Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 103 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC




NGUYỄN THỊ THANH HÀ




ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM
ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V)
TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN



LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC







HÀ NỘI – 2014

ii



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



NGUYỄN THỊ THANH HÀ



ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM
ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V)
TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN


LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hoàng Minh




HÀ NỘI – 2014

i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự

hướng dẫn, giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị, các em và các
bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành
nhất tới:
Ban giám hiệu, các phòng ban, các khoa, các thầy cô giáo và các cán bộ
Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hoàng
Minh, đã dành thời gian quý báu hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện sức khỏe Tâm thần, các bác sỹ, các
cán bộ y tế, các anh chị em đồng nghiệp trong quá trình làm việc đã đồng ý và tạo
điều kiện cho tôi được học tập chương trình này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban lãnh đạo các Bệnh viện, lãnh đạo
các Khoa, Phòng, các bác sỹ, các cán bộ tâm lý và các cán bộ y tế tại Viện sức khỏe
Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, Khoa
Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình
thu thập số liệu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn các nghiệm thể nghiên cứu đã đồng ý và hợp tác tham gia nghiên
cứu, đóng góp những thông tin quý báu mà không có những thông tin đó, luận văn
này không thể được hoàn thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng môn trong lớp Tâm lý
học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Khóa 3 – Đại học Giáo dục cùng gia đình đã
luôn giúp đỡ, ủng hộ về mọi mặt giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hà

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEBA Achenbach System or Empirically Based Assessment
AUC Area under the curve
CBCL Children Behavior Checklist
CBCL-V Bảng Kiểm hành vi trẻ em – phiên bản Việt Nam
DSM-IVDiagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 4th Edition
ICD-10 International Statistical
Classification of Diseases and Related Health Problems 10
th
Revision
ROC Reciever Operating characteristics
SD Standard Deviation
SDQ Strengths and Difficulties Questionaire
SKTT Sức khỏe tâm thần
TRF Teacher Report Form
YSR Youth Self Report














iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục các từ viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ viii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1. Lịch sử nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong đánh giá
và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần 10
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trên thế giới 10
1.1.2. Những nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong đánh giá
và chẩn đoán các vấn đề SKTT trên thế giới 14
1.1.3. Những nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong đánh giá
và chẩn đoán các vấn đề SKTT tại Việt Nam 16
1.2. Sử dụng các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các vấn đề SKTT 17
1.2.1. Một số khái niệm chung 17
1.2.2. Nhu cầu sử dụng các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các
vấn đề SKTT 20
1.3. Đặc điểm tâm trắc của một thang đo 21
1.3.1. Độ tin cậy 21
1.3.2. Độ hiệu lực 22
1.3.3. Độ nhạy và độ đặc hiệu 24
1.4. Hệ thống đánh giá dựa trên thực chứng Achenbach (ASEBA) 25
1.4.1. Giới thiệu chung về ASEBA 25
1.4.2. Đặc điểm tâm trắc của CBCL 28
1.4.3. Sử dụng CBCL trong các nền văn hóa khác 30

1.4.4. Thích ứng CBCL-V ở Việt Nam 31

iv
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 34
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 34
2.1.1. Vấn đề nghiên cứu 34
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu 34
2.1.3. Mẫu nghiên cứu 35
2.1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 35
2.1.5. Công cụ nghiên cứu 38
2.2. Tổ chức nghiên cứu 42
2.2.1. Quy trình thu thập số liệu 42
2.2.2. Mẫu nghiên cứu thu thập đƣợc trên thực tế 43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. Mô tả sơ lƣợc về giá trị các thang đo 52
3.1.1. Mô tả các giá trị của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân 52
3.1.2. Mô tả các giá trị của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân 57
3.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 61
3.2.1. Độ tin cậy của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân 61
3.2.2. Độ tin cậy của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân 62
3.3. Đánh giá độ hiệu lực của thang đo CBCL-V 63
3.3.1. Đánh giá độ hiệu lực đồng thời của thang đo CBCL-V 63
3.3.2. Đánh giá độ hiệu lực phân biệt của thang đo CBCL-V 66
3.4. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm
bệnh nhân 69
3.4.1. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm
trẻ nam 6-11 tuổi 70
3.4.2. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm
trẻ nam 12-16 tuổi 71
3.4.3. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm

trẻ nữ 6-11 tuổi 73

v
3.4.4. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm
trẻ nữ 12-16 tuổi 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
1. Kết luận 78
2. Khuyến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 90





















vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo Địa điểm
*Giới tính* Nhóm tuổi 47
Bảng 3.1: Giá trị trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân 53
Bảng 3.2: Bảng so sánh điểm trung bình thang đo CBCL-V theo
các biến độc lập 54
Bảng 3.3: Giá trị trung bình của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân 58
Bảng 3.4: Bảng so sánh điểm trung bình tổng khó khăn của thang đo
SDQ theo các biến độc lập 58
Bảng 3.5: Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo CBCL-V trên nhóm
bệnh nhân 62
Bảng 3.6: Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo SDQ trên nhóm
bệnh nhân 63
Bảng 3.7: Tƣơng quan điểm trung bình các nhóm hội chứng giữa
thang đo CBCL-V và SDQ trên nhóm bệnh nhân 64
Bảng 3.8: Tƣơng quan điểm trung bình các nhóm hội chứng giữa thang
đo CBCL-V và SDQ trên nhóm bệnh nhân với nghiên cứu của
Becker & cs (2007) 65
Bảng 3.9: Điểm trung bình của các nhóm hội chứng thang đo CBCL-V
trên nhóm bệnh nhân so sánh với nhóm chuẩn trẻ em Việt Nam 67
Bảng 3.10: So sánh điểm trung bình của các nhóm hội chứng thang đo
CBCL-V trên nhóm bệnh nhân với điểm trung bình của CBCL-V
trong nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh (2012) 68
Bảng 3.11: Bảng phân biệt trẻ có vấn đề theo thang đo CBCL-V ở
trẻ nam 6-11 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ 70
Bảng 3.12: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 6-11 tuổi 71
Bảng 3.13: Bảng phân biệt trẻ có vấn đề theo thang đo CBCL –V ở
trẻ nam 12-16 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ 72


vii
Bảng 3.14: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 12-16 tuổi 73
Bảng 3.15: Bảng phân biệt trẻ có vấn đề theo thang đo CBCL-V ở
trẻ nữ 6-11 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ 73
Bảng 3.16: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi 74
Bảng 3.17: Bảng phân biệt trẻ có vấn đề theo thang đo CBCL-V ở trẻ
nữ 12-16 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ 75
Bảng 3.18: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 12-16 tuổi 76























viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Phân bố mẫu theo địa điểm nghiên cứu 43
Biểu đồ 2.2: Phân bố mẫu theo giới tính 44
Biểu đồ 2.3: Hàm phân phối tuổi của khách thể nghiên cứu 45
Biểu đồ 2.4: Mức độ phân bố tuổi của khách thể 46
Biểu đồ 2.5: Mô tả nhóm tuổi của khách thể nghiên cứu 47
Biểu đồ 2.6: Phân bố nơi sống của khách thể nghiên cứu 48
Biểu đồ 2.7: Ngƣời sống cùng trẻ trong gia đình 49
Biểu đồ 2.8: Tình trạng hôn nhân của bố mẹ của khách thể nghiên cứu 50
Biểu đồ 2.9: Trình độ học vấn của bố mẹ của khách thể nghiên cứu 50
Biểu đồ 3.1: Hàm phân phối tổng điểm thô thang đo CBCL-V trên nhóm
bệnh nhân 52
Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình các thang hội chứng CBCL-V trên nhóm
bệnh nhân 56
Biểu đồ 3.3: Hàm phân phối tổng điểm khó khăn của thang đo SDQ 57
Biểu đồ 3.4: Điểm trung bình các nhóm hội chứng thang đo SDQ trên
nhóm bệnh nhân 61
Biểu đồ 3.5: Đƣờng ROC của nhóm trẻ nam 6-11 tuổi 71
Biểu đồ 3.6: Đƣờng ROC của nhóm trẻ nam 12-16 tuổi 72
Biểu đồ 3.7: Đƣờng ROC của nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi 74
Biểu đồ 3.8: Đƣờng ROC của nhóm trẻ nữ 12-16 tuổi 76





ix


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, con
ngƣời đã quan tâm nhiều hơn đến chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ sức khỏe
của bản thân. Ngoài việc chăm sóc để có một thể chất khỏe mạnh, con ngƣời
đã dần nâng cao nhận thức và quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến sức khỏe tâm
thần vì sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe [11] nhƣ
Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn
diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng
không có bệnh hay thương tật” [58].
Các nƣớc trên thế giới đã có những bƣớc chuyển biến nhất định trong
việc nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt là lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
lĩnh vực này còn chƣa đƣợc các cấp lãnh đạo thực sự quan tâm ở mức cần
thiết [4]. Đã có một số nghiên cứu đã đƣợc tiến hành trong nƣớc đánh giá về
thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên. McKelvey
và cộng sự (1999) đã báo cáo tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần trên
mức ranh giới ở hai phƣờng trên địa bàn Hà Nội là 8,2% [45]. Ngô Thanh Hồi
và cộng sự (2007) báo cáo nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai
Hƣơng cho thấy học sinh trong các trƣờng nội thành Hà Nội có tỷ lệ mắc các
vấn đề sức khỏe tâm thần là 19,4% [2]. Nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh
Hoàng Cẩm Tú (2010) và trên học sinh ở hai trƣờng Hà Nội và Hà Tây cho
thấy tỷ lệ trẻ em mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm 22,55% [7]. Nghiên
cứu của Nguyễn Cao Minh về tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ vị
thành niên miền Bắc (2012) cho thấy tỷ lệ này là 18% [8]. Gần đây nhất,
trong cuốn “Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố
nguy cơ” do Đặng Hoàng Minh chủ biên (2013) đã báo cáo tỷ lệ trẻ em và vị
thành niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần là 11,9% [6].


2
Các con số về thực trạng trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe
tâm thần không phải là nhỏ, nhƣng trong thực tế hiện nay, trẻ em và vị thành
niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần khi đến khám và điều trị tại các cơ sở
thăm khám tâm lý, tâm thần thì hầu nhƣ rất ít có những công cụ sàng lọc đủ
độ tin cậy, đủ độ hiệu lực để đánh giá chính xác vấn đề mà trẻ gặp phải.
Những công cụ này hầu nhƣ là những công cụ nguyên bản, chƣa đƣợc chuẩn
hóa theo đúng quy trình cho phù hợp với văn hóa, xã hội Việt Nam, hoặc
đƣợc sử dụng không đúng mục đích, dẫn đến việc khó khăn trong chẩn đoán,
điều trị và can thiệp. Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2013) về tỷ
lệ trầm cảm ở trẻ em tuổi học đƣờng, tỷ lệ khách thể nghiên cứu có trầm cảm
lên tới 70,4% khi sử dụng bảng tự đánh giá trầm cảm Beck 13 câu – đƣợc
dịch từ bản nguyên gốc sang tiếng Việt và đƣa vào sử dụng nhiều năm nay ở
nhiều cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm [5]. Nhƣ vậy nhu cầu có những
thang đo đƣợc chuẩn hóa để sử dụng trong việc sàng lọc, đánh giá các vấn đề
sức khỏe tâm thần trong các bệnh viện tâm thần, các cơ sở khám, tƣ vấn và
điều trị chuyên khoa tâm thần là rất lớn.
Một trong những công cụ đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần của em
đƣợc biết đến nhiều nhất trên thế giới là Bảng Kiểm hành vi trẻ em (CBCL)
do Achenbach nghiên cứu và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60 của
thế kỷ 20 và đƣợc báo cáo lần đầu tiên trong một nghiên cứu về sự phát triển
của trẻ em năm 1965 [59].
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tỷ lệ mắc các vấn đề sức
khỏe tâm thần sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL ở nhiều phiên bản
khác nhau nhƣ là một công cụ đánh giá tốt nhất để sàng lọc các vấn đề sức
khỏe tâm thần.
Klasen và cộng sự (2000) đã tiến hành nghiên cứu CBCL – phiên bản
tiếng Đức và so sánh với Bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn của trẻ em (SDQ).


3
Kết quả thu đƣợc cho thấy, giống nhƣ phiên bản gốc tiếng Anh, phiên bản
tiếng Đức của CBCL cho giá trị tƣơng quan cao với SDQ và đạt độ hiệu lực,
độ tin cậy cao cho cả hai mục đích nghiên cứu và lâm sàng [40].
Ehsan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu so sánh CBCL phiên bản tiếng
Urdu – là ngôn ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi tại Pakistan – với SDQ phiên bản
tiếng Urdu ở trƣờng tiểu học Karachi, Pakistan. Kết quả cho thấy có tƣơng
quan cao giữa điểm số của hai bảng hỏi và phiên bản tiếng Urdu của CBCL
cho kết quả giá trị tƣơng đƣơng với phiên bản gốc tiếng Anh, và là một công
cụ đánh giá có độ tin cậy và độ hiệu lực cao cho cả hai mục đích nghiên cứu
và lâm sàng [32].
Một nghiên cứu dịch tễ khác về tỷ lệ trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm
thần sử dụng CBCL nhƣ là một công cụ đánh giá có độ hiệu lực, độ nhạy cao
là Helga và Sif (1995) nghiên cứu về tỷ lệ trẻ em Iceland mắc các vấn đề sức
khỏe tâm thần sử dụng CBCL để sàng lọc. Nghiên cứu cũng so sánh kết quả
này với các mẫu nghiên cứu tại Hà Lan, Mỹ, Pháp, Canada, Đức và Chi Lê và
kết quả cho thấy giá trị tƣơng đƣơng [36].
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng CBCL là công cụ
sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Mc Kelvey và cộng sự (1999) đã nghiên cứu xác định tỷ lệ của các vấn
đề cảm xúc hành vi ở trẻ em Việt Nam sống tại Hà Nội có sử dụng Bảng kiểm
hành vi trẻ em CBCL nhƣ một công cụ sàng lọc và kết quả đƣợc so sánh với
điểm tiêu chuẩn của Mỹ [45].
Năm 2009, dƣới sự cho phép của chính tác giả T.M. Achenbach, Đặng
Hoàng Minh và cộng sự đã thích nghi và sử dụng CBCL trong khuôn khổ
nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh Trung học cơ sở và
nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường” [7].

4
Năm 2011, trong khuôn khổ dự án Dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm

thần trẻ em Việt Nam, Bảng Kiểm hành vi trẻ em CBCL đã đƣợc sự đồng ý
của tác giả T.M. Achenbach cho phép sử dụng trong nghiên cứu và ủy quyền
bản quyền cho Trung tâm Thông tin hƣớng nghiệp và Nghiên cứu ứng dụng
tâm lý thuộc Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn hóa tại Việt
Nam để nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam.
Tuy nhiên, mẫu chuẩn hóa này mới chỉ tiến hành nghiên cứu trên nhóm
cộng đồng mà chƣa có nghiên cứu nào trên nhóm bệnh nhân cũng nhƣ so sánh
với nhóm bệnh nhân – là những đối tƣợng đến hoặc đƣợc đƣa đến khám tại
các cơ sở khám, tƣ vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần – mà theo
thực tế thì đây là những đối tƣợng chắc chắn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
tâm thần hơn nhóm trẻ trong cộng đồng.
Vì tất cả những lý do trên, ngƣời nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài
“Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên
bản Việt (CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân” với mục đích đánh giá độ hiệu
lực của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam, đồng thời bƣớc đầu cung cấp số
liệu cho việc xây dựng điểm ranh giới chuẩn cho Bảng kiểm hành vi trẻ em
CBCL – phiên bản Việt Nam, từ đó đƣa ra những bằng chứng mang tính khoa
học về việc sử dụng bộ công cụ CBCL-V nhƣ là một công cụ sàng lọc hiệu
quả nhất về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em hiện nay ở Việt Nam cũng
nhƣ xu hƣớng trên toàn thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá độ hiệu lực (Validity) của Bảng kiểm hành vi trẻ em
Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V) nhằm khẳng định CBCL-V là
bộ công cụ sàng lọc có hiệu quả cao trong lĩnh vực đánh giá và chẩn đoán các
vấn đề SKTT.


5
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt
Nam (CBCL-V).
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 208 khách thể là trẻ em đến khám và điều trị tại 03 bệnh viện chuyên
khoa tâm thần tại Hà Nội đƣợc các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, các cán bộ
tâm lý giới thiệu tham gia nghiên cứu.
- Đối tƣợng cung cấp thông tin: cha mẹ, ngƣời giám hộ hợp pháp hoặc
ngƣời chăm sóc.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Chúng tôi tiến hành lựa chọn 03 địa điểm nghiên cứu là các khoa, viện
và bệnh viện chuyên khoa về khám bệnh, tƣ vấn và điều trị các vấn đề sức
khỏe tâm thần trên địa bàn Hà Nội. Đó là các cơ sở:
+ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai.
+ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng.
+ Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi trung ƣơng.
- Lý do chọn địa điểm nghiên cứu: Do điều kiện hạn chế của khuôn khổ
một luận văn cao học, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tại các bệnh
viện trên địa bàn Hà Nội, nhƣng vẫn cố gắng đảm bảo tiêu chí đa dạng về
chọn mẫu.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Bảng Kiểm hành vi trẻ em CBCL phiên bản tiếng Việt có độ hiệu lực
cao trên nhóm bệnh nhân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài và các khái niệm công cụ.
- Điều tra bằng bảng hỏi tại các địa điểm nghiên cứu đã chọn.

6
- Xử lý số liệu bằng phần mềm toán thống kê SPSS 19.0.
- Đánh giá hệ số Cronbach’s alpha cho thang đo CBCL-V và SDQ phiên
bản dành cho cha mẹ trên nhóm bệnh nhân cho từng nhóm hội chứng của cả

hai thang đo.
- Đánh giá độ hiệu lực đồng thời của thang đo CBCL phiên bản Việt
Nam bằng cách tính tƣơng quan giữa ĐTB tổng thang đo CBCL-V với ĐTB
tổng khó khăn của SDQ.
- Đánh giá độ hiệu lực phân biệt của thang đo CBCL-V bằng cách so
sánh giá trị của từng tiểu thang cũng nhƣ nhóm hội chứng Hƣớng nội, Hƣớng
ngoại và ĐTB tổng của nhóm bệnh nhân với ĐTB tổng của nhóm trẻ em Việt
Nam bằng phép tính t-test trong thống kê toán học.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Vì thời gian có hạn, hạn chế về kinh phí cũng nhƣ trong khuôn khổ một
luận văn cao học, nên số mẫu nghiên cứu chỉ tập trung ở trẻ em và vị thành
niên độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi, đến khám và điều trị tại 03 cơ sở khám, tƣ vấn
điều trị chuyên khoa tâm thần, không thể tiến hành nghiên cứu ở tất cả các cơ
sở thăm khám tâm lý nhƣ các trung tâm tƣ vấn, trị liệu tâm lý…
6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Do hạn chế trong khuôn khổ một luận văn cao học nên đối tƣợng nghiên
cứu của đề tài này chỉ tập trung kiểm tra độ hiệu lực đồng thời và độ hiệu lực
phân biệt của Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL phiên bản Việt Nam.
6.3. Giới hạn về địa điểm nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nên ngƣời nghiên cứu chỉ thực hiện
khảo sát tại một số bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn Hà Nội.
6.4. Giới hạn về nguồn cung cấp thông tin

7
- Nguồn thông tin chỉ có từ phía bố mẹ và ngƣời chăm sóc cung cấp.
7. Phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, ngƣời nghiên cứu thực hiện những phƣơng
pháp nghiên cứu sau:

7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nhƣ “đo
lƣờng”, “trắc nghiệm tâm lý”, “độ hiệu lực”, “độ tin cậy”, “ đặc điểm tâm
trắc”, “Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL”, “Bảng hỏi về những điểm mạnh và
khó khăn SDQ” v.v…
Bên cạnh đó ngƣời nghiên cứu cũng tập hợp, phân tích và hệ thống
những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đƣợc đăng tải trên các
sách, báo, tạp chí và các website có uy tín về các vấn đề có liên quan đến đề
tài; từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý
luận của đề tài.
7.1.2. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi
Ngƣời nghiên cứu sử dụng bộ công cụ nghiên cứu gồm 3 bảng hỏi:
- Phiếu thông tin bệnh nhân (bao gồm phần thông tin cơ bản của khách
thể tham gia nghiên cứu đồng thời là bản thỏa thuận tự nguyện tham gia
nghiên cứu).
- Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL 6-18 tuổi phiên bản Việt.
- Bảng hỏi Những điểm mạnh và khó khăn SDQ 6 – 16 tuổi (do cha mẹ
hoặc ngƣời chăm sóc báo cáo).

7.1.3 Phương pháp toán thống kê

8
Ngƣời nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 19.0 để
xử lý kết quả thu đƣợc, bao gồm một số thuật toán thống kê nhƣ T-test, one-
way ANOVA, Cronbach’s alpha…
7.2. Công cụ nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, ngƣời nghiên cứu sử dụng một số thang đo
sau:
7.2.1. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam.

7.2.2. Bảng hỏi những Điểm mạnh và khó khăn SDQ-25- phiên bản Việt Nam.
Ngoài thông tin thu đƣợc từ bảng hỏi, ngƣời nghiên cứu còn thu đƣợc
một số thông tin liên quan đến biến độc lập nhƣ: tuổi, giới tính, lớp học, nơi ở
của trẻ tham gia nghiên cứu và một số thông tin về cha mẹ nhƣ: trình độ học
vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân của bố mẹ… có thể đƣợc sử dụng để so
sánh số liệu.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Khẳng định đƣợc độ tin cậy của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam.
- Khẳng định thang đo CBCL phiên bản Việt Nam có độ hiệu lực cao
trong sàng lọc và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam.
- Cung cấp nguồn tham khảo để xây dựng điểm ranh giới cho mẫu chuẩn
ở Việt Nam.
9. Đạo đức nghiên cứu
- Những ngƣời tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện tham gia sau
khi đƣợc biết đầy đủ thông tin về đề tài nghiên cứu.
- Những thông tin thu đƣợc từ những ngƣời tham gia nghiên cứu hoàn
toàn đƣợc bảo mật.
- Phân tích số liệu trung thực dựa trên số liệu thu đƣợc trên thực tế.
10. Cấu trúc luận văn

9
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo,
luận văn đƣợc trình bày trong 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận: trình bày những vấn đề lý luận trong nghiên
cứu về công cụ sàng lọc.
Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu: trình bày về công cụ
nghiên cứu, phƣơng pháp và tổ chức nghiên cứu.
Chƣơng 3 : Kết quả nghiên cứu: Trình bày những kết quả nghiên cứu
đạt đƣợc.












10
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong đánh giá
và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trên thế giới
Trên thế giới từ nửa sau thế kỷ 20 đã bắt đầu xuất hiện những lý thuyết
đầu tiên về độ hiệu lực.
Cronbach (1971) đã mô tả độ hiệu lực là một quá trình mà ngƣời xây
dựng công cụ đo hoặc ngƣời sử dụng công cụ đo thu thập bằng chứng để từ
đó rút ra kết luận từ điểm số thu đƣợc. Ông cho rằng để lên kế hoạch cho một
nghiên cứu về độ hiệu lực thì suy luận muốn chứng minh cần phải đƣợc xác
định rõ ràng. Sau đó một nghiên cứu thực nghiệm đƣợc thiết kế để thu thập
chứng cứ thực sự hữu ích từ điểm số thu đƣợc cho kết luận đó [42].
Carmines và Zeller (1979) định nghĩa độ hiệu lực là mức độ mà một
công cụ đo đƣợc những gì nó định đo lƣờng. Quan điểm truyền thống đó đã
đƣợc thảo luận bởi nhiều tác giả, và độ hiệu lực đƣợc chia thành ba dạng cơ
bản: (a) độ hiệu lực nội dung; (b) độ hiệu lực tiêu chí liên quan; (c) độ hiệu
lực cấu trúc.
Carmines và Zeller (1979) lƣu ý rằng độ hiệu lực tiêu chí liên quan đƣợc

sử dụng khi mục đích của công cụ là đánh giá một hành vi bên ngoài với
chính công cụ đo lƣờng đó. Mức độ tƣơng ứng giữa công cụ và tiêu chí đƣợc
chỉ định bởi mức độ tƣơng quan của chúng [42].
Độ hiệu lực tiêu chí liên quan khác biệt với độ hiệu lực đồng thời – mức
độ công cụ tƣơng quan với một thang đo tại cùng một thời điểm đánh giá và
độ hiệu lực dự đoán - mức độ công cụ có thể dự báo đƣợc trong tƣơng lai.
Haynes, Richard và Kubany (1995) đã định nghĩa độ hiệu lực nội dung
là mức độ mà mỗi phần của công cụ, bao gồm cả phần hƣớng dẫn, các câu hỏi

11
có trong công cụ và định dạng của công cụ, có liên quan và đại diện cho cấu
trúc của công cụ đo.
Độ hiệu lực nội dung có nguồn gốc từ cả những điều tra định lƣợng và
định tính qua mẫu dân số và cả mẫu chuyên biệt, xác định tỷ lệ đại diện cho
các mục, và báo cáo nên kết quả của độ hiệu lực nội dung khi công bố một
công cụ đánh giá mới [42].
Lý thuyết của Messick về độ hiệu lực cấu trúc
Samuel Messick (1989,1995) đề xuất một khái niệm thay thế cách tiếp
cận truyền thống, những khái niệm nhiều tầng về độ hiệu lực đã đƣợc trình
bày ở trên. Ông cho rằng các cách tiếp cận truyền thống về độ hiệu lực là
chƣa đầy đủ. Thay vào đó, ông đề xuất một mô hình tích hợp của độ hiệu lực
cấu trúc mà trong đó xem xét đến nội dung, các tiêu chí và kết quả của công
cụ cùng với nhau.
Messick quan niệm độ hiệu lực là tính thích hợp/ sự tiện ích, các giá
trị có ý nghĩa và các kết quả mang tính xã hội nhƣ là một tổng thể, hợp
thành dựa trên bằng chứng và tỷ lệ dựa trên mô hình của sự giải thích về
điểm số [28].
Messick (1995) giới thiệu các “khía cạnh” của độ hiệu lực cấu trúc nhƣ
sau:
(1) Khía cạnh nội dung: các khía cạnh của độ hiệu lực cấu trúc đánh giá

độ trung thực của cấu trúc tính điểm cho công cụ. Lý thuyết của việc xây
dựng cấu trúc nên hƣớng dẫn các lý do đằng sau việc lựa chọn các mục câu
hỏi của công cụ cũng nhƣ tiêu chí tính điểm dựa trên cấu trúc của công cụ.
(2) Khía cạnh khái quát: khả năng khái quát của độ hiệu lực cấu trúc
kiểm định mức độ khái quát của điểm số và giải thích chung cho các nhóm
mẫu, lên chƣơng trình và mục tiêu. Khía cạnh này đi đến việc thiết lập ranh
giới của ý nghĩa của điểm số. Nó bảo đảm rằng việc giải thích điểm số là
không giới hạn chỉ với nhóm mẫu với các mục câu hỏi hay nhiệm vụ, và thay

12
vào đó là khái quát cấu trúc nhƣ một tổng thể. Một số vấn đề của khái quát
hóa liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của công cụ trong đó ý nghĩa của điểm
số có thể bị giới hạn bởi thời gian, tình huống hoặc bởi ngƣời đánh giá/ngƣời
quan sát.
(3) Khía cạnh bên ngoài: các khía cạnh bên ngoài liên quan đến bằng
chứng hội tụ và phân biệt từ những so sánh đa điểm/ đa phƣơng pháp dọc theo
tiêu chí phù hợp và những phƣơng pháp đƣợc áp dụng. Ý nghĩa của điểm số
đƣợc xác minh bằng cách đánh giá mức độ mà các mối quan hệ thực nghiệm
với các thang đo khác có phù hợp với ý nghĩa đó không.
(4) Khía cạnh kết quả: khía cạnh này thẩm định những ý nghĩa có giá trị
của điểm số giải thích theo đánh giá về những kết quả mong muốn hoặc
không mong muốn trong quá trình sử dụng công cụ. Khía cạnh này cần đƣợc
xem xét cả ngắn hạn và dài hạn, có nghĩa là bất kỳ tác động có hại nào của
công cụ không nên bị gây ra bởi sự thiếu tính đại diện của cấu trúc trong việc
lựa chọn các mục câu hỏi hoặc sự không liên quan đến tính cấu trúc.
Messick thấy rằng độ hiệu lực nhƣ là một quá trình dài hạn dựa trên tính
khoa học cũng nhƣ phƣơng pháp hợp lý. Cần phải làm rõ việc xác định các
câu hỏi nhƣ thế nào để đảm bảo tính giá trị. Những bằng chứng về độ hiệu lực
cấu trúc cũng cần phải đƣợc dựa vào nhiều nguồn cung cấp thông tin. Ngoài
ra những mục đích hiển nhiên có liên quan đến công cụ cần thiết phải đƣợc

trình bày bởi những nhà phát triển công cụ để cho những ngƣời sử dụng công
cụ đó quản lý và sử dụng nó một cách thích hợp, từ đó giảm thiểu đƣợc những
hậu quả ngoài ý muốn [28].
Những quan điểm và những học thuyết về độ hiệu lực hiện nay vẫn còn
đang gây tranh cãi bởi các nhà khoa học, nhƣng nhìn chung xu hƣớng đều đi
đến thống nhất về định nghĩa cũng nhƣ phân biệt các dạng độ hiệu lực nhƣ
sau theo Linda & James (2006):
 Định nghĩa về độ hiệu lực

13
“Độ hiệu lực của một thang đo là xem xét khả năng công cụ có đo được
chính xác cái cần đo hay không” [41].
 Các dạng của độ hiệu lực: theo Linda & James (2006) độ hiệu lực có
các dạng sau:
- Độ hiệu lực nội dung (content validity): Độ hiệu lực nội dung trả lời
cho câu hỏi: “Nội dung của thang đo có phù hợp để đo đặc tính cụ thể mà
thang đo đƣợc thiết kế ra hay không?” Hay nói các khác, từng mục (item) của
trắc nghiệm có nội dung phù hợp với cái cần đo hay không, có liên quan đến
một thành phần cụ thể của cái cần đo hay không [41].
- Độ hiệu lực tiêu chí liên quan (Ctiterion-related validity): đánh giá
xem liệu một thang đo có phản ánh đƣợc một tập hợp các khả năng hay
không. Độ hiệu lực tiêu chí liên quan đƣợc chia thành hai nhóm nhỏ:
Độ hiệu lực đồng thời (concurrent validity): đánh giá một thang đo với
một thang đo chuẩn và mối tƣơng quan cao chỉ ra rằng thang đo đó có độ hiệu
lực tiêu chí mạnh.
Độ hiệu lực dự báo (predictive validity): xem xét vấn đề liệu thang đo
có khả năng dự báo hay không. Nó liên quan đến việc thử nghiên trên một
nhóm đối tƣợng với một cấu trúc nhất định sau đó so sánh chúng với kết quả
thu đƣợc tại một số điểm trong tƣơng lai. Ví dụ xem xét điểm số của một
thang đo có dự báo mức độ bệnh lý của một nhóm trẻ em hay không [41].

- Độ hiệu lực cấu trúc (construct validity): xác định khả năng của thang
đo có thể đánh giá đúng loại nhƣ nó đƣợc thiết kế. Ví dụ một thang đo đƣợc
thiết kế để đo trầm cảm thì chỉ đo đƣợc đúng trầm cảm, không có liên quan
đến các ý tƣởng khác nhƣ lo âu hay căng thẳng. Độ hiệu lực cấu trúc đƣợc
chia làm hai loại:
Độ hiệu lực hội tụ (convergent validity): đo đạc khả năng cấu trúc của
thang đo đƣợc mong đợi là có liên quan với một thang đo khác, và trên thực tế
là có liên quan.

14
Độ hiệu lực phân biệt (discriminant validity): đo đạc khả năng cấu trúc
của thang đo có thể phân tách đƣợc rõ ràng giá trị của hai nhóm đối tƣợng
không có liên quan hoặc là có sự khác biệt (hay còn gọi là độ hiệu lực khác
biệt (divergent validity) [41].
- Độ hiệu lực bề mặt (face validity): xem xét khả năng các vấn đề
trong nghiên cứu đƣợc trình bày “về bề mặt” là có thể đo đƣợc cái cần đo,
cho dù không biết chính xác công cụ đó có thực sự đo đƣợc cái cần đo hay
không [41].
Tóm lại, độ hiệu lực có nhiều dạng đƣợc phân biệt rất khác nhau. Trong
khuôn khổ đề tài này, ngƣời nghiên cứu tập trung vào độ hiệu lực đồng thời
(concurrent validity) và độ hiệu lực phân biệt (discriminant validity) của Bảng
Kiểm hành vi trẻ em phiên bản Việt Nam.
1.1.2. Những nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong sàng lọc và
đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới
Cùng với sự phát triển và xây dựng những thang đo sàng lọc và chẩn
đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và công
bố những công trình nghiên cứu công phu về các thang đo có giá trị dựa trên
thực chứng đồng thời cũng chứng minh đƣợc thuộc tính tâm trắc của thang đo
đó bao gồm độ tin cậy và độ hiệu lực.
Những nghiên cứu tập trung vào xác minh độ hiệu lực đồng thời và độ

hiệu lực cấu trúc của các thang đo phải kể đến Ellen Horsch (1999) nghiên
cứu độ hiệu lực đồng thời của thang đánh giá lâm sàng dành cho trẻ vị thành
niên Millon (MACI) ở Mỹ so sánh với thang đo CBCL phiên bản tiếng Anh
cho kết quả có độ hiệu lực cao [30]. Một nghiên cứu khác của Bernard
Bonner (2004) đã nghiên cứu về độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đánh giá
tƣ vấn và bạn bè cho trẻ vị thành niên (AMPI) tại Mỹ cũng sử dụng CBCL là
công cụ để so sánh và đối chiếu về độ hiệu lực. Kết quả thu đƣợc là thang đo
AMPI có độ tin cậy và độ hiệu lực cao trong cả nhóm cộng đồng và lâm sàng

×