Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giới thiệu một biểu hiện văn hóa trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Dùng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh để làm rõ nét đẹp văn hóa trong biểu hiện đó. Rút ra bài học ý nghĩa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.81 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI

MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề Tài : Một nét đẹp văn hóa trường Đại học kinh
doanh và công nghệ Hà Nội. Giới thiệu một biểu hiện
văn hóa trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà
Nội. Dùng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh để làm rõ
nét đẹp văn hóa trong biểu hiện đó. Rút ra bài học ý
nghĩa.
GVHD :
Sinh viên thực hiện :
Mã sinh viên :
Lớp :
Hà Nội
1
Phần I: LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã đem đến những biến đổi cực kỳ lớn
lao cho cuộc sống của con người, trở thành động lực vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đã đặt ra nhiều yêu cầu phát triển bền
vững với vai trò, vị trí đặc biệt của văn hoá. Vì lẽ đó, trở lại với quan điểm văn hoá
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nước là một vấn đề vừa có ý nghĩa
chiến lược, vừa mang ý nghĩa thời sự quan trọng.
Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở
nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của
cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy,
văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba
lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp,
đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn
mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba
thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao


nhau.
Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc
lành mạnh của các tầng lớp trẻ, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục con
người.Nhưng trọng tâm và là mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc chính
là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong
xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội
là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền
tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách
thức của xã hội hiện đại. Một trong nhưng ví dụ cụ thể nhất về Văn hóa đọc trong
học tập đó chính là Văn Hóa đọc sách của sinh viên Trường Đại học kinh doanh và
2
Công Nghệ hà Nội, là một ví dụ điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, Phong trào ấy được rất nhiều tầng lớp Sinh viên, Giảng viên khuyết
khích và thực hiện , Văn hóa đọc trong nhà trường thật sự đã có sức lan tỏa và ảnh
hưởng vô cùng lớn đến từng bạn sinh viên, cán bộ Giảng Viên, hơn hết điều đó góp
phần càng làm giàu mạnh thêm tri thức Việt Nam, Để hội nhập Konh tế thế giới
một cách sâu rông và vững chắc nhất.
Để hiểu sâu hơn về văn hoá đọc của các bạn sinh viên HUBT , việc vận dụng
tư tưởng của người trong việc tiếp thu kiến thúc qua việc đọc sách,chúng ta cùng
tìm hiểu cụ thể sau đây
Phần II. NỘI DUNG
3
I, I, Khái quát chung
1. Khái niệm văn hóa đọc
a) Định nghĩa về văn hóa đọc
Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở
nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của
cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy,
văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba
lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp,

đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn
mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba
thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao
nhau.
b) “ Văn Hóa Đọc” của Bác Hồ
Kế thừa truyền thống ham đọc sách của dân tộc và gia đình, Hồ Chủ tịch đã
luôn coi trọng sách báo. Nhưng với Người, đọc sách không chỉ đơn thuần là để giải
trí hay để giải quyết các công việc sự vụ, nâng cao các hiểu biết thông thường.
Người đọc chủ yêú là để phục vụ cách mạng với niềm khao khát tột bậc là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Niềm ham muốn khao khát ấy đã
đi theo Bác suốt cuộc đời, chi phối mọi hoạt động của Người.
Sinh ra trong cảnh nước mất, lớn lên chứng kiến nỗi bế tắc của bao tầng lớp sĩ
phu yêu nước và nỗi thống khổ của nhân dân. Mặc dầu vậy, Bác Hồ vẫn miệt mài
đọc sách. Và không chỉ đọc sách bằng chữ quốc ngữ, sách Hán ,Người còn đọc
cả sách Pháp. Với Người, sách chính là “ thuốc chữa tội ngu” và là một trong
4
nguồn quan trọng có thể đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi tự do, bình đẳng, bác ái
là gì ? Từ những thắc mắc đầu tiên ấy về sau cũng chính nhờ sách báo Bác đã tìm
ra con đường cứu nước cứu dân và hình ảnh “ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin” đã
đi vào lịch sử.
Những biểu hiện ở trên làm cho bao tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các bạn
sinh viên luôn thấy đó là 1 Tấm gương sáng, Một ạnh động mẫu mực để học tập và
làm theo gương người . Sinh viên HUBT đã và đang làm theo lời dạy của người,
ngày đêm phấn đấu trên mặt trận Học vấn mà trong đó Đọc sách chính là một vũ
khí sắc bén giúp những thanh niên trụ cột của đất nước thể hiện được tình yêu, khát
khao là chủ nhân tương lai của đất nước.
2, Biểu hiện văn hóa trong thư viện Đại học kinh doanh và công
nghệ Hà Nội
A, Sự phát triển của hệ thống thư viện trường HUBT làm ảnh hưởng tích cực

đến văn hóa đọc sách của sinh viên HUBT
Kể từ ngày thành lập trường đến nay, trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển,
văn hoá đọc của các cán bộ Giảng Viên và sinh viên HUBT đã có những bước phát
triển vượt bậc. Điều đó thể hiện ở những con số sau đây: trước năm 1997, do mới
thành lập số lượng sách trong thư viện chưa đến 1.000 tên sách, ngày nay hàng
năm thư viện trường bổ sung liên tục trên 10.000 tên sách, tài liệu giảng dạy và tài
liệu nghiên cứu khoa học, tăng gấp 10 lần, Bên cạnh đó số lượng sacxhs báo phục
vụ học tập cho sinh viên ngày càng được cải thiện điều đó đã góp phần tạo nên
Văn hóa đọc cho sinh viên HUBT ngày càng phát triển
B, Tư tưởng đọc sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gương sáng để sinh
viên HUBT học tập và rèn luyện phát huy “Văn Hóa Đọc”
5
Phương pháp đọc sách của các bạn Sinh viên HUBT thực sự đã tạo nên được 1
nét đẹp văn hóa, Các bạn đọc sách ở bất cứ mọi nơi ở trong Trường ngoài giờ
học, Thư viện là nơi các bạn kéo đến sau những phút giải lao để tìm và mượn
sách. Phương pháp đọc của tất cả các bạn sinh viên HUBT là đọc để hiểu, đọc để
năm lấy nội dung tác giả truyền đạt, Đặc biệt khi các bạn sinh viên Đọc được
những tư liệu quý của cha ông ta, bạn bè quốc tế về phát triển đất nước bằng con
đường học tập sẽ tạo ra bước ngoặt lớn về nhân tài khi chính các bạn sinh viên sẽ
lĩnh hội nó qua con đường chủ động tiếp nhận tri thức Phương pháp đọc cũng
như Văn hóa đọc của các bạn sinh viên HUBT đều đúc rút qua tư tưởng cao cả
của người, những bài học của Người đã chỉ dạy và để lại cho thế hệ trẻ. Khi tìm
hiểu về phương pháp đọc của Bác Hồ, bài học đầu tiên mà chúng ta cần phải chú
ý đến là : Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có
ghi chép và phân loại ngay các thông tin trong sách báo. Là một người ham hiểu
biết Người đã say mê đọc sách ngay từ ngày còn là một cậu trò nhỏ. Và cũng
ngay từ khi tuổi trẻ Người đã có một phương pháp đọc rất đáng chú ý : Người
thường khuyên và đánh dấu vào những chỗ đọc thấy cần thiết. Tư tưởng đọc
sách, cũng như phương pháp đọc sách của người đã kết tinh thành “Văn Hóa Đọc
“ được không chỉ tất cả các bạn sinh viên HUBT xem là gương sáng để thực hiện

theo đối với bản thân trên con đường tiếp cận tri thức.
Qua khảo sát thực tế với các sinh viên của trường HUBT , em thu được số liệu
sau đây : Trên 200 bạn tham gia khảo sát thì có chiếm tới 88% trên tổng số bạn
sinh viên cho rằng việc ghi chép khi đọc là một thói quen thường xuyên, điều này
hoàn toàn phù hợp với phương pháp khoa học và tư tưởng của người !
Do ý thức không muốn mất thời gian đọc đi đọc lại để nhặt thông tin, nên khi
đọc nghiên cứu tài liệu Hồ Chủ tịch luôn chú trọng đến việc ghi chép, đánh dấu,
gạch chân, đóng khung và thậm chí cắt gián.
6
Theo Người, bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học
chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình.
Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ.
Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà
báo, nhà văn lại càng phải đọc. Đặc biệt là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà
trường.
Không chỉ dừng lại việc đọc rộng và biết cách ghi chép, đánh dấu, bài học thứ
hai có thể rút ra trong phương pháp đọc sách báo của Hồ Chủ tịch là đọc luôn
phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời hồ đồ tin ngay theo sách. Người đã từng
nhấn mạnh : “ Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài
liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách.
Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều
phải đặt ra câu hỏi : “ vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực
tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải
suy nghĩ cho chín chắn.”
C, Phát triển văn hóa đọc giúp mỗi sinh viên HUBT có cuộc sống tốt hơn và
tương lai tốt hơn
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến văn hóa đọc, luôn khuyến khích và tạo
điều kiện cho văn hóa đọc phát triển. Ban Giám hiều nhà trường đã cho rằng Chăm
lo phát triển nhu cầu văn hóa đọc của các khóa sinh viên ,Tập trung củng cố và
phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, tạo điiều kiện tốt cho sinh viên

đọc sách và nghiên cứu khoa học…
Hình thành môi trường đọc khá thuận lợi cho các bạn sinh viên ở mọi trình độ, mọi
khóa học Cho đến nay, Ban giám hiệu nhà trường đã hình thành một mạng lưới
7
thư viện rộngrãi, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho đọc sách và nghiên cứu khoa
học.
Công tác biên soạn nội dung giảng dạy và phát hành nhiều tài liệu cho sinh viên
ngày càng phát triển. điều này làm phong phú về nội dung vừa đáp ứng, vừa kích
thích nhu cầu đọc sách của mọi sinh viên
Nhu cầu đọc của sinh viên HUBT rất lớn và đa dạng. Sinh viên HUBT đã có xu
hướng chọn lựa sách báo chất lượng và phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu,
công tác chuyên môn, lao động – sản xuất và giải trí để đọc.
Triển khai thường xuyên, liên tục các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận
thức, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan
đến văn hóa đọc, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng, gia đình, cá nhân
trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục,
trang bị các kiến thức, kỹ năng đọc, định hướng xu hướng đọc lành mạnh, bổ ích
cho mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát
động phong trào đọc và làm theo sách báo trong nhân dân. Tuyên truyền giới thiệu
quảng bá có định hướng các ấn phẩm có chất lượng của Việt Nam, của nước ngoài
để kích thích và định hướng nhu cầu đọc. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng
các xuất bản phẩm, góp phần xây dựng thị hiếu đọc lành mạnh cho cộng đồng.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực của xã hội nhằm nâng
cao ý thức, trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đọc.
Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ (thanh, thiếu niên) –
đối tượng chúng ta đang hướng tới xây dựng thế hệ đọc tương lai – có xu hướng
đọc những truyện tranh với những nội dung đơn giản, vô bổ, thậm chí thiếu lành
mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập.
8
Trong khi đó, môi trường đọc chưa thật sự đáp ứng nhu cầu đọc đa dạng, luôn thay

đổi của cộng đồng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo – nơi mà trình độ dân trí còn thấp, đời sống vật chất, văn hóa nghèo nàn – rất
cần đến ánh sáng tri thức, thông tin để nâng cao dân trí, để cải thiện cuộc sống của
mình. Mạng lưới thư viện, tủ sách công cộng đã phát triển nhưng chất lượng tổ
chức và hoạt động chưa đáp ứng được các nhu cầu đọc của người dân, đặc biệt
mạng lưới thư viện cơ sở.
3. Bài học ý nghĩa
Bài học quan trọng nhất trong phương pháp đọc của Hồ Chủ tịch mà được các
thế hệ sinh viên học tập và làm theo đó là Văn hóa đọc của người. Là vấn đề áp
dụng những điều đã đọc được vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc sống Mỗi
sinh viên đang ngồi trên ghé nhà trường chúng ta cần phải cố gắng tu dưỡng đạo
đức, cố gắng hình thành thói quen toottrong đọc sách, tiếp thu thông tin, lĩnh hội
kiến thức qua sách báo, qua kên đọc, để có thể lohooij được kiến thức, xây dựng
nền tảng vững chắc để sau này khi rời ghế nhà trường sẽ gsuwcs mình vào công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người đã từng nói : “ siêng xem sách và xem
được nhiều sách là quí” nhưng Người đã nhấn mạnh : “ Dù xem được hàng
ngàn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành , thì khác nào cái hòm đựng
sách.”. Nếu như trong học tập Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh đến chữ hành thì
trong đọc sách Người luôn quan tâm đến vấn đề áp dụng. Và phải biết áp dụng
dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của thực tiễn. Người rất ghét lối đọc chỉ
để mà đọc, với Người đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Và sự vân dụng tài
tình những điều đã học và đã đọc chính một trong những điểm mấu chốt trong
vấn đề đọc sách của Bác Hồ. Người đã viết : “ Chính là do cố gắng vận dụng
những lời dạy của Lênin nhưng vận dụng một cách có sáng tạo, phù hợp với
9
thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng ta đã chiến đấu và giành được thắng lợi
như các đồng chí đã biết”
Phần III : Kết Luận Chung
Xã hội loài người phát triển được một phần lớn là nhờ con người có khả năng
học tập lẫn nhau cộng hưởng các sức mạnh cá nhân tạo nên sức mạnh to lớn của

cộng đồng. Sách báo sẽ là một nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người học
tập và không ngừng vươn lên để tự hoàn thiện mình. Bài học tự học qua sách báo
của Hồ Chủ tịch , Và tư tưởng của Người sẽ mãi là tấm gương sáng cho mỗi
người chúng ta học tập và noi theo. Và một lần nữa chúng ta lại có thêm một
minh chứng của việc “ đọc sách, mắt như đèn muôn dặm” ( như lời Cao Bá Quát
xưa từng nói ). Ánh sáng từ đôi mắt ấy mãi mãi sẽ là ngọn đèn soi đường cho
chúng ta đi, Từ biểu hiện văn hóa đọc của trường đại học kinh doanh và công
nghệ Hà Nội chúng ta thấy thêm rằng nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng thế nào
nếu chúng ta có khoa học trong voeecj lĩnh hội kiến thức, Đảng và nhà nước phải
cùng nhau tạo ra nhiều tiền đề, cơ sở để xây dựng nhiều Mô hình nữa trong môi
trường trường học để những chủ nhân tương lai của đất nước đi theo đúng con
đường phát triển của mình, đi theo đúng hướng để là những chủ nhân tương lai
của đất nước .
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
10
Phần I: LỜI MỞ ĐẦU
Phần II. NỘI DUNG
I, I, Khái quát chung
1. Khái niệm văn hóa đọc
a) Định nghĩa về văn hóa đọc
b) “ Văn Hóa Đọc” của Bác Hồ
2, Biểu hiện văn hóa trong thư viện Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
a) Sự phát triển của hệ thống thư viện trường HUBT làm ảnh hưởng
tích cực đến văn hóa đọc sách của sinh viên HUBT
b) Tư tưởng đọc sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gương sáng để sinh
viên HUBT học tập và rèn luyện phát huy “Văn Hóa Đọc”
c) Phát triển văn hóa đọc giúp mỗi sinh viên HUBT có cuộc sống tốt
hơn và tương lai tốt hơn
3. Bài học ý nghĩa
Phần III : Kết Luận Chung

11
12

×