BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
oo0oo
Đề tài thuyết trình nhóm 4:
VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
TRONG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ CỦA MÁC ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thành viên nhóm 4, Lớp 16B2:
1. Trần Nhật Dương
2. Hoàng Hồ Công Danh
3. Nguyễn Thị Ngọc Bích
4. Nguyễn Hoàng Trung
5. Phan Thị Mỹ Hạnh
6. Trịnh Thị Bích Ngọc
7. Đinh Trung Nhựt
8. Đặng Trần Việt Hải
9. Nguyễn Minh Châu
10. Võ Minh Vương
TP.HCM, tháng 03/2015
Contents
LỜI MỞ ĐẦU
Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ
nghĩa Mác - Lênin được hình thành và phát triển kể từ giữa thế kỷ XIX. Đây là học thuyết được
Mác và Ăngghen xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại và tổng kết
thực tiễn thời đại. Có thể nói Các Mác đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu khoa
học kinh tế của loài người, đặc biệt là kế thừa những nhân tố hợp lý khoa học của các nhà kinh tế
học cổ điển, khắc phục những hạn chế sai lầm của kinh tế cổ điển và phát triển khoa học kinh tế
lên một tầm cao mới. Các Mác đã để lại cho loài người một kho tàng lý luận hết sức to lớn. Một
trong những cống hiến quan trọng nhất của Các Mác cho nhân loại đó là việc hoàn thiện học
thuyết về giá trị - lao động. Mác là người đầu tiên đưa ra những lý luận chính xác và hoàn thiện
nhất về giá trị - lao động, đây là chìa khóa để giải quyết một loạt vấn đề khác như: chất gi á trị
hàng hóa, lượng giá trị hàng hóa, các bộ phận cấu thành nên lượng giá trị hàng hóa, nguồn gốc
của giá trị và giá trị sử dụng Mác cũng là người đầu tiên phân tích một cách có hệ thống về tiền
tệ, nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ. Đây là những vấn đề mà các nhà kinh tế học
trước đó vẫn bế tắc và chưa giải quyết được. Điều này cho thấy rằng học thuyết giá trị - lao động
của Mác đã có tiến bộ vượt bậc và là phù hợp hơn cả với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở hầu
hết các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển kinh tế theo con đường chủ nghĩa xã hội
như ở Việt Nam. Đó cũng là động lực để nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận này với hi vọng
là sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về học thuyết giá trị - lao động của
Các Mác, để từ đó chúng ta có thể vận dụng nó một cách phù hợp và linh hoạt hơn trong thực
tiễn công tác cũng như trong quá trình xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Nội dung chi tết của bài tiểu luận như sau:
CHƯƠNG 1
HOÀN CẢNH RA ĐỜI HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA CÁC MÁC
Học thuyết giá trị - lao động của Các Mác ra đời trong hoàn cảnh như sau:
1.1 Về kinh tế
Cuộc cách mạng công nghiệp ở một loạt nước tư bản chủ nghĩa đã được hoàn thành, mở
đầu là ở nước Anh vào những năm 70 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 20 cùa thế kỷ
XIX, khi nền đại công nghiệp cơ khí được xác lập. Nó đem lại cho chủ nghĩa tư bản những kết
quả:
Biến lao động thủ công thành lao động máy móc và làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển từ
giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí.
Làm cho chủ nghĩa tư bản chiến thắng hoàn toàn xã hội phong kiến và cho giai cấp vô sản
phải phụ thuộc vào giai cấp tư sản cả về kinh tế lẫn kỹ thuật.
Làm cho chủ nghĩa tư bán phát triển trên cơ sở vật chất - kỹ thuật của chính bản thân nó.
Do vậy đến đây chủ nghĩa tư bản bộc lộ đầy đủ những mâu thuẫn và bản chất cơ bản của nó như
khủng khoảng, thất nghiệp
1.2 Về chính trị - xã hội
Đại công nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp vô sản (giai
cấp công nhân công nghiệp). Giai cấp này cùng với giai cấp tư sản hình thành nên hai giai cấp cơ
bản trong xã hội tư bản. Giai cấp tư sản là giai cấp nắm toàn bộ tư liệu sản xu ất, nắm quyền
thống trị xã hội; giai cấp vô sản là giai cấp không còn tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho giai cấp tư
sản, cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp tư sản phát triển cả về mặt số lượng
và mặt chất lượng.
Do bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giai cấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu tranh
với giai cấp tư sản và đã trở thành những phong trào rộng lớn: phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân ở Lyon (Pháp); phong trào hiến chương ở Anh Nhưng tất cả những phong trào này
đều mang tính tự phát, nên một yêu cầu khách quan phải có một lý luận khoa học để dẫn đường,
nhằm đưa phong trào đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác.
1.3 Về mặt tư tưởng
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có nhiều phát minh khoa học làm cơ sở lý luận cho việc
lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt có ba trào lưu tư tưởng lớn: Triết học
cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Đây là những trào lưu có
nhiều thành tựu khoa học để các nhà kinh tế học mác-xít kế thừa và phát triển.
Đối với triết học cổ điển Đức: Trong phép biện chứng duy tâm của F.Hegel, chủ nghĩa duy
vật siêu hình của Feuerbach, các nhà kinh tế mác-xít đã khắc phục mặt duy tâm và siêu hình,
đồng thời kế thưa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật của các ông để xây dựng nên phương
pháp luận khoa học của mình, đó là phép duy vật biện chứng.
Đối với kinh tế chính trị Anh: các nhà kinh tế học mác-xít đã kế thừa những thành tựu
khoa học của trường phái tư sản cổ điển về lý luận giá trị, tiền tệ, tiền công, lợi nhuận, địa tô
Đồng thời khắc phục những hạn chế, từ đó bổ sung, phát triển làm cho những lý luận trở lên
hoàn chỉnh và khoa học.
Đối với chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: các nhà kinh tế học mác-xít đã khắc phục tính
không tưởng của họ là dựa vào nhà nước tư sản và lòng từ thiện của các nhà tư sản để xóa bỏ chủ
nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới. Từ đó đưa chủ nghĩa xã hội không tưởng thành khoa học.
Trên cơ sở kế thừa tinh hoa của nhân loại, kết hợp với thực tiễn của chủ nghĩa tư bản và
với tài năng trí tuệ của mình Các Mác đã xây dựng và để lại cho nhân loại những học thuyết lý
luận quan trọng về khoa học kinh tế, một trong số những thành tựu đó là học thuyết giá trị - lao
động như đã được đề cập ở trên đây.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG
Học thuyết giá trị (giá trị lao động) là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của
C.Mác. Trong học thuyết này C.Mác nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người, có liên quan
tới vật và biểu hiện dưới hình thái quan hệ giữa vật với vật. Cơ sở kinh tế để xác lập quan hệ
giữa người với người thông qua quan hệ giữa vật với vật là lao động, cái thực thể, yếu tố cấu
thành giá trị của hàng hóa. Đó là trọng tâm của học thuyết này.
2.1 Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
2.1.1 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán, không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người trực tiếp sản xuất ra. Trong nền kinh tế hàng hóa, hình thức sản xuất hàng hóa
phổ biến và chủ yến trong tổ chức nền kinh tế.
Sản xuất hàng hóa ra đời khi có đủ hai điều kiện sau:
Phân công lao động xã hội:
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề khác
nhau của nền sản xuất xã hội. Vì có sự phân công lao động xã hội nên mỗi người, nhóm người
chỉ sản xuất một hoặc một số sản phẩm khác nhau, kết quả:
Một là, năng suất lao động xã hội tăng dẫn đến sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều, trao
đổi sản phẩm ngày càng phổ biến.
Hai là, số loại sản phẩm tạo ra của mỗi cá nhân không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
chính họ nên họ cần những sản phẩm của nhau và phải trao đổi với nhau.
Như vậy, phân công lao động xã hội là tiền đề cùa sản xuất hàng hóa, làm xuất hiện nhu
cầu trao đổi sản phẩm.
Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hay tính tư nhân của quá trình lao động:
C.Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc An Độ thời cổ, đã có sự phân công lao
động khá chi tiết, những sản phẩm lao động chưa là hàng hóa. Bởi vì, tư liệu sản xuất là của
chung nên sản phẩm và từng nhóm sản xuất chuyên môn hóa cũng là của chung.
Chính quan hệ sớ hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc
lập, đối lập với nhau, nhưng lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc
lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người kia phải thông
mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới hình thái hàng hóa.
2.1.2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
2.1.2.1 Đặc trưng
Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích để trao đổi, không nhằm mục
đích tiêu dùng.
Sản xuất hàng hóa có đặc trưng là cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc
mỗi người sản xuất hàng hóa phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,
nhằm tiêu thụ được hàng hóa và tăng lợi nhuận. Nhờ đó, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
2.1.2.2 Ưu thế
Thứ nhất, vì sản xuất hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường nên khi nhu cầu thị
trường càng lớn càng tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ hai, để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh gay gắt, lực lượng sản xuất không ngừng
được cải tiến và phát triển.
Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng dược nâng cao nhờ vào
giao lưu kinh tế, văn hóa trong nước và quốc tế ngày càng phát triển.
Thứ tư, khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ
sở cũng như từng vùng, từng địa phương
2.2 Hàng hóa
2.2.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông
qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa được phân thành hai loại: hàng hóa hữu hình (ví dụ như: sắt,
thép, lương thực ) và hàng hóa vô hình (ví dụ như: dịch vụ thương mại, vận tải ).
C.Mác còn nghiên cứu tính thống nhất của hai thuộc tính cùng tồn tại trong cùng một sản
phẩm hàng hóa: giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng cùa hàng hóa
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hảng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người. Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định, do những thuộc
tính tự nhiên (lý, hóa học) quyết định, làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Do đó, giá trị sử
dụng là một phạm trù vĩnh viễn và là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa.
Giá trị của hàng hóa
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa này với
hàng hóa khác.
Hai hàng hóa so sánh được với nhau thì bản thân hai hàng hóa phải có một cơ sở chung
giống nhau. Điểm chung đó là: mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. Vậy, thực chất của
trao đổi sản phẩm là trao đổi lao động ẩn giấu trong những hàng hóa đó. Chính lao động là cơ sở
của trao đổi và tạo thành giá trị hàng hóa,
2.2.2 Mối liên hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Hai thuộc tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Tỉnh thống nhất biểu hiện ở chỗ hai thuộc tính nàv cùng đồng thời tồn tại trong một hàng
hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính không phải là hàng hóa.
Tính mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, các hàng hóa khác nhau về chất với tư cách là giá trị sử dụng nhưng với tư cách
là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất.
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời về mặt không gian và
thời gian. Trong khi giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước thì gía trị
sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử
dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu
thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đển khủng
hoảng sản xuất thừa.
2.2.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hỏa
C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: lao
động cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối
tượng lao động, kết quả lao động riêng. Những cái riêng đó là cơ sở để phân biệt các loại hàng
hóa khác nhau. Nói cách khác, lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung.
Do đó, lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị của hàng hóa. Hay, giá trị
của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong sản xuất hàng
hóa. Đây chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội:
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất
xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa. Trong đó, lao động cụ thể biểu hiện thành lao
động tư nhân và lao động trừu tượng biểu hiện thành lao động xã hội.
Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu
của xã hội (thừa hoặc thiếu). Nếu sản xuất vượt quá nhu cầu xã hội sẽ dẫn đến giá cả nhỏ hơn gía
trị, một số hàng hóa không bán được, không thực hiện được giá trị, có nguy cơ khủng hoảng
thừa. Ngược lại, sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu sẽ làm giá cả lớn hơn gía trị, có nguy cơ
khủng hoảng thiếu.
Ngoài ra, khi chi phí cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với chi phí xã hội
trung bình, hàng hóa không bán được, không thu hồi được chi phí lao động bỏ ra.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm móng của mọi mâu thuẫn
trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát
triển, vừa tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng.
2.2.4 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
2.2.4.1 Thước đo lượng gía trị hàng hóa
Lượng giá trị hàng hóa không đo bằng thời gian lao động cá biệt mà đo bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết.
Trong đó, thời gian lao động cá biệt là thời gian mà cần để sản xuất ra hàng hóa tùy vào
điều kiện và năng lực của mỗi cá nhân; và,thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần
thiết để sản xuất hàng hoá, với trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình, trong những
điều kiện bình thường so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của
người sản xuất hàng hoá nào cung cấp đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường.
2.2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động, được đo bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm. Giá trị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động là: trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình
của người công nhân; mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng
những thành tựu đó vào sản xuất và trình độ quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và
các điều kiện tự nhiên Do đo, để tăng năng suất lao động cần phải tác động, cải thiện các yếu tố
này.
Cường độ lao động, nói lên mức độ khẩn trương nặng nhọc của người lao động trong một
đơn vị thời gian, được đo bằng sự tiêu hao lao động trong một đơn vị thời gian và thường được
tính bằng số calo hao phí trong một đơn vị thời gian. Thực chất, tăng cường độ lao động là kéo
dài thời gian lao động nên tổng giá trị hàng hóa tăng lên còn giá trị một đơn vị sản phẩm vẫn
không đổi.
Cường độ lao động phụ thuộc vào; trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất cùa tư
liệu sản xuất và thể chất, tinh thần của người lao động.
Mức độ phức tạp của lao động : được chia thành hai loại lao động giản đơn - lao động
không qua huấn luyện, đào tạo, lao động, không thành thạo và lao động phức tạp - lao động phải
qua huấn luyện đào tạo, lao động thành thạo.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn vì
vậy lượng giá trị hàng hóa giảm. Lao động phức tạp chính là bội số của lao động giản đơn. Khi
đem trao đổi ở trên thị trường người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị và quy mọi lao động
thành lao động giản đơn.
2.2.4.3 Cơ cấu lượng giá trị hàng hóa
Cơ cấu lượng giá trị hàng hóa gồm hai bộ phận: bộ phận giá trị cũ - do lao động quá khứ
tồn tại trong các yếu tố như tư liệu sản xuất tạo nên,và bộ phận giá trị mới - do lao động sống
hao phí trong quá trình chế bỉến tư liệu sản xuất thành sản phẩm - hàng hóa mới.
2.3 Tiền tệ
2.3.1 Lịch sử phát triển của hình thái giá trị
Tiền tệ ra đời là do yêu cầu trao đổi hàng hóa của nền sản xuất hàng hóa, trải qua bốn
hình thái biểu hiện của giá trị:
Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị: xuất hiện khi sản xuất còn ở trình độ rất
thấp, sản phẩm tạo ra chưa nhiều các sản phẩm lao động biến thành hàng hoá trong những hành
vi đơn nhất và ngẫu nhiên. Ở đây, giá trị cùa một hàng hóa chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng
hoá khác gắn với quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao
đổi cũng ngẫu nhiên được hình thành. Hàng hoá thứ hai đóng vai trò vật ngang giá là hình thái
phôi thai của tiền tệ.
Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị: giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở giá trị
sử dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung.
Hình thái chung của giá trị: xuất hiện vật ngang giá chung là một hàng hoá được tách ra
từ các hàng hoá. Giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một hàng
hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung chưa cố định ở một hàng hoá
nào cả, tùy từng địa phương, từng thời kỳ mà người ta chọn lựa những vật ngang giá chung
khác nhau.
Hình thái tiền: giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng
vai trò tiền tệ. Lúc đầu, có nhiều loại hàng hoá đóng vai trò tiền tệ, nhưng dần dần được chuyển
sang các kim loại quý (tiền kim loại) như đồng rồi bạc và cuối cùng là vàng.
2.3.2 Bản chất của tiền tệ
Tiền là một hàng hóa đặc biệt, được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng
hoá, là hình thái cao nhất của giá trị hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị và biểu hiện mối
quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.
2.3.3 Chức năng của tiền tệ
Thước đo giá trị
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện ra bằng một lượng tiền nhất định, được gọi là giá cả
hàng hóa. Hay, giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Để thực
hiện được chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng, không cần thiết phải có tiền
mặt
Phương tiện lưu thông
Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá (H- T- H’). Khi làm phương tiện lưu thông, tiền
phải có mặt trên thực tế (vàng thỏi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy ).
Với chức năng là phương tiện lưu thông, ban đầu, tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức
vàng thỏi, bạc nén. Sau đó là tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy ra đời. Tiền giấy chỉ là ký hiệu
giá trị do nhà nước phát hành và buộc xã hội công nhận nên không có giá trị thực.
Thực hiện chức năng này, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra được thuận lợi, nhưng
đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian, do đó nó
đã bao hàm khả năng khùng hoảng.
Phương tiện thanh toán
Thực hiện chức năng này, tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán đã hoàn
thành, như trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế
Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất
hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có đủ tiền. Đồng thời, khi chức năng này càng được thực
hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽ tăng lên khi một khâu nào đó trong hệ thống
thanh toán bị phá vỡ.
Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, xuất hiện một loại tiền mới -
tiền tín dụng dưới hình thức như: giấy bạc ngân hàng, tiền ghi sổ tài khoản có thể phát hành séc,
tiền điện tử, thẻ thanh toán điều đó chứng tỏ các hình thức của tiền đã được phát triển hơn.
Phương tiện cất trữ
Khi làm phương tiện cất trữ, tiền được rút khỏi lưu thông, trở về trạng thái tĩnh. Nói cách
khác, tiền tệ là nơi cất trữ sức mua qua thời gian.
Tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức
cất trữ của cải .Hình thức này cỏ ưu điểm nổi bật là tính thanh khoản cao.
Tiền thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự
ổn định của mức giá chung. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi, làm cho người ta ít
muốn giữ nó và ngược lại. Vì vậy để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải
ổn định.
Tiền tệ thế giới
Chức năng này xuất hiện khi trao đổi hàng hoá mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và
hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước. Lúc này, tiền tệ thực hiện bổn chức năng thước đo
giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán và phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài
quốc gia. Hay, đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thể giới khi tiền của quốc gia
đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.
Tóm lại, theo C.Mác tiền tệ có năm chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi,
phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy và tiền tệ thế giới. Năm chức năng này quan hệ mật
thiết với nhau và thông thường tiền làm nhiều chức năng cùng một lúc.
2.4 Quy luật giá trị
2.4.1 Nội dung của quy luật giá trị
Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó “ hao phí lao động xã hội
cần thiết. Trong sản xuất, người sản xuất phải tạo ra khối lượng sản phẩm phù hợp nhu cầu có
khả năng thanh toán của xã hội và phải đảm bảo hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao
động xã hội cần thiết. Và, lưu thông hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá - giá cả
phù hợp với giá trị.
2.4.2 Tác động của quy luật giá trị
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả. Nhờ
đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được phân chia vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng
nhu cầu của xã hội.
Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hoá từ
nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và đo đó, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có
sự cân bằng nhất định.
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sàn xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm -
Người sàn xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã
hội cẩn thiết sẽ thu được nhiều lợi nhuận, chi phí càng thấp lợi nhuận càng lớn. Điều đó kích
thích những người sản xuất hàng hoá cải tiển kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản
lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Do đó, năng suất lao
động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu,
người nghèo
Người nào có giá trị lao động cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hộí thu được nhiều lợi nhuận trở
nên giàu có. Ngược lại, người nào có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ rơi vào tình trạng
thua lỗ trở nên nghèo khó.
Dưới góc độ tích cực, đây là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất vì nó làm phân hóa
những người sản xuất hàng hóa, tập trung vốn, nhanh chóng chuyển nền sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn hiện đại. Ở khía cạnh khác, sự phân hóa giàu nghèo của sản xuất hàng hóa có tác động
tiêu cực đến phát triển xã hội.
CHƯƠNG 3
NHẬN THỨC VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1 Nhận thức chung
Học thuyết kinh tế cho rằng giá trị hàng hoả là do lao động sản xuất ra hàng hoá quyết
định. Người đặt nền móng đầu tiên cho học thuyết này là W.Petty rồi đến A.Smith và D.Ricardo,
là những người đóng góp lớn vào học thuyết giá trị lao động. Tuy vậy, phải qua nhiều thế kỷ trao
đổi hàng hoá, con người mới dần dần hiểu ra được thực thể của giá trị và nhận thức dược quy
luật giá trị. Phải chờ đến C. Mac thì học thuyết giá trị lao động mới phát triển đầy đủ. Ông phân
tích những điều kiện cần và đủ để đảm bảo cho nền kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển. Đó là
phân công lao động xã hội, bao gồm cả trong nước và quốc tế và ông cho rằng trình độ phân
công ỉao động xã hội càng cao thì nền kinh tế càng phát triển. Mác cũng thừa nhận nhiều chủ thể
sỡ hữu cùng tồn tại và phát triển, là cơ sở tạo ra sức mạnh của nền kinh tế thị trường. Mac đã
phân tích nền kinh tê tư bản chù nghĩa, khám phá ra giá trị sức lao động được xem là hàng hoá,
quy luật giá trị thặng dư và hệ thống các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, qua đó làm cho
nhận thức về quy luật giá trị được đầy đủ hơn.
3.2 Nhận thức về quy luật giá trị
3.2.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
C.Mác nghiên cứu tính thống nhất của hai thuộc tính cùng tồn tại trong cùng một sản phấm
hàng hóa: giá trị sử dụng và giả trị. Tuy nhiên, sự thống nhất này luôn chứa đựng mâu thuẫn và
cần phải xử lý.
Giá trị sừ dụng là công dụng, là tính có ích của hảng hóa giúp thỏa mãn nhu các cùa con
người, của xã hội, có thê là nhu càu cá nhân, có thể là nhu cầu tiêu dùng trong sản xuất như máy
móc, nguyên liệu có thể ỉà nhu cầu vật chất hay tinh thần. Chính công dụng của vật phẩm đã
làm cho nó trở thành một giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của vật pham do thuọc tuih tự nhiên của
vật phâm quy định. Xã hội loài người càng phát triển thì càng phát hiện ra nhiều thuộc tính tự
nhiên và tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, than đá từ xa xưa chỉ dùng làm
nhiên liệu, đến nay còn là nguyên liệu của nhiều sản phẩm với giá trị sử dụng cao. Căn cứ vào
giá trị sử dụng, vào công dụng có thể phân biệt được các loại hàng hóa khác nhau. Vì vậy, giá trị
sử dụng nói lên mặt chất của hàng hóa. Giá trị sử dụng xuất phát từ thuộc tính cơ lý hóa tự nhiên
của vật chất nên nó là một phạm trù vĩnh viễn.
Hàng hóa đem trao đổi sẽ có giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ tức là quan hệ
về số lượng giữa những hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Thí dụ: l mét vải đổi được 10kg
thóc. Vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau trao đổi được với nhau vì chúng
thuộc hai sở hữu khác nhau và họ cần đến sản phẩm của nhau. Chúng trao đổi với nhau theo một
tỷ lệ nhất định, vì chúng có cơ sở chung là: đều là sản phẩm của lao động; kết tinh lượng hao phí
lao động như nhau. Cơ sở chung này được gọi là giá trị của hàng hóa. .
Vậy giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa đó. Do đó, giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hiện thực biểu hiện
của giá trị.
C. Mác chỉ ra rằng, những giá trị sử dụng của các loại hàng hoá là muôn hình vạn trạng
không thể dùng số lượng để đo lường chúng là bao nhiêu. Ông nói: "Nếu bóc tách riêng giá trị sử
dụng của hàng hoá ra, hàng hoá chỉ còn lại một thuộc tính, đó là thuộc tính sản phẩm lao động".
Tức là, giá trị của hàng hoá chính là lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó. Cho nên,
chúng ta thường nói rằng, lao động tạo ra giá trị.
3.2.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: lao
động cụ thể và lao động trừu tượng. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với hai thuộc tính của hàng hóa.
Lao động cụ thể là lao động tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Lao động trừu tượng là lao động
tạo ra giá trị của hàng hỏa.
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm
trên thị trường loại hàng hoá mà bản thân giả trị sử dụng của nó có một thuộc tính đặc biệt làm
nguồn gốc cho giá trị, quá trình sử dụng nó đồng thời là quá trình tạo ra giá trị. Loại hàng hoá
đặc thù đó chính là sức lao động của con người. Điều cần lưu ý "lao động" và "sức lao động" là
hai khái niệm không giống nhau. Sức lao động là năng lực tiến hành lao động của con người. Sử
dụng sức lao động mới là lao động, mà lao động tức là tạo ra giá trị. Giá trị của bản thân sức lao
động bị quyết định bởi thời gian lao động bắt buộc (tức giá trị chi phí trang trải sinh hoạt mà
công nhân và người nhà của họ cần đến) trong xã hội có nhu cầu về sức lao động sản xuất.
Khoa học kỹ thuật càng phát triển dường như đã làm thay đổi về tính chất quan hệ giữa lao
động quá khứ và lao động vào thời điểm hiện tại. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật tiến hành
tự động hoá sản xuất đã thúc đây sức sản xuất tăng cao không ngừng. Trong sản xuất lớn hiện
đại hoá, nhờ hệ thống tự động hoá, khiến cho việc dùng sức lực trực tiếp cho sản xuất ngày càng
ít đi rất nhiều, có những ngành mà người sản xuất trực tiếp biến thành người quản lý, người điều
tiết quá trình sản xuất. Vậy trong tình hình ấy, lý luận giá trị lao động của C.Mác có còn phù hợp
với chủ nghĩa tư bản đương đại không? Nguyên lý lao động tạo ra giá trị có phải đã quá thời, mất
đi tác dụng? Đây là vấn đề lý luận rất lớn cần được nghiên cứu, giải đáp.
C. Mác đã chỉ ra rằng, sức lao động là năng lực của người tiến hành lao động, la "tổng hòa
của thể lực và trí lực tồn tại trong thân thể con người hay trong cơ thể con người sống, được vận
dụng mỗi khi con người sản xuât ra giá trị sử dụng nao đó. Sử dụng sức lao động chính là lao
động. Nhìn chung, "quá trình lao động đều kết hợp lao động trí óc và lao động thể lực". Theo C.
Mác, lao động tạo ra giá trị bao gồm lao động thể lực và cả lao động trí óc, thêm nữa, hai loại lao
động này được kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất. Cái gọi là giá trị, chính là lao động
trong quá khứ được ngưng kết trong hàng hoá. "Bản thân giá trị sử dụng (của sức lao động) đã có
thuộc tính đặc thù để trở thành nguồn gốc của giá trị. Do đó, việc sử dụng nó thực tế chính là quá
trình vật hoá lao động từ đó sáng tạo nên giá trị". C.Mác chưa từng nói chỉ có mỗi lao động thể
lực của con người mới làm nên giá trị, ông không hề coi thường vai trò của lao động trí óc và
nhân tố trí tuệ trong việc tạo ra giá trị. Ngược lại, C.Mác rất đề cao vai trò quan trọng của lao
động trí óc và yếu tố trí tuệ của con người trong quá trình sản xuất. Ông còn nhấn mạnh rằng,
chính phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới tạo ra sự đối lập giữa lao động trí óc với lao
động thể lực. ông nói: "Đặc điểm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là ở chỗ nó chia
tách các loại lao động khác nhau, do đó nó tách lao động trí óc và lao động thể lực, hoặc có thể
nói, chia tách các loại lao động lấy lao động lấy trí óc làm chủ đạo hay lấy lao động lấy thể lực
làm chủ đạo, phân phối cho những người khác nhau. Nhưng sự phân tách đó không thể xoá đi
được một điểm: quan hệ của mỗi người trong số họ đối với tư bản đều là quan hệ với người thuê
mướn lao động, đều là quan hệ công
nhân sản xuất theo ý nghĩa đặc thù đó".
3.2.3 Nội dung quy luật giá trị
Theo C.Mác, GTHH = c (giá trị cũ) + V + m (giá trị mới)
Như ta đã biết, giá trị phản ảnh mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.
Do đó, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.
Nếu giá trị lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa thì
lượng giá trị chính là lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa.
Trong sản xuất hàng hóa, hao phí lao động cá biệt tạo thành giá trị cá biệt của hàng hóa.
Trên thị trường, không thể dựa vào giá trị cá biệt để trao đổi mà phải dựa vào giá trị của hàng
hóa.
C.Mác phân tích rõ thước đo lượng giá trị hàng hóa là thời gian lao động xã hội cần thiết
(thời gian trung bình của xã hội mà mọi người cần phẩn đấu) để sản xuất một loại hàng hóa nào
đó. Đó là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội
với trình độ kỹ thuật trung bỉnh, trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết của một loại hàng hóa nào đó gần sát với thời
gian lao động cá biệt của người sản xuất đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất hàng hóa
thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động một cách khách quan.
Quy luật giá trị đòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hóa, phải dựa trên cơ sở hao phí lao
động xã hội cần thiết, có nghĩa là:
Trong sản xuất, nó đòi hỏi người sản xuất luôn luôn có ý thức tìm cách hạ thấp hao phí lao
động cá biệt xuống nhỏ hơn, hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiểt. Trong lưu thông, nó
đòi hỏi việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc ngang giá.
Quy luật giá trị hoạt động thông qua sự lên xuống của giá cả thị trường. Nó có mối quan
hệ hữu cơ với quy luật cung-cầu. Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị, ngược lại, khi
cung kém cầu thì giá cả lớn hơn giá trị.
Quy luật giá trị hoạt động ở trong mọi phương thức sản xuất có sản xuất hàng hóa, nhưng
đặc điểm hoạt động, vai trò và tác dụng của nó khác nhau, vì nó bị các quy luật kinh tế đặc thù
của phương thức sản xuất đó chi phối.
Lý thuyết giá trị lao động của C.Mác có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc cần phải được
nhận thức và vận dụng. C.Mác có công lao to lớn trong việc phát hiện, kế thừa xây dựng và hoàn
thiện các quy luật của nền kinh tế thị trường: quy luật giá trị, quy luật cung cầu quy luật lưu
thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh. Trong đó quy luật giá trị là gốc, là cơ sở để hình thành các quy
luật khác.
C.Mác khẳng định rõ quy luật giá trị có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế thị
trường, điều tiết sản xuất lưu thông hàng hỏa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh. Tuy
nhiên, cần nhận diện rõ mặt trái cùa nó để có hướng xử lý.
Cụ thể hơn, quy luật cung cầu và quy luật giá trị được ví là hai anh em sinh đôi cùng do thị
trường sinh ra. Cung - cầu có mối quan hệ biện chứng với nhau. Sự vận động của quy luật cung-
cầu gắn liên với quy luật giá trị. Vì khi cung và cầu giá cả bằng giá trị thì kinh tế thị trường tốt.
Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị. Trường hợp này xảy ra dẫn đến khủng hoảng
thừa, cần phải điều chỉnh. Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị. Trường hợp này xấu,
dẫn đến khủng hoảng thiếu, sản phẩm thiếu, lạm phát tăng. Quy luật cung — cầu có vị trí, vai trò
gắn với vai trò, tác động của quy luật giá trị, từ đó quyết định đến sản xuất và tiêu dùng và quyết
định giá cả thị trường.
Quy luật lưu thông tiền tệ: C.Mác xác định rõ khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông nó
gắn với khối lượng hàng hóa và sự biến động của giá cả. Việc xây dựng quy luật lưu thông tiền tệ
trên cơ sở nghiên cứu rõ bản chất và chức năng của tiền gắn với quá trình phát triển kinh tế.
Quy luật cạnh tranh: C.Mác cho ràng không cạnh tranh thì không vận động được, tuy
nhiên phải thừa nhận quy luật cạnh tranh theo hướng lành mạnh trong khuôn khổ luật pháp để
cùng tồn tại phát triển trong cơ chế thị trường.
3.3 Bước tiến bộ của học thuyết giá trị của C.Mác so với các học thuyết kinh tế cổ điển
Anh
3.3.1 Lý luận về giá trị lao động của W.Petty
W.Petty có công lao trong việc nêu ra nguyên lý giá trị lao động. Khi nghiên cứu về giá trị
lao động, ông dùng thuật ngừ “giá cả” và chia thảnh “giá cả chính trị” (giá cả thị trường) và “giá
cả tự nhiên” (giá trị bên trong). Theo ông, giá cả tự nhiên do lượng lao động hao phí để sản xuất
ra hàng hóa quyết định. Như vậy, W.Petty dã hiểu đúng giá trị lao động với thuật ngữ “giá cả tự
nhiên” và nó tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Ông có đề cập đến lao động giản đơn và lao
động phức tạp nhưng chưa phân tích đầy đủ. Còn giá cả chính trị là giá cả thị trường, nó thường
thay đổi theo những điều kiện chính trị, do đó khó hiểu rõ nó được.
Ông căn cứ vào tỉ lệ hao phí lao động trong sản xuất hàng hóa thường và hao phí lao động
trong sản xuất tiền tệ để tính giả cả tự nhiên, cho rằng lao động là cơ sở của giá cả tự nhiên.
Cơ sở của giá trị trao đổi là hao phí lao động và thời gian lao động. Tỷ lệ trao đổi tùy thuộc vào
hao phí lao động.
Tuy nhiên, ông còn chịu ảnh hường của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng chỉ có lao
động khai thác bạc (tiền tệ) mới tạo ra giá trị, lao động trong các ngành khác chỉ tạo nên của cải
khi so sánh với lao động tạo ra tiền. Ông chưa phân biệt được lao động tạo ra giá trị và lao động
tạo ra giá trị sử dụng. Đồng thời, với nguyên lý nổi tiếng “lao động là cha còn đất là mẹ của của
cải” cũng thể hiện sự lẫn lộn về nguồn gốc của giá trị: lao động và đất đai đều là cơ sở của giá
trị.
3.3.2 Lý luận giá trị của A.Smith
So với W.Petty, lý thuyết giá trị lao động của A.Smith có bước tiến đáng kể. Trước hết ông
chỉ ra tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị. Lao động là thước đo cuối cùng của giá
trị. Ông phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định giá
trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Mà giá trị trao đổi của sản phẩm được quyết định
bởi lượng lao động hao phí đã tạo ra nó. Ông là người đầu tiên phân biệt hai thuộc tính của hàng
hóa nhưng chưa lý giải tại sao có hai thuộc tính ấy.
Trong phạm trù giá trị ông đưa ra hai định nghĩa của giá trị. Một mặt ông cho rằng giá trị
là do lao động hao phí vào sản xuất hàng hóa quyết định. Với định nghĩa này, ông đứng vững
trên lý thuyết giá trị lao động và bước tiến bộ của ông là cho rằng nguồn gốc của giá trị là mọi
thứ lao động chứ không phải chỉ do lao động nông nghiệp do trường phái trọng nông đưa ra.
Nhưng mặt khác ông lại cho rằng giá trị hàng hóa do số lượng lao động mà người ta có thể mua
được bàng hàng hóa đó quyết định. Điều đó có nghĩa là giá trị hàng hóa là lượng giá trị do hao
phí ỉao động tạo ra, tính bằng (v +m) còn lao động mua được biểu hiện là tiền công, tính bằng (v)
chính là giá cả của sức lao động, (v + m) và (v) là hai đại lượng khác hẳn nhau, mà ở đây
A.Smith đã đồng nhất làm một. Sai lầm của Smith là chưa phân biệt được sức lao động và lao
động, và chính sai làm này gắn với việc ông lý giải tiền lương là giá cả của lao động. A.Smith
không giải thích đúng đắn giá trị cho nên ông đã biến lý luận tạo ra giá trị thành lý luận chi phí
sản xuất dẫn đến kết luận hoàn toàn không khoa học: giá trị là tông thu nhập do lợi nhuận, địa tô
va tiền lương hợp thành. Tức trong cơ cấu giá trị của A.Smith (giá trị = v+m), ông đã bỏ qua giá
trị của tư bản bất biến (c).
Mác đánh giá công lao lớn nhất của A.Smith trong lý luận giá trị lao động là ông đã phân
biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng vả giá trị trao đổi, đồng thời ông đã cho
rằng lao động là thước đo thực tế của giá trị.
3.3.3 Lý luận giá trị lao động của D.Ricardo
Lý thuyết giá trị lao động của Ricardo có sự kế thừa và phát triển tư tưởng của A.Smith.
Ông gạt bỏ những sai lầm và mâu thuẫn trong lý luận giá trị của A.Smith.
Ông cho rằng, “ích lợi (giá trị sử dụng) không là thước đo của giá trị trao đổi, mặc dù nó
rất cần thiết cho giá trị trao đổi. Nếu đối tượng không cần thiết cho chúng ta nó sẽ mất đi giá trị
trao đổi, cũng như nó không do lao động tạo ra thì nó cũng không có giá trị trao đổi”. Như vậy,
ông đã thấy được sự khác biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Trên thị trường số lượng
hàng hóa dựa vào tính chất khan hiếm của mình để có giá trị cao là rất ít. Chủ yếu giá trị của
hàng hóa là do lao động của người sản xuất quyết định.
Ông ủng hộ lý luận giá trị lao động của Smith. Ông cho rằng, trong định nghĩa về giá trị
của Smith thì định nghĩa “giá trị do hao phí lao động quyết định” là đúng và định nghĩa còn lại là
sai. Đây là một tiến bộ của ông so với A.Smith. Với khẳng định này thì C.Mác gần với Ricardo
nhất.
Về cơ cấu giá trị, ông thấy rằng, giá trị không chỉ được quyết định bởi lao động sống mà
còn phải bao gồm lao động đã chi phí để tạo ra công cụ lao động, ông hình dung vai trò của
người lao động quá khứ nghĩa là vai trò của các yếu tố yật chất trong việc hình thành giá trị sản
phẩm mới. Ông có đề cập đến thời gian lao động xã hội cần thiết nhưng lại cho rằng lao động
hao phí trong điều kiện xấu nhất là lao động xã hội cần thiết. Ông cho rằng giá trị càng giảm khi
năng suất lao động tăng lên.
Ông chỉ ra rằng trong cơ cấu giá trị hàng hóa phải bao gồm ba bộ phận: c+v+m chứ không
thể loại c ra khỏi giá trị sản phẩm như A.Smith. Tuy nhiên ông chưa phân tích sự chuyển dịch c
vào sản phẩm mới diễn ra như thế nào.
Phương pháp nghiên cứu giá trị hàng hóa của ông còn có tính siêu hình. Ông coi giá trị là
phạm trù vĩnh viễn. Đó là thuộc tính của mọi vật. Ông không thấy được mâu thuẫn giữa giá trị sử
dụng và giá trị, vì chưa thấy được tính hai mặt của lao động.
So Với A.Smith, Ricardo đã đứng vũng và tỏ ra nhất quán với nguyên lý giá trị lao động
song ông không thể phát triển lý luận đó đến cùng. Mặc dù vậy, tư tưởng của ông đã nâng kinh tế
chính trị tư sản cổ điển Anh tới đỉnh cao nhất — Mác đã đánh giá rất cao lý luận giá trị lao động
của Ricardo.
3.3.4 Học thuyết của Các Mác
Đến Mác dựa vào những thành tựu cùa các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh gạt bỏ mọi nhân
tố không khoa học, kế thừa và phát triển các nhân tố khoa học của họ để xây dựng học thuyết của
mình toàn diện nhất từ trước cho tới lúc đó. Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong lý luận
kinh tế để đưa kinh tế chính trị học trở thảnh một môn khoa học. Chiếc chìa khóa mở cửa cho
con đường nghiên cứu của Mác là việc ông phát hiện ra tính hai mặt của cùng một lao động sản
xuất ra hàng hóa.
Mác la người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa nên ông đã
đưa lý luận gía trị lao động tới đỉnh cao. Lao động sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt: lao động
cụ thể và lao động trừu tượng.
Với việc phát hiện ra mặt thứ nhất cùa lao động sản xuất hàng hóa Mác đã trả lời được câu
hỏi: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Với việc phát hiện ra mặt thứ hai của cùng một lao động sản xuất hàng hóa Mác đã trả lời
được câu hỏi: lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa.
Từ đó, Mác lý giải được cơ sở tạo ra các thuộc tính hàng hóa. Hàng hóa là sản phẩm của
lao động. Một hàng hóa có hai thuộc tính bởi lao động để sản xuất ra hàng hóa có tính haỉ mặt.
Theo Mác, xét về mặt cơ cấu giá trị hàng hóa gồm hai phần. Một là giá trị cũ tức là giá trị
những tư liệu sản xuất được chuyển dịch và giá trị của sản phẩm hàng hóa, kí hiệu là c. Phần giá
trị cũ được hình thành là nhờ có vai trò của lao động cụ thể. Lao động cụ thể luôn bảo toàn và
chuyển dịch giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí vào giá trị sản phẩm cùa hàng hóa. Hai là
giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuẩt hàng hóa nhờ lao động trừu tượng. Giá trị mới
được kí hiệu: v+m. Bộ phận giá trị mới được hình thành là nhờ vai trò của lao động trừu tượng.
Nói rằng lao động trừu tượng tạo ra giá trị - giá trị hàng hóa được công thức hóa: c+v+m. Điều
này không có nghĩa là lao động trừu tượng tạo nên toàn bộ c+v+m mà nó chỉ tạo ra phần giá trị
mới. Hai mặt của giá trị đã hình thành tổng thể giá trị đầy đủ cùa hàng hóa (c+v+m). So với các
nhà kinh tế học tư sản cổ điển Anh, cấu thành giá trị của Mác đầy đủ và đúng đắn hơn.
CHƯƠNG 4
VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA MÁC VÀO THỰC TIỄN
VIỆT NAM
4.1 Thực trạng vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam trong thời gian qua
Như chúng ta đã biết đại hội VI của Đảng ta họp năm 1986 đã có những bước cải tổ lớn về
tư tưởng, kinh tế, đối với nước ta. Thời gian đó là một bước ngoặt lớn đối với cả dân tộc ta,
nhất lả về mặt kinh tế. Quả thật sau gần 27 năm đổi mới, đất nước ta đã có rất nhiều những thay
đổi mà nhiều nước trên thế giới cũng phải ngạc nhiên. Đất nước chuyển từ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường với rất nhiều khó khăn đè nặng lên vai Chính phủ. Ngay năm
1986 thì lạm phát của nước ta ở mức siêu lạm phát, lên tới 774.7% và lúc đó rất ít người có thể
nghĩ rằng chúng ta có thể vượt qua và có được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay. Nhưng
chúng ta đã làm được và đó chính là nhờ vào những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước
vận dụng hợp lý, sáng tạo các quy luật kinh tế, những bài học của các nước anh em trên thế giới
và cùng với sự quyết tâm không mệt mỏi của mỗi người dân Việt Nam. Tất cả cùng cố gắng và
có được thành quả như ngày hôm nay, tuy chưa nhiều nhưng cũng là sự động viên cho ta cố gắng
đi tiếp theo con đường đã chọn, mặc dù vẫn còn nhiều sai lầm và thiếu sót nhưng chúng ta đã
biết và vẫn đang cố gắng sửa chữa về tất cả các mặt, nhất là về kinh tế để ngày một hoàn thiện
hơn và phát triển hơn nữa.
4.1.1 Vận dụng quy luật giá trị vào hạch toán kinh tế
Hạch toán kinh tế là phạm trù gắn liền với các hoạt động của các doanh nghiệp trong điều
kiện tồn tại sản xuất hàng hóa, đồng thời hạch toán kinh tế cũng là công cụ quản lý kinh tế vi mô.
Trên ý nghĩa đó cần làm sáng tỏ bản chất của quan hệ này cũng với những điều kiện và nguyên
tắc của nó, đặc biệt trong quá trình tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.
Thời kỳ trước năm 1986 nền kinh tế nước ta vẫn còn là cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Mọi kế hoạch sản xuất của cả nền kinh tế đều được cơ quan chính phủ vạch định ra sẵn từ: sản
xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu? Rồi từ đó phân bổ chi tiêu cho các đơn vị sản xuất. Các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh thì căn cứ trên chỉ tiêu của Nhà nước đã giao mà làm, còn ngoài ra
các doanh nghiệp không phải lo đầu ra đầu vào vì tất cả đã có Nhà nước sắp xếp. Nếu doanh
nghiệp sản xuất hàng không bán được thì Nhà nước sẽ bù lỗ cho doanh nghiệp vì đó có thể coi
như lỗi của Nhà nước. Nói chung các doanh nghiệp dù là “tồn tại” hay là “sống” cũng gần như
nhau cả, vì đã là doanh nghiệp của Nhà nước thì chắc chắn không bị “đói”. Các doanh nghiệp
cũng có hạch toán kinh tế nhưng dường nhu việc dó là thừa đối với các doanh nghiệp vì thực sự
hạch toán kinh tế có ra kết quả đi nữa thì lỗ lãi không phải là vấn đề của doanh nghiệp. Điều đó
đã không làm phát huy được sự năng động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy ta thấy
giai đoạn này quy luật giá trị thực sự không được vận dụng trong hạch toán kinh tế và không
phát huy được vai trò của nó đối với nền kinh tế. Hơn nữa giai đoạn này thì thành phần kinh tế tư
nhân và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không được khuyến khích nên việc vận dụng quy
luật giá trị vào hạch toán kinh tế ở thời điểm này dường như không được chú ý.
Sau khi Nhà nước quyết tâm cải cách sau đại hội Đảng lần thứ VI thì đã có những thay đổi
trong nền kinh tế của Nhà nước trong cách quản lý đối với từng doanh nghiệp. Từ bước ngoặt đó
thì các doanh nghiệp Nhà nước đã phải tự hạch toán kinh tế, hơn nữa từ 1986 trở đi thì các doanh
nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng được khuyến khích phát triển (nhất
lả sau khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận với nước ta từ năm 1995). Mỗi doanh nghiệp bây giờ là một chủ
thể kinh tế độc lập, họ phải tự tìm hướng đi cho doanh nghiệp của mình. Đối với các doanh
nghiệp Nhà nước thì Nhà nước tách quyền sử dụng và quyền sở hữu riêng, quyền sở hữu vẫn
thuộc về Nhà nước nhưng quyền sử dụng thì Nhà nước giao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự
mình tổ chức hoạt động kinh doanh, tự nghiên cứu thị trường xác định mặt hàng xuất, lựa chọn
công nghệ sản xuất cho đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước chỉ thể hiện quyền sở
hữa của mình thông qua thuế và doanh nghiệp nộp lợi nhuận. Nhà nước không còn can thiệp vào
các hoạt động của công ty và bây giờ Nhà nước chỉ can thiệp bằng các biện pháp vĩ mô để ổn
định thị trường. Trong nền kinh tể thị trường, mỗi doanh nghiệp là người sản xuất, đứng vững
được trên thị trường thì phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá
trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí và phải thường xuyên tìm kiếm, duy trì đầu vào đầu ra. Đối với các
doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu để phấn đấu, để đạt được mục tiêu đó thì các
doanh nghiệp phải tự tìm cách hạ thấp chi phí bằng các hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí vật
chất, tăng năng suất lao động Để làm được điều dó thì doanh nghiệp phải nắm vững và vận
dụng tốt quy luật giá trị và trong hạch toán kinh tế. Thời gian qua ta đã thấy được có rất nhiều
doanh nghiệp vận dụng rất tốt quy luật giá trị vào trong hạch toán kình tế và các chính sách của
Nhà nước thực sự đã có tác động vào nền kinh tế.