Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tìm hiểu về bán phá giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.75 KB, 4 trang )

Tìm hiểu về bán phá giá.
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Các sản phẩm bán
vào một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bán phá giá
và có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt.
Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất
khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường
thế giới. Mục tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại
tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị.
Phân loại bán phá giá: gồm 2 loại:
- Bán phá giá chớp nhoáng ( Bán phá giá độc quyền ): là hình thức BPG xuất khẩu tạm
thời thấp hơn giá nội địa để tăng sức cạnh tranh, loại trừ đối thủ. Khi đã đạt được mục
đích thì mức giá sẽ được nâng lên ở mức giá độc quyền. Phá giá độc quyền là hành vi vi
phạm thô bạo nguyên tắc cạnh tranh vì bản chất của nó là hành vi nhằm độc quyền hóa.
PGĐQ làm hủy hoại cạnh tranh và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những bất ổn về kinh
tế. PGĐQ chia làm 2 loại:
• Phá giá chiến lược: là hành vi BPG nằm trong một chiến lược cạnh tranh
tổng thể của nước XK.
• Phá giá cướp đoạt: là hành vi định giá thấp nhằm mục đích đẩy đối thủ cạnh
tranh vào tình trạng phá sản để giành vị trí độc quyền tại nước NK.
- Bán phá giá không độc quyền: biểu hiện các loại hình thức:
• Bán phá giá bền vững ( chính sách phân biệt về giá cả ) là xu hướng bán sản
phẩm trên thị trường thế giới với giá thấp hơn giá nội địa nhằm cực đại lợi
nhuận của nhà sản xuất – xuất khẩu.
• Bán phá giá không thường xuyên ( phá giá chu kì ) : là bán giá XK thấp để
tránh rủi ro của thị trường thế giới và giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính
mà công ty đang cần giải quyết gấp. Đây là hình thức phá giá mà nhiều
doanh nghiệp sử dụng nhằm giải quyết hậu quả của việc sản xuất quá dư thừa
loại hàng hóa đó.
Ngoài ra, trên thực tế còn có 2 hình thức BPG khác:
• Bán phá giá đảo ngược ( BPG mở rộng thị trường ): là định giá đối với thị
trường nước ngoài cao hơn so với trong nước. Đây là việc nhà sản xuất bán


hàng hóa với giá cao ở trong nước nhằm hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường XK.
• Bán phá giá qua lại: tạo ra sự chênh lệch về giá ( khi hàng hóa trong và ngoài
nước không có sự khác biệt về giá ), từ đó thương mại quốc tế sẽ xảy ra.
Các biện pháp chống bán phá giá:
- Biện pháo chống BPG là các biện pháp mà nước NK có thể sử dụng để chống lại hiện
tượng BPG của hàng NK ( sau khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc BPG gây
thiệt hại đáng kể ). Trong đa số các trường hợp, biện pháp chống BPG là áp đặt thuế
chống BPG với sản phẩm NK ( thuế phần trăm giá trị sản phẩm hoặc thuế cố định trên
đơn vị sản phẩm ). Còn có thể là các hạn ngạch NK hoặc kết hợp giữa hạn ngạch NK và
thuế chống BPG.
- Các biện pháp chống BPG đối với hàng NK được quy định trong luật BPG.
- Ở Việt Nam, theo điều 4 Pháp lệnh chống BPG của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội số
20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 có quy định:
Điều 4 : Các biện pháp chống bán phá giá:
1. Áp dụng thuế chống bán phá giá.
2. Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản
xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá
giá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán
phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá
của Việt Nam đồng ý.
Các vụ kiện bán phá giá trên thế giới và Việt Nam:
- Theo số liệu của Ban thư kí WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế giới đã tiến
hành 2647 cuộc điều tra về chống BPG, đứng đầu danh sách là Ấn Độ (399 vụ), Hoa Kỳ
(354 vụ), EU(303 vụ). Trong số 97 nước bị kiện, các nước đứng đầu là Trung Quốc (386
vụ), Hàn Quốc (94 vụ), Hoa kỳ (146 vụ),…Đối với Việt Nam, tính đến tháng 3/2006 đã
phải đối phó với 21 vụ kiện chống BPG, trong đó 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống
BPG. EU khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất đến 93% đối với
mặt hàng Oxyde kẽm. Trong đó vụ kiện BPG cá basa, cá tra giữa Hiệp hội các nhà nuôi
cá catfish của Mỹ (CFA) và hiệp hội nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam

(VASEP) là vụ kiện lớn nhất. Đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra chống BPG tăng
mạnh trong thời gian gần đây.
- 1 số vụ điều tra chống BPG trên thế giới:
• Trung Quốc điều tra chống bán phá giá đối với chất Chloroform
Nước điều tra: Trung Quốc
Nước bị điều tra: Cộng đồng châu Âu, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ
Sản phẩm bị điều tra: Chloroform
• EU điều tra chống bán phá giá đối với chất Para-cresol
Nước điều tra: Cộng đồng Châu âu (EC)
Sản phẩm bị điều tra: Chất para-cresol
Nước bị điều tra: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
• EU điều tra chống bán phá giá đối với khăn lạnh trải giường loại cotton
Nước điều tra : Cộng đồng Châu Âu (EC)
Sản phẩm bị điều tra : Khăn lanh trải giường loại cotton
Nước có sản phẩm bị điều tra : Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập
….
- 1 số vụ điều tra chống BPG liên quan tới Việt Nam:
• Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Ủy ban chống bán phá giá Australia thông báo
chính thức khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với
mặt hàng máy biến thế nhập khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Indonesia, Thái Lan và Việt Nam 29/07/2013.
Đây là vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đầu tiên từ thị trường
Australia nhằm vào mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Một số thông tin về vụ việc:
- Hàng hóa bị điều tra: Máy biến thế gồm các mã HS: 850422 và 850423
- Giai đoạn điều tra: dự kiến từ 1/7/2012 - 31/6/2013
Kết luận sơ bộ:
Ngày 20/11/2013, Ủy ban Chống bán phá giá Australia đã công bố kết luận sơ
bộ khẳng định có bán phá giá. Theo đó, Ủy ban Chống bán phá giá Australia sơ
bộ kết luận rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam bán phá giá với biên

độ 3.4%. So với mức thuế sơ bộ đối với các nước/vùng lãnh thổ bị điều tra
khác như Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan (từ 5.3%-20%) thì mức thuế của Việt
Nam là thấp hơn. Ngoài 4 doanh nghiệp của Trung Quốc sơ bộ được kết luận là
có mức thuế suất không đáng kể, các doanh nghiệp khác của Trung Quốc bị áp
mức thuế từ 2,6%-35%.
Trong thời gian thực hiện quyết định sơ bộ, thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ
được áp cho sản phẩm bị điều tra kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2013, nhằm đảm
bảo ngăn chặn những thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước của
Australia, trong khi vụ việc điều tra vẫn đang tiếp tục được tiến hành.
• Ngày 18/10/2012, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã ra quyết định chính thức khởi
xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi nhập khẩu từ Việt Nam,
Malaysia, Ai Cập, Pakistan và Thái Lan.
Thông tin chi tiết liên quan tới vụ việc này như sau:
1. Sản phẩm bị điều tra: Sợi xơ Staple (Yarn of Man Made or Synthetic or
Artificial Staple Fibre)
2. Sản phẩm thuộc mã HS: 55.08, 55.09, 55.10, 55.11 (ngoại trừ các sản phẩm
thuộc mã HS: 5509.52, 5509.61, 5509.91 and 5510.20)
3. Giai đoạn bị điều tra: Từ 01/01/2011 đến 31/12/2011
4. Sản phẩm bị điều tra có xuất xứ từ các nước: Malaysia, Pakistan, Thái Lan,
Việt Nam và Ai Cập.
• Ngày 03/09/2012, Braxin đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản
phẩm lốp xe đạp nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc.
Một số thông tin chung của vụ việc:
1. Số hiệu điều tra: MDIC/SECEX 52272.000320/2012-13.
2. Bên đệ đơn: nhà sản xuất Industrial Levorin S.A.
3. Sản phẩm bị điều tra: Lốp cao su mới dùng cho xe đạp, có mã HS:
4011.50.00 trong Biểu thuế quan (NCM/HS).
Từ tháng 04/2007 đến tháng 9/2011: mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm này
là: 16%.
Từ 15/09/2011 (được đưa vào Danh sách ngoại lệ thuế quan chung của

Braxin): mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm này là: 35%.
4. Giai đoạn điều tra phá giá: từ tháng 04/2011 đến tháng 03/2012 8.Giai đoạn
điều tra thiệt hại: từ tháng 04/2007 đến tháng 03/2012.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×