Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.48 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA





TẠ THỊ THU HOÀI





LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BIẾN DẠNG MESOZOI MUỘN-
KAINOZOI BỒN TRŨNG CỬU LONG VÀ LỤC ĐỊA KẾ CẬN
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI HỆ THỐNG DẦU KHÍ







LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT









TP. Hồ Chí Minh năm 2011.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



TẠ THỊ THU HOÀI



LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BIẾN DẠNG MESOZOI MUỘN-
KAINOZOI BỒN TRŨNG CỬU LONG VÀ LỤC ĐỊA KẾ CẬN
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI HỆ THỐNG DẦU KHÍ



Chuyên ngành: Địa Kiến Tạo
Mã số chuyên ngành: 62445505

Phản biện độc lập 1: TS. TRỊNH VĂN LONG
Phản biện độc lập 2: PGS. TS. PHAN VĂN QUÝNH

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1: PGS.TS. La Thị Chích
2: TS. Phạm Huy Long




TP. Hồ Chí Minh năm 2011.



LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết
quả nghiên cứu và những kết luận trong luận án cũng như các tài liệu có liên quan
đến luận án đã được công bố trong các Tạp chí chuyên ngành và Hội thảo khoa học
đều trung thực.

Tác giả luận án


Tạ Thị Thu Hoài
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Tác giả đã thu thập, phân tích, tổng hợp hầu hết các tài liệu địa chất, địa vật lý
hiện có tại vùng nghiên cứu. Qua đó, làm sáng tỏ lịch sử nghiên cứu biến dạng của
vùng, nêu bật được những tồn tại trong công tác nghiên cứu biến dạng. Dựa vào
những luận điểm chính của thuyết kiến tạo mảng thạch quyển và phương pháp luận
lấy mới suy cũ, tác giả đã ứng dụng các phương pháp: phân tích gián đoạn địa tầng
và bất chỉnh hợp, phân tích tổ hợp thạch kiến tạo, phân tích tướng đá bề dày, phân
tích địa mạo, phân tích kiến trúc (uốn nếp, đứt gãy, khe nứt…) để phân chia các
giai đoạn phát triển biến dạng, các pha biến dạng và khôi phục trường ứng suất biến
dạng.
Lịch sử phát triển biến dạng bồn trũng C
ửu Long và lục địa kế cận vào

Mesozoi muộn-Kainozoi đã trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn tạo núi sau va mảng
Jura sớm-giữa (D1) gồm 2 pha biến dạng: pha tách dãn phương đông bắc-tây nam
(D1.1), pha nén ép phương đông bắc-tây nam (D1.2). Giai đoạn rìa lục địa tích cực
kiểu Andes Jura muộn-Paleocene (D2) với 3 pha biến dạng: pha hút chìm (D2.1)
với lực nén ép phương tây bắc-đông nam, pha tách dãn trên cung núi lửa (D2.2) với
trục tách dãn theo phương tây bắc-đông nam, pha nâng khối t
ảng (D2.3) tạo bề mặt
san bằng có quy mô rộng lớn. Giai đoạn rift Eocene-đầu Miocene sớm (D3) do ảnh
hưởng tách dãn tạo vỏ đại dương Biển Đông và xiết ép do dịch chuyển về đông
nam của vi mảng Đông Dương gồm 3 pha tách dãn (D3.1, D3.3, D3.5) xen kẽ với 3
pha nép ép (D3.2, D3.4, D3.6). Pha tách dãn D3.1, D3.5 với lực tách dãn phương
tây bắc-đông nam. Pha D3.3 có trục tách dãn phương bắc-nam. Pha nén ép D3.2,
D3.4, D3.6 với lực ép nén phương tây bắc-đông nam và bắc tây bắc – nam đông
nam. Giai đoạn thềm rìa lục địa thụ động và nâng khối tảng cuối Miocene sớm-Đệ
Tứ (D4).
Các pha tách dãn D3.1, D3.3 và D3.5 tạo các đứt gãy đồng trầm tích có tính
chất thuận listric và thuận bằng phải. Các pha nén ép D3.2, D3.4 và D3.6 thường
tạo các đứt gãy sau trầm tích có tính chất trượt bằng, nghịch, nghịch bằng hay thuận
bằng.

Các hoạt động biến dạng kiến tạo trong Kainozoi có mối liên quan chặt chẽ
với hệ thống dầu khí ở bồn trũng Cửu Long: các pha tách dãn tạo bồn trũng lấp đầy
các trầm tích có khả năng sinh dầu, chứa dầu và chắn; các pha nén ép tạo cấu trúc
lồi là các bẫy chứa dầu, làm móng granit bị nứt nẻ, đứt gãy tạo nên các đới có độ
rỗng có khả năng chứa, song hoạt độ
ng đứt gãy trẻ cũng phá huỷ cấu trúc cổ và tạo
điều kiện cho dầu khí dịch chuyển khỏi bẫy.


ABSTRACT

The author has collected, analyzed, and integrated many geological,
geophysical data which are available in the study area. Therefore, deformation
analytic history has been clarified, problems in deformation analysis has been
highlighted. Based on main theoretical points of lithosphere tectonic plate theory
and the methodology which analyzes the new one from the old one, the author has
used the following methods: stratigraphic discontinuity and unconformity analysis,
petro-tectonic analysis, facies thickness analysis, geomorphology analysis, structure
analysis (folds, faults, fractures) in order to divide tectonic evolution periods,
deformation phases and reconstruct the stress strain field.
The Late Mesozoic-Cenozoic deformation evolution history in Cuu Long
basin and adjacent continent has lasted 04 periods: Early-Middle Jurassic post
collision Orogenetic period (D1) consisting of 02 deformation phases: NE-SW
extensional stress (D1.1); NE-SW compressional stress (D1.2); Late Jurassic-
Paleocene active continental margin Andes type period (D2) including 03
deformation phases: Late Jurassic-Early Cretaceous subductional phase (D2.1) with
NW-SE compressional stress; Late Cretaceous extensional phase (D2.2) on
volcanic arc with NW-SE extensional stress; Paleocene uplift phase (D2.3) to form
huge erosional surface. The Eocene- Early Miocene rifting period (D3) which was
affected by rift in the East Sea and movement of Indochina plate consists of 03
extensional phases and 03 compressional phases alternately: extensional phase
(D3.1, D3.5) with NW-SE extensional stress; extensional phase (D3.3) with N-S

extensional stress; compressional phase (D3.2, D3.4, D3.6) with NW-SE to NNW-
SSE compressional stress; Middle Miocene-Quaternary passive continental margin
and blocky uplift period (D4).
During the extensional phases D3.1, D3.3 and D3.5, syn-sedimentation faults
which are listric-normal and normal dextral strike-slip faults were created. Post-
sedimentation faults are strike-slip, reverse, and reverse strike-slip and normal
strike-slip which were created in compressional phases D3.2, D3.4 and D3.6.
Most tectonic activities during the Cenozoic are related closely with

petroleum system in Cuu Long basin: extensional phases formed basin filled up
with sediment which is capable source rocks, reservoirs and seals; compressional
phases formed convex structures (traps), caused faults and fractures in destructive
granitoid basement which is the main target in Cuu Long basin. In additional,
young faults also ruin old structure and it is a cause which oil and gas re-migrated
to new traps.

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
Danh mục hình vẽ 4
Danh mục biểu bảng 13
Các từ viết tắt 13
MỞ ĐẦU 14
CHƢƠNG 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BIẾN DẠNG KIẾN TẠO MESOZOI
MUỘN-KAINOZOI BỒN TRŨNG CỬU LONG VÀ LỤC ĐỊA KẾ CẬN. 20
CHƢƠNG 2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BIẾN DẠNG 25
2.1. Một số khái niệm cơ bản 25
2.2. Các phương pháp nghiên cứu biến dạng 26
2.2.1. Phương pháp phân tích gián đoạn địa tầng và bất chỉnh hợp 26
2.2.2. Phương pháp phân tích tổ hợp thạch kiến tạo 28
2.2.3. Phương pháp phân tích tướng đá-bề dày 30
2.2.4. Phương pháp phân tích địa mạo 30
2.2.5. Phương pháp phân tích kiến trúc 31
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC DI CHỈ BIẾN DẠNG MESOZOI MUỘN-
KAINOZOI BỒN TRŨNG CỬU LONG VÀ LỤC ĐỊA KẾ CẬN. 40
3.1. Địa hình và mạng lưới sông suối hiện tại 40
3.2. Các thành tạo địa chất 42
3.2.1. Các thành tạo trầm tích, phun trào 47

3.2.2. Các thành tạo magma xâm nhập 61
3.3. Các bề mặt bất chỉnh hợp 65
3.3.1. Các mặt bất chỉnh hợp khu vực (MBCHKV) 65
3.3.2. Mặt bất chỉnh hợp địa phương 66
3.4. Các kiến trúc nếp uốn, đứt gãy, khe nứt 68
3.4.1. Nếp uốn 68
3.4.2. Khe nứt 72
3.4.3. Đứt gãy 83

2
3.5. Tầng kiến trúc 102
3.5.1. Tầng kiến trúc Jura dưới-giữa 102
3.5.2. Tầng kiến trúc Jura trên-Creta 103
3.5.3. Tầng kiến trúc Kainozoi dưới 103
3.5.4. Tầng kiến trúc Kainozoi trên 104
3.6. Vùng kiến trúc 104
3.7. Kiến trúc sâu 105
3.7.1. Bề mặt Moho 105
3.7.2. Bề mặt nóc móng trước KZ 106
CHƢƠNG 4. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BIẾN DẠNG MESOZOI MUỘN-
KAINOZOI BỒN TRŨNG CỬU LONG VÀ LỤC ĐỊA KẾ CẬN 110
4.1. Giai đoạn tạo núi sau va mảng Jura sớm-giữa (D1) 111
4.1.1. Pha tách dãn tạo bồn trầm tích Jura sớm-giữa (D1.1) 112
4.1.2. Pha nén ép-nâng bóc mòn cuối Jura giữa-đầu Jura muộn (D1.2) 113
4.2. Giai đoạn rìa lục địa tích cực Jura muộn- Paleoxen (D2) 114
4.2.1. Pha hút chìm Jura muộn-Creta sớm (D2.1) 115
4.2.2. Pha tách dãn trên cung núi lửa Creta muộn (D2.2) 115
4.2.3. Pha D2.3 nâng bóc mòn Paleoxen 118
4.3. Giai đoạn rift Eoxen-đầu Mioxen sớm (D3) 119
4.3.1. Pha tách dãn đồng trầm tích trong Eoxen – Oligoxen sớm (D3.1) 123

4.3.2. Pha nén ép sau trầm tích tuổi cuối Oligocen sớm (D3.2) 127
4.3.3. Pha tách dãn đồng trầm tích và sụt lún do nhiệt Oligoxen muộn (D3.3) 131
4.3.4. Pha nén ép Oligoxen muộn (D3.4) 134
4.3.5. Pha tách dãn và sụt lún do nhiệt cuối Oligoxen muộn-đầu Mioxen sớm
(D3.5) 139
4.3.6. Pha nén ép giữa Mioxen sớm (D3.6) 140
4.4. Giai đoạn rìa lục địa thụ động và nâng vòm khối tảng cuối Mioxen sớm-Đệ Tứ
(D4) 143
CHƢƠNG 5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BIẾN DẠNG
VỚI HỆ THỐNG DẦU KHÍ Ở BỒN TRŨNG CỬU LONG 145

3
5.1. Khái quát về hệ thống dầu khí ở bồn trũng Cửu Long 145
5.2. Mối liên quan giữa hệ thống dầu khí với các giai đoạn biến dạng, pha biến dạng.
148
5.2.1. Giai đoạn biến dạng D1 149
5.2.2. Giai đoạn biến dạng D2 150
5.2.3. Giai đoạn biến dạng D3 151
5.2.4. Giai đoạn biến dạng D4 159
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165



4
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu. 17
Hình 1.1. Sự phân bố các trường ứng suất tại một số điểm nghiên cứu ở Nam Việt
Nam (theo C. Rangin và nnk., 1995 [4]). 21

Hình 1.2. Các pha biến dạng chính ở đới Đà Lạt và bồn trũng Cửu Long trong
Mesozoi muộn-Kainozoi. A- Trích nguồn [5], B-Tạ Thị Thu Hoài [11], [12] 23
Hình 2.1. Các kiểu biến dạng: dẻo và dòn. 25
Hình 2.2. Bề mặt BCH được xác định trên mặt cắt địa chấn dựa vào dấu hiệu bóc
mòn trên nóc tầng và tài liệu FMI và đường cong điện trở suất: sự thay đổi góc dốc,
phương vị của tầng trên và tầng dưới. 28
Hình 2.3. Mặt cắt thể hiện các bối cảnh kiến tạo và các tổ hợp thạch kiến tạo tương
ứng [tổng hợp trên cơ sở các tài liệu [27], [3], [25], [20], [26], [28]. 29
Hình 2.4. Mô hình phân bố các trục ứng suất thành tạo nếp uốn. a- nếp uốn dọc, b-
nếp uốn ngang [vẽ lại theo [25]. 33
Hình 2.5. Mô hình phân bố các trục ứng suất thành tạo các kiến trúc sinh kèm nếp
uốn (theo Wilson, 1981; Steams & Friedman, 1972) 33
Hình 2.6. Xác định phương, hướng dốc và góc dốc của đứt gãy trên các mặt cắt đẳng
sâu hoặc đẳng thời gian. 35
Hình 2.7. Xác định cự ly dịch chuyển thẳng đứng của các tầng ở 2 bên cánh đứt gãy.35
Bảng 2.2. Bảng các loại đứt gãy và trường ứng suất thành tạo chúng 36
Hình 2.8. Mô hình các kiến trúc sinh kèm đứt gãy trượt bằng áp dụng cho các điểm
lộ ở lục địa. 39
Hình 2.9. Các vị trí có trường ứng suất căng dãn và nén ép dọc đứt gãy trượt bằng
[27]. 39
Hình 2.10. Các vị trí có trường ứng suất căng dãn và nén ép dọc đứt gãy trượt bằng
và mối liên quan với các trục ứng suất khu vực (ứng suất tạo đứt gãy chính) [27]. 39
Hình 3.1. Bản đồ địa chất ở đới Đà Lạt và địa chất móng của bồn trũng Cửu Long.
Tổng hợp theo Bản đồ địa chất 1:200.000 [2] có bổ sung bởi tác giả. 43
Hình 3.2. Các thành tạo địa chất ở đới Đà Lạt [12] 44

5
Hình 3.3. Cột địa tầng tổng hợp bồn trũng Cửu Long (Đỗ Bạt, Phùng Khắc Hải,
2007 [18] có bổ sung và sửa đổi bởi tác giả) 45
Hình 3.4. Mặt cắt địa chất-địa vật lý theo phương TB-ĐN ở rìa TB bồn trũng Cửu

Long thể hiện sự thay đổi bề dày giảm dần từ TB về ĐB của các tập địa chấn E, D,
C, BI.1 và sự tương đối ổn định bề dày của các tập địa chấn BI.2, BII, BIII. Chúng bị
cắt dịch bởi các đứt gãy thuận đồng trầm tích phương ĐB-TN, cắm về ĐN hoạt động
trong E và D (ĐG màu xanh), tái hoạt động sau trầm tích E, D và C+BI.1 (ĐG màu
đỏ). Các nếp uốn lồi, lõm đồng trầm tích và sau trầm tích phương ĐB-TN và á kinh
tuyến. 58
Hình 3.5. Mặt cắt địa chất-địa chấn phương TB-ĐN ở ĐB bồn trũng Cửu Long thể
hiện sự thay đổi bề dày trầm tích theo phương TB-ĐN bị cắt và dịch chuyển bởi các
đứt gãy đồng trầm tích trong E, trong D, trong C+BI.1 và tái hoạt động sau trầm tích
E, D, C+BI.1 và BI.2; các lồi lõm đồng trầm tích, nếp lồi nghịch đảo sau trầm tích. 59
Hình 3.6. Mặt cắt địa chất-địa vật lý theo phương TB-ĐN ở rìa ĐN bồn trũng Cửu
Long cho thấy bề dày trầm tích của các tập địa chấn E, D, C, BI.1 giảm dần từ TB
về ĐB còn bề dày của các tập địa chấn BI.2, BII, BIII, A thì tương đối ổn định; các
nếp uốn lồi, lõm đồng trầm tích phương ĐB-TN; các đứt gãy thuận đồng trầm tích
tầng E và D (ĐG màu xanh) phương ĐB-TN, đứt gãy tái hoạt động sau trầm tích E,
D, BI.2 (ĐG màu đỏ). 59
Hình 3.7. Mặt cắt địa chất-địa vật lý phương TB-ĐN qua phần nam bồn trũng Cửu
Long chỉ ra sự thay đổi bề dày từ TB về ĐB của các tầng E, D, C, BI.1; các nếp uốn
lồi, lõm đồng trầm tích và sau trầm tích phương ĐB-TN; các đứt gãy đồng trầm tích
tầng E và D với tính chất thuận listric, thuận bằng phải phương ĐB-TN (đứt gãy màu
xanh), tái hoạt động sau trầm tích tập E, D và BI (đứt gãy màu đỏ). 60
Hình 3.8. Mặt BCH góc khu vực giữa trầm tích Jura dưới-giữa và trầm tích Creta
trên ở khu vực Đại Ninh, Đức Trọng. 66
Hình 3.9. Mặt BCH khu vực giữa trầm tích Kainozoi và móng trước Kainozoi, và
các mặt BCH địa phương giữa trầm tích Eoxen-Oligoxen dưới (tầng E) với trầm tích
Oligoxen trên (tầng D) và giữa trầm tích Oligoxen trên (tầng D) và cuối Oligoxen
trên-Mioxen sớm (tầng C+BI.I). 67

6
Hình 3.10. Mặt BCH khu vực giữa trầm tích Kainozoi và móng trước Kainozoi, giữa

Eoxen-Oligoxen dưới và Oligoxen trên, và các mặt BCH địa phương giữa trầm tích
Oligoxen dưới (tầng E) với trầm tích Oligoxen giữa (tầng D) và giữa trầm tích đầu
Oligoxen muộn (tầng D) và cuối Oligoxen muộn+Mioxen sớm (tầng C+BI.1), và
giữa BI.1.1 với BI.2 là tầng basalt phản ánh sự thay đổi chế độ kiến tạo. 67
Hình 3.11. Uốn nếp trong trầm tích Jura dưới-giữa, phương trục nếp uốn bắc-nam
kèm theo thớ chẻ song song mặt trục. Ảnh do tạ Thị Thu Hoài chụp tại đập Trị An. 70
Hình 3.12. Trầm tích Jura dưới-giữa bị uốn nếp mạnh mẽ với mặt trục nếp uốn
phương ĐB-TN, cắm về ĐN. Ảnh do T.T.Thu Hoài chụp tại Đông Tiến, Bình
Thuận. 70
Hình 3.13. Tuff và trầm tích Jura trên-Creta dưới có thế nằm đơn nghiêng phương
TB-ĐN (23012-15). Ảnh chụp ở Đông Tiến, Bình Thuận [người chụp: Phạm Huy
Long]. 71
Hình 3.14. Mặt cắt phương TB-ĐN ở rìa TB bồn trũng Cửu Long chỉ ra các nếp uốn
đồng trầm tích trong thời kỳ thành tạo tầng E và D liên quan với hoạt động của đứt
gãy đồng trầm tích thuận listric do căng dãn. Nếp uốn sau trầm tích E và đứt gãy sau
trầm tích E, D, C+BI.1 do nén ép. 71
Hình 3.15. Khe nứt trong đá Aglomerat hệ tầng Nha Trang. Ảnh do Tạ Thị Thu Hoài
chụp tại tại An Hội-Côn Đảo. 76
Hình 3.16. Đới khe nứt tách khu vực phương TB-ĐN 310° với góc dốc gần thẳng
đứng phát triển mạnh trong đá granit phức hệ Đèo Cả (ảnh a) và rhyolit hệ tầng Nha
Trang (ảnh b). Ảnh do Tạ Thị Thu Hoài chụp tại Côn Đảo. 76
Hình 3.17. Đới khe nứt phương ĐB-TN 30-40° trong đá granit 2 mica phức hệ
Ankroet. Ảnh do Tạ Thị Thu Hoài chụp tại Kê Gà-Phan Thiết. 77
Hình 3.18. Đới khe nứt tách khu vực phương TB-ĐN trong đá granit 2 mica phức hệ
Ankroet. Ảnh do Tạ Thị Thu Hoài chụp tại Kê Gà-Phan Thiết. 77
Hình 3.19. Hệ khe nứt phương 20°, đổ về phía ĐN. Ảnh do Tạ Thị Thu Hoài chụp
tại Mũi Kê Gà, Phan Thiết. 78

7
Hình 3.20. Bản đồ (a) và ảnh khái quát chung (b) và ảnh chi tiết (c) sự phân bố đứt

gãy nhỏ phương ĐN và khe nứt sinh kèm trong đá granit Ankroet. Ảnh do Tạ Thị
Thu Hoài chụp tại Mũi Kê Gà, Phan Thiết. 78
Hình 3.21. Các hệ khe nứt phương ĐB-TN, trượt nghịch. Ảnh do Tạ Thị Thu Hoài
chụp tại Trại Mát, Đà Lạt. 79
Hình 3.22. Dyke gabbrodiabase phức hệ Cù Mông có phương TB-ĐN, dày ~2m, bị
cắt bởi các hệ khe nứt phương VT và ĐB-TN. Ảnh do Tạ Thị Thu Hoài chụp tại Trại
Mát, Đà Lạt 79
Hình 3.23. Khe nứt phát triển mạnh trong dyke mạch granosyenit phương KT và bị
cắt bởi hệ khe nứt ĐB-TN (30-35°). Ảnh do T.T.T.Hoài chụp tại núi Du Long. 80
Hình 3.24. Khe nứt nguội lạnh trong mạch sáng màu (granit aplit màu hồng hạt rất
nhỏ). Ảnh do Tạ Thị Thu Hoài chụp tại Cà ná. 80
Hình 3.25. Khe nứt nguội lạnh trong đá phun trào basalt Đệ Tứ. Ảnh chụp tại Thác
Đambri. 81
Hình 3.26. Khe nứt trong móng granitoid dọc theo giếng khoan được phân tích theo
tài liệu FMI, được chia theo các đới có thành phần thạch học khác nhau. 81
Hình 3.27. Bản đồ khe nứt trong các đá móng trước Kainozoi theo tài liệu FMI trong
các giếng khoan ở bồn trũng Cửu Long và theo tài liệu đo đạc tại các vết lộ địa chất
ở lục địa kế cận và biểu diễn trên các đồ thị đẳng trị mật độ và hoa hồng theo phương
(Xem chỉ dẫn địa chất hình 3.1). 82
Hình 3.28a. Bản đồ đứt gãy bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận. Người thành lập:
Tạ Thị Thu Hoài, Phạm Huy Long. 92
Hình 3.28b. Bản đồ đứt gãy đồng trầm tích trong KZ bồn trũng Cửu Long và lục địa
kế cận. Người thành lập: Tạ Thị Thu Hoài, Phạm Huy Long. 93
Hình 3.28c. Bản đồ đứt gãy sau trầm tích trong KZ bồn trũng Cửu Long và lục địa
kế cận. Người thành lập: Tạ Thị Thu Hoài, Phạm Huy Long. 94
Hình 3.29. Bản đồ phân bố đứt gãy ở phần bắc bồn trũng Cửu Long. 95
Hình 3.30. Mặt cắt phương TB-ĐN cắt qua hệ đứt gãy listric và đứt gãy nghịch
phương ĐB-TN phân bố ở phía ĐB bồn trũng Cửu Long. 95
Hình 3.31. Bản đồ phân bố đứt gãy ở phần TB bồn trũng Cửu Long. 97


8
Hình 3.32. Bản đồ phân bố đứt gãy ở phần tây bồn trũng Cửu Long (lô 15-2/01). 97
Hình 3.33. Sơ đồ đứt gãy ở khu vực đông bồn trũng Cửu Long (lô 09-2) [phân tích
theo tài liệu của Phạm Tuấn Dũng và nnk, [15]. 98
Hình 3.34. Mặt cắt phương KT cắt qua đứt gãy VT ở phía ĐB bồn trũng Cửu Long.
Các đứt gãy này cắm về nam hoạt động thuận listric đồng trầm tích D do lực tách
dãn phương KT và tái hoạt động tái hoạt động thuận bằng phải sau trầm tích BI.1.100
Hình 3.35. Mặt cắt phương TB-ĐN cắt qua phần trung tâm bồn trũng Cửu Long thể
hiện sự thay đổi bề dày trầm tích và các đứt gãy thuận đồng trầm tích phương ĐB-
TN, cắm về ĐN hoạt động đồng trầm E, hoạt động nghịch vào sau trầm tích E, tái
hoạt động nghịch bằng sau trầm tích D và sau trầm tích BI.2, tái hoạt động thuận
đồng trầm tích D. 100
Hình 3.36. Mặt cắt phương TB-ĐN cắt qua rìa NĐN bồn trũng Cửu Long thể hiện sự
thay đổi bề dày trầm tích và các đứt gãy thuận đồng trầm tích phương ĐB-TN, cắm
về ĐN hoạt động thuận listric đồng trầm tích tầng E, tái hoạt động thuận phải đồng
trầm tích D và tái hoạt động thận bằng trái sau BI.2. 101
Hình 3.37. Mặt cắt phân tầng kiến trúc ở bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận. 104
Hình 3.38. Hình thái kiến trúc bề mặt Moho bồn trũng Cửu Long và vùng kế cận
(theo Cao Đình Triều, 2002 [49] [50], có bổ sung và chỉnh sửa) 108
Hình 3.39. Mặt cắt thể hiện sự thay đổi bề mặt Moho và bề dày vỏ lục địa trước KZ
bồn trũng Cửu Long và vùng kế cận. 108
Hình 3.40. Bề mặt địa hình nóc móng Bồn trũng Cửu Long (Phạm Huy Long, Tạ Thị
Thu Hoài, 2002, 2004, 2009, có bổ sung và sửa đổi, [12], [16], [15], [17], [31]). 109
Hình 4.1. Mặt cắt chỉ chia các giai đoạn/pha biến dạng với các di chỉ biến dạng: bề
mặt BCH, uốn nếp, đứt gãy. 110
Hình 4.2. Sơ đồ phân bố các thành tạo Jura dưới-giữa, các trục nếp uốn và trường
ứng suất kiến tạo thành tạo nếp uốn. 113
Hình 4.3. Trường ứng suất biến dạng trong giai đoạn D1.2 ở khu vực Trị An (a) và ở
khu vực Bản Đôn (b). 114
Hình 4.4a. Sơ đồ khôi phục cổ địa lý của phần đông Tethys vào Jurassic muộn và

Creta sớm chỉ ra sự phân bố của các khối, mảnh lục địa ở Đông Nam Á và kế cận

9
(theo I. Metcalfe, 2005 [54]). SG=phức hệ bồi kết Songpan Ganzi; SC=South China;
QS=Qando –Simao; SI=Simao; QI=Qiangtang; S=Sibumasu; I=Indochina;
EM=Đông Malaya; WSu=Tây Sumatra; L=Lhasa; WB=tây Burma; SWB=tây nam
Borneo; SE=Semitau; NP=Bắc Palawan và các mảnh lục địa nhỏ tạo nên móng của
Philippines; Si=Sikuleh; M=Mangkalihat; WS=Tây Sulawesi; PB=Móng Philippine;
PA=Incipient East Philippine arc; PS=Proto-South China Sea; Z=Zambales
Ophiolite; Rb=Reed Bank; MB=Macclesfield Bank; PI=Paracel Islands;
Lu=Luconia; Sm=Sumba. M có số chỉ ra dị thường từ ở Ấn Độ Dương. 116
Hình 4.4b. Mặt cắt qua rìa lục địa tích cực kiểu Andes qua phần đông nam terrane
Indosinia (Phạm Huy Long, Tạ Thị Thu Hoài 2002, 2004 [12], [53]). 117
Hình 4.5. Sơ đồ khôi phục cổ địa lý của phần đông Tethys vào Cretaceous muộn chỉ
ra sự phân bố của các khối, mảnh lục địa của Đông Nam Á và kế cận (theo I.
Metcalfe, 1996, 2005 [54]). SG=phức hệ bồi kết Songpan Ganzi; SC=South China;
QS=Qando –Simao; SI=Simao; QI=Qiangtang; S=Sibumasu; I=Indosinia;
EM=Đông Malaya; WSu=Tây Sumatra; L=Lhasa; WB=tây Burma; SWB=tây nam
Borneo; SE=Semitau; NP=Bắc Palawan và các mảnh lục địa tạo nên móng của
Philippines; Si=Sikuleh; M=Mangkalihat; WS=Tây Sulawesi; PB=Móng Philippine;
PA=Incipient East Philippine arc; PS=Proto-South China Sea; Z=Zambales
Ophiolite; Rb=Reed Bank; MB=Macclesfield Bank; PI=Paracel Islands;
Da=Dangerous Ground; Lu=Luconia; Sm=Sumba. M có số chỉ ra dị thường từ ở Ấn
Độ Dương 117
Hình 4.6. Mô hình tách dãn trên cung núi lửa pha D2.2. 118
Hình 4.7. Trường ứng suất biến dạng trong giai đoạn D2. 118
Hình 4.8. Mô hình nâng bóc mòn tạo bề mặt san bằng Đông Dương vào pha D2.3.119
Hình 4.9. Các sự kiện kiến tạo khu vực ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu trong giai
đoạn Kainozoi sớm trên nền mô hình kiến tạo của Hall (1996, 2000 [56], [57], [58]).121
Hình 4.10. Sơ đồ phân bố trục tách dãn ở Biển Đông ứng với 3 pha biến dạng tách

dãn D3.1, D3.3, và D3.5 ở bồn trũng Cửu Long. 122

10
Hình 4.11a. Sự thay đổi bề dày trầm tích ở ĐB bồn Cửu Long, các đứt gãy thuận
đồng trầm tích ĐB-TN hoạt động vào D3.1, sinh mới và tái hoạt động nghịch, trượt
bằng và nghịch bằng VT, á KT và ĐB-TN vào D3.2, D3.3, D3.4 và D4.2. 125
Hình 4.12a. Mặt cắt địa chất-địa vật lý phương TB-ĐN cho thấy trầm tích E+F lấp
đầy bán địa hào và kề áp kênh các bán địa lũy ở khu vực phía tây nam bồn trũng Cửu
Long [nguồn 14, có bổ sung bởi tác giả]. 126
Hình 4.12b. Mô hình đứt gãy listric 127
Hình 4.13. Biểu đồ trường ứng suất biến dạng Eoxen – Oligoxen sớm (pha D3.1) 127
Hình 4.14. Mặt cắt phương TB-ĐN cắt qua các hệ đứt gãy phương ĐB-TN cắm về
ĐB và TN hoạt động trong các pha D3.2, D3.3 và D3.6 128
Hình 4.15. Mặt cắt địa chất địa vật lý phương TN-ĐB cắt qua đứt gãy phương KT và
TB-ĐN hoạt động trong D3.2. 129
Hình 4.16. Các đứt gãy á VT hoạt động trượt bằng phải trong D3.2 làm các bán địa
hào, bán địa lũy thành tạo trong E bị phân cắt và trầm tích E bị bóc mòn mạnh ở các
khối nhô. Mặt cắt ở phía TN bồn trũng Cửu Long. 129
Hình 4.18. Mô hình trường ứng suất thành tạo các kiến trúc vào thời kỳ D3.2. 130
Hình 4.19. Trường ứng suất kiến tạo trong pha D3.2. 130
Hình 4.20. Sơ đồ biến dạng cuối Oligoxen sớm (pha D3.2- sau lắng đọng trầm tích
E, trước lúc lắng đọng trầm tích tập D). Khôi phục ở khu vực trung tâm lô 16-2 130
Hình 4.21. Sơ đồ biến dạng đầu đầu Oligoxen muộn (pha D3.3-đồng trầm tích tập
D). Khôi phục ở khu vực trung tâm lô 16-2 133
Hình 4.22. Trường ứng suất kiến tạo trong pha D3.3. 133
Hình 4.23. Mặt cắt phương TN-ĐN thể hiện các đứt gãy phương VT hoạt động nhiều
pha: thuận phải sau Etái hoạt động thuận listric đồng trầm tích trong D- pha D3.3, tái
hoạt động thuận phải sau D và C+BI.1 (pha D3.4, D3.6); các đứt gãy VT thuận phải
sau trầm tích E và các đới khe nứt dự báo sinh kèm đứt gãy hoạt động vào pha D3.2.134
Hình 4.24. Đứt gãy nghịch phương á VT (280) cắm về bắc (màu đỏ) phát triển ở khu

vực TN bồn trũng Cửu Long hình thành vào pha D3.4 135
Hình 4.25. Nghịch đảo tạo nếp uốn sau D-trước C. 136

11
Hình 4.26. Mặt cắt phương TB-ĐN cắt qua hệ đứt gãy nghịch phương ĐB-TN hoạt
động vào pha D3.4 phân bố ở phía đông bắc bồn trũng Cửu Long 136
Hình 4.27. Đứt gãy nghịch cắt qua trầm tích D được thành tạo do trường ứng suất
nén ép phương TB-ĐN vàoD3.4. 137
Hình 4.28. Sơ đồ biến dạng cuối Oligoxen muộn (pha D3.4 – sau lúc lắng đọng trầm
tích tập D). Khôi phục ở khu vực trung tâm lô 16-2. 137
Hình 4.29. Trường ứng suất kiến tạo trong pha D3.4. 138
Hình 4.30. Các hệ khe nứt phương VT và TTB-ĐĐN thành tạo trong pha D3.2, D3.4
phát triển trong dyke mạch Phan Rang. Ảnh do Tạ Thị Thu Hoài chụp tại Mũi Đá-
Phan Thiết. 138
Hình 4.31. Sơ đồ biến dạng đầu Mioxen sớm (pha D3.5 – pha biến dạng đồng trầm
tích tập C+ BI.1). Khôi phục ở khu vực trung tâm lô 16-2 140
Hình 4.32. Trường ứng suất kiến tạo trong pha D3.5. 140
Hình 4.33. Trường ứng suất kiến tạo trong pha D3.6. 141
Hình 4.34. Đứt gãy phương á vĩ tuyến (F5) hoạt động đồng trầm tích trong D3.3 và
tái hoạt động với cơ chế nghịch ngang phải vào D3.4 và D3.6. F1 phương ĐB-TN
hoạt động thuận listric vào D3.1 và tái hoạt động thuận bằng vào D3.3. 142
Hình 4.35. Mặt cắt khôi phục các thời kỳ sau trầm tích E, sau D, sau C+BI.1. 142
Hình 4.36. Vị trí vùng nghiên cứu và các lực khu vực trong bình đồ kiến tạo Đông
Nam Á vào Plioxen sớm (theo Hall, 1997, 2002 [57], [58] có bổ sung) 144
Hình 5.1. Mô hình hệ thống dầu khí ở bồn trũng Cửu Long [theo Trần Lê Đông,
Phùng Đắc Hải [18], có bổ sung bởi tác giả. 147
Hình 5.2. Sơ đồ phân bố các phát hiện dầu khí và các cấu tạo tiềm năng ở bồn trũng
Cửu Long (theo Phùng Đắc Hải 2007 [18] có bổ sung mới bởi tác giả). 148
Hình 5.3. Sơ đồ thể hiện mối liên quan giữa biến dạng và hệ thống dầu khí ở bồn
trũng Cửu Long. 149

Hình 5.4. Mặt cắt khe nứt sinh kèm đứt gãy đông bắc – tây nam ở phía đông bắc bồn
trũng Cửu Long. Phương mặt cắt TB-ĐN. 156
Hình 5.5. Bản đồ thể hiện đứt gãy khe nứt sinh kèm đứt gãy phương á vĩ tuyến và
hướng giếng khoan ở phía TN bồn trũng Cửu Long. 156

12
Hình 5.6. Mặt cắt phương TN-ĐB thể hiện đứt gãy khe nứt sinh kèm đứt gãy phương
á vĩ tuyến và hướng giếng khoan ở phía TN bồn trũng Cửu Long. 157
Hình 5.7. Đới khe nứt tách khu vực phương TB-ĐN-đới cho dòng sản phẩm chính
trong móng -được xác định theo thuộc tính CBM trên mặt cắt địa chấn đẳng sâu (-
3100m) ở phía BTB bồn trũng Cửu Long. 157
Hình 5.8. Đới khe nứt tách khu vực phương TB-ĐN-đới cho dòng sản phẩm chính
trong móng – xác định được theo thuộc tính CBM trên mặt cắt địa chấn phương ĐB-
TN ở phía BTB bồn trũng Cửu Long. 158
Hình 5.9. Đới khe nứt tách khu vực phương TB-ĐN và các đứt gãy phương kinh
tuyến-đới cho dòng sản phẩm chính trong móng-xác định được theo thuộc tính CBM
trên mặt cắt địa chấn đẳng sâu (~ -3500m) ở phía đông bồn trũng Cửu Long. 158
Hình 5.10. Đứt gãy phương TB-ĐN tái hoạt động trong pha biến dạng D4 (sau trầm
tích tầng BII) đóng vai trò phá hủy bẫy có trước và là kênh dẫn dầu lên bẫy trẻ thành
tạo vào Mioxen giữa. 160


13
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1. Các chế độ địa động lực và các Tổ hợp đá/THTKT …….…………… 29
Bảng 2.2. Bảng các loại đứt gãy và trường ứng suất thành tạo chúng ………… 36
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp địa tầng Mesozoi muộn ở vùng nghiên cứu…… … … 46
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp địa tầng Kainozoi ở vùng nghiên cứu (theo Tạ Thị Thu
Hoài 2004, có bổ sung và sửa đổi)……………………………………………… 46
Bảng 3.3. Các tính chất đứt gãy ở phần bắc bồn trũng Cửu Long……………… 96

Bảng 3.4. Các tính chất đứt gãy ở phần tây bồn trũng Cửu Long …………… … 98
Bảng 3.5. Các tính chất đứt gãy ở phần đông bồn trũng Cửu Long ……….……….99
Bảng 4.1. Các giai đoạn và pha biến dạng chính Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng
Cửu Long và lục địa kế cận (Phạm Huy Long, Tạ Thị Thu Hoài 2009, có bổ sung và
sửa đổi)…………………………………………… …………………………… 111

Các từ viết tắt
ĐB-TN đông bắc-tây nam
TB-ĐN tây bắc-đông nam
Đ-T đông -tây
B-N bắc-nam
KT kinh tuyến
VT vĩ tuyến
BCH bất chỉnh hợp
BMSB bề mặt san bằng
TUSKT trường ứng suất kiến tạo
tr.n triệu năm trước
ĐĐL Địa động lực
KZ Kainozoi
MZ
2
Mesozoi muộn

14
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Để tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí có hiệu quả hơn ở bồn trũng Cửu
Long cần làm sáng tỏ hệ thống dầu khí của bồn trũng nói chung và của từng cấu tạo
nói riêng. Một trong những dữ liệu quan trọng nhất cho việc đánh giá hệ thống dầu

khí là đặc điểm kiến trúc uốn nếp, đứt gãy, khe nứt, đặc biệt là khe nứt trong móng
trước Kainozoi, quá trình hình thành chúng (lịch sử biến dạng), lực và nguồn gốc lực
gây ra biến dạng. Tuy nhiên công tác nghiên cứu biến dạng còn nhiều vấn đề chưa
được làm sáng tỏ hoặc việc nghiên cứu chỉ tiến hành cho từng cấu tạo đơn lẻ, chưa
được hệ thống hóa cho cả bồn trũng. Việc nghiên cứu lịch sử biến dạng của bồn
trũng Cửu Long không thể tách rời với sự tổng hợp và xử lý tài liệu phần móng trầm
tích, phun trào và xâm nhập tuổi Jura-Creta lộ ra ở lục địa để đối sánh. Xuất phát từ
thực tế đó, tác giả chọn đề tài là: Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-
Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu
khí.
2. Mục tiêu của luận án
Làm sáng tỏ lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng
Cửu Long và lục địa kế cận, và mối liên quan với hệ thống dầu khí nhằm phục vụ
cho công tác thăm dò, khai thác dầu khí ở bồn trũng Cửu Long.
3. Nhiệm vụ của luận án.
1. Phân loại các di chỉ biến dạng: các thể địa chất trầm tích, phun trào xâm nhập,
bề mặt bất chỉnh hợp và nếp uốn, khe nứt, đứt gãy theo hình thái và cơ chế
thành tạo cũng như mối quan hệ với quá trình trầm tích ở bồn trũng Cửu Long
có đối sánh với di chỉ ở lục địa.
2. Phân chia các giai đoạn phát triển biến dạng và xác định chế độ địa động lực
của từng giai đoạn đã tồn tại ở bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận đã làm
thay đổi hình dạng và thể tích của các đơn vị kiến trúc.

15
3. Phân chia các pha biến dạng cho từng giai đoạn và khôi phục trường ứng suất
kiến tạo của chúng, luận về sự biến đổi hình dạng và thể tích của các thể địa
chất.
4. Làm sáng tỏ mối liên quan giữa lịch sử phát triển biến dạng với hệ thống dầu
khí ở bồn trũng Cửu Long.
4. Các điểm mới của luận án

1. Lần đầu tiên làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hoạt động đứt gãy với quá trình
trầm tích trong Kainozoi ở bồn trũng Cửu Long.
2. Lần đầu tiên phân chia chi tiết giai đoạn rift tuổi Eoxen-đầu Mioxen sớm
thành 6 pha biến dạng gồm 2 pha tách dãn phương tây bắc-đông nam (D3.1,
D3.5), 1 pha tách giãn phương bắc-nam (D3.3), kết thúc 3 pha tách dãn trên là
3 pha nén ép phương tây bắc-đông nam (D3.2, D3.4, D3.6). Làm rõ vai trò
của chúng trong việc làm thay đổi hình thái bề mặt nóc các tầng và thế nằm
của lớp phủ trầm tích.
3. Lần đầu tiên dự báo các đới nứt tách khu vực phương TB-ĐN, BTB-NĐN và
xác định được hệ số tương quan giữa bề rộng của đới khe nứt sinh kèm đứt
gãy với chiều dài đứt gãy là 1/40 đến 1/60 phát triển ở các cấu tạo nhô của
móng trước Kainozoi ở bồn trũng Cửu Long.
4. Lần đầu tiên lập bản đồ khe nứt cho đối tượng móng trước Kainozoi ở bồn
trũng Cửu Long và Đới Đà Lạt.
5. Làm sáng tỏ vai trò chứa dầu khí của các đới nứt tách khu vực và các đới khe
nứt sinh kèm đứt gãy trong móng trước Kainozoi ở bồn trũng Cửu Long.
5. Các luận điểm bảo vệ:
Luận điểm 1
Các đứt gãy hoạt động trong Kainozoi ở bồn trũng Cửu Long là di chỉ của quá
trình biến dạng dòn và được sinh thành tài hoạt động trong nhiều pha. Theo mối liên
quan với quá trình trầm tích trong KZ chúng được chia 2 nhóm chính: đồng trầm tích
và sau trầm tích. Nhóm đứt gãy đồng trầm tích có tính chất thuận, thuận phải kiểu
listric với cự ly dịch chuyển lớn, thời gian hoạt động lâu dài, liên quan với các pha
biến dạng tách dãn phương tây bắc-đông nam (D3.1, D3.5) và phương bắc-nam

16
(D3.3) làm phá huỷ bề mặt san bằng kiến tạo Paleoxen, tạo nên các bán địa hào, bán
địa luỹ. Nhóm đứt gãy sau trầm tích có tính chất trượt bằng, nghịch, nghịch bằng
hoạt động trong 3 pha ép nén theo phương tây bắc-đông nam (D3.2, D3.4, D3.6) với
thời gian hoạt động không dài, cự ly dịch chuyển không lớn song cường độ hoạt

động mạnh tạo nên các đới khe nứt sinh kèm đứt gãy-nơi cư trú chính của dầu khí
trong móng trước Kainozoi, và các cấu tạo lồi địa phương là các bẫy tích tụ dầu khí
trong trầm tích.
Luận điểm 2
Phụ thuộc vào cơ chế địa động lực, chế độ kiến tạo, lịch sử phát triển biến dạng
bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận trải qua 4 giai đoạn đặc trưng cho 4 bối cảnh
địa động lực khác nhau: tạo núi sau va mảng Jura sớm-giữa (D1), Rìa lục địa tích
cực Jura muộn-Paleoxen (D2), Rift Eoxen-đầu Mioxen sớm (D3) và Rìa lục địa thụ
động bình ổn và nâng vòm khối tảng cuối Mioxen sớm-Đệ Tứ (D4). Giai đoạn rift
Eoxen-đầu Mioxen sớm (D3) là giai đoạn phá huỷ bề mặt san bằng, tạo bồn khép kín
đặc trưng cho bối cảnh rift và bị phân dị bởi các khối cấu trúc bán địa hào, bán địa
luỹ. Giai đoạn D3 này được chia làm 3 pha tách dãn xen kẽ với 3 pha nén ép. Các
pha tách dãn D3.1, D3.5 có phương trục ứng suất tách dãn tây bắc-đông nam, còn
pha D3.3 có phương trục ứng suất tách dãn bắc-nam. Các pha nén ép D3.2, D3.4,
D3.6 có lực ép nén phương tây bắc-đông nam. Di chỉ chính của quá trình tách dãn là
sự thoái hoá vỏ lục địa trước Kainozoi và tạo bồn trầm tích khép kín Kainozoi sớm
(Eocene-đầu Mioxen sớm) bị phức tạp bởi các bán địa hào, bán địa luỹ, các đứt gãy,
nếp uốn đồng trầm tích. Di chỉ chính của các pha nén ép là các nếp uốn trong trầm
tích Eoxen-Mioxen sớm, đứt gãy sau trầm tích và đới khe nứt tách khu vực phát triển
trong móng granitoid trước Kainozoi.
6. Diện tích nghiên cứu
Diện tích vùng nghiên cứu gồm diện tích bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận
nằm trong tọa độ địa lý 8°35'-12°00' vĩ độ Bắc và 106°30'-109°30' kinh độ Đông
(hình 1).

17

Hỡnh 1. S v trớ vựng nghiờn cu.

7. C s ti liu ca lun ỏn

- 400 im kho sỏt ca tỏc gi theo cỏc tuyn kho sỏt Bu Long-B Ra-Vng
Tu, Long Hi-Hm Tõn-Kờ G-C Nỏ-Phan Rang, Phan Rang-ốo Cu-
Lt, Lt-ốo Bo Lc-nh Quỏn, Cụn o trong cỏc nm t 2001 n
2010.
Kunming
hà nội
vịnh bắc bộ
P. Sao
vient iane
Khon Kaen
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP. Hồ Chí Minh
phnompenh
Côn Sơn
QĐ . Tr-ờng Sa
Kotakinabal u
QĐ. Hoàng Sa
HảI NAM
Nahning
100
23.75
20
15
10
5
5
10
15
20

23.75
118
115
110
105
105
110
118
100
115
Phăng Xi Păng
Phú Quý
Vù ng nghiên cứu
CAMPUCHIA
THáI LAN
T R U N G Q U ố C
Nha Trang

18
- Các tài liệu nghiên cứu chi tiết khe nứt và đứt gãy của tác giả ở khu vực Cà
Ná, Kê Gà, Long Hải trong các năm từ 2001 đến 2010.
- Các kết quả nghiên cứu của tác giả về tính chất đứt gãy, khe nứt, uốn nếp ở
bồn trũng Cửu Long từ 2003 đến 2010 trên gần 1000 tuyến địa chấn 2D và
3D, trên các bản đồ nóc của các tầng trầm tích, cũng như trên các mặt cắt địa
chấn đẳng thời gian và đẳng độ sâu.
- Các tài liệu đánh giá hệ thống dầu khí ở bồn trũng Cửu Long của tác giả trong
các năm từ 2004 đến 2007 và 2009-2010.
- Các tài liệu đã công bố về bản đồ địa chất 1:500.000, 1:200.000, 1:50.000 ở
đới Đà Lạt.
- Các tài liệu địa chất, địa vật lý, hệ thống dầu khí đã công bố trong các tạp chí,

các tuyển tập tại các Hội Nghị 20 năm, 25 năm thành lập viện Dầu khí, 25
năm, 30 năm và 35 năm thành lập Tổng công ty Dầu khí (Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam), các Hội nghị Địa chất móng lần 1 và 2.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận án này góp phần làm sáng tỏ đặc điểm kiến trúc nếp uốn, đứt gãy, khe
nứt, phân chia các giai đoạn phát triển biến dạng và pha biến dạng; xác định chế độ
địa động lực của từng giai đoạn và khôi phục trường ứng suất kiến tạo của mỗi pha
biến dạng ở bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận, dự báo các di chỉ kiến trúc chưa
quan sát được trên các tài liệu hiện có.
Kết quả nghiên cứu góp phần vào đánh giá hệ thống dầu khí của bể Cửu Long
nói chung và của từng cấu tạo nói riêng. Dựa vào quy luật phân bố của đới khe nứt
tách khu vực và đới khe nứt sinh kèm đứt gãy là các đới có tiềm năng chứa dầu khí
trong móng trước Kainozoi để góp phần vào xác định vị trí và quỹ đạo giếng khoan
thăm dò và khai thác dầu khí ở các cấu tạo/ mỏ dầu khí như Cá Ngừ Vàng, Diamond,
Đồi Mồi, Hải Sư Đen, Lạc Đà Vàng và Lạc Đà Nâu .v.v…. Kết quả xác định hệ số
tương quan giữa bề rộng đới khe nứt sinh kèm và chiều dài đứt gãy cũng như kết quả
khôi phục trường ứng suất chung của pha biến dạng, trường ứng suất bên cạnh đứt
gãy (nhất là đứt gãy trượt bằng sau trầm tích) đã cung cấp thông số để xây dựng mô
hình địa chất tĩnh, mô hình phân bố rỗng thấm cho đối tượng móng trước Kainozoi

19
và đã được áp dụng vào các mỏ Ruby, Hải Sư Đen, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng và Lạc
Đà Nâu.
9. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Chương 1. Lịch sử nghiên cứu biến dạng kiến tạo Mesozoi muộn-Kainozoi bồn
trũng Cửu Long và lục địa kế cận
Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu biến dạng
Chương 3. Phân tích các di chỉ biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng
Cửu Long và lục địa kế cận

Chương 4. Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng
Cửu Long và lục địa kế cận
Chương 5. Mối liên quan lịch sử phát triển biến dạng với hệ thống dầu khí ở
bồn trũng Cửu Long
Kết luận
Văn liệu tham khảo
Lời cảm ơn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS La Thị Chích và TS. Phạm
Huy Long đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu viết
luận án và làm việc.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các nhà khoa học đang
công tác ở Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam,
PetroVietnam, PVEP, Vietsovpetro, Thang Long JOC, Phu Quy POC, ConSon JOC
và rất nhiều bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích, chia sẻ kinh nghiệm
chuyên môn và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn.

×