Tải bản đầy đủ (.pdf) (310 trang)

Tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông gắn với kinh tế - xã hội ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 310 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


BÙI ĐỨC TÖ


Tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ
THÔNG GẮN VỚI KINH TẾ-XÃ HỘI Ở VÙNG
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ


Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục


Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 62 14 05 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
2. PGS.TS Đặng Danh ánh






Hà Nội - 2011





2
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào của các tác giả khác.




Tác giả





Bùi Đức Tú










3
Lời cảm ơn

Xin bày tỏ lòng kình trọng và gửi lời tri ân sâu sắc tới GS.TS Nguyễn
Thị Mỹ Lộc - Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
và PGS.TS Đặng Danh Ánh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Tư
vấn KHCN, những người hướng dẫn khoa học đã tận tính chỉ dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trính thực hiện luận án.
Xin gửi lời biết ơn chân thành tới toàn thể các nhà khoa học và các đồng
nghiệp đã đóng góp nhiều ý tưởng KH, nhiều ý kiến xác đáng để tôi hoàn
thiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở GD-ĐT
Ninh Thuận, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trường Trung cấp Nghề
Ninh Thuận, Trung tâm KTTH-HN Phan Rang, Ninh Thuận và các Trung tâm
KTTH-HN thuộc vùng DHNTB đã tạo mọi điều kiện và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu trong suốt quá trính học tập và thực hiện luận án này.
Xin tri ân cha mẹ, vợ và hai con yêu quý, cũng như bạn bè, anh em đã
hết lòng động viên, khìch lệ và dõi theo tiến trính học tập nghiên cứu của tôi.
Xin đa tạ.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2011
Tác giả luận án

BÙI ĐỨC TÖ

1
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt 5
Danh mục các bảng 6
Danh mục các biểu đồ 6
Danh mục các sơ đồ 7

Danh mục các hính ảnh 7
MỞ ĐẦU 8
1. Tình cấp thiết của đề tài 8
2. Mục tiêu nghiên cứu 11
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 11
4. Giả thuyết khoa học 11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 12
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 13
7.1. Các phương pháp tiếp cận 13
7.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 13
7.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 13
8. Những luận điểm bảo vệ 15
9. Những đóng góp mới của luận án 15
10. Cấu trúc của luận án 16
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGHỀ PHỔ THÔNG GẮN VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI 17
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 17
1.1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và kinh nghiệm giáo dục nghề
nghiệp cho học sinh phổ thông ở nước ngoài 17
1.1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam nói chung và vùng
Duyên hải Nam Trung bộ nói riêng 22
1.2. Một số khái niệm công cụ 27
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục 27
1.2.2. Tổ chức và tổ chức hoạt động giáo dục 29
1.2.3. Nghề phổ thông và tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông 31
1.3. Tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông gắn với kinh tế - xã hội 39
1.3.1. Yêu cầu phát triển KT-XH thời kỳ CNH-HĐH đối với nguồn nhân lực . 40
1.3.2. Giáo dục NPT với việc cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH 42

1.3.3. Tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông gắn với KT-XH vùng miền 46

2
1.3.4. Tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông theo hướng gắn với KT-XH
cho đối tượng học sinh trung học phổ thông 54
1.3.5. Mối liên kết giữa các trường phổ thông, trung tâm KTTH-HN và doanh
nghiệp trong việc tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông gắn với KT-
XH. 61
1.4. Kết luận chương 1 66
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGHỀPHỔ THÔNG VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 68
2.1. Tổng quan tính hính hoạt động giáo dục nghề phổ thông trên phạm vi
toàn quốc 68
2.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động giáo dục nghề phổ thông
68
2.1.2. Tính hính hoạt động giáo dục nghề phổ thông trên toàn quốc 71
2.2. Đặc điểm KT-XH vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 74
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở vùng DHNTB 81
2.3.1. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động giáo dục nghề phổ thông
83
2.3.2. Thực trạng về đổi mới nội dung, chương trính giáo dục nghề phổ thông
gắn với KT-XH ở vùng DHNTB 85
2.3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục trong hoạt động giáo dục nghề
phổ thông theo hướng gắn với KT-XHở vùng DHNTB. 87
2.3.4. Thực trạng về tổ chức phát triển đội ngũ giáo viên, CBQL hoạt động giáo
dục nghề phổ thông theo hướng gắn với KT-XHở vùng DHNTB. 91
2.3.5. Thực trạng tổ chức việc học NPT của HS theo hướng gắn với KT-XH ở
vùng DHNTB 92
2.3.6. Thực trạng về điều kiện, môi trường để tổ chức hoạt động giáo dục nghề
phổ thôngtheo hướng gắn với KT-XH ở vùng DHNTB. 93

2.3.7. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các Trung tâm
Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp ở vùng DHNTB. 97
2.3.8. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại trường PT ở
vùng DHNTB 99
2.3.9. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở
vùng DHNTB còn thấp 101
2.3.10. Vài nét về Trung tâm KTTH-HN Phan Rang - Cơ sở triển khai Thực
nghiệm giải pháp và đúc rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục nghề
phổ thông 103

3
2.4. Kết luận chương 2 106
Chƣơng 3:GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ
PHỔ THÔNG GẮN VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DUYÊN
HẢI NAM TRUNG BỘ 109
3.1. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ
thông gắn với KT-XH vùng Duyên hải Nam Trung bộ 109
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tình hệ thống, đồng bộ và thực tiễn 109
3.1.2. Nguyên tắc kế thừa, hiệu quả và phát triển 109
3.1.3. Nguyên tắc định hướng sử dụng 110
3.2. Các giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông gắn với KT-XH
ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ 110
3.2.1. Tổ chức bộ máy, nhân sự chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục nghề
phổ thônggắn với KT-XH ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ 110
3.2.2. Tổ chức xây dựng nội dung giáo dục nghề phổ thông theo hướng gắn với
KT-XH ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ 116
3.2.3. Chỉ đạo dạy học thực hành NPT theo hướng gắn với KT-XH ở vùng
Duyên hải Nam Trung bộ 120
3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa trường PT, trung tâm KTTH - HN và
doanh nghiệp trong việc tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông 124

3.2.5. Tổ chức cung ứng tài lực, vật lực cho hoạt động giáo dục nghề phổ thông
phù hợp với với đặc điểm KT-XH vùng Duyên hải Nam Trung bộ. 129
3.2.6. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động giáo dục nghề phổ thông theo
tinh thần xã hội hóa GD-ĐT. 134
3.2.7. Phân tìch mối quan hệ giữa các giải pháp 137
3.3. Tổ chức thăm dò ý kiến về tình cấp thiết và tình khả thi của các giải pháp
138
3.4. Tổ chức thực nghiệm các giải pháp 141
3.4.1. Mục tiêu chung của việc thực nghiệm 141
3.4.2. Chuẩn bị thực nghiệm 141
3.4.3. Kết quả tổ chức thực nghiệm (3 giai đoạn) 145
3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 155
3.5. Kết luận chương 3 156

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 158
1. Kết luận 158
2. Khuyến nghị 160

4
2.1. Khuyến nghị về phương hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu 160
2.2. Khuyến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo 162
Các công trình của tác giả đã công bố 163
Danh mục tài liệu tham khảo 164
Danh mục các phụ lục 174



5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

CSVC
CNH- HĐH
CNXH
DHNTB
ĐH
ĐC
GD
GD-ĐT
GDNPT
GDTX
GDTX-HN
GDHN
GV
HN
HS
KTTH-HN
KH - CN
KT - XH
PT
PHHS
QL
THCS
THPT
TN

: Cán bộ quản lý
: Cơ sở vật chất
: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
: Chủ nghĩa xã hội
: Duyên hải Nam Trung bộ

: Đại học
: Đối chứng
: Giáo dục
: Giáo dục - Đào tạo
: Giáo dục nghề phổ thông
: Giáo dục thường xuyên
: Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp
: Giáo dục hướng nghiệp
: Giáo viên
: Hướng nghiệp
: Học sinh
: Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp
: Khoa học - Công nghệ
: Kinh tế - Xã hội
: Phổ thông
: Phụ huynh học sinh
: Quản lý
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Thực nghiệm

6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các mức độ của mục tiêu từng chương bài trong hoạt động GDNPT 47
Bảng 2.1. GDP và cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng DHNTB năm 2008 77
Bảng 2.2. Thống kê chỉ số Phát triển con người (Human Development Index)
vùng DHNTB 78
Bảng 2.3 Bình quân chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ năm 2006
đến 2009 các tỉnh thuộc vùng DHNTB 78
Bảng 2.4. Ma trận mẫu điều tra 82

Bảng 2.5. Thực trạng tổ chức phát triển đội ngũ giáo viên dạy NPT 91
Bảng 2.6. Tình hình kinh phí Nhà nước dành cho các trung tâm KTTH-HN 94
Bảng 2.7. Quy mô ĐT tại Trung tâm KTTH - HN Phan Rang 104
Bảng 3.1. Quy định đối với HS thực hành NPT 121
Bảng 3.2. Thang điểm chấm bài thực hành NPT 121
Bảng 3.3. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 139
Bảng 3.4. Thống kê tần số ghép lớp của nhóm TN và nhóm ĐC (đầu vào) 146
Bảng 3.5. Thống kê kết quả trả lời trắc nhiệm về nhận thức (đầu vào) 146
Bảng 3.6. Chất lượng sản phẩm thực hành quá trình Thực nghiệm hình thành. 149
Bảng 3.7. Thống kê điểm thực hành nhóm TN (TN hình thành) 149
Bảng 3.8. Chất lượng bài thực hành (đầu ra) 151
Bảng 3.9. Tần số “đầu ra” ở nhóm TN và nhóm ĐC 152
Bảng 3.10. Thống kê các số đặc trưng của Nhóm TN và nhóm ĐC 154
Bảng 3.11. Thống kê trắc nghiệm về nhận thức của 2 nhóm TN và ĐC sau quá
trình TN hình thành 155

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động GDNPT 83
Biểu đồ 2.2: Sự chỉ đạo của các cấp QL về nội dung GDNPT gắn vớiKTXH 85
Biểu đồ 2.3. Đánh giá việc sử dụng phương pháp GDNPT của GV 88
Biểu đồ 2.4. Đánh giá công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp GDNPT 88
Biểu đồ 2.5. Nguyên nhân chất lượng hoạt động GDNPT thấp 102
Biểu đồ 3.1. Điểm thực hành trong quá trình “TN hình thành” 150
Biểu đồ 3.2. Tần số điểm thực hành nhóm TN và nhóm ĐC. 153

7
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cấp độ ĐT của Australia . 20
Sơ đồ 1.2: Giao thoa giữa học vấn PT và học vấn nghề nghiệp 25
Sơ đồ 1.3: Tam giác hướng nghiệp của K.K. Platonov 33

Sơ đồ 1.4: Cấu trúc hoạt động GD trong nhà trường 30
Sơ đồ 1.5: Mô hình nhân cách người GV dạy nghề 51
Sơ đồ 1.6: Quan hệ giữa quá trình GDNPT với quá trình dạy văn hóa và với
môi trường bên ngoài 63
Sơ đồ 1.7: Mối quan hệ giữa ba bộ phận phát triển nguồn nhân lực 64
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động GDNPT tại Trung tâm KTTH-HN 111
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động GDNPT tại trường PT 112
Sơ đồ 3.3 : Nội dung ĐT, bồi dưỡng GV dạy NPT 113
Sơ đồ 3.4. Liên kết giữa trường PT, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp và doanh nghiệp 125
Sơ đồ 3.5. Cung ứng tài chính cho hoạt động GDNPT gắn với KT-XH 133
Sơ đồ 3.6. Mối quan hệ giữa các giải pháp tổ chức hoạt động GDNPT gắn với
KT-XH ở vùng DHNTB. 138


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Đồ dùng dạy học NPT tự làm của GV Nguyễn Văn Toàn 96
Hình 2.2: Đồ dùng dạy học NPT tự làm của GV Quảng Mỗ 97
Hình 4.1: Tổ chức thực hành theo “cặp đôi” 147
Hình 4.2: Tác giả với lớp TN May 11 Trần Quốc Toản 147
Hình 4.3: Tổ chức thực hành theo nhóm 148
Hình 4.4: Tổ chức thực hành Cắt may với chất liệu thổ cẩm Chăm 148


8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Phân tìch những trụ cột của GD toàn cầu trong trong thế kỷ 21, Jacques Delors
- Chủ tịch Ủy ban quốc tế về GD của UNESCO đã khuyến cáo các quốc gia cần

phải bám vào 4 trụ cột: Học để biết (Learning to know), học để làm (Learning to
do), học để cùng chung sống (Learning to live together) và học để tồn tại (Learning
to be). Trong đó, trụ cột thứ 2 là rất quan trọng. Nhưng muốn làm việc có năng suất
cao thí thế hệ trẻ phải được định hướng nghề nghiệp và chuẩn bị nghề một cách chu
đáo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường PT. Xoay chuyển được nhận thức này
ở Việt Nam chúng ta đang là điều hết sức cấp thiết nhưng cũng vô cùng khó khăn.
1.2. Văn kiện Đại hội IX nhấn mạnh: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân
luồng HS sau trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp
phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương” [31,
tr 109]. Song trong nhiều năm qua, công tác hướng nghiệp và chuẩn bị nghề cho HS
trung học còn nhiều yếu kém [26, tr5, tr12] và chưa được quan tâm đúng mức [27,
tr10]. Sự yếu kém của công tác này còn có nguyên nhân từ tâm lý khá phổ biến
trong các bậc phụ huynh và HS - coi đại học là con đường tiến thân duy nhất. Xu
hướng nghề của HS đã được nhiều công trính KH công bố. Chẳng hạn, gần đây
công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu - Đào tạo và Tư vấn KHCN đã cho số
liệu sau: 91,2% số bạn trẻ được hỏi có ý kiến muốn vào ĐH, trong khi chỉ 3,5%
chọn con đường học nghề, 1,4% đi làm ngay và 3,9% chưa chọn, hoặc đi hướng
khác. Tính hính đó góp phần tạo ra sự mất cân đối trong cơ cấu phân luồng (cơ cấu
tuyển sinh) và mất cân đối trong cơ cấu ĐT, không đáp ứng được nhu cầu nhân lực
nhiều cấp trính độ cho phát triển KT-XH trong cả nước cũng như từng địa phương,
từng vùng miền. Do đó, Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Khóa IX
kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII và phương hướng
phát triển GD đến 2010 kết luận: “Các bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo chưa được
khắc phục, chưa sát với nhu cầu sử dụng và mục tiêu đào tạo. Chất lượng và hiệu
quả đào tạo thấp. Phát triển giáo dục chưa gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của cả

9
nước và từng địa phương” [30]. Quán triệt những văn bản nêu trên, Bộ trưởng Bộ GD -
ĐT đã ban hành Chỉ thị 33/2003/CT-BGD-ĐT, ngày 23/7/2003 về việc tăng cường
GDHN, trong đó nhấn mạnh đến việc củng cố và phát triển Trung tâm KTTH-HN,

đồng thời nâng cao chất lượng và mở rộng việc dạy NPT một cách vững chắc [11].
Hơn nữa, những năm gần đây, Bộ GD - ĐT chủ trương GD - ĐT theo nhu cầu xã hội,
nhưng trong thực tế hoạt động GDNPT chưa thực hiện đúng chủ trương này vì chưa
xuất phát từ đặc điểm tình hình của địa phương, vùng miền và chưa hướng tới việc
phát triển KT-XH địa phương, vùng miền.
Cho đến nay, hoạt động GDNPT chưa xuất phát từ tính hính KT-XH và chưa
hướng tới phục vụ cho phát triển KT-XH vùng miền, nhất là về cơ cấu nguồn nhân
lực và những yêu cầu đặt ra về môi trường, kỹ năng hợp tác…, nên chất lượng còn
hết sức hạn chế, thậm chì có nơi còn mang tình đối phó. Trước thực trạng yếu kém
của hoạt động này, thay ví phải tím mọi giải pháp quản lý để đổi mới, khắc phục
yếu kém để vươn lên, thí đáng tiếc là một bộ phận cán bộ QLGD lại có ý muốn bỏ
nó và xóa sổ luôn thiết chế chủ đạo tổ chức hoạt động này là trung tâm KTTH-HN.
Nếu không có các giải pháp quản lý hữu hiệu trong thời gian tới về hoạt động
GDNPT, tính trạng "thừa thầy thiếu thợ" ở nước ta chẳng những không xóa được
mà còn có nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn.
1.3. Thực hiện hướng dẫn và chỉ thị của Bộ GD-ĐT, ngành GD-ĐT ở các tỉnh thuộc
vùng DHNTB mặc dù gặp nhiều khó khăn về CSVC, và kinh phì do điều kiện KT-
XH còn bất cập, nhưng đã cố gắng triển khai đồng loạt chương trính và sách giáo
khoa cả 23 môn học (kể cả môn hoạt động GDHN và hoạt động GDNPT) ở tất cả
các trường PT. Câu hỏi mà ngành GD-ĐT các tỉnh thuộc vùng DHNTB đặt ra là:
Làm thế nào tạo được nghề nghiệp cho HS tốt nghiệp THCS, THPT do chưa có
điều kiện học tiếp, phải đi vào lao động trực tiếp? Một trong những con đường để
trả lời câu hỏi này là tổ chức tốt và rộng khắp hoạt động GDNPT theo hướng gắn
với KT-XH mỗi địa phương và cả vùng. Một số địa phương và đơn vị trong toàn
vùng đã có sự cố gắng cao độ về công tác này như tỉnh Phú Yên, Trung tâm KTTH-
HN Khánh Hòa và Trung tâm KTTH-HN Phan Rang. Tuy vậy, nhìn chung hoạt

10
động GDNPT trong toàn vùng còn nhiều yếu kém, bất cập và đặc biệt là thiếu sự
gắn kết với KT-XH từng địa phương và toàn vùng. Điều này do một số nguyên

nhân thuộc khía cạnh quản lý sau đây:
Một là, các cấp lãnh đạo địa phương và các cơ sở GD chưa thấy được tầm quan
trọng thật sự của hoạt động GDNPT đối với phát triển KT-XH như: tạo cho các em HS
kỹ năng nghề nghiệp ban đầu để có thể tự kiếm việc làm phù hợp khi chưa có điều kiện
học lên cao hơn; cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ cho các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn, trong khi các doanh nghiệp này đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực từ trính độ
thấp đến trính độ cao; cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng chủ trương xuất khẩu
lao động của mỗi địa phương; và cuối cùng là, nếu thế hệ trẻ có nghề, chọn đúng nghề
phù hợp, có việc làm ổn định thì chắc chắn sẽ giảm bớt các tệ nạn xã hội, từ đó góp
phần ổn định an ninh, chính trị và xã hội cho địa phương.
Hai là, chương trính hoạt động GDNPT lớp 11 (105 tiết) do Bộ GD-ĐT ban
hành là chương trính mang tính cứng nhắc, áp dụng chung cho mọi vùng miền trong
cả nước, nên một số nội dung nghề trong chương trính chưa phù hợp với sự chuyển
dịch cơ cấu ngành nghề cũng như điều kiện KT-XH ở vùng DHNTB vốn có nhiều
nét đặc thù. Vì vậy, cần phải xây dựng chương trính GDNPT mới sao cho vừa có
phần cứng của Bộ và phần mềm của địa phương.
Ba là, bên cạnh một số ít Trung tâm KTTH - HN có sự phát triển đáng khìch
lệ, thì vẫn còn nhiều trung tâm cũng như trường PT ở vùng DHNTB thiếu sự đầu tư
về mọi mặt, nhất là về công tác quản lý. Đặc biệt, kể từ thời điểm thực hiện chương
trình và SGK mới, một số trường PT trong vùng tuy không đủ điều kiện CSVC và
đội ngũ vẫn tiến hành tổ chức hoạt động GDNPT mang tính hình thức tại trường,
thiếu sự phối hợp với các trung tâm KTTH - HN và các doanh nghiệp nên chất
lượng hết sức hạn chế, nhưng không có sự điều chỉnh kịp thời từ các cấp QLGD.
Vì những nguyên nhân cơ bản trên đây nên hoạt động GDNPT ở Vùng
DHNTB đang đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, chưa phát
huy được lợi thế của các ngành nghề truyền thống cũng như các điều kiện tự nhiên,
điều kiện KT - XH, chưa góp phần định hướng phát triển nghề cũng như cung ứng

11
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH theo định hướng chiến lược

phát triển vùng đến năm 2025.
Tóm lại, hoạt động GDNPT ở vùng DHNTB hiện nay chưa được các cấp
quản lý quan tâm đúng mức; nội dung chương trính và tổ chức quá trính đào tạo
chưa gắn được với KT-XH của vùng, thể hiện qua 2 khía cạnh sau: Một là chưa phù
hợp, hay nói cách khác chưa xuất phát từ điều kiện KT-XH của các tỉnh trong vùng
DHNTB và hai là chưa tập trung phục vụ cho KT-XH ở vùng. Tuy vậy, thực tế cho
đến nay, chưa có công trính khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này,
nhất là về khìa cạnh quản lý.
Hơn nữa, với thực tiễn nhiều năm làm công tác quản lý tại trung tâm KTTH -
HN ở tỉnh Ninh thuận và được làm việc với nhiều cơ sở GD trong vùng DHNTB,
chúng tôi nhận thấy rằng nguyên nhân cơ bản của tính trạng chất lượng hoạt động
GDNPT ở vùng còn hạn chế là do chưa gắn với KT-XH từng địa phương, vùng
miền. Ví vậy, việc nghiên cứu để đề xuất các giải pháp tổ chức hoạt động GDNPT
gắn với KT-XH vùng này là hết sức cần thiết và bản thân tác giả Luận án có điều
kiện thuận lợi nhất định trong việc triển khai nghiên cứu đề tài.
Do đó, chúng tôi chọn vấn đề: "Tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ
thông gắn với kinh tế - xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ" làm đề tài
nghiên cứu Luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn, đề xuất các giải pháp tổ
chức hoạt động GDNPT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này theo hướng gắn
với KT-XH ở vùng DHNTB, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho phát triển nguồn nhân
lực góp phần phát triển KT-XH ở vùng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động GDNPT cho HS PT.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác tổ chức hoạt động GDNPT ở các trung tâm
KTTH-HN và các trường PT thuộc vùng DHNTB.
4. Giả thuyết khoa học

12

Đào tạo nguồn nhân lực cho vùng DHNTB còn nhiều bất cập. Nếu các hoạt
động GDNPT ở vùng DHNTB được tổ chức theo cách tiếp cận vùng và dựa trên
mối liên kết giữa trường PT, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và doanh
nghiệp ở địa phương, thí sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động GDNPT cho
HSTHPT, góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH vùng DHNTB nói chung và ở các địa phương nói riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDNPT và tổ chức hoạt động GDNPT.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động GDNPT gắn với
KT-XH ở vùng DHNTB.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức hoạt động GDNPT gắn với KT-XH ở vùng
DHNTB. Đồng thời, khảo nghiệm và Thực nghiệm về tình khả thi của hệ giải pháp
đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- GDNPT có thể cho đối tượng HSPT hoặc các đối tượng khác trong xã hội.
Tuy vậy, GDNPT trong Luận án đồng nghĩa với GDNPT cho HS THPT.
- Các nội dung GDNPT trong luận án này liên quan đến GDNPT ở trung tâm
KTTH – HN và cả GDNPT ở trung tâm GD thường xuyên có tổ chức hoạt động
GDNPT.
- Chủ thể QL là hiệu trưởng trường THPT, giám đốc trung tâm KTTH-HN
thuộc vùng DHNTB.
- Thời gian và không gian khảo sát:
+ Thời gian: Nghiên cứu từ năm học 2004 - 2005 đến 2008 - 2009.
+ Không gian: Do điều kiện khách quan và chủ quan nên chúng tôi chỉ tiến
hành khảo sát theo mẫu bao gồm 17 cơ sở GD có tổ chức hoạt động GDNPT
(trường PT, trung tâm KTTH-HN, trung tâm GDTX và cơ sở đào tạo khác có tổ
chức hoạt động GDNPT) trên địa bàn 4 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và
Bính Thuận.



13
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận phức hợp (complex approach): Để nghiên cứu đề tài này, chúng
tôi vận dụng các lý thuyết ở nhiều ngành KH khác nhau như Triết học, Tâm lý học,
GD học, Điều khiển học và KH QL GD
- Tiếp cận hệ thống (system approach): Hoạt động GDNPT là một bộ phận
không thể tách rời của GD PT, ví vậy, việc tổ chức hoạt động GDNPT phải gắn liền
với mục tiêu, chương trính, phương pháp và hính thức tổ chức dạy học của GD PT.
- Tiếp cận phát triển (development approach): Các giải pháp phải vừa phải
xuất phát từ tính hính KT-XH cụ thể, vừa phải hướng vào việc phục vụ cho yêu cầu
phát triển KT-XH của mỗi địa phương, vùng miền. Ngoài ra, còn sử dụng tiếp cận
thị trường, cụ thể là tiếp cận cung - cầu theo vùng.
7.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Để phân tìch, nhận xét, tóm tắt và trìch dẫn các tài liệu lý luận và thực tiễn
có liên quan phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này,
Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp phân tìch, tổng hợp hệ thống hóa, khái
quát hóa lý thuyết.
Các tài liệu nghiên cứu gồm: Các văn kiện của Đảng, Nhà nước về GD-ĐT
nói chung và về GDNPT nói riêng; một số tác phẩm GD học, Tâm lý học liên quan
đến đề tài; các công trính nghiên cứu KHGD đã công bố có liên quan đến đề tài như
các luận án, luận văn, báo cáo KH, bài báo KH
7.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Căn cứ vào những nguyên tắc và nội dung đã định trước để tiến hành xây dựng
những phiếu điều tra (An két). Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đìch thu thập
các số liệu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GDNPT,
cũng như kiểm nghiệm tình cấp thiết và tình khả thi của hệ thống giải pháp mà Luận án
nêu ra. Đây là phương pháp đóng vai trò chủ lực trong nhóm các phương pháp nghiên
cứu thực tiễn về GDNPT và QL GDNPT ở đề tài luận án này. Tổ chức thăm dò ý kiến


14
các đối tượng GV, CBQL, HS và PHHS ở các cơ sở GD đại diện cho từng tỉnh, tiểu
vùng phìa bắc và tiểu vùng phìa nam của vùng DHNTB.
Kết quả điều tra, khảo sát được phân tìch, so sánh và khái quát hóa để tím ra
những thông tin cần thiết theo hướng nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp quan sát
Phương pháp này được thể hiện qua việc nghiên cứu tiếp cận, quan sát tổng
thể, theo dõi, ghi nhận các biểu hiện ở các cơ sở GD, các đơn vị doanh nghiệp. Nhờ
phương pháp này, người nghiên cứu có thể khẳng định tương đối chình xác về mặt
định tình thực trạng quản lý GDNPT trên địa bàn và kiểm chứng hệ thống giải pháp
quản đã đề xuất.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Đi sâu tím hiểu thực tế tổ chức hoạt động GDNPT tại trung tâm KTTH-HN
tỉnh Khánh Hòa và Trung tâm KTTH-HN Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) là 2 trung
tâm lớn, có nhiều thành tìch nổi bật được Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp Bộ
GD & ĐT chọn báo cáo điển hính trong nhiều năm tại hội nghị tổng kết toàn quốc.
Từ những kinh nghiệm đã được kiểm chứng ở 2 trung tâm này, tác giả chắt lọc để
đưa vào hệ thống giải pháp chung cho các cơ sở GD có tổ chức hoạt động GDNPT
trong vùng DHNTB.
- Phương pháp chuyên gia
Để góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, đánh giá cơ sở thực tiễn và khảo
nghiệm tình cấp thiết, tình khả thi của hệ thống giải pháp, tác giả đã xin ý kiến của
các chuyên gia trên lĩnh vực QL GD bao gồm những chuyên gia có học hàm học vị
và người đang giữ vai trò QL GD các cấp, nhất là trong lĩnh vực tổ chức hoạt động
GDNPT, lãnh đạo các trường PT và Doanh nghiệp. Hính thức xin ý kiến thông qua
phiếu hỏi An ket, thông qua hội thảo và bằng hính thức gửi bản thảo Luận án nhờ
một số chuyên gia đọc, góp ý.
- Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, giáo viên trong lĩng vực hướng nghiệp nói

chung và dạy nghề phổ thông nói chung, cũng như phỏng vấn HS, phụ huynh HS nhằm

15
thu thập những thông tin cần thiết bổ sung cho phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê, với các công cụ như Máy tình cầm tay Casio
FX-570MS, phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê SPSS (Statistical
Package for Social Sciences) trong môi trường Windows, phiên bản 8.0 dùng trong
nghiên cứu QL GD, để xử lý các số liệu điều tra thực tiễn, xác định độ tin cậy của
số liệu điều tra và phân tìch các kết quả nghiên cứu như lập bảng phân phối tần số,
tình các giá trị trung bính, phương sai, độ lệch chuẩn, và lập các sơ đồ, biểu đồ.
- Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức TN giải pháp QL nhằm đổi mới phương pháp GDNPT. Địa bàn TN:
Trung tâm KTTH-HN Phan Rang. Thời gian TN: Bắt đầu TN từ tháng 9 năm 2008
đến hết tháng 4 năm 2009.
Từ việc phân tìch kết quả TN thông qua các số đặc trưng của mẫu số liệu, kết
hợp với quan sát thực tế để nhận định tác dụng và tình khả thi của giải pháp QL.
8. Những luận điểm bảo vệ
(1). Hoạt động GDNPT cho HS PT có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh
hiện nay, nó góp phần hoàn thiện nhân cách cho HS PT và đặt tiền đề cho việc đào
tạo nghề một cách hiệu quả.
(2). Tổ chức hoạt động GDNPT ở vùng DHNTB phải đáp ứng yêu cầu định
hướng phát triển nhân lực phù hợp với đặc điểm HS và điều kiện KT-XH của vùng.
(3). Việc tổ chức hoạt động GDNPT cho HS PT phải được tiến hành có kế hoạch,
có mục đìch, có tình hệ thống và có sự phối kết hợp giữa các thiết chế trường PT,
trung tâm KTTH-HN và doanh nghiệp.
9. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu có các đóng góp mới sau đây:
9.1. Góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm các vấn đề lý luận về tổ chức hoạt động
GDNPT gắn với KT-XH; tổng quan nghiên cứu về vấn đề GD nghề nghiệp cho HSPT

và kinh nghiệm của các nước về vấn đề này. Đặc biệt, Luận án đã làm nổi bật khái
niệm GDNPT và tổ chức hoạt động GD NPT; khẳng định tình ưu việt của thiết chế

16
trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp đối với hoạt động GDNPT trong điều kiện
ở Việt Nam, điều mà lâu nay còn có những ý kiến khác nhau.
9.2. Xây dựng được quy trính lồng ghép tư vấn HN trong hoạt động GDNPT (thực
hiện mục tiêu kép). Đóng góp mới này có ý nghĩa đặc biệt, ví nhờ đó HS thấy được
sự thiết thực của hoạt động GDNPT và có động lực học tập tốt hơn, tránh việc học
đối phó gây lãng phí cho HS và XH.
9.3. Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa trường PT, trung tâm KTTH - HN và
doanh nghiệp trong việc tổ chức hoạt động GDNPT, bao gồm “Cơ chế pháp lý” -
“Cơ chế tính cảm” và “Cơ chế ngành, lãnh thổ”.
9.4. Làm sáng tỏ thực trạng về tổ chức hoạt động GDNPT gắn với KT-XH ở vùng
DHNTB, đặc biệt, khẳng định 8 nguyên nhân liên quan đến khìa cạnh quản lý dẫn
đến chất lượng hoạt động GDNPT ở vùng DHNTB còn bất cập.
9.5. Luận án đề xuất được hệ thống các giải pháp tổ chức hoạt động GDNPT gắn
với KT-XH ở vùng DHNTB với các mục đìch, nội dung và các bước thực hiện cụ
thể, chi tiết tạo thuận lợi cho người quản lý hoạt động GDNPT tiếp nhận, triển khai
các giải pháp này. Đặc biệt, các đóng góp mới như: (1) Đề xuất quy chế QL đối với
HS thực hành NPT theo hướng gắn với KT-XH ở vùng DHNTB; (2) ghép 2 lớp
cùng nghề vào 1 nhóm học lý thuyết; (3) quy trính lồng ghép tư vấn hướng nghiệp
trong hoạt động GDNPT; (4) Thang điểm mới chấm thực hành NPT (có các tiêu chì
về tác phong công nghiệp, an toàn, vệ sinh môi trường) và (5) xây dựng được danh
mục chương trính 9 NPT gắn với KT-XH ở vùng DHNTB.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị và danh mục các công trính đã
công bố của tác giả; danh mục tham khảo và danh mục các phụ lục, Luận án được
bố cục thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động GD NPT gắn với kinh tế - xã hội.

Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức hoạt động GD NPT ở vùng DHNTB.
Chƣơng 3: Giải pháp tổ chức hoạt động GD NPT gắn với kinh tế - xã hội ở
vùng DHNTB.

17
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG GẮN VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và kinh nghiệm GD nghề nghiệp cho HS
phổ thông ở nƣớc ngoài
Tuy không có khái niệm “Giáo dục nghề phổ thông” như ở Việt Nam, nhưng
nội dung GD nghề nghiệp (mang tình định hướng nghề) cho HS PT (tương tự như
hoạt động GD NPT của chúng ta hiện nay) và vấn đề kết hợp giữa nhà trường với
doanh nghiệp trong GD nghề nghiệp thí đã được các nhà KH hầu hết các nước trên
thế giới quan tâm nghiên cứu và nhiều nước đã triển khai từ những thập niên 50, 60
của thế kỷ thứ 19 đến nay.
Vấn đề GD nghề nghiệp cho HS PT được các quốc gia đặc biệt quan tâm, và
hầu hết đều tập trung ĐT nghề cho số HS có xu hướng sau tốt nghiệp PT sẽ đi vào
các trường nghề hoặc lao động trực tiếp thông qua việc dạy học phân hóa. Ngay từ
năm 1848, ở Pháp đã xuất hiện cuốn sách “Hướng nghiệp chọn nghề” khẳng định
tình cấp thiết của hoạt động giúp đỡ HS PT đi vào thế giới nghề nghiệp.
Tác giả Magumi Nishino ở Viện Nghiên cứu GD Nhật Bản cho rằng HS PT
phải được “Bồi dưỡng tri thức và kỹ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết
trong xã hội, có thái độ tôn trọng đối với lao động và có khả năng lựa chọn ngành
nghề tương lai phù hợp với mỗi cá nhân” [70, tr.49].
Tác giả Allan Walker (ở Australia) khẳng định về phương thức ĐT PT như
sau: “Nhà trường hiện nay không chỉ là nơi dạy lý thuyết, mà phải cung cấp cho HS
một khả năng chuyển đổi thật nhanh và có sự bính đẳng trong tất cả HS, làm cho

HS vừa có kỹ năng lao động, vừa có tri thức” [62, tr.7].
Tổ chức Nghiên cứu về lao động, kỹ thuật và kinh tế trong Hoạt động dạy
học (GATWU.BRD) của CHLB Đức, thời gian gần đây đã có nhiều nghiên cứu giá
trị về vấn đề GD nghề nghiệp cho HS PT. Nổi bật nhất là các công trính nghiên cứu

18
về phương thức tổ chức cho HS PT thực tập ở nhà máy, xì nghiệp, các cơ sở kinh
doanh - dịch vụ của các tác giả Rolf Oberliesen, Helmut keim, Michaell Schumann,
Gehart Duismann, H.Sellin, H.Dedering. Về tầm quan trọng của việc dạy học lao
động - kỹ thuật - kinh tế, tác giả Wolfgang Schulz khẳng định: “Hoạt động dạy học
lao động - kỹ thuật - kinh tế không chỉ mang tình quan trọng đối với những môn học
khác, mà còn là bộ phận cấu thành cơ bản của GD trung học PT… bởi ví nó tạo điều
kiện cho HS phát triển thành những con người trưởng thành trong cuộc sống lao động
xã hội” [62, tr.6]. Các công trính nghiên cứu của các nhà KH GD thuộc Cộng hòa
dân chủ Đức (trước đây) như Heinz Frankiewicz, Bernd Rothe, Ulrich Viets,
B.Germer, K.Jaritr, D.Marschneider khi đề cập đến cơ sở KH của việc tổ chức dạy
học lao động nghề nghiệp cho HS đã đưa ra phương thức phối hợp, cộng tác chặt chẽ
giữa trung tâm GD kỹ thuật tổng hợp và các trường PT trong việc lập kế hoạch thực
tập cho HS PT. Về việc phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc GD
nghề đã được nhiều tác giả đề cập. Chẳng hạn như: Ở CHLB Đức, tác giả Bernd
Praetzler đề cập đến vấn đề ĐT nghề bằng hệ thống kép [9], [48], tác giả Wolf-
Dictrich Grcinert với tác phẩm “The German System of Vocational Education” đã
nghiên cứu về nội dung, cấu trúc, chình sách và sự phối hợp giữa ĐT và tuyển dụng
[48, tr.17], theo đó HS được học lý thuyết tại trường, việc thực hành cơ bản và thực
tập sản xuất được tổ chức xen kẽ tại hai địa điểm là nhà trường và đơn vị sản xuất.
Theo Jacques Delors - chủ tịch Ủy ban quốc tế độc lập về GD cho thế kỷ
XXI của tổ chức UNESCO coi “học để làm việc” là trụ cột căn bản không thể thiếu
được trong bốn trụ cột nền tảng của GD.
Đặc biệt, năm 1997 Tổ chức UNESCO đã xuất bản cuốn sách “Promotion of
linkage between Technical and Vocational Education and the world of work” đề cập

vấn đề đẩy mạnh sự liên kết giữa GD kỹ thuật và ĐT nghề với thế giới nghề nghiệp,
trong đó có mối liên quan giữa sản xuất với HN kỹ thuật. Đây cũng là những cơ sở
quan trọng của việc đề xuất các giải pháp phát triển GDNPT cho HS trên cơ sở sự
phối hợp giữa 3 thiết chế trung tâm KTTH - HN, trường PT và doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu về phương pháp thực hành lao động nghề nghiệp đối với HS

19
PT đã được các nhà KH Liên Xô trước đây như X.Ia Batưsep, X.A Sapôrinski,
Tschebưseva… nghiên cứu [96, tr.19]. Đặc biệt, ở Cộng hòa Dân chủ Đức (nay là
CHLB Đức) trước đây đã thành lập hệ thống trung tâm GD kỹ thuật tổng hợp
(tương tự như hệ thống trung tâm KTTH - HN ở chúng ta hiện nay) để GD nghề
nghiệp và HN cho HS các trường PT lân cận. Các vấn đề về cơ sở KH của việc tổ
chức hoạt động dạy học lao động nghề nghiệp cho HS PT, phương thức phối hợp
giữa nhà trường PT và trung tâm GD kỹ thuật tổng hợp được các tác giả Heinz
Frankiewicz., Bernd Rothe, B.Germer và D.Marschneider nghiên cứu [82, tr.20].
Các nhà KH GD ở các nước ASEAN nhận thấy nhà trường PT có chiều hướng
xa rời cuộc sống, nên đã có nhiều công trính nghiên cứu đưa ra khuyến cáo phải tăng
thời lượng GD kỹ thuật, lao động trong chương trính GD PT. Chiến lược gắn kết
chương trính GD PT với chương trính GD chuyên nghiệp trên một nền kiến thức văn
hóa hợp lý của các nước ASEAN có tác dụng rèn luyện tư duy logic, tư duy biện
chứng, tư duy kinh tế, kỹ thuật và QL của HS. Điều này góp phần giúp HS có khả năng
thìch ứng nhanh, khả năng cạnh tranh cao trong cơ chế thị trường [82, tr.22].
Trên cơ sở các công trính nghiên cứu của các nhà khoa học, chình phủ nhiều
nước đã chú trọng triển khai việc GD nghề nghiệp cho HS phổ thông. Sau đây,
chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm một số nƣớc về lĩnh vực hoạt động này.
- Ở Mỹ: Tỷ lệ HS trung học được phân luồng theo hướng ĐT nghề nghiệp
chiếm 24% [62, tr.7]. HS được học chương trính “GD hướng nghiệp” ngay từ tiểu
học. Chương trính này góp phần thực hiện mối liên hệ giữa nhà trường và cơ sở sản
xuất. Thành lập những hội đồng thực hiện sự hợp tác giữa nhà trường với xã hội,
bao gồm đại diện trường học, xì nghiệp, các thành phần kinh tế trong thị trường lao

động. Gần 10.000 nghiệp đoàn tham gia công việc của hội đồng, mỗi năm thu hút
600.000 HS thực hành sản xuất [58, tr.69]. Đây là một trong những cơ sở để chúng
tôi đề xuất giải pháp xây dựng mối liên kết giữa Trường PT, trung tâm KTTH-HN
và Doanh nghiệp (bao gồm cả các hộ kinh doanh nhỏ và kinh tế hộ gia đính) trong
việc tổ chức hoạt động GDNPT cho HS theo hướng gắn với KT-XH.
- Ở Ý: GD được chia làm 2 bộ phận chình là học viện và hướng nghiệp. Kết

20
thúc GD bắt buộc (tiểu học 5 năm và THCS 3 năm), HS được lựa chọn giữa nhiều
loại trường khác nhau như Cổ điển, KH, Kỹ thuật, cơ khì, kế toán, Ngôn ngữ, Nghệ
thuật. Kết thúc THPT (5 năm), HS có thể chọn bất kỳ khoa ĐH nào.
- Ở Anh: HS được học chương trính thiết kế và môn công nghệ. HS được
thiết kế và làm ra sản phẩm, chú trọng thực hành, khám phá, đánh giá sản phẩm và
ứng dụng của nó trong cuộc sống.
- Ở Australia: Việc GD nghề nghiệp cho HS PT (gần giống như GDNPT ở
nước ta) được cấp chứng chỉ nghề bậc 1 và Chứng chỉ bậc 2, chẳng những được ưu
tiên khi xét tuyển mà còn được công nhận liên thông nếu tiếp tục học nghề:











Sơ đồ 1.1: Cấp độ ĐT của Australia Nguồn: [109].
Đây là mô hính mà Việt Nam cần tham khảo và áp dụng một cách sáng tạo

trong điều kiện của mính. Trong đó, vấn đề được hệ thống GD nghề công nhận
chứng chỉ nghề khi học ở trường PT là điều hết sức có ý nghĩa và tạo động lực để
HS tìch cực trong việc học NPT.
- Ở Hàn Quốc: HS nam được học môn kỹ nghệ, HS nữ được học môn kinh tế
gia đính như: Nông nghiệp, Ngư nghiệp và CN thương mại. Các môn này nằm trong
chương trính tự chọn bắt buộc.
- Ở Trung Quốc: Một số nội dung kỹ thuật – lao động là bắt buộc, giúp HS
GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG
GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP
GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC


21
có kiến thức, kỹ năng thật cần thiết và có thể tham gia ngay vào cuộc sống lao động
sau khi tốt nghiệp THCS, THPT. Những năm qua, nhờ đưa GD nghề nghiệp vào
trường PT nên đã góp phần đắc lực vào việc phân luồng HS sau trung học một cách
hợp lý và đáp ứng đòi hỏi của xã hội: ĐT nguồn nhân lực vừa có học vấn PT hoàn
chỉnh, vừa có kỹ năng nghề nghiệp.[34, tr.26]
- Ở một số nước ASEAN: Philipin vừa chuẩn bị cho HS PT học lên ĐH, vừa
ĐT 1 nghề. Chương trính năm 1975 đã “nghề nghiệp hoá THPT” [108, tr.4]. Malaysia
tổ chức cho HS học môn nghề và công nghệ với các nội dung như: Kỹ thuật cơ khì, Kỹ
thuật xây dựng, Kỹ thuật điện và điện tử, Vẽ kỹ thuật, Những nguyên tắc cơ bản của
kế toán, Kinh tế cơ sở, Thương nghiệp, KH công nghiệp và KH gia đính. Trong khi đó
ở Indonesia, một trong những trọng điểm của chình sách phát triển GD THPT là nâng
cao chất lượng HS tốt nghiệp theo nhu cầu nhân lực kỹ thuật, ví vậy cấp THPT đã
hướng mạnh và ĐT nghề nghiệp theo các chuyên môn hẹp [108, tr.5].
Tóm lại, tuy hính thức và mức độ có khác nhau, nhưng nhín chung xu hướng

đổi mới GD ở các nước trên thế giới đều chú trọng tăng cường GD nghề nghiệp cho
HS PT, trong đó có GD kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH trong bối cảnh mới. Một số kinh nghiệm từ các nước có thể nghiên
cứu để áp dụng một cách sáng tạo ở nước ta, nhất là việc tổ chức hoạt động GDNPT
theo hướng gắn với KT-XH.
Từ các nghiên cứu trên đây, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Một là, vấn đề tổ chức hoạt động GD nghề nghiệp cho HS PT đã được các
nhà KH ở nhiều nước quan tâm nghiên cứu và được áp dụng vào thực tiễn GD như
một xu thế chung kể cả trong lịch sử và trong tương lai của nền kinh tế tri thức.
Điều này được thể hiện qua khuyến cáo của tổ chức UNESCO: Phải xóa bỏ sự phân
biệt cứng nhắc giữa các ngành GD PT, KH kỹ thuật và công nghiệp. Ngay từ bậc
tiểu học GD đã mang đặc tình kết hợp lý thuyết, CN, thực hành và thủ công. GD
không chỉ cung cấp cho HS kiến thức, phải thực hành để có tay nghề, vào đời có thể
lao động được ngay, không bỡ ngỡ. Phát triển GD gắn liền với phát triển kinh tế- xã
hội. Đặc biệt chú ý đến GD hướng nghiệp để HS có thể lập thân lập nghiệp.

22
Hai là, nội dung, hính thức tổ chức GD nghề nghiệp cho HS PT ở các nước có
sự khác nhau, nhưng nhín chung đều coi đây là giai đoạn GD “tiền nghề nghiệp” hết
sức quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người học và cả xã hội trong tương lai.
Ba là, có nhiều kết quả nghiên cứu ở nước ngoài có thể áp dụng để thực hiện
nguyên lý GD của Đảng: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong đó, việc hính thành và phát triển hệ
thống trung tâm KTTH-HN là một trong những áp dụng sáng tạo, phù hợp với điều
kiện của Việt Nam.
1.1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải
Nam Trung bộ nói riêng
Đề cập đến nội dung tổ chức hoạt động GD kỹ thuật nghề nghiệp cho HS, Hồ
Chì Minh khẳng định trong bài báo Học hay, cày giỏi: “Cung cấp cho HS những tri
thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất công nghiệp và nông nghiệp” và “Những ngành

sản xuất chủ ỵếu” [73, tr.80, 212]. Vào những năm 1977 - 1980, dưới sự chỉ đạo
của tác giả Phạm Tất Dong, các tác giả Đoàn Chi, Cù Nguyên Hanh, Trần Đức
Xước… ở Ban Kỹ thuật thuộc Viện KH GD đã nghiên cứu đề tài “Hoạt động dạy
lao động kỹ thuật cho học sinh phổ thông theo quan điểm hoạt động nhân cách” tại
một số trường PT ở Hà Nội, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Hà Nam Ninh. Những số
liệu thu được là cơ sở quan trọng để hính thành hệ thống trung tâm KTTH-HN.
Trên thực tế, nội dung kiến thức kỹ thuật này chỉ thực hiện thông qua việc thực
hành kết hợp với lao động sản xuất của môn kỹ thuật [52. tr3]. Mãi đến năm 1991
GDNPT mới chình thức được đưa vào chương trính GDPT ở nước ta.
Trước giải phóng 1975, ở Miền Nam đã hính thành loại hính trường trung
học tổng hợp. Tại đó, HS học văn hóa vào buổi sáng, học nghề vào buổi chiều. Việc
học nghề này hoàn toàn tự nguyện và có thi cấp chứng chỉ để cộng điểm khuyến
khìch. Việc dạy nghề do một tổ dạy nghề trong nhà trường đảm trách. Năm 1956,
thành lập Trung tâm Thông tin - Tư vấn hướng nghiệp (CIO) đầu tiên đặt tại Sài
Gòn và một số hính thức lao động - hướng nghiệp ở Sài Gòn, Cần Thơ tuy chưa có`
sự phát triển phát triển như mong đợi và chưa khẳng định được vai trò, vị trì của
mảng công tác này.

×