Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực trạng huy động vốn và cho vay các dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 79 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KĨ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HÀ THÀNH
Giáo viên hướng dẫn : Ths. NGUYỄN THỊ THU HÀ
Lớp : KINH TẾ ĐẦU TƯ 51
HÀ NỘI, THÁNG 3/2013
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam
– chi nhánh Hà Thành, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài
“Thực trạng huy động vốn và cho vay các dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ
phần kĩ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Thành”.
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Thu Hà trong thời gian em thực tập tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.
Nếu có bất kỳ sự sao chép nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 26 tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước


NHTMCPKTVN -
CNHT
:
Ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam
– chi nhánh Hà Thành.
NHTMCPKTVN : Ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSDB : Tài sản đảm bảo
QLRR : Quản lí rủi ro
DN : Doanh nghiệp
CSHT : Cơ sở hạ tầng
DAĐT : Dự án đầu tư
TMCP : Thương mại cổ phần
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh là mô hình hoàn thiện chia làm 3 bộ phận
chính : bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận giao dịch và bộ phận quản lí nội
bộ. Dưới các bộ phận là trực thuộc các phòng ban khác nhau 3
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Thành 4
Hoạt động huy động vốn của NHTMCPKTVN – CNHT trong giai đoạn từ
2005 – 2011 có khá nhiều biến động. Từ năm 2005 – 2008, nguồn vốn huy động
của NHTMCPKTVN – CNHT có sự tăng trưởng khá tốt, năm sau cao hơn
năm trước với mức tăng trưởng bình quân qua các năm là 120 tỷ đồng và tốc
độ tăng trưởng bình quân là 16,7% 4
Biểu 1.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Hà Thành năm 2006 - 2012 5
Biểu 1.2 : Tình hình tín dụng của chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2006 – 2012 6
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành qua các
năm 2009 -2012 8

Bảng 1.2 : Nguồn vốn có thể sử dụng cho vay các dự án đầu tư tại chi nhánh
Hà Thành giai đoạn 2010 – 2012 9
Bảng 1.3 :Thực trạng các nguồn vốn có thể sử dụng cho vay dự án đầu tư tại
chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2010 - 2012 10
Bảng 1.4.: Các dự án đầu tư tiêu biểu được vay vốn tại chi nhánh Hà Thành. 14
Bảng 1.5. : Số dự án đầu tư được chấp nhận cho vay vốn tại chi nhánh Hà
Thành giai đoạn 2006 - 2012 14
Biểu 1.4. Dư nợ cho vay tại chi nhánh Hà Thành qua các năm 2006 - 2012 16
Biểu 1.5 : Cơ cấu cho vay DA ĐT theo thành phần kinh tế của chi nhánh Hà
Thành kết thúc năm 2012 17
Biểu 1.7 : Nợ quá hạn theo thời gian của chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2006 -
2012 18
Bảng 1.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT/tổng dư nợ của chi nhánh giai đoạn
2006 - 2012 20
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
Bảng 1.8: Tỷ trọng doanh số cho vay DAĐT/ dư nợ cho vay DAĐT bình quân
của chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2006 - 2012 22
Bảng 1.9 Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/dư nợ cho vay DAĐT và tỷ
trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/tổng nợ quá hạn của chi nhánh Hà
Thành giai đoạn 2006 - 2012 23
Bảng 1.10: Tỷ trọng lợi nhuận trong cho vay DAĐT/dư nợ cho vay DAĐT và
của chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2006 - 2012 24
Sơ đồ 1.2 : Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Hà Thành 29
Biểu 1.9 : Số dự án đầu tư tại chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2006 - 2012 31
Sơ đồ 1.3: Quy trình quản lý rủi ro trước khi vay vốn tại chi nhánh Hà Thành
34
Bảng 1. 11: Số tiền trích quỹ lập dự phòng rủi ro của chi nhánh Hà Thành giai đoạn
2010 – 2012…………………………………………………………………………

Lớp : Kinh tế đầu tư 51
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất
quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có
thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và
có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của
Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương
xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ.
.Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Techcombank – chi nhánh Hà
Thành, em nhận thấy công tác huy động vốn và cho vay dự án đầu tư của chi nhánh
đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại một số hạn
chế nhất định. Vì vậy, trong chuyên đề thực tập, em xin đi sâu vào thực hiện đề tài :
“ Thực trạng huy động vốn và cho vay các dự án đầu tư tại ngân hàng thương
mại cổ phần kĩ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Thành ”. Chuyên đề gồm 2
chương :
Chương I : Thực trạng huy động vốn và cho vay các dự án đầu tư tại ngân
hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.
Chương II : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn và
nâng cao chất lượng cho vay các dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ
phần kĩ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Thành .
Vì còn nhiều hạn chế trong kinh nghiệm và kiến thức nên bài viết của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn chi nhánh Techcombank Hà Thành và cô giáo Ths.
Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình chỉ bảo để em hoàn thiện chuyên đề thực tập của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Lớp : Kinh tế đầu tư 51

1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO
VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN KĨ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ
THÀNH
1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam
– chi nhánh Hà Thành
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
• Vài nét về ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam
(TECHCOMBANK )
- Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển
sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu
được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng (tính đến năm
2012).
- Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với
mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả
nước, dự kiến đến cuối năm 2012, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số
Chi nhánh và Phòng giao dịch lên trên 360 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn
là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân
hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên
lên tới trên 7.800 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch
vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá
nhân, trên 66 .000 khách hàng doanh nghiệp.
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
2

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
• Vài nét về ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam – chi nhánh
Hà Thành
- Chi nhánh Techcombank Hà Thành ban đầu có tên là Sở giao dịch Techcombank
Hà Nội, địa chỉ 70 -72 phố Bà Triệu, Hà Nội.
- Ngay từ những ngày đầu thành lập, chi nhánh đã xác định những nguyên tắc, giá
trị cốt lõi trong cách làm việc, với mục tiêu :
+ Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách
hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và
dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
+ Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội
để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
+ Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một
chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông
lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Ngày 30- 5- 2012, đơn vị chính thức đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành; Tên viết tắt: Techcombank Hà Thành.
Địa chỉ chính thức : số 74 phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, thành phố HàNội.
( Tel: +84 4 3944 6368 (4296) / Fax: +84 4 3944 6395)
1.1.2.Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Thành .
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh là mô hình hoàn thiện chia làm 3 bộ phận chính : bộ
phận quan hệ khách hàng, bộ phận giao dịch và bộ phận quản lí nội bộ. Dưới các bộ
phận là trực thuộc các phòng ban khác nhau.
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Thành
( Nguồn : Tác giả tổng hợp)
1.1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của chi nhánh
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của NHTMCPKTVN – CNHT trong giai đoạn từ 2005 –
2011 có khá nhiều biến động. Từ năm 2005 – 2008, nguồn vốn huy động
của NHTMCPKTVN – CNHT có sự tăng trưởng khá tốt, năm sau cao hơn năm
trước với mức tăng trưởng bình quân qua các năm là 120 tỷ đồng và tốc độ
tăng trưởng bình quân là 16,7%.
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
Ban giám đốc
Bộ phận quan
hệ khách hàng
Bộ phận quản lí
nội bộ
Phòng Quản
Lý Tín Dụng
và quản lí rủi
ro
Phòng Quan
Hệ Khách
Hàng
Phòng Kế
Toán
Bộ phận Giao
dịch
Phòng
nhân sự
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
Biểu 1.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Hà Thành năm 2006 - 2012
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Thành )
Đến thời điểm cuối năm 2009, nguồn vốn huy động của NHTMCPKTVN – CNHT
có sự sụt giảm nhẹ, giảm 46,5 tỷ đồng tương ứng 4,4% so với thời điểm

31/12/2008. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2010, nguồn vốn huy động của
Chi nhánh đã có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 36,2% so với thời điểm
cuối năm 2009, tương ứng với mức tăng 368,6 tỷ đồng về mặt số tuyệt đối và đến
thời điểm 30/06/2011 thì nguồn vốn huy động của chi nhánh tiếp tục tăng
mạnh đạt 1487,7 tỷ đồng, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó
tiền gửi doanh nghiệp đạt 714,0 tỷ đồng, chiếm 47,9% trong tổng nguồn vốn
huy động của Chi nhánh.
Mặc dù nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng mạnh nhưng nếu xét về tỷ trọng
nguồn vốn của NHTMCPKTVN – CNHT trên địa bàn và tỷ trọng nguồn vốn của
NHTMCPKTVN – CNHT trên toàn hệ thống thì các tỷ trọng này lại có xu hướng
giảm dần qua các năm. Nếu như tại thời điểm 31/12/2005, nguồn vốn huy động
của NHTMCPKTVN chiếm tỷ trọng 3,9% trong tổng nguồn vốn huy động trên
địa bàn và chiếm 6,8% trong tổng nguồn vốn huy động của NHTMCPKTVN
thì đến thời điểm 30/06/2011 nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ còn
chiếm 1,73% trên địa bàn và chiếm 3,95% trên toàn hệ thống NHTMCPKTVN
nguyên nhân chủ yếu do trong giai đoạn 2006 – 2007, hệ thống ngân hàng TMCP
phát triển rất mạnh, nhiều ngân hàng TMCP mới được thành lập cùng với việc các
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
ngân hàng TMCP cũ không ngừng tăng quy mô, mở rộng mạng lưới hoạt động
đồng thời áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, chương trình khuyến mãi,… từ đó đã
tạo ra rất nhiều khó khăn, áp lực cạnh tranh cho chi nhánh trong công tác huy
động vốn. Bên cạnh đó, với áp lực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà
NHTMCPKTVN giao cho từng chi nhánh đã làm cho việc cạnh tranh giữa các chi
nhánh trong nội bộ hệ thống cũng diễn ra rất gay gắt và khốc liệt
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Biểu 1.2 : Tình hình tín dụng của chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2006 – 2012.
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Thành)

. Nếu như tại thời điểm cuối năm 2005, dư nợ cho vay của NHTMCPKTVN –
CNHT chỉ là 474,4 tỷ đồng thì đến cuối năm 2006, dư nợ là 554,5 tỷ đồng, tăng
16,9% và đến thời điểm cuối năm 2007 thì dư nợ của chi nhánh đã có sự
tăng trưởng khá mạnh, đạt 736 tỷ đồng, tăng 32,7% so với thời điểm cuối
năm 2006. Tại thời điểm cuối năm 2008, dư nợ có sự sụt giảm nhẹ với mức sụt
giảm 3,1% so với năm 2007 nguyên nhân chủ yếu do lạm phát trong năm 2008 tăng
cao, kéo theo lãi suất đầu vào và đầu ra của hệ thống NHTM tăng mạnh (có thời
điểm lãi suất cho vay tăng tới 21%năm) từ đó làm cho các DN cố gắng xoay sở
bằng các nguồn vốn tự có và hạn chế đến mức thấp nhất việc vay vốn từ hệ thống
ngân hàng. Tuy nhiên, dư nợ của chi nhánh đã nhanh chóng được phục hồi lại và
tăng trưởng khá tốt trong hai năm 2009 và 2010 với mức tăng trưởng bình
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
quân năm là 21,8%. Tại thời điểm 30/06/2011, dư nợ của chi nhánh tiếp tục
tăng trưởng khá tốt đạt 1161,2 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2010,
trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn là 770,4 tỷ đồng, dư nợ cho vay trung dài hạn là
390,8 tỷ đồng và dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản là 1103,1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng TMCP trên địa
bàn và các chi nhánh trong hệ thống thì tỷ trọng dư nợ cho vay của
NHTMCPKTVN – CNHT trên địa bàn và tỷ trọng dư nợ cho vay của
NHTMCPKTVN – CNHT trên toàn hệ thống NHTMCPKTVN lại có xu hướng
giảm dần qua các năm
Tại thời điểm 30/06/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay của chi nhánh trên địa bàn là
4,41% và tỷ trọng dư nợ cho vay của chi nhánh trên toàn hệ thống NHCT là
1,47%
1.1.3.3. Các hoạt động khác.
Trong giai đoạn vừa qua, Techcombank Hà Thành cũng đã thực hiện nhiều dịch vụ
khác nhau, rất đa dạng như : kinh doanh ngoại tê, kiều hối, đại lý vàng, phát hành

giấy tờ có giá, cho vay ủy thác của Chính phủ, dịch vụ thẻ ATM…Những hoạt động
trên cũng được chi nhánh rất chú trọng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận,
góp phần vào sự phát triển của chi nhánh. Năm 2012, doanh số chi trả kiều hối đạt
365400 USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 452000 USD, không tăng nhiều so với
các năm trước, do nhiều nguyên nhân khách quan của kinh tế trong nước và thế
giới. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã tiếp tục phát triển các dịch vụ hiện đại như
VNTOPUP ( nạp tiền qua điện thoại di động ); AUTOTRANS ( chuyển tiền qua
điện thoại di động ); SMS Banking, dịch vụ F@st Banking… Đây là một phương
hướng phát triển của chi nhánh, với mục tiêu mở rộng các hoạt động dịch vụ góp
phần tăng thu nhập của chi nhánh trong tương lai.
1.1.3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành qua các
năm 2009 -2012
( đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng thu nhập hoạt động 82,7 105,3 117,2 118,3
Tổng chi phí hoạt động 52,1 60,3 65,2 66,0
Lợi nhuận trước thuế 30,6 45,0 52,0 52,3
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Thành )
• Năm 2009, trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, cùng
với đó chi nhánh mới chỉ đi vào hoạt động được hơn một năm do vậy doanh thu của
chi nhánh chỉ đạt 82,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 30,6 tỷ đồng.
• Năm 2010, tổng thu của chi nhánh đạt tới 105,3 tỷ đồng, trong khi đó tổng chi là
60,3 tỷ đồng, như vậy lợi nhuận trước thuế đạt con số 45,0 đồng.
• Sang đến năm 2011, hoạt động của chi nhánh đã đi vào ổn định và đạt được
những kết quả đáng ghi nhận. Tổng thu đạt 117,2 tỷ đồng, tổng chi là 65,2 tỷ đồng
và lợi nhuận trước thuế đạt tới con số 52,0 tỷ đồng.

• Năm 2012 với nhiều khó khăn khách quan nên tổng lợi nhuận có xu hướng tăng
rất ít
1.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn để cho vay các dự án đầu tư tại chi
nhánh Hà Thành.
Các khoản vay dành cho đầu tư dự án cần phải được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn
trung và dài hạn (bao gồm nguồn vốn có thời hạn từ một năm trở lên và các nguồn
vốn có thời hạn dưới một năm nhưng có tính ổn định cao trong thời gian dài), tuy
nhiên trong những năm vừa qua, nguồn vốn cho vay DAĐT của CNHT một phần lại
được lấy từ nguồn huy động ngắn hạn. Nguồn huy động trung dài hạn và nguồn huy
động từ dân cư chiếm tỷ lệ không cao trong tổng nguồn vốn huy động của CNHT .
Những điều này đã gây ra nhiều bất lợi CNHT trong việc mở rộng hoạt động cho
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
vay DAĐT nói riêng và hoạt động cho vay trung dài hạn nói chung của chi nhánh,
đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của chi nhánh trong trường hợp
thị trường có nhiều biến động phức tạp làm khách hàng ồ ạt rút tiền trong khi các
khoản vay của chi nhánh thì lại chưa đến hạn thu hồi nợ.
Có thể xem xét tình hình huy động vốn trung và dài hạn để cho vay DADT tại chi
nhánh trong những năm gần đây để đánh giá những khó khăn trong việc huy động
nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh:
Bảng 1.2 : Nguồn vốn có thể sử dụng cho vay các dự án đầu tư tại chi nhánh
Hà Thành giai đoạn 2010 – 2012
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012
1. Tổng vốn huy động Tỷ đồng 1018,3 1386,6 1487,7
2 Nguồn vốn trung và dài hạn Tỷ đồng 546,1 537,6 453,2
3. Nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn
định cao
Tỷ đồng 51,1 89,9 111,9
4. Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài

hạn / tổng vốn huy động
% 53,63 38,77 30,46
5. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn có
tính ổn định cao/ tổng vốn huy động
% 5,02 6,48 7.52
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Thành )
Từ bảng trên, ta có thể thấy huy động vốn trung và dài hạn tại chi nhánh đang gặp
nhiều khó khăn. Khối lượng huy động vốn trung và dài hạn và tỷ trọng nguồn vốn
trung và dài hạn đề giảm theo các năm. Điều này có thể được tạm giải thích là do
nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, tâm lí khi kinh tế suy thoái, lạm
phát tăng cao, các doanh nghiệp và nhà đầu tư luôn có xu hướng đề phòng, đầu tư
vào vàng hoặc bất động sản , hoặc chỉ gửi tiền vào ngân hàng với thời hạn ngắn,
điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng.
Mặc dù chi nhánh đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút thêm lượng tiền huy động,
nhất là nguồn vốn trung và dài hạn, như khuyễn mãi, tri ân khách hàng, tiến hành
chính sách đặc biệt đối với các tài khoản tiền gửi có kì hạn cao… nhưng nhìn chung
hoạt động huy động vốn trung và dài hạn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, cả khối
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
lượng và tỉ trọng của nguồn vốn trung và dài hạn vẫn tiếp tục giảm qua các năm,
.Đây là một thách thức lớn cần đội ngũ cán bộ trong chi nhánh nghiêm túc nghiên
cứu và tìm ra các biện pháp cần thiết để giải quyết.
Đối với chi nhánh, nguồn vốn có thể để cho vay dự án đầu tư bao gồm : vốn tự có
của ngân hàng, nguồn vồn huy động từ tiền gửi trung và dài hạn, vốn ủy thác của
chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, vồn từ việc phát hành các giầy tờ có
giá, vốn ngắn hạn có tính ổn định cao với tỷ lệ cho vay tuân thủ theo đúng quy định
của NHNN.
Có thể xem xét tình hình các nguồn vốn có thể cho vay đầu tư tại chi nhánh trong
giai đoạn 2010 – 2012 qua bảng sau :

Bảng 1.3 :Thực trạng các nguồn vốn có thể sử dụng cho vay dự án đầu tư tại
chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2010 - 2012
( Đơn vị : tỷ đồng )
Nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn chủ sở hữu 221,0 302,4 354,2
Tiền gửi trung và dài hạn 342,0 356,5 352,5
Tiền gửi tiết kiệm 12 – 24 tháng 205,2 192,5 181,1
Tiền gửi tiết kiệm trên 24 tháng 136,8 164,0 171,4
Phát hành giấy tờ có giá 17,57 18,42 19,12
Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 16,6 16,3 18,75
Chứng chỉ có thời hạn trên 1 năm 0,97 2,12 0,37
Cho vay vốn ủy thác của chính
phủ
30,14 27,66 25,54
Nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn
định cao
51,1 89,9 111,9
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Thành )
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu của chi nhánh tăng dần qua các năm song lại chiếm tỉ trọng
ngày càng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, đây là một tín hiệu tích cực đối với hoạt
động của ngân hàng. Năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu của chi nhánh là 221,0 tỷ
đồng, năm 2011 tăng lên đến 3024 tỷ đồng ( tăng 36,83% ) so với năm 2010. Sang
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
đến năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng đã là 354,2 tỷ đồng, tăng 17,13
% so với năm 2011.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm chủ yếu là từ lợi nhuận chưa phân
phối của chi nhánh, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang

tiến hành thuận lợi, làm ăn có hiệu quả.
Tuy vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh là khá nhỏ, và
chi nhánh dùng không nhiều vốn chủ sở hữu để cho vay các DADT song nguồn vốn
chủ sở hữu cũng như lợi nhuận chưa phần phối tăng cao qua các năm cũng là một lí
do để nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của chi nhánh, từ đó sẽ thu hút được
nhiều khách hàng, huy động được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn nhiều hơn, ổn
định và an toàn hơn để cho vay các DADT.
Nguồn vốn tiền gửi trung và dài hạn
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất là chiếm tỉ trọng cao nhất để cấu thành nên
nguồn vốn trung và dài hạn cho vay các DADT. Năm 2010, lượng tiền gửi trung và
dài hạn đạt 342,0 tỷ đồng, năm 2011 đạt 356,5 tỷ đồng và năm 2012 giảm nhẹ
xuống còn 352,5 tỷ đồng. Trong bối cánh khá khó khăn như hiện nay, lượng tiền
gửi trung và dài hạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chi nhánh. Trong
cơ cấu tiền gửi trung và dài hạn, chia thành tiền gửi tiết kiệm 12 – 24 tháng, tiền gửi
tiết kiệm trên 24 tháng. Ngân hàng đã chú trọng thu hút lượng tiền gửi kì hạn càng
cao bằng cách thi hành hình thức tiết kiệm bậc thang, kì hạn càng cao, lãi suất càng
lớn. Song, tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm trên 24 tháng vẫn còn ít và chưa đáp ứng đúng yêu
cầu của chi nhánh.
Việc huy động tiền gửi trung và dài hạn là hết sức cần thiết đối với ngân hàng, làm
tăng lợi nhuận khi cho vay DADT và làm giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho ngân
hàng. Đối mặt với nhiều khó khăn trong tình hình kinh tế phức tạp như hiện nay,
năm 2011 lượng tiền gửi trung và dài hạn vẫn tăng, trong khi năm 2012 lượng tiền
gửi trung và dài hạn chỉ giảm nhẹ, đây là một thành tích đang khích lệ đối với chi
nhánh, nếu biết rất nhiếu chi nhánh khác trong hệ thống TECHCOMBANK và các
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
ngân hàng khác trong địa bàn đều bị giảm sút lượng tiền gửi trung và dài hạn một
lượng không nhỏ.
Nguồn tiền gửi trung và dài hạn là một nhân tố rất quan trọng cấu thành nên nguồn

vốn trung và dài hạn cho chi nhánh, vì vậy, chi nhánh luôn xác định cần phải có
những chính sách và giải pháp đối phó với những khó khăn, tăng cường thu hút hơn
nữa:
- Tiếp tục thực thi nhiều chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, chương trình
lãi suất bậc thang, nhất là đối với các khách hàng có tài khoản kì hạn lớn.
- Nâng cao uy tín – chất lượng phục vụ khách hàng : Nâng cao năng lực, chất lượng
phục vụ cũng như thái độ của đội ngũ cán bộ nhân viên, không ngừng cải thiện để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng luôn là một ưu tiên quan trọng nhất trong chính
sách phát triển của chi nhánh trong nhiều năm gần đây.
- Mở rộng một cách linh hoạt hơn các hình thức huy động tiền gửi : Để thu hút được
nhiều khách hàng hơn nữa, chi nhánh nên mở rộng các hình thức huy động tiền gửi :
tiền gửi tiết kiệm bậc thang, gửi thời gian càng nhiều càng có lãi suất cao, tiền gửi
có thể rút gốc linh hoạt với lãi suất ưu đãi. Thực tế, cho đến thời điểm năm 2013,
chi nhánh đã thực hiện rất nhiều hình thức tiết kiệm mới như : tiết kiệm phát lộc ( lãi
suất vượt trội song không được rút trước gốc và lãi trước kì hạn ), tiết kiệm trả lãi
trước ( nhận ngay lãi tại thời điểm gửi tiết kiệm ), tiết kiệm tích lũy tài tâm ( được
tặng bảo hiểm nhân thọ miễn phí ), tiết kiệm Online ( thực hiện qua hệ thống điện tử
24 /7, không cần đến ngân hàng ), tiết kiệm Super kid ( Dành cho đối tượng trẻ em
từ 0 đến 15 tuổi có người bảo hộ, có thể tất toán trước hạn ), tiết kiệm An lộc ( tặng
gói bảo hiểm sức khỏe miễn phí ).
Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá
Nguồn vốn huy động từ việc phát hành các giấy tờ có giá năm 2010 là 17,57 tỷ
đồng, năm 2011 là 18,42 tỷ đồng và năm 2012 là 19,12 tỷ đồng, từ đó, ta có thể
thấy nguồn vốn huy động từ giấy tờ có giá của chi nhánh tăng chậm qua các năm.
Tuy nhiên, trong số này, mệnh giá chửng chỉ tiền gửi trung và dài hạn lại chiểm tỉ lệ
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
rất thấp, chủ yếu là mệnh giá chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.
Mặc dù phát hành chứng chỉ được xem là một kênh quan trọng để ngân hàng huy

động được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn song ở chi nhánh Hà Thành, công cụ
này vẫn chưa tạo được hiệu quả tương xứng, chưa đáp ứng được nhu cấu huy động
vốn. Trong tương lai, chi nhánh cần coi trọng nguồn vốn phát hành từ giấy tờ có giá
hơn nữa, để tạo được một kênh huy động vốn có tính ổn định cao, an toàn, giảm
thiểu rủi ro thanh khoản cho chi nhánh.
Nguồn vốn tài trợ, ủy thác.
Nguồn vốn tài trợ, ủy thác cho vay trung và dài hạn đối với chi nhánh trong năm
2010 là 30,14 tỷ đồng, năm 2011 giảm xuống còn 27,66 tỷ đồng và năm 2012 là
25,54 tỷ đồng. Ngân hàng thu phí của bên ủy thác để thực hiện hoạt động cho vay.
Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, ngoài việc ngân hàng có thể thu hoa hồng từ việc
cho vay, còn có thể tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của chi nhánh, tạo
được mối quan hệ đối tác đối với các doanh nghiệp.
Vì vậy, mặc dù không phải là thế mạnh và còn đang chiếm một tỉ trọng khiêm tốn
song đây là một nguồn huy động rất có tiềm năng và chi nhánh cần phải tìm cách
phát triển hơn nữa. Chi nhánh tập trung thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn ủy
thác cho vay đầu tư của WB, ADB, ODA…
Nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn định cao
Vì hoạt động huy động vốn trung và dài hạn còn nhiều hạn chế và không đáp ứng
đủ nhu cầu nên chi nhánh cũng có sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay các
DADT theo đúng quy đinh của NHNN. Theo quyết định số 457/2005/ QĐ – NHNN
và thông tư số 15/2009/ TT – NHNN, sửa đổi tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay
trung và dài hạn đối với các NHTM từ 40% xuống 30%. Trong thời gian qua, chi
nhánh có sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo đúng quy
định, và nguồn vốn ngắn hạn này có tính ổn định tương đối cao, năm 2010 cho vay
51,1 tỷ đồng, năm 2011 là 89,9 tỷ đồng và năm 2012 là 111,9 tỷ đồng. Trong quá
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
trình cho vay, chi nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ các quy trình đã định.
1.3.Thực trạng hoạt động cho vay các dự án đầu tư tại chi nhánh Hà Thành

1.3.1. Khái quát về các dự án được vay vốn tại chi nhánh Hà Thành.
Trong thời gian qua, bên phía chi nhánh đã cho vay rất nhiều các dự án với các đối
tượng cho vay, ngành nghề kinh doanh, kì hạn vay và số vốn vay khác nhau. Một số
dự án tiêu biểu có thể kể đến trong những năm gần đây như sau
Bảng 1.4.: Các dự án đầu tư tiêu biểu được vay vốn tại chi nhánh Hà Thành.
STT Tên dự án Số vốn vay ( tỷ
đồng)
1 Dự án mở rộng dây chuyền sản xuất tại công ty xi măng
Hà Tiên 1
19,5
2 Dự án mua mới và lắp đặt thiết bị y tế tại bệnh viện đa
khoa Phúc Lâm – Hưng Yên
18,2
3 Dự án xây dựng chung cư CT6 khu đô thị Đặng Xá 17,0
4 Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại công ty cổ phần dệt
may Vinatexid.
13,5
5 Dự án nâng cấp dây chuyền sản xuất tại công ty xi măng
Công Thanh
9,7
6 Dự án xây dựng nhà xưởng mini cho thuê của công ty cổ
phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc.
6,0
( Nguồn : Tác giả tự tổng hợp tại chi nhánh Hà Thành )
Trong giai đoạn 2006 – 2012, số lượng dự án đầu tư được cho phép vay vốn tại chi
nhánh được trinh bày trong bảng sau :
Bảng 1.5. : Số dự án đầu tư được chấp nhận cho vay vốn tại chi nhánh Hà
Thành giai đoạn 2006 - 2012
Năm Số dự án được vay vốn
2006 41

2007 54
2008 62
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
2009 15
2010 82
2011 56
2012 20
( Nguồn : Tác giả tự tổng hợp tại chi nhánh Hà Thành )
Có thể khái quát được các dự án đầu tư xin vay vốn tại chi nhánh có những đặc
điểm như sau :
- Về đối tượng được cho vay, đa phần các doanh nghiệp có dự án đầu tư được vay
vốn là doanh nghiệp cổ phần, chiếm tới 80,9%, doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm
một tỉ lệ rất nhỏ.
- Về ngành nghề lĩnh vực vay vốn, chiếm phần nhiều là các ngành đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng ( chiếm 27,6 % vốn vay ) và ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng ( chiếm 26,4% ), tiếp theo đó là các ngành giáo dục – tế, dịch vụ …
- Phần nhiều các dự án đầu tư có quy mô ở mức trung bình và nhỏ, số vốn vay cũng
ở mức trung bình và nhỏ, ít khi vượt quá 20 tỷ đồng.
1.3.2.Thực trạng cho vay các dự án đầu tư tại chi nhánh Hà Thành.
1.3.2.1. Số liệu dư nợ cho vay dự án đầu tư qua các năm.
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước trong những năm qua có nhiều biến động
đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi
nhánh nói chung và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DAĐT nói riêng. Giai đoạn
2005 – 2007, dư nợ cho vay DAĐT của chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng,
năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng bình quân là 12,1%. Tuy nhiên, đến
năm 2008, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn làm lạm phát tăng cao, nhiều
DAĐT không thể triển khai và một số DAĐT phải kéo dài tiến độ đã làm cho dư
nợ cho vay DAĐT của chi nhánh sụt giảm (giảm 2% so với năm 2007). Tuy

nhiên bước sang năm 2009, những chính sách kích cầu của Chính phủ cùng với
những tín hiệu phục hồi nền kinh tế đã giúp cho các DAĐT chậm tiến độ
hoặc
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
chưa triển khai bắt đầu được thực hiện trở lại, từ đó làm cho dư nợ cho vay của
các
DAĐT tại CNHT có sự tăng trưởng trở lại và đến thời điểm 2012, dư
nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh đạt 390 tỷ đồng (tăng 15% so với thời điểm
cuối năm 2010).
Dư nợ cho vay các dự án đầu tư và dư nợ cho vay ngắn hạn khác được trình bày ở
biểu 1.4, ta có thể thấy dư nợ cho vay các dự án đầu tư tăng đều đặn qua các năm,
từ 166 tỷ đồng năm 2006 đã đạt 390 tỷ đồng năm 2012. Đây là một con số không
thực sự lớn nếu so sánh với các ngân hàng khác song chi nhánh cũng đang tích cực
triển khai thêm nhiều hồ sơ vay vốn đủ tiêu chuẩn khác trong giai đoạn tới
)
Bên cạnh đó, thông qua việc tài trợ vốn cho các dự án ngay từ đầu đã giúp cho
NHTMCPKTVN - CNHT tiếp tục tài trợ vốn ngắn hạn phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng
trưởng dư nợ một cách vững chắc, an toàn và tiến tới thiết lập quan hệ toàn
diện với khách hàng.
Biểu 1.4. Dư nợ cho vay tại chi nhánh Hà Thành qua các năm 2006 - 2012
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Thành )
Có thể thấy một điều khá đặc biệt là tỷ trọng dư nợ cho vay dự án đầu tư / tổng dư
nợ của chi nhánh khá ổn định qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2012 và đạt
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà

con số xấp xỉ 30%
1.3.2.2. Phân loại dư nợ cho vay các dự án đầu tư
a. Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế
Biểu 1.5 : Cơ cấu cho vay DA ĐT theo thành phần kinh tế của chi nhánh Hà
Thành kết thúc năm 2012
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Thành )
- Đến thời điểm 30/06/2012, trong tổng dư nợ cho vay DAĐT tại
NHTMCPKTVN CNHT thì đa số là dư nợ cho vay DAĐT đối với các công
ty cổ phần (316,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 80,9%), còn đối với công ty TNHH và
công ty liên doanh thì tỷ lệ này lần lượt là 13,2% và 3,4%. Tuy nhiên, hiện nay
bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM thì trên địa bàn thì việc đẩy
mạnh cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn gặp khá nhiều khó
khăn do quy mô hoạt động của các doanh nghiệp, này đa phần đều khá nhỏ bé
(chỉ ngoại trừ một số ít các doanh nghiệp, tập đoàn lớn), vốn lại thấp thêm vào
đó là không có tài sản để bảo đảm cho khoản vay.
- Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước, nếu như trước đây tỷ lệ dư nợ cho
vay DAĐT trên tổng dư nợ cho vay DAĐT luôn ở mức khá cao (nhất là trong
giai đoạn 2000 – 2004 tỷ lệ này ở mức trên 60%) thì đến thời điểm
30/06/2011, dư nợ cho vay DAĐT chỉ còn chiếm tỷ lệ rất thấp (2,5% trên tổng
dư nợ cho vay DAĐT của C nhánh HT) với 8 dự án trong đó chủ yếu là lĩnh
vực đầu tư cơ sở hạ tầng và giao thông.
- Qua đó cho thấy, NHTMCPKTVN–CNHT đã thực hiện đúng định hướng đầu
tư tín dụng mà trụ sở chính đã a là giảm dần dư nợ cho vay đối với các doanh
nghiệp nhà nước, đẩy mạnh tài trợ vốn đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
b. Phân loại dư nợ theo ngành, nghề, lĩnh vực
- Tính đến thời điểm 30/06/2011 thì số lượng DAĐT còn dư nợ tại

NHTMCPKTVN - CNHT là 145 dự án trong đó tập trung chủ yếu vào một số
ngành như: ngành đầu tư cơ sở hạ tầng bất động sản, ngành xây dựng và sản
xuất vật liệu xây dựng, ngành giáo dục – y tế, ngành công nghiệp nặng,
- Với tỷ trọng 27,6% dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánhHT thì đến thời điểm
30/06/2011, lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng – bất động sản là lĩnh vực chiếm tỷ
trọng cao nhất trong số các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của Chi nhánh. Tuy
nhiên nếu xét trên tổng dư nợ tín dụng thì tỷ lệ này chỉ là 9,2%, thấp hơn so
với dư nợ bình địa bàn (khoảng 13,9% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn)., dư
nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng bất động sản khá lớn và
những khách hàng đang vay vốn để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực này đều là
những Công ty đầu tư chuyên nghiệp và có kinh nghiệm lâu năm về đầu tư,
quản lý và khai thác dự án. Do đó, xét về lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng bất động
sản tại NHTMCPKTVN CNHT là an toàn, hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ
của dự án.
- Ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cũng chiếm tỷ trọng khá cao
trong dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh (26,4%) trong đó chủ yếu tập trung
vào lĩnh vực sản xuất xi măng ,với các khách hàng lớn như Công ty CP Xi
măng Công Thanh,
- Ngoài ra, NHTMCPTVN CNHTcũng chủ trọng phát triển các ngành giáo dục
– y tế, ngành công nghiệp nặng, ngành dịch vụ với tỷ trọng dư nợ cho vay trong
các ngành này tại thời điểm 30/06/2011 lần lượt là 13,5%, 11,2% và 9,9%.
Việc mở rộng tài trợ vốn ra nhiều ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của
NHTMCPKTVN - CNHT không chỉ giúp Chi nhánh hạn chế được rất nhiều
rủi ro, thực hiện hướng đầu tư của NHTMCPKTVN là ưu tiên tài trợ vốn cho
các DAĐT thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng mà
còn góp phần rất lớn trong công
cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
1.3.2.3. Nợ quá hạn trong cho vay các dự án đầu tư tại chi nhánh
Biểu 1.7 : Nợ quá hạn theo thời gian của chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2006 -
2012

Lớp : Kinh tế đầu tư 51
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Thành )
Trong giai đoạn 2005 – 2011, dư nợ của NHTMCPKTVN – CNHT đã có sự
tăng trưởng mạnh từ 474,4 tỷ đồng lên 1161,2 tỷ đồng, tăng 686,8 tỷ đồng
tương ứng với mức tăng 144,8%. Tuy nhiên, nợ quá hạn của NHTMCPKTVN
– CNHT trong giai đoạn 005 này lại có sụt giảm khá nhiều, từ 6,5 tỷ đồng
giảm xuống còn 2,81 tỷ đồng, qua đó cho thấy chất lượng cho vay của Chi
nhánh ngày càng được nâng cao.
Trong tổng nợ 58% qua các năm. Đây cũng là điều dễ hiểu do hoạt động cho
vay DAĐT luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cả so với các hoạt động cho vay khác
của ngân hàng. Tại thời điểm cuối năm 2005, nợ quá hạn trong cho vay
DAĐT của Chi nhánh HT là 4,32 tỷ đồng và đến cuối năm 2006 đã giảm
xuống còn 2,96 tỷ đồng. Bước sang năm 2007, do Chi nhánh HT đã bị phát sinh
2 món nợ quá hạn (một dự án về chế biến thủy sản và một dự án về ngành gỗ
xuất khẩu) nên đã làm cho uá hạn của Chi nhánh tại thời điểm cuối năm 2007
tăng 0,67 tỷ đồng so với cuối. Tuy nhiên, từ cuối năm 2007 đến nay, nợ quá
hạn trong cho vay DAĐT của Chi nhánhHT đã có sự sụt giảm liên tục. Đến thời
điểm 30/06/2011, nợ quá hạn trong cho vay DAĐT của Chi nhánh chỉ còn
1,54 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
54,8% trong tổng nợ quá hạn.
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
Bên cạnh đó, tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/tổng dư nợ và tỷ trọng
tổng nợ quá hạn/tổng dư nợ của Chi nhánh trong giai đoạn 2005 – 2011 (tính
đến thời điểm 30/06/2011) và có xu hướng giảm dần. Nếu như tại thời điểm

cuối năm 2005, tỷ trọng nợ quá hạn trong cho v /tổng dư nợ là 1,37% thì đến
thời điểm 30/06/2012 lần lượt chỉ % và 0,24%. Những kết quả này cho thấy
chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay DAĐT nói riêng của Chi
nhánh ngày càng được nâng cao ây được xem là một thành tựu nổi bật trong
hoạt động tín dụng của CNHT. , quản lý, giám sát khoản vay còn phải kể đến
những đóng góp rất lớn từ công tác quản lí rủi ro và thu hồi nợ của chi nhánh.
Việc duy trì mộ tỉ lệ nợ quá hạn đạt yêu ho thấy chi nhánh đã làm khá tốt việc cho
vay các dự án đầu tư, điều này không những đảm bảo cho chi nhánh một nguồn
lợi nhuận ổn định mà còn giảm khả năng rủi ro thanh khoản cho chi nhánh trong
một số trường hợp xấu.
1.3.2.4. Phân tích chất lượng cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh.
a. Chỉ tiêu dư nợ
Bảng 1.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT/tổng dư nợ của chi nhánh
giai đoạn 2006 - 2012
STT
Chỉ
tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm

2012
12 Tổng dư nợ
(tỷ
đồng)
474,4 554,5 736,0 713,0 850,8 1058,2 1161,2
2
Dư nợ cho
va

y
DAĐT (tỷ
đồng)
166,0 177,3 224,0 220,1 280,1 338,7 390,8
3
Tỷ trọng dư nợ
cho
vay
DAĐT/tổng
dư nợ (% )
35% 32% 30% 31% 33% 32% 34%
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Thành
Nhìn vào bảng trên cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT/tổng dư nợ tín
dụng của NHTMCPKTVN – CNHT tương đối ổn định qua các năm với
mức bình quân là 32,4% và tỷ trọng này có xu hướng tăng dần từ năm 2007
đến nay, qua đó cho thấy NHTMCPKTVN đang ngày càng chú trọng đến
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
20

×