A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Thị trường chứng khoán được coi là môi trường đầu tư kinh doanh phức tạp và
nhạy cảm, số lượng người tham gia đông đảo, giá trị đầu tư lớn cùng với độ rủi ro cao,
kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trong các mối quan hệ lợi ích được thiết lập trên thị
trường. Do vậy tranh chấp là hiện tượng tất yếu xảy ra. Tuy nhiên thời gian qua tranh
chấp trên thị trường chứng khoán diễn ra ngày một phức tạp liên quan đến nhiều đối
tượng khác nhau, như giữa các nhà đầu tư, giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán,
giữa doanh nghiệp với cổ đông…Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là do đâu? Thực
trạng giải quyết tranh chấp đó như thế nào? Các giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết
tốt tranh chấp là gì? Đó là nội dung em xin trình bày trong bài tập lớn học kì của mình
với đề tài : “Tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán
và đưa ra ý kiến pháp lý để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp”. Do thời gian
ngắn, kiến thức còn hạn chế nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được
các thầy cô trong tổ bộ môn chỉ dạy thêm để em hoàn thiện bài làm của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Một số vấn đề lý luận.
1. Khái niệm tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán.
Luật chứng khoán năm 2006 không đưa ra khái niệm cụ thể về thế nào là tranh
chấp trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên có thể hiểu : “Tranh chấp trên thị trường
chứng khoán là những xung đột về quyền và lợi ích phát sinh giữa các chủ thể khi tham
gia thị trường chứng khoán và được thể hiện bên ngoài dưới dạng nhu cầu cần giải
quyết thông qua hình thức nhất định theo quy định của pháp luật” (trang 415 – giáo
trình Luật chứng khoán, trường Đại học Luật Hà Nội).
2. Đặc trưng của tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán.
- Thứ nhất: về phạm vi chủ thể. Chủ thể của tranh chấp trên thị trường chứng
khoán phải là các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. Tổ chức, cá nhân
được coi là tham gia thị trường chứng khoán khi họ thực hiện một hoặc một số hoạt
động mà theo quy định của pháp luật những hoạt động đó chỉ được phép diễn ra trên thị
trường chứng khoán.
- Thứ hai: về đối tượng tranh chấp. Đối tượng của tranh chấp tranh chấp trên
thị trường chứng khoán là quyền và lợi ích của các chủ thể có được do tham gia thị
1
trường chứng khoán. Nói cách khác, các quyền và lợi ích phát sinh trên cơ sở sự tham
gia của các bên vào thị trường chứng khoán. Do vậy, trường hợp hai bên tranh chấp đều
là chủ thể tham gia thị trường chứng khoán nhưng quyền và lợi ích tranh chấp giữa họ
không phát sinh từ quan hệ thiết lập trên thị trường chứng khoán thì không được xác
định là tranh chấp trên thị trường chứng khoán.
- Thứ ba: về giá trị của tranh chấp.Việc xác định giá trị của tranh chấp (nếu có)
phát sinh trên thị trường chứng khoán hoàn toàn không dễ dàng nếu xuất phát từ thời
điểm, tiêu chí đánh giá khác nhau. Nhìn chung, các tranh chấp xảy ra trên thị trường
chứng khoán thường liên quan đến việc một bên bị thiệt hại do sự biến động giá chứng
khoán có chủ ý từ bên kia.
II. Thực trạng giải quyết trong lĩnh vực chứng khoán.
Điều 131 Luật Chứng khoán 2006 quy định: “Tranh chấp phát sinh trong hoạt
động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt nam có thể được giải quyết
thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu trọng tài hoặc toàn án giải quyết theo
quy định của pháp luật”.
1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
Thương lượng là việc các bên tranh chấp cùng nhu bàn bạc, trao đổi, đấu tranh,
nhân nhượng và thỏa thuận để đi đến thống nhất phương án giải quyết xung đột. Đây là
hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, do các bên tự nguyện áp dụng. Lựa
chọn thương lượng các bên tiết kiệm được thời gian, chi phí – những yếu tố vô cùng
quan trọng đối với bất kì chủ thể nào tham gia thị trường chứng khoán. Giải quyết bằng
thương lượng thường được áp dụng với tranh chấp đơn giản, giái trị tranh chấp không
lớn.
Thực tiễn cho thấy giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng là hình thức
được sử dụng phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng gần như quyết định trên thị trường chứng
khoán hiện nay. Điều này xuất phát từ chính ưu điểm của phương thức này là không có
sự xuất hiện của bên thứ 3, uy tín của các bên không bị ảnh hưởng (đây lại là vấn đề
được đặc biệt quan tâm bảo vệ khi thị trường có tính cạnh tranh cao). Điều đó cũng lí
giải vì sao trong thời gian qua, mặc dù thực tế có nhiều tranh chấp nhưng không được
đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.
2
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên tự thỏa thuận để
thống nhất lựa chọn giải pháp chấm dứt xung đột với sự hỗ trợ của người thứ ba đóng
vai trò là trung gian hòa giải (hòa giải viên). Đối với việc giải quyết tranh chấp thị
trường chứng khoán giữa các thành viên, trung tâm giao dịch chứng khoán có thể làm
trung gian hòa giải. Khoản 8 Điều 37 LCK không quy định Sở giao dịch CK hoặc trung
tâm giao dịch CK có thể làm trung gian hòa giải nếu được thành viên yêu cầu đối với
tranh chấp phát sinh từ giao dịch CK. Quy định này cho thấy rất nhiều tranh chấp khác
phát sinh trên thị trường chứng khoán có thể thực hiện hòa giải bởi các hòa giải viên
khác. Chẳng hạn như tranh chấp phát sinh trong quá trình tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát
hành, quản lý quỹ đầu tư hay danh mục quản lý quỹ đầu tư CK, tranh chấp phát sinh
trong quá trình lưu kí CK.
Cũng giống như quốc gia có thị trường trung tâm giao dịch CK Việt Nam thành
lập ban hòa giải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp bằng
con đường này.
Hình thức hoà giải phải có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian, có nhiệm
vụ giúp đỡ, hỗ trợ các bên trong quá trình đàm phán để nhanh chóng tìm ra giải pháp
thích hợp, Xem xét các văn bản pháp lý cao nhất về CK và TTCK từ trước đến nay cho
thấy, pháp luật luôn ghi nhận vai trò trung gian hào giải của Sở giao dịch CK. Trung
tâm giao dịch CK đối với những tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch CK. Đây
là điểm đặc thù trong pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK ở Việt Nam nói
riêng và pháp luật Việt Nam nói chung.
Trên thế giới, tuỳ theo điều kiện cụ thể mỗi nước mà pháp luật có sự điều chỉnh khác
nhau nhưng xu hướng chung đều ghi nhận thương lượng, hoà giải là phương thức giải
quyết mang tính tự nguyện. Mỹ được coi là nước có TTCK lâu đời và phát triển nhất
hiện nay, trong đó phải kể đến thị trường giao dịch tập trung NYSE và thị trường giao
dịch OTC NASD. Quy tắc giải quyết tranh chấp tại hai thị trường này đều thừa nhận
thương lượng, hòa giải là cách giải quyết hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc đồng
thời mỗi sở đều đưa ra chương trình hoà giải riêng, phù hợp với điều kiện của mình.
Thương lượng, hoà giải được đề cập ở trên với tư cách là biện pháp ngoài tố
tụng, tức là được thực hiện trước khi các bên đưa đơn kiện ra trọng tài hoặc toà án. Bên
cạnh đó, pháp luật một số nước lại nhìn nhận hoà giải với tư cách biện pháp bắt buộc
trong thủ tục tố tụng. Quy chế Sở giao dịch CK Kuala Lumpur (Malaixia ) quy định:
3
“khi Sở giao dịch chấp nhận giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan thì các bên
phải tự hoà giải trong vòng 30 ngày kể từ ngày có thông báo chấp nhận giải quyết tranh
chấp của Sở giao dịch. Chỉ sau khi các bên không thể thoả thuận được thì Sở giao dịch
mới chỉ định trọng tài viên giải quyết”.
* Vai trò trung gian hoà giải của sở giải dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch
chứng khoán ở Việt Nam.
TTCK là sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo chất lượng
hoà giải các tranh chấp phát sinh trên thị trường, đòi hỏi đội ngũ hoà giải viên ngoài
kinh nghiệm đàm phán, nghệ thuật thuyết phục, sự nhiệt tình, trung thực phải có sự am
hiểu nhất định về lĩnh vực CK và TTCK. Xuất phát từ yêu cầu này, pháp luật đã ghi
nhận vai trò trung gian hoà giải của một tổ chức hoạt động trên TTCK, bao gồm Trung
tâm giao dịch CK và Sở giao dịch CK, tại các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất về
TTCK. Theo quy định hiện hành, giao dịch CK tại thị trường tập trung phải thực hiện
thông qua thành viên của trung tâm giao dịch là các công ty CK. Đối với phương thức
giao dịch thoả thuận ( áp dụng cho giao dịch CK lô lớn ), mức giá và số lượng CK giao
dịch đã thoả thuận từ trước giữa hai nhà đầu tư với công ty CK hoặc giữa hai công ty
CK với nhau, công ty CK chỉ nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của trung tâm để trung
tâm xác nhận kết quả giao dịch. Đối với phương thức khớp lệnh, căn cứ vào lệnh ( mua
hoặc bán CK ) của khách hàng, công ty CK nhập lệnh vào hệ thống giao dịch tại trung
tâm để tiến hành khớp lệnh trên cơ sở ưu tiên về giá. Quy trình giao dịch CK kết thúc
bằng thủ tục chuyển giao CK và thanh toán tiền giữa trung tâm lưu ký CK và ngân hàng
chỉ định thanh toán. Tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch CK có thể phát sinh
tại bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình giao dịch trên giữa các chủ thể là công ty CK,
nhà đầu tư, tổ chức thanh toán và tổ chức có CK giao dịch. Khi xảy ra tranh chấp, các
chủ thể này đều có quyền đề nghị trung tâm tiến hành hoà giải vì quy định nêu trên
không xác định rõ quyền đề nghị thuộc chủ thể nào. Nếu xem xét quy định của pháp
luật Việt nam về vai trò trung gian hòa giải của các tổ chức như Sở giao dịch CK, trung
tâm giao dịch Ck trong mối tương quan với pháp luật của các quốc gia thì đây là quy
định có tính kế thừa thành tựu lập pháp của các nước. Hầu hết các nước có TTCK phát
triển lâu đời hay vừa hình thành đều ghi nhận quy định trên. Bên cạnh đó pháp luật của
một số nước còn ghi nhận vai trò hòa giải các tranh chấp trên TTCK cho một số tổ chức
4
khác. Ví dụ: Luật CK Hàn Quốc quy định rõ về Ủy ban hòa giải TC về CK và thủ tục
hòa giải TC về CK….
3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông
qua hoạt động của trọng tài viên (với tư cách là bên thứ ba độc lập) nhằm chấm dứt
xung đột bằng việc đưa ra các phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Trên
thế giới, trọng tài được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp trên thị trường
chứng khoán nói riêng và tranh chấp trong kinh doanh nói chung bởi tranh chấp luôn
được giải quyết tận gốc bằng phán quyết chung thẩm, có tính bắt buộc chung trong khi
thởi gian và chi phí không cao, thủ tục đơn giản, không cứng nhắc. Tuy nhiên khi đã
lựa chọn hình thức trọng tài, các bên đương nhiên mất quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra
tòa án.
- Giải quyết tranh chấp trên TTCK tại trọng tài thương mại phải tuân theo trình
tự thủ tục luật định. Do pháp luật chuyên ngành không có quy định riêng nên theo quy
định chung của pháp luật tố tụng trọng tài, thời hiệu khởi kiện tranh chấp trên TTCK
nói riêng và tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nói chung là 2 năm, kể từ
ngày xảy ra tranh chấp. Pháp luật cho phép các bên lựa chọn một trong hai hình thức
trọng tài để giải quyết tranh chấp, tại các trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do
các bên thành lập.
. Hiện nay, tại Viên Nam chưa tồn tại trung tâm trọng tài nào chuyên phân xử
tranh chấp trong lĩnh vực CK. Trong khi đó, trọng tài ở các nước có TTCK phát triển
đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp rất cao, điển hình là thị trường chứng khoán Mĩ.
- Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo
quyền chủ đọng cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn
thủ tục tố tụng trọng tài và bảo đảm bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp
theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi.
Theo nguyên tắc này học có thể giữ được bí quyết trong kinh doanh cũng như
danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các
bên có quyền lựa chọn bất kì trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình.
Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với các
hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra
5
phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kì một tổ chức hay tòa án
nào.
- Nhược điểm: giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí
tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì chi phí trọng tài càng cao. Việc thi
hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành
bản án, quyết định của tòa án.
Có thể nhận thấy rằng tại Việt Nam, cơ quan trọng tài chỉ có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp nếu được các bên thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài có thể được quy
định trong hợp đồng hoặc một văn bản riêng biệt, trước hoặc sau khi phát sinh tranh
chấp; nhưng quan trọng là thỏa thuận này chỉ định một trung tâm trọng tài cụ thể để
giải quyết tranh chấp. Những thỏa thuận trọng tài không đáp ứng quy định này sẽ bị coi
là vô hiệu và khi đó tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Do một số hạn chế nhất định cùng tập quán và thói quen nên ở nước ta trọng tài
thương mại thường không được các bên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp trong
lĩnh vực chứng khoán nói riêng và các tranh chấp thương mại nói chung.
Qua số liệu thống kê của các năm cho thấy số lượng các vụ tranh chấp chứng
khoán được giải quyết tại các trung tâm trọng tài thấp hơn rất nhiều so với số lượng các
vụ tranh chấp chứng khoán được giải quyết tại tòa án. Cùng với các tranh chấp trong
lĩnh vực chứng khoán, các tranh chấp trong các lĩnh vực thương mại khác đã khiến hệ
thống tòa án trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
4. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Với mục đích tạo một mặt bằng thông thoáng về mặt thủ tục giải quyết tranh
chấp tại tòa án và hình thành một nền văn hóa tư pháp công bằng, lành mạnh thông qua
hoạt động xét xử, Quốc hội đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự 2005, quy tụ các thủ tục
tố tụng gần nhau vào thành một mối. Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật không chỉ giới
hạn trong khuôn khổ các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự mà còn mở rộng sang các
quan hệ tố tụng kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Do vậy, mọi tranh chấp xảy ra
trên TTCK đưa ra giải quyết tại tòa án tuân theo một trình tự tố tụng chung, thống nhất
trên cơ sở Bộ luật tố tụng dân sự.
Giải quyết tranh chấp tại tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp theo đó một
bên bằng đơn kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tòa án theo
6