Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.34 KB, 61 trang )

trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa kế toán
o0o
Chuyên đề
thực tập chuyên
ngành
Đề tài:
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định
kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Bắc
Bộ
Sinh viên thực hiện : hà thu hằng
MSSV : tc383390
Lớp : kế toán 2 k40
Hệ : tại chức
Giáo viên h ớng dẫn : ths. đặng thị thúy hằng

Chuyên đề thực tập
Hµ Néi, 2012
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
Chuyờn thc tp
MC LC
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Bắc
Bộ 1
Hà Nội, 2012 2
SV: H Thu Hng Lp: KT2K40
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
BH : Bán hàng
CP : Chi phí
DN : Doanh nghiệp


GTGT : Giá trị gia tăng
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
HĐTC : Hoạt động tài chính
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
LN : Lợi nhuận
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
TC : Tài chính
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
Chuyờn thc tp
DANH MC S , BNG BIU
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Bắc
Bộ 1
Hà Nội, 2012 2
SV: H Thu Hng Lp: KT2K40
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Việc chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
là một xu hướng tất yếu, bao gồm việc mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ và quan hệ
thị trường với những qui luật khắt khe của nền kinh tế thị trường ngày càng chi phối
mạnh mẽ hoạt động của các DN nói chung và các DN thương mại nói riêng. Trong
cơ chế thị trường đầu sôi động ấy các doanh nghiệp đang phải đối mặt với không ít
những khó khăn và nhiệm vụ của nhà kinh doanh là tập trung mọi trí lực vào những
yếu tố quyết định đến sự tồn taị và phát triển của doanh nghiệp. Chính trong điều
kiện mới đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng vươn lên để tự khẳng định ví trí
của mình trên thương trường.
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng giữ một vị trí hết sức quan
trọng, vì nó là phần hành kế toán chủ yếu trong toàn bộ công tác kế toán của doanh
nghiệp, góp phần phục vụ đắc lực và có hiệu quả trong công tác bán hàng. Do đó kế
toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cần phải được tổ chức một cách khoa

học và hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò của kế toán và xác định kết quả bán hàng trong doanh
nghiệp thương mại, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Bắc Bộ, em đã chọn
đề tài : “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty
TNHH Bắc Bộ” với kết cấu như sau:
- Chương I: Đặc điểm tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công
ty TNHH Bắc Bộ
- Chương II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Bộ.
- Chương III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định
kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Bộ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tập mặc dù đã cố gắng, song do trình độ nhận
thức và lý luận cũng như kiến thức thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề này không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của
các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán của công ty để chuyên đề của em được hoàn
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
1
Chuyên đề thực tập
thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Đặng Thị Thúy Hằng đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình, cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH Bắc Bộ, các anh chị
phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em được thực tập và hoàn thành chuyên đề này.
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
1.1. Đặc điểm sản phẩm tiêu thụ.
Công ty TNHH Bắc Bộ là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu chè nguyên liệu với
nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Chè xanh fanning, chè đen fanning, chè đen
F3, chè đen OPA, chè đen OP, chè xanh OP, chè xanh FBOP, chè đen

Pekoe………
Công ty TNHH Bắc Bộ là doanh nghiệp thương mại, chuyên xuất khẩu nên
công ty đã rất chú trọng và quan tâm từ khâu nhập kho đến bảo quản hàng trước khi
xuất vì các sản phẩm chè đòi hỏi rất cao về chất lượng, cũng như quy trình đóng
hàng và vận chuyển.
Các sản phẩm xuất khẩu của công ty chịu thuế suất thuế xuất khẩu là 0%, thuế
suất thuế GTGT đầu ra là 0% và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
1.2. Thị trường tiêu thụ và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong
những năm gần đây
Do tình hình kinh tế khó khăn, việc cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt, để
ổn định được thị trường của mình là điều không dễ đối với các doanh nghiệp nói
chung và công ty TNHH Bắc Bộ nói riêng. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín,
giá cả, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng so với đối
thủ cạnh tranh.
Công ty TNHH Bắc Bộ làm tốt được những điều đó nên thị trường của công ty
tương đối ổn định và thường xuyên, thị trường chủ yếu của công ty là các nước
Đông Âu như: Balan, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Afghanistan…….Những nước này có
nhu cầu nhập khẩu chè nguyên liệu khá lớn, đó là cơ hội rất tốt cho tình hình tiêu
thụ sản phẩm của công ty.
1.3. Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán tại công ty
1.3.1 Phương thức tiêu thụ
Kết quả tiêu thụ trong công ty thương mại phụ thuộc vào việc sử dụng hình
thức, phương pháp và thủ thuật bán hàng, thiết lập và sử dụng hợp lý các kênh tiêu
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
3
Chuyên đề thực tập
thụ và có chính sách đúng đắn thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của công ty.
Công ty TNHH Bắc Bộ tiêu thụ hàng hoá theo phương thức bán hàng qua điện
thoại, công ty xuất khẩu trực tiếp. Khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty
nước ngoài.

Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng công ty sẽ chuyển hàng đến kho của
khách hàng, chi phí vận chuyển trong nước do công ty chịu, chi phí vận chuyển
nước ngoài tùy thuộc vào giá mà hai bên thỏa thuận.
1.3.2 Phương thức thanh toán
Công ty TNHH Bắc Bộ là công ty chuyên xuất khẩu, nên phương thức thanh
toán tùy thuộc vào sự thỏa thuận trên hợp đồng ngoại thương với từng khách hàng.
Tại công ty có một số hình thức thanh toán như sau:
- Chuyển tiền: Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng
trong nước cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tuỳ theo hợp đồng
ngoại thương). Theo phương thức này người chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho
ngân hàng của mình (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng mà người bán (bên thụ
hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ
tiến hành giao hàng.
- Trả tiền lấy chứng từ: Người mua sẽ ký với ngân hàng C.A.D một bản ghi
nhớ gồm 2 phần:
+ Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người
bán hưởng lợi.
+ Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân
hàng C.A.D
Sau đó, người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D
thông báo cho người bán về việc tài khoản tín chấp đã được mở. Sau khi nhận được
thông báo từ ngân hàng, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ
thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thực hiện thanh toán
cho nguời bán. Ngân hàng C.A.D sẽ chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận
hàng.
- Nhờ thu: Người bán sau khi giao hàng sẽ uỷ quyền cho ngân hàng, nhờ ngân
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
4
Chuyên đề thực tập
hàng thu hộ số tiền hàng của người mua ở nước ngoài. Có hai loại nhờ thu:

+ Nhờ thu chấp nhận chứng từ ( D/A: Document Acceptance)
+ Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)
Quy trình cụ thể như sau: Sau khi gửi hàng, người bán sẽ gửi bộ chứng từ hàng
hoá kèm theo Hối phiếu (Bill of Exchange hay còn gọi là Draft) cho ngân hàng mà
mình nhờ thu (Remitting bank). Ngân hàng này có thể dùng đại lý của mình hoặc
thông qua một ngân hàng khác mà ngân hàng này có tài khoản ở nước người mua
(Collecting bank) để thực hiện việc thu hộ tiền hàng. Collecting bank sẽ gởi bản sao
của bộ chứng từ và hối phiếu cho người mua. Nếu là nhờ thu chấp nhận chứng từ
thì người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu.
Nếu là nhờ thu kèm chứng từ: Người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi.
1.4. Phương pháp xác định giá vốn của sản phẩm tiêu thụ
Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp tính trị giá vốn hàng bán theo
phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này số hàng nào nhập
trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của
từng lô hàng xuất. Nói cách khác cơ sở của phương pháp này là giá gốc của hàng
mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế hàng xuất trước và do vậy giá trị
hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của hàng mua vào sau cùng.
1.5. Phương pháp xác định doanh thu và thuế GTGT phải nộp
- Doanh thu bán hàng của công ty được xác định như sau:
Doanh thu = Giá bán * Khối lượng * tỷ giá thực tế
- Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản: Lãi tiền gửi ngân hàng,
chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng hóa.
- Thuế suất GTGT đầu ra là 0 %
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Do vậy, công ty TNHH Bắc Bộ được hoàn thuế GTGT.
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
5
Chuyên đề thực tập
1.6. Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ
Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các

hoạt động khác trong một kỳ kế toán năm. Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản
xuất kinh doanh, biểu hiện của kết quả kinh doanh là số lãi hay lỗ. Bao gồm:
+ Kết quả hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị
giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài
chính và chi phí hoạt động tài chính.
* Tại công ty không phát sinh các khoản chi phí khác và thu nhập khác
* Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được xác định như sau:
Tổng lợi nhuận
trước thuế
=
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
* Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính như sau:
LN thuần
từ HĐKD
=
LN gộp từ BH
và cung cấp DV
+
LN từ
HĐTC
-
CP
BH
-
CP quản
lý DN
*Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được tính như sau:
LN từ

HĐTC
=
Doanh thu
từ HĐTC
-
Chi phí
TC
*Lợi nhuận gộp từ bán hàng được xác định như sau:
Lợi nhuận gộp
từ bán hàng
=
Doanh thu thuần
từ bán hàng
-
Giá vốn
hàng bán
*Doanh thu thuần từ bán hàng được xác định như sau:
Doanh thu thuần
từ bán hàng
=
Doanh thu bán
hàng thực tế
-
Các khoản
giảm doanh thu
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
6
Chuyên đề thực tập
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC BỘ

2.1.Kế toán giá vốn hàng bán
2.1.1 Chứng từ và tài khoản hạch toán
2.1.1.1 Chứng từ sủ dụng
- Hóa đơn mua hàng
- Phiếu xuất kho, thẻ kho
2.1.1.2 Tài khoản hạch toán
- Tài khoản 156 – Hàng hóa: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động hàng hóa trong doanh nghiệp.
Bên Nợ TK 156 – Hàng hóa Bên Có
- Trị giá hàng hóa nhập kho
- Chi phí thu mua hàng hóa
- Trị giá hàng hóa bán bị người
mua trả lại.
- Trị giá hàng hóa thừa khi kiểm kê
- Trị giá hàng xuất kho để bán.
- Chiết khấu thương mại mua hàng
được hưởng.
- Các khoản giảm giá hàng mua
được hưởng.
- Trị giá hàng hóa trả lại cho người
bán.
- Trị giá hàng hóa thiếu khi kiểm
kê.
Số dư:
- Trị giá mua vào của hàng tồn
kho.
- Chi phí thu mua của hàng tồn
kho.
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
7

Chuyên đề thực tập
- Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn hàng hóa bán ra
trong kỳ, tài khoản này không có số dư.

Bên Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Bên Có
- Trị giá vốn của hàng hóa bán ra trong
kỳ để xác định kết quả.
- Kết chuyển giá vốn đã bán ra trong kỳ.
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
2.1.2 Phương pháp hạch toán
- Khi xuất bán hàng hóa, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Hàng hóa
- Hàng bán bị trả lại nhập kho
Nợ TK 156
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại
2.1.3 Sổ sách kế
* Kế toán giá vốn hàng bán sử dụng các loại sổ sau:
- Sổ chi tiết vật liệu, hàng hóa
- Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, hàng hóa
- Sổ Cái TK 156, 632
- Sổ nhật ký chung
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
8
Chuyên đề thực tập
2.1.3.1 Quy trình luân chuyển chứng từ
Biểu 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Đối chiếu
Diễn giải:
Hằng ngày, căn cứ vào các hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, kế toán ghi các
số liệu vào nhật ký chung. Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên nhật ký chung để ghi
vào các TK phù hợp trên sổ cái TK 156, sổ cái TK 632. Đồng thời, căn cứ vào
phiếu xuất kho kế toán vào các thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu hàng hóa. Từ các số liệu
sổ chi tiết, kế toán vào bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, hàng hóa.
Cuối tháng, quý, năm các só liệu trên sổ cái được đối chiếu với bảng tổng
hợp NXT và cộng các số liệu trên sổ cái, tính số dư để lập bảng cân đối số phát
sinh. Các số liệu trên sau khi kiểm tra thấy khớp đúng được sử dụng để lập các báo
cáo kế toán.
2.1.3.2 Hóa đơn mua hàng
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
9
NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI TK 156, 632
Thẻ kho, sổ chi
tiết vật liệu, hàng
hóa
Bảng tổng hợp chi tiết
vật liệu, hàng hóa
Bảng cân đối số phát
sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hóa đơn GTGT, Phiếu
xuất kho
Chuyên đề thực tập
- Mục đích: Dùng để theo dõi giá vốn hàng hóa của công ty
- Căn cứ và phương pháp lập:
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, kế toán bên bán lập hóa đơn GTGT để xuất

hàng bán cho công ty TNHH Bắc Bộ
Khi lập hóa đơn GTGT phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập. Sau đó ghi rõ tên,
địa chỉ đơn vị bán hàng và mua hàng, hình thức thanh toán.
Công ty TNHH Bắc Bộ sử dụng liên 2 của hóa đơn.
Biểu 2.2. Hóa đơn GTGT
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 08 tháng 12 năm 2011
Mẫu số: 01 GTKT –
3LL
PD/2010B
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương mại & xuất khẩu Phương Nam
Địa chỉ: Yên Lập – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
Số tài khoản:
Điện thoại: MS: 2500238822
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty TNHH Bắc Bộ
Địa chỉ: Tầng 3 115B/562 Đường Láng - Đống Đa – Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM/CK MS: 010023329
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1 Chè đen F Kg 23.500 18.500 440.300.000
Cộng tiền hàng: 440.300.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 44.030.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 484.330.000

Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm tám mươi tư triệu, ba trăm ba mươi nghìn đồng chẵn./.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
2.1.3.3 Lập phiếu xuất kho
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
10
Chuyên đề thực tập
- Mục đích: Theo dõi chặt chẽ số lượng và giá trị hàng hóa xuất kho để bán.
- Căn cứ và phương pháp lập:
Góc bên trái của phiếu xuất kho phải ghi rõ họ tên của đơn vị ( hoặc đóng dấu
đơn vị), bộ phận xuất kho. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều hàng hóa cùng
một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử
dụng.
Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ, tên người nhận hàng, số và ngày,
tháng, năm lập phiếu; lý do xuất hàng hóa.
Phiếu xuất kho do bộ phận kho lập thành 3 liên. Sau khi lập phiếu xong, người
lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người ủy quyền
duyệt giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho,
thủ kho cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất kho ( ghi rõ họ tên)
Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán ghi vào
cột 3, cột 4 và ghi vào sổ kế toán.
Liên 3: Người nhận hàng giữ một liên.
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
11
Chuyên đề thực tập

Biểu 2.3. Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty TNHH Bắc Bộ
Bộ phận: Kho công ty
Mẫu số 02-VT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 13 tháng 12 năm 2011
Số: 608
- Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Quốc Hưng
- Địa chỉ: Ngô Quyền - Hải Phòng
- Lý do xuất kho: Xuất bán
- Xuất tại kho: Kho công ty … Địa điểm: Đống Đa – Hà Nội
STT Tên hàng hóa

số
ĐT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
01 Chè đen Fannings Kg 23.800 23.800 18.500 440.300.000
Cộng 23.800 23.800 440.300.000
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn trăm bốn mươi triệu ba trăm nghìn đồng chẵn
- Số chứng từ gốc kèm theo: 02
Ngày 13 tháng 12 năm 2011
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
12
Nợ TK632
Có TK156
Chuyên đề thực tập
2.1.3.4 Lập thẻ kho
- Mục đích: Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng mặt hàng.
- Căn cứ và phương pháp lập:
Thẻ kho là sổ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là sổ kho. Thẻ tờ rời sau khi
dùng xong phải đóng thành quyển. Sổ kho hay thẻ kho sau khi đóng thành quyển
phải có chữ ký của giám đốc.
Mỗi thẻ kho dùng cho một loại sản phẩm hàng hóa cùng nhãn hiệu, quy cách
ở cùng một kho. Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu : Tên, nhãn hiệu, quy
cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, sản phẩm, hàng hóa sau đó giao cho thủ kho để ghi
chép hàng ngày. Hàng ngày, căn cứ vào Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho ghi vào các
cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi một dòng, cuối ngày tính số tồn kho.
Cột A, B, C : Ghi ngày, tháng, số hiệu của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho.
Cột D : Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cột 1, 2, 3 : Ghi số lượng nhập, xuất, tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất.
Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
13
Chuyên đề thực tập
Biểu 2.4. Thẻ kho
Đơn vị: Công ty TNHH Bắc Bộ
Bộ phận: Kho công ty
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 13/12/2011
Tờ số: ………35………
- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Chè đen Fannings

- Đơn vị tính: Kg
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ghi chú
Ngày
ghi sổ
Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn
A B C D 1 2 3 4
Tồn đầu kỳ 0
13/12 608 Xuất bán cho F.HACOR 23.800 0
…………….
Tồn cuối kỳ 0
Ngày 13 tháng 12 năm 2011
Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
2.1.3.5 Lập sổ chi tiết vật liệu, hàng hóa
- Mục đích : Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho cả về số
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
14
Chuyên đề thực tập
lượng và giá trị của từng vật liệu, hàng hóa ở từng kho để làm căn cứ đối chiếu với
việc ghi chép của thủ kho.
- Căn cứ và phương pháp lập :
Sổ này được mở theo từng tài khoản( nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa)
theo từng kho và từng thứ nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa.
Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất kho hàng hóa.
Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ.
Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
Cột 1: Ghi đơn giá của một đơn vị hàng hóa nhập, xuất kho.
Cột 2: Ghi số lượng vật liệu, hàng hóa nhập kho

Cột 3: Căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho ghi giá trị của hàng hóa nhập kho
( Cột 3 = Cột 1 * Cột 2)
Cột 4: Ghi số lượng sản phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa xuất kho.
Cột 5: Ghi giá trị vật liệu, hàng hóa xuất kho (Cột 5 = Cột 1 * Cột 4)
Cột 6: Ghi số lượng vật liệu, hàng hóa tồn kho.
Cột 7: Ghi giá trị vật liệu, hàng hóa tồn kho ( Cột 7 = Cột 1 * Cột 6)
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
15
Chuyên đề thực tập
Biểu 2.5 : Sổ chi tiết vật liệu, hàng hóa
Đơn vị : Công ty TNHH Bắc Bộ
Địa chỉ : Đống Đa - Hà Nội
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, HÀNG HÓA
Tháng 12 năm 2011
Tên hàng hóa : Chè đen Fannings
ĐVT : 1.000đ
Chứng từ Diễn giải TKĐƯ
Đơn
giá
Nhập Xuất Tồn Ghi
chú
Số
hiệu
Ngày,
tháng
Số
lượng
Thành
tiền
Số

lượng
Thành
tiền
Số
lượng
Thành
tiền
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 E
Số dư đầu kỳ 18,5 23.800 440.300
608 13/12 Xuất cho F.HACOR 632 18,5 23.800 440.300 0 0
705 17/12
Nhập hàng của Cty
Phương Nam
331 18,0 23.800 428.400 23.800 428.400
706 20/12
Nhập hàng của Cty
Trường Lộc
331 18,2 23.800 433.160 47.600 861.560
609 28/12 Xuất cho ZIO 632 18.0 23.800 428.400 23.800 433.160
Cộng tháng 47.600 861.560 47.600 868.700 23.800 433.160
Ngày 13 tháng 12 năm 2011
- Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
- Ngày mở sổ:
Người ghi sổ
( Ký, họ tên )
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
Giám đốc
( Ký, họ tên, đóng đấu )
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40

Mẫu số: S10-DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
16
Chuyên đề thực tập
2.1.3.6 Lập bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, hàng hóa
- Mục đích: Dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết nguyên
vật liệu, hàng hóa. Nhằm đối chiếu với số liệu tài khoản 156 trên Sổ Cái.
- Căn cứ và phương pháp ghi sổ:
Mỗi tài khoản vật liệu, hàng hóa được lập một bảng riêng. Bảng này được lập
vào cuối tháng, căn cứ vào số liệu dòng cộng trên sổ chi tiết vật liệu, hàng hóa để lập.
Cột A: Ghi số thứ tự vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Cột B: Ghi tên, quy cách vật liệu, dụng cu, sản phẩm hàng hóa theo sổ chi tiết
vật liệu hàng hóa.
Cột 1: Ghi giá trị tồn đầu kỳ ( số liệu dòng tồn đầu kỳ ở cột 7 trên sổ chi tiết vật
liệu, hàng hóa)
Cột 2: Ghi giá trị nhập trong kỳ ( số liệu dòng cộng ở cột 3 trên sổ chi tiết vật
liệu, hàng hóa)
Cột 3: Ghi giá trị xuất trong kỳ ( số liệu dòng cộng ở cột 5 trên sổ chi tiết vật
liêu, hàng hóa)
Cột 4: Ghi giá trị tồn kho cuối kỳ ( lấy số liệu tồn cuối kỳ ở cột 7 trên sổ chi tiết
vật liệu hàng hóa)
Sau khi ghi xong tiến hành cộng Bảng tổng hợp. Số liệu trên bảng tổng hợp
được đối chiếu với số liệu của sổ cái TK 156.
Số liệu cột 1: Được đối chiếu số dư đầu kỳ
Số liệu cột 2: Được đối chiếu với số phát sinh Nợ
Số liệu cột 3: Đối chiếu với số phát sinh Có
Số liệu cột 4: Đối chiếu với số dư cuối kỳ.
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
17

Chuyên đề thực tập
Biểu 2.6. Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, hàng hoá
Đơn vị: Công ty TNHH Bắc Bộ
Địa chỉ: Đống Đa – HN
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU, HÀNG HÓA
Tháng 12 năm 2011
STT
Tên, quy
cách vật
Số tiền
Tồn đầu kỳ
Nhập trong
kỳ
Xuất trong
kỳ
Tồn cuối kỳ
A B 1 2 3 4
1
Chè đen
Fannings
440.300.000 861.560.000 868.700.000 433.160.000
2
Chè xanh
Fannings
380.800.000 357.000.000 380.800.000 357.000.000
3 Chè đen F3 221.160.000 221.160.000 442.320.000 0
4
Chè xanh
OP
0 578.000.000 0 578.000.000

5
Chè đen
BPS
404.838.000 0 404.838.000 0
6
Chè đen
OPA
464.000.000 0 464.000.000 0
Cộng 1.911.098.000 2.017.720.000 2.560.658.000 1.368.160.000
Ngày 13 tháng 12 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (ký, họ tên)
 GIÁ VỐN BÁN HÀNG
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất
động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm bán trong kỳ.
Trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp nào khi phát sinh doanh thu đều phải
có tài khoản 632 giá vốn hàng bán . Tùy theo theo loại hình doanh nghiệp: thương
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
Mẫu số: S11-DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
18
Chuyên đề thực tập
mại , dịch vụ, sản xuất mà kế toán phải ghi nhận giá vốn hàng bán theo kỳ kế toán một
cách hợp lý theo từng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. Giá vốn hàng bán không
có sẵn trên chứng từ mua bán mà là kết quả của quá trình tổ chức kế toán một cách
nhất quán theo qui chuẩn của kế toán, bản lĩnh của kế toán trưởng được thể hiện rõ
trong việc ghi nhận tài khoản này .
Nếu loại hình doanh nghiệp : thương mại thì việc ghi nhận sẽ đơn giản khi tổ
chức kế toán với kỳ là tháng hoặc quí , cuối kỳ lên cân đối nhập xuất tồn và ghi nhận

giá tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ là hợp lý nhất . Phần xuất
bán theo giá gốc được ghi nhận là giá vốn hàng bán
Nếu là dịch vụ thì việc chọn kỳ giá thành dịch vụ nên khớp với kỳ kế toán để đơn
giản trong việc ghi nhận giá vốn. Nếu DN là đơn vị sản xuất thì vấn đề ghi nhận giá
vốn hàng bán của thành phẩm phải cẩn thận vì : Kỳ giá thành nếu phù hợp với kỳ kế
toán thì xem tổng giá thành nhập kho như tổng hàng mua như bên thương mại và viiệc
xác định giá vốn trở nên đơn giản . Việc tính giá vốn thành phẩm chính xác phụ thuộc
vào việc xác định đúng giá thành sản phẩm trong kỳ . Nếu kỳ giá thành không đồng bộ
với kỳ kế toán thì kế toán xác định giá vốn hàng bán trong kỳ phức tạp và phải có sự
điều chỉnh vào cuối năm vì giữa năm tính giá vốn hàng bán theo giá kế hoạch vì giá
thành chưa xác định xong .
2.2. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
2.2.1 Chứng từ và tài khoản hạch toán
2.2.1.1 Chứng từ sử dụng
- Các hóa đơn bán hàng
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
19
Chuyên đề thực tập
2.2.1.2 Tài khoản hạch toán
* Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng: Tài khoản này không có số dư
Bên Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng Bên Có
- Số thuế GTGT phải nộp.
- Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Kết chuyển doanh thu cuối kỳ để xác
định kết quả.
- Doanh thu hàng hóa thực hiện trong kỳ.
* Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này không có số dư.
Bên Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại Bên Có
- Doanh thu của số hàng hóa đã tiêu thụ bị
trả lại.

- Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả
lại vào TK 511.
* Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản này không có số dư.
Bên Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán Bên Có
- Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán đã
chấp nhận cho khách hàng do hàng kém
chất lượng.
- Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá
hàng bán sang TK 511.
2.2.2 Phương pháp hạch toán
- Sau khi xuất hàng, kế toán viết hóa đơn và ghi sổ:
+ Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Trị giá hàng bán ra
+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131: Số phải thu khách hàng
Có TK 511: Doanh thu
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
- Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531,TK 532: Số tiền GGHB, HBBTL
Có TK 131: Giảm trừ số phải thu
- Phản ánh trị giá vốn hàng bán bị trả lại
Nợ TK 156: Trị giá hàng bán bị trả lại
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu
SV: Hà Thu Hằng Lớp: KT2K40
20

×