Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Luận văn kiểm toán doanh thu và nợ phải trả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.64 KB, 64 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU
VÀ NỢ PHẢI THU
I. BẢN CHẤT CỦA CHU TRÌNH DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng là khâu cuối cùng,
thông qua bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của thành phẩm, hàng hoá được thực hiện,
vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Do đó,
doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp chi phí và có nguồn tích luỹ để sản xuất
kinh doanh.
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nhiệp thu hồi đựoc trong kỳ.
Nói cách khác doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được từ hoạt động bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hay bán hàng
hoá doanh nghiệp đã mua vào, nhằm bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Hoạt động bán hàng có ảnh huởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển bền vững
của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu là các khoản nợ của khách hàng về tiền bán sản phẩm,
hàng hoá, cung cấp lao vụ dịch vụ…theo phương thức bán chịu hoặc theo phương thức
nhận tiền trước.
1 . Chức năng cơ bản của chu trình Doanh thu và Nợ phải thu
Chu trình doanh thu là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hoá thông qua
quá trình trao đổi hàng - tiền. Chu trình này là một quá trình có mục đích, song phương
thức thực hiện rất đa dạng. Việc nắm vững các chức năng cơ bản của chu trình này
giúp cho KTV hiểu biết và nghiên cứu quá trình kiểm soát nội bộ và thiết lập các thử
nghiệm cơ bản đối với các khoản mục liên quan.
Các chức năng cơ bản của chu trình này:
Xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng: Yêu cầu về hàng hóa là điểm khởi
đầu của chu trình, nó có thể là các phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng
mua bán hàng hoá. Khi nhận được các đơn đặt hàng nhân viên tiến hành kiểm tra tính


hợp lý của các đơn đặt hàng về chủng loại hàng hoá, số lượng và địa chỉ của người
mua hàng.

SVTH: ………………………………………………………………………Trang 1
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Xét duyệt bán chịu: Sau khi xử lý các đơn đặt hàng, nhân viên có thẩm
quyền kiểm tra phương thức thanh toán của khách hàng. Quyết định về phương thức
thanh toán được thể hiện trên hợp đồng kinh tế như một điều kiện được thoả thuận
trong quan hệ mua bán giữa hai bên. Việc xét duyệt phương thức thanh toán có thể
được tính dựa trên lợi ích của hai bên theo hướng khuyến khích người mua trả tiền
nhanh qua tỷ lệ giảm giá khác nhau theo thời hạn thanh toán. Nếu doanh nghiệp bỏ qua
chức năng này thì khả năng doanh nghiệp không thu hồi được các khoản phải thu khi
khách hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Vận chuyển hàng hoá: Sau khi chấp nhận phương thức thanh toán, doanh
nghiệp tiến hành vận chuyển hàng hoá. Chứng từ vận chuyển là hoá đơn vận chuyển
hoặc vận đơn được lập khi vận chuyển. Cơ quan thuế quy định “Các doanh nghiệp khi
vận chuyển hàng hoá phải có hoá đơn bán hàng” do đó các doanh nghiệp phải lập hoá
đơn bán hàng kèm theo vận đơn, hoá đơn bán hàng kiêm chức năng vận đơn.
Gửi hoá đơn và ghi rõ các nghiệp vụ: Việc gửi hoá đơn bán hàng cho người
mua là một phương tiện, qua đó người mua có thể biết được những thông tin về số tiền
đã thanh toán hay số tiền còn nợ, do đó việc lập hoá đơn bán hàng phải chính xác và
đúng lúc. Việc gửi hoá đơn bán hàng là đảm bảo tất cả hàng hoá gửi đi đều được tính
tiền, việc tính đúng số tiền trên hoá đơn phụ thuộc vào việc tính số lượng hàng gửi với
giá được phê chuẩn. Giá được phê chuẩn bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm về
hàng hoá và phương thức thanh toán. Quá trình ghi sổ nhật ký bán hàng và sổ cái phụ
các khoản phải thu là một phần quan trọng của quá trình kiểm toán, sai số ở bất kỳ
phần nào của quá trình ghi sổ kế toán cũng có thể gây ra những sai số đáng kể trên báo
cáo tài chính.

Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền: Bốn chức năng trên là cần thiết cho việc
vận chuyển hàng hoá đến khách hàng, các chức năng còn lại liên quan đến quá trình
thu tiền và ghi sổ các khoản phải thu. Trong việc xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền,
vấn đề quan trọng là khả năng các khoản phải thu đã được thu tiền nhưng chưa được
ghi sổ. Vì vậy cần phải có sự quản lý các khoản thu tiền bằng cách tất cả các khoản thu
tiền phải được ghi vào sổ nhật ký thu tiền và sổ cái phụ các khoản phải thu đúng lúc và
đúng số tiền để sau này dễ kiểm tra đối chiếu.
Xử lý và ghi sổ doanh thu bị trả lại và doanh thu giảm giá: Các khoản hàng
bán bị trả lại và giảm giá hàng bán xảy ra khi khách hàng không hài lòng về hàng hoá.
Do đó, khi xảy ra các tình huống này doanh nghiệp thường chấp nhận sự trả lại hàng

SVTH: ………………………………………………………………………Trang 2
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
hoá hoặc cho người mua hưởng chiết khấu. Doanh thu hàng bán bị trả lại và doanh thu
giảm giá hàng bán cần phải được ghi sổ nhật ký doanh thu hàng bán bị trả lại và doanh
thu giảm giá hàng bán nhằm đảm bảo các khoản doanh thu này được ghi nhận chính
xác và phản ánh kịp thời. Các thư báo Có thường phát hành đối với các khoản giảm trừ
doanh thu để giúp cho việc duy trì sự kiểm soát và tạo thuận tiện cho việc ghi sổ.
Xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được: Trong niên độ kế toán các công ty
thường gặp trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán như bị phá sản, thì công ty
phải lập bảng đề xuất xoá bỏ các khoản nợ đó ra khỏi các khoản phải thu để trình cấp
trên có thẩm quyền phê duyệt.
Dự phòng nợ khó đòi: Vào cuối mỗi niên độ kế toán, trên cơ sở quy chế tài
chính về lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, phân tích thực tiễn về khả năng thanh toán
của khách hàng, bộ phận kế toán thanh toán phải tính toán lập bảng phân tích và trích
lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trình BGĐ xét duyệt để làm căn cứ hạch toán dự
phòng nợ phải thu.
2. Các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan trong chu trình doanh thu và nợ

phải thu
Đơn đặt hàng của khách: sự yêu cầu của khách hàng có thể được nhận bằng
điện thoại, thư hoặc mẫu in sẵn đã được gửi cho các khách hàng tương lai hoặc hiện
hữu, thông qua những người bán hàng, hoặc bằng các cách khác.
Phiếu tiêu thụ: loại chứng từ dùng để ghi sổ mẫu mã, số lượng và các thông
tin liên quan tới hàng hoá khách hàng đặt mua. Phiếu này thường được dùng để chứng
minh sự tán thành về phương thức bán chịu và sự phê chuẩn của hàng gửi.
Chứng từ vận chuyển: loại chứng từ này được lập vào lúc giao hàng, chỉ rõ
mẫu mã của hàng hoá, số lượng được giao và các số liệu thích hợp khác. Bản gốc được
gửi cho khách hàng và lưu lại các bản sao. Chứng từ này cũng được dùng như một dấu
hiệu để tính tiền người mua. Một loại chứng từ vận chuyển là vận đơn (bill of lading),
là một hợp đồng viết tay giữa người chuyên chở và người bán về việc nhận và chuyên
chở hàng hoá. Thường thì các vận đơn chỉ bao gồm số lượng các thùng hàng hoặc số
trọng tải chuyên chở hơn là các chi tiết đầy đủ về số lượng và mẫu mã.
Hoá đơn bán hàng: loại chứng từ chỉ rõ mẫu mã và số lượng của hàng hoá
được bán, giá gồm cả chi phí vận chuyển, bảo hiểm, phương thức thanh toán và số liệu
thích hợp khác. Đây là một phương pháp để rõ cho khách hàng số tiền của thương vụ

SVTH: ………………………………………………………………………Trang 3
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
và ngày đến hạn thanh toán. Bản gốc được gửi cho khách hàng và lưu lại các bản sao.
Hoá đơn bán hàng còn là chứng từ gốc để vào sổ doanh thu và vào các sổ kế toán khác.
Sổ nhật ký bán hàng: sổ này dùng để ghi chép các nghiệp vụ. Sổ nhật ký
thường ghi rõ doanh thu gộp của nhiều mặt hàng khác nhau, bút toán vào các khoản
phải thu và các số ghi có và ghi nợ các loại. Thường chỉ ghi vào sổ nhật ký các số tổng
hợp hàng ngày. Các bản ghi chép của các bản sao hoá đơn bán hàng mỗi ngày được giữ
lại và những bản ghi chép này được cộng tổng để bằng với tổng doanh thu ghi trên sổ
nhật ký. Các số tổng của các chi tiết trên sổ nhật ký thường được chuyển ghi hàng

tháng vào sổ cái tổng hợp.
Hóa đơn điều chỉnh: loại chứng từ chỉ rõ một khoản giảm trong số tiền
khách hàng nợ vì sự trả lại hàng hoá hay vì mức chiết khấu được hưởng. Hóa đơn điều
chỉnh thường có một mẫu chung như một hoá đơn bán hàng nhưng nó thường dùng để
chứng minh cho các khoản giảm của các khoản phải thu hơn là cho các khoản tăng.
Sổ nhật ký doanh thu bị trả lại và giảm giá: sổ này cơ bản giống như sổ nhật
ký bán hàng dùng để ghi lại doanh thu bị trả lại và doanh thu bị giảm giá.
Thư báo chuyển tiền: loại chứng từ này đính kèm hoá đơn bán hàng được
gửi cho khách mua hàng và sẽ được gửi trả lại cho người bán cùng với số tiền thanh
toán. Nó được dùng để nhận diện tên khách hàng, số của hoá đơn bán hàng, và số tiền
ghi trên hoá đơn khi nhận được thanh toán. Thư báo chuyển tiền được dùng để cho
phép ký gửi ngay tiền mặt và cải tiến quá trình kiểm soát đối với quyền bảo quản tài
sản.
Sổ nhật ký thu tiền: là sổ nhật ký dùng để ghi lại các khoản tiền mặt thu được
từ quá trình thu tiền, doanh số bằng tiền mặt và tất cả khoản thu bằng tiền mặt khác. Nó
chỉ rõ tổng số tiền mặt nhận được.
Các mẫu phê chuẩn các khoản không thu được: loại chứng từ này chỉ sử
dụng nội bộ có tác dụng cho phép xoá sổ một khoản phải thu được xem là khoản không
thu được.
Sổ chi tiết các khoản phải thu: loại sổ này được dùng để ghi sổ các doanh số
cá thể, các khoản thu tiền mặt, doanh số bị trả lại và được chiết khấu của từng khách
hàng. Tổng các số dư các tài khoản cá thể trên sổ cái phụ bằng với tổng số dư của các
khoản phải thu trên sổ cái tổng hợp.

SVTH: ………………………………………………………………………Trang 4
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Báo cáo hàng tháng: loại chứng từ này được gửi cho từng khách hàng nêu rõ
số dư đầu kỳ của các khoản phải thu, số tiền và ngày phát sinh của từng nghiệp vụ,

khoản thanh toán đã nhận, các hóa đơn điều chỉnh đã công bố và số dư cuối kỳ còn nợ.
3. Các tài khoản sử dụng trong chu trình:
TK 511: Doanh thu bán hàng
TK 512: Doanh thu nội bộ
TK 531: Hàng bán trả lại
TK 532: Giảm giá hàng bán
TK 131: Phải thu khách hàng
TK 136: Phải thu nội bộ
TK 138: Phải thu khác
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi
TK 711: Thu nhập khác
TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Các nghiệp vụ chủ yếu và mối quan hệ giữa các tài khoản trong chu trình này

SVTH: ………………………………………………………………………Trang 5
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
TK 531,532 TK511,512 TK 111.112

Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả Doanh thu thu tiền ngay
lại, doanh thu giảm giá hàng bán TK 3387
Doanh thu Doanh thu
kỳ này nhận trước
TK 131,136
Doanh thu bán Thu tiền
hàng trả chậm

TK131
ThuếVAT
phải nộp

Doanh thu hàng bán bị trả lại, được giảm trừ vào khoản phải thu
Doanh thu hàng bán bị trả lại, được giảm giá trả lại tiền cho khách hàng
4. Mục tiêu kiểm toán chu trình doanh thu và nợ phải thu
Kiểm toán chu trình doanh thu và thu nợ phải thu là một phần hành cụ thể trong
kiểm toán báo cáo tài chính. Vì vậy nhiệm vụ chung của kiểm toán chu trình này là
triển khai các chức năng kiểm toán thông qua việc vận dụng các phương pháp kiểm
toán thích hợp với đặc thù của phần hành này.
Mặt khác, kiểm toán chu trình doanh thu và nợ phải thu có ý nghĩa quan trọng
liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả
kinh doanh. Do chu trình này được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể tạo nên các
khoản mục trên Báo cáo tài chính. Vì vậy, các mục tiêu đặc thù của kiểm toán chu trình
này cần được cụ thể hoá cả mục tiêu kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ.

SVTH: ………………………………………………………………………Trang 6
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
CÁC MỤC TIÊU ĐẶC THÙ CỦA KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ
PHẢI THU
MỤC TIÊU KIỂM
TOÁN CHUNG
MỤC TIÊU KIỂM TOÁN
DOANH THU
MỤC TIÊU KIỂM
TOÁN NỢ PHẢI THU
I. Mục tiêu hợp lý

chung
Các nghiệp vụ bán hàng đều
có căn cứ hợp lý.
Các khoản thu tiền đều
được đảm bảo hợp lý
chung.
Các mục tiêu chung
khác:
- Có thật Hàng bán vận chuyển đến
khách hàng là có thật
Các khoản phải thu ở
khách hàng là có thật
- Trọn vẹn Mọi nghiệp vụ bán hàng đều
được ghi sổ
Mọi khoản phải thu đều
được ghi sổ
- Đánh giá Hàng đã vận chuyển và có
hoá đơn ghi giá bán được
thoả thuận
Các khoản phải thu được
đánh giá đúng
- Phân loại Các nghiệp vụ bán hàng
được phân loại thích hợp
Các khoản phải thu được
phân loại đúng
- Chính xác Các nghiệp vụ ghi vào sổ
tổng hợp chi tiết thích hợp và
khớp đúng các số cộng
Các khoản phải thu được
tính toán đúng

II. Các mục tiêu kiểm
toán nghiệp vụ
- Phê chuẩn Các nghiệp vụ bán hàng, kể
cả bán chịu đều được phê
chuẩn
Những thay đổi về thể
thức, thời gian, thủ tục
thanh toán tiền hàng đều
được phê chuẩn
- Kịp thời Các khoản bán hàng được
ghi sổ đúng thời gian
Các nghiệp vụ phải thu
được ghi sổ đúng kỳ
Trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán đặc thù đã xác định cần cụ thể hoá thành các
công việc tương ứng với mỗi mục tiêu kiểm toán nội bộ nói riêng hay kiểm soát nội bộ
nói chung. Từ đó xác định những công việc tương ứng với các cuộc khảo sát kiểm soát
trong kiểm toán báo cáo tài chính.

SVTH: ………………………………………………………………………Trang 7
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
II. KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU
1. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
1.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ gồm có các thủ tục kiểm soát trong việc tổ chức bán hàng và
theo dõi nợ phải thu khách hàng, tức từ khi nhận đơn đặt hàng, xem xét phương thức
thanh toán, vận chuyển, lập hoá đơn, ghi chép doanh thu, nợ phải thu khách hàng, cho
đến khi được khách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ.
Để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này, KTV có thể thiết lập

bảng câu hỏi gồm những vấn đề chính
Câu hỏi về kiểm soát nội bộ
Câu hỏi
Trả lời Ghi
chú
Không
áp
dụng
Có Không
Yếu kém
Quan
trọng
Thứ
yếu
1. Các khoản bán chịu có được xét
duyệt trước khi gửi hàng hay không?
2. Các chứng từ gửi hàng có được
đánh số liên tục trước khi sử dụng
hay không?
3. Các hoá đơn bán hàng có được
đánh số liên tục trước khi sử dụng
hay không?
4. Có quy định bắt buộc kiểm tra để
bảo đảm rằng mọi hàng hoá gửi đi
đều đã được lập hoá đơn hay không?
5. Có bảng giá được duyệt để làm cơ
sở tính tiền trên hoá đơn hay không?
6. Hoá đơn có được kiểm tra độc lập
trước khi gửi đi hay không?
7. Hàng tháng có gửi một bảng sao


SVTH: ………………………………………………………………………Trang 8
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
kê công nợ cho khách hàng hay
không?
8. Việc nhận hàng bị trả lại có sự phê
duyệt của người có thẩm quyền hay
không?
9. Đơn vị có thực hiện việc đối chiếu
giữa tài khoản chi tiết về các khách
hàng với tài khoản Nợ phải thu
khách hàng trên sổ Cái, và việc đối
chiếu này thực hiện khi nào?
v.v…
1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Trên cơ sở các hiểu biết về kiểm soát nội bộ, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi
ro kiểm soát. Cần lưu ý rằng khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, KTV
phải chứng minh điều này bằng các thử nghiệm kiểm soát.
1.2.1 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm soát mà mình
dự định là sẽ giảm các thử nghiệm cơ bản. Dưới đây là một số thử nghiệm kiểm soát
thường được sử dụng:
a.Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng
Các thử nghiệm cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào thủ tục kiểm soát hiện hữu tại đơn vị. Để
hình dung được cách thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với hoạt động này, chúng ta
sẽ xem xét một vài thử nghiệm cụ thể. Thí dụ, KTV thường chọn mẫu trong các hoá
đơn phát hành trong kỳ để:
- Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng

loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký…nhằm thu thập bằng chứng
rằng hoá đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quá trình
thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn vị.
- Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các
thủ tục xét duyệt bán chịu hay không.
- Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hoá đơn, so sánh giá
trên hoá đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm. Thử nghiệm này nhằm chứng

SVTH: ………………………………………………………………………Trang 9
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
minh rằng hoá đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trước khi gửi đi
được thực hiện một cách hữu hiệu.
- Sau khi xem xét về tính chính xác như trên, KTV sẽ lần theo các hoá đơn để
kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán. Trong hình thức nhật ký chung,
KTV sẽ từ hoá đơn để kiểm tra đến nhật ký; sau đó, tiếp tục đối chiếu số tổng cộng trên
nhật ký với tài khoản trên sổ cái. Thử nghiệm này nhằm thu thập bằng chứng về sự hữu
hiệu của các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác các
nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế toán.
Khi thử nghiệm, KTV còn cần chú ý về các thủ tục kiểm soát đối với các khoản
hàng ký gửi vì chúng có thể được ghi nhầm vào doanh thu bán hàng. Nếu đơn vị đã có
những thủ tục kiểm soát để ngăn chặn sai sót này, thí dụ như sử dụng biểu mẫu chứng
từ riêng để phản ánh các trường hợp hàng gửi bán, KTV sẽ thử nghiệm trên thủ tục
kiểm soát xem chúng có thực sự hiện hữu và vận hành đúng hay không.
Ngoài ra, KTV còn cần tìm hiểu về chính sách bán hàng cho hưởng chiết khấu
của đơn vị, vì một chính sách rõ ràng sẽ là biểu hiện của KSNB vững mạnh. KTV có
thể xem các sổ sách liên quan để kiểm tra việc thực hiện chính sách này.
b.Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hoá đơn liên
quan

Thử nghiệm trên đã so sánh giữa hoá đơn với đơn đặt hàng nhằm đảm bảo các
hoá đơn được lập chính xác trên cơ sở số hàng được giao. Tuy nhiên, thử nghiệm trên
không giúp phát hiện được các trường hợp hàng đã gửi đi nhưng vì một lý do nào đó
mà không lập hoá đơn. Để kiểm tra vấn đề này, cần chọn mẫu các chứng từ chuyển
hàng đã lập trong năm và đối chiếu với hoá đơn có liên quan. Cần đặc biệt lưu ý đến số
thứ tự liên tục của các chứng từ là đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng và hoá đơn bán
hàng.
c . Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng
Tất cả hàng hoá bị trả lại, hay bị hư hỏng đều phải được chứng minh bởi các tài
liệu đã được đánh số thứ tự, được xét duyệt và ký bởi cấp trên có thẩm quyền và họ
phải độc lập với việc chi quỹ, hay giữ sổ kế toán. KSNB tốt liên quan đến hàng bị trả
lại bao giờ cũng phải bao gồm các thủ tục kiểm tra và xét duyệt trước khi nhận lại
hàng.
Để chứng minh sự hiện hữu cũng như tính hữu hiệu của thủ tục kiểm soát trên
(nếu có), KTV có thể chọn mẫu chứng từ liên quan (thí dụ chứng từ nhận hàng bị trả

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
10
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
lại) để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực
tế với quy trình của đơn vị. Mặt khác, cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào
nhật ký, chuyển qua sổ Cái, sổ chi tiết hàng bị trả lại và tài khoản Nợ phải thu khách
hàng có liên quan.
1.2.2 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản
Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm trên, KTV sẽ đánh giá mức rủi ro kiểm soát
cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán
hàng. Khi đánh giá, KTV nên nhận diện những điểm yếu của KSNB để mở rộng các
thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản.

2. Thử nghiệm cơ bản
Mối quan hệ giữa các mục tiêu kiểm toán và các thử nghiệm cơ bản: Doanh thu
và nợ phải thu khách hàng
Mục tiêu kiểm toán Thử nghiệm cơ bản
1. Doanh thu và nợ phải thu đã
được ghi nhận trên sổ là có căn cứ
hợp lý (Tồn tại, Hiện hữu).
1. Kiểm tra các hóa đơn bán hàng tới các đơn
đặt hàng của khách hàng và các hóa đơn vận
chuyển.
2. Xác nhận số dư tài khoản với các khách
hàng.
3. Kiểm tra kết quả thu tiền.
4. Rà soát trên Nhật ký bán hàng để phát hiện
các nghiệp vụ ghi trùng lặp.
5. Thực hiện thủ tục kiểm tra chia cắt kỳ kế
toán.
2. Tất cả các khoản doanh thu đều
được ghi chép đầy đủ (Tính trọn
vẹn).
1. Tìm dấu vết từ các hóa đơn vận chuyển tới
hóa đơn bán hàng và Nhật ký bán hàng.
2. Kiểm tra kết quả ghi chép của những hóa
đơn bán hàng trên Nhật ký bán hàng.
3. Thực hiện các thủ tục phân tích.
4. Thực hiện thủ tục kiểm tra chia cắt kỳ kế
toán.
3. Doanh thu và các khoản phải thu
khách hàng được đánh giá đúng
1. Kiểm tra tính chính xác của các hóa đơn bán

hàng và sự nhất quán với ghi chép trên hóa đơn

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
11
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
đắn (Đánh giá). với những tài liệu có liên quan.
2. Tìm kiếm dấu vết từ các hóa đơn bán hàng
tới Nhật ký bán hàng và với sổ Cái chi tiết cho
khách hàng.
3. Xác nhận số dư với khách hàng của Công ty.
4. Đối chiếu Nhật ký bán hàng với số dư của
khoản phải thu, kiểm tra sự khớp đúng của số
dư phải thu khách hàng và số dư chi tiết phải
thu khách hàng.
5. Đánh giá sự phù hợp của dự phòng phải thu
khó đòi.
4. Các tài khoản phải thu khách
hàng, chiết khấu được nhận, ký
cược ký quỹ, tạm ứng, nhận tiền
đặt trước, hoặc phải thu của các
bên liên quan được trình bày đúng
đắn. (Quyền, Trình bày và công
bố)
1. Lấy xác nhận từ ngân hàng và những định
chế tài chính.
2. Đánh giá những hợp đồng vay và biên bản
của hội đồng giám đốc.
3. Phỏng vấn ban quản trị.

4. Kiểm tra số dư tài khoản phải thu khách hàng
đối với các bên liên quan.
5. Doanh thu đã được ghi nhận
đúng đắn trong mối liên hệ với
GAAP và chuẩn mực hiện hành
(Trình bày và công bố).
Kiểm tra các chính sách ghi nhận doanh thu về
tính thích hợp và sự tồn tại.
2.1 Đối với kiểm toán Doanh thu
Các thử nghiệm cơ bản và mục tiêu kiểm toán của từng thủ tục đối với doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày tóm tắt trong bảng sau :
Loại Thủ tục kiểm toán Mục tiêu kiểm toán
Thủ tục
phân tích
Áp dụng các thủ tục phân tích Phát sinh. Đầy đủ.
Đánh giá

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
12
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Thử
nghiệm
chi tiết
- Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh
thu đã được ghi chép.
- Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các
khoản doanh thu.
- Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi

nhận doanh thu.
- Kiểm tra sự phân loại của doanh thu.
- Kiểm tra việc khoá sổ đối với nghiệp vụ
bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Phát sinh
Đầy đủ
Đánh giá
Trình bày, đánh giá
Phát sinh, đầy đủ
2.1.1 Áp dụng các thủ tục phân tích
Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
KTV có thể sử dụng một số thủ tục phân tích sau:
- Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, theo từng đơn vị trực thuộc…,
và xem xét các trường hợp tăng hay giảm bất thường.
- So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước theo từng tháng. Các biến động bất
thường cần được giải thích nguyên nhân.
- Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh
với năm trước. Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng.
2.1.2 Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ đã được ghi chép
Mục tiêu thử nghiệm là để phát hiện các nghiệp vụ bán hàng họăc cung cấp dịch
vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ nhật ký bán hàng. KTV có thể đạt được
điều này bằng các thủ tục sau:
- Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng
với các chứng từ gốc liên quan, như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng
hoặc phiếu xuất kho, vận đơn, hoá đơn…Còn đối với doanh thu cung cấp dịch vụ, các
chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng vì phụ thuộc vào đặc
điểm kinh doanh của từng đơn vị. Trong trường hợp này, KTV căn cứ vào hiểu biết của
mình về hệ thống kiểm soát nội bộ để lựa chọn thủ tục kiểm toán cho phù hợp.
- Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền. Đối với các

khoản đã được thanh toán, đó chính là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng đã thực
sự xảy ra.

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
13
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Ngoài ra KTV cần tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu xem có phù hợp với các
điều kiện đã được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.
Thí dụ, đối với doanh thu bán hàng, KTV cần xem xét phần lớn lợi ích và rủi ro
gắn với quyền sở hữu đã được chuyển giao cho bên mua hay chưa; bên bán đã chuyển
giao quyền quản lý hay chưa; số tiền doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn
và đơn vị đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai hay không; cuối cùng đơn
vị có xác định được những chi phí liên quan đến giao dịch mua bán hay chưa.
2.1.3 Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung
cấp dịch vụ không được ghi sổ kế toán. Do đó, KTV sẽ xuất phát từ những chứng từ
gốc để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ trên nhật ký bán hàng. Còn việc lựa chọn
loại chứng từ gốc nào thì cần dựa trên đặc điểm kiểm soát nội bộ của đơn vị trong
nghiệp vụ bán hàng; thông thường nên chọn loại chứng từ được lập ra cho mọi nghiệp
vụ bán hàng, thí dụ các vận đơn. Trong trường hợp đơn vị không sử dụng vận đơn,
KTV có thể tìm kiếm các tài liệu khác như thẻ kho, sổ theo dõi xuất hàng ở bộ phận
bảo vệ…và dựa vào đó để xác minh.
2.1.4 Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
VAS 14 quy định: “ Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản
đã thu hay sẽ thu được “. Đối với những hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ
bình thường, doanh thu được ghi nhận theo số tiền trên hoá đơn. Riêng trong một số

lĩnh vực kinh doanh, doanh thu cần được xác định dựa trên những cơ sở khác theo quy
định của chuẩn mực và chế độ kế toán.
Đối với các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thông thường, mục đích
của thử nghiệm nhằm bảo đảm các nghiệp vụ này được tính giá đúng. Thông thường,
KTV cần kiểm tra những nội dung sau đây của hoá đơn:
- So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng…để xác định về chủng loại
và số lượng hàng hoá tiêu thụ.
- Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng…để xác định đơn giá
của hàng hoá tiêu thụ. Rà soát lại các khoản chiết khấu, giảm giá để xem có phù hợp
với chính sách bán hàng của đơn vị hay không.
- Kiểm tra việc tính toán trên hoá đơn.

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
14
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
- Đối với trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về
tiền Việt Nam.
Như đã nêu trên, trong một số lĩnh vực kịnh doanh, doanh thu được ghi nhận
theo qui định riêng của chuẩn mực và chế độ kế toán. Vì thế, KTV phải xem số tiền ghi
nhận doanh thu có được xác định phù hợp với các qui định này hay không. Dưới đây là
một số thí dụ minh hoạ:
- Trong hoạt động bán hàng trả chậm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
chỉ bao gồm giá trị hiện tại của các khoản tiền sẽ thu. Phần chênh lệch sẽ được ghi
nhận là doanh thu hoạt động tài chính.
- Trong hoạt động trao đổi tài sản không tương tự, doanh thu được xác định theo
giá trị hợp lý của tài sản nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền ( hoặc tương đương
tiền ) trả thêm hoặc nhận thêm. Nếu không xác định được giá trị hợp lý của tài sản
nhận về, đơn vị có thể dùng giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi để điều chỉnh các

khoản tiền ( hoặc tương đương tiền ) trả thêm hoặc nhận bù.
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan đến nhiều niên độ, doanh thu
được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo đó, doanh thu được ghi nhận
vào kỳ kế toán theo tỷ lệ phần trăm công việc đã hoàn thành.
Trong những trường hợp trên, KTV bắt đầu bằng việc phỏng vấn đơn vị về
phương pháp kế toán sử dụng, xem xét sự phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành và tính nhất quán. Sau đó, KTV cần kiểm tra các dữ liệu sử dụng và việc tính
toán chính xác của đơn vị.
2.1.5 Kiểm tra việc phân loại doanh thu
Thử nghiệm này nhằm tránh những trường hợp không phân loại đúng nên dẫn
đến việc ghi chép, hay trình bày sai về doanh thu. Cụ thể, KTV sẽ xem xét về sự phân
biệt giữa:
Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu hoạt động tài
chính như cho thuê cơ sở hạ tầng, các khoản lãi phát sinh do bán trả góp…
Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau ( thuế GTGT,
thuế TTĐB…), có thuế suất khác nhau, hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thu
chịu thuế. Loại sai phạm này sẽ dẫn đến việc tính thuế không đúng, thí dụ như:
- Giữa hàng do đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị mua về để bán.
- Giữa hàng của đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị nhận để gia công.

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
15
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
- Giữa hàng đơn vị mua về để bán và hàng do đơn vị làm đại lý tiêu thụ.
2.1.6 Kiểm tra việc khoá sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không đúng niên độ
sẽ dẫn đến những sai lệch trong doanh thu và lãi lỗ. Vì thế cần thử nghiệm để phát hiện

các nghiệp vụ của niên độ này lại bị ghi sang năm sau và ngược lại.
KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khoá sổ để
kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ngày ghi trên vận đơn với hoá đơn, nhật ký bán
hàng và các sổ chi tiết.
2.2 Đối với kiểm toán Nợ phải thu
Những thử nghiệm cơ bản tiêu biểu để đáp ứng các mục tiêu kiểm toán của nợ
phải thu bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết được trình bày tóm tắt như
sau:
Loại Thử nghiệm cơ bản Mục tiêu kiểm toán
Thủ tục
phân
tích
Tính các tỷ số:
- Nợ phải thu khách hàng/Doanh thu
- Nợ phải thu khách hàng/Tổng tài sản lưu động.
- Chi phí dự phòng nợ khó đòi/Doanh thu bán chịu…
Hiện hữu
Đầy đủ, Đánh giá, Ghi
chép chính xác
Thử
nghiệm
chi tiết
- Đối chiếu số dư đầu năm của tài khoản Nợ phải thu
khách hàng và Dự phòng phải thu khó đòi với số dư cuối
kỳ năm trước.
- Thu thập bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ để:
+ Kiểm tra số tổng cộng trên bảng và đối chiếu với sổ chi
tiết và sổ Cái của tài khoản Nợ phải thu.
+ Đối chiếu số dư chi tiết của bảng với sổ chi tiết của các
khách hàng có liên quan.

- Gửi thư xác nhận đến khách hàng.
- Kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đòi.
- Kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ bán hàng đã ghi trên sổ
xem có chứng từ hay không.
Ghi chép chính xác
Hiện hữu, Quyền Sở hữu.
Đánh giá
Hiện hữu
Thử
nghiệm
chi tiết
- Kiểm tra việc khoá sổ đối với nghiệp vụ bán hàng…
- Xem xét về các khoản nợ phải thu bị cầm cố thế chấp.
Hiện hữu,
Đầy đủ

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
16
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
- Xem xét các khoản nợ phải thu khách hàng có được
phân loại đúng đắn hay không.
- Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản nợ
phải thu khách hàng.
Quyền sở hữu,
Công bố
Trình bày
Trình bày
và công bố

2.2.1 Thủ tục phân tích đối với nợ phải thu khách hàng
Kết quả phân tích là yếu tố quan trọng để lựa chọn các thử nghiệm chi tiết. Dưới
đây là một số thủ tục phân tích thường được sử dụng trong kiểm toán nợ phải thu:
a. Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu
KTV thường tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của nghành
hoặc của năm trước. Sự biến động trong tỷ lệ lãi gộp có thể xuất phát từ hoạt động kinh
doanh của đơn vị, ví dụ sự thay đổi chính sách giá của đơn vị, biến động giá hàng mua
hoặc do thay đổi cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên, sự biến động của tỷ lệ lãi gộp cũng có
thể xuất phát từ các sai sót trong số liệu kế toán. Chẳng hạn việc ghi chép thiếu doanh
thu có thể làm tỷ lệ lãi gộp sụt giảm bất thường.
b. Tính số vòng quay nợ phải thu
Số vòng quay nợ phải thu được tính trên cơ sở đem chia doanh thu bán chịu cho
nợ phải thu bình quân. Việc so sánh tỷ số này với số liệu của ngành hoặc của năm
trước có thể giúp KTV hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán
khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính:
 Do sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị, ví dụ đơn vị đã mở rộng hoặc
thu hẹp điều kiện, thời gian bán chịu
 Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi trong nợ phải thu của đơn vị. Điều
này sẽ liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
 Sai lệch trong số liệu kế toán, ví dụ do việc ghi chép trùng lắp hay bỏ sót các
khoản phải thu khách hàng.
c. So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước
Thủ tục này cũng giúp KTV ghi nhận những biến động trong thu hồi nợ và khả
năng có sai lệch trong số liệu nợ phải thu. KTV có thể mở rộng thủ tục này bằng cách
so sánh bảng phân tích số dư theo tuổi nợ của cuối kỳ và đầu kỳ để ghi nhận những

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
17
Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
biến động của các khoản phải thu quá hạn theo những mức thời gian khác nhau (ví dụ
30 ngày, 30-60 ngày, trên 60 ngày ).
d.Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu
Việc so sánh tỷ số này với tỷ số năm trước rất hữu ích vì giúp KTV đánh giá sự
hợp lý của việc dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Ngoài việc phân tích chung, KTV cần xem xét lại bảng kê nợ phải thu khách
hàng để chọn ra một số khách hàng có mức dư nợ vượt quá một số tiền nào đó, hoặc
kéo dài trong nhiều năm để nghiên cứu chi tiết hơn.
2.2.2. Thử nghiệm chi tiết
Tuỳ thuộc vào các mục tiêu kiểm toán nêu trên, các thử nghiệm chi tiết số dư có
thể áp dụng là:
a. Thu thập hay tự lập bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ đối chiếu với
sổ chi tiết và sổ cái.
Thử nghiệm chi tiết về nợ phải thu khách hàng và dự phòng nợ khó đòi chủ yếu
dựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Bảng này liệt kê số dư của từng
khách hàng và sắp xếp theo thời gian quá hạn trả nợ ( tính từ ngày hết hạn trả đến ngày
lập báo cáo).
Thông thường bảng này được đơn vị lập ngay khi kết thúc niên độ. Khi nghiên
cứu bảng, tuỳ thuộc vào tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, KTV cần xem lại thể thức
lập bảng và xác định các thử nghiệm cần thực hiện. Trước hết, KTV kiểm tra lại viêc
cộng dồn hàng ngang và hàng dọc. Sau đó, xem xét tính hợp lý của sự phân loại công
nợ, thông qua việc chọn ra một số khách hàng để đối chiếu với sổ chi tiết của họ và đối
chiếu với kỳ hạn thanh toán. Số tổng cộng trên bảng cũng được dùng để đối chiếu với
tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Ngoài ra, cần kiểm tra lại tổng cộng số dư trên các sổ
chi tiết, và đối chiếu với tổng số dư trên sổ cái. Thí dụ một hồ sơ kiểm toán về bảng số
dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ :

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
18

Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Công ty XYZ
Bảng số dư chi tiết phân tích
theo tuổi nợ
Ngày 31/12/2007
Hồ sơ : B-1
Người lập:… Ngày:………
Người kiểm tra:……… Ngày:………
Tên khách
hàng
Số dư nợ
Trong đó
Nợ
trong
hạn
Nợ quá
hạn từ
1-30
ngày
Nợ quá
hạn
từ 31-60
ngày
Nợ quá
hạn
từ 61-90
ngày
Nợ quá

hạn
từ 91-120
ngày
Nợ quá
hạn
trên
120 ngày
Bình Minh 30000 C1 30000^
Lan Mai 52000 C2 12000^ 40000^
Quyết Tâm 28,000 28000^
Quyết Tiến 51000 C3 40,000 11,000
Sao Mai 24,000 24000^
Tân Tiến 44000 C4 44,000
Việt Thắng 25,000 15000^ 10000^
Tổng Cộng
254000
V
70000
V
23000
V
28000
V
40000
V
39000
V
54000
V
V Đã cộng dồn hàng dọc và ngang

^ Đã kiểm tra ngày của các nghiệp vụ bán hàng chưa thanh toán tiền trên sổ chi tiết
C Các khách hàng được chọn để gủi thư xác nhận
b. Gửi thư xin xác nhận đến khách hàng
Để xác nhận tính có thực (hiện hữu) của tài khoản Nợ phải thu khách hàng, thử
nghiệm được sử dụng phổ biến nhất là gửi thư xin xác nhận đến khách hàng. Đây là
một thủ tục rất quan trọng trong kiểm toán nợ phải thu như VAS 501: “Bằng chứng
kiểm toán-các chỉ dẫn bổ sung cho một số khoản mục đặc biệt ” đã quy định: “ Trường
hợp các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong báo cáo tài chính và có khả
năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thì KTV phải lập kế
hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc các số liệu tạo
thành số dư của tài khoản phải thu”.
Có hai phương pháp thu thập xác nhận từ khách hàng là: (i) yêu cầu khách
hàng trả lời trong mọi trường hợp và (ii) chỉ yêu cầu khách hàng trả lời nếu có bất đồng
với thông tin đề nghị xác nhận. Trong cả hai phương pháp, thư xác nhận phải do đơn vị
được kiểm toán đứng tên và đề nghị khách hàng nếu trả lời sẽ gửi trực tiếp cho KTV.
Trong hai phương pháp trên, phương pháp thứ nhất đáng tin cậy hơn, vì nếu
không nhận được thư trả lời, nó sẽ là chỉ dẫn để KTV điều tra thêm. Trong khi đó, việc

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
19
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
không trả lời ở phương pháp xác nhận thứ hai là bằng chứng xác nhận rằng số liệu
đúng, dù rằng điều này có thể có không đúng (thí dụ, khi thư bị thất lạc hoặc khách
hàng không muốn trả lời). Do đó, phương pháp xác nhận thứ hai được xem là cung cấp
bằng chứng có độ tin cậy thấp hơn phương pháp thứ nhất. Tuy nhiên, các chuẩn mực
kiểm toán thường cho phép sử dụng phương pháp thứ hai trong trường hợp rủi ro tiềm
tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp, các khoản phải thu phải xác nhận bao
gồm rất nhiều các khoản có số tiền nhỏ, khả năng xảy ra sai sót được đánh giá là thấp

và KTV tin rằng các khách hàng sẽ quan tâm đến việc trả lời.
KTV có thể phối hợp giữa các dạng thư xác nhận nêu trên. Thí dụ khi tài
khoản Nợ phải thu khách hàng gồm một số ít các khách hàng với số dư khá lớn và rất
nhiều khách hàng có số dư tương đối nhỏ. Khi ấy, KTV có thể gửi thư xác nhận theo
phương pháp thứ nhất cho tất cả khách hàng có số dư lớn và chọn mẫu một số khách
hàng có số dư nhỏ để gửi thư xác nhận theo phương pháp thứ hai. Sau đây là hai mẫu
thư xác nhận:
Mẫu thư xác nhận yêu cầu trả lời trong mọi trường hợp

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
20
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Công ty XYZ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
23 Đường 3 tháng 2 Độc lập- tư do -hạnh phúc
Quận 10 TPHCM   
Ngày 15 tháng 1 năm 2008
Kính gửi: Công ty Minh Thành
Trích yếu: V/V xác nhận số liệu cho mục đích kiểm toán.
Công ty kiểm toán M&N đang thực hiên kiểm toán báo cáo tài chính của chúng
tôi. Để phục vụ cho việc kiểm toán, đề nghị quý công ty xác nhận vào phần dưới
của thư này về số dư vào ngày 31/12/1007. Theo sổ sách của chúng tôi, số dư nợ
của quý công ty là 200.000.000đ
Xin quý công ty vui lòng xác nhân về số dư này và gửi về cho:
Kiểm toán viên Phan Văn Tâm
Công ty kiểm toán M&N
455 Nguyễn X.Quận Bình Thạnh. TPHCM.
Ngoài ra, nếu có chênh lệch, xin quý công ty vui lòng điền vào và cùng gửi bảng
kê chi tiết đính kèm. Chúng tôi có kèm theo đây một phong bì có dán tem và ghi

sẵn địa chỉ để quý công ty tiện sử dụng.
Xin thành thật cảm ơn
Giám đốc công ty XYZ

Phần xác nhận: Ngày 25/2/2008
Kính gửi : Ô. Phan Văn Tâm kiểm toán viên công ty kiểm toán M&N .
Số dư nợ 200.000.000 đồng vào ngày 31/12/2007 là đúng với sổ sách của chúng
tôi, ngoại trừ trường hợp đặc biệt được thuyết minh theo bảng kê chi tiết đính kèm
sau đây.
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Giám đốc công ty Minh Thành
Mẫu thư xác nhận chỉ yêu cầu trả lời nếu không đồng ý về số liệu

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
21
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Công ty XYZ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
23 Đường 3 tháng 2 Độc lập- tư do -hạnh phúc
Quận 10 TPHCM   
Ngày 15 tháng 1 năm 2008
Kính gửi: Công ty Tân Hưng.
Trích yếu: V/V xác nhận số liệu cho mục đích kiểm toán.
Công ty kiểm toán M&N đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của chúng
tôi. Trên sổ sách của chúng tôi, số tiền quý công ty còn nợ là 200.000.000đ vào
ngày 31/12/07. Nếu số tiền trên phù hợp với sổ sách của quý công ty, quý công
ty không cần gửi thư trả lời.
Còn nếu số tiền trên không chính xác, đề nghị quý công ty điền vào để trống

dưới đây và gửi trực tiếp cho:
Kiểm toán viên Phan Văn Tâm
Công ty kiểm toán M&N
455 Nguyễn X.Quận Bình Thạnh- TPHCM.
Chúng tôi có kèm theo đây một phong bì có dán tem và ghi sẵn địa chỉ để quý
công ty tiện sử dụng.
Xin thành thật cảm ơn
Giám đốc công ty XYZ

Khoản chênh lệch: Ngày 07 tháng 02 năm 2008
Kính gửi : Ô. Phan Văn Tâm kiểm toán viên công ty kiểm toán M&N .
Số dư nợ 200.000.000 đồng vào ngày 31/12/2007 là không phù hợp với sổ sách
của chúng tôi. Theo sổ sách của chúng tôi, số dư nợ phải trả cho công ty XYZ
là …………….
Giám đốc công ty Tân Hưng.

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
22
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
PHẦN II
THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ
PHẢI THU TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG ABC DO CÔNG TY
KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC (AISC) CHI NHÁNH
MIỀN TRUNG TẠI ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC (AISC)
1. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học
Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC) được thành lập theo thông báo số

637/TC/CĐKT ngày 21 tháng 03 năm 1994 của Bộ Tài Chính và Quyết định số
1292/QĐ – UB ngày 19 tháng 04 năm 1994 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Công
ty là tổ chức tư vấn kế toán và kiểm toán độc lập có quy mô lớn thuộc khu vực phía
Nam hoạt động trong phạm vi cả nước. Trụ sở chính của công ty đặt tại thành phố Hồ
Chí Minh.
- Tên công ty: Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học
- Tên giao dịch: Auditing & Informatic Service Company
- Tên viết tắt: AISC
- Địa chỉ công ty: 142 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại công ty: (84.8) 9305163
- Fax: (84.8) 9304281
- Email:
Ngoài trụ sở chính AISC còn có các chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng và một văn
phòng đại diện ở Cần Thơ gồm có năm phòng kiểm toán doanh nghiệp, một phòng
kiểm toán xây dựng cơ bản và một phòng hoạt động dịch vụ tin học. Ngoài ra AISC
còn liên doanh với một công ty quốc tế thành lập Công ty liên doanh Price Waterhouse
Coopers-AISC hoạt động trong lĩnh vực tư vấn kế toán và kiểm toán.
Sau hơn mười bốn năm hình thành phát triển và hoạt động, cùng với kiểm toán
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước chỉ định
và được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước công nhận đủ điều kiện kiểm toán các doanh
nghiệp cổ phần hoá tham gia thị trường chứng khoán. Hiện nay, Công ty AISC có hơn

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
23
Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
700 khách hàng thường xuyên sử dụng các dịch vụ do công ty cung cấp. Được Ngân
hàng Nhà nước lựa chọn và chỉ định là một trong những công ty kiểm toán độc lập có
đủ điều kiện kiểm toán các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng. Vì thế,

công ty AISC thường xuyên có trên 15 Ngân hàng trong khu vực là khách hàng được
kiểm toán hằng năm như Ngân hàng Đệ Nhất, Ngân hàng Tân Vịêt, Ngân hàng Phát
Triển Nhà HCM, Ngân hàng XNK (Eximbank), Sài Gòn Công Thương Ngân hàng…và
hệ thống ngân hàng đầu tư phát triển trên cả nước. Do công ty đã có nhiều nổ lực để
đầu tư phát triển và tạo dựng một dịch vụ chất lượng ổn định, vì thế ngay khi thị
thường chứng khoán ra đời thì công ty đã được UBCK Nhà nước công nhận đủ năng
lực kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán. Năm 2000, công ty đã
tham gia kiểm toán một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này, trong đó có Transimex là
doanh nghiệp đã đưa cổ phiếu ra thị trường và Công ty gạch ngói Long Thành. Ngoài
ra, công ty cũng được mời kiểm toán một số đơn vị cổ phần hoá như: Công ty CP
Phương Nam, Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đà Nẵng, Khách Sạn Phan
Thiết…
Với đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế
toán và kiểm toán đã đảm bảo chất lượng các dịch vụ mà công ty cung cấp ngày càng
cao. Theo chủ trương, hiện công ty AISC đã có chương trình cử kiểm toán viên của
công ty tham gia các khoá học lấy chứng chỉ CPA (kế toán viên công chứng nhà nước).
Để có những kết quả như vậy kể từ khi mới thành lập AISC đã thường xuyên quan tâm
đến công tác tuyển dụng và đào tạo kiểm toán viên. Đội ngũ cán bộ, Kiểm toán viên
của công ty đa số đều trẻ sau khi đủ điều kiện tuyển dụng, tập sự và thi lấy chứng chỉ
KTV đều được công ty gửi sang công ty liên doanh thực hành tích luỹ kinh nghiệm.
Trong quá trình công tác các KTV tiếp tục được cử đi tu nghiệp tại các nước phát triển
như: Anh, Bỉ,…trong chương trình dự án EURO-Tap Viet nên trình độ của các KTV
đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về kiểm toán cao nhất tại Việt Nam hiện nay.
2. Cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ của công ty AISC
2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty AISC

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
24
Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, đại diện cho công ty
điều hành và quản lí công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc là người trực tiếp
chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận của công ty. Giám đốc có nhiệm vụ quản lí, xây
dựng chiến lược phát triển, đưa ra phương án đầu tư phát triển doanh nghiệp. Giám đốc
công ty chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty, phụ trách chung toàn bộ hoạt động
của công ty. Cũng là người đưa ra quyết định cuối cùng trong các cuộc họp bàn về việc
đổi mới kỹ thuật công nghệ, việc đề xuất ý kiến đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh.
Có nhiệm vụ báo cáo với cơ quan nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty trong kỳ.
Các phòng kiểm toán doanh nghiệp: có nhiệm vụ kiểm toán các báo cáo tài
chính theo yêu cầu của khách hàng.
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản: kiểm toán dự toán và quyết toán công trình
xây dựng cơ bản,lập báo cáo kiểm toán cho các doanh nghiệp xây lắp.

SVTH: ………………………………………………………………………Trang
25
Giám đốc
Phòng
kiểm
toán
doanh
nghiệp
2
Phòng
kiểm
toán
doanh
nghiệp
3

Phòng
kiểm
toán
doanh
nghiệp
4
Phòng
kiểm
toán
doanh
nghiệp
5
Phòng
kiểm
toán
XD
CB
Phòng
dịch
vụ
tin
học
Phòng

vấnkế
toán
và QL
Phòng
kiểm
toán

doanh
nghiệp
1
Chi
nhánh
tại Hà
Nội
Chi
nhánh
tại Đà
Nẵng
Văn
phòng
đại
diện
tại
Cần
Thơ

×