Trường ĐH Duy Tân
Khoa Lý luận Chính trị
Bài Tiểu Luận
Đề tài: Vận dụng vào thực tiễn phân tích
nội dung của quy luật giá trị.
G.v: Nguyễn Thị Hải Lên.
Họ & tên : Nguyễn Tấn Huy.
MSSV : 152333172.
Lớp : K15QTH2.
Lời mở đầu
Khái quát về Quy luật giá trị
Trong Kinh tế chính trị Mác - Lênin, quy luật giá trị là cơ sở để phát triển
học thuyết giá trị lao động. Marx cho rằng, đó là quy luật chung của sản xuất hàng
hóa và đạt đỉnh cao trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Khi phát triển học
thuyết giá trị về lao động Marx đề xuất khái niệm chi phí lao động xã hội như là
một tiêu chuẩn định lượng cho mọi chi phí lao động cá thể trong điều kiện kinh tế-
xã hội nhất định. Theo đó, quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá
phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác,
nội dung hoạt động của nó là: sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên nền tảng chi
phí lao động xã hội cần thiết như nhau và chi phí lao động cá thể khác nhau. Do đó
hình thái biểu hiện của quy luật này là sự dao động giá cả. Giá cả là biểu hiện bằng
tiền của giá trị, hàng hóa trao đổi trên thị trường theo nguyên tắc ngang giá và theo
quan hệ cung - cầu, nên QLGT được thể hiện như là quy luật giá cả.
Sự chi phối của quy luật giá trị, thông qua sự dao động giá cả, được thể hiện trong
các quá trình sau:
• Phân phối lao động xã hội giữa các ngành kinh tế;
• Thường xuyên giảm chi phí lao động trong sản xuất bằng cách áp dụng công
nghệ mới;
• Phân hóa giữa các nhà sản xuất và vì thế, loại khỏi lĩnh vực sản xuất những
cá thể không có khả năng giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm của
mình.
Nội dung của quy luật giá trị
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải
dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động
cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phải được quyết định bởi hao
phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động xã
hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi,
người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù
hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.
Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần
thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá
trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết
giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và
ngược lại.
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh
tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho
giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá
trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của
nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá
cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản
xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.
Nội dung của quy luật giá trị là:
Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao
động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao
cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã
hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được; còn trong trao đổi, hay lưu
thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với
nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng
hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá
trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. ở đây, giá trị như cái
trục của giá cả.
* Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất
Nhận xét:
• Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực
hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung
bình.
• Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực
hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.
• Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm
yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.
Đối với tổng hàng hóa
• Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp
với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định thị trường.
• Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi
tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy
luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường.
Kết luận: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao
cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hội cần
thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.
* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông
- Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia
lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá.
Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá không có nghĩa là
giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó. Ngang giá
không phải là ngang bằng. Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị.
- Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ”
của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ.
+ Khi cung > cầu giá cả < giá trị
+ Khi cung < cầu giá cả > giá trị
+ Khi cung = cầu giá cả = giá trị
- Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá
trị hàng hóa.
Giá cả
Thời gian lao động xã hội cần thiết
(Giá trị của hàng hóa)
2. Tác động của quy luật giá trị
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và
lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất
và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển
sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên,
quy mô sản xuất càng được mở rộng.
Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình
đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản
xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở
ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất
mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao
động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng
hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa
giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí
lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo
mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao
động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn
càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản
xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người
sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội
không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
c. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu, người
nghèo.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao
phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo
giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất
kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn
mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi,
thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.
Kết Luận
Ý nghĩa:
Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có một nhận định có tính
chất dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích thường xuyên của
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu,
sản xuất ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa; và trong chừng mực
mà kết quả ấy không phải đạt được bằng lao động quá sức của những người công
nhân, thì đó là một khuynh hướng của tư bản, thể hiện ra trong cái nguyện vọng
muốn sản xuất ra một sản phẩm nhất định với những chi phí ít nhất về sức lực và
tư liệu, tức là một khuynh hướng kinh tế của tư bản dạy cho loài người biết chi phí
sức lực của mình một cách tiết kiệm và đạt tới mục đích sản xuất với một chi phí ít
nhất về tư liệu”.
Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy rõ ít nhất
ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.
Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực
nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo
điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng
thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự
hiện diện của nó.
Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ
cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như
có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và
không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ
phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng
những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm
công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi
bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn
vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột
được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải
kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống
thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà
nước và bằng các "kênh" phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây
là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức
giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một
giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển
kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao
động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới
bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá
trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào
để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay,
thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng,
những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động
là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện
hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn
thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
(Nguồn)
Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập:
● Hotline trực tiếp: 093.658.3228 - 0979.170.170
● Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 (Mr. Minh)
● Email: -
● Thương mại Việt Co., Ltd – Website: