Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thép và Vật liệu Xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.91 KB, 92 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ 1
L I NÓI UỜ ĐẦ 1
1.2 Các hình th c tr l ng v ch tr l ng t i Công tyứ ả ươ à ế độ ả ươ ạ 6
B NG CH M CÔNGẢ Ấ 19
B NG CH M CÔNGẢ Ấ 27
B NG CH M CÔNGẢ Ấ 40
B NG CH M CÔNGẢ Ấ 41
2.2 K toán các kho n trích theo l ng t i Công ty C ph n Thép v V t ế ả ươ ạ ổ ầ à ậ
li u Xây d ngệ ự 53
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu Diễn giải
1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 BTC Bộ tài chính
5 CB Cán bộ
6 CNV Công nhân viên
7 CT Chứng từ
8 KPCĐ Kinh phí công đoàn
9 HĐQT Hội đồng quản trị
10 PC Phụ cấp
11 NKC Nhật kí chung
12 TK Tài khoản
13 TL Tiền lương
14 TP Tổ phó


15 TT Thứ tự
16 TV Tổ viên
17 VLXD Vật liệu Xây dựng
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
BẢNG
M C L CỤ Ụ 1
L I NÓI UỜ ĐẦ 1
1.2 Các hình th c tr l ng v ch tr l ng t i Công tyứ ả ươ à ế độ ả ươ ạ 6
B NG CH M CÔNGẢ Ấ 19
B NG CH M CÔNGẢ Ấ 27
B NG CH M CÔNGẢ Ấ 40
B NG CH M CÔNGẢ Ấ 41
BIỂU
Biểu 2.1: Phiếu chi Error: Reference source not found
Biểu 2.2: Phiếu nghỉ hưởng BHXH của Nguyễn Văn Phong. Error: Reference
source not found
Biểu 2.3: Phiếu nghỉ hưởng BHXH của Nguyễn Thị Đào Error: Reference
source not found
Biểu 2.4: Lệnh chuyển có của Ngân hàng Công thương Error: Reference
source not found
Biểu 2.5: Phiếu chi thanh toán tiền trợ cấp BHXH tháng 2 năm 2012 Error:
Reference source not found
Biểu 2.6: Giấy đề nghị chuyển tiền cho cơ quan bảo hiểm Error: Reference
source not found
Biểu 2.7: Lệnh chi tiền Error: Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tiền lương tại Công ty Error: Reference source not

found
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty Cổ
phần Thép và Vật liệu xây dựng Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương. .Error: Reference source
not found
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Sơ đồ 2.4: Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ
phần Thép và Vật liệu Xây dựng Error: Reference source not found
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ một xã hội nào, nếu muốn sản xuất ra vật liệu, của cải hoặc
thực hiện quá trình kinh doanh thì vấn đề lao động con người không thể thiếu được,
lao động là một yếu tố cơ bản, là một nhân tố quan trọng trong việc sản xuất cũng
như trong việc kinh doanh. Những người lao động làm việc cho người sử dụng lao
động họ đều được trả công, hay nói cách khác đó chính là thù lao mà người lao
động nhận được khi họ bỏ sức lao động của mình.
Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó
là nguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình.
Do đó tiền lương là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu
họ được trả công theo đúng sức lao động mà họ đóng góp, nhưng cũng có thể làm
giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả
nếu tiền lương họ nhận được không phù hợp với công sức mà họ bỏ ra.
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường sức lao động trở thành
hàng hoá, thì tiền lương là yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất vì

vậy nó ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một
công cụ đắc lực góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Với hình thức phân phối tiền lương công bằng và phù hợp,
nó sẽ là động lực giúp doanh nghiệp đẩy mạnh việc tăng năng suất lao động, chiếm
lĩnh thị trường và mở rộng khả năng sản xuất đồng thời gắn bó người lao động với
doanh nghiệp. Vì vậy việc trả lương cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý doanh
nghiệp em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Cổ phần Thép và Vật liệu Xây dựng” làm báo cáo thực tập
chuyên đề. Với mong muốn nâng cao trình độ nhận thức, nghiên cứu nhằm hệ thống
hóa những vấn đề cơ bản về tiền lương, phân tích thực trạng kế toán tiền lương tại
Công ty trên cơ sở những hiểu biết của bản thân trong quá trình học tập, đồng thời
đánh giá và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
khoản trích theo lương. Nội dung bản Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở
đầu thì gồm 3 chương:
Chương I: Đặc điểm lao động - tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của Công ty Cổ phần Thép và Vật liệu Xây dựng.
Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty Cổ phần Thép và Vật liệu Xây dựng.
Chương III: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại công ty Cổ phần Thép và Vật liệu Xây dựng.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn của T.S Bùi Thị
Minh Hải, cũng như sự nhiệt tình của Ban Giám Đốc và các anh chị trong Công ty,
đặc biệt là các anh chị Phòng Kế toán trong thời gian thực tập vừa qua, đã giúp em
hoàn thành được chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Chu Thị Huyền Dịu

SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG ,TIỀN
LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1.1 Đặc điểm lao động của Công ty
1.1.1 Số lượng lao động trong Công ty
Lao động là lực lượng không thể thiếu và có đóng góp to lớn trong quá trình
sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì thế mà mỗi lao động cần có sức khỏe, kinh
nghiệm chuyên môn nhằm đưa Công ty ngày một phát triền hơn nữa. Bên cạnh đó,
mỗi Công ty cũng cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo bồi dường nguồn lao động
đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng nhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh
của Công ty đạt hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao
động.
Số lượng lao động được phản ánh trên sổ danh sách lao động của Công ty do
Phòng Tổ chức lao động hành chính lập và theo dõi. Trên sổ hiện có bao gồm cả lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp, sổ được lập theo danh sách từng phòng ban, bộ
phận khác nhau. Việc theo dõi số lượng lao động nhằm thống kê kịp thời, chính xác
tình hình tăng, giảm số lượng theo từng loại lao động trên cơ sở đó là căn cứ cho
việc tính lương phải trả và các chế độ Bảo hiểm cho người lao động.
Đối với lao động tham gia đóng bảo hiểm, được theo dõi trên sổ danh sách lao
động của Công ty, được cập nhật thông tin thường xuyên và liên tục khi có sự biến
động như: thuyên chuyển công tác, ốm đau, nghỉ phép, thai sản, chấm dứt hợp đồng
lao động, nâng bậc lương, nghỉ hưu… Mỗi sự biến động đều thể hiện qua văn bản,
quyết định và được gửi tới từng phòng ban, bộ phận nơi từng cá nhân làm việc để

người lao động và người quản lý công việc được nắm rõ. Nhân viên làm việc dưới
sự phân công chỉ đạo của các tổ trưởng và dưới sự chỉ đạo chung của lãnh đạo Công
ty.
Hiện nay số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty là 150 người, được
chia thành các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại đóng một vai trò nhất định trong
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
khâu sản xuất và quản lý, các bộ phận phối hợp với nhau một cách ăn ý nhằm đảm
bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và luôn giải quyết một cách nhanh
nhất những vấn đề vướng mắc hoặc những biến cố trong quá trình sản xuất.
1.1.2 Tính chất lao động tại Công ty
Do đặc điểm là Công ty sản xuất các loại thép hình cho nên lao động tại
Công ty phần lớn là lao động nam, lao động nữ chỉ có ở bộ phận văn phòng và tổ
nấu ăn. Lao động tại Công ty thường biến động, nhất là tại các bộ phận trực tiếp sản
xuất, nhân viên phần lớn là lao động phổ thông có trình độ chuyên môn thấp, họ là
những lao động còn trẻ tuổi nên khi điều kiện làm việc không phù hợp thì họ sẽ
nghỉ. Nhất là với thời tiết mùa hè nóng nực như hiện nay, các bộ phận sản xuất trực
tiếp phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nên rất nhiều công nhân đã xin chấm
dứt hợp đồng lao động.
Tại bộ phận gián tiếp sản xuất thì nhân viên lại rất ốn định, hầu như không
có nhiều thay đổi trong đội ngũ cán bộ công nhân viên tại bộ phận này
1.1.3 Phân loại lao động trong Công ty
Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau để thuận lợi cho việc
quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại lao động. Phân loại lao động là việc
sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định .
*Các tiêu thức phân loại lao động:
 Theo giới tính thì Công ty gồm có :
• Lao động nam : 140 lao động

• Lao động nữ : 10 lao động
 Theo độ tuổi lao động thì Công ty gồm có :
• Tuổi từ 20 tuổi đến 30 tuổi : 90 lao động
• Từ 31 tuổi trở lên : 60 lao động
* Phân loại lao động theo thời gian lao động:
Toàn bộ lao động trong doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
+ Lao động thường xuyên trong danh sách:
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Lao động thường xuyên trong danh sách là lực lượng lao động do doanh
nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: Công nhân viên sản xuất kinh doanh
và công nhân viên thuê các hoạt động khác gồm cả số hợp đồng dài hạn và ngắn
hạn.
+ Lao động tạm thời mang tính thời vụ:
Là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả
lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập…
* Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
+ Lao động thực hiện chức năng sản xuất: chế biến bao gồm những lao động
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực
hiện các lao vụ dịch vụ như: công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng….
+ Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như: nhân viên bán hàng, tiếp thị,
nghiên cứu thị trường….
+ Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt
động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như: các nhân viên quản lý kinh tế,
nhân viên quản lý hành chính…
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được

kịp thời, chính xác phân định đượcchi phí và chi phí thời kỳ.
Hiện nay Công ty Cổ phần Thép và Vật liệu Xây dựng đang áp dụng hình thức
phân loại theo tiêu thức quan hệ với quá trình sản xuất, gồm hai loại lao động là lao
động :
+ Lao động trực tiếp sản xuất: là những công nhân trực tiếp tham ra vào quá
trình sản xuất số lượng lao động là 126 người trong đó:
- Công nhân cán thép là : 75 người
- Công nhân cắt nắn sản phẩm là : 18 người
- Công nhân cắt phôi : 7 người
- Công nhân hàn mài : 2 người
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- Công nhân Cơ điện : 14 người
- Công nhân nấu ăn và thống kê sản phẩm : 10 người
+ Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách
gián tiếp vào quá trình sản xuất số lượng lao động là 24 người trong đó:
- Ban lãnh đạo Công ty là : 8người
- Nhân viên Phòng Kinh tế tổng hợp là : 12 người
- Bộ phận Bảo vệ: 4 người
1.2 Các hình thức trả lương và chế độ trả lương tại Công ty
Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác
nhau, tuy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản
lý của doanh nghiệp. Mục đích của chế độ tiền lương là quán triệt nguyên tắc phân
phối theo lao động. Trên thực tế thường áp dụng hình thức trả lương theo thời gian,
lương theo sản phẩm và tiền lương khoán.
Dựa vào nguyên tắc phân phối tiền lương và đặc điểm, tính chất trình độ
quản lý của doanh nghiệp mà doanh nghiệp trả lương theo các hình thức sau:
+ Hình thức trả lương theo thời gian.

+ Hình thức trả lương theo sản phẩm.
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo
thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động.
Tiền lương thời gian được thực hiện tính theo tháng làm việc của người lao
động. Tuỳ thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời giam làm việc của doanh
nghiệp, hình thức này chủ yếu áp dụng với bộ phận gián tiếp tại Công ty, còn đối
với bộ phận sản xuất trực tiếp hình thức lương thời gian hay còn gọi là công nhật
chỉ áp dụng cho những công việc khác ngoài sản xuất sản phẩm dựa trên “ Phiếu
giao việc” được giao và căn cứ vào đơn giá của từng loại công việc để tính lương
thời gian cho các bộ phận.
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1.2.2. Hình thức trả lương trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và
chất lượng công việc đã hoàn thành, được sử dụng trong doanh nghiệp phải trả
lương cho lao động trực tiếp. Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương trả cho
người lao động theo kết quả lao động khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo
tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho mỗi đơn
vị sản phẩm đó.
Việc xác định tiền lương theo sản phẩm phải dựa trên cơ sở tài liệu hạch toán
kết quả lao động (Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành ). Và đơn
giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với
từng loại sản phẩm hay công việc.
Tại Công ty Cổ phần Thép và Vật liệu Xây dựng đang áp dụng hình thức
tiền lương theo sản phẩm và tiền lương theo thời gian, hình thức này được áp dụng
cho tất cả các bộ phận trong Công ty.
Hiện nay thang bậc lương cơ bản được Nhà nước qui định, Nhà nước khống

chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế
thu nhập của người lao động. Hiện nay, mức lương tối thiểu do nhà nước qui định là
830.000đ/tháng.
1.3 Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty
1.3.1 Quỹ tiền lương
Là toàn bộ số tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong kì do Công ty
quản lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm: tiền lương
trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các khoản phụ cấp như
phụ cấp, cấp bậc, phụ cấp trách nhiệm.
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
Tiền lương phải cho
người lao động
=
Đơn giá tiền lương 1
đơn vị sản phẩm
x
Số lượng sản phầm
hoàn thành
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Căn cứ để xác định quỹ tiền lương của Công ty chính là sản lượng sản phẩm
sản xuất trong tháng. Quỹ tiền lương được tính bằng sản lượng sản xuất trong tháng
nhân với đơn giá từng loại sản phẩm.
1.3.2 Quỹ BHXH
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định
trên tổng số quỹ tiền lương và các khoản phụ cấp (chức vụ, thâm niên) của công
nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là
24% trong đó 17% là do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi
phí trong kì, 7% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương trong

tháng.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm hỗ trợ công nhân viên có tham gia đóng
BHXH trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:
- Trợ cấp công nhân viên ốm đau thai sản
- Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động
- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động
- Chi phí công tác quản lý quỹ BHXH
Theo chế độ hiện hành toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý
quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Hàng
tháng, Công ty trực tiếp chi trả BHXH cho cán bộ công nhân viên bị ốm, đau, thai
sản…Trên cơ sở chứng từ hợp lệ, sau đó cuối tháng Công ty phải quyết toán với cơ
quan quản lý quỹ bảo hiểm.
1.3.3 Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được dùng để thanh toán các khoản tiền khám
chữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong thời gian ốm đau…Quỹ
này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của
công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng.
Quỹ BHYT được tính toán và trích lập theo tỷ lệ quy định là 4,5% trên tổng
quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm
phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho những
người tham gia đóng bảo hiểm. Theo chế độ hiện hành thì Công ty tiến hành trích
quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng quỹ lương phải trả cho CNV, trong đó 3% tính
vào chi phí kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của
người lao động .
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên

môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y
tế.
1.3.4 Kinh phí công đoàn
Kinh phí Công đoàn (KPCĐ) là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2%
trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty nhằm
chăm lo, bảo vệ chính đáng cho quyền lợi của người lao động, đồng thời duy trì
hoạt động công đoàn của Công ty.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Công ty tiến hành trích 2% kinh phí
công đoàn trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong thàng và
tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của đổi tượng sử dụng lao động. Toàn bộ
kinh phí công đoàn được trích một phần để phục vụ chi tiêu cho hoạt động công
đoàn tại Công ty. Thực chất hoạt động công đoàn trong Công ty nhằm bảo vệ quyền
lợi của công nhân và tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch
sản xuất.
1.3.5 Bảo hiểm thất nghiệp.
Quỹ BHTN là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia
đóng góp quỹ trong các trường hợp khủng hoảng kinh tế, hỏa hoạn, cháy nổ…
người lao động bị mất việc làm. Theo chế độ hiện hành các DN phải thực hiện trích
quỹ BHTN là 2% tổng quỹ lương, trong đó DN phải chịu 1% (tính vào chi phí) còn
người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào lương).
1.4 Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty
1.4.1 Tổ chức quản lý lao động tại Công ty
Lao động có vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy quản
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
lý lao động tiền lương sao cho hợp lý và hiệu quả nhất là một vấn hết sức quan
trọng. Tổ chức quản lý lao động tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất kinh
doanh.

* Các cá nhân và bộ phận liên quan đến việc quản lý lao động tại Công ty:
Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật và điều hành các hoạt động kinh
doanh chung của Công ty dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời
là người trực tiếp xét duyệt kế hoạch tiền lương và hợp đồng lao động trong việc
tuyển dụng. Quyết định tuyển dụng sẽ do Giám đốc và Trưởng phòng tổ chức hành
chính quyết định thông qua quá trình phỏng vấn các ứng viên. Nếu ứng viên nào có
đủ năng lực thì sẽ được nhận vào làm việc.
Phòng tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý
cán bộ công nhân viên theo chính sách chế độ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ phát triển Công ty. Khi Công ty cần tuyển chọn tăng thêm người
lao động để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, Phòng tổ chức
hành chính có trách nhiệm thông báo đầy đủ, công khai các điều kiện tuyển dụng,
quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong quá
trình làm việc, giấy khám sức khoẻ, sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ có liên
quan…Phòng Tổ chức hành chính thông báo kết quả tuyển dụng tới ứng viên và sẽ
sắp lịch cho các ứng viên mới đến thử việc tại các bộ phận của Công ty. Phòng tổ
chức có trách nhiệm soạn thảo hợp đồng lao động đệ trình Giám đốc Công ty. Sau
khi đã kí kết hợp đồng lao động, người lao động được Công ty điều động về các bộ
phận trong Công ty và phải tuân thủ đúng theo các điều khoản đã giao kết trong hợp
đồng lao động.
* Hạch toán thời gian lao động
Công ty rất chú trọng đến đến việc hạch toán thời gian lao động đảm bảo
phản ánh kịp thời chính xác, số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng
việc, nghỉ việc của từng lao động, tất cả những vấn đề đó được phản ánh vào bảng
chấm công tại phân xưởng và tại phòng tổ chức lao động của Công ty.
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
* Hạch toán kết quả lao động

Để hạch toán kết quả lao động trong Công ty kế toán sử dụng "Phiếu xác
nhận công việc hoàn thành", đây là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoăc công việc
hoàn thành của từng phân xưởng hoặc cá nhân người lao động. Phiếu này do người
giao việc nhận và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, nhận việc và người
kiểm tra chất lượng.
1.4.2 Đơn giá tiền lương của từng bộ phận sản xuất tại Công ty
* Đơn giá : Đơn giá tiền lương của bộ phận Cán thép
- Đối với SP thép loại I
+) Đối với sản phẩm V50 , V63 : Đơn giá : 266.000đồng /tấn SP
+) Đối với sản phẩm U65 : Đơn giá : 300.000đồng /tấn SP
+) Đối với sản phẩm U50,V40 : Đơn giá : 317.000đồng / tấn SP
+) Đối với sản phẩm U80 : Đơn giá : 370.000đồng/ tấn SP
+) Đối với sản phẩm V70,V75 : Đơn giá: 299.000đồng/ tấn SP
- Đối với sản phẩm thép loại II và sản phẩm phế trung gian .
+) Được tính trên cơ sở chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy định, so sánh với thực tế thực
hiện chỉ tiêu trong tháng. Nếu đạt thấp hơn chỉ tiêu thì được trả chênh lệch giá giữa
sản phẩm loại I với sản phẩm loại II và sản phẩm phế trung gian . Trường hợp thực
hiện cao hơn chỉ tiêu thì phải bồi thường chênh lệch giá giữa sản phẩm loại I và SP
loại II và sản phẩm phế trung gian.
* Bộ phận cắt, nắn, đóng bó sản phẩm
- Đơn giá :SP loại I
+) Đối với sản phẩm V50 , V63 : - Đơn giá : 55.000đồng/tấn SP
+) Đối với sản phẩm U65 : - Đơn giá : 60.000đồng/tấn SP
+) Đối với sản phẩm U50, V40 : - Đơn giá : 64.000đồng/tấn SP
+) Đối với sản phẩm U80 : - Đơn giá : 83.000đồng/ tấn SP
+) Đối với sản phẩm V70,V75 : - Đơn giá : 59.000đồng/ tấn SP
-Đơn giá sản phẩm thép loại II ( Thép ngắn, dài)
+) Đơn giá được tính bằng 70% đơn giá sản phẩm thép loại I
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3

11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- Sản phẩm đóng kèm - Đơn giá : 56.400đồng/tấn SP
- Nắn sản phẩm đóng kèm - Đơn giá : 46.600đồng/tấn SP
*Bộ phận cắt và chế biến phôi
- Cân, phân loại, cẩu xếp kiêu:
+) Đơn giá : 14.100đồng/tấn phôi
- Phân loại, cẩu xếp kiêu:
+) Đơn giá : 11.100đồng/ tấn phôi
- Xuống phôi bằng cẩu
+) Đơn giá : 4.400 đồng / tấn phôi
- Xúc than vào thùng để đổ vào lò khí than :
+) Đơn giá : 8.800 đồng / tấn than
* Tổ thống kê sản phẩm
Đơn giá tiền lương của tổ thống kê sản phẩm là : 9.500 đồng/tấn
• Đơn giá khoán trên cho các bộ phận sản xuất trong Công ty bao gồm : Tiền
công, tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại, tiền bảo hiểm y tế, BHXH, tiền chế độ
ca 3 và chi phí phát sinh khác …
* Tổ nấu ăn ca
- Đơn giá tiền lương sản phẩm của tổ nấu ăn ca là : 3.080đồng/suất
- Đơn giá tiền lương thời gian : 88.000đồng/ công
*Tổ Bảo vệ Công ty
- Đơn giá tiền lương : 77.000đồng/công
* Tổ hàn mài sản phẩm khuyết tật
- Đơn giá: 2.200đồng/ tấn SP
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
2.1 Kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Thép và Vật liệu Xây dựng
Hàng tháng trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gian và kết quả lao động kết
hợp với chính sách xã hội về lao động tiền lương và BHXH do Nhà nước ban hành
mà doanh nghiệp đang áp dụng, kế toán tiến hành tính lương và trợ cấp BHXH cho
CNV.
2.1.1 Chứng từ sử dụng
Công việc tính lương, tính thưởng và các khoản phụ cấp phải trả cho người
lao động được thực hiện tập trung tại Phòng Kế toán của Công ty. Để tiến hành
hạch toán Công ty sử dụng các loại chứng từ sau:
+ Bảng chấm công (Mẫu số 01a - LĐTL)
+ Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 - LĐTL)
+ Phiếu tính lương sản phẩm
* Bảng chấm công
- Hàng ngày, trưởng phòng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để
chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột
1 đến cột 31 theo các ký hiệu, số người nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH để có
căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương, tiền thưởng cho từng người và quản
lý lao động trong doanh nghiệp. Cuối tháng người chấm công và người phụ trách
bộ phận ký vào Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng
BHXH rồi chuyển về bộ phận kế toán để kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để tính
lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công
của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32, 33,
34, 35, 36. Bảng chấm công được lưu tại Phòng Kế toán cùng các chứng từ liên
quan.
Căn cứ để được chấm công lễ, phép vào bảng chấm công cho các cán bộ công
nhân viên trong Công ty như sau:
* Các ngày nghỉ, lễ tết được hưởng nguyên lương trong các ngày:
-Tết dương lịch một ngày (01/ 01 dương lịch).

SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-Tết âm lịch bốn ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch).
-Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ một ngày (10/3 âm lịch).
-Ngày chiến thắng 30/ 04 nghỉ một ngày (30/ 04).
-Ngày quốc tế lao động nghỉ một ngày (01/ 05).
-Ngày quốc khánh nghỉ một ngày (02 / 09).
Nếu các ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào
ngày tiếp theo.
* Nghỉ hàng năm (nghỉ phép) người lao động làm việc liên tục 12 tháng thì
được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương.
-12 ngày đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.
-14 ngày làm việc đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Số ngày nghỉ năm được tăng theo thâm niên công tác, cứ 5 năm được thêm
một ngày. Nếu đi bằng ô tô, tàu hoả, tàu thủy mà số ngày đi đường (cả đi lẫn về)
trên hai ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm vào thời gian đi đường ngoài
số ngày nghỉ hàng năm (chỉ tính 1 lần/ 1năm làm việc của người lao động).
Người làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh được người sử dụng lao động thanh
toán tiền tàu xe cho những ngày đi đường. Trong trường hợp nghỉ hàng năm thăm
vợ, chồng con, bố mẹ (kể cả bên chồng hoặc bên vợ) nếu có yêu cầu được nghỉ gộp
hai năm, nếu nghỉ gộp 3 năm thì phải được người sử dụng lao động đồng ý. Ngoài
ra người lao động còn được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.
-Nghỉ kết hợp 3 ngày.
-Nghỉ con kết hôn 1 ngày.
Nghỉ bố mẹ cả hai bên vợ, chồng chết 3 ngày
Từ bảng chấm công cán bộ tiền lương kiểm tra và lập bảng tính cho từng bộ
phận và ghi sổ theo dõi chi tiết tiền lương cho Phòng Kế toán chi trả tiền lương cho
người lao động.

* Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận tương
ứng với bảng chấm công. Cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng
từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu tính lương…
- Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra, sau đó trình cho Giám
đốc ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền
lương được lưu tại phòng kế toán của đơn vị. Mỗi lần lĩnh lương, người lao động
phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Sau khi kiểm tra các chứng từ, kế toán tiến hành tính lương, tính thưởng, trợ
cấp phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại Công ty
và lập bảng thanh toán tiền lương.
* Phiếu tính lương sản phẩm là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công
việc hoàn thành cuả đơn vị hoặc cá nhân người lao động. Phiếu này làm cơ sở để
lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động
Phiếu này do người giao việc lập thành 2 liên: 1 liên lưu và 1 liên chuyển đến
kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động. Trước khi chuyển
đến kế toán tiền lương phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc,
người kiểm tra chất lượng và người duyệt.
Để theo dõi hạch toán kết quả lao động, kế toán tại Công ty Cổ phần Thép và
Vật liệu Xây dựng đang sử dụng Bảng chấm công trong một tháng, từ bảng chấm
công lập cho một tháng, các phiếu giao việc do quản đốc phát ra, phiếu xác nhận
khối lượng công việc hoàn thành. Các chứng từ này phải do người lập (tổ trưởng)
ký, các bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo duyệt y (Quản đốc phân
xưởng và trưởng các bộ phận). Sau đó, các chứng từ này được chuyển cho nhân
viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị, rồi chuyển về

phòng lao động tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về Phòng Kế toán doanh
nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng.
Cùng với công tác phân công lao động quản lý điều hành thì việc trả lương
cho người lao động là một trong những điều kiện khuyến khích người lao động làm
việc, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, là điều kiện để duy trì và phát triển Công
ty.
2.1.2 Phương pháp tính lương
* Đối với người lao động gián tiếp.
Công ty trả lương theo thời gian, dựa trên thang bảng lương của Nhà nước,
tuỳ thuộc vào bậc lương của mỗi cá nhân và năng lực làm việc của từng người cũng
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
như tính chất công việc. Thêm vào đó căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty mà trả mức lương cho từng người. Trưởng, phó các phòng ban theo dõi và
chấm ngày công lao động, chịu trách nhiệm trước giám đốc và phòng tổ chức lao
động về tính khách quan và chính xác thông tin.
* Đối với lao động trực tiếp sản xuất:
Công ty trả lương theo hình thức lương sản phẩm
+Tại phân xưởng sản xuất:
Tổ trưởng phân xưởng sản xuất theo dõi và ghi các công việc của từng
người, cuối tháng tổng hợp số liệu sp đã làm được sau đó nộp cho phòng tổ chức
lao động.
-Thực tế khi tính lương phải trả cho cnv:
Lương sản phẩm (khoán tại đơn vị trực tiếp sản xuất).
Công nhân sản xuất được trả lương theo hình thức lương sản phẩm, lương
sản xuất do nhân viên thống kê (hay tổ trưởng phân xưởng) theo dõi sản phẩm tính
căn cứ vào đơn giá tờ kê sản phẩm hoàn thành của từng công nhân để tính và
chuyển lên Phòng Kế toán để lập bảnh thanh toán lương cho công nhân.

Trong tháng, tổ trưởng phân xưởng ghi chép tổng hợp để cuối tháng các
phân xưởng phải gửi lên Phòng Kế toán các báo cáo cụ thể với nội dung phản ánh
định mức lao động sản phẩm thực tế nhập kho và bảng chấm công của từng lao
động để Phòng Kế toán thực hiện việc tính lương
+.Tính lương phải trả ở phân xưởng trực tiếp sản xuất:
Tiền lương ở phân xưởng được thanh toán theo kết quả sp nhập kho đạt tiêu
chuẩn kĩ thuật gọi là lương sản phẩm bao gồm các khoản:
Lương Phân xưởng= Lương SP +Lương thưởng +Lương phụ cấp.
Trong đó:
Lương sản phẩm trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tính theo đơn giá sản
phẩm hoàn thành trong tháng nhập kho, tại Công ty người giao sản phẩm hoàn
thành trong tháng phải lập "Phiếu nhập sản phẩm", thủ kho phải ghi vào thẻ nhập
kho sau đấy lập bảng kê thanh toán lương sản phẩm. Cuối tháng có đối chiếu, kiểm
tra số liệu để lập "Bảng kê thanh toán lương sản phẩm" làm cơ sở để Phòng Kế toán
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
16
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
tính toán tiền lương.
Hàng tháng bộ phận tổ chức lao động tiền lương thu thập các chứng từ ban
đầu kiểm tra, đối chiếu với chế độ của Công ty và những thỏa thuận trong hợp đồng
lao động, sau đó ký xác nhận chuyển cho Kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương,
trợ cấp BHXH…cho người lao động.
Việc tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động
được thực hiện tại Phòng Kế toán của Công ty. Hàng tháng căn cứ vào các tài liệu
hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động tiền
lương, BHXH do Nhà nước ban hành, kế toán tính tiền lương, trợ cấp BHXH và các
khoản phải trả khác cho người lao động, Cụ thể:
Đầu tiên, căn cứ vào “Bảng chấm công”, Kế toán trích tiền lương cho người
lao động. Tiền lương được tính cho từng người và tổng hợp cho từng bộ phận sau

đó ghi vào “Bảng thanh toán tiền lương”. “Bảng thánh toán tiền lương” lập cho mỗi
phòng ban trong đó kê tên và các khoản được lĩnh của từng người.
Tiếp theo, căn cứ vào các chứng từ như “Phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên
bản điều tra tai nạn lao động’’… kế toán tính số tiền trợ cấp BHXH phải trả cho
người lao động và phản ánh vào “Bảng thanh toán BHXH”.
Đối với khoản tiền thưởng của người lao động, căn cứ vào tình hình phân loại
lao động của Công ty và mức thưởng quy định để tính tiền thưởng cho từng người
và lập “Bảng thanh toán tiền thưởng”.
Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương” của từng bộ phận để chi trả thanh
toán tiền lương cho công nhân viên, đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ,
tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định, lập “Bảng phân
bổ tiền lương và BHXH”. Số liệu của “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” là cơ sở
để kế toán ghi sổ kế toán có liên quan.
Đến kỳ trả lương, kế toán phải làm các thủ tục rút tiền về quỹ. Thủ quỹ căn
cứ vào các “Bảng thanh toán tiền lương”, “Bảng thanh toán BHXH” để chi trả
lương và các khoản khác cho công nhân viên và người lao động trong công ty.
Bảng thanh toán tiền lương cho toàn doanh nghiệp sẽ chuyển sang cho kế
toán trưởng, ban giám đốc ký duyệt. Trên cơ sở đó, kế toán thu chi viết phiếu chi và
thanh toán lương cho từng bộ phận.
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Việc thanh toán lương cho người lao động thường được chia làm 2 kỳ trong
tháng:
+ Kỳ 1: Tạm ứng vào ngày 10 hàng tháng, và mức tạm ứng được căn cứ vào
sản lượng bình quân hàng tháng, mức tạm ứng đối với tổ trưởng là
1.000.000(đồng), 800.000(đồng) đối với tổ phó và 500.000(đồng) đối với các tổ
viên (để được tạm ứng như vậy thì các nhân viên phải đi làm đều trong tháng).
+ Kỳ 2: Tiến hành quyết toán lương cho cán bộ công nhân viên vào ngày 20

của tháng tiếp theo. Kế toán tính ra tổng lương phải trả cho người lao động, sau khi
trừ các khoản tạm ứng, các khoản khấu trừ vào lương công nhân viên.
Tiền lương được trả tận tay người lao động hoặc tập thể lĩnh lương đại diện
do thủ quỹ phát. Khi nhận các khoản thu nhập, người lao động phải ký nhận vào
bảng thanh toán tiền lương.
Trong Tháng 2/12 không có ngày lễ nào nên những nhân viên tham gia đóng
bảo hiểm tại Công ty sẽ không được hưởng công lễ, mà chỉ được hưởng một công
phép, theo quy định của Công ty thì những lao động muốn nghỉ nhiều hơn 1 ngày
thì phải có đơn xin nghỉ phép trình lên Giám đốc, nếu giám đốc duyệt thì họ sẽ
được chấm công phép vào những ngày nghỉ đó.
2.1.2.1 Cách tính lương đối với bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty.
* Tính lương tại Tổ cắt nắn sản phẩm
Tại phân xưởng, hàng ngày tổ trưởng phân xưởng theo dõi thực tế chấm
công phản ánh tên công nhân, theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành trong từng
công đoạn trong dây truyền sản xuất rồi chuyển về Phòng Kế toán, Kế toán tiền
lương dựa vào đơn giá cho từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho để tính ra tổng
tiền lương cho cả tổ. Tổng tiền lương trên “Phiếu tính lương sản phẩm” chính là
tổng số tiền lương theo sản phẩm mà cả tổ nhận được trong tháng. Tổ trưởng tổ cắt
nắn sản phẩm 1 dựa trên tổng lương đó mà chia ra số công và số lương của mỗi tổ
viên trong tổ mình.
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Bảng2.1. Bảng chấm công tháng 2/2012 tổ Cắt nắn sản phẩm 1
Đơn vị: Công ty Cổ phần Thép và VLXD
Tổ :Cắt nắn sản phẩm 1
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 02 năm 2012
Mẫu số 01a - TĐTL

Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Ngày trong tháng Quy ra công
1 2 3 … 29 30 31 Số công
hưởng
lương sản
phẩm
Số công
hưởng
lương
thời gian
Số công
nghỉ việc
dừng việc
được
hưởng
100%
lương
Số công
nghỉ việc
ngừng
việc
hưởng …
% lương
Số công
hưởng
BHXH
Ký hiệu chấm công
A B C 1 2 3 … 29 30 31 32 33 34 35 36
37

1 Lại Cao Lãng TT K K x … x 19 12 1 - Làm lương SP:K
- Làm lương thời
gian :X
- Ốm , điều dưỡng: O
2 Chu văn Tình TP K K x … N 19 9
3 Phạm văn Tiến TV K K x … x 19 10
4 Đặng văn Tiện TV K K x … x 19 11
5 Đỗ văn Thử TV K K N … x 14 8
6 Nguyễn Bá Hợp TV K K x … x 14 11
7 Phạm Văn Hòa TV x x K … K 18 5
Cộng 122 64 1
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Người duyệt
(Ký, họ tên)
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP: KẾ TOÁN 3
19
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Bảng 2.2: Phiếu tính lương sản phẩm của Tổ cắt nắn sản phẩm 1
Đơn vị: Công ty Cổ phần Thép và VLXD
Tổ :Cắt nắn sản phẩm 1
PHIẾU TÍNH LƯƠNG SẢN PHẨM THÁNG 2/2012
Stt Tên SP SP loại I SP loại II SP đóng kèm Nắn hàng kèm
SL(tấn)
Hệ số
điều
chỉnh

ĐG
(đ/tấn/)
Thành tiền SL(tấn
ĐG
(đ/tấn/)
Thành
tiền
SL(tấn
ĐG
(đ/tấn/)
Thành tiền SL(tấn
ĐG
(đ/tấn/)
Thành
tiền
1 2 3 4 5 6=3*4*5 7 8=5*70% 9 10 11 12=10*11 13 14
15=13*1
4
16=6+9+12+15
1 V40 64.000 0 44.800 0 56.400 0 46.600 0 0
2 V50 110.635 1.1 55.000 6.693.418 3.920 38.500 150.920 2.920 56.400 164.688 2.920 46.600 136.072 7.145.098
3 V63 55.000 0 38.500 0 56.400 0 46.600 0 0
5 V70 59.000 0 41.300 0 56.400 0 46.600 0 0
6 V75 59.000 0 41.300 0 56.400 0 46.600 0 0
7 U80 83.000 0 58.100 0 56.400 0 46.600 0 0
8 U50 138.575 1.1 64.000 9.755.680 4.745 44.800 212.576 4.446 56.400 250.754 4.446 46.600 207.184 10.426.194
9 U65 60.000 0 42.000 0 56.400 0 46.600 0 0
Céng 249.210 16.449.098 8.665 363.496 7.366 415.442 7.366 343.256 17.571.292
( Bằng chữ: Mười bảy triệu, năm trăm bảy mốt nghìn, hai trăm chín hai đồng)
Quản đốc xưởng Lập biểu Tổ trưởng

SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP : KẾ TOÁN 3
20
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Quản đốc xưởng sẽ căn cứ những việc đã giao cho Tổ cắt nắn sản phẩm 1 đã
làm trong tháng, sẽ tiến hành lập “Bảng kê chi tiết công việc” (Bảng 2.3), Bảng này
nêu chi tiết những công việc mà tổ đã làm kèm theo số công, tương ứng với số tiền,
bảng này sau khi được lập sẽ chuyển lại cho tổ, tổ trưởng tổ sẽ tiến hành kiểm tra số
công, số tiền, nếu đúng thì tổ trưởng sẽ lập “Bảng chia lương” (Bảng 2.4), bảng này
được lập dựa vào mức làm việc thực tế của từng tổ viên trong tổ để chia số công
tương ứng với số tiền cho từng tổ viên. Sau khi chia xong, các tổ viên kiểm tra lại
số tiền và số công mà mình được nhận có phù hợp với thực tế lao động của bản thân
không, sau đó kí nhận vào Bảng chia lương. Bảng này được chuyển lên Phòng Kế
toán để làm căn cứ tính lương cho từng lao động.
Bảng2.3. Bảng kê chi tiết công việc tháng 2/2012 tổ thống kê sản phẩm
BẢNG KÊ CHI TIẾT CÔNG VIỆC THÁNG 2/2012
Tổ cắt nắn sản phẩm 1
STT NỘI DUNG ĐVT SL ĐƠN
GIÁ
TỔNG GHI
CHÚ
1 Thay lưỡi cưa, đục xỉ máy cưa Công 6 88.000 528.000
2 Cắt, dọn phế, cẩu chuyển thiết bị Công 4 88.000 352.000
3 Đục xỉ, cẩu xỉ, tổng vệ sinh khu vực Công 7 88.000 616.000
4 Thay bánh nắn, chuyển bánh nắn Công 7 88.000 616.000
5 Thay răng sản nguội. cắt dọn phế Công 7 88.000 616.000
6 Cẩu chuyển thiết bị Công 2 88.000 176.000
7 Thay lưỡi cưa Công 1 88.000 88.000
8 Cắt chuyển phế Công 5 88.000 440.000
9 Dọn vệ sinh Công 3 88.000 264.000

10 Trực cán thử các ngày 4, 6, 10, 13, 14 Công 39 130.000 5.070.000
Cộng 64 8.766.000
Tổng số tiền là 8.766.000(đồng)
Hà Nội ngày 5 tháng 2 năm 2012
Người lập
SVTH: CHU THỊ HUYỀN DỊU GVHD: T.S BÙI THỊ MINH HẢI
LỚP : KẾ TOÁN 3
21

×