Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế Việt Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.13 KB, 45 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Tóm lược
Hội nhập và phát triển, đó là những gì mà kinh tế Việt Nam đã trải qua từ
những năm cải cách kinh tế cho đến nay. Nền kinh tế hiện đại, đòi hỏi doanh nghiệp
phải có sự thích ứng riêng để có thể tồn tại và phát triển. Những nhà lãnh đạo cũng
luôn thay đổi các chính sách sao cho phù hợp với nền kinh tế thay đổi từng ngày.
Một trong những mối quan tâm của doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo là kết quả
hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, do ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khó khăn, nhiều doanh nghiệp
không thể trụ vững được nữa.
Trong thời gian thực tập tại công ty Việt Hoa, cùng với những nghiên cứu
tổng quát tình hình hoạt động của công ty trong hai năm, em nhận thấy kết quả kinh
doanh của công ty có sự giảm sút, chính vì thế, em lựa chọn đề tài khóa luận “ Kế
toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế Việt Hoa”. Với đề
tài này, em mong rằng sẽ giúp công ty có những giải pháp góp phần tăng doanh thu
và nâng cao lợi nhuận.
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán kết quả hoạt động kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ
phần Quốc tế Việt Hoa.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán kết quả hoạt động kinh doanh
tại công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa.
GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Huyền SV: Tống Thị Thu Hằng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Lời cảm ơn
Thời gian học tập tại trường, đã giúp em trang bị rất nhiều kiến thức cần thiết
để có thể bước vào nghành kế toán- kiểm toán, cống hiến cho xã hội. Thế nên, lời
đầu tiên, em muốn cảm ơn Nhà trường, Ban giám hiệu và các thầy cô đã dìu dắt
chúng em để có được ngày hôm nay.
Để hoàn thành bài khóa luận này, em cũng xin đặc biệt cảm ơn cô Vũ Thị


Thu Huyền. Trong thời gian làm khóa luận, cô đã hướng dẫn chúng em rất tận tình.
Em cũng xin cảm ơn các anh chị, cô chú trong công ty Cổ phần Quốc tế Việt
Hoa, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành bài khóa luận.
Em xin chúc Ban giám hiệu, thầy cô, và các anh chị trong công ty có một sức
khỏe dồi dào và công tác hiệu quả.
Em xin chân thành cảm ơn!
GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Huyền SV: Tống Thị Thu Hằng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Mục lục
PH N M UẦ ỞĐẦ 7
Ch ng 1. C s lý lu n v k toán k t qu ho t ng kinh doanh ươ ở ở ậ ề ế ế ả ạ độ
trong doanh nghi pệ 1
1. M t s khái ni m v lý thuy t v k toán k t qu ho t ng kinh ộ ố ệ à ế ề ế ế ả ạ độ
doanh trong doanh nghi pệ 1
1.1 M t s khái ni m c b nộ ố ệ ơ ả 1
1.2 M t s v n lý thuy t liên quan n k toán k t qu ho t ngộ ố ấ đề ế đế ế ế ả ạ độ
kinh doanh c a doanh nghi pủ ệ 3
2 N i dung k toán k t qu ho t ng kinh doanh trong doanh nghi pộ ế ế ả ạ độ ệ
4
2.1 K toán k t qu ho t ng kinh doanh theo quy nh chu n m c ế ế ả ạ độ đị ẩ ự
k toán Vi t Namế ệ 4
2.2 K toán k t qu ho t ng kinh doanh theo quy t nh ế ế ả ạ độ ế đị
15/2006/Q - BTC ban h nh ng y 20/03/2006 c a B T i ChínhĐ à à ủ ộ à 8
Ch ng 2. Th c tr ng k toán k t qu ho t ng kinh doanh t i công ươ ự ạ ế ế ả ạ độ ạ
ty C ph n Qu c t Vi t Hoaổ ầ ố ế ệ 13
1. T ng quan tình hình v nh h ng c a các nhân t môi tr ng ổ à ả ưở ủ ố ườ
n k t qu ho t ng kinh doanh c a công ty C ph n Qu c t Vi tđế ế ả ạ độ ủ ổ ầ ố ế ệ
Hoa 13
1.1 T ng quan tình hình nghiên c u Vi t Nam hi n nayổ ứ ở ệ ệ 13
1.2 nh h ng c a các nhân t môi tr ng n k t qu ho t ng kinhẢ ưở ủ ố ườ đế ế ả ạ độ

doanh c a công ty C ph n Qu c t Vi t Hoaủ ổ ầ ố ế ệ 15
1.2.1 T ng quan v công ty C ph n Qu c t Vi t Hoaổ ề ổ ầ ố ế ệ 15
1.2.2 nh h ng nhân t môi tr ng n k t qu ho t ng kinh doanhẢ ưở ố ườ đế ế ả ạ độ
t i công ty C ph n Qu c t Vi t Hoaạ ổ ầ ố ế ệ 17
2. Th c tr ng k toán k t qu ho t ng kinh doanh t i công ty C ự ạ ế ế ả ạ độ ạ ổ
ph n Qu c t Vi t Hoaầ ố ế ệ 20
2.1 N i dung v ph ng pháp xác nh k t qu kinh doanh t i công ty ộ à ươ đị ế ả ạ
C ph n Qu c t Vi t Hoaổ ầ ố ế ệ 20
2.2 Th c tr ng k toán k t qu ho t ng kinh doanh t i công ty C ự ạ ế ế ả ạ độ ạ ổ
ph n Qu c t Vi t Hoaầ ố ế ệ 21
Ch ng 3. Các k t lu n v xu t v k toán k t qu ho t ng ươ ế ậ à đề ấ ề ế ế ả ạ độ
kinh doanh t i công ty C ph n Qu c t Vi t Hoaạ ổ ầ ố ế ệ 26
1. Các k t lu n v phát hi n qua nghiên c u k toán k t qu ho t ế ậ à ệ ứ ế ế ả ạ
ng kinh doanh t i công ty C ph n Qu c t Vi t Hoađộ ạ ổ ầ ố ế ệ 26
1.1 Nh ng k t qu t cữ ế ả đạ đượ 26
1.2 Nh ng m t h n ch , t n t i v nguyên nhânữ ặ ạ ế ồ ạ à 28
2. Các xu t, ki n ngh v k toán k t qu ho t ng kinh doanh đề ấ ế ị ề ế ế ả ạ độ
t i công ty C ph n Qu c t Vi t Hoaạ ổ ầ ố ế ệ 28
2.1 xu t 1: “ L p d phòng gi m giá h ng t n kho”Đề ấ ậ ự ả à ồ 28
2.2 xu t 2: “ L p d phòng n ph i thu khó òi”Đề ấ ậ ự ợ ả đ 31
2.3 xu t 3: “ H ch toán chi phí ”Đề ấ ạ 34
GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Huyền SV: Tống Thị Thu Hằng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
2.4 xu t 4: “ Phân b chi phí bán h ng v chi phí qu n lý cho Đề ấ ổ à à ả
t ng lo i m t h ng xác nh k t qu kinh doanh cho t ng m t ừ ạ ặ à để đị ế ả ừ ặ
h ngӈ 35
3. i u ki n th c hi n các xu tĐ ề ệ ự ệ đề ấ 36
GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Huyền SV: Tống Thị Thu Hằng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ

Sơ đồ 01: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Sơ đồ 02: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần quốc tế Việt Hoa.
GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Huyền SV: Tống Thị Thu Hằng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Danh mục từ viết tắt
XNK: Xuất nhập khẩu
GTGT: Giá trị gia tăng
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNCN: Thu nhập cá nhân
TSCĐ: Tài sản cố định
TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt
TNHL: Thu nhập hoãn lại
TT: Thông tư
GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Huyền SV: Tống Thị Thu Hằng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài.
Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế toán
trong doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp trong kỳ, hay nó chính là thước đo sức khỏe của doanh nghiệp. Trong
các doanh nghiệp hiện nay, đều đã phản ánh kết quả kinh doanh theo đúng chuẩn
mực, chế độ hiện hành, tuy nhiên việc hạch toán cũng phải linh hoạt, phù hợp với
quy mô và loại hình doanh nghiệp. Việc linh hoạt trong việc hạch toán, giúp đưa ra
những số liệu chính xác kịp thời, đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý, giúp nhà quản lý
có những quyết định đúng đắn, cùng với đó, việc kiểm tra tính chính xác, trung thực
đối với các số liệu trong báo cáo tài chính càng trở nên cần thiết.
Hiện nay, việc hạch toán tại công ty cổ phần Quốc tế Việt Hoa bên cạnh
những thuân lợi, còn có không ít những khó khăn. Về cơ bản thì đơn vị đã tuân thủ
theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Đơn vị sử dụng phương pháp hạch toán, hệ

thống tài khoản, sổ kế toán, chứng từ đầy đủ, phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Nhưng vì công việc nhiều, số lượng kế toán hạn chế, không thể quản lý được các
khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu. Nhiều khoản doanh thu chưa đủ điều kiện
ghi nhận. Các khoản giảm trừ doanh thu cũng không được chú trọng, trong khi
lượng phát sinh hàng hóa bị trả lại là khá nhiều. Việc lập dự phòng cũng như cách
hạch toán tài khoản chi phí trong doanh nghiệp còn nhiều điểm chưa hợp lý. Chính
vì những hạn chế như trên mà việc hoàn thiện kế toán kết quả hoạt động kinh doanh
càng trở nên cần thiết.
2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài.
- Về lý luận: Khóa luận nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về kế toán kết quả
hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán hiện hành và chế độ
kế toán theo theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ
Tài Chính.
- Về thực tiễn: Khóa luận đi sâu tìm hiểu, khảo sát và phân tích tình hình kế
toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa, để thấy
được thực trạng công tác kế toán, sự khác nhau giữa các quy định chuẩn mực, chế
GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Huyền SV: Tống Thị Thu Hằng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
độ đang được áp dụng tại công ty. Từ những nghiên cứu đó, sẽ thấy được những ưu,
nhược điểm, hạn chế và tồn tại trong công ty đồng thời đưa ra các giải pháp khắc
phục để hoàn thiện hơn công tác kế toán kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần
Quốc tế Việt Hoa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa
+ Thời gian : từ 04/03/2013 - 03/05/2013
+ Số liệu kế toán: số liệu tháng 8/2012.
4. Phương pháp thực hiện đề tài.

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
- Phương pháp chứng từ.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận về kế toán kết quả hoạt động kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Chương này, tập trung trình bày những vấn đề cơ bản về đề tài nghiên cứu.
Bao gồm: một số định nghĩa và khái niệm cơ bản liên quan đến kế toán kết quả hoạt
động kinh doanh trong doanh nghiệp. Nội dung kế toán kết quả hoạt động kinh
doanh theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo quy định chế độ kế toán
15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
Chương 2: Thực trạng kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
Cổ phần Quốc tế Việt Hoa.
Chương này sẽ nghiên cứu tổng quan và tình hình ảnh hưởng của các nhân tố
môi trường đến kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Quốc tế
Việt Hoa. Thực trạng công tác kế toán kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Huyền SV: Tống Thị Thu Hằng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán kết quả hoạt động kinh
doanh tại công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa.
Chương này trình bày các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu: những kết
quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị
hoàn thiện công tác kế toán kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Huyền SV: Tống Thị Thu Hằng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Chương 1. Cở sở lý luận về kế toán kết quả hoạt động kinh

doanh trong doanh nghiệp
1. Một số khái niệm và lý thuyết về kế toán kết quả hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp
1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Nhóm khái niệm về doanh thu, thu nhập khác:
- Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. ( VAS 14)
1
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc
sẽ thu được từ các hoạt động, giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm các khoản phụ thu
và phí thu thêm ngoài nếu có.
2
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là phần còn lại của
doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ ( chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế XNK, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp theo
phương pháp trực tiếp) trong kỳ kế toán, là căn cứ tính kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
3
- Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền,
cổ tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh
nghiệp.
4
- Thu nhập khác: là những khoản góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ các
hoạt động ngoài hoạt động tạo ra doanh thu.(VAS 14)
* Nhóm khái niệm về các khoản giảm trừ doanh thu:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.(VAS 14)
1

Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB thống kê,2006.
2
Học viện tài chính, Kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2006, trang 308.
3
Bộ tài chính, chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội, 2007, trang 636.
4
Bộ tài chính, chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Bộ tài chính, 2006, trang 300.
- 1 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.(VAS 14)
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.(VAS 14)
* Nhóm khái niệm về chi phí:
Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản, hoặc phát sinh các
khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối
cho Cổ đông, chủ sở hữu.(VAS 01)
5
- Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
bất động sản đầu tư, giá thành của các sản phẩm xây lắp ( đối với doanh nghiệp xây
lắp) bán trong kỳ.
6
- Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình
tiêu thụ.
7
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao
phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong
quá trình quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên

quan đến toàn doanh nghiệp.
8
- Chi phí tài chính: là những khoản chi phí phát sinh từ các giao dịch thuộc
hoạt động tài chính như lãi tiền vay dùng cho hoạt động kinh doanh, chi phí liên
doanh, liên kết, chi phí sử dụng bản quyền, lỗ từ đầu tư chứng khoán,
9
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: là tổng giá trị của thuế hiện hành và
thuế hoãn lại được tính đến khi xác định lợi nhuận hoặc lãi, lỗ ròng của một kỳ.
10
Thuế TNDN hiện hành: là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu
thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.
11
5
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2006.
6
Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2006.
7
Kế toán tài chính, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, 2010, trang 258.
8
Kế toán tài chính, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, 2010, trang 258.
9
Kế toán tài chính, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, 2010, trang 258.
10
Kế toán tài chính, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, 2010, trang 322.
11
Kế toán tài chính, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, 2010, trang 322.
- 2 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Thuế TNDN hoãn lại: là loại thuế phát sinh khi cơ sở tính thuế khác với giá
trị ghi sổ của tài sản và công nợ.

12
- Chi phí khác: là các khoản chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh
phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Như chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền do vi phạm hợp
đồng,…
13
* Nhóm khái niệm về kết quả kinh doanh :
- Kết quả kinh doanh: là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí
của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động kinh doanh nhất định.
14
- Kết quả hoạt động kinh doanh: là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
15
- Kết quả khác: là kết quả từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên
hoặc doanh nghiệp không dự kiến trước được như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định, tài sản tổn thất,…
16
Như vậy, kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh là mục
tiêu kinh tế cơ bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực
thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp.
1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến kế toán kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
Một trong những chỉ tiêu quan trọng cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp là lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh
giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
12

Kế toán tài chính, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, 2010, trang 322.
13
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2006.
14
Kế toán tài chính, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, 2010, trang 319.
15
Kế toán tài chính, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, 2010, trang 320.
16
Kế toán tài chính, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, 2010, trang 320.
- 3 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:Là khoản chênh lệch giữa
doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm
giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
17
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu
hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính và thuế gián thu phải nộp
theo qui định của pháp luật trong kỳ.
18
- Lợi nhuận của các hoạt động khác: Là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập
của hoạt động kinh tế khác và chi phí của hoạt động kinh tế khác và thuế gián thu phải nộp
theo qui định của pháp luật trong kỳ.
19
2 Nội dung kế toán kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
2.1 Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định chuẩn mực kế toán
Việt Nam
Kế toán kết quả kinh doanh cần tuân thủ các nguyên tắc được quy định trong
các chuẩn mực kế toán liên quan
20
: VAS 01- Chuẩn mực chung, VAS 02- Hàng tồn

kho, VAS 14- Doanh thu và thu nhập khác, VAS 17- Thuế TNDN.
* VAS 01- Chuẩn mực chung
- Cở sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên
quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được
ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc
thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích
phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Như vậy, để kết quả hoạt động kinh doanh được phản ánh một cách chính xác, trung
thực và hợp lý thì phải theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
bằng cách ghi sổ kế toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
- Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là
doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình
thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không
17
Giáo trình Đại học Kinh tế Quốc dân
18
Giáo trình Đại học Kinh tế Quốc dân
19
Giáo trình Đại học Kinh tế Quốc dân
20
Hệ thống chuẩn mực kế toán, Bộ Tài Chính, 2002
- 4 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải
lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
- Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được
tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị
hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không
được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

- Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi
ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có
liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi
phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng
liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
- Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán kết quả hoạt động kinh
doanh doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế
toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì
phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo
cáo tài chính.
- Thận trọng: Kết quả kinh doanh cần được xác định một cách nhanh chóng,
nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý. Chính vì thế cần tuân thủ nguyên
tắc thận trọng. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các
ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi
hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh chi phí.
- Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông
tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài
- 5 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót
được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem
xét trên cả phương diện định lượng và định tính. Kết quả kinh doanh phản ánh năng
lực và hiệu quả hoạt đông kinh doanh trong kỳ kế toán. Đây là cơ sở để các nhà

quản trị doanh nghiệp có những nhìn nhận và đánh giá chính xác nhất phục vụ cho
những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, số liệu kết quả kinh doanh
phải phản ánh chính xác. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến quyết định nhà quản lý.
* VAS 02- Hàng tồn kho
Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tốn kho theo nguyên tắc giá gốc.
Kết quả kinh doanh muốn xác định chính xác, cần phải xác định được các yếu tố
tham gia vào quá trình này. Trong đó, giá gốc hàng tồn kho có một vị trí rất quan
trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh.
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh
doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
+ Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho
cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;
+ Chi phí bán hàng;
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp
sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh;
+ Phương pháp bình quân gia quyền;
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước;
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước.
* VAS 14- Doanh thu và thu nhập khác
- 6 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt
động kinh doanh. Chính vì thế mà cần phải xác định chính xác doanh thu và thu
nhập khác.

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã
thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi
ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là
doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng,
thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản
góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là
doanh thu.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều
kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các
hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;
- 7 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Các khoản thu khác.
* VAS 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Cở sở tính thuế thu nhập của một tài sản, là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục

đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được
và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích
này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cở sở tính thuế của tài sản
đó bằng giá trị ghi sổ của nó.
Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả, là giá trị ghi sổ của nó,
trừ đi giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó
trong các kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước, cở sở tính thuế của khoản
nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ
được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế trong tương lai.
2.2 Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC
ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
* Quy định kế toán xác định kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh của kỳ
kế toán phải được xác định đầy đủ, chính xác theo đúng quy định của các chính
sách tài chính hiện hành. Ngoài việc hạch toán tổng hợp kết quả kinh doanh, kế toán
còn phải hạch toán chi tiết theo từng hoạt động ( hoạt động về bán hàng hóa và cung
cấp dịch vụ lao vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác). Trong từng loại hoạt động,
có thể hạch toán chi tiết từng loại sản phẩm, mặt hàng, lao vụ dịch vụ. Doanh thu sử
dụng để tính kết quả các hoạt động là doanh thu thuần, là số còn lại của doanh thu
sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
* Phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả từ hoạt động kinh doanh và kết quả khác.
- Kết quả hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp.
Trong đó: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu
thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Trị giá vốn hàng bán.
- 8 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ - Chiết khấu thương mại - Doanh thu hàng bán bị trả lại - Giảm

giá hàng bán - Thuế TT ĐB, thuế xuất khẩu.
- Kết quả khác = Thu nhập khác - Chi phí khác.
Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu, xác định kết quả kinh doanh trước thuế thu
nhập doanh nghiệp:
Kết quả kinh doanh trước thuế TNDN = Kết quả hoạt động kinh doanh + Kết
quả khác.
Kết quả kinh doanh sau thuế TNDN = Kết quả các hoạt động trước thuế
TNDN - Chi phí thuế TNDN hiện hành - (+) Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
* Chứng từ sử dụng
+ Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng chủ yếu các chứng từ tự lập
như: Bảng tính kêt quả họat động kinh doanh, kết quả khác, tờ khai tạm tính thuế
TNDN, Bảng xác định thuế TNHL phải trả,…
+ Trình tự luân chuyển chứng từ: Tất cả các chứng từ kế toán do doanh
nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán
doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi
kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để
ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình
Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
* Tài khoản sử dụng
Kế toán xác định kết quả kinh doanh, sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 911- Xác định kết quả kinh doanh: Được dùng để xác định và phản
ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong
một kỳ kế toán năm.
Kết cấu và nội dung phản ánh:
- 9 –

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi.
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ
đã bán trong kỳ;
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Tài khoản này
dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Tài khoản 821 -Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung
do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc
ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn
- 10 –

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn
nhập trong năm);
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa
tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu
nhập hoãn lại phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - “Chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có TK 911 - “Xác
định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Số thuế thu nhập daonh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ
hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót
không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản
thuế thu nhập hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh
trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập
hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành trong năm vào Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số
phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát
sinh trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
- 11 –

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư
cuối kỳ.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản: TK 243 - Tài sản thuế TNDN
hoãn lại, TK 347- Thuế TNDN hoãn lại phải trả, TK 421- Lợi nhuận chưa phân
phối, TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,…
* Trình tự hạch toán: (Phụ lục 1.1)
(1) Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động kinh doanh
(2) Kết chuyển thu nhập khác
(3) Kết chuyển chi phí hoạt động kinh doanh
(4) Kết chuyển chi phí khác
(5) DN tự xác định số thuế phải phải nộp
(6) Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành
(7) Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có nhỏ hơn số phát sinh Nợ TK
8212
(8) Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212
(9) Kết chuyển lợi nhuận sau thuế TNDN
(10) Kết chuyển lỗ
* Sổ kế toán
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kết hợp với phần
mềm kế toán máy.
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Chứng từ ghi sổ.
+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Sổ Cái.
+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. ( Phụ lục 1.2)
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng
từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau

đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập
Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- 12 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát
sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào
Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh.
+ Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi
tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và
bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và
Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau,
và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của
từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Chương 2. Thực trạng kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại
công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa
1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về kế toán kết quả hoạt động kinh
doanh tại công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa, em đã tham khảo một số công trình
nghiên cứu của những năm trước.
Đầu tiên là luận văn “ Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ
phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST” của sinh viên Vũ Thị Yến, năm
2009. Luận văn đã chỉ ra bất hợp lý trong việc hạch toán chi phí nhân viên vào tài
khoản 6421 cũng như những điểm còn yếu kém trong việc đánh giá chênh lệch tỷ
- 13 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán

giá hối đoái và ghi nhận doanh thu của đơn vị. Từ những bất hợp lý đó, luận văn
cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán kết quả hoạt động kinh
doanh rất hợp lý và sát thực. Như việc đề ra giải pháp xác định kết quả hoạt động
kinh doanh theo tháng thay vì theo năm, hay hoàn thiện xử lý chênh lệch tỷ giá hối
đoái và tính doanh thu theo tỷ lệ hoàn thành cho những đơn hàng có giá trị lớn mà
thời gian lại kéo dài.
Tuy nhiên, về việc sử dụng tài khoản cấp ba cho tài khoản 6411, dẫn đến
việc chống chéo, dễ nhầm lẫn trong việc ghi chép và tính toán sau này. Về vấn đề
xác định doanh thu theo tỷ lệ hoàn thành cũng rất khó thực hiện vì các số liệu chỉ là
ước lượng, dự toán, tùy vào từng trường hợp cụ thể để áp dụng thì chưa có tính
chính xác cao.
Bên cạnh luận văn này, em cũng nghiên cứu các bài báo viết về cùng đề tài ,
trong đó bài viết “ Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Thực tế có rắc rối như
lý thuyết” của tác giả Trần Đức Nam (University of Oregon, USA) trên website
kiemtoan.com.vn rất đáng được chú ý. Bài viết đã đưa ra thực tế “Chuẩn mực 17
đưa ra nhiều khái niệm mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi thông tư
hướng dẫn vẫn còn trừu tượng và có phần làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn thực
tế, khiến cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện”. Bài viết cũng chỉ
ra rằng một trong những lý do chính cho việc các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn
trong việc áp dụng luật thuế là do các doanh nghiệp chưa được trang bị một phương
pháp phù hợp để hạch toán Thuế TNDN. Chuẩn mực kế toán số 17 chỉ quy định các
nguyên tắc trong hạch toán thuế TNDN, Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn
chi tiết cách hạch toán thuế vào từng tài khoản. Còn phần quan trọng nhất là làm thế
nào để xác định được các số liệu để hạch toán vào từng tài khoản thì lại chưa được
hướng dẫn cụ thể và có hệ thống. Hơn nữa, các khái niệm trong Chuẩn mực 17 và
Thông tư hướng dẫn đều khá mới mẻ, mang tính kỹ thuật cao và chưa thực sự có hệ
thống. Cụ thể, khi giải thích hai khái niệm chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh
viễn, cả Chuẩn mực và Thông tư đều chỉ đề cập đến sự khác biệt giữa thu nhập chịu
thuế và lợi nhuận kế toán, tức là các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên, khi hướng dẫn xác định chênh lệch thì lại sử dụng khái niệm cơ sở tính

thuế của tài sản và nợ phải trả, tức các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
- 14 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Theo tác giả, những khó khăn này có thể tránh được nếu người làm công tác
kế toán phân biệt rõ được giữa nguyên tắc kế toán thuế và phương pháp kế toán
thuế TNDN. Tác giả đã chỉ ra sự tương đồng giữa luật thuế TNDN hiện hành với
các chuẩn mực kế toán bằng cách liệt kê các tài sản và công nợ thường phát sinh
chênh lệch tạm thời, giải thích các chênh lệch và đưa ra các nhận xét. Tác giả đã
đưa ra kết luận nguyên tắc của kế toán thuế TNDN là phải xác định được chênh
lệch tạm thời và để xác định các chênh lệch đó, phải dựa vào bảng cân đối kế toán,
chứ không phải báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Những kết luận của tác giả giúp các doanh nghiệp đặc biệt là những người
làm công tác kế toán có những cái nhìn đơn giản hơn trong việc xác định thuế thu
nhập hoãn lại từ đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh một cách chính xác.
Thông qua luận văn và những bài viết về vấn đề liên quan đến đề tài, em có
những cái nhìn sâu sắc hơn về kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong
đơn vị, từ đó, em cũng có những ý tưởng để hoàn thiện công tác kế toán kết quả
hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa.
1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa
1.2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa
* Giới thiệu chung về công ty.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần quốc tế Việt Hoa.
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần quốc tế Việt Hoa.
- Năm thành lập: 1995
- Tổng số vốn: tổng vốn điều lệ của công ty là 3.000.000.000 VNĐ.
- Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần.
- Địa chỉ: xóm 4, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam .
- Điện thoại: 04- 62126592
- Fax: 04- 37855078

- Mã số thuế: 0101578950
- Email:
- Giám đốc: Trần Đăng Khoa.
- Kế toán trưởng: Ngô Diệu Hương.
- 15 –
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Ngành nghề kinh doanh của công ty: nhập khẩu thiết bị nhà bếp và bán các
sản phẩm đó trong nước.
* Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động và quy mô, bộ máy kế toán của công ty
được tổ chức theo hình thức tập trung.
Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần quốc tế Việt Hoa
( Phụ lục 2.1)
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: chị Ngô Diệu Hương, là người điều
hành toàn bộ hệ thống kế toán dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty. Chịu trách
nhiệm trước giám đốc công ty cũng như các cơ quan hữu quan khác về tính đúng
đắn của các thông tin mà phòng kế toán tài chính cung cấp. Cụ thể: Kế toán trưởng
tổ chức và phân công công việc phù hợp chuyên môn từng người, lập báo cáo tài
chính cho công ty vào những thời gian theo quy định.
Ngoài ra, kế toán trưởng dựa trên các thông tin tổng hợp được, đưa ra ý kiến góp ý
với giám đốc về các quyết định tài chính của công ty.
- Thủ quỹ: thu chi tiền mặt hàng ngày, kiểm kê và đối chiếu lượng tiền tồn
quỹ thực tế so với số liệu ghi trong sổ sách, viết và nộp các ủy nhiệm chi, thanh
toán với ngân hàng, có trách nhiệm bảo quản tiền mặt tồn quỹ trong năm tài chính.
- Kế toán bán hàng: chịu trách nhiệm về bán hàng, viết hóa đơn GTGT, lập
bảng, sổ chi tiết về hàng bán, theo dõi doanh thu của doanh nghiệp.
- Kế toán thuế, kế toán tiền lương: chịu trách nhiệm theo dõi, tính lương và
phụ cấp hàng tháng, các khoản khấu trừ cho các nhân viên trong công ty. Trích lập
và nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định hiện hành. Đồng
thời thực hiện kê khai, thực hiện các nghiệp vụ tài chính tại ngân hàng.

* Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: công ty hạch toán theo quyết định
15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 dương lịch hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: công ty sử dụng phương pháp kế
khai thường xuyên.
- 16 –

×