Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng Anh-Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 139 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC




LÝ BÁ PHÚC





QUẢN LÝ QUY TRÌNH DẠY HỌC TIẾP CẬN CHUẨN
QUỐC TẾ TẠI KHOA TIẾNG ANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05





Nguời hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Đức Chính











HÀ NỘI - 2010






MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu 10
3. Mục đích nghiên cứu 11
4. Phạm vi nghiên cứu 11
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 11
6. Câu hỏi nghiên cứu 12
7. Giả thuyết nghiên cứu 12
8. Phƣơng pháp chứng minh 13
9. Nội dung nghiên cứu 13
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
Chƣơng I: Cơ sở lý luận của đề tài 14

A. Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục 14
1. Quản lý 14
2. Quản lý giáo dục 20
B. Lý luận về dạy học 22
1. Quy trình dạy học theo tiếp cận của Tâm lý học Liên tƣởng, đại diện cho
trƣờng phái này là Thomas Hobbs, David Ghatly, D.S Milơ, A.Ben,
H.Spenxe 22
2. Quy trình dạy học theo tiếp cận của Tâm lý học Hành vi, đại diện cho
trƣờng phái này là J.Watson, J. Deway, Skinner 23
3. Quy trình dạy học theo tiếp cận của Tâm lý học Hoạt động, đại diện cho
trƣờng phái này là L.X. Vygotski, A.N. Leonchiev 25
4. Quy trình dạy học theo Lý thuyết phát triển chƣơng trình của tác giả
Nguyễn Đức Chính, Khoa Sƣ phạm Đại học Quốc gia Hà Nội 27
C. Quy trình dạy học chuẩn quốc tế 28
1. Thực hiện lập kế hoạch và chuẩn bị 28
1.1. Xác định nhu cầu ngƣời học 28
1.2. Xác định mục tiêu học tập 29
1.3. Xác định nội dung, phƣơng pháp và nguồn học liệu 29
1.4. Hoàn tất việc lập chƣơng trình 30
2. Kế hoạch dạy học 30
2.1. Xác định yêu cầu cho mỗi bài học 31
2.2. Hoàn tất các kế hoạch về bài học 31
2.3. Chuẩn bị học liệu 32
2.4. Chuẩn bị thiết bị và các phƣơng tiện học tập 33
2.5. Lập kế hoạch đánh giá cải tiến 33
2.6.Chuẩn bị môi trƣờng học 33
3. Hoạt động dạy và học 34
3.1. Hỗ trợ hoạt động học tích cực 34
3.1.1.Trình bày thông tin 34
3.1.2. Hướng dẫn và trình diễn 35

3.1.3. Sử dụng giáo cụ trực quan 36
3.1.4. Giám sát hoạt động học tập 36
3.1.5. Quản lý tiến trình các hoạt động học 37
3.1.6. Quản lý môi trường học 37
3.2. Hỗ trợ sự tham gia của ngƣời học 38
3.2.1. Tạo động lực cho người học 38
3.2.2. Khuyến khích người học 39
3.2.3. Hướng dẫn người học 39
3.2.4. Hỗ trợ người học 40
3.3. Đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập 40
3.3.1. Đánh giá sự tiến bộ của người học 40
3.3.2. Chuẩn bị các kiểu đánh giá theo tiến trình 41
3.3.3. Sử dụng đánh giá theo tiến trình 42
3.3.4. Phân tích dữ liệu đánh giá theo tiến trình 42
3.3.5. Cung cấp thông tin phản hồi về sự tiến bộ của người học 43
3.3.6. Lưu giữ ghi chép về sự tiến bộ của người học 44
3.3.7. Đánh giá kết quả học tập của người học 44
3.3.8. Chuẩn bị đánh giá tổng kết 44
3.3.9. Sử dụng đánh giá tổng kết 45
3.3.10. Phân tích dữ liệu đánh giá tổng kết 45
3.3.11. Cung cấp thông tin phản hồi về kết quả học tập 46
3.3.12. Ghi chép, lưu giữ kết quả học tập của người học 46
4. Đánh giá cải tiến 46
4.1.Đánh giá cải tiến chƣơng trình học 46
4.1.1. Đánh giá học tập 47
4.1.2. Dùng đánh giá để lập kế hoạch cải tiến 47
4.1.3. Thực hiện những cải tiến và lập kế hoạch đánh giá tiếp 48
4.2.Đánh giá cải tiến thực hành nghề nghiệp 48
4.2.1. Tự đánh giá năng lực thực hành 49
4.2.2. Xác định mục đích cải tiến 49

4.2.3. Hoàn tất kế hoạch phát triển chuyên môn 49
4.2.4. Xác định kế hoạch hành động và đánh giá kết quả đầu ra 50
D. Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế 50
1. Thực hiện lập kế hoạch và chuẩn bị 50
1.1. Phân tích nhu cầu ngƣời học 50
1.2. Tìm hiểu môn học 51
1.3. Kế hoạch dạy học 51
2. Tiến hành dạy học tích cực 51
3. Kiểm tra, đánh giá 53
3.1. Thƣờng xuyên 53
3.2. Định kỳ 54
3.3. Tổng kết 54
4. Đánh giá cải tiến 55
4.1. Đánh giá cải tiến chƣơng trình học 55
4.2. Đánh giá cải tiến việc dạy và học 55
5. Quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế 55
Tiểu kết chƣơng I: 55
Chƣơng II: Thực trạng về quản lý quy trình dạy học tại trƣờng Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội. 57
A. Giới thiệu đôi nét về Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
và Khoa Tiếng Anh. 57
1. Nhóm ngành kinh tế, Kinh doanh và Quản lý kinh doanh 59
1.1. Ngành Quản lý kinh doanh 59
1.2. Ngành Thƣơng mại 59
1.3. Ngành Tài chính - Ngân hàng 59
1.4. Ngành Kế toán 59
1.5. Ngành Du lịch 59
2. Nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ 59
2.1. Ngành Công nghệ Thông tin 59
2.2. Ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử 59

2.3. Ngành Kỹ thuật Cơ - Điện tử 59
3. Nhóm ngành Ngoại ngữ 59
3.1. Tiếng Anh kinh doanh 59
3.2. Tiếng Trung kinh doanh 59
4. Các chƣơng trình đào tạo 60
4.1. Chƣơng trình đào tạo Đại học (hệ chính quy) 60
4.2. Chƣơng trình đào tạo Cao đẳng (hệ chính quy) 61
4.3. Chƣơng trình đào tạo Trung cấp (hệ chính quy) 61
4.4. Chƣơng trình đào tạo Đại học (hệ tại chức) 62
B. Quy trình dạy học của trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 64
C. Thực trạng quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho khối tiếng Anh không
chuyên, hệ đại học chính quy của Khoa Tiếng Anh - Trƣờng Đại hoc Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội. 68
1. Thực hiện lập kế hoạch và chuẩn bị 68
1.1.Tìm hiểu nhu cầu ngƣời học 68
1.2.Tìm hiểu môn học: 68
1.3.Kế hoạch dạy học: 70
2. Tiến hành dạy học tích cực 78
3. Kiểm tra, đánh giá 81
D. So sánh quy trình dạy học tiếng Anh của khối tiếng Anh không chuyên,
hệ đại học chính quy, trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với
quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế 81
Tiểu kết chƣơng II 82
Chƣơng III: Một số biện pháp quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho khối
tiếng Anh không chuyên, hệ đại học chính quy của Khoa Tiếng Anh -
Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế. 83
A. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp. 83
1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 83
2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 83
3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 84

B. Các biện pháp. 84
1. Nhóm biện pháp một: 84
2. Nhóm biện pháp hai: 84
3. Nhóm biện pháp ba 90
Tiểu kết chƣơng III 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
1. Kết luận 92
1.1. Về lý luận 92
1.2. Về thực trạng 92
1.3. Các biện pháp đề xuất: 92
2. Khuyến nghị 93
2.1. Đối với trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 93
2.2. Đối với Khoa Tiếng Anh 93
2.2.1. Tăng cường quản lý nền nếp học tập của sinh viên 93
2.2.2. Kích thích tính chủ động sáng tạo của người học 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1

“Giáo dục toàn diện” là một khái niệm đã đƣợc sử dụng rộng rãi từ lâu và tuỳ
theo đối tƣợng và mục tiêu hƣớng đến mà nó có thể mang lại những nội dung và ý
nghĩa khác nhau. Khi đề cập đến khái niệm này, ngƣời ta thƣờng chú ý đến
phƣơng diện loại hình nội dung giáo dục và nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc
phải giáo dục con ngƣời ở tất cả các lĩnh vực, khía cạnh khác nhau. Trong các thập
niên 50, 60 và 70 ở phƣơng Tây, đặc biệt là ở Mỹ nhiều nhà tâm lý học và giáo dục
học đã đề cao quan niệm này, họ gọi là “giáo dục nhân văn” (humanistic
education) hoặc “giáo dục hợp lƣu” (confluent education).

Cuộc cách mạng giáo dục nhân loại đang thực hiện là một đòi hỏi khách quan
của quá trình phát triển kinh tế tri thức trong hoàn cảnh hiện nay. Mục tiêu là tìm
mọi cách khai thác nguồn lực con ngƣời với tƣ cách là con ngƣời cá thể và con
ngƣời với tƣ cách là tài nguyên. Chƣa bao giờ yêu cầu giáo dục và chiến lƣợc phát
triển con ngƣời toàn diện nhƣ bây giờ.
Xu thế toàn cầu hoá đã tạo ra một động lực thúc đẩy nền giáo dục phát triển
và có những biến đổi sâu sắc. Tƣơng lai đến với chúng ta nhanh đến mức khó tin,
sự hình thành một thị trƣờng toàn cầu về việc làm, vốn, công nghệ và đặc biệt là
thông tin đã và đang trở thành hiện thực
2
.
Chủ trƣơng của Đảng và Chính sách của Nhà nƣớc là phát triển và đổi mới
giáo dục đào tạo. Các quan điểm này đƣợc thể hiện ở những văn bản chỉ đạo nhƣ
Luật giáo dục nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
3
; Nghị quyết
của Quốc hội ngày 27/11/2004
4
về Đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam;
vv đƣợc phê duyệt theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của
Thủ tƣớng Chính phủ. Đổi mới giáo dục ở Việt Nam về số lƣợng và chất lƣợng


1
Vũ Cao Đàm.Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học. Nhà Xuất Bản Khoa học kỹ thuật. Hà
Nội, 2005.
2
Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải
pháp. Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004.
3

Luật giáo dục nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2005.
4
Nghị quyết của Quốc hội ngày 27/11/2004 về Đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam.
không những là một nguồn động lực cơ bản của sự tăng trƣởng kinh tế và phát
triển xã hội bền vững mà còn phù hợp với xu thế phát triển giáo dục chung của
nhân loại.
Thành tựu nổi bật nhất của tâm lý học thế kỷ XX là sự khám phá ra vai trò
quyết định hoạt động của con ngƣời trong việc hình thành các năng lực và phẩm
chất. Những khả năng trí tuệ, năng lực chuyên môn, các phẩm chất nghề nghiệp,
thuộc tính nhân cách của con ngƣời là kết quả của việc con ngƣời, bằng hoạt động
của chính bản thân mình, chuyển hóa những năng lực và phẩm chất ngƣời của loài
ngƣời thành tài sản riêng cho bản thân. Giáo dục và dạy học, về bản chất, chính là
sự tổ chức hoạt động lĩnh hội cho ngƣời học, hƣớng vào lĩnh hội kinh nghiệm xã
hội-lịch sử của loài ngƣời. Chất lƣợng của các năng lực, sự hình thành phẩm chất
tâm lý khác nhau tùy thuộc ở cách mà con ngƣời tiến hành hoạt động lĩnh hội. Nói
cách khác, phƣơng pháp giáo dục, dạy học nào thì kết quả giáo dục, dạy học ấy.
Quy trình là:
Quy = Quy phạm
Trình = Trình tự
Đó là một loạt những quy định, hƣớng dẫn khá chi tiết giúp chúng ta thực
hiện một việc gì đó theo một trình tự thống nhất.
Quy trình dạy học là một chu trình gồm toàn bộ trình tự các thao tác có tổ
chức và có định hƣớng giúp ngƣời học từng bƣớc có năng lực tƣ duy và năng lực
hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng,
các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt đƣợc để trên cơ sở đó có khả năng giải
quyết đƣợc các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi ngƣời học.
Quy trình dạy học đã đƣợc một số tác giả làm công tác giáo dục Việt Nam đề
cập. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của địa phƣơng, cơ sở đào tạo, việc vận dụng lý luận quản lý quy trình
dạy học có khác nhau. Nhìn chung kết quả đạt đƣợc trong quá trình quản lý quy

trình dạy học đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra. Song bên cạnh đó quá trình quản lý
quy trình dạy học đặc biệt trong các trƣờng Đại học nói chung, trƣớc biến đổi của
kinh tế, chính trị - xã hội cần phải đƣợc đổi mới, tăng cƣờng các biện pháp cho phù
hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, Trƣờng Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội tiền thân là trƣờng Đại học dân lập Quản lý và Kinh
doanh Hà Nội đƣợc thành lập tháng 6 năm 1996 với mục tiêu là xây dựng và phát
triển đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thành trung tâm đào tạo và nghiên
cứu khoa học đa ngành, đa cấp, chất lƣợng cao đạt chuẩn quốc gia, ngang tầm khu
vực và quốc tế trong một số lĩnh vực, làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ và nghiên cứu
khoa học, để đạt đƣợc mục tiêu này trƣờng đã cố gắng quan tâm rất nhiều đến chất
lƣợng đào tạo trong đó chú trọng đến quy trình dạy học. Tuy nhiên do tốc độ phát
triển nhanh, từ một trƣờng đào tạo đơn ngành đã vƣơn lên thành một trƣờng đào
tạo đa ngành nghề do nắm bắt đƣợc nhu cầu xã hội về nhân lực, nhu cầu của ngƣời
học, nhƣng tƣ duy quản lý vẫn theo nếp cũ nên không tránh khỏi thiếu sót, bất cập.
Mặt khác trƣờng chƣa có các công trình nghiên cứu xây dựng quy trình dạy học
tiếng Anh tiếp cận chuẩn quốc tế để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, đề ra các giải
pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc
tế tại Khoa Tiếng Anh - Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục với mong
muốn góp công sức của mình cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng
cao nói chung và của trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục trên thế
giới nghiên cứu về quy trình dạy học nhƣ:
1). Quy trình dạy học tiếng Anh theo tiếp cận của Tâm lý học Liên tưởng, đại diện
cho trƣờng phái này là Thomas Hobbs, David Ghatly.
2). Quy trình dạy học tiếng Anh theo tiếp cận của Tâm lý học Hành vi, đại diện
cho trƣờng phái này là J.Watson, J. Deway.

3). Quy trình dạy học tiếng Anh theo tiếp cận của Tâm lý học Hoạt động, đại diện
cho trƣờng phái này là L.X. Vygotski, A.N. Leonchiev.
4). Quy trình dạy học theo Lý thuyết phát triển chương trình của tác giả Nguyễn
Đức Chính, Khoa Sƣ phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
5). Quy trình dạy học theo bài giảng Lý luận dạy học của tác giả Ngô Thu Dung,
Khoa Sƣ phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2003.
6). Quy trình dạy học của Đại học khảo thí quốc tế Cambridge. Đây là một quy
trình dạy học hiện đại đáp ứng đƣợc toàn bộ yêu cầu đề ra của các thể chế giáo
dục, và đang đƣợc áp dụng trên 100 nƣớc trên thế giới.
Ngoài ra còn có quy trình dạy học theo cách tiếp cận của các tác giả khác
nhƣng chƣa có công trình nào bàn luận tới việc Quản lý quy trình dạy học tiếng
Anh tiếp cận chuẩn quốc tế tại Việt Nam nói chung và tại Khoa Tiếng Anh -
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý quy trình dạy học
tiếng Anh tại Khoa Tiếng Anh, Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội,
đƣa ra một số biện pháp quản lý quy trình dạy học tiếng Anh tiếp cận chuẩn quốc
tế phù hợp với tình hình hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đƣa ra một số biện pháp Quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho khối tiếng
Anh không chuyên, hệ đại học chính quy của Khoa Tiếng Anh - Trƣờng Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tiếp cận chuẩn quốc tế.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
1). Khách thể nghiên cứu: Quy trình dạy học bậc Đại học
2). Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp Quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho
khối tiếng Anh không chuyên, hệ đại học chính quy của Khoa Tiếng Anh - Trƣờng
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tiếp cận chuẩn quốc tế.
6. Câu hỏi nghiên cứu
1). Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế đƣợc tổ chức và vận hành nhƣ thế
nào?

2). Quy trình dạy học của trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội?
3). Thực trạng quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho khối tiếng Anh không
chuyên, hệ đại học chính quy của Khoa Tiếng Anh - Trƣờng Đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội?
4). Biện pháp gì để quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho khối tiếng Anh không
chuyên, hệ đại học chính quy của Khoa Tiếng Anh – Trƣờng Đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội tiếp cận chuẩn quốc tế?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế đƣợc tổ chức và vận hành theo các
bƣớc nhƣ sau:
A. Thực hiện lập kế hoạch và chuẩn bị
- Phân tích nhu cầu ngƣời học
- Tìm hiểu môn học
- Kế hoạch dạy học
B. Tiến hành dạy học tích cực
- Trên lớp
- Ở nhà
C Kiểm tra, đánh giá
- Thƣờng xuyên
- Định kỳ
- Tổng kết
D Đánh giá cải tiến
- Đánh giá cải tiến chƣơng trình học
- Đánh giá cải tiến việc dạy và học
Nếu tổ chức và vận hành quy trình dạy học nhƣ vậy thì có thể đƣa khoa
Tiếng Anh – Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tiếp cận chuẩn
quốc tế.
8. Phƣơng pháp chứng minh
1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

3. Nhóm phƣơng pháp điều tra, khảo sát
9. Nội dung nghiên cứu
Chƣơng I: Cơ sở lý luận của đề tài
1. Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục, lý luận dạy học
2. Lý luận về quy trình dạy học chuẩn quốc tế
3. Lý luận về quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế
4. Lý luận về quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế
Chƣơng II: Thực trạng về quản lý quy trình dạy học tại trƣờng Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội.
1. Giới thiệu đôi nét về Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và
Khoa Tiếng Anh.
2. Quy trình dạy học của trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
3. Thực trạng quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho khối tiếng Anh không
chuyên, hệ đại học chính quy của Khoa Tiếng Anh - Trƣờng Đại hoc Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội.
3. So sánh quy trình dạy học tiếng Anh của khối tiếng Anh không chuyên, hệ đại
học chính quy, trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với quy trình dạy
học tiếp cận chuẩn quốc tế
Chƣơng III: Một số biện pháp quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho khối
tiếng Anh không chuyên, hệ đại học chính quy của Khoa Tiếng Anh, trƣờng
Đại học Kinh doanh và Công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế.
Một số biện pháp quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho khối tiếng Anh
không chuyên, hệ đại học chính quy thông qua việc so sánh quy trình dạy học giữa
Khoa Tiếng Anh – Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với quy
trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng I: Cơ sở lý luận của đề tài
A. Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục

1. Quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Ngƣời Trung
Quốc có câu “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sƣ”. Nghĩa là có ba ngƣời cùng đi
thì trong đó có một ngƣời là thầy của mình. Trong trƣờng hợp trên nghĩa là tồn tại
sự quản lý.
Khái niệm quản lý đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội, hoạt động quản lý đƣợc hình thành từ sự phân công hợp tác lao động, từ sự
xuất hiện của tổ chức cộng đồng với nhu cầu hƣớng tới đạt hiệu quả tốt hơn. Do
vậy xuất hiện ngƣời quản lý và sự quản lý.
Thuật ngữ “quản lý” (từ Hán Việt) gồm hai quá trình tích hợp nhau: Quá
trình “quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý”
gồm sửa sang, sắp xếp, đổi mới đƣa hệ vào thế “phát triển”. Vì vậy nếu ngƣời chỉ
huy chỉ biết lo việc “quản” thì tổ chức sẽ trì trệ, nếu chỉ quan tâm đến “lý” thì phát
triển không bền vững. Do đó trong “quản” phải có “lý” và trong “lý” phải có
“quản” nhằm làm cho hệ ở thế phát triển cân bằng, vận động phù hợp, thích ứng và
có hiệu quả trong môi trƣờng tƣơng tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) và các
nhân tố bên ngoài (ngoại lực).
Hoạt động quản lý không thể nhắc tới tƣ tƣởng sâu sắc của Các Mác
5
“một
nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng”.
Nhƣ vậy quản lý là điều khiển, là chỉ huy, là tổ chức, là hƣớng dẫn, là phối hợp
quá trình hoạt động của con ngƣời trong các tổ chức xã hội.
Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau ngƣời ta đƣa ra các định nghĩa khác nhau
về quản lý
Quản lý theo Tự điển Tiếng Việt thông dụng của Nhà Xuất bản Giáo Dục
1998
6
là: “Tổ chức, hoạt động của một đơn vị, cơ quan”;



5
Mác-Anghen Toàn tập. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1993.
6
Tự điển Tiếng Việt thông dụng. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Hà Nội, 1998.
Theo Haror koontz
7
, “quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối
hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định”.
Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trƣờng mà trong đó các cá nhân làm
việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã
định.
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý
(ngƣời quản lý hay tổ chức quản lý) trên khách thể quản lý (đối tƣợng) quản lý về
mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính
sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi
trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của các đối tƣợng.
Nhƣ vậy, các định nghĩa về quản lý đều tập trung vào hiệu quả công tác quản
lý. Hiệu quả đó phụ thuộc vào các yếu tố: chủ thể quản lý, khách thể quản lý và
mục đích công tác quản lý nhờ công cụ và phƣơng pháp quản lý. Mục đích hay
mục tiêu chung của công tác quản lý có thể do chủ thể quản lý áp đặt, do yêu cầu
khách quan của xã hội hay do sự cam kết, thoả thuận giữa chủ thể và khách thể
quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tác động quản lý tƣơng hỗ với nhau giữa
chủ thể và khách thể quản lý.
Từ những khái niệm trên “Quản lý” có thể khái quát nhƣ sau: “Quản lý là sự
tác động một cách liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý tới đối
tƣợng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động
thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu, các cấp sao cho
phù hợp với quy luật để đạt đến mục tiêu đã xác định”.
Qua khái niệm quản lý ta thấy: quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận

chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không
đồng cấp và có tính bắt buộc.
Chủ thể quản lý (ngƣời quản lý, tổ chức quản lý) đề ra mục tiêu dẫn dắt, điều
khiển các đối tƣợng quản lý để đạt mục tiêu định sẵn.


7
Haror koontz, Cyril Odonnel, Heninz Weirich. Những vấn đề cốt yếy của quản lý. Nhà Xuất Bản Khoa
học kỹ thuật. Hà Nội, 1998.
Khách thể quản lý (đối tƣợng quản lý) Con ngƣời (đƣợc tổ chức thành một
tập thể, một xã hội…) thế giới vô sinh (các trang thiết bị) hữu sinh (vật nuôi, cây
trồng ).
Cơ chế quản lý những phƣơng thức mà nhờ đó hoạt động quản lý đƣợc thực
hiện và quan hệ tƣơng tác qua lại giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý đƣợc
vận hành điều chỉnh.
Mục tiêu chung cho cả đối tƣợng quản lý và chủ thể quản lý là căn cứ chủ thể
quản lý để tạo ra hoạt động quản lý.
Công cụ quản lý là các phƣơng tiện (khách quan và chủ quan) mỗi chủ thể
quản lý dùng nó để tác động vào quá trình quản lý thông qua chức năng quản lý
bao gồm:
Chế định luật là chính sách qui định về mục tiêu về nội dung về phƣơng
pháp, tổ chức thực hiện, các chính sách, chế độ qui định đối với các hoạt động
trong hoạt động quản lý
Các chế định đƣợc xây dựng từ đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc,
từ các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển xã hội. Song thực tiễn
luôn luôn biến đổi khi đó chủ trƣơng đƣờng lối cũng thay đổi, các chế định cũ
không còn phù hợp, không phát huy đƣợc tác động tích cực trong quản lý và sự
phát triển xã hội thì phải sửa đổi. Điều này đòi hỏi ngƣời quản lý phải luôn nắm
vững các chế định để vận dụng một cách thích hợp. Hay nói cách khác: Quản lý là
sự tác động, mang tính chủ quan nhƣng phải phù hợp với quy luật khách quan.

Thiết chế bộ máy để thực hiện thì công cụ tổ chức là rất cần thiết đối với
ngƣời quản lý. Nó giúp xây dựng một cơ cấu, bộ máy thích hợp cho công việc, cải
tiến bộ máy hoạt động có hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu những việc làm không
hiệu quả.
Các nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực.
+ Nhân lực con ngƣời là lực lƣợng quan trọng nhất. Bởi vì Quản lý bao giờ
cũng là quản lý con ngƣời.
+ Vật lực bao gồm tất cả vật tƣ, trang thiết bị tài sản cố định phục vụ cho việc
thực hiện một nhiệm vụ công tác.
+ Tài lực là vốn đầu tƣ tài chính bao gồm ngân sách nhà nƣớc, tƣ nhân và có
thể là nguồn tài trợ từ nƣớc ngoài.

Từ những dấu hiệu chung ta có thể khái quát cấu trúc hệ thống quản lý bao
gồm các yếu tố trong sơ đồ sau:









Hoạt động quản lý bao gồm 5 chức năng cụ thể
8
:
- Chức năng lập kế hoạch: Là quá trình xác định mục tiêu, xác định các bƣớc
đi để đạt đƣợc mục tiêu. Nhƣ vậy thực chất của lập kế hoạch là đƣa toàn bộ những
hoạt động vào công tác kế hoạch hóa với mục đích, biện pháp rõ ràng, bƣớc đi cụ
thể và ấn định tƣờng minh các điều kiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu.

- Chức năng tổ chức: Là quá trình tổ chức sắp xếp, liên kết giữa các yếu tố
công việc – con ngƣời – bộ máy sao cho phù hợp ăn khớp với nhau cả trong nội bộ
từng yếu tố. Yếu tố trung tâm của tổ chức là con ngƣời. Bố trí con ngƣời phải phù
hợp với công việc. Tổ chức bộ máy phải lệ thuộc quy mô, tính chất của các mối
quan hệ giữa ngƣời và việc. Toàn bộ hoạt động của bộ máy cuối cùng phải đạt hiệu
quả cao, vì lợi ích của con ngƣời.
- Chức năng điều hành (chỉ huy): Là hoạt động dẫn dắt, điều khiển của ngƣời
quản lý đối với các hoạt động của các thành viên của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu
quản lý. Điều hành là hoạt động thƣờng xuyên mang tính kế thừa và phát triển.
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý, thông
qua một cá nhân, một nhóm, hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả
hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.


8
Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Đại cương lý luận quản lý. Tập bài giảng dành cho học viên
cao học Quản lý giáo dục. Hà Nội, 2005.


Mục tiêu quản lý
Chủ thể quản lý
Khách thể quản lý
MÔI TRƢỜNG QUẢN LÝ
- Chức năng thông tin: Là một trong 5 chức năng quan trọng nhất, là cơ sở
của tri thức. Việc thu thập, lƣu trữ thông tin nhằm giúp cho các nhà quản lý nhận
thức, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thông tin
trong mọi lĩnh vực hoạt động nhằm cải tạo xã hội. Nó tác động trực tiếp đến các
chức năng khác của quản lý.
Các chức năng quản lý có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mối quan hệ đó
đƣợc minh họa theo sơ đồ sau:











Năm chức năng này giúp cho nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ của mình. Muốn vậy
ngƣời quản lý phải luôn nắm bắt thông tin, xử lý thông tin và tiến hành việc quản
lý theo 5 chức năng trên để dẫn dắt tổ chức, cơ sở đến mục tiêu cần đạt đƣợc trên
cơ sở thông tin là mạch máu của quản lý.
Trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều có sự tham gia
của hoạt động quản lý nhƣ: Quản lý nhà nƣớc, quản lý giáo dục, quản lý doanh
nghiệp, quản lý nhà trƣờng … mỗi lĩnh vực quản lý có đặc thù riêng song nó đều
có những nét cơ bản, đặc trƣng chung của cả Hoạt động quản lý và chính hoạt
động quản lý luôn góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lƣợng hiệu quả của
từng tổ chức, của từng con ngƣời trong một hệ thống nhất định.
Với cách hiểu trên dễ dàng nhận thấy quản lý bao giờ cũng tồn tại với tƣ cách
là một hệ thống và có liên quan đến nhiều yếu tố. Vì vậy Quản lý không chỉ là một
khoa học mà còn là một nghệ thuật và hoạt động quản lý vừa có tính khách quan
Lập kế hoạch
Chỉ đạo
Kiểm tra
Tổ chức
Thông tin
vừa có tính chủ quan, vừa có tính pháp luật Nhà nƣớc, vừa có tính xã hội rộng rãi
… chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất.

2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt
và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài ngƣời, nhờ có giáo dục
mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại đƣợc kế
thừa, bổ sung và trên cơ sở đó không ngừng tiến lên. Hay nói cách khác Giáo dục
là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ
loài ngƣời, về hoạt động giáo dục, giáo dục là quá trình tác động của xã hội và của
nhà giáo dục đến đối tƣợng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân
cách.
Các nhà lý luận đã có nhiều công trình nghiên cứu và đƣa ra những khái niệm
về quản lý giáo dục dƣới những góc độ khác nhau:
Trong cuốn: “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục”, tác giả M.I.
Kônđacốp
9
định nghĩa: “ Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ,
giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành bình thƣờng của các
cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về
mặt số lƣợng cũng nhƣ mặt chất lƣợng”.
Theo X.Tgroup Lewin: “Quản lý giáo dục là quá trình nghiên cứu khoa học
về các sự kiện, phƣơng pháp tham gia và quyết định tổ chức hoạt động giáo dục,
khoa học quản lý chƣơng trình giáo dục”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo
10
: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công
tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”.
Tác giả Phạm Minh Hạc
11
đã nêu: “Quản lý giáo dục là quản lý trƣờng học,
thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là



9
M.I. Kônđacốp. Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục.Truờng Cán bộ Quản lý giáo dục và viện
Khoa học giáo dục.1984.
10
Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục. Hà Nội,
2008.
11
Phạm Minh Hạc. Giáo dục Việt Nam truớc nguỡng cửa của thế kỷ 21. Nhà Xuất Bản Chính trị quốc gia.
Hà Nội, 2002.
đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục,
mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.
Theo UNESCO: Quản lý giáo dục là cách thức điều hành hệ thống giáo dục,
nhất là các quy trình, thủ tục, quy định, quy chế … và cách thức vận hành của hệ
thống giáo dục, tất cả các cấu phần hoạt động của hệ thống.
Quản lý giáo dục gồm 3 lĩnh vực:
 Quản lý chính sách (hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực hiện chính sách
và phân bổ nguồn lực).
 Quản lý hành chính (sử dụng nguồn lực tài chính, con ngƣời và vật chất).
 Quản lý sƣ phạm (sử dụng giáo viên, tổ chức quá trình dạy học, quá trình giáo
dục, thành tích và kết quả học tập).
Qua các định nghĩa trên ta có thể khái quát: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức
điều khiển hoạt động của khách thể quản lý thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra.
Quản lý giáo dục từ cấp vĩ mô đến tầm vi mô đều hƣớng tới sử dụng có hiệu quả
những nguồn lực dành cho giáo dục để đạt đƣợc kết quả (đầu ra) có chất lƣợng cao
nhất”.
Quản lý giáo dục có các đặc điểm sau:
Quản lý giáo dục gắn liền với quản lý con ngƣời, đặc biệt là lao động sƣ

phạm của ngƣời giáo viên. Đặc thù lao động ngƣời giáo viên mà đối tƣợng lao
động sƣ phạm là ngƣời học với những đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi hết sức
phức tạp. Ngƣời học vừa là đối tƣợng của hoạt động giáo dục vừa là chủ thể của
hoạt động giáo dục, do đó kết quả giáo dục không chỉ phụ thuộc vào bản thân nhà
giáo mà còn phụ thuộc vào thái độ của ngƣời học. Đây chính là điểm khác biệt của
lao động sƣ phạm so với lao động xã hội nói chung.
Sản phẩm của giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên quản lý
giáo dục phải ngăn ngừa sự rập khuôn, máy móc trong việc tạo ra sản phẩm cũng
nhƣ không đƣợc phép tạo ra phế phẩm.
Quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống
nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển…
Nội dung quản lý giáo dục là quản lý các yếu tố cấu thành của hệ thống giáo
dục bao gồm: Mục tiêu giáo dục; Nội dung giáo dục; Phƣơng pháp giáo dục; Tổ
chức giáo dục; Ngƣời dạy; Ngƣời học; Trƣờng sở và trang thiết bị dạy học; Môi
trƣờng giáo dục, các lực lƣợng giáo dục; Kết quả giáo dục.
Bản chất của quản lý giáo dục là quản lý quá trình sƣ phạm, quá trình dạy và
học diễn ra ở các cấp học các trình độ đào tạo và tất cả các cơ sở giáo dục.

B. Lý luận về dạy học
1. Quy trình dạy học theo tiếp cận của Tâm lý học Liên tƣởng, đại diện cho
trƣờng phái này là Thomas Hobbs, David Ghatly, D.S Milơ, A.Ben,
H.Spenxe
12

Quan điểm chủ yếu của thuyết liên tƣởng:
 Sự vật hiện tƣợng tồn tại không tách rời nhau mà liên hệ chặt chẽ với nhau theo
nhiều dạng khác nhau
Ví dụ: Cái gì đây?
 Sự vật hiện tƣợng phản ánh vào trí óc con ngƣời theo một cách thức nào đó (do
tính chất của kích thích, phƣơng pháp kích thích, hình thức kích thích, số lần

kích thích…). Chúng ghi lại trong ý thức dƣới hình thức khái niệm, định luật…
theo từng nhóm, từng loại…
 Do đó, khi nhớ lại một sự vật hiện tƣợng nào đó thƣờng dẫn đến nhớ lại một sự
vật hiện tƣợng khác có liên quan. Hiện tƣợng nhƣ thế gọi là liên tƣởng.
 Nhƣ vậy, nhận thức (sự lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội) thực chất là sự
lĩnh hội các liên tƣởng
 Trong dạy học, muốn hình thành một tri thức, khái niệm, quy luật… nào đó cần
phải dựa vào các liên tƣởng
Các loại liên tưởng và ứng dụng vào dạy học:
 Liên tƣởng cục bộ: là liên tƣởng tƣơng đối độc lập, chƣa có mối quan hệ qua lại
với nhau, chỉ mới cho những kiến thức riêng lẻ
Ví dụ: Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức mỗi ngƣời một
khái niệm đơn lẻ


12
Trần Hữu Luyến. Cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc gia. Hà Nội, 2008.

 Liên tƣởng biệt hệ: liên tƣởng này đã có mối quan hệ qua lại với nhau nhƣng
vẫn đóng khung trong một phạm vi hẹp
Ví dụ: kiến thức của một chƣơng
Chƣơng Các học thuyết tâm lý học dạy học gồm thuyết liên tƣởng, thuyết hành
vi, thuyết hoạt động
 Liên tƣởng nội bộ: liên tƣởng này đã có mối quan hệ qua lại với nhau và trong
một phạm vi rộng hơn
Ví dụ: Kiến thức trong phạm vi một khoa học, một ngành nghề
 Liên tƣởng liên môn: liên tƣởng dựa trên các kiến thức liên quan giữa các
ngành khoa học với nhau
Ví dụ: Kiến thức trong tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học, logic
học…nghiệp vụ sƣ phạm.

Dựa trên quan điểm về ngôn ngữ và những luận điểm về nhận thức của Tâm lý
học liên tƣởng, các nhà sƣ phạm và các nhà phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ đã
đƣa ra quan điểm dạy học hệ thống ngôn ngữ nƣớc ngoài
 Phƣơng hƣớng dạy học ngoại ngữ đƣợc xác định là chính hệ thống kiến thức
ngôn ngữ đó, nói khác đi là dạy ngôn ngữ sách vở.
 Mục đích dạy học ngoại ngữ đƣợc xác định là nắm vững hệ thống các tri thức
về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng.
 Nội dung của dạy học ngoại ngữ đƣợc xác định là chính hệ thống các tri thức
ngôn ngữ đƣợc dạy.
 Đơn vị dạy học ngoại ngữ đƣợc xác định là câu và từ của ngoại ngữ đƣợc dạy.
Việc triển khai dạy học ngoại ngữ đƣợc thực hiện theo các đơn vị là từ và câu.
 Phƣơng pháp chính là phƣơng pháp ngữ pháp – phiên dịch và phƣơng pháp từ
vựng – phiên dịch
2. Quy trình dạy học theo tiếp cận của Tâm lý học Hành vi, đại diện cho
trƣờng phái này là J.Watson, J. Deway, Skinner
Cƣơng lĩnh của thuyết hành vi:
Cƣơng lĩnh của Watson:
 Tâm lý học hành vi không mô tả, không giảng giải các trạng thái ý thức mà
quan tâm đến hành vi của tồn tại ngƣời
 Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học là hành vi. Phƣơng pháp nghiên cứu là
phƣơng pháp khách quan, thực nghiệm
 Hành vi của tồn tại ngƣời đƣợc lý giải theo nguyên tắc “kích thích - phản ứng”
(S – R)
 Hành vi có thể điều khiển đƣợc: biết S1 > R1; biết R2 > S2
 Không có tâm lý ý thức, chỉ có hành vi – là tổng số các phản ứng để thích nghi
với môi trƣờng (tổng các kích thích vật lý, kể cả âm thanh)
Cƣơng lĩnh của chủ nghĩa hành vi mới Neobehaviourism:
 Đại biểu nổi tiếng: Edward Chace Tolman (1886 – 1959) và Clark Leonard
Hull (1884 – 1952)
 Bổ sung công thức S – R thành S – O – R

O: yếu tố đặc trƣng tham gia vào quá trình tạo ra phản ứng: lý lẽ, ý định, chƣơng
trình, hình ảnh , tri thức…
O phụ thuộc vào: điều kiện kích thích vật lý (có hay không) và thời điểm kích
thích, nhu cầu kích thích
Cƣơng lĩnh của thuyết hành vi xã hội và tạo tác của Skinner:
Theo Skinner, hành vi của con ngƣời (và cả động vật) có 3 dạng:
 Hành vi không điều kiện (những phản xạ bẩm sinh: hít, thở; chớp mắt…)
 Hành vi có điều kiện (phản xạ có điều kiện cổ điển)
 Hành vi tạo tác (hành vi do con ngƣời, động vật tự tạo ra)
Sự khác biệt giữa hành vi có điều kiện và hành vi tạo tác là hành vi có điều
kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một kích thích củng cố, còn hành vi tạo tác nhằm
tạo ra kích thích củng cố
ví dụ: con mèo nhốt trong “lồng Skinner”
Vận dụng thuyết hành vi vào dạy học:
Quy luật hiệu quả: Khi quá trình hình thành mối liên hệ giữa S và R đồng
thời hay thay đổi trong trạng thái thoả mãn thì sự bền vững của mối liên hệ này
đƣợc bảo đảm và ngƣợc lại. Trong dạy học cần thiết phải hình thành cho đƣợc các
mối liên hệ giữa S và R. Muốn đạt hiệu quả cao thì theo hƣớng đồng thời hay thoả
mãn.
Ví dụ: Hãy phát âm các từ sau:
Knife, hide, dive, hive, live, drive, five, fine, give
Quy luật lặp lại (luyện tập): Tính liên tục của thời gian kích thích và phản
ứng phù hợp với kích thích càng đƣợc lặp lại thì mối liên hệ giữa chúng càng bền
vững (luyện tập thƣờng xuyên thì sẽ nhớ lâu)
Quy luật sẵn sàng: Nếu cơ thể ở trong một tâm thế sẵn sàng trả lời kích
thích (phản ứng) thì mối liên hệ giữa phản ứng và kích thích nhanh chóng đƣợc
hình thành.
Dựa trên quan điểm về ngôn ngữ và những luận điểm về nhận thức của Tâm
lý học hành vi, các nhà sƣ phạm và các nhà phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ đã
đƣa ra quan điểm dạy học kỹ xảo lời nói tiếng nƣớc ngoài do đó:


 Phƣơng hƣớng dạy học ngoại ngữ là dạy học sinh ngữ, dạy học lời nói sinh
động của cá nhân trong giao tiếp
 Mục đích dạy học ngoại ngữ là nắm vững kỹ xảo lời nói để giao tiếp
 Nội dung dạy học ngoại ngữ là các hành vi lời nói
 Đơn vị dạy học ngoại ngữ chính là các hành vi ngôn ngữ
 Phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ theo hƣớng loại bỏ kinh nghiệm
3. Quy trình dạy học theo tiếp cận của Tâm lý học Hoạt động, đại diện cho
trƣờng phái này là L.X. Vygotski, A.N. Leonchiev
Quan điểm chủ yếu của thuyết hoạt động:
Khái niệm hoạt động:
 Theo triết học, “Hoạt động là quá trình diễn ra giữa con ngƣời với giới tự
nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con ngƣời làm
trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”
 Theo tâm lý học, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngƣời và
thế giới để tạo ra sản phẩm phía thế giới và cả về phía con ngƣời. Trong hoạt
động, có 2 quá trình đồng thời diễn ra: đối tƣợng hoá (xuất tâm) và chủ thể hoá
(nhập tâm). Tâm lý là sự phản ánh khách quan, nội dung tâm lý do thế giới
khách quan quy định. Tâm lý – ý thức – nhân cách của con ngƣời đƣợc hình
thành, phát triển và bộc lộ ra bên ngoài thông qua hoạt động
Đặc điểm của hoạt động:
 Tính đối tƣợng: Hoạt động bao giờ cũng nhắm đến một đối tƣợng nào đó nhằm
thay đổi nó, tiếp nhận nó, chuyển nó vào đầu óc mình tạo nên một hình ảnh tâm
lý mới, một năng lực mới.
 Đối tƣợng của hoạt động học tập là gì?
 Tính chủ thể: tức tính tự giác, tích cực và sáng tạo
 Tính mục đích: Mục đích là biểu tƣợng của sản phẩm hoạt động có khả năng
thoả mãn nhu cầu nào đó của chủ thể, nó điều khiển, điều chỉnh hoạt động của
con ngƣời
 Nguyên tắc gián tiếp trong hoạt động: con ngƣời sử dụng công cụ lao động,

ngôn ngữ, hình ảnh tâm lý trong đầu… để tác động tới đối tƣợng
Quan điểm chủ yếu của thuyết hoạt động:
 Một hoạt động sau khi đã có đƣợc động cơ sẽ trở thành hành động cho hoạt
động khác
 Để đạt đƣợc mục đích, phải thực hiện một hành động. Mục đích có thể phát
triển theo hai hƣớng:
Mục đích trở thành động cơ nếu nó có chức năng kích thích, thúc đẩy. Lúc
này, hành động biến thành hoạt động
Mục đích trở thành phƣơng tiện khi mục đích đã đƣợc thực hiện và hành
động kết thúc. Lúc này hành động trở thành thao tác và có thể tham gia vào
hoạt động khác
Trong Tâm lý học hoạt động mặt thực hành, trực quan, cảm tính của ngôn ngữ
cá nhân trong giao tiếp rất đƣợc chú ý. Vấn đề trọng tâm của ngôn ngữ đƣợc dùng
đề làm công cụ, làm phƣơng tiện giao tiếp. Nói khác đi ngôn ngữ là để nói, nghe,
đọc, viết, dịch và nghĩ cùng nhau để làm để thực hành và phải thực hành do đó:
 Phƣơng hƣớng dạy học ngoại ngữ là thực hành - giao tiếp
 Mục đích dạy học ngoại ngữ là kỹ năng lời nói
 Nội dung dạy học ngoại ngữ là hoạt động lời nói ngoại ngữ
 Đơn vị dạy học ngoại ngữ chính là các hành động lời nói ngoại ngữ
 Phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ là thực hành giao tiếp

×