Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.4 KB, 1 trang )

Tây Nguyên. Tuy vậy, sản xuất hồ tiêu cũng gặp nhiều khó khăn vì sâu bệnh phá hoại và giá cả biến động.
Qua nhiều năm đi sâu nghiên cứu, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (KHKTNLNTN) đã xác định được
cây hồ tiêu thường bị những loại bệnh nguy hiểm, có thể làm cho vườn cây chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế cho nông
dân và đã đưa ra một số biện pháp phòng chống bệnh cho cây hồ tiêu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Theo Viện KHKTNLNTN, bệnh “Chết nhanh” còn gọi là bệnh chết yểu, bệnh chết đột tử (Sdent dend) thuộc loại bệnh nguy
hiểm đối với cây hồ tiêu. Nguyên nhân gây bệnh do loại nấm Phytophthora thường có trong đất tấn công. Khi gốc cây hồ
tiêu bị ngập nước thì loại nấm này xâm nhập vào bộ rễ, hủy hoại làm rễ thâm đen. Nước là tác nhân để cho nguồn bệnh di
chuyển, xâm nhập hủy hoại bộ rễ và lây lan bệnh làm cho cây hồ tiêu chết rất nhanh. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là chọn
đất trồng hồ tiêu ở những nơi thoát nước tốt. Tuyệt đối không để cho cây hồ tiêu ngập nước trong mùa mưa.
Cây hồ tiêu cũng thường bị các loại bệnh về lá, làm cho cây giảm năng suất và chết dần chết mòn. Trong đó có “Bệnh vàng
lá chết chậm” (còn gọi là bệnh tiêu sầu) do một số loại tuyến trùng Meloidogyne incognita gây nên nốt sần sưng u ở trên
rễ, ngăn cản quá trình hút nước và các chất dinh dưỡng của cây hồ tiêu. Những cây hồ tiêu bị bệnh, sẽ bị vàng lá và chết
dần vào mùa khô. Để phòng trừ bệnh, trong canh tác phải bón đủ phân hữu cơ. Cứ 2-3 năm, bón phân hữu cơ 1 lần; đồng
thời tủ gốc hồ tiêu bằng tàn dư thực vật như rơm rạ, vỏ cà phê, vỏ đậu lạc, thân cây xanh đậu đỗ. Có thể trồng cây hoa cúc
vạn thọ giữa 2 hàng hoặc xung quanh gốc hồ tiêu. Khi cúc ra hoa, thì chặt cây, băm nhỏ vùi vào lớp đất ở tầng mặt của gốc
hồ tiêu để diệt tuyến trùng trong đất.
Cây hồ tiêu cũng bị bệnh vàng lá do những loại nấm Fusarium spp, Pythium spp, Phytophthora spp, Rhijoctonia spp. Khi cây
có vết thương do rệp sáp hút nhựa, hoặc khi xới xáo gốc bón phân đã gây nên, thì các loại nấm này xâm nhập bộ rễ gây
bệnh hại hồ tiêu. Biện pháp phòng ngừa bệnh này là không tạo vết thương ở rễ hồ tiêu, đặc biệt là giai đoạn mùa mưa, đất
có độ ẩm cao. Vì vậy, phòng trừ bệnh tốt nhất vào đầu mùa mưa và bón phân hóa học bằng xăm một lớp đất mặt mỏng để
không hại rễ; đồng thời thực hiện biện pháp tủ gốc dày để giữ ẩm nhằm hạn chế sự mất nước dễ làm cây hồ tiêu vàng héo.
Trong quá trình canh tác hồ tiêu thường gặp rệp sáp (Pseudococcus) gây hại cho cây. Khi rệp sáp xâm nhập hủy hoại bộ rễ,
làm cho hồ tiêu chết dần, do vậy phải xử lý mầm bệnh rệp sáp triệt để trước khi trồng. Khi cây phát triển, phải thường
xuyên theo dõi sự xuất hiện rệp sáp để kịp thời phòng trừ.
Cây hồ tiêu cũng thường bị bệnh xoăn, khảm lá do vius làm cho cây cằn cỗi kém phát triển. Nếu phát hiện cây bị bệnh này,
phải cắt hủy cây bệnh rồi đưa đi đốt; phun thuốc diệt trừ các loại bọ rầy, rệp trong vườn hồ tiêu để loại bỏ tác nhân làm lây
lan bệnh từ cây này sang cây khác.
(TTKNQG)

×