Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
MỞ ĐẦU
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở
thành một chủ đề được quan tâm đặc biệt. Sự thành công của tổ chức đòi hỏi
những người đứng đầu các tổ chức phải giỏi cả Quản trị lẫn Lãnh đạo. Thậm
chí, trong nhiều rất nhiều trường hợp, cần nhiều sự lãnh đạo hơn. Trong
chiến lược phát triển mọi mặt của đất nước ta hiện nay thì mục tiêu phát
triển kinh tế được nhà nước đặc biệt chú trọng. Để thực hiện tốt mục tiêu
phát triển kinh tế thì vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng. nhà nước
ta luôn dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước. một đất nước muốn phát triển nhanh, ổn định thì cần có những
người lãnh đạo sáng suốt. Do người lãnh đạo có vai trò và nắm giữ những vị
trí quan trọng nên đòi hỏi họ cũng có những phẩm chất đạo đức tốt. Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh thì người cán bộ phải có đủ tài, đủ đức.
Hội tụ đủ Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Cần, Kiệm, Liêm,
Chính là những phẩm chất đạo đức căn bản nhất phải có.
Những phẩm chất, đạo đức đó được nhân dân ta, Đảng ta và
Hồ Chủ tịch vun đắp lâu đời. Nó phù hợp với yêu cầu xây dựng
con người mới XHCN, nền đạo đức mới của dân tộc trong thời
đại hiện nay. Đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, không phải vì danh
vọng cá nhân mà toàn tâm toàn ý cho lợi ích của dân tộc và
của Đảng, của cả loài người.
Để làm rõ hơn vai trò của người lãnh đạo tôi tiến hành tìm hiểu
chuyên đề: “Vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo trong thời kỳ đổi
mới”.
1
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
NỘI DUNG
I. Định nghĩa tổng quát về người lãnh đạo và các phong cách lãnh đạo
1.1. Định nghĩa tổng quát về người lãnh đạo
Người lãnh đạo là người đứng đầu, là người hướng dẫn, chỉ huy một
đơn vị, một tổ chức, một đoàn thể. Nói một cách khác, người lãnh đạo là
người có khả năng chỉ huy và hướng dẫn kẻ khác trong phạm vi và trách
nhiệm của mình.
Người lãnh đạo tài giỏi, thành công trong việc chỉ huy, hướng dẫn,
điều khiển v.v Ngoài khả năng và kiến thức hơn người, người lãnh đạo còn
cần phải hội đủ những đức tính cần thiết và nghệ thuật lãnh đạo một cách
khôn khéo để đem lại sự thành công và kết quả tốt đẹp cho đơn vị mình, cho
tổ chức hay đoàn thể mà mình trực tiếp chịu trách nhiệm và hướng dẫn.
1.2. Quyền lực người lãnh đạo - nguồn gốc từ đâu và có phải khi nào
cũng phát huy tốt?
Quyền lực người lãnh đạo - nguồn gốc từ đâu và có phải khi nào cũng
phát huy tốt?
Chúng ta đều biết lãnh đạo có những điểm khác biệt rất cơ bản với quản trị.
Người lãnh đạo không nhất thiết phải là nhà quản lý, và ngược lại không
phải bất kỳ ai được gắn lên áo huy hiệu giám đốc cũng được coi là một nhà
lãnh đạo.
Vậy lãnh đạo là gì? Trên thực tế mỗi người có thể có một cách định
nghĩa riêng về thế nào là “người lãnh đạo”, nhưng khái niệm về “hoạt động
lãnh đạo” sẽ cần có những định nghĩa chuẩn tắc được thừa nhận chung. Xin
giới thiệu một định nghĩa được chấp nhận tương đối rộng: “hoạt động lãnh
đạo là quá trình định hướng và tác động vào những hoạt động liên quan đến
2
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
nhiệm vụ của một nhóm người nhất định”. Khái niệm và định nghĩa luôn chỉ
có ý nghĩa tham khảo và phụ thuộc rất nhiều vào cách nhận thức của người
tham khảo nó. Với định nghĩa trên, có bốn yếu tố căn bản của hoạt đông
lãnh đạo hay quá trình lãnh đạo được xác định.
Yếu tố đầu tiên là yếu tố con người – người lao động hay chính xác
hơn là những người đi theo. Dựa trên tinh thần sẵn sàng lắng nghe và chấp
nhận làm theo những chỉ đạo từ người lãnh đạo, chính những thành viên
trong nhóm sẽ là những người xác định vị thế của người lãnh đạo đồng thời
góp phần hiện thực hóa quá trình lãnh đạo. Rõ ràng sẽ chẳng có người lãnh
đạo nào nếu không có người để tuân theo sự lãnh đạo.
Yếu tố thứ hai là sự phân bổ quyền lực không công bằng. Các thành
viên trong nhóm cũng có những quyền lực nhất định, với quyền lực đó họ
tham gia và góp phần làm sắc nét hơn hoạt động của cả nhóm theo nhiều
cách khác nhau. Tuy nhiên người lãnh đạo luôn là người có quyền lực cao
nhất và vượt trội.
Vậy quyền lực của người lãnh đạo đến từ đâu? Có năm nguồn cơ bản
tạo ra quyền lực người lãnh đạo, đó là quyền lực khen thưởng, quyền lực
cưỡng ép, quyền lực pháp lý, quyền lực nhân cách và quyền lực chuyên gia.
Nguồn gốc của quyền lực trong một tổ chức:
* Reward Power - Quyền lực khen thưởng. Người lãnh đạo khen thưởng để
khích lệ nhân viên. Tuy nhiên, nếu dùng sai có thể tạo nên các vấn đề
nghiêm trọng về tinh thần làm việc, không kịp thời khen thưởng với người
xứng đáng, tặng thưởng nhiều hơn cho người được ưu thích.
* Coercive Power - Quyền lực cưỡng bức. Ở vị trí cao hơn, người lãnh đạo
có quyền ra mệnh lệnh buộc nhân viên phải chấp hành. Lạm dụng quyền này
có thể nhanh chóng dẫn để mất uy tín lãnh đạo, tạo tư tưởng chống đối trong
nhân viên.
3
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
* Legitimate Power - Quyền lực pháp lý. Đây là quyền lực liên quan đến vị
trí của người đó. Người quản lý nói chung là người có quyền này vì vị trí
của người quản lý cho phép họ có thể áp đặt quyền lực của minh xuống một
nhóm người nhất định và nhóm người đó có nghĩa vụ chấp nhận nghe theo.
* Referent Power - Quyền lực nhân cách. Người lãnh đạo có quyền lực cá
nhân là người được nhân viên yêu mên và ngưỡng mộ về nhân cách, có ảnh
hưởng đối với những người xung quanh. Nhân viên sẽ chủ động thay đổi
hành vi chiều theo ý muốn của người lãnh đạo, Khi nhận được các yêu cầu
và tín hiệu. Nhân viên vẫn hoàn toàn độc lập với lãnh đạo, họ chỉ thực hiện
một tự nguyện và theo bản năng.
* Expertise Power - Quyền lực chuyên gia. Người lãnh đạo có khả năng
chuyên gia hướng dẫn cách thực hiện công việc cho cấp dưới. Nhân viên
quan sát và tự quyết định họ có thể làm theo như vậy hay không. Năng lực
và khả năng chuyên gia là cội nguồn của quyền lực. Người lãnh đạo không
có năng lực thực sự sẽ không duy trì được quyền lực.
Người quản lý có càng nhiều những quyền lực này, họ sẽ càng có thể
thực hiện một cách hiệu quả công việc lãnh đạo. Đồng thời, chẳng hạn với
những nhà quản lý ở cùng một cấp độ, tức là cùng một cấp độ quyền lực
pháp lý, thì họ vẫn khác nhau về khả năng sử dụng các nguồn lực còn lại.
Yếu tố thứ ba của quá trình lãnh đạo là khả năng vận dụng các dạng
thức quyền lực khác nhau để tác động cũng theo nhiều cách khác nhau vào
hành vi của những người trong nhóm được lãnh đạo. Người chỉ huy tác động
để người lính cầm súng chiến đấu trên chiến trường, người chủ tác động để
người lao động làm việc và hy sinh vì lợi ích chung của doanh nghiệp.
Yếu tố thứ tư, quan trọng nhất, và là tập hợp của ba yếu tố đã nhắc đến
ở trên, đó là yếu tố giá trị đạo đức. Giá trị đạo đức của quá trình lãnh đạo đề
cập đến những giá trị trong mối quan hệ người lãnh đạo và người đi theo, tại
4
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
đó, những người đi theo cần được cung cấp thông tin về những phương án
khác nhau để họ tự đưa ra được giải pháp thích hợp nhất khi phải ra quyết
định về việc ai sẽ lãnh đạo minh.
Giá trị đạo đức mang lại quyền lực đạo đức. “Đạo đức được thể hiện
dưới hình thức các nghĩa vụ và trách nhiệm bắt nguồn từ các giá trị, ý tưởng,
và lý tưởng được chia sẻ”. Người lãnh đạo sử dụng quyền này thể hiện qua
phát biểu rõ ràng về mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức, và các nguyên tắc và
qui định. Mọi nhân viên sẽ thực hiện công việc của mình theo cách “đúng
với đạo đức”.
Vị trí và quyền lực của người lãnh đạo là không phủ nhận. Nhưng hãy
lật ngược lại câu hỏi, trong một nhóm, có phải lúc nào cũng cần phải có
người lãnh đạo. Nghiên cứu trong khoa học quản trị cho thấy câu trả lời là
KHÔNG – có những lúc không cần đến vai trò của một người lãnh đạo.
Trong những trường hợp đó, việc cố gắng chiếm lấy vị trí lãnh đạo thường
mang lại tác động ngược và tạo ra lực chống đối. Có vài điểm cần lưu ý khi
đánh giá một nhóm nhất định về khả năng cần đến một người lãnh đạo.
Đặc trưng của thành viên nhóm: đơn giản là sẽ không cần một người
lãnh đạo nếu những thành viên này không cần đến. Thường có hai trường
hợp, một là khi những thành viên này đều là những người có trình độ chuyên
môn cao, là các chuyên gia, có năng lực triển khai rất tốt các công việc, hai
là khi bản thân mỗi thành viên trong nhóm đã có những động lực cá nhân
của minh để làm việc và hoàn thành công việc, không cần đến một người
khuyến khích hay thúc đẩy họ làm việc.
Đặc trưng của công việc: lãnh đạo là không cần thiết khi nhiệm vụ
cần đạt tới có những đặc trưng
• Có khả năng dự báo: Khi nhiệm vụ đã được cấu trúc đầy đủ, công việc
mang tính lặp lại và không có quá nhiều tham vọng ở kết quả. Với công việc
5
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
như thế, thành viên trong nhóm biết phải làm gì, làm thế nào và không cần
có thêm hướng dẫn, chỉ thị hay thúc giục.
• Phản hồi từ nhiệm vụ: Khi mà bản thân công việc đã cung cấp đầy đủ phản
hồi về hiệu quả công việc của người triẻn khai thì vai trò của người lãnh đạo
cũng không còn thực sự cần thiết.
• Thỏa mãn từ công việc: Một số công việc tự thân nó đã tạo ra những giá trị
nhất định giúp cho người làm nó cảm thấy yêu thích và thoải mái, họ sẽ tự
suy nghĩ và nỗ lực làm tốt nhất mà không cần đến vai trò của người lãnh
đạo.
Đặc trưng của tổ chức: trong bản thân một tổ chức cũng có những
đặc trưng mà tại đó sẽ không cần đến tính chất một vị trí lãnh đạo và những
người đi theo.
• Đội ngũ gắn kết: Khi những thành viên trong nhóm đoàn kết, hợp tác chặt
chẽ, hướng mục tiêu đến hoàn thành công việc thì bản thân từng thành viên
trong nhóm đều có vai trò nhưng những người lãnh đạo, xây dựng động lực
và định hướng công việc.
• Tổ chức chuẩn: Khi mà văn hóa và đặc tính của một tổ chức là hướng đến
xây dựng cấu trúc và khả năng điều khiển toàn diện hiệu quả thì vai trò của
người lãnh đạo cũng là không cần thiết bởi tổ chức đó thích hợp với hệ
thống quả trị có cấu trúc hơn.
• Đội ngũ phân tán: Khi đội ngũ phân tán về vùng địa lý, việc lãnh đạo trong
nhóm ảo này là không hề dễ, nhiêu trường hợp là không thể thực hiện.
Vai trò của người lãnh đạo là không thể bàn cãi, họ có ý nghĩa riêng với một
nhóm, tổ chức và có những cơ sở quyền lực riêng để ảnh hưởng đến những
người đi theo. Tuy nhiên việc xác định xem trong những tình huống cụ thể
có thực sự cần người lãnh đạo hay không cũng rất quan trọng, cẩn trọng
6
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
trước những tình huống này cho phép tiết kiệm nguồn lực con người và lựa
chọn được những phương án quản trị chung hiệu quả nhất.
Lãnh đạo (leadership) và quản lý (management) là hai khái niệm khác
nhau, tuy vậy ở Việt Nam nó hay được (bị) đổ đồng, lẫn lộn với nhau. Tức là
các chức năng quản lý và lãnh đạo nhiều khi bị đảo lộn, và với một bộ máy
như vậy, tất yếu sẽ không có hiệu quả cao.
Nếu ta ví một cấu trúc tổ chức (của một doanh nghiệp, một viện khoa
học, một Bộ, v.v.) như là một sinh vật, thì phần lãnh đạo có thể ví như phần
hồn (hay hệ thần kinh), còn phần quản lý như phần thân (hay các bộ phận
còn lại) của sinh vật đó. Tất nhiên cả hai phần đều quan trọng: nếu chỉ có
thân mà không có hồn thì là “cái xác không hồn”, còn nếu thân chết thì hồn
cũng chết theo. Tuy nhiên, phần hồn, chứ không phải phần thân, là phần xác
định “tư cách” của sinh vật: một người có thể thay gan, thay thận thì vẫn là
người đó, nhưng nếu giả sử có cách thay não, lấy não người khác lắp vào, thì
thành người khác.
Nói về chức năng công việc, thì lãnh đạo và quản lý là hai công việc
khác nhau.
Những công việc chủ yếu của lãnh đạo là:
* Phân tích tình hình, định hướng, vạch chiến lược
* Đưa ra các quyết định quan trọng
* Làm điểm tựa về uy tín cho tổ chức, đối với cả người bên trong lẫn người
bên ngoài.
* Những công việc chủ yếu của quản lý là:
* Thực hiện các quyết định của lãnh đạo
* Xử lý các công việc day-to-day
* Đảm bảo cho bộ máy hoạt động trơn tru
Ở các tổ chức nhỏ, các việc lãnh đạo và quản lý hay được qui làm một, do
7
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
cùng một người (ví dụ như chủ một doanh nghiệp nhỏ) đảm nhiệm. Tuy
nhiên, đối với các tổ chức lớn, thì sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý là
cần thiết. Có những người có khả năng làm cả hai công việc lãnh đạo và
quản lý, và trong các tổ chức lớn cũng có những vị trí đòi hỏi phải làm cả hai
việc. Tuy nhiên, hai công việc này đòi hỏi những loại kỹ năng khác nhau.
Những điều mà một người lãnh đạo cần có (ngoài việc là một con người có
tư cách tốt nói chung) là: Uy tín cá nhân cao (nếu người bên trong không
phục thì khó lãnh đạo, nếu mất uy tín với bên ngoài thì toàn bộ tổ chức mất
uy tín theo); có trình độ cao, tầm nhìn xa trông rộng, để có thể đưa ra những
định hướng và quyết định đúng đắn; biết phối hợp hài hòa với bộ phận quản
lý.
Người quản lý thì không nhất thiết cần có trình độ cao, uy tín cao hay
tầm nhìn xa trông rộng như người lãnh đạo, nhưng ngược lại cần những đức
tính như: Hiểu được và tuân theo các quyết định của lãnh đạo; có tính kỷ
luật, cẩn thận, tỉ mỉ, nắm sát các chi tiết (người lãnh đạo có thể không mạnh
những điểm này). Và tùy lĩnh vực quản lý mà cần có trình độ chuyên môn
tương ứng nhất định
II. Vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo
2.1. Vai trò
Mỗi khi người lãnh đạo đưa ra một yêu cầu, anh ta thực tế đang đưa
ra hai thông điệp: một là nội dung, tức là những gì người lãnh đạo muốn
thực hiện, hai là cách thức, tức là cách thức mà nhà lãnh đạo đó đưa ra yêu
cầu như thế nào. Thông điệp thứ hai cũng quan trọng không kém gì thông
điệp đầu tiên vì nó cung cấp hoàn cảnh văn hóa cho người nhận thông điệp,
chính là những nhân viên.
Bất kể là trong một tổ chức như thế nào thì người ta cũng có tâm lý
chung "trăm nghe không bằng một thấy". Người ta chỉ thật sự tin khi được
8
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
chứng kiến. Và không có một khuôn mẫu nào có tầm ảnh hưởng lớn hơn là
cách sử xự của người lãnh đạo. Hơn tất cả, đó là một chuẩn mực để mọi
người nhìn vào. Chính người lãnh đạo là người làm nên phong cách ứng xử
ở nơi làm việc. Hơn ai hết, họ thiết lập nên những giá trị thực tế của một tổ
chức, và cụ thể hơn là mối quan hệ khách hàng, với nhà cung cấp hay các
đối tác. Nếu những nhà lãnh đạo tin rằng khách hàng thật sự là một gánh
nặng và thường chỉ mang đến phiền toái thì tất yếu các nhân viên sẽ phản
ánh quan điểm đó thông qua những dịch vụ nghèo nàn, thiếu tinh tế và
không hề được cải tiến. Nhưng nếu nhà lãnh đạo đặt khách hàng lên vị trí ưu
tiên hàng đầu, giả sử như sẵn sàng rời cuộc họp nội bộ vì một cuộc điện
thoại với khách hàng thì chúng ta có thể mong đợi ở nhân viên của họ sự
quan tâm chu đáo và những dịch vụ không ngừng được cải thiện.
Hàng ngày, một tổ chức, một doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền
hay tiêu hao nguồn vốn không phải trực tiếp do những quyết định của những
nhà lãnh đạo, mà do hàng ngàn quyết định của toàn thể nhân viên. Những
quyết định hàng ngày và mang tính trực tiếp như vậy: quyết định chiết khấu,
nhận hàng bán trả lại, lựa chọn nhà cung cấp, sản xuất hàng tồn kho, là sự
phối hợp của rất nhiều quyết định. Và thật là lý tưởng nếu như tất cả những
người ra quyết định đó đều hướng vào một mục tiêu trong tương lai chung.
Muốn vậy, nhà lãnh đạo phải đưa ra một bức tranh càng rõ ràng và cụ thể
càng tốt. Chính điều đó sẽ định hướng cho các nhân viên đưa ra những quyết
định hàng ngày cho phù hợp. Liệu nhà cung cấp này có thể đáp ứng chỉ tiêu
về sản lượng hay không, hoặc chính sách khách hàng này có thể hiện thực
hóa được việc thâm nhập thị trường hay không, hay là chính sách giá cả này
có thể ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh mà doanh nghiệp đang xây
dựng
9
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
Ngay cả những mục tiêu hoàn hảo cho doanh nghiệp cũng trở nên vô
giá trị nếu như nó không được chuyển thành những mụch tiêu hiện hữu, rõ
ràng và có thể đáp ứng được cho mỗi cá nhân. Công việc này thường được
gọi là "sự liên kết", nghĩa là nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng mỗi cá nhân
phải được quan tâm đến, đánh giá và có những yêu cầu đóng góp thích hợp
vào định hướng chung của toàn bộ doanh nghiệp. Mối tương quan giữa cá
nhân và tập thể đó không tự nhiên mà thành mà đòi hỏi sự quan sát và nắm
bắt khả năng cũng như vị trí của các cá nhân trong quy trình hoạt động
chung của tổ chức để có thể hướng những mục tiêu cho mỗi cá nhân thực sự
hỗ trợ mục tiêu chung của toàn thể tổ chức. Nếu không làm được điều này
thì đó không phải là thất bại của mỗi nhân viên mà là sai lầm của nhà lãnh
đạo.
2.2. Trách nhiệm của người lãnh đạo
Người ta mong đợi rất nhiều ở người lãnh đạo. Nếu bạn đã từng là
người lãnh đạo thì bạn sẽ hiểu rằng mọi người mong muốn bạn là người có
tài xoay xở và làm việc độc lập. Khi công việc không thuận lợi, bạn phải
gánh lấy trách nhiệm, và khi thành công thì các thành viên trong nhóm phải
được khen thưởng.
Trách nhiệm thứ 1: đối với công việc
Đạt được mục tiêu công việc là nhiệm vụ hàng đầu của người lãnh đạo
nhóm, bởi vì công việc được phân công là lý do để các tổ nhóm tồn tại: tất
cả những yếu tố khác chỉ là yếu tố phụ.
Trách nhiệm thứ 2: đối với từng cá nhân
- Hỗ trợ và khuyến khích mỗi cá nhân trong nhóm
Khi bạn là thành viên của một nhóm, một trong những điều quan
trọng nhất là bạn không đơn độc. Trong một nhóm họat động tốt, mỗi thành
10
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
viên trong nhóm có thể mong đợi sự hỗ trợ và khích lệ từ những thành viên
khác. Nói một cách rõ hơn, người lãnh đạo nhóm luôn sẵn sàng và có thể
giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ các cá nhân trong nhóm.
Điều này đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và chia sẻ hơn bất kỳ kỹ năng quản
lý nào khác.
- Phân công công việc phù hợp với khả năng của từng cá nhân
Một công việc quá dễ sẽ dẫn đến cảm giác nhàm chán và thái độ xem
nhẹ công việc. Một công việc quá khó vượt quá khả năng của mình thì lại
làm người ta mất tự tin và không vui với công việc.
Một công việc lý tưởng sẽ thử thách cá nhân, và mang lại cho cá
nhân cảm giác hưng phấn và chiến thắng khi đạt được thành công trong công
việc.
- Giải thích rõ vai trò của từng cá nhân đối với công việc chung của nhóm
"Tôi là ai? Vị trí nào phù hợp với tôi? Tôi sẽ phải làm gì? Theo
hướng nào?" Đó là những câu hỏi mà các cá nhân trong nhóm sẽ đặt ra khi
họ không biết rõ vai trò của họ trong nhóm.
- Đánh giá cách thực hiện công việc của từng cá nhân
Việc đánh giá có thể xem là công việc chính của người lãnh đạo.
- Bảo vệ (khi cần thiết) mỗi cá nhân trong nhóm trước người khác, hoặc
ngay cả trước các cá nhân khác trong nhóm, và đôi khi là trước chính bản
thân họ
- Hạn chế các lời nói làm thương tổn người khác.
- Xóa bỏ việc phân chia bè phái.
- Bảo vệ các cá nhân trong nhóm trước những chỉ trích từ bên ngoài.
- Khuyến khích những cá nhân có kinh nghiệm giúp đỡ và hướng dẫn cho
những cá nhân đang cố gắng tự lực.
Trách nhiệm thứ 3: đối với cả nhóm
11
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
- Bày tỏ tâm huyết đối với nhóm
- Lập ra và thỏa thuận các mục đích, mục tiêu chung và cụ thể để mọi người
biết được những gì cần làm và tại sao lại cần phải làm.
- Bảo đảm các tiêu chuẩn và chuân mực chung của nhóm luôn được duy trì.
- Hỗ trợ cho nhóm khi gặp khó khăn
Ngoài ra người lãnh đạo còn có trách nhiệm liên quan đến mối quan
hệ của nhóm với các nhóm khác. Thông thường là:
+ Đại diện cho cả nhóm trước lãnh đạo cấp trên.
+ Đại diện cho lãnh đạo cấp trên trước nhóm.
+ Phối họp với các nhóm khác hoặc các bộ phận khác.
III. Phẩm chất cần có của người lãnh đạo
3.1. Phẩm chất cần có của người lãnh đạo
Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian dài
được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những
người đi trước. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ điều
đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm
người đứng đầu. Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư thế đĩnh đạc, sự
tự tin, khả năng thuyết phục người khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế
nào bạn có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó?
*Tầm nhìn xa
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều.
Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người
cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp
của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý
tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt
những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động,
12
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng
giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo
giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo,
họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho
những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả
năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn
có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống
nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước
khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
*Sự tự tin
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình.
Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh
đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong
công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của
anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì
anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.
*Tính kiên định
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong
các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư
tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta
phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ
của mình.
*Biết chấp nhận mạo hiểm
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại.
13
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi
chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết
vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử
thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch
“tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình
huống của bạn càng được giảm bớt.
*Sự kiên trì
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự
đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi
vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho
đến khi nào thành công thì thôi.
*Sự quả quyết
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những
quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh
xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn
ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình
thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó. Tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất
đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần
nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động
của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.
* Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt
hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều
thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc
của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian
14
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn.
* Khả năng thích nghi
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng
ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức
được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận
thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương
pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình. 3.2. Đức
tính.
Trong môi trường kinh tế quá độ, một số lãnh đạo doanh nghiệp
hay biện minh cho hành động hoặc triết lý hành động của mình bằng câu:
"Thương trường là chiến trường". Nhận thức trên chỉ đúng trong một bối
cảnh, một khoảng thời gian ngắn và cá biệt. Bởi lẽ lịch sử đã chứng minh
rằng hòa bình và phát triển bền vững để giàu mạnh, hạnh phúc là điều
mong muốn của con người.
- Bình tĩnh (Trầm tĩnh)
Doanh nghiệp là một quần thể con người với những mâu thuẫn nội tại
phức tạp, và chịu những tác động từ bên ngoài: cạnh tranh, quan liêu hành
chính, công nợ khó đòi Người lãnh đạo hay người điều hành gặp muôn vàn
điều bực dọc, khó khăn, nếu không bình tĩnh (trầm tĩnh) thì sự sáng suốt sẽ
mất đi, lúc đó sự quyết đoán sẽ trở thành võ đoán làm ức chế cấp dưới.
- Tự tin và tin tưởng cấp dưới
Nhà lãnh đạo cần phải tự tin để tạo dựng niềm tin cho tập thể mình
đang điều hành. Trong những lúc doanh nghiệp đương đầu với khó khăn,
15
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
sóng gió, sự tự tin (một phần lớn là nhờ sự bình tĩnh/trầm tĩnh) giúp giữ
vững được niềm tin, khơi động được sức mạnh tổng hợp của tập thể.
Cứ hình dung vị người tướng đưa quân sang sông trong một cơn bão
táp, tự tin chờ quân sang đến nơi mới đến phiên mình qua sông. Trong tình
huống đó, đội hình của quân sang sông dù sóng gió vẫn chỉnh tề, nhịp nhàng
và đầy quả cảm trước khó khăn.
Sự tự tin của nhân viên còn được tạo ra khi người lãnh đạo và điều
hành tin tưởng cấp dưới để ủy quyền. Khi quân tướng đã một lòng, chiến
thắng là điều có thể, rất có thể! Đây là một điều rất quan trọng mà người
lãnh đạo không nên bỏ qua.
- Can đảm
Dám nhận sứ mệnh lãnh đạo và điều hành một tập thể, đó là sự can đảm. Bởi
vì sự thành công hay thất bại của người lãnh đạo đều có ảnh hưởng rất lớn
tới từng cá nhân trong tập thể đó, từ yếu tố tinh thần đến vấn đề kinh tế.
Can đảm để lắng nghe những phản biện của cấp dưới. Can đảm để sửa sai và
công nhận sự sai lầm của mình một cách chân tình. Người lãnh đạo và điều
hành một khi đã biết dấn thân và chấp nhận rủi ro thì đôi lúc cũng phải can
đảm đưa ra những quyết định - đã được cân nhắc - dù không được đa số
đồng ý.
- Lo xa
Hôm qua, hôm nay, ngày mai có biết bao nhiêu rủi ro tiềm ẩn và
cũng có nhiều cơ hội để phát triển. Người lãnh đạo và điều hành phải biết
giải bài toán tài chính rất mâu thuẫn: vừa hào sảng lại vừa cần kiệm. Nhà
16
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
lãnh đạo và điều hành phải biết biến mâu thuẫn thành sức mạnh cấp số nhân,
chuyển bại thành thắng, chuyển thắng thành thắng to mà nhân viên của mình
không phải quá gian khổ.
- Trân trọng
Trân trọng không phải là một mỹ từ mà là một đức tính. Trong
những bài phát biểu hay trong những văn bản, mỹ từ “trân trọng” được sử
dụng đến độ trở thành sáo rỗng.
Thật ra, trân trọng là một đức tính cơ bản của người lãnh đạo và điều
hành, như Lưu Bị trân trọng Khổng Minh, Nguyễn Huệ trân trọng danh sĩ
Nguyễn Thiệp Doanh nghiệp sẽ có sức mạnh nếu biết trân trọng công sức
từng con người, từng bộ phận trong tập thể đó. Sự trân trọng của người lãnh
đạo và điều hành càng được thể hiện rõ nét khi họ hiện diện, chỉ đạo, chia sẻ
cùng cấp dưới trong những lúc phải đối đầu với tình huống gian lao, khó
khăn.
- Kiên định
Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không
phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh
đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tập
thể mà mình là người đứng đầu.
Lịch sử đã chứng minh những thành công rực rỡ đòi hỏi sự kiên
định. Thủ trưởng kiên định, cấp dưới kiên định, tập thể kiên định trong bình
tĩnh, tự tin, can đảm và biết lo xa trong sự trân trọng công sức từng cá nhân.
- Chủ kiến
17
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
Người lãnh đạo và điều hành luôn luôn có một bộ máy tham mưu
giúp việc, nhưng nếu người lãnh đạo và điều hành không có chủ kiến sẽ rất
khổ cho cấp dưới. Có chủ kiến không phải là chủ nghĩa anh hùng cá nhân.
Lãnh đạo là người tư duy, hành động dám thay đổi chủ kiến của mình khi
cần phải thay đổi. Chủ kiến và khiêm cung không mâu thuẫn.
- Lương tâm
Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời,
đạo sư, đạo cha mẹ Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của
nhân loại. Làm kinh tế cũng thế. Có thể áp dụng tư tưởng của Ernest Renan
để nói rằng: “Kinh tế mà không lương tâm chỉ là sự sụp đổ của tâm hồn”. Và
cũng vì lẽ đó mà tôi trân trọng tư tưởng “Kinh tế thị trường trong định
hướng xã hội.
IV. BÍ QUYÊT ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG THỜI
KỲ KINH TẾ MỚI
Ngay từ ngày còn bé tất cả chúng ta đã được dạy rằng muốn người
khác đối xử với mình như thế nào thì trước hết phải đối xử với họ như vậy.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo trong kinh doanh đã quên mất
nguyên tắc này.
Ngoài những mặt tiêu cực thì cuộc khủng hoảng tài chính cũng là
một dịp tốt để kiểm tra phẩm chất lãnh đạo của những người làm công tác
quản lý, chỉ đạo ở tất cả các cấp. Cuộc khủng hoảng cũng khiến chúng ta
phải suy nghĩ lại những nguyên tắc cần thiết của một nhà lãnh đạo chân
chính.
18
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
Trên cơ sở nghiên cứu cuộc khủng hoảng hiện tại và các cuộc khủng
hoảng trước đây, Tiến sỹ Triết học và chuyên gia về các vấn đề văn hóa ứng
xử trong kinh doanh Bruce Weinstein đã đưa ra những nguyên tắc vàng làm
kim chỉ nam hành động dành cho tất cả những ai muốn trở thành một nhà
lãnh đạo chân chính.
Bruce Weinstein, chuyên gia trụ cột của tạp chí Businessweek và là
khách mời thường xuyên trên các kênh truyền hình Mỹ như Today Show,
Good Morning America, cho rằng các nguyên tắc liệt kê dưới đây có thể hữu
dụng đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, không phụ thuộc vào vị trí chức vụ họ
đang nắm giữ, từ người lãnh đạo cao nhất của một tập đoàn đến giám đốc
ngân hàng hay chỉ đơn thuần là một nhân viên “thường thường bậc trung”.
Điều cốt yếu là quyết định của họ có ảnh hưởng tới lợi ích của người khác.
Theo Bruce Weinstein, chỉ dựa vào những nguyên tắc dưới đây mới có thể
trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc:
4.1. Cái gì tốt cho người thì cũng tốt cho mình
Trong khi các nhân viên của công ty bị rơi vào tình trạng thất nghiệp
hoặc đối mặt với nguy cơ giảm lương thì việc người lãnh đạo vẫn giữ cho
mình một mức lương cao và các khoản phụ cấp trách nhiệm khác là điều
không gây được ấn tượng tốt đẹp. Hãy thử hình dung trong mắt những người
đang bị giảm lương bạn sẽ là người thế nào? Bruce Weinstein khuyên các
nhà lãnh đạo nên theo tấm gương của ông Michael J Kneeland, giám đốc tập
đoàn cho thuê thiết bị lớn bậc nhất thế giới United Rentals, người đã tình
nguyện cắt giảm 20% lương của cá nhân trong cơn khủng hoảng.
4.2. Hiểu biết sản phẩm
19
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
Theo một kết quả nghiên cứu của tạp chí The Wall Street Journal,
chính việc các nhà đầu tư sẵn sàng bán hoặc mua các sản phẩm tài chính (cổ
phần, cổ phiếu, giấy tờ có giá ) trong khi không hoàn toàn hiểu hết về giá
trị của chúng là nguyên nhân góp phần gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế
mà thế giới đang phải đối mặt. Hiện nay, thật khó có thể tin được rằng các
hợp đồng mua bán trị giá lên đến nhiều triệu đô lại được thực hiện giữa
những người không biết tường tận việc họ đang bán hoặc mua cái gì. Nhưng,
đó là điều có thật trên thực tế. Nếu cứ nhìn vào các hợp đồng này thì người
ta có thể thấy rằng tiền có thể được làm ra từ không khí, nhưng lại không ai
chịu bỏ công sức ra tìm hiểu điều gì thực sự đang xảy ra. Mà giả sử có ai đó
hiểu chút ít thì cũng không đủ dũng cảm đứng lên tuyên bố về những nghi
ngờ của mình. Nói gì thì nói, hiểu biết sản phẩm không phải là việc làm quá
khó khăn đòi hỏi những nỗ lực phi thường. Nhưng, hiểu biết sản phẩm mà
bạn đang thực hiện là trách nhiệm của bạn trước công ty, trước đồng nghiệp,
khách hàng và cả chính bản thân bạn.
4.3. Chiến thắng bằng mọi giá là chiến lược của những người thất bại
Ngay từ ngày còn bé tất cả chúng ta đã được dạy rằng muốn người
khác đối xử với mình như thế nào thì trước hết phải đối xử với họ như vậy.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo trong kinh doanh đã quên mất
nguyên tắc này. Thay vào đó, họ lại hành xử theo một nguyên tắc hoàn toàn
khác: “Đoạt lấy tất cả những gì có thể bằng mọi giá”. Bạn hãy thử quan sát
các công ty cho vay tín dụng và tự ý đơn phương thay đổi mức lãi xuất mà
không giải thích nguyên nhân. Có thể họ chỉ không muốn đánh mất lợi thế
cạnh tranh, nhưng bằng cách ứng xử này, họ đang chơi một trò chơi ngu
ngốc. Vì thế, những cách hành xử như vậy là hạ sách, không trung thực, đặc
biệt xấu trong kinh doanh. Thêm nữa, nó sẽ làm gia tăng sự kiểm soát và
20
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
điều chỉnh từ phía nhà nước. Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn hiểu rằng họ không
thể tự điều chỉnh kinh doanh của mình một cách độc lập mà luôn có ai đó
phản ứng tức thời.
4.4. Hãy nói sự thật
Người lãnh đạo công ty cần phải trung thực với các cổ đông trong tất
cả các vấn đề các cổ đông cảm thấy không yên tâm. Một trong những vấn đề
như vậy là tình hình sức khỏe của lãnh đạo. Ví dụ là Stiv Jobs đã từng
tuyên bố rất thẳng thắn rằng ông sẽ đi nghỉ dài hạn theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Mặt dù trước đó ông cũng đã từng tiết lộ rằng gặp vấn đề với hóc môn
nhưng lại có tin đồn rằng đó là bệnh ung thư ông đã từng điều trị cách đây
vài năm nay tái phát. Sau khi tin đồn này bung ra, cổ phiếu của Apple đã
ngay lập tức giảm 10%. Mặc dù vậy, Jobs cũng đã hành động đúng. Nhà
lãnh đạo trung thực là người dám minh bạch tình trạng sức khỏe của mình
cũng như mọi vấn đề khác có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của công
ty.
4.5. Ngăn chặn thiệt hại
Khi bạn tiên lượng được rằng quyết định của bạn có thể gây thiệt hại
cho người khác nhưng vẫn quyết định thông qua thì bạn là người vô trách
nhiệm và ngu ngốc. Việc này cũng tương tự như người muốn làm giàu bằng
cách cho vay nặng lãi đối với những con nợ không có khả năng hoàn trả.
Những người “láu cá” trong kinh doanh không nhận thức được rằng “ngọn
gió” mà họ gieo sẽ có ngày gom thành bão và quay lại đổ sập xuống chính
đầu họ. Hậu quả nhãn tiền ở đây sẽ có thể là nguy cơ phá sản, khánh kiệt,
mất danh dự, uy tín, thậm chí còn phải ngồi tù. Người lãnh đạo xuất sắc luôn
21
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
hiểu được rằng ngăn chặn những tác hại có thể gây ra với khách hàng là việc
làm vừa mang tính trách nhiệm vừa là chính sách thông minh, dài hạn trong
kinh doanh.
4.6. Không lợi dụng đục nước béo cò
Lợi dụng hoàn cảnh để kiếm món lợi nhỏ là hành vi không bao giờ
gắn với nhà lãnh đạo chân chính. Năm 2008, sau trận cuồng phong đổ vào
nước Mỹ, các công ty kinh doanh xăng dầu đã tăng vọt giá xăng, và hành
động này không khác gì hành vi gian lận giá. Trước mắt, họ có thể thu được
khoản lợi nhuận lớn, nhưng điều gì sẽ xảy ra sau này? Ở NewYork, hàng tá
công ty đã bị phạt những khoản rất lớn vì gian lận giá sau trận bão Catrina.
Hình phạt thích đáng luôn luôn tìm đúng kẻ gian lận.
4.7. Không hứa suông
Không hứa suông gồm cả việc thực hiện nghiêm túc những gì đã hứa
trước đó. Trên thực tế, có rất ít những tình huống buộc chúng ta không thể
thực hiện lời hứa. Vì thế, giữ lời là một trong những cách quan trọng nhất
khiến người khác tôn trọng bạn. Tháng 3/2008, nhà sản xuất đồ uống Dr
Pepper đã hứa sẽ cung cấp miễn phí các lon nước muối khoáng cho tất cả
những ai hiện ở Mỹ nếu Album được mong đợi của nhóm Guns ´n´ Roses
được phát hành trước cuối năm. Album này ra mắt vào tháng 11, nhưng
công ty trên không thể thực hiện lời hứa của mình. Sau đó, thái độ của người
Mỹ đối với công ty này như thế nào thì ai cũng rõ. Từ đây rút ra một điều là
các nhà lãnh đạo tốt luôn biết cách hành xử cẩn trọng và chỉ hứa khi có khả
năng thực hiện. Nếu không, bạn sẽ không thể giữ lời.
4.8. Chịu trách nhiệm với những lỗi lầm gây ra
22
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
Ngay cả những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất cũng không thể không
mắc sai lầm. Nhưng điểm khác biệt là họ luôn biết đưa ra lời xin lỗi và làm
tất cả những gì có thể để bù đắp thiệt hại đã gây ra. Một ví dụ cụ thể là khi
xảy ra vụ xì căng đan liên quan đến việc sử dụng thuốc nhuộm chứa chì
trong sản xuất đồ chơi, Tổng Giám đốc công ty Mattel Robert Eckert đã
đứng ra xin lỗi Ủy ban Thượng viện và thừa nhận rằng công ty của ông đã
phạm lỗi khi không kiểm soát đầy đủ các chi nhánh tại Trung Quốc khiến đồ
chơi sản xuất tại đây không đáp ứng các yêu cầu an toàn của Mỹ. Đồng thời
đưa ra lời hứa sẽ nỗ lực hợp tác với Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng. Qua đây
có thể thấy rằng Robert Eckert không chỉ rất khó khăn khi dám đứng ra xin
lỗi và thừa nhận sai lầm trước công luận, mà còn cho thấy ông đã hành xử
như một nhà lãnh đạo thực thụ.
4.9. Một mặt người hơn mười mặt của
Câu nói nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge: “Điều quan
trọng nhất đối với nước Mỹ là kinh doanh” được trích dẫn khá thường xuyên
nhưng lại bị trích dẫn sai. Nguyên văn của câu nói là: “Điều quan trọng nhất
đối với người Mỹ là kinh doanh”. Tuy nhiên, câu nói ông bổ sung thêm sau
đó cũng không kém phần quan trọng thì lại ít được trích dẫn: “Tất nhiên, sự
tích lũy tài sản không phải là mục đích chính của sự tồn tại”. Nếu như nhà
lãnh đạo này cũng được nghe đồng thời và đầy cả hai câu nói này thì có thể
chúng ta đã không phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hiện nay. Tiền bạc tự
thân nó không có giá trị gì, nó chỉ có giá thông qua cái mà chúng ta có được
nhờ nó. Từ phương diện của nhà lãnh đạo chân chính, điều này có nghĩa là
mục đích cao cả nhất của kinh doanh (và có thể là cả cuộc sống) không nằm
ở việc tích lũy tài sản mà là ở việc tạo ra lợi ích cho tất cả mọi người.
23
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
4.10. Hãy là người tốt bụng nhưng không phải theo kiểu ban ơn từ trên
xuống
Điều gì là giá trị đích thực trong cuộc sống? Đấy là sự tồn tại xứng
đáng của con người. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo tài năng luôn mong muốn
thực hiện sứ mệnh của mình nhưng không phải bằng cách xâm hại đến lợi
ích của người khác. Nhưng, một số nhà lãnh đạo thực sự đang gặp phải một
bài toán khó là sa thải nhân viên. Mặc dù trở thành người thông báo tin xấu
là việc rất khó nhưng nhà lãnh đạo chân chính cần phải thực hiện một cách
phân minh, không hạ thấp phẩm giá của những người họ cần sa thải.
4.11. Một nguyên tắc tối quan trọng cuối cùng: Bạn chính là sự nghiệp
của bạn
Nếu bạn yêu công việc của mình thì bạn là người may mắn. Nhưng
nếu quá say mê đến mức “điên dại” thì đó lại là điều xấu. Nếu bạn để công
việc choán hết cả thời gian sống của bạn thì đã đến lúc bạn phải đứng sang
một bên và nhìn lại các ưu tiên. Cho dù bạn có hài lòng bao nhiêu đi chăng
nữa thì sự sự nghiệp của bạn cũng không phải là điều quan trọng nhất trong
cuộc sống. Các nhà lãnh đạo chân chính luôn tìm được thời gian cho gia
đình, bạn bè và sự phát triển cá nhân. Họ luôn biết đó mới là ý nghĩa đích
thực của cuộc sống.
Nhà lãnh đạo chân chính, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều
phải dựa vào năm nguyên tắc có tính chất nền tảng rất quan trọng là: mang
lại lợi ích, tự hoàn thiện bản thân, tôn trọng người khác, trung thực và có
tình yêu đối với công việc. Như Piter Druker đã từng nói nếu chỉ biết làm
đúng không thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải biết làm những việc đúng
24
Tâm Lý Quản Lý Nguyễn Bá Nguyên – KTNNC52
đắn nữa. Nhà lãnh đạo tài năng không chỉ nghĩ về việc làm sao để đạt được
mục đích của mình mà còn biết mục đích đó có thực sự đáng để vươn tới
hay không.
KẾT LUẬN
Tóm lại vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng. người lãnh đạo
giỏi sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt, biết sử dụng và phát huy tốt khả
năng của các nhân viên. Đặc biệt trong thời đại ngày nay đòi hỏi những
người lãnh đạo cần phải nhạy bén trước những thông tin nhiều chiều và đa
dạng cần phải có những lãnh đạo giỏi nắm bắt được những xu hướng biến
đổi và đưa ra những quyết định kịp thời. Bên cạnh vai trò to lớn đó thì người
lãnh đạo cũng phải có trách nhiệm với mỗi cá nhân và tập thể. Người lãnh
đạo sẽ là người đại diện cho tập thể trước cấp trên và lãnh đạo tập thể vượt
qua những khó khăn. Đê trở thành người lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới
không chỉ đòi hỏi phải có tài năng mà còn phải có những phẩm chất riêng
của người lãnh đạo. Với mỗi ai cũng mong muốn sau này trơ thanh các nhà
lãnh đạo để làm được điều đó thì ngay từ bây giờ phải học tập và rèn luyện
không chỉ về mặt kiến thức mà còn phai tu dưỡng về đạo đức.
25