Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP MỘT SỐ SÂU, BỆNH HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÂY HỒ TIÊU TẠI ĐAK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 154 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ NÔNG NGIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT

Đơng Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

---------------------

BÁO CÁO
TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC GIẢI PHÁP KỸ
THUẬT CANH TÁC VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP MỘT SỐ SÂU,
BỆNH HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÂY HỒ TIÊU TẠI ĐAK NƠNG
Thuộc chương trình: Các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm
triển khai tại tỉnh thành phố

Chủ trì đề tài: TS. Ngơ Vĩnh Viễn

7150
03/3/2009
Tháng 8/ 2008

1


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


TT

Họ và tên

1

Ngô Vĩnh Viễn

2
3
4

Phạm Ngọc Dung
Nguyễn Thị Ly
Trần Ngọc Khánh

Chức vụ
Viện trưởng
Chủ nhiệm đề tài
Thư ký đề tài
Phó Bộ mơn
Cán bộ KHKT

Học vị
Tiến sĩ

Viện Bảo vệ thực vật

Viện Bảo vệ thực vật
Viện Bảo vệ thực vật

Viện Bảo vệ thực vật
Sở Khoa học và Cơng nghệ 5 Phạm Ngọc Danh Phó giám đốc
Thạc sĩ
Tỉnh Đăk Nông
Trung tâm thông tin và ứng
6 Hồ Gấm
Giám đốc
Thạc sĩ
dụng KHCN tỉnh Đăk Nông
Nguyễn Quang
Chi Cục BVTV Tỉnh
7
Chi Cục trưởng Thạc sĩ
Tuấn
ĐăkNông
Trần Thị Kim
Viện Khoa học kỹ thuật
8
Trưởng Bộ môn Tiến sĩ
Loang
Nông Lâm Tây nguyên
9 Bùi Văn Tuấn
Cán bộ KHKT Kỹ sư
Viện Bảo vệ thực vật
10 Lê Thu Hiền
Cán bộ KHKT Thạc sĩ
Viện Bảo vệ thực vật
11 Vũ Phương Bình
Cán bộ KHKT Kỹ sư
Viện Bảo vệ thực vật

12 Trần Thị Thuần
Cán bộ KHKT Thạc sĩ
Viện Bảo vệ thực vật
13 Nguyễn Văn Dũng Cán bộ KHKT KTV
Viện Bảo vệ thực vật
Trung tâm thông tin và ứng
14 Lưu Văn Đặng
Cán bộ KHKT Kỹ sư
dụng KHCN tỉnh Đăk Nông
Trung tâm thông tin và ứng
15 Lê Hà Trung
Cán bộ KHKT Kỹ sư
dụng KHCN tỉnh Đăk Nông
Trung tâm thông tin và ứng
16 Trần Nam Thông Cán bộ KHKT Kỹ sư
dụng KHCN tỉnh Đăk Nông
Trung tâm thông tin và ứng
17 Lê Huy Tuấn
Cán bộ KHKT Kỹ sư
dụng KHCN tỉnh Đăk Nông
Trung tâm thông tin và ứng
18 Trần Huy Vân
Cán bộ KHKT Kỹ sư
dụng KHCN tỉnh Đăk Nông
Chi Cục BVTV Tỉnh
19 Đặng Hữu Nguyên Cán bộ KHKT Kỹ sư
ĐăkNông
Chi Cục BVTV Tỉnh
20 Bùi Đình Hiếu
Cán bộ KHKT Kỹ sư

ĐăkNơng
Chi Cục BVTV Tỉnh
21 Hồ Đình Trung
Cán bộ KHKT Kỹ sư
ĐăkNơng
Chi Cục BVTV Tỉnh
22 Phạm Hùng Vĩ
Cán bộ KHKT Kỹ sư
ĐăkNông
Viện KHKT Nông Lâm Tây
23 Đào Lan Hoa
Cán bộ KHKT Thạc sĩ
nguyên
Viện Khoa học kỹ thuật
24 Võ Chấp
Cán bộ KHKT Thạc sĩ
Nông Lâm Tây nguyên
Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài

2

Thạc sĩ
Thạc sĩ
Kỹ sư

Cơ quan


BÀI TÓM TẮT
Hiện nay hồ tiêu là một trong những cây trồng nơng nghiệp có giá trị tiêu

dùng và xuất khẩu, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên ở nhiều
vùng trồng trong đó có tỉnh Đăk Nơng, diện tích và năng suất đang bị giảm đáng kể,
một trong những nguyên nhân chính là do sự gây hại của bệnh chết nhanh và chết
chậm cây hồ tiêu. Mục tiêu của đề tài là xác định tác nhân chính gây bệnh chết nhanh
và chết chậm và đề xuất các biện pháp chính quản lý chúng có hiệu quả, nhằm hạn
chế được thiệt hại do bệnh gây nên. Nội dung xác định tác nhân gây bệnh chết nhanh
và chết chậm, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của tác nhân gây bệnh, tìm
hiểu qui luật diễn biến của bệnh trong năm và ở các vùng sinh thái làm cơ sở cho
nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh và triển khai mơ hình phịng trừ tổng hợp
có hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa vào phương pháp nghiên cứu
của Viện Bảo vệ thực vật, của Khoa nông lâm trường Đại học Sydney và nhiều
phương pháp nghiên cứu về vi sinh vật của các tác giả trong và ngoài nước khác. Kết
quả cho thấy tác nhân chính gây bệnh chết nhanh là do nấm Phytophthora capsici,
trong một số trường hợp có sự tác động thêm của nấm: Pythium sp. Tác nhân gây
bệnh vàng lá chết chậm là do nguyên nhân phức hợp giữa tuyến trùng Meloidogyne
spp. kết hợp với một số nấm như: Fusarium solani, Pythium sp., Phytophthora
sp…Phytophthora là đối tượng khó nghiên cứu, nhất là trong phân lập, đề tài đã
thành công trong nghiên cứu phương pháp phân lập chúng bằng những nguyên liệu rẻ
tiền và dễ tìm kiếm như sử dụng hố chất: Bavistine, Rose bengal, Streptomycine, cà
rốt…và biện pháp làm thuần mồi bẫy làm tăng hiệu quả phân lập. Nấm Phytophthora
capsici phát triển thích hợp ở nhiệt độ từ: 25 – 300C, pH từ 5 – 6 và chế độ chiếu sáng
liên tục. Tủ gốc và tưới nước vào tháng cao điểm khơ 20ngày/lần, vun gốc khơng làm
bồn, làm rãnh thốt nước trong mùa mưa, sử dụng phân chuồng 15 kg/trụ trộn với
nấm Trichoderma hazianum kết hợp phân MT1(1kg), 0,4 kg Urê, 0,5 kg super lân,
0,3 kg KCl. Sục thuốc vào gốc kết hợp phun lên thân, lá với thuốc AGRI-FOS 400,
nồng độ 0,5 vào giữa tháng 4 cho hiệu quả phòng trừ cao đối với bệnh chết nhanh. Sử
dụng phân vi sinh đa chức năng MT1, thuốc Nokap 25 EC nồng độ 0,25%, Oncol 20 ND
0,3 % có hiệu quả giảm mật độ đối với tuyến trùng trong đất và rễ cây hồ tiêu. Muốn
quản lý bệnh chết nhanh có hiệu quả cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp đã nêu
ở trên.

3


MỤC LỤC
STT

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

PHẦN CHÍNH CỦA BÁO CÁO
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIấN CU TRONG V NGOI
NC

1. Các nghiên cứu về thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu
2. Nhng nghiờn cu v bệnh chết nhanh
2.1. Triệu chứng bệnh
2.2. Xác định tác nhân gây bệnh
2.3. Qui luật phát sinh và lan truyền của bệnh
2.4. Một số đặc điểm sinh học
2.5. Phòng trừ bệnh
3. Những nghiên cứu về tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne
incognita)
3.1. TriÖu chøng bÖnh
3.2. Đặc điểm sinh học
3.3. Các yếu tố sinh thái, môi trường ảnh hưởng đến mật độ tuyến
trùng

3.4. Tập quán sinh sống và gây hại
3.5. Quá trình phát triển của bệnh
3.6. Các yếu tố lan truyền tuyến trùng ở hồ tiêu
3.7. Một số biện pháp phòng trừ
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
2. Nội dung nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên, thực trạng sản xuất hồ tiêu, những biện pháp
canh tác đang được áp dụng trong sản xuất hồ tiêu
2. Xác định các loại dịch hại chính trên cây hồ tiêu tại Đăk Nơng
2.1. Thành phần sâu hại hồ tiêu
4

Trang


2.2. Thành phần bệnh hại hồ tiêu
3. Nghiên cứu bệnh chết nhanh cây hồ tiêu
3.1. Kết quả điều tra đồng ruộng
3.1.1. Triệu chứng bệnh chết nhanh
3.1.2. Mức độ gây hại của bệnh tại các vùng trồng khác nhau
3.1.3. Qui luật diễn biến của bệnh chết nhanh trên đồng ruộng
3.1.4. Kết quả điều tra bổ sung một số yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát sinh, phát triển của bệnh chết nhanh trên đồng ruộng
3.2. Kết quả nghiên cứu trong phòng và nhà lưới
3.2.1. Kết quả phân tích một số nấm tồn tại trong đất
3.2.2. Nghiên cứu các phương pháp phân lập nấm Phytophthora
hại hồ tiêu

3.2.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo
3.2.4. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát
triển của nấm P. capsici
3.3. Nghiên cứu cây ký chủ của bệnh héo chết nhanh tại Đăk Nông
3.3.1. Điều tra thành phần cây ký chủ của nấm P. capsici
3.3.2. Mức độ gây hại của nấm P. capsici trên các cây ký chủ ở
ĐakNông
3.3.3. Thành phần cây ký chủ của một số nấm Phytophthora khác
tại ĐakNông
3.4. Kết quả nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến bệnh chết
nhanh
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp sinh học đến bệnh
chết nhanh
3.4.3. Biện pháp hoá học
4. Kết quả nghiên cứu về tuyến trùng hại rễ hồ tiêu

5


4.1. Kết quả phân tích tuyến trùng trong đất và rễ hồ tiêu
4.2. Diễn biến của bệnh vàng lá do tuyến trùng
4.3. Sự biến động mật độ tuyến trùng M. incognita trong đất và
trong rễ tiêu theo thời gian
4.4. Mối tương quan giữa lượng mưa, mật độ tuyến trùng trong đất
và tỷ lệ bệnh chết chậm
4.5. Số lượng bào nang và tuyến trùng M. incognita cái có trong
nốt sần
4.6. Tỷ lệ nở trứng của M.incognita trong nước cất ở các độ pH
khác nhau

4.7. Sự biến động mật độ M. incognita ở các tầng đất theo thời
gian
4.8. Thành phần cây ký chủ của tuyến trùng Meloidogyne tại Đak
Nơng
4.9. Phịng trừ bệnh chết chậm bằng chế phẩm MT 1
4.10. Hiệu lực phòng trừ của thuốc đối với tuyến trùng Meloidogyne
incognita trong đất và trong rễ hồ tiêu
5. Mơ hình ứng dụng các giải pháp phòng trừ tổng hợp một số sâu
bệnh hại chính trên cây hồ tiêu
5.1. Mơ hình phịng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh trên cây tiêu
5.2. Mơ hình phịng trừ tổng hợp một số dịch hại chính trên vườn
tiêu
5.3. Hiệu quả kinh tế trong mơ hình phịng trừ tổng hợp bệnh chết
nhanh trên cây tiêu
6. Tập huấn
6.1. Tập huấn cán bộ
6.2. Tập huấn nông dân
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
PHẦN CUỐI
Danh mục tài liệu tham khảo
Một số hình ảnh về hoạt động của đề tài

6


BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chú giải

CTV

Cộng tác viên

CA

Cà rốt + agar

PCA

Khoai tây + cà rốt + agar

VA

V8 + agar

WA

Nước + agar

PSM

Môi trường đặc hiệu phân lập Phytophthora

T. hazianum

Trichoderma harzianum


P.capsici

Phytophthora capsici

M.incognita

Meloidogyne incognita

TXL

Trước xử lý

SXL

Sau xử lý

DBA

Ngày trước xử lý

DAA

Ngày sau xử lý

BVTV

Bảo vệ thực vật

NSTB


Năng suất trung bình

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây tiêu được xem là cây gia vị thông dụng nhất trên thế giới hiện nay, trong y
học chất cay nóng kích thích dịch vị tiêu hố, chống lạnh, nơn mửa, tiêu chảy, nó cịn
được dùng làm hương liệu (Chất chính của tiêu là piperin 9%, nó bị thuỷ phân sẽ tạo
acid piperic và piperidin), acid piperic bị oxy hoá bởi KMn04 thành piperidin là chất
thơm đặc biệt dùng làm mỹ phẩm như nước hoa…
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu
trên thế giới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 3/2007 sản
lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước đạt 10.000 tấn, kim ngạch đạt 25,6 triệu USD,
đưa sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trong quý I đạt 18.000 tấn, với kim ngạch 45,5 triệu
USD. Cuối tháng 3/2007, giá thu mua hạt tiêu nội địa đã đạt mức kỷ lục (41.000
đồng/kg tiêu đen và 62.000 đồng/kg tiêu trắng). Giá xuất khẩu hạt tiêu cũng ở mức
cao, 2.560 USD/tấn tiêu đen, tăng 110 USD/tấn so với tuần trước.
Đăk Nông là tỉnh nằm trên cao ngun Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên
651.345 ha, với 07 đơn vị hành chính cấp huyện, tồn tỉnh hiện có 64 xã, phường.
Diện tích trồng tiêu đạt 7.100 ha. Năng suất trung bình khoảng 2,2 tấn/ha. Diện tích
có tăng, nhưng tăng khơng liên tục qua các năm và số lượng tăng không nhiều do
nhiều nguyên nhân như đầu tư, giá cả, kỹ thuật và sâu bệnh hại tấn cơng đã làm nhiều
diện tích bị mất trắng.
Theo báo cáo của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đăk Nơng cho thấy diện tích
tiêu của tỉnh năm 2005 giảm nhiều so với năm 2004 khoảng 1.200 ha, một trong
những nguyên nhân quan trọng và đồng thời khó khăn lớn nhất là do tác hại của sâu
bệnh, trong đó phải kể đến bệnh chết nhanh và chết chậm cây hồ tiêu. Theo báo cáo
của Chi cục Bảo vệ thực vật năm (2005), tỷ lệ bệnh chết nhanh, chết chậm tại các

vùng sinh thái khác nhau, biến động từ: 15 – 30 %, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh ở
các vùng sinh thái khác nhau. Bệnh gây hại nặng nhất ở 2 xã Đăk Sin và Đạo Nghĩa
của huyện Đăk R’lấp, có những vườn tỷ lệ thiệt hại lên tới 80 – 90 %. Để đảm bảo
sản xuất đạt năng suất cao và phẩm chất tốt thì ngồi việc đầu tư về mặt khoa học kỹ
thuật thì một việc vơ cùng quan trọng là chúng ta phải đánh giá rõ về tình hình sâu
bệnh hại trên chúng. Vì vậy để đáp ứng được sự đòi hỏi cấp thiết của sản xuất, chúng
tôi thực hiện đề tài:“Nghiên cứu và ứng dụng thực tế các giải pháp kỹ thuật canh
8


tác và quản lý tổng hợp một số sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây hồ tiêu tại Đăk
Nông”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần các loại dịch hại chính trên cây hồ tiêu tại tỉnh Đăk Nơng,
đề xuất hệ thống biện pháp quản lý cây trồng và dịch hại tổng hợp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất và an tồn cho mơi trường, góp phần phát triển hồ tiêu bền vững
cho tỉnh Đăk Nơng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nấm Phytophthora sp. gây bệnh chết nhanh trên cây hồ
tiêu. Tuyến trùng Meloidogyne spp. gây vàng lá hồ tiêu
- Phạm vi nghiên cứu: Các vùng trồng tiêu chính của tỉnh Đăk Nơng và phụ cận.

9


PHẦN CHÍNH CỦA BÁO CÁO
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CU TRONG V NGOI NC

1. Các nghiên cứu về thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu
Theo bỏo cỏo ca hip hội hồ tiêu thế giới, nhiều nguyên nhân làm hạn chế đến

năng suất của hồ tiêu, trong đó có yếu tố sâu bệnh. Các tác giả cho rằng sâu bệnh phát
sinh và gây hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây tiêu, mức độ gây
hại của chúng phụ thuộc vào giống tiêu, vào mùa vụ trồng và điều kiện thời tiết.
Sarma et al. (1989)[41] lại cho rằng ở Ấn Độ có 4 bệnh hại chính trên cây tiêu:
bệnh héo nhanh, bệnh héo chậm, bệnh đốm lá và vi khuẩn gây đốm lá.
Những bệnh chính ảnh hưởng đến tiêu ở Indonesia là: bệnh thối rễ, bệnh vàng
lá, bệnh sinh trưởng còi cọc (Sitepu & Kasim, 1991), (Sitepu, 1993)[42], [43]
Bệnh hại là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển sản xuất tiêu ở
Sarawak, Malaysia. Có 11 bệnh quan trọng trên cây tiêu ở Malaysia, trong đó có 7
bệnh nhiễm bộ phận khí sinh và 4 bệnh phá hủy thân ngầm và rễ nhưng chỉ có bốn
bệnh chính có tầm quan trọng kinh tế là: bệnh thối gốc, bệnh đen quả, bệnh xoăn lá
và bệnh sần rễ (Keuh, 1990a, 1990b)[28], [29].
Ở giai đoạn vườn ươm, các bệnh đáng chú ý là: bệnh cháy thối lá (Do nấm
Rhizoctonia solani), bệnh héo thân (Sclerotium rolfsii). Tác giả Erwin (1996)[23] cho
rằng, trong vườn ươm cây con thường bị bệnh thối rễ do nấm Phytophthora sp. gây
ra.
Giai đoạn ruộng kinh doanh : các tác giả Erwin và O.K.Ribeiro (1996)[23]
cho rằng trên cây hồ tiêu thường có sự hiện diện gây hại của nấm Phytophthora
capsici, P. palmivora…). Bệnh xuất hiện đầu tiên làm cho cây bị héo nhẹ, chuyển
vàng và rụng sớm. Sau khi lá rụng, quả bị khô, bộ rễ của cây bị thối. Tuyến trùng hại
rễ (Meloidogyne, Pratylenchus…), rệp vảy, rệp sáp ...không chỉ là những sâu bệnh hại
nguy hiểm mà vết thương do chúng gây ra tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm ký
sinh yếu gây hại và làm cho cây hồ tiêu chết nhanh hơn.
Kết quả điều tra giám định một số sâu bệnh hại chính trên cây tiêu tại Phú
quốc từ năm 1997 - 1999 của Chi cục BVTV tỉnh Kiên Giang đã xác định được 9 tác
nhân gây hại trên tiêu, trong đó có 3 tác nhân gây hại trầm trọng, đó là nấm
Phytophthora parasitica, Fusarium solani và Collectotrichum gloeosporioides. Chi

10



cục BVTV Kiên Giang cho biết có 3 loại cơn trùng gây hại tiêu: rệp sáp, bọ ăn lá,
mối tiêu.
Theo thông báo của Chi cục BVTV tỉnh Đăk Nông, rệp sáp hại rễ và quả,
tuyến trùng Pratylenchus, Meloidogyne hại rễ, các loại nấm Pythium, Phytophthora
…gây thối rễ, héo cây là những tác nhân chủ yếu hạn chế năng suất và sản lượng hồ
tiêu ở vùng này. Ngoài ra các loại bệnh do vi rút, nấm thán thư, tảo… cũng gây hại
đáng kể ở nhiều vùng trồng hồ tiêu trong tỉnh.
Thành phần bệnh hại tiêu ở các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sơng
Cửu Long gồm có 2 nhóm bệnh hại chính là nhóm bệnh hại thân lá (bao gồm: bệnh
thán thư, bệnh đen lá, bệnh đốm lá, bệnh khơ vằn, bệnh gỉ lá) và nhóm bệnh hại rễ và
gốc thân (Phạm Văn Biên, 1989)[1].
Theo Nguyễn Ngọc Châu (1995b)[3] thành phần bệnh hại tiêu ở vùng Tân
Lâm, Quảng Trị bao gồm: bệnh sần rễ (bệnh tuyến trùng), bệnh thán thư, bệnh đen lá,
bệnh thối rễ, bệnh chết nhanh, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, tảo đỏ.
2. Những nghiên cứu về bệnh chết nhanh
2.1. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh đầu tiên là héo nhẹ dây. Lá trở nên tái và dây rũ xuống. Lá
có thể bị rụng sớm, mép lá cong lại và trở nên vàng trước khi rụng. Đôi khi nhìn thấy
vết hoại ở phần cuối của lá. Sau khi lá rụng, quả trở nên nhăn nheo và khô lại. Hoa và
phần nhánh thân chết hoại, rụng khỏi đốt. Cuối cùng chỉ nhìn thấy 3 dây thân leo bám
vào trụ tiêu. Dây bị héo nhanh, trong vòng 7 – 14 ngày từ khi xuất hiện triệu chứng
héo đầu tiên với 75% số lá có thể bị rụng trong giai đoạn này. Nguyên nhân chính gây
héo là do phần cổ rễ giáp mặt đất của thân chính bị thối, mặc dù lá, thân, hoa quả biểu
hiện nhiễm bệnh. Khi cây bị héo rễ bên thối, phần thân dưới lớp vỏ biến màu nâu.
Trong một vài trường hợp phần gốc thân bị thối rất nhanh, lá khơng rụng mà cịn đeo
bám nguyên trên dây thân, nên được gọi là bệnh chết nhanh. (Holliday và Mowat,
1963; Erwin và Ribeiro, 1996)[27], [23].
2.2. Xác định tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh lần đầu tiên được xác định là Phytophthora palmivora var.

piperis (Muller, 1936)[37], sau được xác định là P. palmivora MF4 (Tsao et al.
1985). Cuối cùng được đặt tên là Phytophthora capsici sensu lato (Tsao và Alizadeh,
1988)[45].
11


2.3. Qui luật phát sinh và lan truyền của bệnh
Tàn dư cây bệnh là nguồn bệnh lây nhiễm ban đầu của nấm Phytophthora
capsici. Nguồn bệnh từ đất do mưa bắn lên cây gây nhiễm bộ phận lá ở gần sát mặt
đất. Bệnh phát triển nhanh trong suốt mùa mưa và khi nhiệt độ ngày và đêm chênh
nhau từ 19 – 230C (Erwin and Ribeiro, 1996)[23]. Bệnh không biểu hiện triệu chứng
ở nhiệt độ > 280C (Nambiar và Sarma, 1982)[38]. Bệnh còn phát triển khi trồng cây
hồ tiêu trên đất thiếu các nguyên tố vi lượng và dinh dưỡng như: Can xi, Magie, Ka li
nhưng lại có Nitơ cao làm cho bệnh phát triển mạnh. Một số côn trùng như: rệp, mối
là các vector mang nguồn bệnh lây nhiễm từ cây này sang cây khác (Erwin and
Ribeiro, 1996)[23].
Độ ẩm đất là một yếu tố môi trường quan trọng để cho nấm Phytophthora
sống sót. Nguồn nấm P. capsici (phân lập từ Lampung của Indonesia) có thể sống sót
hơn 20 tuần trong đất nhiệt đới có mầu đỏ và vàng ở độ ẩm tuyệt đối 100%. Nấm
sống sót trên tàn dư lá bệnh trong đất khoảng 11 tuần ở độ ẩm từ: 60-100%, trong khi
thời gian sống sót trên thân chỉ khoảng 8 tuần (Manohara,1988)[34].
P. capsici thường nhiễm ở các tán lá sát mặt đất, nhất là sau khi mưa lớn vào
đầu mùa mưa. Các du động bào tử xâm nhiễm vào mô cây sau 4 -6 giờ. Có 2 phương
thức xâm nhiễm: xâm nhiễm trực tiếp thơng qua biểu bì, xâm nhiễm gián tiếp thơng
qua khí khổng. Những đốm màu nâu đen xuất hiện sau 18 giờ (Manohara and
Machmud, 1986)[32].
2.4. Một số đặc điểm sinh học
Bào tử nang có dạng hình cầu, hình trứng, hình trứng ngược, hình bầu dục,
hình thoi, hình quả lê. Dạng hình bào tử nang thay đổi phụ thuộc ánh sáng và điều
kiện môi trường (Tsao và Alizadeh, 1988)[45]. Bào tử nang đa số thót dần ở cuống,

cuống nhỏ dài và rụng sớm với chiều dài cuống khác nhau từ: 35 - 138µm (Mchau và
Coffey, 1995)[36]. Tỷ lệ chiều dài và rộng khác nhau, 1,72 : 1 (Ershad, 1971)[24],
1,57 đến 2,19 trung bình 1,76 : 1 trên mơi trường agar, 1,52 đến 2,10 trung bình
1,73 : 1 trong môi trường nước (Krober, 1985)[30], trong môi trường sáng 1,73 và
trong môi trường tối là 1,27 (Tsao và Alizadeh, 1988)[45] .
Cành bào tử phân sinh hình thành dưới ánh sáng thì phân nhánh khơng đều và
chỉ hình thành trụ gốc trong điều kiện nước cất. Các isolate (Phytophthora palmivora
MF4) phân lập từ cây ca cao và hồ tiêu sản sinh bào tử nang trên cành bào tử phân
12


sinh, cành bào tử này có đặc điểm là phân tán và phân cành. Bào tử nang có cuống
dài, rụng sớm, chiều dài cuống bào tử của các isolate phân lập trên cây ớt thay đổi từ :
37,5 – 98,6 µm, trên dưa chuột : 31,5 – 85,3µm (Ristaino,1990)[41].
2.5. Phòng trừ bệnh
Biện pháp tổng hợp để phòng trừ bệnh thối rễ là cần thiết. Bao gồm các biện
pháp: xây dựng hệ thống tưới, tiêu nước thích hợp, hạn chế cỏ dại, liều lượng và thời
gian bón phân sử dụng theo khuyến cáo, cắt tỉa những cành, nhánh hồ tiêu ở dưới
thấp, đặc biệt trong mùa mưa để làm giảm độ ẩm ở phần gốc và ngăn cản những lá ở
dưới thấp tiếp xúc nguồn bệnh Phytophthora ở trong đất và sử dụng những giống
kháng bệnh. Tuy nhiên, rất ít giống hồ tiêu và các cây họ Piper kháng với bệnh thối
rễ, nhưng cũng có một vài kết quả đạt được khi sử dụng một số giống kháng làm gốc
ghép ((Manohara et al., 1991)[31]. Khuyến cáo cho nông dân sử dụng giống kháng
như Natar 1 khi họ mở rộng diện tích trồng mới. Trong suốt mùa mưa hạn chế sự lây
lan nguồn bệnh lên tán lá dưới thấp, bón phân N, P, K tổng hợp chứa Kalicabonat cao
hơn Nitơ được báo cáo là có thể giảm được bệnh do Phytophthora capsici (Zaubin et
al., 1995)[50].
Trichoderma hazianum Rifai (BLT1) kết hợp với chất nền có tiềm năng tốt
trong phịng trừ bệnh thối gốc. Sự kết hợp chặt chẽ giữa vi sinh vật đối kháng với
chất thải hữu cơ bón vào đất làm giảm tỷ lệ bệnh thối rễ tới 50% trong điều kiện thí

nghiệm nhà lưới (Manohara và dan Wahyuno,1995)[35].
Hỗn hợp thuốc Boocdo, metalaxyl và fosetyl-A1 có hiệu quả khi phun trên lá.
Sử dụng metalaxyl tưới xung quanh vùng rễ cây trừ bệnh rễ và thân của hồ tiêu
(Erwin and Ribeiro, 1996)[23]. Thuốc trừ nấm được khuyến cáo sử dụng vào đầu
mùa mưa, phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày. Để hạn chế sự gây hại của bệnh này,
Phan Quốc Sủng (1998)[10] cho rằng khi chớm bị bệnh có thể dùng thuốc Aliette,
Mexy – MZ và Furagan với nồng độ 0,2 % để phun lên cây và tưới vào gốc.
Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Trường ( 2004)[14] hiện tượng chết nhanh trên hồ
tiêu ở Quảng Trị có sự tham gia gây hại của nấm Phytophthora và Pythium. Tiến
hành thí nghiệm ngâm rễ hồ tiêu trong dung dịch thuốc Phosacide 200 có tác dụng
phòng trị bệnh chết nhanh hồ tiêu do nấm Phytophthora gây ra. Tuy nhiên để áp dụng
trên diện rộng thì rất khó vì tốn cơng đào, bới rễ…
3. Những nghiên cứu về tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne incognita)

13


3.1. TriÖu chøng bÖnh
Theo Winoto (1972)[48] ở Sarawak, Malaysia bệnh vàng lá biểu hiện: lá mất
diệp lục, cây còi cọc và có triệu chứng thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Triệu chứng
bệnh tăng thêm khi có sự kết hợp giữa sự nhiễm Meloidogyne incognita và Fusarium
solani, trong điều kiện khô hạn và đất nghèo dinh dưỡng.
Triệu chứng của bệnh hại là cây ngừng sinh trưởng, lá vàng, rụng đốt, ra hoa
và đậu quả kém. Tạo thành những nốt sần ở rễ tiêu là đặc điểm rất cơ bản và đặc
trưng của bệnh này, nếu bệnh nặng cây có thể chết. Nhìn chung các biểu hiện của
bệnh ở phần cây trên mặt đất rất khác nhau tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ
(Nguyễn Ngọc Châu và ctv., 1990)[4].
Phạm Văn Biên (1989)[1] cho rằng cây tiêu bị tuyến trùng hại nặng lúc đầu có
hiện tượng vàng đều các lá ở nửa dưới tán lá. Lá có màu vàng tươi và khơng có
những vết nâu, đen như ở bệnh nấm. Dần dần lá chuyển khô vàng, kém phát triển như

khi cây bị hạn hoặc thiếu phân.
Điều tra tại các vùng trồng hồ tiêu khác nhau đã ghi nhận cây hồ tiêu không
chỉ bị bệnh do nấm mà cịn có sự hiện diện của nhiều loại tuyến trùng ký sinh trên rễ
(Nguyễn Ngọc Châu, 1993)[5] như: Meloidogyne, Radophonus, Rotylencholus…
cùng tác động gây hại lên bộ rễ của cây tiêu cịn có một số nấm như: Fusarium,
Rhizoctonia… những thao tác trong khi bón phân, xới xáo đất và đặc biệt trong mùa
mưa nếu tạo ra các vết thuơng cho bộ rễ là điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm và gây
hại bộ rễ, cuối cùng cây bị chết.
3.2. Đặc điểm sinh học
Tuyến trùng Meloidogyne incognita (Kofoid & White, 1919), Chitwood, 1949
là loài tuyến trùng nội ký sinh rễ thuộc: giống Meloidogyne, Họ Meloidogynidae, Bộ
Tylenchida
Cũng như các loài tuyến trùng gây hại cây khác, tuyến trùng Meloidogyne
incognita con cái nhiều hơn con đực, đẻ trứng thành từng bọc, trứng nở ra tuyến trùng
non.
M. incognita sinh sản đơn tính, mặc dù con đực phổ biến và có thể tập hợp ở
giai đoạn cuối để dẫn dụ con cái (Whitehead, 1998)[47].
Vòng đời của tuyến trùng M. incognita phát triển qua 5 giai đoạn chính: Trứng
- Ấu trùng tuổi 1 - Ấu trùng tuổi 2 - Ấu trùng tuổi 3 - Ấu trùng tuổi 4 - Tuyến trùng

14


trưởng thành. Trong 5 giai đoạn này thì ấu trùng tuổi 2 và tuyến trùng M. incognita
cái thường dùng để xác định lồi. Khi nghiên cứu đặc điểm hình thái của tuyến trùng
M.i ở vùng Tân Lâm, Quảng Trị cho thấy chiều dài của ấu trùng tuổi 2 biến thiên từ
390 - 520 µm (Nguyễn Vũ Thanh, Nguyễn Ngọc Châu, 1993)[5]
Chiều rộng của ấu trùng tuổi 2 biến thiên từ 10,0 - 17,5 µm, trung bình từ 13,6 ± 1,3
µm. Chiều dài kim chích biến thiên từ 10 - 15 µm, trung bình 13,05 ± 0,90 µm.
Tuyến trùng cái có dạng quả lê, lúc nhỏ có màu trắng sữa, khi trưởng thành cơ

thể trong suốt, chiều dài biến thiên từ 570 - 970 µm, trung bình 785 ± 49,45 µm. So
với chiều dài của tuyến trùng M. incognita ở Tân Lâm, Quảng Trị (510 - 740 µm)
(Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Ngọc Châu, 1993)[5] thì chiều dài của tuyến trùng
M. incognita ở Đắk Lắk có phần dài hơn.
Chiều dài kim chích từ 15 - 17 µm, trung bình 16,10 ± 0,40 µm. Theo Phạm Văn
Biên (1989)[1] chiều dài kim chích của tuyến trùng M. incognita cái từ 15 - 17 µm. Kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Ngọc Châu (1993)[5] chiều dài kim
chích của tuyến trùng M. incognita cái ở Quảng Trị là 15 µm.
3.3. Các yếu tố sinh thái, môi trường ảnh hưởng đến mật độ tuyến trùng
Đặc tính đất như kết cấu, ẩm độ đất (Dropkin, 1980)[22] và pH (Wallace,
1970) [46] ảnh hưởng đến tuyến trùng. pH từ 5,6 - 5,8 thì tốt nhất cho sinh trưởng của
tiêu và cũng tốt cho mật độ tuyến trùng trong đất (Zaubin, 1979)[49].
Nhiệt độ và lượng mưa là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mật độ tuyến
trùng gây hại. Biên độ dao động của mật độ tuyến trùng trong năm do các yếu tố này
chi phối đến 7,5 lần. Đồng thời nhiệt độ và lượng mưa còn ảnh hưởng đến đường
phân bố của tuyến trùng. Loại đất trồng cũng có vai trị lớn đến sự phát triển của
tuyến trùng. Bệnh sần rễ phát triển mạnh trên đất basalt (Nguyễn Ngọc Châu và
Nguyễn Vũ Thanh, 1993)[5].
Phân bón hữu cơ và vô cơ cũng ảnh hưởng đáng kể đến mật độ tuyến trùng.
Thí nghiệm ở Tân Lâm cho thấy bón phân chuồng đã ủ hoai cho tiêu 20 - 40 kg/gốc
có khả năng giảm mật độ tuyến trùng 20 - 30 % (Nguyễn Ngọc Châu, 1995a)[2].
Giống tiêu khác nhau cũng có khả năng kháng bệnh tuyến trùng khác nhau.
Tại Tân Lâm tiêu sẻ lá nhỏ có khả năng chống bệnh tuyến trùng tốt hơn so với giống
tiêu Lada Belantoeng lá lớn nhập từ nơi khác đến (Nguyễn Ngọc Châu, 1995b)[3].
Cây trồng xen như đậu đỏ, cúc vạn thọ, đậu hồng có khả năng giảm mật độ
15


tuyến trùng hại tiêu 20 - 30 % (Nguyễn Ngọc Châu, 1995a)[2].
3.4. Tập quán sinh sống và gây hại

Quan sát mô học chỉ ra rằng: sự xâm nhập nhiều nhất của ấu trùng tuổi 2 xuất
hiện ở vùng đầu mô phân sinh rễ. Đầu tiên thành lập các tế bào lớn cùng lúc đó sự
phát triển của những tế bào này xảy ra 2 giai đoạn sau:
(1) Sự phân hủy các vách tế bào rễ kề sát sau đó là sự dung hợp các tế bào này.
(2) Gián phân liên tục khơng có sự phân bào (Freine & Santos, 1978)[25].
Tuyến trùng từ đất xâm nhập vào rễ tiêu ở giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm (tuổi
2) sau khi xâm nhập vào rễ, tuyến trùng khu trú tại một chỗ và dùng kim hút chọc
thủng tế bào mô trụ của rễ, tiết men tiêu hóa vào mơ để thực hiện q trình dinh
dưỡng. Tại đây tuyến trùng nhanh chóng phát triển qua các giai đoạn để thành tuyến
trùng trưởng thành (tuyến trùng đực dạng sợi chỉ, tuyến trùng cái dạng hình quả lê).
Dưới tác dụng của các men tiêu hóa do tuyến trùng tiết ra, các tế bào xung quanh
tuyến trùng phát triển bất thường tạo thành các tế bào khổng lồ có nhiều nhân. Kết
quả làm rễ phình to ra tạo thành những u hay nốt sần, hệ rễ bị biến dạng. Những nốt
sần này có thể nhỏ, riêng biệt hoặc lớn và tập hợp lại thành chuỗi, phụ thuộc vào mức
độ nhiễm của cây ký chủ (Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh, 1991)[6],
(Whitehead, 1998)[47].
3.5. Quá trình phát triển của bệnh
Tuyến trùng ký sinh không những tạo thành nốt sần mà còn làm cho rễ hồ tiêu
biến đổi màu sắc và hủy hoại chức năng. Nguyễn Ngọc Châu và ctv. (1991)[6] chia
quá trình phát triển của bệnh làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khi tuyến trùng mới xâm nhập vào rễ và tạo nốt sần, rễ tiêu vẫn
còn màu sáng, chức năng của rễ chưa bị ảnh hưởng nhiều.
Giai đoạn 2: Rễ chuyển sang màu nâu, chức năng dinh dưỡng và vận chuyển
nước của rễ đã bị ảnh hưởng.
Giai đoạn 3: Rễ chuyển thành màu đen, chức năng của rễ bị phá hủy hoàn toàn.
Từ giai đoạn 2, do rễ bị tổn thương và xảy ra quá trình hoại sinh, tạo điều kiện
cho nấm, vi khuẩn xâm nhập và có thể gây thêm các bệnh khác cho cây. Bệnh sần rễ
khơng chỉ biểu hiện ở những cây vàng mà cịn cả những cây trơng bề ngồi cịn xanh
tốt. Sở dĩ cây còn xanh là do bệnh mới phát triển ở giai đoạn đầu, chức năng của rễ
chưa bị hủy hoại, còn những cây vàng thường bệnh đã phát triển ở giai đoạn cuối, lúc


16


này bộ rễ đã bị phá hủy nhiều, tạo điều kiện để các bệnh nấm, vi khuẩn cùng phát
triển và gây hại cho cây.
3.6. Các yếu tố lan truyền tuyến trùng ở hồ tiêu
Tuyến trùng có thể lan truyền qua các con đường sau:
+ Tiêu giống từ trong vườn ươm đã bị nhiễm bệnh
+ Qua người sản xuất, súc vật, dụng cụ, máy móc canh tác
Lan truyền theo dịng chảy tự nhiên (Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh,
1991)[6], (Nguyễn Ngọc Châu, 1995a)[2].
Nguồn bệnh có sẵn ở lơ trước khi trồng tiêu: do các cây ký chủ của M.
incognita như bí đỏ, cà chua, thuốc lá, cỏ hôi (Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ
Thanh, 1991)[6].
3.7. Một số biện pháp phòng trừ
Thuốc trừ tuyến trùng là Temik (Aldicarb) áp dụng ở 1,25 g a.i/ cây lúc trồng
mới và 6 tháng sau đó hoặc Furadan (Carbofuran) với liều lượng 2,5 g a.i/ cây lúc
trồng mới làm giảm mật độ tuyến trùng trong năm đầu tiên.
Tuyến trùng hại hồ tiêu đã và đang là vấn đề nan giải ở nước ta. Tại hầu hết
các vùng trồng tiêu hiện nay, giải pháp vẫn là dùng thuốc hóa học. Vì vậy xây dựng
qui trình phịng trừ tổng hợp tuyến trùng hại hồ tiêu để hạn chế tối đa việc dùng
thuốc hóa học độc hại là nhu cầu cấp bách. Các biện pháp phòng trừ tổng hợp tuyến
trùng hại tiêu: xây dựng vườn ươm sạch bệnh, quy hoạch lô tiêu để ngăn chặn sự lây
lan bệnh, kiểm tra và xử lý đất trước khi trồng tiêu, kiểm tra đánh giá cấp bệnh, hủy
tiêu bị bệnh nặng, xử lý thuốc hóa học, sử dụng thuốc thảo mộc, bón phân chuồng ủ
hoai, trồng xen, vệ sinh đồng ruộng, chọn giống tiêu kháng bệnh tuyến trùng, biện
pháp đấu tranh sinh học (dùng nấm và vi khuẩn gây bệnh cho tuyến trùng để diệt
tuyến trùng)(Nguyễn Ngọc Châu, 1995a)[2].
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng
- ô xi măng, chậu vại để trồng tiêu và cây trồng khác.
- Bình phun tay có dung tích 200ml để lây bệnh nhân tạo
- Máy tạo sương dùng trong thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo
- Các nguồn nấm phân lập được trong phịng thí nghiệm.

17


- Giống tiêu được trồng phổ biến ở Đăk Nông và phụ cận.
- Các hoá chất: Các loại thuốc BVTV: Bavistin, AGRI-FOS, Aliette, Sunfat
Đồng, Streptomycin, Rose bengal……
2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, thực trạng sản xuất hồ tiêu, những biện pháp
canh tác đang được áp dụng trong sản xuất hồ tiêu
- Xác định các loại dịch hại chính gây hại kinh tế trên cây hồ tiêu tại Đắk Nông
- Nghiên cứu bệnh chết nhanh cây hồ tiêu tại ĐăkNông
+ Xác định các tác nhân gây bệnh chết nhanh
+ Xác định mức độ gây hại, qui luật phát sinh phát triển của bệnh chết nhanh
trên các giống hồ tiêu khác nhau, các vùng sinh thái khác nhau.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến nấm: môi trường nuôi
cấy, nhiệt độ, ánh sáng, độ pH liên quan đến vật gây bệnh chết nhanh trên cây
hồ tiêu.
+ Điều tra nghiên cứu phạm vi ký chủ của các tác nhân gây bệnh chết nhanh
cây hồ tiêu để có định hướng chọn cây làm nọc tiêu, cây trồng xen có hiệu quả
giảm bệnh.
+ Nghiên cứu các biện pháp phịng trừ: canh tác, sinh học, hố học.
- Nghiên cứu bệnh chết chậm do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây hại
- Xác định mật độ tuyến trùng trong đất và rễ cây bệnh

- Xác định qui luật phát sinh phát triển của bệnh trên đồng ruộng
- Nghiên cứu một số đặc tính của tuyến trùng M. incognita
- Nghiên cứu biện pháp phòng trừ: biện pháp sinh học, biện pháp hố học
- Triển khai mơ hình
+ Mơ hình phịng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh
+ Mơ hình phịng trừ tổng hợp một số đối tượng dịch hại chính trên cây tiêu
- Tập huấn
- Tập huấn cho cán bộ: quản lý sâu bệnh hại trên hồ tiêu
- Tập huấn cho nơng dân: nhận biết triệu chứng và phịng trừ sâu bệnh trên hồ
tiêu.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận

18


a. Tiếp cận hệ thống
- Áp dụng trong điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất, điều kiện tự nhiên, các
phương pháp trồng và biện pháp canh tác hồ tiêu ở Đăk Nông hiện nay, các ưu và hạn
chế của những biện pháp này liên quan đến mức độ bùng phát của bệnh chết nhanh,
chết chậm cây hồ tiêu và các dịch hại hồ tiêu quan trọng khác.
- Tập hợp đầy đủ các cơng trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngồi nước để
phân tích trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xác định một cách nhanh nhất các giải
pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp để phát triển cây hồ tiêu.
- Cây hồ tiêu đã được trồng từ lâu ở tỉnh Đak Nông, tuy nhiên cũng cịn nhiều mặt
hạn chế. Vì vậy cần phải có những phân tích chính xác về thực trạng sản xuất để tìm
ra những hạn chế cơ bản nhằm giải quyết xác định được những khâu kỹ thuật, những
công nghệ cần nghiên cứu. Xử lý các thông tin, các công nghệ đang được sử dụng
phổ biến ngoài sản xuất ở các nước trồng hồ tiêu có hiệu quả cao, đề xuất phương án
tối ưu cho việc áp dụng ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

b. Tiếp cận từ thực trạng nghiên cứu
Những vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra được Viện Bảo vệ thực vật - Bộ
Nông nghiệp & PTNT hợp tác với chi cục BVTV tỉnh Quảng Trị nghiên cứu trước và
sau những năm 1990 và một số kết quả nghiên cứu về hiện tượng chết nhanh, chết
chậm cây hồ tiêu cũng tại tỉnh này trong năm 2003 - 2004, cũng như một số kết quả
thử nghiệm hiệu lực phịng trừ của một số thuốc hố học đối với bệnh chết nhanh,
chết chậm. Những kết quả này đã cung cấp luận cứ đề xuất các vấn đề nghiên cứu của
đề tài.
c. Tiếp cận trên cơ sở kế thừa
Đề tài nghiên cứu tập hợp, chọn lọc các kết quả đạt được từ các đề tài, dự án
đã và đang thực hiện, do nhiều nguyên nhân chưa phát huy được tác dụng, hồn thiện
những phần cịn thiếu, cải tiến công nghệ sản xuất ở các nước cho phù hợp và dễ áp
dụng cho điều kiện sản xuất ở nước ta.
d. Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng (tiếp cận từ dưới lên)
Dựa trên hoạt động hợp tác giữa người nông dân và cán bộ phát triển, như các
nhà nghiên cứu hay các khuyến nông viên. Trong cách tiếp cận này cán bộ nghiên
cứu nên tham khảo ý kiến của người nơng dân để hiểu họ cần gì hơn hay những lý do
19


vì sao họ chọn lựa giải pháp kỹ thuật này mà khơng chọn lựa giải pháp kỹ thuật khác.
Ví dụ th diện tích đất của người nơng dân và hỏi ý kiến của người nơng dân về các
thí nghiệm mà bạn muốn tiến hành... Trong mối quan hệ này người nông dân sẽ cung
cấp thông tin cho các nhà khoa học và cán bộ khoa học sẽ xử lý và lựa chọn các
thông tin.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất hồ tiêu, những biện pháp canh
tác đang được áp dụng trong sản xuất hồ tiêu
a. Truy cập và xử lý các thông tin trong và ngồi nước về tất cả các khía cạnh trong
sản xuất cây hồ tiêu (Đất đai, thời tiết khí hậu, giống, công nghệ quản lý vườn cây,

thu hoạch...). Xác định các cơng nghệ tiên tiến có thể áp dụng và các khâu kỹ thuật
then chốt cần tác động trong điều kiện sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Đăk Nông.
b. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:
Điều tra bổ sung dữ liệu ở những vùng sản xuất tiêu tập chung,vùng thường
xuyên có các loại dịch hại nguy hiểm, vùng bị dịch bệnh chết nhanh, chết chậm gây
hại, vùng sản xuất hồ tiêu có hiệu quả thấp và khơng bền vững về tất cả các yếu tố
ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hồ tiêu như: diện tích, thời tiết khí hậu qua các
tháng trong năm, đất đai, phân bón tình hình sâu bệnh, sâu bệnh hại nào là chủ yếu và
thứ yếu, giống , phương pháp canh tác……..thông qua phương pháp:
+ Phỏng vấn trực tiếp
+ Phát phiếu điều tra
+ Điều tra trực tiếp
3.2.2. Phương pháp xác định các tác nhân gây bệnh chết nhanh và một số sâu
bệnh gây hại quan trọng khác cho cây hồ tiêu
* Được tiến hành theo phương pháp (Koch's Postulates (1876): theo 4 bước
1. Mô tả triệu chứng và nhận dạng chi tiết. Ví dụ: triệu chứng héo, đốm, thối
rễ… và nhận dạng: màu sắc, kích thước, hình dạng….
2. Phân lập tác nhân gây bệnh và thơng qua đó mơ tả và giám định nó.
3. Lây bệnh nhân tạo tác nhân gây bệnh lên cây khoẻ, quan sát triệu chứng
bệnh biểu hiện có giống như mô tả ban đầu không.
4. Phân lập lại tác nhân gây bệnh được lấy từ nguồn đã lây nhiễm. Nó phải
giống như nguồn bệnh ban đầu.
20


3.2.2.1. Phương pháp phân lập mẫu bệnh chung
a. Phương pháp để ẩm
- Rửa mẫu bệnh sạch đất cát dưới vòi nước
- Đặt mẫu bệnh vào hộp Petri có giấy thấm vô trùng
- Sau 1 – 2 ngày quan sát vi sinh vật gây bệnh từ mô bệnh

b. Phương pháp phân lập ký sinh gây bệnh trực tiếp từ mẫu cây bệnh
- Rửa mẫu bệnh dưới vòi nước
- Lựa chọn các mơ bệnh điển hình
- Cắt mơ bệnh thành những miếng có kích thước 1x1cm. Miếng cắt phải có cả
mơ bệnh và mô khoẻ. Khử trùng bề mặt bằng cồn 700 trong 15 - 20 giây, sau
đó rửa sạch bằng nước cất vô trùng
- Thấm khô miếng cắt bằng giấy thấm vô trùng, dùng dao đã khử trùng cắt vết
bệnh thành các miếng nhỏ 5x 5mm
- Đặt các mảnh mô cây vào môi trường nghèo dinh dưỡng (WA, CA).
- Khi nấm đã phát triển với kích thước 1 – 2 cm, lấy phần đầu sợi nấm cấy
truyền sang mơi trường thích hợp như: PDA, CMA, Czapeck
3.2.2.2. Phương pháp phân lập nấm Phytophthora
a. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy
Phytophthora mọc trên môi trường giàu Carbonhydrate, amino acids và
khống chất, thơng thường là dạng gen thạch agar. Môi trường hay dùng là: MT
cà rốt – agar, Khoai tây – dextrose agar, V8 – agar, bột yến mạch – agar, PSM.
Streptomycin: 30 mg/1 l
Rose bengal: 5 mg/ 1l
Thuốc Bavistine 50FL nồng độ: 0,025%
Kháng sinh có thể cho thêm vào để diệt khuẩn và một số thuốc trị nấm khác
cũng được cho thêm vào để diệt các loại nấm phụ sinh khác ngoài Phytophthora.
b. Phương pháp phân lập Phytophthora
Phương pháp phân lập Phytophthora từ đất và rễ hồ tiêu bằng sử dụng mồi bẫy:
cánh hoa và vỏ quả (Một số loại quả như : đu đủ, cacao, táo, lê …thường phải xanh),
Phương pháp của Erwin, D.C. and Riberrio O.K (1996)[24]
• Lấy mẫu đất ở gốc của cây bị bệnh

21



• Cho đất vào 1/3 cốc, thêm nước cất vô trùng vào tới khi đạt 3/4 cốc.
Khuấy nhẹ đất trong cốc bằng đũa thuỷ tinh, để đất lắng xuống trong 2
giờ (tốt nhất để qua đêm).
• Cắt cánh hoa có màu sắc 0,5 x 0,5 cm (1 mồi bẫy) thả vào cốc nước
trên.
• Để cốc bẫy bào tử qua đêm ở nhiệt độ 20-250C.
• Quan sát cánh hoa sau: 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày. Khi thấy cánh hoa bị
mất màu đem lên kinh hiển vi soi, quan sát thấy bào tử nấm
Phytophthora
• Làm thuần cánh hoa đem cấy lên môi trường: CA, CMA, PCA...
c. Nghiên cứu phương pháp làm thuần mồi bẫy đến khả năng phân lập nấm
Phytophthora
Công thức thí nghiệm:
Cơng thức 1 (Làm thuần lần 1): Thả cánh hoa vào dung dịch mẫu đất đã xác
định có Phytophthora 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày, sau mỗi lần vớt bỏ cánh hoa
cũ cho cánh hoa mới vào, lấy cánh hoa lần cuối đem phân lập trên môi trường CA.
Công thức 2 (Làm thuần lần 2): Hút 30 ml dung dịch đất ở cơng thức 1 cho
vào bình tam giác chứa 200 ml nước cất đã khử trùng, thả 3 lần cánh hoa, mỗi lần
cách nhau 7 ngày, sau mỗi lần vớt bỏ cánh hoa cũ cho cánh hoa mới vào, lấy cánh
hoa lần cuối đem phân lập trên môi trường CA
Công thức 3 (Làm thuần lần 3): Hút 30 ml dung dịch đất ở công thức 2 cho
vào bình tam giác chứa 200 ml nước cất đã khử trùng, thả 3 lần cánh hoa, mỗi lần
cách nhau 7 ngày, sau mỗi lần vớt bỏ cánh hoa cũ cho cánh hoa mới vào, lấy cánh
hoa lần cuối đem phân lập trên môi trường CA
Công thức 4 (Làm thuần lần 4): Hút 30 ml dung dịch đất ở công thức 3 cho
vào bình tam giác chứa 200 ml nước cất đã khử trùng, thả 3 lần cánh hoa, mỗi lần
cách nhau 7 ngày, sau mỗi lần vớt bỏ cánh hoa cũ cho cánh hoa mới vào, lấy cánh
hoa lần cuối đem phân lập trên môi trường CA
Công thức 5 (Làm thuần lần 5): Hút 30 ml dung dịch đất ở cơng thức 4 cho
vào bình tam giác chứa 200 ml nước cất đã khử trùng, thả 3 lần cánh hoa, mỗi lần


22


cách nhau 7 ngày, sau mỗi lần vớt bỏ cánh hoa cũ cho cánh hoa mới vào, lấy cánh
hoa lần cuối đem phân lập trên môi trường CA
Công thức 6 : Đối chứng không làm thuần
3.2.2.3. Phương pháp lây bệnh nhân tạo
+ Phương pháp lây bệnh qua đất với Phytophthora gây thối rễ:
- Lấy hạt kê đem rửa sạch, cho vào bình tam giác (1/3 – 2/5 bình)
- Đổ nước cất vào gần ngập mặt hạt kê.
- Nút bình bằng nút bơng và bao bên ngồi bằng 2 lớp vải màn, đem hấp
khử trùng.
- Sau khi hấp khử trùng, bỏ nút bơng và giữ lớp vải màn. Cắt miếng
thạch có chứa nguồn nấm với kích thước: 1,5 cm x 1,5 cm cho vào trong bình.
Lắc nhẹ bình để trộn đều nguồn bệnh phía trong.
- Nấm nhân ni trên mơi trường CA trong 10 – 15 ngày, lấy ra trộn vào
trong đất về bốn phía của cây.
+ Lây bệnh trực tiếp lên mô cây ký chủ: Nguồn bệnh được phân lâp từ mẫu cây bi
bệnh, được đặt trực tiếp lên bộ phận của cây: như phần gần gốc, thân, cành cây.
Hoặc phun dịch bào tử lên cây.
+ Lây bệnh bằng tưới du động bào tử và sợi nấm vào trong đất: sợi nấm được cấy
thuần trên hộp petri, cho nước cất vào với liều lượng 1% dung dịch đặc sợi nấm
được cạo bề mặt sợi nấm trên hộp petri, để tạo du động, liều lượng tưới 300
ml/cây/lần, tưới 3 lần trong thời gian 3 tuần (Andre, Drenth và David I.Guest,
2004)[19].
4. Phương pháp nghiên cứu bệnh chết nhanh cây hồ tiêu tại Đăk Nông
4.1. Điều tra mức độ gây hại, qui luật phát sinh phát triển của bệnh
- Chọn điểm điều tra: Đak Nia - Thị xã Gia nghĩa
Chọn 5 vườn đại diện cho vùng, với tổng số cây: 500 – 1000 trụ/ vườn

- Thời gian điều tra: định kỳ 1 tháng/lần
- Phương pháp điều tra: Áp dụng phương pháp điều tra 5 điểm trên 2 đường
chéo góc và 5 điểm theo băng hàng trồng đại diện cho vườn (Phạm Chí thành,
1976)[12]. Mỗi điểm chọn 50 cây để điều tra. Quan sát triệu chứng héo trên cây kết
hợp với kiểm tra mẫu ở trong phòng theo phương pháp xác định nhanh bằng sử dụng

23


bẫy nấm Phytophthora từ rễ và đất cây hồ tiêu (Andre, Drenth và David I.Guest,
2004)[19].
4.2. Phương pháp điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác đến phát sinh và
gây hại của bệnh chết nhanh
a. Ảnh hưởng của các loại nọc tiêu khác nhau
- Tại xã Đăk Nia, Thị xã Gia Nghĩa. Mỗi chỉ tiêu theo dõi chọn 5 vườn đại diện, mỗi
vườn có số nọc tiêu > 500 nọc.
- Các vườn có độ tuổi trồng 5 – 6 tuổi, trên tiêu sẻ, mức chăm sóc tương đối tương
đồng nhau.
- Tiến hành theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%)gây hại ở 4 loại nọc khác nhau
b. Ảnh hưởng của các giống khác nhau
- Chọn vườn điều tra đại diện cho 3 vùng trồng tiêu trọng điểm (Đăk Lấp, Đăk Mil,
Thị xã Gia nghĩa). Mỗi chỉ tiêu theo dõi chọn 3 vườn đại diện/vùng, mỗi vườn có số
nọc tiêu > 500 nọc.
- Các vườn có độ tuổi trồng 5 – 6 tuổi, mức chăm sóc tương đối tương đồng nhau.
- Tiến hành theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%)gây hại trên 4 giống khác nhau
c. Ảnh hưởng của tuổi cây khác nhau
- Tại xã Đăk Nia, Thị xã Gia Nghĩa. Mỗi chỉ tiêu theo dõi chọn 5 vườn đại diện, mỗi
vườn có số nọc tiêu > 500 nọc. Các vườn có độ tuổi trồng 5 – 6 tuổi, trên tiêu sẻ, mức
chăm sóc tương đối tương đồng nhau.
- Tiến hành theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%)gây hại trên 5 loại tuổi cây khác nhau

d. Ảnh hưởng của địa hình khác nhau
- Tại xã Đăk Nia, Thị xã Gia Nghĩa. Mỗi chỉ tiêu theo dõi chọn 5 vườn đại diện, mỗi
vườn có số nọc tiêu > 500 nọc. Các vườn có độ tuổi trồng 5 – 6 tuổi, trên tiêu sẻ, mức
chăm sóc tương đối tương đồng nhau.
- Tiến hành theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%)gây hại trên 5 loại địa hình khác nhau
Chỉ tiêu theo dõi:
Số cây bị bệnh
Tỷ lệ cây bệnh(%)=

x 100
Tổng số cây điều tra

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh học, sinh thái (trong phịng thí
nghiệm) đến tác nhân gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

24


a. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại môi trường ni cấy
Nhân ni nấm, sau đó cấy truyền nấm sang hộp petri có chứa các loại mơi
trường khác nhau: PCA, PDA, , CMA, Czapek, V8 Juice.
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ
Các ngưỡng nhiệt độ cần theo dõi: 100C, 150C, 200C, 250C, 300C, 350C, 400C
c. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng: thí nghiệm được tiến hành theo
phương pháp của Seketov(1982)
Thí nghiệm bao gồm các cơng thức: tối liên tục, sáng liên tục, 12giờ sáng xen
kẽ 12 giờ tối liên tục
d. Nghiên cứu ảnh hưởng của các độ pH khác nhau
Các ngưỡng pH làm thí nghiệm là 4, 4,5; 5; 6; 7; 8; 8,5; 9.
Các chỉ tiêu chung cho 4 thí nghiệm trên

+ Mơi trường ni cấy nấm : CA (Ca rốt + agar)
+ Đặt điều kiện nhiệt độ: 22 - 250C
+ Mỗi cơng thức thí nghiệm làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần 3 hộp petri.
+ Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi tốc độ phát triển của nấm ở các ngày thứ 2, 4, 6
sau khi cấy bằng cách đo đường kính tản nấm.
+ So sánh khả năng sinh bào tử của nấm Phytophthora: dùng lam gạt nhẹ
nhàng sợi nấm trên mặt thạch, cho vào mỗi hộp petri 10 ml nước cất vô trùng và giữ
ở 200C, sau 1 tuần đếm bào tử bằng buồng đếm hồng cầu.
4.4. Phương pháp xác định phạm vi ký chủ của tác nhân gây bệnh chết nhanh cây
hồ tiêu
a. Phương pháp điều tra: điều tra thành phần ký chủ tại tất cả các vùng trồng tiêu ở
tỉnh Đắk Nông.
+ Tiến hành thu thập mẫu (giống các bước thu thập mẫu sâu bệnh)
+ Phân loại cây ký chủ
+ Phân lập những mẫu bệnh trên cây ký chủ.
+ Tính tỷ lệ cây ký chủ trên ruộng điều tra
b. Lây bệnh nhân tạo để xác định cây ký chủ
Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới.
25


×