ hạn LIFFE đã mở rộng biên độ chất lượng và đã cho phép
tất cả các loại cà phê đều được tham gia giao dịch trên thị trường này và tùy vào
chất lượng từng loại cà phê mà định ra giá cả phù hợp cho từng loại.
iv. Hiện nay cà phê vối chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số lượng cà phê tiêu thụ
trên thế giới và chủ yếu dùng để pha trộn với cà phê chất lượng cao Arabica, nhằm
tăng thể chất cho nước pha trong công nghệ chế biến cà phê hoà tan. Do đó, các
công ty rang xay cà phê lớn trên thế giới không cần mua cà phê có chất lượng cao
(tất nhiên là giá cũng cao) mà họ chỉ mua loại cà phê chất lượng thấp của ta với
yêu cầu giảm độ ẩm và tạp chất xuống. Có trên 50% sản lượng cà phê xuất khẩu
của Việt Nam được tiêu thụ dùng cho mục đích này. Mặt khác, Việt Nam là nước
xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới.
→ Khó khăn khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
• Về chính sách thuế:
Khi ra nhập WTO, Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan
đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như
Mỹ, Nhật Bản, và EU Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với
hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng
đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi
thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước. Đây là
những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các
thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng
mức thuế quan ưu đãi hơn.
• Cơ sở hạ tầng nông thôn:

NGUYỄN THỊ NHUNG 9
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng, mặc dù trong 10 năm
qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông, thuỷ lợi, điện…
đã có những chuyển biến đáng kể. Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề
kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt
Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu.
Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên
trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của
họ
2. HẠN CHẾ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
- Giá trị xuất khẩu thấp: Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về lượng xuất
khẩu cà phê. Tuy nhiên, xét về giá trị xuất khẩu, Việt Nam chỉ đứng thứ 4 hoặc
thứ 5.
- Giá xuất khẩu cà phê thấp: Cà phê Việt Nam thường được bán với giá thấp hơn
so với nhiều nước. Ví dụ, năm 2006 giá cà phê robusta FOB của Việt Nam là
1.188 USD, trong khi giá thị trường London là 1.317.7 USD, và giá chỉ thị ICO là
1.489,2 USD; gần nhất vào tháng 9/2007, sự chênh lệch giá tương ứng vẫn là
1.582 USD - 1.835,8 USD - 2045,9 USD.
- Thiếu thương hiệu cà phê mạnh: mặc dù là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2
trên thế giới, cà phê Việt Nam có mặt ở khắp các châu lục, nhưng người tiêu dùng
thế giới lại không biết tới tên tuổi cà phê của Việt Nam.
Vấn đề này là do một số nguyên nhân sau:
→ Chất lượng chế biến cà phê chưa cao:
Chất lượng cà phê là tổng hợp của các yếu tố: chủng loại thực vật, điều kiện địa hình, khí
hậu - thời tiết, cách chăm sóc, thu hái, bảo quản, chuẩn bị xuất khẩu và vận chuyển.
Trong đó, các khâu canh tác, thu hái, bảo quản, chuẩn bị xuất khẩu và vận chuyển là con

người có thể tác động, can thiệp, thay đổi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê Việt Nam thấp là do nhiều khâu từ
chăm sóc, sản xuất, chế biến và cả phương thức xuất khẩu… chưa được quan tâm đúng
mức, hoặc đã cảnh báo lâu nay nhưng rất khó sửa đổi.
Trong đó các khâu cần phải quyết liệt cải tiến là tình trạng thu hoạch lẫn lộn giữa quả
xanh và quả chín, cộng thêm việc thiếu diện tích sân phơi hoặc do thời tiết không thuận
lợi nên người dân phải ủ cà phê lâu ngày trong bao hoặc chất thành đống đã làm cho chất
NGUYỄN THỊ NHUNG 10
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
lượng cà phê giảm mạnh và giá trị thường mất đi khỏang 10% khi xuất khẩu. Chính vì
điều này mà trong nhiều năm qua, cà phê Việt Nam luôn chiếm một lượng lớn trong số cà
phê bị tải loại của thế giới. Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong 6
tháng tính đến tháng 3/2007, cà phê xuất khẩu có nguồn gốc Việt Nam chiếm 88% trong
tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới.
Với số lượng xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê mỗi năm và kim ngạch xuất khẩu đạt trên
dưới 2 tỷ USD, mỗi năm ngành cà phê Việt Nam thiệt hại ít nhất 200 triệu USD, con số
này tương đương với khoảng 3.600 tỷ đồng
→ Cà phê xuất khẩu Việt Nam thiếu thương hiệu mạnh là do:
Cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô. Do đó, cà phê qua chế biến của Việt
Nam ít được biết tới.
Bên cạnh đó, kỹ thuật chế biến kém, chất lượng cà phê của ta cũng không cao. Trong khi
đó, người tiêu dùng lại đang hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao, có thương
hiệu nổi tiếng và tin cậy.
Ngoài ra, cũng phải đề cập tới nguyên nhân tài chính để chi cho các hoạt động quảng bá
thương hiệu của cà phê Việt Nam. Thực tế là tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp
Việt Nam chưa đủ mạnh để thực hiện việc này.
Đây là một bất lợi rất lớn cho cà phê Việt, khiến cho giá trị xuất khẩu của cà phê Việt
Nam thấp, thật không tương xứng với tiềm năng của cà phê Việt Nam.
→ Quản lý xuất khẩu cà phê Việt Nam còn yếu kém:

Việc xuất khẩu cà phê gắn liền với hoạt động trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, lưu trữ,
bảo quản. Trong khi đó, các khâu này không được quản lý chặt chẽ về mặt đảm bảo chất
lượng, do hầu hết do nông dân thực hiện một cách nhỏ lẽ, thiếu qui trình thích hợp.
NGUYỄN THỊ NHUNG 11
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
IV. GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở
VIỆT NAM
Như vậy, rõ rang là cà phê Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức.
Một thực tế mà tất cả mọi người đều phải thừa nhận: ngành cà phê Việt Nam cũng như
xuất khẩu cà phê chưa xứng với tiềm năng của nó. Cà phê Việt Nam và xuất khẩu cà phê
Việt Nam còn rất nhiều bất cập như đã nói ở trên.
Vậy, đâu là giải pháp cho phát triển ngành xuất khẩu cà phê ở Việt Nam?
Sau đây là một số gợi ý giải pháp cho những vấn đề cơ bản của xuất khẩu cà phê ở Việt
Nam:
1. Khắc phục tình trạng bị ép giá cà phê xuất khẩu: Liên kết các doanh nghiệp
xuất khẩu:
Theo cách mà các doanh nghiệp Việt Nam bị ép giá, rõ rang là đơn độc, các doanh
nghiệp xuất khẩu sẽ bị ép giá. Liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt
Nam và giữa Việt Nam với các cường quốc cà phê đang là bài toán đặt ra nhằm tránh bị
ép giá. Chỉ khi đó, giá cà phê mới được quyết định bởi các cường quốc cà phê như Brazil
hay Việt Nam, chứ không phải các thị trường New York hay London.
Mặt khác, các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay cũng phải lien kết với nhau, hoạt
động tích cực, đưa ra một chiến lược xuất khẩu chung để tránh tình trạng bị ép giá.
Ngày 27.1.2010, CLB 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam đã nhóm
họp để bàn cách đối phó. Theo đó, các doanh nghiệp thống nhất không bán hàng theo
phương thức trừ lùi (giao xa), mà tập trung bán out right (giao ngay) để tránh rủi ro; khi
chốt giá xong mới giao hàng; đề phòng những nhà nhập khẩu làm ăn không uy tín…
2. Khắc phục tình trạng giá trị xuất khẩu cà phê thấp: nâng cao chất lượng cà
phê

→ Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng
cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thi trường thế giới. Đây là hệ
thống tiêu chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng,
phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO). Mặc
dù tiêu chuẩn được đưa ra từ 2005, việc áp dụng nó vẫn chưa được rộng rãi
NGUYỄN THỊ NHUNG 12
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
→ Giống cà phê: Do hiện nay, phần lớn giống cà phê do nông dân tự nhân giống, nên
không đảm bảo về chất lượng. Do đó, cần có trung tâm tư vấn và cung cấp giống cà phê
chất lượng tốt cho nông dân. Hoặc có những công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp,
từ vấn cho người nông dân.
→ Việc chăm sóc, bảo quản, chế biến cà phê cần được tiến hành theo một chuẩn nhất
định, hoặc ít nhất phải có những yêu cầu nhất định, nhằm đảm bảo chất lượng cà phê
đồng đều, và không bị giảm đi trong quá trình này – hiện tượng thường xảy ra theo cách
chế biến của người nông dân Việt Nam. Nếu có thể, có doanh nghiệp hoặc một hợp tác
xã nào đó chịu trách nhiệm cho việc bảo quản, chế biến này, để tiến hành một cách
chuyên nghiệp.
→ Cuối cùng, cần có sự trợ giúp từ phía các chuyên gia kinh tế trong việc quyết định
việc giao dịch với các nhà xuất khẩu và với các nhà nhập khẩu.
3. Khắc phục tình trạng thiếu thương hiệu cà phê mạnh: xây dựng thương hiệu
cà phê Việt
Vì xây dựng thương hiệu là một quá trình dài, đòi hỏi một tiềm lực lớn về tài chính, con
người và chiến lược marketing hiệu quả. Do đó, việc đầu tư cho nó cần được tính toán
sao cho hiệu quả nhất.
→ Trước hết, cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản của những thương hiệu sản
phẩm tên tuổi như có xuất xứ rõ rang, hay đăng kí bảo vệ thương hiệu của mình
→ Tăng mức xuất khẩu cà phê đã qua chế biến trên thị trường thế giới, đặc biệt khi
mà người tiêu dung đang có xu thế dung cà phê đã chế biến hơn là cà phê thô.
→ Việt Nam cũng phải có những chiến lược cụ thể để đẩy mạnh xây dựng thương

hiệu cà phê Việt Nam.
→ Cần có cơ sở xây dựng thương hiệu rõ rang. Theo nhiều chuyên gia hiện nay, cơ
sở thương hiệu là vùng nguyên liệu đồng nhất, an toàn và chất lượng cao.
→ Ngoài ra, cần có những hiệp hội chung cho những doanh nghiệp cà phê, như Hiệp
hội cà phê ca cao Việt Nam, hoạt động năng động xây dựng và bảo vệ thương hiệu cà
phê Việt.
NGUYỄN THỊ NHUNG 13
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
KẾT LUẬN
Cà phê là một mặt hang quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nước ta có nhiều tiềm
năng về xuất khẩu cà phê. Với diện tích khoảng 4,7% diện tích trồng cà phê thế giới (hơn
500ha), hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê thế giới , sản lượng
khoảng 15,3% thế giới.
Mặc dù vậy, cà phê Việt Nam và ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam đang phải đối mặt
với rất nhiều vấn đề. Chất lượng cà phê của Việt Nam thấp, nên lượng cà phê của Việt
Nam bị thải loại trong lượng cà phê thải loại của cà phê thế giới lớn, giá trị xuất khẩu cà
phê thấp, khó khăn trong quá trình xây dựng thương hiệu. Tuy là nước có lượng xuất
khẩu cà phê lớn, nhưng giá cà phê lại chịu quyết định của các thị trường New York và
London, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thì thường bị ép giá bởi các nhà
nhập khẩu. Mặt khác, ta lại thiếu một thương hiệu cà phê mạnh, điều này là rất bất lợi
trong thương mại quốc tế.
Nguyên nhân của các vấn đề này là từ nhiều phía, mà một phần là từ các doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê Việt Nam và qui trình sản xuất cà phê của ta thiếu tính chuyên nghiệp,
hơn nữa lại cơ sở hạ tầng cho ngành cà phê còn chưa đồng bộ và hiện đại.
Để khắc phục những khó khăn này, trước hết phải nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, cần thay đổi đồng thời qui trình gieo trồng, thu
hoạch và chế biến trở nên chuyên nghiệp, đúng qui cách để đáp ứng tiêu chuẩn TCVN
4193:2005. Bên cạnh đó, cần phải có sự lien kết nhất định giữa các nhà xuất khẩu cà phê
trong nước, giữa các nhà xuất khẩu cà phê trong nước và nước ngoài để tránh tình trạng

bị ép giá. Xa hơn, các doanh nghiệp và Nhà nước ta cần có những chiến lược phù hợp để
xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam trên thế giới.
NGUYỄN THỊ NHUNG 14
MSV: 0851010166
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo được lấy từ các tài liệu trên internet:
→ Tổng cục thống kê Việt Nam:
o - Tình hình kinh tế - xã
hội 4 tháng đầu năm 2010
→ Tổ chức cà phê thế giới:
o
→ Hiệp hội cà phê cao cao Việt Nam:
o - Báo cáo tóm tắt Hội nghị Cà
phê Thế giới lần thứ 3 tại Guatemala từ ngày 26 - 28/2/2010 (8/4/2010)
→ Tổng cục Hải quan Việt Nam:
o
6620-4748-aee7-07b0233fdae6&ID=17656 - Lượng xuất khẩu cà phê giảm mạnh trong
quý I/2010
→ Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng:
o - Giải pháp nâng cao chất
lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam
→ Wikipedia tiếng Việt:
o – cà phê
o
– Cây cà phê
→ An ninh thủ đô:
o -
Xuất khẩu cà phê: Thiếu chuyên nghiệp
→ VINA CORP:

o - Xuất
khẩu cà phê và "bài học cay đắng"
→ VN – SE:
o
xuat-khau/ - Những khó khăn khi thực hiện tiêu chuẩn cà phê Việt Nam xuất khẩu
→ CAFEF:
o - Xuất
khẩu cà phê: lại bị ép giá
→ GIACAPHE.COM:
o - Quản lý và
công nghệ: Hai vấn đề nóng
NGUYỄN THỊ NHUNG 15
MSV: 0851010166

×