Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nghiên cứu tình hình bệnh nhân mắc bệnh lao được quản lý và điều trị tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.81 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LAO
ĐƯỢC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI THỪA THIÊN HUẾ TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012
Huỳnh Bá Hiếu và Cs.
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
TÓM TẮT
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích để Đánh giá tình hình
phát hiện và quản lý điều trị bệnh nhân lao từ năm 2008 đến 2012 tại Thừa Thiên Huế, một số chỉ
số dịch tể và tìm hiểu xu hướng bệnh lao tại Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận thấy: Trong giai
đoạn 2008-2012, tổng số bệnh nhân (BN) lao được phát hiện và đăng ký quản lý điều trị toàn tỉnh
là 6.362 BN. Trong đó lao phổi AFB(+) mới là 3.544: nam chiếm 75,68%; nữ chiếm 24,32%. Tỷ
lệ nam/ nữ là 3:1. Lứa tuổi mắc lao phổi AFB(+) mới chủ yếu từ 15 - 54 tuổi, chiếm 70,01%.
Tỷ lệ BN lao phổi AFB (+) mới trên tổng số BN các thể là 55,71%; lao phổi AFB(+) tái
phát 4,95; tỷ lệ lao thất bại điều trị và lao điều trị lại sau bỏ trị đều ở tỷ lệ 0,19%; lao phổi AFB
âm tính 21,32%; lao ngoài phổi chiếm 16,32%, lao phổi AFB âm và lao ngoài phổi khác 1,26%.
Số lượng BN lao phổi AFB(+) mới được phát hiện không đồng đều qua các năm, số lượng BN
lao các thể khoảng 1.200 - 1.300 BN, số BN lao phổi AFB âm tính và lao ngoài phổi cũng theo
xu hướng phát hiện chung thay đổi qua các năm. Tỷ lệ điều trị khỏi AFB(+) mới: 93,41% -
94,04%; AFB(+) tái phát: 75,86% - 89,29%; lao phổi AFB âm tính: 93,92%; lao ngoài phổi:
92,54%- 97,85%; Tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) mới /100.000 dân: 60 - 70/100.000 dân; Tỷ lệ mắc
lao chung /100.000 dân: 112 - 122/100.000 dân; Tỷ lệ tử vong trong điều trị /100.000 dân: từ
1,84 xuống 1,17/100.000.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều tra dịch tể lao toàn quốc lần đầu tiên được thực hiện 2006-2007 cho thấy số người
bệnh lao hiện mắc là 271/100.000 dân (khoảng tin cậy 95%: 220-321/100.000 dân), là cơ sở quan
trọng cho đánh giá dịch tể lao ở Việt Nam. Trong khi chưa có điều tra mắc lao toàn quốc lần hai,
tốc độ giảm bệnh lao của Việt Nam có thể ước tính giảm trung bình cả trước và sau điều tra năm
2007, với mức giảm khoảng 4,6% vì cùng nằm trong khu vực địa lý với Campuchia, Trung quốc
và chương trình chống lao là một chương trình mạnh, hoạt động hiệu quả trong một thời gian dài.
Trong kế hoạch chiến lược giai đoạn 2011-2015, TCYTTG khu vực Tây Thái bình dương đã đưa
ra mục tiêu đến năm 2015 giảm 50% số người mắc và tử vong do lao so với năm 2000. [2][3]
Để đề ra kế hoạch hoạt động chống lao trong thời gian tới của địa phương, góp phần vào


công cuộc chống lao của Việt nam, thực hiện mục tiêu chiến lược của TCYTTG đến năm 2015
giảm 50% số người mắc và tử vong do lao so với năm 2000, chúng tối tiến hành đề tài “Nghiên
cứu tình hình bệnh nhân mắc bệnh lao được quản lý và điều trị tại Thừa Thiên Huế trong giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 201” với mục tiêu:
1. Đánh giá tình hình phát hiện và quản lý điều trị bệnh nhân lao từ năm 2008 đến 2012
tại Thừa Thiên Huế.
1
2. Đánh giá một số chỉ số dịch tể và tìm hiểu xu hướng bệnh lao tại Thừa Thiên Huế.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân đã được phát hiện và đăng ký điều trị từ năm 2008 đến
2012 ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, có phân tích
3. Chọn mẫu: Tất cả những bệnh nhân lao được đăng ký điều trị từ năm 2008 đến 2012 tại
các huyện trong tỉnh qua số liệu báo cáo hàng quý.
4. Kỹ thuật thu thập số liệu: qua báo cáo thu nhận bệnh nhân hàng quý, báo cáo kết quả
điều trị hàng quý và báo cáo tình hình hoạt động xét nghiệm hàng quý.
5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Nghiên cứu một số đặc điểm chung: tuổi, giới
+ Nghiên cứu các thể bệnh lao: Lao phổi AFB(+) mới, Lao phổi AFB(+) tái phát, Thất bại
điều trị, Điều trị lại sau bỏ trị, Lao phổi AFB âm, Lao ngoài phổi.
+ Nghiên cứu một số chỉ số dịch tể
- Tỷ lệ mới mắc lao AFB (+) hàng năm
- Tỷ lệ mới mắc lao chung hàng năm
- Tỷ lệ tử vong trong điều trị (fatality rate).
6. Tiêu chuẩn đánh giá
- Phân loại bệnh nhân lao theo tiêu chuẩn của Chương trình chống lao quốc gia.
- Các chỉ số dịch tễ trong lao.
7. Xử lý số liệu: Phương pháp thống kê y học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Phân theo giới

Trong 05 năm từ 2008 -2012, có 3.544 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới được phát hiện,
trong đó nam là 2.682 chiếm 75,68%, nữ là 862 chiếm 24,32%. Tỷ lệ nam/nữ là 3/1.
2. Phân theo độ tuổi
Bảng 1: Bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới phân theo độ tuổi
Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ % Luỹ tích %
0 - 14 tuổi 16 0,45 0,45
15 - 24 tuổi 495 13,97 14,42
25 - 34 tuổi 602 16,99 31,41
35 - 44 tuổi 693 19,55 50,96
45 - 54 tuổi 675 19,05 70,01
55 - 64 tuổi 505 14,25 84,26
Trên 65 tuổi 558 15,74 100
Cộng 3.544 100
Ở độ tuổi từ 35 đến 44 chiếm cao nhất 19,55%, tiếp đó là các độ tuổi 45 đến 54 (19,05%)
và 25 đến 34 (16,99%). Nhìn chung, ở độ tuổi lao động từ 15 đến 54 tuổi chiếm đa số (70%).
3. Tình hình phát hiện và đăng ký quản lý điều trị
Bảng 2: Tình hình phát hiện lao mọi thể
Năm Lao phổi
AFB(+)
mới
Tái
phát
Thất
bại
Điều
trị lại
Lao
phổi
AFB âm
Lao

ngoài
phổi
Lao
khác
Tổng
cộng
2
2008 699 51 0 0 305 201 0 1.256
2009 657 56 0 0 278 207 25 1.223
2010 729 72 2 0 263 245 25 1.336
2011 774 62 4 5 217 186 17 1.265
2012 685 74 6 7 298 199 13 1.282
Cộng 3.544 315 12 12 1.361 1.038 80 6.362
Trong 5 năm, tổng số bệnh nhân lao được phát hiện và đăng ký quản lý điều trị trên toàn
tỉnh là 6.362 bệnh nhân, trong đó lao phổi AFB(+) mới 3.544 bệnh nhân, lao phổi AFB(+) tái
phát 315 bệnh nhân, lao phổi AFB(+) thất bại 12 bệnh nhân, lao phổi AFB(+) điều trị lại sau bỏ
trị 12 bệnh nhân, lao phổi AFB âm tính 1.361, lao ngoài phổi 1.038 bệnh nhân, lao phổi AFB âm
và lao ngoài phổi khác 80 bệnh nhân.
Năm 2010, số lượng bệnh nhân phát hiện tăng hơn so với các năm khác.
Năm 2011, số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới tăng hơn so với các năm khác.
Trong giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới trên tổng số
bệnh nhân các thể là 55,71%, lao phổi tái phát trên lao các thể 4,95%, lao thất bại điều trị và lao
điều trị lại sau bỏ trị là 0,19%, lao phổi AFB âm tính chiếm 21,32% trên tổng số bệnh nhân lao
các thể, lao ngoài phổi 16,32% và lao khác 1,26%.
4. Kết quả điều trị
Chúng tôi đánh giá lô bệnh nhân đăng ký điều trị từ 2007 – 2011 đã được điều trị đủ liệu
trình 8 tháng theo phác đồ chuẩn.
4.1. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới
Trong các năm tỷ lệ điều trị khỏi trên 93%, tỷ lệ hoàn thành điều trị từ 1% - 2,2%, cho
thấy tỷ lệ điều trị thành công là 94% - 95%; Tỷ lệ tử vong trong điều trị từ 0,8% - 1,2%; Tỷ lệ bỏ

điều trị thấp, từ 0,4% - 2%; Tỷ lệ thất bại điều trị: 0,14% -0,43%; Tỷ lệ được chuyển đi nơi khác
tiếp tục điều trị từ 1,7% - 2,5%. Trong giai đoạn này hoạt động điều trị vẫn duy trì tốt mục tiêu
của TCYTTG, đạt tỷ lệ điều trị khỏi cao trên 93%.
4.2. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao phổi AFB(+) tái phát
Trong các năm tỷ lệ điều trị khỏi với phác đồ 2SHRZE/1HRZE/5 R
3
H
3
E
3
trên 75%, tỷ lệ
hoàn thành điều trị từ 2% - 6,9%, cho thấy tỷ lệ điều trị thành công là 77% - 82%; Tỷ lệ tử vong
trong điều trị từ 1,61% - 5,9%; Tỷ lệ bỏ điều trị từ 1,8% - 3,5%; Tỷ lệ thất bại điều trị: 0,36% -
3,45%; Tỷ lệ bệnh nhân được chuyển đi nơi khác điều trị từ 2% - 6,5%.
So với lao phổi AFB(+) mới, tỷ lệ điều trị khỏi thấp hơn.
4.3. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao phổi AFB âm tính
Trong các năm tỷ lệ điều trị hoàn thành điều trị từ 94% lên đến 95,85%, cho thấy tỷ lệ
điều trị lao phổi AFB âm tính thành công là cao đối với phác đồ chuẩn 2SHRZ/6HE; Tỷ lệ tử
vong trong điều trị thấp từ 1,61% - 5,9%; Tỷ lệ bỏ điều trị từ 1,8% - 3,5%; Tỷ lệ thất bại điều trị:
0,14% -0,43%; Tỷ lệ bệnh nhân được chuyển đi nơi khác tiếp tục điều trị từ 1,05% - 3,6%.
Nhìn chung bệnh nhân đã chấp hành điều trị tốt dưới sự quản lý theo chiến lược DOTS.
Đa số bệnh nhân đều hoàn thành thời gian điều trị 8 tháng theo phác đồ chuẩn.
4.4. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao ngoài phổi
3
Trong các năm tỷ lệ điều trị hoàn thành điều trị từ 92,54% lên đến 97,85%; Tỷ lệ tử vong
trong điều trị thấp từ 0,51% - 0,99%; Tỷ lệ bỏ điều trị từ 0,41% - 0,97%; Tỷ lệ thất bại điều trị:
không có; Tỷ lệ bệnh nhân được chuyển đi nơi khác điều trị từ 1,07% - 5,97%.
5. Một số chỉ số dịch tễ
5.1. Tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) mới /100.000 dân
Tỷ lệ mắc lao phổi AFB(+) mới trong 5 năm dao động từ 60/ 100.000 đến 70/100.000 dân

Năm 2008: 64,43; năm 2009: 60,41; năm 2010: 66,83; năm 2011: 70,17 và năm 2012:
61,58/100.000 dân. Nhìn chung, xu hướng phát hiện lao phổi mới AFB(+) mới chưa ổn định và
thay đổi qua các năm, và chưa có xu hướng giảm rõ rệt.
5.2. Tỷ lệ mắc lao các thể /100.000 dân
Tỷ lệ mắc lao chung (các thể lao) dao động từ 112/100.000 dân đến 122/100.000 dân
Năm 2008: 115,77; năm 2009: 112,45; năm 2010: 122,47; năm 2011: 114,47 và năm
2012: 115,26/100.000 dân Xu hướng phát hiện lao các thể đang dần ổn định năm 2011 và 2012.
5.3. Xu hướng phát hiện bệnh nhân lao
Biểu đồ 1: Xu hướng tỷ lệ phát hiện (/100.000 dân) bệnh nhân Lao
tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008-2012
5.4. Tỷ lệ tử vong trong điều trị /100.000 dân
Năm 2007: 1,66; năm 2008: 1,84; năm 2009: 1,65; năm 2010: 1,27 và năm 2011:
1,17/100.000 dân. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong có xu hướng giảm.
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới
1.1. Tỷ lệ bệnh nhân lao theo giới
Từ năm 2008 đến năm 2012, tổng số BN lao phổi AFB(+) mới được phát hiện và thu nhận
quản lý điều trị toàn tỉnh là 3.544 bệnh nhân, trong đó nam chiếm 75,68%, nữ chiếm 24,32%. Tỷ
lệ nam/nữ là là 3/1 phù hợp với các báo cáo hàng năm của CTCLQG.
4
Qua điều tra dịch tễ tình hình hiện mắc và nhiễm lao toàn quốc 2006-2007, tỷ lệ nam/nữ
trong các thể lao là từ 4,5 đến 5,1. Tỷ lệ này cao hơn 1,7 lần so với tỷ lệ nam/nữ trong số bệnh
nhân lao phổi dương tính mới được phát hiện và đăng ký điều trị trong CTCLQG trong năm tiến
hành điều tra. Điều này cho thấy sự khác biệt về giới trong phát hiện bệnh lao tại Việt Nam.
1.2. Tỷ lệ bệnh nhân lao theo tuổi
Mắc lao phổi AFB(+) mới chủ yếu từ 15 - 54 tuổi, chiếm 70,01%, là lứa tuổi lao động nên
ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế tỉnh nhà. Hơn nữa, về phương diện dịch tể, chứng tỏ
tình hình dịch tể lao đang còn nặng nề. Điều này phù hợp với điều tra dịch tể lao toàn quốc.
Ở độ tuổi từ 35 đến 44 chiếm cao nhất 19,55%, tiếp đó là các độ tuổi 45 đến 54 (19,05%)
và 25 đến 34 (16,99%), hơn nữa trong các nhóm lứa tuổi này tỷ lệ nam/nữ là 3,1 – 5,1, cho thấy

cần nỗ lực tăng cường phát hiện bệnh lao ở nam giới.
2. Tình hình phát hiện và đăng ký quản lý điều trị
Trong giai đoạn 2008-2012, tổng số BN lao được phát hiện và đăng ký quản lý điều trị
trên toàn tỉnh là 6.362. Trong đó lao phổi AFB(+) mới 3.544 BN, tỷ lệ BN lao phổi AFB (+) mới
trên tổng số BN các thể là 55,71%; lao phổi AFB(+) tái phát 4,95; tỷ lệ lao thất bại điều trị và lao
điều trị lại sau bỏ trị đều ở tỷ lệ 0,19%; lao phổi AFB âm tính 21,32%; lao ngoài phổi chiếm
16,32%, lao phổi AFB âm và lao ngoài phổi khác 1,26%.
Số lượng BN lao phổi AFB(+) mới được phát hiện không đồng đều qua các năm, thấp
nhất vào năm 2009 (657 BN) cao nhất năm 2011 (774 BN). Số lượng BN lao các thể chung
quanh 1.200 -1.300 BN, thấp nhất năm 2009 (1.223 BN), cao nhất năm 2010 (1.336 BN). Số BN
lao phổi AFB âm tính cũng theo xu hướng phát hiện chung thay đổi qua các năm, thấp nhất năm
2010 (263 BN), cao nhất năm 2008 (305 BN).
Trên toàn quốc trong giai đoạn 2007-2011, tỷ lệ BN lao phổi AFB(+) mới trên tổng số BN
các thể là 53,3%, giảm dần từ 55,4% (2007) xuống còn 50,6% (2011). Ngược lại, tỷ lệ BN
AFB(+) tái phát, thất bại, điều trị lại sau bỏ trị tăng dần từ 7,8% (2007) đến 8,9% (2011).
So sánh với tình hình BN lao phát hiện trên toàn quốc giai đoạn 2007-2011, số BN lao
phổi AFB(+) mới được phát hiện và đăng ký điều trị tiếp tục có xu hướng giảm từ 54.457 BN
trong năm 2007 xuống còn 50.724 BN năm 2011. Số BN lao các thể không thay đổi nhiều trong
các năm 2007-2009 (từ 98.344 xuống 98.192 BN), tăng nhẹ năm 2010 (99.035 BN) và năm 2011
(100.166 BN). Số BN âm tính tăng từ 17.554 BN (17,8%) năm 2007 lên đến 20.200 BN (20,8%)
năm 2011. Mặc dù số BN lao phổi AFB(+) mới giảm, số BN tái phát, thất bại, điều trị lại sau bỏ
trị tăng từ 7.658 BN (7,8%) năm 2007 lên 8.635 BN (8,9%) năm 2011.
3. Kết quả điều trị lô bệnh nhân 2007-2011
3.1. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới
Trong giai đoạn 2008-2012, số BN lao phổi AFB(+) mới có 3.497 bệnh nhân được đánh
giá, kết quả điều trị khỏi cao, bình quân 93,62% (93,41% - 94,04%). Tỷ lệ hoàn thành điều trị
bình quân 1,80% và giảm từ 2,19% (2007) xuống 1,16% (2011); Tỷ lệ thất bại điều trị thấp bình
quân là 0,23% (0,14% - 0,43%); Tỷ lệ tử vong 1,17% (0,8% - 1,2%); Tỷ lệ bỏ điều trị bình quân
là 1% và có xu hướng tăng từ 0,47% (2007) lên 1,94 (2011).
5

Trong giai đoạn này hoạt động điều trị vẫn duy trì tốt mục tiêu của TCYTTG, đạt tỷ lệ
điều trị khỏi cao trên 93%.
Theo báo cáo của CTCLQG, trong giai đoạn 2007-2011, tỷ lệ điều trị khỏi duy trì ở mức
cao, tương đương 90,0% . Tỷ lệ hoàn thành điều trị giảm từ 2,3% năm 2006 xuống còn 1,6% năm
2010. Tỷ lệ thất bại thấp 1,0 -1,2%. Tỷ lệ tử vong tăng từ 2,6% (2006) đến 3,2-3,3% (2007-2008)
và giảm còn 2,9% (2009-2010). Tỷ lệ bỏ trị có xu hướng tăng nhẹ trong các năm 2006-2008
(1,6% - 1,8%), đây là vấn đề cần lưu ý để đề phòng lao kháng đa thuốc.
3.2. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao phổi AFB(+) tái phát
Trong 5 năm (2007 – 2011), tổng số bệnh nhân tái phát được phát hiện và quản lý điều trị
là 270 bệnh nhân. Tỷ lệ điều trị khỏi từ 75,86% (2007) lên đến 89,29% (2009) sau đó giảm xuống
87,50% (2010) và 83,87% (2011). Bình quân tỷ lệ điều trị khỏi là 83,87% ( 75,86% - 89,29%).
So với lao phổi AFB(+) mới, tỷ lệ điều trị khỏi thấp hơn. Tỷ lệ hoàn điều trị dao động từ 1,96%
đến 6,90%. Hàng năm số tử vong trong điều trị không cao, từ một đến ba bệnh nhân mỗi năm, tỷ
lệ tử vong từ 0,36% (2/56 BN) năm 2009 đến 5,88% (3/29 và 3/56) năm 2007- 2008. Số bệnh
nhân thất bại với phác đồ 2 chỉ có một đén hai bệnh nhân mỗi năm, tỷ lệ thất bại từ 0,36% đến
3,45%. Tỷ lệ bỏ điều trị từ 1,96% đến 3,45%.
Theo báo cáo của CTCLQG tỷ lệ khỏi trung bình của bệnh nhân lao phổi AFB (+) tái phát
là khoảng 81- 82,8% trong 3 năm 2006 -2008; tỷ lệ khỏi đạt cao hơn ở các năm sau (82,6 –
83,0%) do giảm tỷ lệ hoàn thành điều trị và tử vong so với giai đoạn trước. Các tỷ lệ chết, thất bại
điều trị, bỏ trị đều thấp hơn so với kết quả điều trị của bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới toàn quốc.
3.3. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao phổi AFB âm tính
Có 1.350 bệnh nhân lao phổi AFB âm tính được quản lý và đánh giá kết quả điều trị trong
giai đoạn 2007 – 2011. Tỷ lệ hoàn thành điều trị bình quân là 94,74% (93,92% - 95,85%) cao hơn
so với kết quả điều trị lao phổi AFB dương tính mới. Chỉ có 24 BN chết trong điều trị chiếm tỷ lệ
1,78% (0,92% - 2,78%); Có 03 BN thất bại với phác đồ 1 chiếm 0,22% (0% - 0,46%); và 13 BN
bỏ điều trị chiếm tỷ lệ 0,96% (0,36% - 1,31%).
Nhìn chung, bệnh nhân đã chấp hành điều trị tốt dưới sự quản lý theo chiến lược DOTS.
Đa số bệnh nhân đều hoàn thành thời gian điều trị 8 tháng theo phác đồ chuẩn.
3.4. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao ngoài phổi
Có 997 bệnh nhân hoàn thành điều trị trong tổng số 1.035 BN lao ngoài phổi được quản

lý điều trị, chiếm tỷ lệ 96,33% (92,54%- 97,85%). Năm 2008, tỷ lệ hoàn thành điều trị chỉ đạt 92,
54%, năm 2010 đạt 96,73%, các năm còn lại đều đạt trên 97%. Mỗi năm số người chết trong điều
trị chỉ 01 đến 02 người, tỷ lệ chết 0,58% (0,40% - 1%).Đặc biệt không có trường hợp nào thất bại
điều trị. Số BN bỏ điều trị thấp 0,58% (0,40%- 0,97%), mỗi năm có 1 BN bỏ trị, chỉ riêng năm
2009 có 02 BN bỏ trị cho thấy tình hình quản lý điều trị bệnh nhân vẫn được thực hiện tốt.
4. Các chỉ số dịch tể
4.1. Tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) mới /100.000 dân
Theo CTCLQG, qua điều tra tình hình mắc và nhiễm lao toàn quốc được thực hiện 2006-
2007 đã phát hiện tỷ lệ mắc lao phổi dương tính của người lớn từ 15 tuổi trở lên là 197/100.000
6
dân (95% CI: 150-244). Với giả định là không có bệnh nhân lao ở trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ mắc
lao AFB(+) trong tổng dân số (tất cả các nhóm tuổi) sẽ là 145/100.000 dân (95% CI: 110 – 180).
Con số này cao hơn 1,6 lần so với ước tính trước đây của TCYTTG cho Việt nam năm 2006
(90/100.000 dân). Từ đó CTCLQG phối hợp với TTCYTG đã ước tính số mắc lao phổi AFB(+)
mới trong dân số Việt nam (mọi lứa tuổi) là 114/100.000 dân (95% CI: 88 – 140) với giới hạn
dưới là 73,85/100.000 dân và giới hạn trên là 117,77/100.000 dân.
Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới giảm từ 64/100.000 dân (2007) xuống còn
57/100.000 dân (2011) giảm 11,1%. Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới giảm hàng năm là
2,3% trong giai đoạn 2007-2011.
Tại Thừa Thiên Huế, tỷ lệ mắc lao phổi AFB(+) mới trong 5 năm (2008 – 2012) dao động
từ 60/ 100.000 dân đến 70/100.000 dân. Năm 2011 tỷ lệ mắc lao phổi AFB(+) mới cao nhất, đạt
70/100.000 dân. Năm 2009 là 60/100.000 dân, thấp nhất. Các năm 2008, 2010 và 2012, các chỉ
số này là 64, 67 và 62/100.000 dân (qua các năm tương ứng).
Nhìn chung, xu hướng phát hiện lao phổi mới AFB(+) mới chưa ổn định và thay đổi qua
các năm, và chưa có xu hướng giảm rõ rệt.
4.2. Tỷ lệ mắc lao chung /100.000 dân
Trong giai đoạn 2008 – 2012, tỷ lệ phát hiện lao chung (lao các thể) tại Thừa Thiên Huế
dao động từ 112/100.000 dân đến 122/100.000 dân. Năm 2009, tỷ lệ mắc lao chung là
112/100.000 dân, thấp nhất, năm 2010, tỷ lệ mắc lao chung là 122/100.000 dân, cao nhất. Các
năm 2008, 2011 và 2012 tỷ lệ này là 116 và 115 qua các năm tương ứng. Xu hướng phát hiện lao

các thể đang dần ổn định ở 2 năm 2011 và 2012.
Theo CTCLQG, tỷ lệ phát hiện lao các thể trên 100.000 dân giảm nhẹ từ 116/100.000 dân
năm 2007 xuống còn 113/100.000 dân năm 2011, giảm 2,8%.
Kết quả lượng giá cuối kỳ giai đoạn 2007 -2011 của CTCLQG đánh giá xu hướng tỷ lệ
phát hiện trên 100.000 dân bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới giảm 1,7% hàng năm, bệnh
nhân lao các thể giảm 0,8% hàng năm.
4.3. Tỷ lệ tử vong trong điều trị /100.000 dân
Trong 5 năm (2007 -2011) số BN lao tử vong trong điều trị (bất kỳ nguyên nhân gì) là 83
trên tổng số 6.152 BN chiếm tỷ lệ 1,35%. Tỷ lệ tử vong trên 100.000 dân năm 2007 là
1,66/100.000 dân sau đó tăng lên 1,84/100.000 dân năm 2008 và giảm dần 1,65/100.000 dân,
1,27/100.000 dân và 1,17/100.000 dân qua các năm 2009, 2010 và 2011 tương ứng. Điều này cho
thấy hiệu quả của điều trị cũng như tình hình phát hiện sớm bệnh lao nhờ vào công tác truyền
thông giáo dục sức khoẻ và tình hình hoạt động của mạng lưới chống lao toàn tỉnh.
V. KẾT LUẬN
1. Đặc điểm chung của bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới
Bệnh nhân nam chiếm 75,68%; bệnh nhân nữ chiếm 24,32%. Tỷ lệ nam/ nữ là 3/1.
Lứa tuổi mắc lao phổi AFB(+) mới chủ yếu ở lứa tuổi từ 15 - 54 tuổi, chiếm tỷ lệ 70,01%.
2. Tình hình phát hiện và đăng ký quản lý điều trị
7
Trong giai đoạn 2008-2012, tổng số bệnh nhân lao được phát hiện và đăng ký quản lý
điều trị toàn tỉnh là 6.362. Lao phổi AFB(+) chiếm 55,71%; Lao phổi AFB(+) tái phát 4,95%;
Lao phổi AFB(+) thất bại 0,19%; Lao phổi AFB(+) điều trị lại sau bỏ trị 0,19%; Lao phổi AFB
âm tính 21,32%; Lao ngoài phổi 16,32%; Lao phổi AFB âm và lao ngoài phổi khác 1,26%.
3. Kết quả điều trị
3.1. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới
Tỷ lệ điều trị khỏi: 93,41% - 94,04%; hoàn thành điều trị: 1,16% - 2,19%; thất bại điều
trị : 0,14% - 0,43%; tử vong : 0,8% - 1,2%; bỏ điều trị: 0,47% - 1,94.
3.2. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao phổi AFB dương tính tái phát
Tỷ lệ điều trị khỏi: 75,86% - 89,29%; hoàn thành điều trị: 1,96% đến 6,90%; thất bại điều
trị : 0% - 6,44%; tử vong : 1,61% - 10,34%; bỏ điều trị: 1,79% - 3,45%.

3.3. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao phổi AFB âm tính
Tỷ lệ hoàn thành điều trị: 93,92%; thất bại điều trị: 0% - 0,46%; tử vong: 0,92% - 2,78%;
bỏ điều trị: 0,36% - 1,31%.
3.4. Kết quả điều trị lô bệnh nhân lao ngoài phổi
Tỷ lệ hoàn thành điều trị: 92,54%- 97,85%; thất bại điều trị: 0% ; tử vong: 0,40% - 1,0%;
bỏ điều trị: 0,47% - 0,97%.
4. Các chỉ số dịch tễ
4.1. Tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) mới /100.000 dân: 64/100.000 dân (năm 2008), 60/100.000 dân
(năm 2009), 66/100.000 dân (năm 2010), 70/100.000 dân (năm 2011),62/100.000 dân(năm 2012)
4.2. Tỷ lệ mắc lao chung /100.000 dân: 116/100.000 dân (năm 2008), 112/100.000 dân (năm
2009), 122/100.000 dân (năm 2010), 115/100.000 dân (năm 2011), 115/ 100.000 dân (năm 2012).
4.3. Tỷ lệ tử vong trong điều trị /100.000 dân: 1,66 /100.000 dân (năm 2007), 1,84 /100.000 dân
(năm 2008), 1,65 /100.000 dân (năm 2009), 1,27 /100.000 dân (năm 2010), 1,17 /100.000 dân
(năm 2011).
VI. KIẾN NGHỊ
1. Chương trình chống lao quốc gia sớm triển khai sử dụng phác đồ 2S(E)HRZ/4RH vào
điều trị cho bệnh nhân lao nhằm rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu tình trạng bỏ trị và nâng
cao hiệu quả điều trị.
2. Trang cấp cho CTCL tỉnh Thừa Thiên Huế máy GeneXpert để chẩn đoán phát hiện sớm
bệnh lao phổi AFB(+) và phát hiện kháng thuốc của vi trùng lao nhằm đánh giá thực chất công
tác phát hiện và tình hình kháng đa thuốc tại Thừa Thiên Huế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Chương trình chống lao Quốc gia (2009), Hướng dẫn Quản lý bệnh Lao .
2. Chương trình chống lao Quốc gia, Báo cáo hoạt động giai đoạn 2007 - 2011 và phương
hướng kế hoạch 2011 – 2015.
3. Chương trình chống lao Quốc gia, Báo cáo tổng kết hoạt động chống lao năm 2012 và
phương hướng hoạt động năm 2013.
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao Quốc gia -2001.
8
5. Quỹ toàn cầu phòng chống Lao, Dự án phát triển công tác phòng chống lao trong khu vực

dân cư có nguy cơ mắc lao cao, vùng sâu, vùng xa và nhóm người HIV/AIDS.
6. Tổng cục thống kê, Dân số trung bình phân theo địa phương.
7. Viện Lao bệnh phổi (1994), Bệnh học Lao và bệnh phổi, tập 1, tr. 65-82
8. World Health Organization. Global Tuberculosis Control, WHO Report 2011.
9. World Health Organization. Global Tuberculosis Control, WHO Report 2012.
9

×