Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHÂN TÍCH NỘI DUNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN VÀ CHỨNG MINH SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NÀY TRONG LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.21 KB, 3 trang )

ĐỀ BÀI:
PHÂN TÍCH NỘI DUNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN VÀ CHỨNG
MINH SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NÀY TRONG LUẬT NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC NĂM 2002
Bài làm:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Điều 1 Luật ngân
sách nhà nước năm 2002).
Thể chế ngân sách nhà nước được thành lập và vận hành theo cá nguyên
tắc như: Nguyên tắc ngân sách nhất niên, nguyên tắc ngân sách đơn nhất, nguyên
tắc ngân sách toàn diện, nguyên tắc ngân sách thăng bằng. Hiện nay, các ngân
sách này không ngừng được củng cố và phát triển để từng bước phù hợi với bối
cảnh của nền kinh tế hiện đại.
Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của thể chế ngân
sách nhà nước là nguyên tắc ngân sách toàn diện.
1. Nội dung nguyên tắc ngân sách toàn diện
Mặc dù không được quy định một cách cụ thể trong văn bản pháp luật về
ngân sách nhà nước nhưng về cơ bản, nguyên tắc này bao gồm hai nội dung cơ
bản sau:
Một là mọi khoản thu và mọi khoản chi đều phải được ghi và thể hiện một
cách rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm do Quốc hội quyết
định. Ví dụ như các khoản thu: thu nội địa, thu từ dầu thô,… và các khoản chi
như: chi đầu tư và phát triển, chi trả nợ và viện trợ…( Phụ lục số 01 ba hành kèm
theo Nghị quyết 37/2009/QH12 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2010).
Không được phép để ngoài bản dự toán ngân sách nhà nước bất kì khoản thu, chi
nào dù là nhỏ nhất với mục đích là bảo đảm thu chi trung thực, khách quan và
minh bạch trong hoạt động thu, chi tiền tệ quốc gia.
Thứ hai là các khoản thu và các khoản chi không được phép bù trừ cho nhau
mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và từng khoản chi trong phụ lục ngân
sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua. Không được phép dùng bất kì khoản


thu nào để bù trừ cho một khoản chi cụ thể mà phải dùng mọi khoản thu để tài
trợ cho mọi khoản chi. Ví dụ: không được dùng khoản thu nội địa để bù đắp cho
khoản chi đầu tư và phát triển hay bất kì khoản chi cụ thể nào trong phục lục cân
đối dự toán ngân sách nhà nước.
Với nội dung trên, nguyên tắc ngân sách toàn diện giúp cho việc lập dự toán
ngân sách hàng năm được rõ ràng, minh bạch, có hiệu quả và tránh được gian
lận, biển thủ công quỹ trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách hàng năm.
2. Nguyên tắc ngân sách toàn diện trong luật ngân sách năm 2002
Nguyên tắc ngân sách nhà nước tuy không được quy định cụ thể trong luật
ngân sách nhà nước nhưng nó lại được thể hiện qua nhiều điều khoản cơ bản.
Theo đó, ngay tại điều 1 về định nghĩa ngân sách nhà nước, Luật ngân sách quy
định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Vậy, ngân sách nhà
nước thực chất là các khoản thu và chi của nhà nước riêng biệt do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định. Các khoản thu này phải được ghi nhận cụ thể và
đầy đủ trong một bản dự toán ngân sách nhà nước.
Hơn thế nữa, tại Điều 6 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 cũng quy
định: “Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán,
quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ”. Việc quy định này nhằm mục đích là
mọi khoản thu, chi của ngân sách nhà nước, dù lớn hay nhỏ đều phải được ghi
chép đầy đủ vào các tài liệu kế toán về ngân sách nhà nước để dễ kiểm tra, kiểm
soát trong quá trình thực hiện ngân sách nhà nước. Nội dung này còn được
hướng dẫn thi hành cụ thể tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 60/2003/NĐ – CP
của Chính phủ ngày 06/06/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật
ngân sách nhà nước: “Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, nộp và sử dụng
ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo
đúng chế độ kế toán nhà nước; quyết toán đầy đủ, kịp thời và trung thực các
khoản thu, chi phát sinh; sử dụng hoá đơn, chứng từ thu, chi theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Tài chính”.

Nguyên tắc ngân sách toàn diện là một nguyên tắc quan trọng trong thể
chế ngân sách nhà nước. Nó góp phần làm minh bạch hóa ngân sách quốc gia,
tránh được các tệ nạn về tham nhũng, biển thủ công quỹ trong quá trình thự hiện
ngân sách. Nếu thực hiện nguyên tắc này tốt, việc quản trị tài chính công sẽ được
đảm bảo an toàn, có kế hoạch và không một khoản thu, chi nào nằm ngoài ngân
sách nhà nước và giữa các khoản thu và chi không được phép bù trừ cho nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Nxb.
Tư pháp, Hn, 2009.
2. LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2002.
3. NGHỊ ĐỊNH 60/2003/NĐ – CP của Chính phủ ngày 06/06/2003 Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước
4. NGHỊ QUYẾT SỐ 37/2009/QH12 ngày 11/11/2009 của Quốc hội về
dự toán ngân sách năm 2010

×